Chương X Luật bảo vệ môi trường 2020: Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và bồi thường thiệt hại về môi trường
Số hiệu: | 72/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 17/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 25/12/2020 | Số công báo: | Từ số 1185 đến số 1186 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ 2022, tính giá thu gom rác sinh hoạt theo khối lượng/thể tích
Đây là nội dung đáng chú ý tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020.
Theo đó, từ 01/01/2022, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán theo căn cứ sau:
- Phù hợp với quy định của pháp luật về giá;
- Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại;
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá thu gom, vận chuyển và xử lý.
Ngoài ra, nếu hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt hoặc không sử dụng bao bì đúng quy định thì cơ sở thu gom có quyền từ chối thu gom, vận chuyển, đồng thời báo cho cơ quan thẩm quyền kiểm tra, xử lý.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022, riêng khoản 3 Điều 29 (quy định về nội dung đánh giá tác động môi trường) có hiệu lực từ ngày 01/02/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phải tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, môi trường.
2. Ứng phó sự cố môi trường thực hiện theo phương châm chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
3. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường, chi trả chi phí ứng phó sự cố môi trường.
4. Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức ứng phó sự cố môi trường. Ứng phó sự cố môi trường phải theo sự phân công, phân cấp, chỉ huy thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cố môi trường.
5. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư cung cấp dịch vụ ứng phó sự cố môi trường.
6. Việc phòng ngừa sự cố môi trường do rò rỉ, tràn đổ, phát tán chất thải (sau đây gọi chung là sự cố chất thải) được thực hiện theo quy định của Luật này. Việc phòng ngừa sự cố môi trường do hóa chất, phóng xạ, dầu tràn, dịch bệnh và do nguyên nhân khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
7. Chính phủ quy định chi tiết việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau đây:
a) Thực hiện yêu cầu về kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng phương án, biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ sự cố môi trường có thể xảy ra trên địa bàn;
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu và lập, công khai thông tin về các nguồn có nguy cơ gây ra sự cố môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 127 của Luật này.
1. Việc phân cấp sự cố môi trường được căn cứ vào phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường tại thời điểm phát hiện sự cố để xác định cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó, bao gồm các cấp sau đây:
a) Sự cố môi trường cấp cơ sở là sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Sự cố môi trường cấp huyện là sự cố môi trường vượt quá phạm vi sự cố cấp cơ sở và có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong địa bàn của một đơn vị hành chính cấp huyện;
c) Sự cố môi trường cấp tỉnh là sự cố môi trường vượt quá phạm vi sự cố môi trường cấp huyện và có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong địa bàn của một đơn vị hành chính cấp tỉnh;
d) Sự cố môi trường cấp quốc gia là sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường xuyên quốc gia.
2. Ứng phó sự cố môi trường gồm các giai đoạn sau đây:
a) Chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường;
b) Tổ chức ứng phó sự cố môi trường;
c) Phục hồi môi trường sau sự cố môi trường.
1. Người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường quy định tại khoản 4 Điều 125 của Luật này có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố môi trường thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình; chỉ đạo tổ chức diễn tập ứng phó sự cố môi trường theo kế hoạch ứng phó sự cố môi trường do mình phê duyệt.
2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, xây dựng lực lượng và bố trí nguồn lực, trang thiết bị ứng phó sự cố môi trường cho Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn; Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện.
3. Chủ dự án đầu tư, cơ sở phải có công trình, trang thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật; xây dựng, huấn luyện lực lượng tại chỗ cho ứng phó sự cố môi trường.
4. Việc ban hành, thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:
a) Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ban hành và thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường do Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh ban hành;
b) Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh ban hành và thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp tỉnh; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường do Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện ban hành;
c) Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện ban hành và thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp huyện;
d) Chủ dự án đầu tư, cơ sở ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường của cơ sở mình.
5. Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường phải có kịch bản sự cố để có phương án ứng phó tương ứng và phải được công khai theo quy định của pháp luật.
6. Việc lồng ghép, tích hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:
a) Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều này có thể được lồng ghép, tích hợp với các kế hoạch phòng thủ dân sự hoặc kế hoạch ứng phó sự cố khác;
b) Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường quy định tại điểm d khoản 4 Điều này được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt cùng kế hoạch ứng phó sự cố khác.
7. Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:
a) Diễn tập ứng phó sự cố môi trường cấp cơ sở được thực hiện ít nhất 02 năm một lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Diễn tập ứng phó sự cố môi trường cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia được thực hiện theo kế hoạch ứng phó sự cố môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Diễn tập ứng phó sự cố môi trường phải có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, lực lượng có liên quan, đại diện đầu mối liên lạc của cộng đồng dân cư, các cơ sở xung quanh có khả năng bị ảnh hưởng do sự cố gây ra.
1. Thông tin về sự cố môi trường phải được thông báo kịp thời đến Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố.
2. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố trực tiếp xác minh, tổ chức ứng phó sự cố kịp thời và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để công bố sự cố môi trường hoặc thông báo cấp có thẩm quyền để tổ chức ứng phó theo phân cấp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này.
3. Ứng phó sự cố môi trường bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định nguyên nhân sự cố môi trường; loại, số lượng, khối lượng chất ô nhiễm bị phát tán, thải ra môi trường;
b) Đánh giá sơ bộ về phạm vi, đối tượng và mức độ tác động đối với môi trường đất, nước, không khí, con người và sinh vật;
c) Thực hiện các biện pháp cô lập, giới hạn phạm vi, đối tượng và mức độ tác động; thực hiện khẩn cấp các biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, sinh vật và môi trường;
d) Thu hồi, xử lý, loại bỏ chất ô nhiễm hoặc nguyên nhân gây ô nhiễm;
đ) Thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường cho cộng đồng để phòng, tránh các tác động xấu từ sự cố môi trường.
4. Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:
a) Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm tổ chức ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi cơ sở; trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để phối hợp ứng phó;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp huyện xảy ra trên địa bàn;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp tỉnh xảy ra trên địa bàn;
d) Chủ tịch Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp quốc gia.
5. Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường phải báo cáo cấp trên trực tiếp. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ ứng phó sự cố môi trường khi được yêu cầu.
6. Trường hợp phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường của sự cố môi trường vượt ra ngoài phạm vi cơ sở, đơn vị hành chính thì người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường phải báo cáo cấp trên trực tiếp để chỉ đạo ứng phó sự cố.
7. Người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường quy định tại khoản 4 Điều này quyết định thành lập sở chỉ huy ứng phó sự cố môi trường và tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố môi trường trong trường hợp cần thiết.
8. Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các cấp đánh giá phạm vi, đối tượng, mức độ tác động của sự cố môi trường đến sức khỏe con người và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động.
1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở gây ra sự cố môi trường phải thực hiện phục hồi môi trường sau sự cố môi trường trong phạm vi cơ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố môi trường có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động phục hồi môi trường.
2. Việc phục hồi môi trường sau sự cố môi trường cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia được thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp huyện; trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp tỉnh; trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp quốc gia; trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường.
3. Nội dung kế hoạch phục hồi môi trường bao gồm:
a) Mô tả, đánh giá hiện trạng môi trường sau sự cố gồm mức độ, phạm vi, tính chất ô nhiễm môi trường của từng khu vực; hiện trạng môi trường, mặt bằng, hệ sinh thái trước khi có sự cố môi trường (nếu có); yêu cầu xử lý môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường xung quanh, khôi phục mặt bằng, phục hồi một số đặc điểm chính của hệ sinh thái;
b) Các giải pháp phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường;
c) Danh mục, khối lượng các hạng mục phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn;
d) Kế hoạch thực hiện; phân chia kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn phục hồi môi trường; chương trình quản lý, quan trắc, giám sát trong thời gian phục hồi môi trường; kế hoạch nghiệm thu kết quả phục hồi môi trường.
4. Việc kiểm tra, giám sát, nghiệm thu hoàn thành kế hoạch phục hồi môi trường quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường tự mình thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt; cơ quan phê duyệt kế hoạch có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc phục hồi môi trường theo kế hoạch đã được phê duyệt;
b) Trường hợp cơ quan phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có quyền tham gia giám sát, thẩm định, kiểm tra, nghiệm thu hoàn thành việc phục hồi môi trường.
5. Việc phục hồi môi trường sau sự cố môi trường phải bảo đảm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường xung quanh.
6. Cơ quan phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường có trách nhiệm công bố kết thúc giai đoạn phục hồi môi trường cho cộng đồng dân cư, cơ quan báo chí, truyền thông.
7. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; các hoạt động chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn nội dung kế hoạch ứng phó sự cố môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước; quy trình, kỹ thuật ứng phó sự cố môi trường, kịch bản sự cố môi trường thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng, đề nghị Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia thuộc phạm vi quản lý;
d) Tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia thuộc phạm vi quản lý theo phân công của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp xây dựng, ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường; hướng dẫn thực hiện hoạt động chuẩn bị, tổ chức ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải; hướng dẫn kỹ thuật về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải;
b) Tham gia tổ chức ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia theo phân công của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn;
c) Chỉ đạo tổ chức thực hiện phục hồi môi trường sau sự cố môi trường cấp quốc gia; hướng dẫn kỹ thuật phục hồi môi trường sau sự cố môi trường.
4. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện phục hồi môi trường sau sự cố môi trường trên địa bàn.
1. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm chi trả kịp thời, toàn bộ các chi phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường; trường hợp Nhà nước tổ chức ứng phó sự cố môi trường và phục hồi môi trường thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm thanh toán chi phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Sự cố môi trường không xác định được nguyên nhân hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường thì chi phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường và phục hồi môi trường do Nhà nước chi trả.
3. Nguồn kinh phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường và phục hồi môi trường quy định tại khoản 2 Điều này được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
4. Nhân công, vật tư, phương tiện được sử dụng, huy động để ứng phó sự cố môi trường được bồi hoàn và thanh toán theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có khả năng bị ảnh hưởng từ sự cố môi trường phải được thông báo về nguy cơ sự cố và biện pháp ứng phó sự cố môi trường của các cơ sở xung quanh; được thông tin, tham gia và giám sát hoạt động ứng phó sự cố môi trường.
2. Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về nguy cơ sự cố môi trường và biện pháp ứng phó sự cố môi trường để thông tin cho tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư xung quanh.
3. Thời điểm bắt đầu và kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường và giai đoạn phục hồi môi trường phải được cơ quan, người có thẩm quyền công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư biết, tham gia và giám sát.
4. Người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường và người phát ngôn về sự cố môi trường có trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin kịp thời về sự cố môi trường cho cơ quan truyền thông, báo chí, cộng đồng dân cư. Thông tin về sự cố môi trường do người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường và người phát ngôn về sự cố môi trường cung cấp, công bố là thông tin chính thức.
5. Cơ quan truyền thông, báo chí có trách nhiệm thông tin chính xác, trung thực, đầy đủ và kịp thời về sự cố môi trường và ứng phó sự cố môi trường.
1. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm:
a) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
b) Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.
2. Việc xác định tổ chức, cá nhân gây thiệt hại về môi trường phải bảo đảm kịp thời, khách quan và công bằng. Tổ chức, cá nhân gây thiệt hại về môi trường phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra, đồng thời phải chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định.
3. Trường hợp có từ 02 tổ chức, cá nhân trở lên gây thiệt hại về môi trường, việc bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
a) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường của từng đối tượng được xác định theo loại chất ô nhiễm, lượng phát thải và các yếu tố khác;
b) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, chi trả chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với từng đối tượng được xác định tương ứng với tỷ lệ gây thiệt hại trong tổng thiệt hại về môi trường; trường hợp các bên liên quan hoặc cơ quan quản lý nhà nước về môi trường không xác định được tỷ lệ chịu trách nhiệm thì cơ quan trọng tài hoặc Tòa án quyết định theo thẩm quyền.
4. Tổ chức, cá nhân tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, có hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu và chứng minh được rằng không gây thiệt hại về môi trường thì không phải bồi thường thiệt hại về môi trường, không phải chịu các chi phí liên quan đến xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1. Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái thông báo cho cơ quan có trách nhiệm yêu cầu bồi thường và tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trách nhiệm yêu cầu bồi thường và tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường gây ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên; tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
3. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường tự mình hoặc ủy quyền cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường bao gồm các nội dung sau đây:
a) Xác định phạm vi, diện tích, khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái;
b) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, các loại hình hệ sinh thái, các loài bị thiệt hại;
c) Xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, các loài.
2. Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại. Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại.
3. Việc xác định thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra được thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường.
1. Bồi thường thiệt hại về môi trường được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trong trường hợp không thương lượng được, các bên có thể lựa chọn giải quyết thông qua các hình thức sau đây:
a) Hòa giải;
b) Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;
c) Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.
2. Việc giải quyết tại Tòa án được thực hiện theo quy định về bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng và pháp luật về tố tụng dân sự, trừ các quy định về việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và thiệt hại xảy ra thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm, gây ô nhiễm về môi trường.
1. Chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật này được tính căn cứ vào các nội dung sau đây:
a) Chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
b) Chi phí xử lý, cải tạo môi trường;
c) Chi phí giảm thiểu, triệt tiêu nguồn gây thiệt hại hoặc tổ chức ứng phó sự cố môi trường;
d) Chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục bồi thường thiệt hại về môi trường;
đ) Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Chi phí bồi thường thiệt hại do tổ chức, cá nhân chi trả trực tiếp hoặc nộp về Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh để tổ chức chi trả.
1. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Căn cứ giám định thiệt hại gồm hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại, thông tin, số liệu, chứng cứ và căn cứ khác có liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại.
3. Tổ chức giám định thiệt hại do bên yêu cầu giám định thiệt hại lựa chọn; trường hợp không có sự thống nhất của các bên thì việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan giải quyết bồi thường thiệt hại quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết về giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.
ENVIRONMENTAL EMERGENCY PREVENTION AND RESPONSE AND COMPENSATION FOR ENVIRONMENTAL DAMAGE
Section 1. ENVIRONMENTAL EMERGENCY PREVENTION AND RESPONSE
Article 121. General regulations on environmental emergency prevention and response
1. The environmental emergency prevention and response shall adhere to technical processes and regulations on safety and environment.
2. The motto “leadership on-the-spot, forces on-the-spot, means and materials on-the-spot, and logistics on-the-spot” shall be used for environmental emergency response.
3. Entities causing environmental emergencies shall respond to them and pay costs of response.
4. An environmental emergency that occurs in an establishment or administrative division, the head of such establishment or administrative division shall direct and organize the response to the environmental emergency. There must be a commander, who will assign specific tasks and coordinate different forces, vehicles and equipment involved in response to the environmental emergency.
5. The State shall encourage and enable entities to invest in environmental emergency response services.
6. The prevention of environmental emergencies caused by waste leakage, spill or dispersal (hereinafter referred to as the “waste-related emergencies”) shall comply with regulations of this Law. The prevention of environmental emergencies caused by chemicals, radiation, oil slick, epidemics and others shall comply with relevant regulations of law.
7. The Government shall elaborate on the prevention of and response to environmental emergencies.
Article 122. Responsibility for environmental emergency response
1. Every investment project/business owner shall perform the following tasks:
a) Comply with requirements concerning plans, measures and equipment for environmental emergency prevention and response as prescribed by law;
b) Carry out regular inspection and adopt managerial and technical plans and measures to eliminate and reduce the risk of environmental emergencies.
2. Provincial People’s Committees shall:
a) investigate, statistically report and assess the risk of environmental emergencies within their provinces;
b) build database and compile and publish information about sources that are likely to cause environmental emergencies within their provinces as prescribed by law;
c) build and direct district- and communal-level People’s Committees to build capacity for environmental emergency prevention and response within their provinces.
3. Ministries and ministerial agencies shall respond to environmental emergencies as prescribed in Point a Clause 1 Article 127 of this Law.
Article 123. Classification of environmental emergencies by scale and stages of response to environmental emergencies
1. The classification of an environmental emergency shall be based on the extent of environmental pollution or degradation at the time of discovering the emergency in order to determine an authority responsible for direction and response, including:
a) In-facility environmental emergency: environmental pollution or degradation occurs within a facility;
b) District-level environmental emergency: environmental pollution or degradation occurs beyond a facility and within a district;
c) Provincial-level environmental emergency: environmental pollution or degradation occurs beyond a district and within a province;
d) National-level environmental emergency: environmental pollution or degradation occurs within 02 provinces or more or across the nation.
2. Stages of environmental emergency response include:
a) Preparing for environmental emergency;
b) Organizing environmental emergency response;
c) Remediating environment after emergency.
Article 124. Preparing for environmental emergency
1. The person responsible for directing environmental emergency response specified in Clause 4 Article 125 of this Law shall direct the formulation and approval of the environmental emergency response plan within his/her jurisdiction; direct organization of environmental emergency response drills for which he/she grants approval.
2. The Ministry of National Defense shall preside over and cooperate with other Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and provincial People’s Committees in providing guidance on, forming forces and providing resources and equipment in response to environmental emergencies to the National Committee for Search and Rescue and Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue of provinces and districts.
3. Investment project/business owners must have works, equipment and vehicles serving response to environmental emergencies as prescribed by law; form and train forces on-the-spot for the purpose of environmental emergency response.
4. An environmental emergency response plan shall be promulgated and implemented as follows:
a) The National Committee for Search and Rescue shall promulgate and implement the national environmental emergency response plan; inspect the implementation of the environmental emergency response plan promulgated by the provincial Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue;
b) The provincial Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue shall promulgate and implement the provincial environmental emergency response plan; inspect the implementation of the environmental emergency response plan promulgated by the district-level Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue;
c) The district-level Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue shall promulgate and implement the district-level environmental emergency response plan;
d) The investment project/business owner shall promulgate and organize the implementation of its environmental emergency response plan.
5. The environmental emergency response plan must have emergency scenario to formulate a corresponding emergency scheme and must be made publicly available as prescribed by law.
6. The environmental emergency response plan shall be integrated as follows:
a) The environmental emergency response plan mentioned in Point a, b or c Clause 4 of this Article may be integrated with the civil defense plan or plan for response to another emergency;
b) The environmental emergency response plan mentioned in Point d Clause 4 of this Article is integrated with and approved together with the plan for response to another emergency.
7. An environmental emergency response drill shall be organized as follows:
a) The drill in response to in-facility environmental emergencies shall be conducted at least every 02 years unless otherwise prescribed by law;
b) The drills in response to district, provincial and national-level environmental emergencies shall be conducted according to the environmental emergency response plan approved by the competent authority;
c) The environmental emergency response drill must be joined by relevant organizations and forces, representatives of residential communities and surrounding facilities potentially affected by the emergency.
Article 125. Organizing environmental emergency response
1. Information about an environmental emergency must be promptly notified to the district-level Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue of provinces and districts and People’s Committee of the commune where the emergency occurs.
2. The district-level Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue shall cooperate with the People’s Committee of the commune where the emergency occurs shall verify and promptly organize response to the environmental emergency and notify the district-level People’s Committee, which will announce the environmental emergency or notify the competent authority, which will organize the response as prescribed in Clause 1 Article 123 of this Law.
3. The response to an environmental emergency shall mainly focus on:
a) identifying causes of the emergency; type, amount and weight of pollutants released into the environment;
b) preliminary assessment of extent, objects and level of impacts on soil, water, air, humans and creatures;
c) implementation of measures for isolating and limiting the extent, objects and level of impacts; urgent implementation of measures to ensure safety of humans, property, creature and environment;
d) recovering, treating and eliminating pollutants or causes of pollution;
dd) publishing and providing information about the emergency to the community to prevent and avoid adverse impacts of the emergency.
4. Responsibility for response to the environmental emergency:
a) Investment project/facility owner has the responsibility to organize response to the environmental emergency within the facility, if it is beyond the response capacity, promptly notify the People’s Committee of the province where the emergency occurs and the district-level Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue for cooperation;
b) The Chairperson of the district-level People's Committee and the head of the district-level Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue shall direct emergency response, mobilize resources, equipment and vehicles and appoint a commander and spokesman to respond to the emergency occurring within the district;
c) The Chairperson of the provincial People's Committee and the head of the provincial Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue shall direct emergency response, mobilize resources, equipment and vehicles and appoint a commander and spokesman to respond to the emergency occurring within the province;
d) The Chair of the National Committee for Search and Rescue shall direct emergency response, mobilize resources, equipment and vehicles and appoint a commander and spokesman to respond to the national emergency.
5. If it is beyond the response capacity, the emergency response director shall notify the supervisory authority. Entities shall cooperate and assist in response to the environmental emergency upon request.
6. If the environmental pollution or degradation occurs beyond a facility or administrative division, the emergency response director shall notify the supervisory authority, which will direct the emergency response.
7. Where necessary, the emergency response director specified in Clause 4 of this Article shall decide to establish a command center and working team responsible to identify causes of the emergency.
8. The Ministry of Health and People’s Committees at all levels shall assess the extent, objects and level of impacts of the environmental emergency on human health and take measures to prevent and minimize those impacts.
Article 126. Remediating environment after emergency
1. The owner of the investment project/facility causing an environmental emergency shall remediate the environment after the emergency occurs within such facility. The People’s Committee of the commune where the emergency occurs shall inspect and supervise the environmental remediation.
2. After a district, provincial or national-level environmental emergency occurs, the environmental remediation shall be carried out as follows:
a) The district-level People’s Committee shall conduct survey and assessment of state of the environment, formulate, approve and direct the implementation of the environmental remediation plan for the district-level environmental emergency. Within 30 days from the end of the stage of organizing the response, the district-level People’s Committee must approve the environmental remediation plan;
b) The provincial People’s Committee shall conduct survey and assessment of state of the environment, formulate, approve and direct the implementation of the environmental remediation plan for the provincial environmental emergency. Within 60 days from the end of the stage of organizing the response, the provincial People’s Committee must approve the environmental remediation plan;
c) The Ministry of Natural Resources and Environment shall conduct survey and assessment of state of the environment, formulate, approve and direct the implementation of the environmental remediation plan for the national environmental emergency. Within 90 days from the end of the stage of organizing the response, the Ministry of Natural Resources and Environment must approve the environmental remediation plan.
3. Contents of the environmental remediation plan consist of:
a) Description and assessment of the state of the environment after the emergency occurrence including the level, extent and characteristics of environmental pollution in each area; state of the environment, premises and ecosystems (if any) before the emergency occurrence; requirements for remediating the environment in accordance with the environmental technical regulation on ambient environment quality, premises restoration and recovery of main characteristics of the ecosystem;
b) Environmental remediation measures; analysis, assessment and selection of the best solution for environmental improvement and remediation;
c) List and volume of items serving environmental remediation regarding the selected solution;
d) The implementation plan divided into multiple stages of environmental remediation; program for management, monitoring and supervision during environmental remediation period; plan to commission environmental remediation results.
4. The inspection, supervision and commissioning of the environmental remediation plan specified in Clause 2 of this Article shall comply with the following regulations:
a) If an entity causing an environmental emergency implements the approved plan itself/himself/herself; the authority approving the plan shall inspect and supervise environmental remediation according to the approved plan;
b) If the authority approving the plan shall organize the implementation of the plan, the entity causing the emergency is entitled to participate in supervision, appraisal, inspection and commissioning of remedial remediation.
5. The environmental remediation shall comply with the environmental technical regulation on ambient environment quality.
6. The authority approving the environmental remediation plan shall announce the end of the environmental remediation stage to residential communities, press agencies and communications agencies.
7. The Minister of Natural Resources and Environment shall elaborate this Article.
Article 127. Responsibility of Ministries, ministerial agencies and specialized agencies at all levels for environmental emergency prevention and response
1. Ministries and ministerial agencies shall:
a) provide guidance on, inspect and build capacity for prevention and warning of environmental emergencies in the fields and sectors under their management; preparation for environmental emergencies and organization of environmental emergency response within the scope of management as prescribed by law;
b) provide guidance on contents of environmental emergency response plans under their management; technical processes and techniques for environmental emergency response and environmental emergency scenarios under their management as prescribed by law;
c) formulate and request the National Committee for Search and Rescue to promulgate the national environmental emergency response plan within the scope of management;
d) participate in response to national environmental emergencies within the scope of management as assigned by the National Committee for Search and Rescue.
2. Specialized agencies affiliated to district- and provincial-level People’s Committees shall, within their jurisdiction, advise district- and provincial-level People's Committees, district- and provincial-level Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue to formulate and promulgate environmental emergency response plans; provide guidelines for preparing for and organizing response to environmental emergencies within their districts and provinces.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a) formulate and submit to the Prime Minister the Regulation on waste-related emergency response; provide technical guidance on waste-related emergency prevention and response;
b) participate in organizing response to national environmental emergencies as assigned by the National Committee for Search and Rescue;
c) direct the environmental remediation after the national environmental emergency; provide technical guidance on environmental remediation after emergency.
4. Provincial- and district-level specialized environmental protection authorities shall advise provincial- and district-level People’s Committees on environmental remediation after emergency within their provinces and districts.
Article 128. Finance for environmental emergency response
1. Any entity that causes an environmental emergency shall promptly and sufficiently pay costs incurred in connection with emergency response and environmental remediation. If the State organizes emergency response and environmental remediation, the entity causing the emergency shall pay costs of emergency response and environmental remediation to the State as prescribed by law.
2. In case of failure to identify causes of the emergency or the entity causing the emergency, the costs of emergency response and environmental remediation shall be paid by the State.
3. The funding for emergency response and environmental remediation specified in Clause 2 of this Article is covered by the state budget and other funding sources prescribed by law.
4. The costs of manpower, materials and vehicles used and mobilized to respond to environmental emergencies will be reimbursed and paid for as prescribed by law.
Article 129. Publishing of information and participation by residential communities in environmental emergency prevention and response
1. Any entity or residential community that may be affected by an environmental emergency must be notified of its risks and measures to respond to the environmental emergency implemented by surrounding facilities; are entitled to be informed, participate and supervise environmental emergency response.
2. Investment project/business owners shall notify communal People’s Committees of risks of environmental emergencies and response measures to inform entities and surrounding residential community.
3. The time of starting and ending the stage of organizing environmental emergency response and stage of environmental remediation must be published by competent person or authority on mass media.
4. Environmental emergency directors and spokesmen for environmental emergencies shall promptly provide and update information about environmental emergencies to communications agencies, press agencies and residential communities. Information about environmental emergencies provided by environmental emergency directors and spokesmen for environmental emergencies are official information.
5. Communications agencies and press agencies shall accurately, truthfully, sufficiently and promptly provide information about environmental emergencies and response to environmental emergencies.
Section 2. COMPENSATION FOR ENVIRONMENTAL DAMAGE
Article 130. Damage caused by environmental pollution and remediation and rules for determining liability for compensation for environmental damage
1. Damage caused by environmental pollution and degradation includes:
a) Impairment of environmental functions and usefulness;
b) Loss of lives and damage to entities’ health, property and legitimate interests as a result of impairment of environmental functions and usefulness.
2. Entities that cause environmental emergencies must be determined in a prompt, objective and fair manner. Entities that cause environmental emergencies must provide compensation for damage they cause and pay costs of assessing damage and following procedures for claiming compensation for damage as prescribed.
3. If there are at least 02 entities causing damage to environment, the compensation shall be provided as follows:
a) The liability of each entity for compensation for environmental damage shall be determined according to the type of pollutant, amount of exhaust gases and other factors;
b) The liability for compensation for environmental damage and payment of costs of assessing damage and following procedures for claiming compensation for damage shall be determined in proportion to damage rate in the total environmental damage; if relevant parties or environment authority fails to determine the liability, the arbitral tribunal or court shall make a decision within its power;
4. The entities that comply with all regulations of law on environmental protection, build waste treatment systems that satisfy the requirements and prove that no environmental damage is caused are not required to provide compensation for environmental damage and incur the costs of assessing damage and following procedures for claiming compensation for damage.
Article 131. Responsibility for claiming compensation for damage and assessing environmental damage
1. Any People’s Committee or entity that finds that the environment shows signs of pollution or degradation shall notify the authority settling claims for environmental damage and organizing collection and verification of data and evidence to determine environmental damage caused by the pollution or degradation as prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Responsibility for claiming compensation and organizing collection and verification of data and evidence to determine environmental damage caused by pollution and degradation:
a) The communal People’s Committee shall claim compensation for environmental damage caused within areas under its management. In this case, the communal People’s Committee shall request the district-level People’s Committee to organize collection and verification of data and evidence to determine environmental damage caused by pollution or degradation;
b) The district-level People’s Committee shall claim compensation for damage and organize collection and verification of data and evidence to determine environmental damage caused by pollution or degradation within at least 02 communes; and shall, at the request of the communal People's Committee, organize collection and verification of data and evidence to determine environmental damage caused by pollution or degradation;
c) The provincial People’s Committee shall claim compensation for damage and organize collection and verification of data and evidence to determine environmental damage caused by pollution or degradation within at least 02 districts;
d) The Ministry of Natural Resources and Environment shall claim compensation for damage and preside and cooperate with the provincial People’s Committees in organizing collection and verification of data and evidence to determine environmental damage caused by pollution or degradation within at least 02 provinces.
3. Any entity that suffers loss of life, damage to health, property and legitimate interests due to the impairment of the environmental function or usefulness shall determine or authorize a regulatory body or another entity to determine damage and claim compensation for environmental damage in accordance with regulations of this Law and other relevant regulations of law.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 132. Assessment of damage caused by environmental pollution and degradation
1. The assessment of damage caused by environmental pollution or degradation shall cover the following:
a) Area of environmental pollution or degradation;
b) Amount of environmental components degraded and types of ecosystems and species damaged;
c) Degree of damage to each environmental component, ecosystem and species.
2. The assessment of damage caused by the impairment of the environmental functions or usefulness shall be carried out independently or in cooperation between the damaging party and the damaged party. If either or both of the parties make a request, the specialized environmental protection authority shall provide guidelines for damage assessment or witness the damage assessment.
3. The assessment of fatality and damage to entities’ health, property and legitimate interests caused by the impairment of the environmental functions or usefulness shall be carried out in accordance with regulations of law.
4. The Government shall elaborate on assessment of damage caused by environmental pollution and degradation.
Article 133. Settlement of claims for compensation for environmental damage
1. A claim for compensation for environmental damage shall be settled by negotiation between parties. In case of failure to reach an agreement, the parties may adopt the following methods:
a) Mediation;
b) Settlement of the dispute by arbitration;
c) Settlement of the dispute by a Court.
2. The settlement by a Court may be carried out in accordance with regulations on tort and law on civil procedures, except for regulations on proving the causal connection between violations against law and the damage caused. Entities that commit violations and cause environmental pollution have the responsibility to prove the causal connection between a violation against the law on environment and the damage caused.
Article 134. Compensations for environmental damage
1. Compensations for environmental damage specified in Point a Clause 1 Article 130 of this Law shall be calculated according to:
a) Costs of short-term and long-term damage caused by the impairment of the environmental function or usefulness;
b) Costs of environmental improvement and remediation;
c) Costs of minimizing or eliminating damage-causing sources or organizing environmental emergency response;
d) Costs of assessing damage and following procedures for claiming compensation for environmental damage;
dd) Depending on specific condition, Points a, b, c or d of this Clause may be applied to calculate costs of environmental damage and serve as the basis for claiming compensation and settling compensation claims.
2. Compensations for environmental damage shall be directly paid by entities or paid to the Vietnam Environment Protection Fund or provincial environment protection fund, which will make the payment.
Article 135. Verification of damage caused by impairment of environmental functions and usefulness
1. The verification of damage caused by impairment of environmental functions and usefulness shall be carried out at the request of the entity suffering the damage or compensation body.
2. The bases for verifying damage include a claim for environmental compensation, information, data, evidence and others related to compensation and the subject causing damage.
3. The damage verifying organization shall be selected by the party requesting the damage verification; in case of failure to reach an agreement, the compensation body shall decide on the damage verifying organization.
4. The Government shall elaborate on verification of damage caused by impairment of environmental functions and usefulness.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực