Chương VI Luật lâm nghiệp 2017: Sử dụng rừng
Số hiệu: | 16/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 15/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 27/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1057 đến số 1058 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, được quy định như sau:
a) Không khai thác lâm sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; không khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng;
b) Được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, nấm trong phân khu dịch vụ; hành chính của rừng đặc dụng;
c) Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Được thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với khu rừng bảo vệ cảnh quan, được quy định như sau:
a) Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện biện pháp lâm sinh để bảo tồn, tôn tạo, khôi phục hệ sinh thái, cảnh quan, văn hóa, lịch sử và trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Được thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Đối với rừng tín ngưỡng, được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, thực vật rừng, nấm, lâm sản ngoài gỗ; khai thác gỗ phục vụ mục đích chung của cộng đồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, được quy định như sau:
a) Được khai thác lâm sản theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác; khai thác tận thu gỗ, củi, thực vật rừng trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được khai thác, thu thập các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nguồn gen phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
4. Đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia, được quy định như sau:
a) Được khai thác vật liệu giống;
b) Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác; khai thác tận thu gỗ, củi, thực vật rừng, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ.
5. Việc khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng.
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Không được thực hiện hoạt động nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
2. Chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải lập dự án theo quy định của pháp luật có liên quan và phù hợp với đề án du dịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
4. Chủ rừng tự tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng.
5. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.Bổ sung
1. Không được di dân từ nơi khác đến rừng đặc dụng.
2. Ban quản lý rừng đặc dụng khoán bảo vệ và phát triển rừng với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ để bảo vệ và phát triển rừng. Căn cứ điều kiện cụ thể, ban quản lý rừng đặc dụng phối hợp với chính quyền địa phương lập dự án di dân, tái định cư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dân ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
3. Đối với phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng, ban quản lý rừng đặc dụng khoán bảo vệ và phát triển rừng hoặc hợp tác, liên kết với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ để bảo vệ và phát triển rừng.
4. Đất ở, đất sản xuất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư xen kẽ trong rừng đặc dụng không thuộc quy hoạch rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được tiếp tục sử dụng theo quy hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng.
5. Ban quản lý rừng đặc dụng có trách nhiệm xây dựng chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đệm; tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư vùng đệm có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương; phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, lập kế hoạch quản lý đối với diện tích đất ở, đất sản xuất xen kẽ trong rừng đặc dụng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
6. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư địa phương hoặc tổ chức có hoạt động trong vùng đệm có quyền giám sát, tham gia thực hiện, phối hợp quản lý chương trình, dự án đầu tư vùng đệm theo quy định của pháp luật.
7. Việc thực hiện ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng theo Quy chế quản lý rừng.
1. Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, được khai thác cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, cây bị sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định.
2. Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ được quy định như sau:
a) Được khai thác măng, tre, nứa, nấm trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ;
b) Được khai thác lâm sản ngoài gỗ khác mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng.
3. Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng, được quy định như sau:
a) Được khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định;
b) Được khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, đám rừng;
c) Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.
4. Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng.
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của khu rừng phòng hộ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải lập dự án theo quy định của pháp luật có liên quan và phù hợp với đề án du dịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
4. Chủ rừng tự tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng bảo đảm không làm ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng.
5. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và diện tích đất rừng được sử dụng để xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.Bổ sung
1. Được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ; chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, không làm ảnh hưởng khả năng phòng hộ của rừng.
2. Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, không làm ảnh hưởng khả năng phòng hộ của rừng.
3. Việc sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Điều kiện khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:
a) Chủ rừng là tổ chức phải có phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư khai thác gỗ có đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.
2. Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng.
1. Chủ rừng quyết định khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của mình.
2. Trường hợp rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác lâm sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định.
3. Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng.
1. Được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ; chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, không làm suy giảm chất lượng rừng.
2. Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, không làm thoái hóa, ô nhiễm đất; không chuyển mục đích sử dụng đất rừng.
3. Được kết hợp kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập.
4. Được tự tổ chức, hợp tác, liên doanh, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê rừng, thuê môi trường rừng phù hợp với quyền của chủ rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
5. Được xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
6. Các hoạt động quy định tại Điều này thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối.
2. Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.
3. Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.
4. Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch.
5. Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản.
1. Rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng khi đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật này và cung ứng một hoặc một số dịch vụ môi trường rừng quy định tại Điều 61 của Luật này.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
3. Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng bằng tiền thông qua hình thức chi trả trực tiếp hoặc chi trả gián tiếp.
4. Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
5. Bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
a) Chủ rừng được quy định tại Điều 8 của Luật này;
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện;
b) Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch;
c) Cơ sở sản xuất công nghiệp phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất công nghiệp;
d) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng;
đ) Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng;
e) Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản;
g) Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
a) Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
b) Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
c) Nhà nước khuyến khích áp dụng chi trả trực tiếp cho tất cả các trường hợp nếu bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận trên cơ sở mức tiền chi trả dịch vụ do Chính phủ quy định.
4. Việc quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng được thực hiện như sau:
a) Xác định tổng số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng;
b) Xác định mức chi trả dịch vụ môi trường rừng;
c) Xác định đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng;
d) Xác định hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng;
đ) Lập kế hoạch thu, chi dịch vụ môi trường rừng;
e) Xác định trường hợp được miễn, giảm nộp tiền dịch vụ môi trường rừng;
g) Tổ chức chi trả dịch vụ môi trường rừng;
h) Kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.
5. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả dịch vụ môi trường rừng và điều chỉnh, miễn, giảm mức chi trả dịch vụ môi trường rừng; quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.
1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có quyền sau đây:
a) Được thông báo về tình hình thực hiện, kết quả bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; thông báo về diện tích, chất lượng và trạng thái rừng ở khu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
b) Được quỹ bảo vệ và phát triển rừng thông báo kết quả chi trả ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng đến bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
c) Tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu kết quả bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
d) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng không bảo đảm đúng diện tích rừng hoặc làm suy giảm chất lượng, trạng thái rừng mà bên sử dụng dịch vụ đã chi trả số tiền tương ứng.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ sau đây:
a) Ký hợp đồng, kê khai số tiền dịch vụ môi trường rừng phải chi trả ủy thác vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
b) Trả tiền dịch vụ môi trường rừng đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho chủ rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp hoặc cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp.
1. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có quyền sau đây:
a) Yêu cầu chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
b) Được cung cấp thông tin về giá trị dịch vụ môi trường rừng;
c) Tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ phục vụ chi trả, kiểm tra quá trình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng của cơ quan quản lý nhà nước và của quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
2. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ sau đây:
a) Phải bảo đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ và phát triển theo quy hoạch, kế hoạch quản lý đối với từng loại rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ và phát triển theo hợp đồng khoán đã ký với chủ rừng;
c) Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập phải quản lý, sử dụng số tiền được chi trả theo quy định của pháp luật.
Section 1. Use of reserve forests
Article 52. Use of forest products in reserve forests
1. National parks, natural reserves and species - habitat reserves shall:
a) Not use forest products in strictly protected sub-zones of reserve forests; not carry out secondary mining of dead timber trees or broken trees in ecological restoration sub-zones of reserve forests;
b) Be entitled to secondary mining of dead timber trees, broken trees and fungi in service or administrative subzones of reserve forests;
c) Be eligible to take advantage of timbers, wood, non-timber forest plants and fungi within scope of ground clearance for building works approved by competent state authorities.
d) Have the rights to collect specimens of forest plants, animals, fungi and organism genetic resources in accordance with science and technology tasks after obtaining approval from competent state authorities.
2. Landscape protection forests shall:
a) Be eligible to take advantage of timbers, wood, non-timber forest plants and fungi in the course of implementing bio-forestry methods to conserve, renovate or restore ecosystems, landscapes, culture or history and within the scope of ground clearance for construction of works after obtaining approval from competent state authorities;
b) Have the rights to collect specimens of forest plants, animals, fungi and organism genetic resources in accordance with science and technology tasks after obtaining approval from competent state authorities;
c) Belief forests shall be entitled to secondary mining of dead timber trees, broken trees, forest plants, fungi and non-timber forest products; use timbers for public purposes approved by competent state authorities.
3. Forests used for scientific research or experimental purposes shall:
a) Be eligible to use forest products in accordance with science and technology tasks after getting approval from competent state authorities;
b) Be entitled to take advantage of timbers, wood, non-timber forest plants and fungi in the course of adjusting groups to forests, nurturing forests and applying other bio-forestry methods; secondary mining of timbers, wood and forest plants within scope of ground clearance for construction of works adopted by competent state authorities;
c) Have the rights to use and collect species of forest plants, animals, fungi, microorganisms, specimens of forest plants, animals and genetic resources serving scientific research and technological development.
4. National botanical gardens and national seedling forests shall:
a) Be eligible to use seedling materials;
b) Be entitled to take advantage of timbers, wood, non-timber forest plants and fungi in the course of adjusting groups to forests, nurturing forests and applying other bio-forestry methods; secondary mining of timbers, wood, forest plants and fungi within scope of ground clearance for construction of works adopted by competent state authorities; secondary mining of dead timber trees and broken trees.
5. Use of forest products in reserve forests shall comply with provisions stated herein and forest management regulations.
Article 53. Scientific research, training, practice activities, ecotourism, hospitality and entertainment in reserve forests
1. Scientific research, training, practice activities, ecotourism, hospitality and entertainment in reserve forests shall conform to forest management regulations and other regulations of relevant law. Provision of hospitality and entertainment activities shall be banned in strictly protected sub-zones of reserve forests.
2. Forest owners shall conceive projects on ecotourism, hospitality or entertainment in reserve forests to request competent state authorities for approval.
3. Entities invested in ecotourism, hospitality or entertainment activities shall set up projects in compliance with regulations of relevant law and projects on ecotourism, hospitality or entertainment.
4. Forest owners shall organize, cooperate, associate or lease out forest environment to entities so as to trade in ecotourism, hospitality or entertainment in reserve forests provided that conservation of natural ecosystems, biodiversity, environmental landscapes and other functions of forests are not affected.
5. Procedures for developing, assessing and approving projects on ecotourism, hospitality or entertainment and managing construction works serving ecotourism, hospitality or entertainment in reserve forests shall conform to forest management regulations and other regulations of relevant law.
Article 54. Living stabilization of people residing in reserve forests and buffer zones of reserve forests
1. People are not allowed to migrate to reserve forests from other places.
2. Reserve forest management units shall assign forest protection and development to local households, individuals or communities. According to particular conditions, reserve forest management units shall cooperate with local authorities in planning migration or relocation projects to request competent state authorities for approval.
3. Reserve forest management units having ecological restoration sub-zones of reserve forests shall assign, cooperate or associate with local households, individuals or communities in protecting and developing forests.
4. In the cases where residential land or production land of households, individuals or communities alternate in reserve forests are not included in reserve forest planning, households, individuals or communities shall be entitled to continue using in accordance with land use planning adopted by competent state authorities and sustainable forest management plans of forest owners.
5. Reserve forest management units shall develop buffer zone programs or projects; run buffer zone programs or projects with participation of local communities; cooperate with local authorities in reviewing and making management plans for residential land or production land alternate in reserve forests and send them to competent state authorities for approval.
6. Local organizations, households, individuals, communities or organizations operating in buffer zones shall be eligible to supervise, implement and cooperate in managing buffer zone programs or projects.
7. Living stabilization of people residing in reserve forests and buffer zones of reserve forests shall be implemented according to forest management regulations.
Section 2. USE OF PROTECTION FORESTS
Article 55. Use of forest products in protection forests
1. Natural protection forests shall be entitled to use dead timber trees, broken trees, diseased trees or trees standing in places where forest density are higher than prescribed density.
2. Natural protection forests shall use non-timber forest products as follows:
a) Use bamboos, bamboo shoots and fungi in protection forests when protection requirements are fulfilled;
b) Use non-timber forest products that do not affect capability of forest protection.
3. In case of planted protection forests:
a) It is permitted to use supportive trees, trim or prune forests when planted trees have a density higher than prescribed density;
b) It is allowed to use primary trees when they reach usage standards by mode of selective harvest or clear-cut harvest in given forest strips or forest areas;
c) After using, forest owners shall regenerate or replant forests in the next season and continue to manage and protect them.
4. Use of forest products in reserve forests shall comply with provisions stated herein and forest management regulations.
Article 56. Scientific research, training, practice activities, ecotourism, hospitality and entertainment in protection forests
1. Scientific research, training and practice activities in protection forests shall conform to forest management regulations and other regulations of relevant law.
2. Forest owners shall conceive projects on ecotourism, hospitality or entertainment in protection forests and send them to competent state authorities for approval.
3. Entities invested in ecotourism, hospitality or entertainment activities shall set up projects in compliance with regulations of relevant law and projects on ecotourism, hospitality or entertainment.
4. Forest owners shall organize, cooperate, associate or lease out forest environment to entities so as to trade in ecotourism, hospitality or entertainment in forests provided that conservation of natural ecosystems, biodiversity, environmental landscapes and other functions of forests are not affected.
5. Procedures for developing, assessing and approving projects on ecotourism, hospitality or entertainment and forestland area used for construction works serving ecotourism, hospitality or entertainment in protection forests shall conform to forest management regulations and other regulations of relevant law.
Article 57. Combined forestry-agricultural-fishery production in protection forests
1. It is allowed to plant alternately agricultural plants and non-timber forest products; raise and plant aquatic products under forest canopies provided that capability of forest protection is not affected.
2. It is allowed to use non-forested land for combined agricultural-forestry production provided that capability of forest protection is not affected.
3. Combined forestry-agricultural-fishery production in protection forests shall comply with forest management regulations and other regulations of relevant law.
Section 3. USE OF PRODUCTION FORESTS
Article 58. Use of forest products in natural production forests
1. Requirements for using forest products in natural production forests:
a) Forest owners that are organizations shall prepare sustainable forest management plans adopted by competent state authorities;
b) Forest owners that are households/individuals/communities using timbers shall have requests approved by People’s Committees of districts.
2. Use of forest products in natural production forests shall comply with provisions stated herein and forest management regulations.
Article 59. Use of forest products in planted production forests
1. Forest owners shall decide to use their own planted forests.
2. If planted forests are funded by the state budget, forest owners shall make applications for using forest products to request competent state authorities to approve for decided funding.
3. Use of forest products in planted production forests shall comply with provisions stated herein and forest management regulations.
Article 60. Combined forestry-agricultural-fishery production, scientific research, training, practice activities, trade in ecotourism, hospitality and entertainment in protection forests
1. It is allowed to plant alternately agricultural plants and non-timber forest products; raise and plant aquatic products under forest canopies provided that capability of forest protection is not affected.
2. It is allowed to use non-forested land for combined agricultural-forestry production provided that the land is not degraded, polluted or repurposed.
3. It is permitted to combine trading in ecotourism, hospitality and entertainment with scientific research, training and practice activities.
4. Organization, cooperation, joint venture, association or lease out forests or forest environment to entities shall be in compliance with the rights to trade in ecotourism, hospitality or entertainment of forest owners.
5. Works serving ecotourism, hospitality or entertainment shall be permitted.
6. The activities mentioned in this Article shall conform to forest management regulations and other regulations of relevant law.
Section 4. FOREST ENVIRONMENTAL SERVICES
Article 61. Forest environmental services
1. Land protection, erosion and sedimentation limit of lakebeds, river beds and stream beds.
2. Regulating and maintaining water resources for production and social life.
3. Absorbing and storing carbon of forests; reducing greenhouse gas emission by limiting forest loss and degradation; sustainable forest management and green growth.
4. Protecting and maintaining natural landscape beauty, conserving biodiversity of forest ecosystems for trading in tourism services.
5. Providing spawning grounds, food sources, natural breeding stock, water resources from forests and environmental elements and forest ecosystems for aquaculture.
Article 62. Rules for forest environmental service payment
1. Forest environmental services shall be paid when the criteria mentioned in Clause 3 Article 2 herein are satisfied and one or some of the forest environmental services stated in Article 61 herein are provided.
2. Users of forest environmental services shall pay relevant charges to their forest environmental service providers.
3. Charges for forest environmental safety services shall be paid directly or indirectly.
4. Charges for forest environmental services shall be added to prime costs of goods or services of users.
5. Forest environmental services shall ensure publicity, democracy, objectivity and equality; compliance with Vietnam law and international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 63. Providers, users, options for methods of payment and management of forest environmental services
1. Providers (payees) of forest environmental services include:
a) The forest owners mentioned in Article 8 herein;
b) Organizations, households, individuals and communities that have been hired to protect and develop forests under agreements concluded with forest owners that are organizations established by the State;
c) People’s Committees of communes and other organizations that the State assigns to manage forests.
2. Users (payers) of forest environmental services include:
a) Hydroelectric producers that have to pay service charges for land protection, erosion or sedimentation limit of lakebeds/river beds/stream beds, regulating and maintaining water resources used for hydroelectric production;
b) Clean water suppliers that have to pay service charges for regulating and maintaining water resources used for clean water production;
c) Industrial producers that have to pay service charges for regulating and maintaining water resources used for industrial production;
d) Entities trading in ecotourism, hospitality or entertainment services that have to pay services charges for protecting and maintaining natural landscape beauty and conserving biodiversity of forest ecosystems;
dd) Producers or traders causing massive green gas emission that have to pay service charges for absorbing and storing carbon in forests;
e) Producers of aquatic products that have to pay service charges for providing spawning grounds, food sources, natural breeding stock, water resources, environmental elements and forest ecosystems for aquaculture.
g) Other payers prescribed in regulations of law.
3. Options for methods of payment for forest environmental services:
a) The user of forest environmental services shall make payment directly to the provider;
b) The user of forest environmental services shall make payment to the provider by transferring the payment amount to the forest protection and development fund;
c) The State encourages making directly payment in all cases if both the provider and the user of forest environmental services reach an agreement on the basis of the payment amount regulated by the Government.
4. Management and use of forest environmental service charges:
a) Determine the total revenue earned from forest environmental services;
b) Identify the payment amount of forest environmental services;
c) Identify payees of forest environmental services;
d) Identify options for methods of payment for forest environmental services;
dd) Make revenue and spending plans for forest environmental services;
e) Determine the cases where forest environmental service charges are remitted;
g) Make payment for forest environmental service charges;
h) Inspect and supervise management and use of forest environmental service charges;
5. The Government shall specify providers and users, options for methods of payment, payment amount for forest environmental services, adjustment and remission of payment amount therefor; manage and use revenue earned from forest environmental services.
Article 64. Rights and obligations of users of forest environmental services
1. The user of forest environmental services shall have the following rights:
a) Receive notification of implementation and results of forest protection and development within the forest area where forest environmental services are provided; notification of area, quality and status of the forest at the place where forest environmental services are provided;
b) Receive notification of results of payment for forest environmental services from the forest protection and development fund transferred to the provider;
c) Participate in the process of making plans, organize implementation, carry out inspection, supervision and commissioning of forest protection and development results within the forest area where forest environmental services are provided;
d) Request a competent state authority to consider adjusting charges for forest environmental services if the provider fails to ensure the agreed forest area or degrade the forest quality or status that the user has made payment for.
2. The user of forest environmental services shall fulfill the following obligations:
a) Conclude the agreement and declare the payable amount of forest environmental services transferred to the forest protection and development fund;
b) Make payment for forest environmental services in full and on schedule according to the agreement to the forest owner in case of direct payment or to the forest protection and development fund in case of indirect payment.
Article 65. Rights and obligations of providers of forest environmental services
1. The provider of forest environmental services shall have the following rights:
a) Request the payment for forest environmental services mentioned in Clause 3 Article 63 herein;
b) Receive information about the value of forest environmental services;
c) Take part in developing plans and preparing documents serving making of payment, inspect the payment process carried out by the state authority and the forest protection and development fund.
2. The provider of forest environmental services shall fulfill the following obligations:
a) The provider shall make sure that the area where forest environmental services are provided is protected and developed under planning and management plans for each type of forests adopted by a competent state authority;
b) The provider that is an organization/household/individual/community and has been hired to protect and develop the forest shall make sure that the area used for providing forest environmental services is protected and developed under the agreement concluded with the forest owner;
c) The provider that is an organization established by the State shall manage and use the amount received in compliance with regulations of law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 20. Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Điều 25. Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ
Điều 29. Nguyên tắc đóng, mở cửa rừng tự nhiên
Điều 48. Phát triển rừng sản xuất
Điều 52. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
Điều 57. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
Điều 58. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Điều 59. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
Điều 63. Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 20. Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Điều 25. Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ
Điều 28. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững
Điều 31. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên
Điều 37. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
Điều 38. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
Điều 39. Phòng cháy và chữa cháy rừng
Điều 48. Phát triển rừng sản xuất
Điều 52. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
Điều 54. Ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng
Điều 55. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
Điều 57. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
Điều 58. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Điều 59. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
Điều 63. Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 6. Phân định ranh giới rừng
Điều 21. Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Điều 38. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
Điều 42. Kiểm tra nguồn gốc lâm sản
Điều 44. Phát triển giống cây lâm nghiệp
Điều 72. Quản lý thương mại lâm sản và kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng