Chương III Luật lâm nghiệp 2017: Quản lý rừng
Số hiệu: | 16/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 15/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 27/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1057 đến số 1058 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất; diện tích rừng hiện có tại địa phương.
2. Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt.
3. Không giao, cho thuê diện tích rừng đang có tranh chấp.
4. Chủ rừng không được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư.
5. Thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
6. Thời hạn, hạn mức giao rừng, cho thuê rừng phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất, cho thuê đất.
7. Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương; không phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
8. Tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư; ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Diện tích rừng, đất quy hoạch để trồng rừng.
3. Nhu cầu sử dụng rừng thể hiện trong dự án đầu tư đối với tổ chức; đề nghị giao rừng, thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
4. Năng lực quản lý rừng bền vững của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
1. Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; rừng giống quốc gia; vườn thực vật quốc gia;
b) Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp đối với rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia;
c) Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang đối với khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao xen kẽ trong diện tích rừng được giao;
d) Cộng đồng dân cư đối với khu rừng tín ngưỡng mà họ đang quản lý và sử dụng theo truyền thống;
đ) Tổ chức kinh tế, tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp trong nước đối với rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng được giao.
2. Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
b) Tổ chức kinh tế đối với rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng sản xuất của tổ chức đó;
c) Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
d) Cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư đó.
3. Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang;
b) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.
Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
1. Việc chuyển loại rừng này sang loại rừng khác phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp;
b) Đáp ứng các tiêu chí phân loại rừng;
c) Có phương án chuyển loại rừng.
2. Thẩm quyền quyết định chuyển loại rừng được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển loại rừng đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển loại rừng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này, sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương chuyển loại rừng.
1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
3. Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
1. Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20 ha đến dưới 50 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20 ha đến dưới 500 ha; rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha.
3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển dưới 20 ha; rừng sản xuất dưới 50 ha; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư.
1. Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.
2. Chủ dự án quy định tại khoản 1 Điều này tự trồng rừng thay thế phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.
3. Số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích rừng phải trồng thay thế quy định tại khoản 1 Điều này nhân với đơn giá cho 01 ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng tiền đã nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.
4. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không bố trí được hoặc không bố trí đủ diện tích đất để trồng rừng thay thế trong thời hạn 12 tháng kể từ khi chủ dự án hoàn thành trách nhiệm nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh thì phải chuyển tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định nội dung, trình tự, thủ tục, thời hạn thực hiện trồng rừng thay thế quy định tại Điều này.
1. Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
b) Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
c) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
d) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
đ) Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
e) Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
g) Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.
2. Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.
1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức;
b) Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.
2. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;
b) Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng.
1. Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm các diện tích rừng có chủ.
2. Chủ rừng phải thực hiện quản lý rừng bền vững; có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chế quản lý rừng.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ tại địa phương không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.
1. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng được quy định như sau:
a) Thành lập ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích tập trung từ 3.000 ha trở lên.
Trường hợp trên địa bàn cấp tỉnh có một hoặc nhiều khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích mỗi khu dưới 3.000 ha thì thành lập một ban quản lý rừng đặc dụng trên địa bàn;
b) Tổ chức được giao khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia tự tổ chức quản lý khu rừng.
2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ được quy định như sau:
a) Thành lập ban quản lý rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới có diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên hoặc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 3.000 ha trở lên;
b) Các khu rừng phòng hộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì giao cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đơn vị vũ trang trên địa bàn để quản lý.
3. Việc tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.
1. Trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững được quy định như sau:
a) Chủ rừng là tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững;
b) Khuyến khích chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
2. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng bao gồm:
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan;
b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
c) Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn;
d) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng;
đ) Giải pháp và tổ chức thực hiện.
3. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ bao gồm:
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng tài nguyên rừng;
b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
c) Xác định chức năng phòng hộ của rừng;
d) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng;
đ) Giải pháp và tổ chức thực hiện.
4. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất bao gồm:
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng tài nguyên rừng; kết quả sản xuất, kinh doanh; đánh giá thị trường có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của chủ rừng;
b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
c) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và thương mại lâm sản;
d) Giải pháp và tổ chức thực hiện.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết về nội dung phương án quản lý rừng bền vững; quy định trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững.
1. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững được cấp cho chủ rừng theo nguyên tắc tự nguyện.
2. Chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong nước hoặc quốc tế khi có phương án quản lý rừng bền vững và đáp ứng các tiêu chí quản lý rừng bền vững.
3. Tổ chức hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí quản lý rừng bền vững.
1. Bảo đảm quản lý rừng bền vững, bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.
2. Bảo đảm công khai và minh bạch.
3. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan khi thực hiện đóng, mở cửa rừng tự nhiên.
1. Đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái quy định của pháp luật diễn biến phức tạp, có nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng;
b) Rừng tự nhiên nghèo cần được phục hồi; đa dạng sinh học và chức năng phòng hộ của rừng bị suy thoái nghiêm trọng.
2. Mở cửa rừng tự nhiên được thực hiện khi khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc đóng, mở cửa rừng tự nhiên thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước hoặc trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên đối với diện tích rừng tự nhiên tại địa phương sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng, mở cửa rừng tự nhiên.
3. Quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên phải được công bố, niêm yết công khai.
4. Trình tự, thủ tục công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.
1. Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong giai đoạn đóng cửa rừng tự nhiên.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ cho chủ rừng khi thực hiện quyết định đóng cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng Chính phủ.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định hỗ trợ cho chủ rừng khi thực hiện quyết định đóng cửa rừng tự nhiên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Nội dung điều tra rừng bao gồm:
a) Điều tra, phân loại rừng; phân cấp mức độ xung yếu của rừng phòng hộ;
b) Điều tra, đánh giá chất lượng rừng, tiềm năng phát triển rừng;
c) Điều tra, đánh giá tình trạng mất rừng và suy thoái rừng;
d) Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học trong rừng;
đ) Xây dựng và duy trì hệ thống giám sát diễn biến rừng;
e) Đánh giá về giảm phát thải khí nhà kính do thực hiện các giải pháp hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng.
2. Tổ chức điều tra rừng được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra rừng toàn quốc 05 năm một lần và theo chuyên đề; chỉ đạo việc thực hiện điều tra rừng cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra rừng tại địa phương và công bố kết quả.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết nội dung điều tra rừng; quy định phương pháp, quy trình điều tra rừng.
1. Kiểm kê rừng thực hiện theo cấp chính quyền gắn với chủ quản lý cụ thể trên phạm vi toàn quốc để xác định hiện trạng diện tích, trữ lượng rừng, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp; điều chỉnh, bổ sung cơ sở dữ liệu rừng và đất chưa có rừng.
2. Nội dung cơ bản của kiểm kê rừng bao gồm:
a) Tập hợp và xử lý thông tin về tài nguyên rừng;
b) Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng của lô rừng;
c) Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng của chủ rừng;
d) Kiểm kê tổng diện tích, trữ lượng rừng theo cấp hành chính;
đ) Lập hồ sơ quản lý rừng của lô, khoảnh, tiểu khu, chủ rừng, đơn vị hành chính.
e) Công bố kết quả kiểm kê rừng.
3. Việc kiểm kê rừng được thực hiện 10 năm một lần phù hợp với thời điểm kiểm kê đất đai.
4. Chủ rừng có trách nhiệm thực hiện kiểm kê rừng và chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp cấp tỉnh đối với chủ rừng là tổ chức; hoặc cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp cấp huyện đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; kê khai số liệu kiểm kê rừng theo biểu mẫu quy định và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai.
5. Cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật và kiểm tra, giám sát thực hiện kiểm kê rừng; hỗ trợ kinh phí kiểm kê rừng cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết nội dung kiểm kê rừng; quy định phương pháp, quy trình kiểm kê rừng.
1. Theo dõi diễn biến rừng được thực hiện hằng năm nhằm nắm vững hiện trạng diện tích các loại rừng, đất chưa có rừng; biến động diện tích các loại rừng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
2. Lô rừng là đơn vị cơ sở để theo dõi diễn biến rừng, được tập hợp theo khoảnh, tiểu khu rừng đối với từng chủ rừng và tổng hợp trên địa bàn cấp xã, huyện, tỉnh, quốc gia.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
1. Cơ sở dữ liệu rừng là tập hợp thông tin, dữ liệu về rừng được thiết lập, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và yêu cầu quản lý khác; là bộ phận của hệ thống thông tin về lâm nghiệp.
2. Cơ sở dữ liệu rừng bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến rừng;
b) Cơ sở dữ liệu về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; bảo tồn thiên nhiên, loài nguy cấp, quý, hiếm, nghiên cứu khoa học liên quan đến rừng;
c) Cơ sở dữ liệu về điều tra rừng, kiểm kê rừng, diễn biến rừng, kết quả giảm phát thải khí nhà kính liên quan đến rừng;
d) Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến rừng.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập, quản lý cơ sở dữ liệu rừng thống nhất trong phạm vi cả nước.
Section 1. FOREST ALLOCATION, LEASE, REPURPOSING OR APPROPRIATION AND CONVERSION OF FOREST TYPES
Article 14. Rules for forest allocation, lease, repurposing and appropriation
1. Forest allocation, lease, repurposing and appropriation shall be in compliance with the national forestry planning, land use planning and forest area of provinces.
2. Natural forests shall not be repurposed, except for important national projects, projects for national security purposes or other urgent projects approved by the Government.
3. Disputed forest area shall not be allocated or leased out.
4. Forest owners shall not be entitled to lease out natural or planted forest area invested by the State to other organizations, households or individuals.
5. Forest and land allocation, lease, repurposing and appropriation shall ensure consistency.
6. Forest allocation or lease terms and limits shall be consistent with land allocation or lease terms and limits.
7. Forest allocation, lease, repurposing and appropriation shall ensure publicity and transparency with participation of local people; no discrimination against religions, beliefs or genders when allocating or leasing out forests.
8. Forest allocation, lease, repurposing and appropriation shall respect living space and customs of the communities; give priority to ethnic minority people, households, individuals and communities having traditional customs, culture or beliefs associated with forests and having local community rules in compliance with regulations of law.
Article 15. Bases for forest allocation, lease and repurposing
1. Plans for forest allocation, lease or repurposing of People’s Committees of districts adopted by People’s Committees of provinces; annual land use plans of districts approved by competent state authorities.
2. Forest or land area planned for afforestation.
3. Demand for using forests stated in investment projects of organizations or in enquiry forms of forest allocation, lease or repurposing of households, individuals or communities.
4. Capability to manage forest sustainably by organizations, households, individuals or communities.
1. The State shall allocate levy-free reserve forests to the following entities:
a) Reserve forest management units of national parks; natural reserves; species – habitat reserves; landscape protection areas including forests used for preserving historical - cultural relics and places of scenic beauty; forests protecting environment of urban areas, industrial parks, export-processing zones, economic zones and high-tech zones; national forest nurseries; or national botanical gardens;
b) Science and technology institutions or vocational education and training centers in forestry of forests used for scientific research or experiment purposes or national botanical gardens;
c) Protection forest management units, business entities, armed force authorities of landscape protection areas including forests used for preserving historical - cultural relics and places of scenic beauty; forests protecting environment of urban areas, industrial parks, export-processing zones, economic zones and high-tech zones alternate with allocated forest area;
d) Communities having belief forests managed and used traditionally;
dd) Domestic business entities, science and technology institutions or vocational education and training centers in forestry having national forest nurseries alternate with allocated forest area.
2. The State shall allocate levy-free protection forests to the following entities:
a) Protection forest management units or armed force authorities of watershed or bordering protection forests; wind or sand shielding protection forests; protection forests for tide shielding or sea encroachment prevention;
b) Business entities having protection forests alternate with their production forest area;
c) Households or individuals legally residing in the districts where protection forests are located having watershed protection forests; wind or sand shielding protection forests; protection forests for tide shielding or sea encroachment prevention;
d) Communities legally residing in the communes where protection forests are located having watershed protection forests; wind or sand shielding protection forests; protection forests for tide shielding or sea encroachment prevention; or forests protecting their water resources.
3. The State shall allocate levy-free production forests to the following entities:
a) Households, individuals or communities legally residing in the communes where forests are located; armed force authorities;
b) Reserve forest management units or protection forest management units of production forests alternate with reserve forest/protection forest area allocated to them.
Article 17. Production forest for lease
The State shall lease out natural production forests or planted production forests with lump-sum or annual rent to business entities, households or individuals for forestry production; combined forestry-agricultural-fishery production; or trade in ecotourism, hospitality or entertainment.
Article 18. Conversion of forest types
1. Conversion from a forest type to another shall satisfy the following requirements:
a) The conversion is suitable for forestry planning;
b) The conversion meets criteria for forest classification;
c) The plan for conversion of forest types is available.
2. Power to convert types of forests:
a) The Prime Minister shall decide to convert types of forests that the Prime Minister established at the request of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) The People’s Committee of province shall decide to convert types of forests not mentioned in Point a this Clause after People’s Council thereof makes a decision on conversion of forest types.
Article 19. Requirements for forest repurposing
1. Forest repurposing shall be in compliance with the national forestry planning, land use plans and planning.
2. Competent state authorities shall make decisions on forest repurposing.
3. Forest repurposing shall have investment projects approved by competent state authorities.
4. There shall be replacement afforestation plans approved by competent state authorities after payment for replacement afforestation is fully made.
Article 20. Power to make decisions on forest repurposing
1. The National Assembly shall make decisions on repurposing of reserve forests, watershed protection forests, bordering protection forests of at least 50 ha; wind/sand shielding protection forests and tide shielding/sea encroachment prevention forests of at least 500 ha; production forests of at least 1,000 ha.
2. The Prime Minister shall make decisions on repurposing of reserve forests of under 50 ha; watershed protection forests or bordering protection forests of from 20 ha to under 50 ha; wind/sand shielding protection forests and tide shielding/sea encroachment prevention forests of from 20 ha to under 500 ha; production forests of from 50 ha to under 1,000 ha.
3. People’s Councils of provinces shall make decisions on repurposing of watershed protection forests, bordering protection forests, wind/sand shielding protection forests and tide shielding/sea encroachment prevention of under 20 ha; production forests under 50 ha; forests protecting water resources of communities.
Article 21. Replacement afforestation when forests are repurposed
1. A project manager whose land is allocated or rented and repurposing the forest shall plant a replacement forest equal to the area of the repurposed forest if it is a planted forest or increasing threefold the area of the repurposed forest if it is a natural forest.
2. The project manager mentioned in Clause 1 this Article shall develop the replacement afforestation plan to request the People’s Committee of province for approval if he/she plants the forest or pay an amount to the forest protection and development fund of the province if he/she does not plant the forest.
3. The amount paid to the forest protection and development fund of the province shall be the replacement afforestation area stated in Clause 1 this Article multiplied by the unit price per ha decided by the People’s Committee of province; People’s Committee of province shall decide to use the amount paid to such fund to carry out replacement afforestation in the province.
4. If the People’s Committee of province fails to arrange area used for replacement afforestation within 12 months from the day on which the project manager make full payment to the forest protection and development fund of the province, the amount of replacement afforestation shall be transferred to the national forest protection and development fund in order to organize replacement afforestation in another province.
5. The Minister of Agriculture and Rural Development shall specify contents, procedures and time limit for implementing replacement afforestation mentioned in this Article.
Article 22. Forest appropriation
1. The State shall appropriate the forest in the cases where:
a) The forest owner uses the forest for improper purposes, does not fulfill state obligations intentionally or commits serious violations against regulations of law on forestry;
b) The forest owner fails to carry out forest protection and development after 12 consecutive months from the day on which the forest is allocated or leased out, except for force majeure events confirmed by a competent state authority;
c) The forest owner voluntarily returns the forest;
d) The term of the forest allocated or leased out by the State expires without any extension;
dd) The forest is allocated or leased ultra vires or to a wrong subject;
e) The forest owner is an individual who dies without any heir;
g) Other cases of forestland appropriation prescribed in the Land Law.
2. The forest owner shall be entitled to receive compensation when the State appropriates the forest for national security purposes; socio-economic development for national and public interests; allocates or leases out the forest ultra vires or to a wrong subject.
Article 23. Power to allocate, lease out, repurpose or appropriate forests
1. Power of People’s Committees of provinces:
a) Allocate, lease out forests to, repurpose or appropriate forests of organizations;
b) Lease out land to foreign-invested enterprises for forest production planting in Vietnam.
2. Power of People’s Committees of districts:
a) Allocate, lease out forests to, repurpose or appropriate forests of households and individuals;
b) Allocate forests to, repurpose or appropriate forests of communities.
3. If the appropriated forest area include the subjects mentioned in Point a Clause 1 and Clause 2 this Article, People’s Committees of provinces shall make decisions on forest appropriation or authorize People’s Committees of districts to make decisions thereon.
4. The Government shall specify forest allocation, lease, repurposing, appropriation and conversion of forest types.
Article 24. Rules for forestry management
1. The State shall allocate, lease out, manage and protect forests and make sure that forest area is possessed.
2. Forest owners shall manage forests sustainably; manage, protect, develop and use forests in accordance with forest management regulations.
Article 25. Power to establish reserve forests and protection forests
1. The Prime Minister shall decide to establish reserve forests and protection forests that are of national or inter-provincial importance.
2. People’s Committees of provinces shall make decisions on establishing reserve forests and protection forests in other provinces that are not mentioned in Clause 1 this Article.
3. Reserve forests and protection forests shall be established according to forest management regulations.
Article 26. Reserve forest and protection forest management
1. Reserve forest management:
a) Reserve forest management units shall be established to manage national parks, species – habitat reserves or landscape protection areas provided that area of each park/reserve/area is at least 3,000 ha.
Each province shall set up a reserve forest management unit if the province has one or some natural reserves, species – habitat reserves or landscape protection areas provided that area of each reserve/area is under 3,000 ha;
b) Organizations provided with forests used for scientific research or experiment purposes, national botanical gardens or national forest nurseries shall manage their own forests.
2. Protection forest management:
a) Protection forest management units shall be established to manage watershed or bordering protection forests provided that area of each forest is at least 5,000 ha; or wind/sand shielding protection forests or protection forests for tide shielding/sea encroachment prevention provided that area of each forest is at least 3,000 ha;
b) Other protection forests not mentioned in Point a this Clause shall be managed by business entities, households, individuals, communities or armed force authorities in provinces.
3. Reserve forests and protection forests shall be managed under forest management regulations.
Section 3. SUSTAINABLE FOREST MANAGEMENT
Article 27. Sustainable forest management plans
1. Responsibilities of developing and implementing sustainable forest management plans:
a) Sustainable forest management plans shall be developed and implemented by forest owners;
b) Forest owners that are households, individuals, communities or associated household and individuals are encouraged to develop and implement sustainable forest management plans.
2. Basic contents of the sustainable forest management plan applied to reserve forests include:
a) Assessment of natural and socio-economic conditions and national security; actual state of forest ecosystems, biodiversity, genetic resources of organisms, historical-cultural relics and landscapes;
b) Identification of sustainable forest management goal and scope;
c) Determining forest area in degraded functional areas to be rehabilitated and conserved;
d) Determination of forest management, protection, conservation, development and use;
dd) Solutions to and implementation of the plan.
3. Basic contents of the sustainable forest management plan applied to protection forests include:
a) Assessment of natural and socio-economic conditions and national security; actual state of forest resources;
b) Identification of sustainable forest management goal and scope;
c) Determining the protection of forests;
d) Determination of forest management, protection, development and use;
dd) Solutions to and implementation of the plan.
4. Basic contents of the sustainable forest management plan applied to production forests include:
a) Assessment of natural and socio-economic conditions; actual state of forest resources; productivity and income; assessment of markets affecting operation of forest owners;
b) Identification of sustainable forest management goal and scope;
c) Determination of forest products management, protection, development, use and trade;
d) Solutions to and implementation of the plan.
5. The Minister of Agriculture and Rural Development shall specify contents of sustainable forest management plans and procedures for developing and adopting such plans.
Article 28. Certificates of sustainable forest management
1. Certificates of sustainable forest management shall be issued to forest owners on the voluntary principle.
2. Forest owners shall be granted certificates of domestic or international sustainable forest management when they make sustainable forest management plans and satisfy criteria for sustainable forest management.
3. Organizations responsible for assessing and granting certificates of sustainable forest management in Vietnam shall comply with regulations of Vietnam law.
4. The Minister of Agriculture and Rural Development shall specify criteria for sustainable forest management.
Section 4. OPENING AND CLOSING OF NATURAL FORESTS
Article 29. Rules for opening and closing of natural forests
1. Ensure sustainable forest management and conserve forest resources and biodiversity.
2. Ensure publicity and transparency.
3. Ensure legitimate rights and interests of relevant authorities when opening or closing natural forests.
Article 30. Cases where natural forests are opened or closed
1. The natural forest shall be closed if:
a) Deforestation or illegal forest exploitation becomes complicated or has risks of declining forest resources seriously;
b) The poor natural forest needs to be restored; biodiversity and protection function of the forest degrade significantly.
2. Natural forests shall be opened after the problems mentioned in Clause 1 this Article have been solved.
3. Opening and closing of natural forests shall comply with forest management regulations.
Article 31. Power, procedures and publishing of decisions on opening and closing natural forests
1. The Prime Minister shall decide to open or close natural resources throughout the country or across multiple provinces/central-affiliated cities.
2. Chairpersons of People’s Committees of provinces shall decide to open or close natural forests located at their provinces after People’s Councils thereof have adopted plans for opening or closing of natural forests.
3. Decisions on opening or closing natural forests shall be publicly available.
4. Procedures for opening and closing of natural forests shall comply with forest management regulations.
Article 32. Responsibility of the State when closing natural forests
1. The State shall provide funding for natural production forest protection and development when natural forests are closed.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall direct and cooperate with the Ministry of Finance in requesting the Prime Minister to consider assisting forest owners when natural forests are closed according to the Prime Minister’s decision.
3. People’s Committees of provinces shall request People’s Councils thereof to consider assisting forest owners when natural forests are closed according to decision of Chairpersons of People’s Committees of provinces.
Section 5. INVESTIGATION, STOCKTAKING, DEVELOPMENT INSPECTION OF FORESTS AND FOREST DATABASE
Article 33. Forest investigation
1. Contents of forest investigation:
a) Forest investigation and classification; ranking importance of protection forests;
b) Investigating and assessing forest quality and forest development potential;
c) Investigating and assessing forest loss and degradation;
d) Investigating and assessing forest biodiversity;
dd) Developing and maintaining the forest development supervision system;
e) Assessing the greenhouse gas emission reduction due to finding solutions to limit forest loss and degradation, manage forests sustainably, conserve and increase forest carbon reserves.
2. Forest investigation shall be carried out as follows:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall implement and publish national forest investigation results every 5 years and according to each topic; direct implementation of provincial forest investigation;
b) People’s Committees of provinces shall carry out forest investigation in their provinces and publish its results.
3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall specify contents of forest investigation; methods and procedures for forest investigation.
Article 34. Forest stocktaking
1. Forest stocktaking shall be done under orders of local authorities associated with specific forest managers nationwide to determine real area, forest reserves or land whose forests have not been planned for forestry; revise database on forests and non-forested land.
2. Basic contents of forest stocktaking:
a) Consolidating and processing information about forest resources;
b) Doing stocktaking of forest area and reserves of pieces of forest;
c) Doing stocktaking of forest area and reserves of forest owners;
d) Doing stocktaking of total forest area and reserves according to administrative levels;
dd) Making documents on management of pieces, plots or subzones of forests, forest owners and administrative authorities.
e) Publishing of forest stocktaking results.
3. Forest stocktaking shall be done every 10 years in accordance with the time for doing land stocktaking.
4. Forest owners shall do forest stocktaking and facilitate forestry authorities of provinces to carry out inspections if forest owners are organizations; or facilitate forestry authorities of districts if forest owners are households/individuals/communities; declare forest stocktaking figures according to specimens and take responsibility for their declaration.
5. Forestry authorities shall provide guidelines for and assist in techniques and carry out inspections and supervision of forest stocktaking; provide forest owners with funding for making forest stocktaking if they are households/individuals/communities.
6. The Minister of Agriculture and Rural Development shall specify contents of forest stocktaking; methods and procedures for making forest stocktaking.
Article 35. Inspection of forest development
1. Inspection of forest development shall be conducted every year in order to have a thorough grasp of area of types of forests or non-forested land; variation in area of forest types serving forest management, protection and development.
2. A piece of forest shall be the base unit to inspect forest development, gathered according to each forest plot or subzone of each forest owner and consolidated in communes/districts/provinces or nationwide.
3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall specify this Article.
1. Forest database is an organized set of data on forests that is developed, updated and maintained to satisfy the needs of using information serving forest management, protection and development and other managing requirements; and is a part of the forestry information system.
2. Forest database includes:
a) Data on legislative documents related to forests;
b) Data on forest management, protection, development and use; conservation of nature, endangered/rare species, scientific research related to forests;
c) Data on forest investigation, stocktaking, development and results of greenhouse gas emission reduction related to forests;
d) Other data relevant to forests.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall ensure consistency of development and management of forest database across the country.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực