Thông tư 17/2022/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Số hiệu: | 17/2022/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Đào Minh Tú |
Ngày ban hành: | 23/12/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2023 |
Ngày công báo: | 03/01/2023 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 2 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn quản lý rủi ro về môi trường trong cấp tín dụng xanh
Thông tư 17/2022/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 23/12/2022.
Theo đó, dự án đầu tư phải thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng là các dự án đầu tư quy định tại Phụ lục III, IV, V ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP , cụ thể:
(1) Dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường;
(2) Dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường, trừ dự án quy định tại mục (1);
(3) Dự án đầu tư nhóm III ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 5 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường, trừ dự án quy định tại mục (1), (2).
Bên cạnh đó, giải thích cụ thể rủi ro về môi trường của dự án đầu tư là khả năng xảy ra những tác động xấu tới môi trường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư dẫn đến làm phát sinh thêm chi phí, giảm thu nhập hoặc gây tổn thất về vốn, tài sản của khách hàng là chủ dự án đầu tư.
Rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng là rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phát sinh khi khách hàng được cấp tín dụng gặp rủi ro về môi trường.
Trước đó, tại điểm l khoản 2 Điều 160 Nghị định 08/2022/NĐ-CP đã giao Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng xanh; khuyến khích tài trợ cho vay ưu đãi đối với dự án được cấp tín dụng xanh theo quy định của pháp luật.
Thông tư 17/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/6/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2022/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2022 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỦI RO VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đối với các dự án đầu tư phải thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, loại trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Tổ chức, cá nhân là khách hàng của tổ chức tín dụng.
1. Dự án đầu tư phải thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng là các dự án đầu tư quy định tại Phụ lục III, IV, V ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi là dự án đầu tư).
2. Rủi ro về môi trường của dự án đầu tư (sau đây gọi là rủi ro về môi trường) là khả năng xảy ra những tác động xấu tới môi trường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư dẫn đến làm phát sinh thêm chi phí, giảm thu nhập hoặc gây tổn thất về vốn, tài sản của khách hàng là chủ dự án đầu tư.
3. Rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng là rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phát sinh khi khách hàng được cấp tín dụng gặp rủi ro về môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng là việc xác định mức độ rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của dự án đầu tư.
5. Quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng là việc nhận dạng, đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng; theo dõi, kiểm soát và thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng
1. Tổ chức tín dụng thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật về cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
2. Tổ chức tín dụng thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án đầu tư để xác định rủi ro tín dụng, xác định các điều kiện cấp tín dụng của khoản cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đối với khoản cấp tín dụng của khách hàng.
3. Tổ chức tín dụng tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường của dự án đầu tư hoặc sử dụng kết quả đánh giá rủi ro về môi trường của dự án đầu tư từ các tổ chức có chức năng cung ứng dịch vụ đánh giá rủi ro về môi trường hoặc từ các tổ chức tín dụng khác theo thỏa thuận tại hợp đồng cung cấp dịch vụ.
4. Khi đánh giá dự án đầu tư có rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng, tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng bổ sung tại thỏa thuận cấp tín dụng các biện pháp khách hàng cam kết thực hiện nhằm hạn chế rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.
5. Khách hàng có trách nhiệm cung cấp các thông tin phục vụ công tác vụ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng theo yêu cầu của tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đã cung cấp.
Điều 5. Thông tin quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng
Thông tin phục vụ công tác quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng bao gồm:
1. Thông tin về môi trường của dự án đầu tư của khách hàng.
2. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường, Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật, Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường (nếu có).
3. Kết quả kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ môi trường (nếu có).
4. Thông tin khảo sát thực tế, thông tin từ cơ quan chức năng, tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp về hoạt động của dự án đầu tư của khách hàng liên quan đến thực hiện quy định về bảo vệ môi trường (nếu có).
5. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của khách hàng gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Báo cáo của khách hàng gửi tổ chức tín dụng về việc thực hiện các cam kết nhằm hạn chế rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng theo thỏa thuận tại thỏa thuận cấp tín dụng.
7. Báo cáo của các cơ quan, tổ chức phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có).
8. Các thông tin khác liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường.
Điều 6. Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng
1. Tổ chức tín dụng xây dựng quy định nội bộ để quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng độc lập hoặc lồng ghép trong quy định nội bộ về cấp tín dụng và quy định nội bộ về kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, phù hợp với các quy định của pháp luật về hoạt động cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng.
2. Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
a) Nhận dạng, phân loại đề nghị cấp tín dụng phải thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng;
b) Thông tin cần thu thập phục vụ công tác quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng;
c) Đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng phù hợp với quy định tại Thông tư này;
d) Quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng thực hiện trong quá trình xem xét, thẩm định, phê duyệt, quản lý tín dụng;
đ) Báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2023.
2. Đối với các thỏa thuận cấp tín dụng ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực, tổ chức tín dụng được thỏa thuận với khách hàng để thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng theo quy định tại Thông tư này.
Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
THE STATE BANK OF VIETNAM |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 17/2022/TT-NHNN |
Hanoi, December 23, 2022 |
PROVIDING GUIDELINES ON ENVIRONMENTAL RISK MANAGEMENT IN CREDIT EXTENSION BY CREDIT INSTITUTIONS AND FOREIGN BANK BRANCHES
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law dated November 20, 2017 on amendments to the Law on Credit Institutions;
Pursuant to the Law on environmental protection dated November 17, 2020;
Pursuant to the Government's Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12, 2022 prescribing functions, tasks, powers and organizational structure of the State bank of Vietnam;
At the request of the Director of the Credit Department for Economic Sectors;
The Governor of the State Bank of Vietnam (SBV) promulgates a Circular providing guidelines on environmental risk management in credit extension by credit institutions and foreign bank branches.
This Circular provides guidelines on environmental risk management in credit extension by credit institutions and foreign bank branches in Vietnam in respect of investment projects requiring environmental risk management in credit extension as prescribed in Clause 1 Article 3 of this Circular.
1. Credit institutions and foreign bank branches in Vietnam (hereinafter referred to as “credit institutions”) that are established and operating under the Law on Credit Institutions, except microfinance institutions, people’s credit funds, and banks for social policies.
2. Organizations and individuals that are clients of credit institutions.
1. Investment projects requiring environmental risk management in credit extension refer to the investment projects defined in Appendixes III, IV, V enclosed with the Government’s Decree No. 08/2022/ND-CP dated January 10, 2022 on elaboration of the Law on Environmental Protection (hereinafter referred to as “investment projects”).
2. Environmental risk means the probability of causing adverse impacts on the environment during the implementation of an investment project resulting in increased costs, reduced incomes or loss of capital and/or assets of the client that is the project owner.
3. Environmental risks in extending credit refer to credit risks that are incurred by a credit institution and arise from its client that is extended credit but face the environmental risks defined in Clause 2 of this Article.
4. Environmental risk assessment in extending credit refers to the process of determining the level of environmental risks in extending credit to an investment project.
5. Environmental risk management in extending credit refers to the process of identifying and assessing environmental risks in extending credit, monitoring, controlling and taking appropriate measures for minimizing environmental risks in extending credit.
Article 4. Rules for environmental risk management in extending credit
1. Credit institutions shall be responsible for the environmental risk management in extending credit which must be conformable with regulations of law on credit extension and credit risk management in banking sector.
2. Credit institutions shall carry out environmental risk assessment in extending credit to investment projects in order to determine credit risks, determine conditions and manage credit risks for credit amounts extended to clients.
3. The credit institution shall organize assessment of environmental risks for every investment project, or use the report on assessment of environmental risks for that investment project given by a qualified environmental risk assessment service provider or by another credit institution under terms and conditions of the signed service contract.
4. If the investment project is found to have environmental risks in extending credit according to the assessment report, the credit institution shall reach an agreement with its client on addition of measures to be taken by the client to minimize the environmental risks in extending credit to the credit extension agreement.
5. Clients shall provide all information necessary for the environmental risk management in extending credit at the request of credit institutions and assume responsibility for the accuracy of provided information.
Article 5. Information serving environmental risk management in extending credit
Information serving the environmental risk management in extending credit includes:
1. Environmental information about the investment project.
2. Decision on approval of appraisal results of preliminary environmental impact assessment report or environmental impact assessment report as prescribed by laws, environmental license and environmental registration certificate (if any).
3. Reports on inspection of compliance with regulations on environmental protection by the investment project given by competent environmental protection authorities (if any).
4. Information on site surveys, information provided by regulatory authorities, social organizations, residential communities and individuals under direct environmental impact of the client’s investment project in respect of the compliance with regulations on environmental protection (if any).
5. The environmental protection reports submitted by the client to competent authorities in accordance with regulations of law on environmental protection.
6. The reports sent by the client to the credit institution on its commitments to minimize the environmental risks in extending credit specified in the signed credit extension agreement.
7. Environmental protection reports of relevant authorities and organizations as prescribed in the law on environmental protection (if any).
8. Other information concerning environmental protection activities.
Article 6. Internal regulations on environmental risk management in extending credit
1. Each credit institution shall formulate its own internal regulations on environmental risk management in extending credit which may be separated from or included in its internal regulations on credit extension and internal control, and must be conformable with regulations of law on credit extension and credit risk management.
2. Internal regulations on environmental risk management in extending credit of a credit institution shall, inter alia, have the following contents:
a) Identification and classification of applications for credit extension which require environmental risk assessment in extending credit;
b) Information to be collected to serve the environmental risk management in extending credit;
c) Environmental risk assessment in extending credit that is carried out in conformity with the provisions of this Circular;
d) Environmental risk management in extending credit during the consideration, appraisal, approval and management of credit amounts extended;
dd) Internal reporting on environmental risk management in extending credit.
1. This Circular comes into force from June 01, 2023.
2. In respect of credit extension agreements which have been concluded before this Circular comes into force, credit institutions may reach agreements with their clients on application of regulations on environmental risk management in extending credit laid down in this Circular.
The Chief of the SBV Office, the Director of the Credit Department for Economic Sectors, heads of SBV’s affiliated units, credit institutions, foreign bank branches, and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular./.
|
PP. GOVERNOR |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực