Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
Số hiệu: | 156/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 16/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 05/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1079 đến số 1080 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Theo đó, trình tự miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
- Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, trong thời gian 1/2 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, bên nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ;
- Đối với hồ sơ nhận qua bưu điện hoặc qua mạng, trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bên nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ;
- Trong 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị miễn, giảm hợp lệ, bên nhận hồ sơ Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra xác minh;
- Trong 05 ngày làm việc kể từ khi có Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh;
- Trong 05 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra gửi UBND cấp tỉnh/Bộ NN&PTNN quyết định miễn, giảm đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng;
- Quyết định miễn, giảm được gửi Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng để thực hiện.
Xem chi tiết tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 156/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2018 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT LÂM NGHIỆP
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, bao gồm:
1. Tiêu chí xác định rừng, phân loại rừng và Quy chế quản lý rừng.
2. Giao rừng, cho thuê rừng sản xuất, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng.
3. Phòng cháy và chữa cháy rừng.
4. Đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả dịch vụ môi trường rừng và điều chỉnh, miễn, giảm mức chi trả dịch vụ môi trường rừng; quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.
5. Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.
6. Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, sử dụng tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến các hoạt động lâm nghiệp tại Việt Nam.
1. Phát triển rùng là hoạt động trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, bị thiệt hại do thiên tai hoặc do các nguyên nhân khác; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích, trữ lượng, chất lượng rừng.
2. Diện tích liền vùng là diện tích vùng đất có rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung, liên tục, khoảng cách giữa các dải rừng không vượt quá 30 m và tổng diện tích các khoảng trống không quá 30% diện tích.
3. Rừng nguyên sinh là rừng tự nhiên chưa hoặc ít bị tác động bởi con người; chưa làm thay đổi cấu trúc của rừng.
4. Rừng thứ sinh là rừng tự nhiên đã bị tác động bởi con người tới mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi, gồm: rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau nương rẫy, cháy rừng hoặc các hoạt động làm mất rừng khác; rừng thứ sinh sau khai thác chọn cây gỗ và các loại lâm sản khác.
5. Khai thác chính là việc chặt hạ cây rừng để lấy gỗ nhằm mục đích kinh tế là chính, đồng thời bảo đảm phát triển, sử dụng rừng bền vững đã xác định trong phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của pháp luật.
6. Khai thác tận dụng là việc tận dụng những cây gỗ trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học và giải phóng mặt bằng các dự án khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
7. Khai thác tận thu là việc thu gom những cây gỗ bị đổ gãy, bị chết do thiên tai; gỗ cháy, gỗ khô mục, cành, ngọn còn nằm trong rừng.
8. Môi trường rừng là một bộ phận của hệ sinh thái rừng, bao gồm: đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng và các yếu tố vật chất khác tạo nên cảnh quan rừng.Bổ sung
Rừng tự nhiên bao gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh khi đạt các tiêu chí sau đây:
1. Độ tàn che của các loài cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau (sau đây gọi tắt là cây rừng) là thành phần chính của rừng tự nhiên từ 0,1 trở lên.
2. Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.
3. Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự nhiên được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:
a) Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
b) Rừng tự nhiên trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;
c) Rừng tự nhiên trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,5 m trở lên;
d) Rừng tự nhiên trên núi đá, đất cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở điều kiện sinh thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.
Rừng trồng bao gồm rừng trồng mới trên đất chưa có rừng, rừng trồng lại sau khai thác hoặc do các nguyên nhân khác, rừng trồng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng tái sinh sau khai thác khi đạt các tiêu chí sau đây:
1. Độ tàn che của cây rừng trồng từ 0,1 trở lên.
2. Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.
3. Chiều cao trung bình của cây rừng được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:
a) Rừng trồng trên đồi, núi đất và đồng bằng, trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
b) Rừng trồng trên núi đá có đất xen kẽ, trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;
c) Rừng trồng trên đất cát, đất ngập mặn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.
1. Vườn quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hoặc của quốc gia, quốc tế hoặc có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có trên 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
b) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
c) Có diện tích liền vùng tối thiểu 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái rừng.
2. Khu dự trữ thiên nhiên đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;
b) Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
d) Diện tích liền vùng tối thiểu 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích là các hệ sinh thái rừng.
3. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
b) Phải bảo đảm các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản để bảo tồn bền vững các loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;
d) Có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
4. Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm:
a) Rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc có đối tượng thuộc danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về văn hóa; có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
b) Rừng tín ngưỡng đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; khu rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng;
c) Rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí sau: khu rừng có chức năng phòng hộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường; được quy hoạch gắn liền với khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
5. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có hệ sinh thái đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học của tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa học lâm nghiệp;
b) Có quy mô diện tích phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo lâm nghiệp lâu dài.
6. Vườn thực vật quốc gia
Khu rừng lưu trữ, sưu tập các loài thực vật ở Việt Nam và thế giới để phục vụ nghiên cứu, tham quan, giáo dục, có số lượng loài thân gỗ từ 500 loài trở lên và diện tích tối thiểu 50 ha.
7. Rừng giống quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là khu rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng của những loài cây thuộc danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính;
b) Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về rừng giống, có diện tích tối thiểu 30 ha.
1. Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng thuộc lưu vực của sông, hồ, đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Về địa hình: có địa hình đồi, núi và độ dốc từ 15 độ trở lên;
b) Về lượng mưa: có lượng mưa bình quân hằng năm từ 2.000 mm trở lên hoặc từ 1.000 mm trở lên nhưng tập trung trong 2 - 3 tháng;
c) Về thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: loại đất cát hoặc cát pha trung bình hay mỏng, có độ dày tầng đất dưới 70 cm; nếu là đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 cm.
2. Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư
Khu rừng trực tiếp cung cấp nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng dân cư tại chỗ; gắn với phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng, được cộng đồng bảo vệ và sử dụng.
3. Rừng phòng hộ biên giới
Khu rừng phòng hộ nằm trong khu vực vành đai biên giới, gắn với các điểm trọng yếu về quốc phòng, an ninh, được thành lập theo đề nghị của cơ quan quản lý biên giới.
4. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay giáp bờ biển: đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 300 m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền; đối với vùng bờ biển không bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 200 m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền;
b) Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phía sau đai rừng quy định tại điểm a khoản này: chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 40 m trong trường hợp vùng cát có diện tích từ 100 ha trở lên hoặc vùng cát di động hoặc vùng cát có độ dốc từ 25 độ trở lên. Chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 30 m trong trường hợp vùng cát có diện tích dưới 100 ha hoặc vùng cát ổn định hoặc vùng cát có độ dốc dưới 25 độ.
5. Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Đối với vùng bờ biển bồi tụ hoặc ổn định, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 300 m đến 1.000 m tùy theo từng vùng sinh thái;
b) Đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển là 150 m;
c) Đối với vùng cửa sông, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển tối thiểu là 20 m tính từ chân đê và có ít nhất từ 3 hàng cây trở lên;
d) Đối với vùng đầm phá ven biển, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển ở nơi có đê là 100 m, nơi không có đê là 250 m.
1. Nguyên tắc thành lập khu rừng đặc dụng
a) Có dự án thành lập khu rừng đặc dụng phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, không thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
b) Đáp ứng các tiêu chí đối với từng loại rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
2. Nội dung của dự án thành lập khu rừng đặc dụng
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự nhiên; các giá trị về đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật; giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; khoa học, thực nghiệm, giáo dục môi trường và cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
b) Đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng rừng, đất đai, mặt nước vùng dự án;
c) Đánh giá về hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội;
d) Xác định các mục tiêu thành lập khu rừng đặc dụng đáp ứng tiêu chí rừng đặc dụng;
đ) Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng đặc dụng, các phân khu và vùng đệm trên bản đồ;
e) Các chương trình hoạt động, phương án ổn định đời sống dân cư vùng đệm, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý;
g) Xác định khái toán vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu rừng đặc dụng; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn, nâng cao đời sống người dân; hiệu quả đầu tư;
h) Tổ chức thực hiện dự án.
3. Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm:
a) Tờ trình thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
b) Dự án thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
c) Bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng;
d) Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
đ) Kết quả thẩm định.
4. Trình tự thành lập khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng dự án, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, theo trình tự sau đây:
a) Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân liên quan. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng đặc dụng;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thành lập khu rừng đặc dụng.
5. Trình tự thành lập khu rừng đặc dụng không thuộc quy định tại khoản 4 Điều này
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng dự án, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu rừng đặc dụng theo trình tự sau đây:
a) Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Lấy ý kiến tham gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng đặc dụng;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập khu rừng đặc dụng.Bổ sung
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng đặc dụng trong phạm vi cả nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng đặc dụng ở địa phương.
a) Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp;
b) Không tiến hành các hoạt động sau đây trong rừng đặc dụng: các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác; gây ô nhiễm môi trường; mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng; chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
2. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
a) Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp; quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng đặc dụng phải được bảo vệ, không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng;
c) Được thả những loài động vật bản địa khỏe mạnh, không có bệnh và đã có phân bố trong khu rừng đặc dụng; số lượng động vật của từng loài thả vào rừng phải phù hợp với vùng sống, nguồn thức ăn của chúng và bảo đảm cân bằng sinh thái của khu rừng;
d) Không thả và nuôi, trồng các loài động vật, thực vật không có phân bố tự nhiên tại khu rừng đặc dụng.
3. Thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Chương IV của Nghị định này.
4. Thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định tại Điều 40 của Luật Lâm nghiệp.
1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh
a) Đối tượng khai thác, thu thập mẫu vật: theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.
2. Đối với khu rừng bảo vệ cảnh quan
a) Đối tượng khai thác, thu thập mẫu vật: theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có dự án lâm sinh trong trường hợp khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng khai thác tận dụng trong phạm vi giải phóng mặt bằng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.
3. Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
a) Đối tượng khai thác, thu thập mẫu vật: theo quy định tại khoản 3 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: Có chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được duyệt đối với đối tượng quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; dự án lâm sinh trong trường hợp khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng khai thác tận dụng trong phạm vi giải phóng mặt bằng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.
4. Đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia
a) Đối tượng khai thác: theo quy định tại khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có dự án lâm sinh đối với trường hợp khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng khai thác tận dụng trong phạm vi giải phóng mặt bằng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.
1. Trường hợp chủ rừng tự tổ chức thì thực hiện theo đề tài, dự án, kế hoạch đã được duyệt.
2. Đối với các tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên thực hiện việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trừ quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Có kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng đặc dụng (bản chính);
b) Các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, thu thập mẫu vật, nguồn gen, vận chuyển, lưu giữ, công bố mẫu vật, nguồn gen thực hiện theo quy định của pháp luật, quy chế quản lý và sự hướng dẫn, giám sát của chủ rừng;
c) Thông báo cho chủ rừng về kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập; tài liệu công bố trong nước hoặc quốc tế (nếu có).
1. Chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được duyệt. Nội dung chủ yếu của đề án bao gồm:
a) Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
b) Thuyết minh chi tiết phương án phát triển các tuyến, địa điểm tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm: vị trí, diện tích, hiện hạng, mục đích, thời gian và phương thức tổ chức thực hiện;
c) Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
d) Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường;
đ) Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
e) Các loại bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 gồm: Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng đặc dụng.
2. Hồ sơ đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm:
a) Tờ trình của chủ rừng (bản chính);
b) Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại khoản 1 Điều này (bản chính).
3. Trình tự thẩm định, phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
a) Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý, hoặc Tổng cục Lâm nghiệp đối với khu rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ rừng để hoàn thiện;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này hoàn thành tổ chức thẩm định hồ sơ đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
4. Nội dung thẩm định đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, bao gồm:
a) Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch;
b) Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
c) Thời gian, phương thức tổ chức thực hiện;
d) Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường;
đ) Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
5. Tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
a) Sau khi đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt, chủ rừng chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân lập dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo phương thức tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt. Việc lập dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải tuân thủ các quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định của pháp luật khác liên quan;
b) Chủ rừng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật;
c) Kinh phí lập đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cân đối trong kế hoạch tài chính hằng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trường hợp liên kết với tổ chức, cá nhân khác thì kinh phí lập dự án du lịch sinh thái do hai bên thỏa thuận. Kinh phí lập dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí do tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng bảo đảm.
6. Cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
a) Chủ rừng được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Việc cho thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải được thông báo rộng rãi. Giá cho thuê môi trường rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng; Trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng đề nghị được thuê môi trường rừng thì tổ chức đấu giá với mức giá khởi điểm không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng. Thời gian thuê không quá 30 năm, định kỳ 5 năm đánh giá việc thực hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê;
b) Trước khi ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng, chủ rừng phải điều tra thống kê tài nguyên rừng trên diện tích cho thuê để làm căn cứ cho thuê và giám sát, đánh giá việc thực hiện hợp đồng.
1. Công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm không làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và cảnh quan tự nhiên của khu rừng; phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.
2. Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được lập các tuyến đường mòn, đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái.
3. Trong phân khu phục hồi sinh thái chỉ được lập các tuyến đường bộ phù hợp nhưng tối đa không vượt quá quy mô đường cấp IV miền núi, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn, đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, cầu dành cho người đi bộ ở khu rừng ngập nước.
4. Trong phân khu dịch vụ hành chính của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học được xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Không ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn, không phá vỡ cảnh quan môi trường, không chặt phá rừng; các công trình xây dựng phải dựa vào thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan môi trường, chiều cao tối đa của công trình nghỉ dưỡng không quá 12 m;
b) Không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất và dưới lòng đất;
c) Chỉ được xây dựng các công trình ở những nơi đất trống, trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi;
d) Chịu trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng trên diện tích tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của chủ rừng;
đ) Không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa.
1. Xác định vùng đệm
a) Vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng: khu vực đang có cộng đồng dân cư, cụm dân cư sinh sống ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc dụng, không có điều kiện di dân tái định cư ra khỏi khu rừng đặc dụng; có quy hoạch ổn định dân cư lâu dài tại chỗ phù hợp với quy hoạch của khu rừng đặc dụng; diện tích vùng đệm bên trong được xác định trên cơ sở hiện trạng về đất, mặt nước sử dụng thực tế của cộng đồng dân cư, canh tác ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc dụng;
b) Vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng: khu vực có cộng đồng dân cư sinh sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt theo truyền thống; khu vực diện tích các thôn liền kề với ranh giới ngoài của khu rừng đặc dụng;
c) Khu rừng đặc dụng có ranh giới tiếp giáp với biên giới quốc gia, khu rừng phòng hộ, khu bảo tồn khác hoặc khu vực quốc phòng thì không phải xác định vùng đệm bên ngoài đối với phần tiếp giáp đó.
2. Nội dung chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đệm
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội, hiện trạng tài nguyên rừng, sử dụng đất, mặt nước;
b) Tổ chức các biện pháp bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học;
c) Hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm về sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp có hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và phù hợp với tập quán địa phương;
d) Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học;
đ) Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội để giảm áp lực lên công tác bảo tồn trong khu rừng đặc dụng theo chính sách đầu tư và cơ chế tài chính cho hệ thống rừng đặc dụng theo quy định;
e) Xác định nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư;
g) Tổ chức quản lý vùng đệm, trong đó quy định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, thôn, cộng đồng dân cư vùng đệm và Ban quản lý khu rừng đặc dụng trong việc thực hiện dự án đầu tư vùng đệm.
3. Ban quản lý khu rừng đặc dụng chủ trì, phối hợp với chính quyền và cộng đồng dân cư xây dựng chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đệm. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án đầu tư vùng đệm theo quy định của Luật Đầu tư công.
1. Nguyên tắc thành lập khu rừng phòng hộ
a) Có dự án thành lập khu rừng phòng hộ phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
b) Đáp ứng các tiêu chí đối với từng loại rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
2. Nội dung của dự án thành lập khu rừng phòng hộ
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự nhiên; các giá trị về phòng hộ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ, cung ứng dịch vụ môi trường rừng và đa dạng sinh học;
b) Đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng rừng, đất đai, mặt nước vùng dự án;
c) Đánh giá về hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội;
d) Xác định các mục tiêu thành lập khu rừng phòng hộ đáp ứng tiêu chí rừng phòng hộ;
đ) Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng phòng hộ trên bản đồ;
e) Các chương trình hoạt động, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý;
g) Xác định khái toán vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu rừng phòng hộ; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ, nâng cao đời sống người dân; hiệu quả đầu tư;
h) Tổ chức thực hiện dự án.
3. Hồ sơ thành lập khu rừng phòng hộ bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan quản lý khu rừng phòng hộ (bản chính);
b) Dự án thành lập khu rừng phòng hộ (bản chính);
c) Bản đồ hiện trạng khu rừng phòng hộ (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng phòng hộ;
d) Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
đ) Kết quả thẩm định.
4. Trình tự thành lập khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng dự án, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng phòng hộ theo trình tự sau đây:
a) Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng phòng hộ theo quy định tại khoản 2 của Điều này;
b) Lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân liên quan.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng phòng hộ;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thành lập khu rừng phòng hộ.
5. Trình tự thành lập khu rừng phòng hộ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều này
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu rừng phòng hộ theo trình tự sau đây:
a) Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng phòng hộ theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng phòng hộ;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập khu rừng phòng hộ.Bổ sung
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng hộ trong phạm vi cả nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng hộ ở địa phương.
1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
a) Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp;
b) Không tiến hành các hoạt động sau đây trong rừng phòng hộ: các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác; gây ô nhiễm môi trường; mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng; chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc.
2. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
a) Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp; quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng phòng hộ phải được bảo vệ, không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.
3. Thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Chương IV của Nghị định này.
4. Thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng phòng hộ quy định tại Điều 40 của Luật Lâm nghiệp.
1. Khai thác gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối với khai thác cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định chỉ thực hiện trong thời gian mở cửa rừng;
c) Phương thức khai thác: đối với khai thác cây đứng thực hiện theo phương thức khai thác chọn với cường độ không quá 20% trữ lượng; rừng sau khi khai thác độ tàn che phải lớn hơn 0,6.
2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó; sau khi khai thác không làm ảnh hưởng chức năng phòng hộ của rừng;
c) Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định.
3. Khai thác gỗ rừng trồng
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: chủ rừng phải lập phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Phương thức khai thác: Khai thác tỉa thưa cây trồng chính phải bảo đảm mật độ còn lại ít nhất 600 cây/ha và phân bố đều trong lô. Khai thác chọn cây trồng chính cường độ không quá 20% trữ lượng. Khai thác trắng theo băng thì chiều rộng băng không quá 30 m; khai thác trắng theo đám thì diện tích đám không quá 3 ha, tổng diện tích khai thác hằng năm không vượt quá 20% tổng diện tích rừng đã đạt tiêu chuẩn phòng hộ.
4. Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng
a) Đối tượng: cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;
b) Điều kiện: phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.
1. Hưởng lợi từ khai thác lâm sản được quy định tại Điều 55 của Luật Lâm nghiệp
a) Chủ rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác từ rừng phòng hộ là rừng tự nhiên sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước;
b) Chủ rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác rừng phòng hộ là rừng trồng bằng ngân sách nhà nước, hỗ trợ từ các chương trình, dự án có nguồn gốc ngân sách nhà nước sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước;
c) Lâm sản khai thác từ rừng phòng hộ do người được giao hoặc khoán rừng phòng hộ tự đầu tư, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước, được hưởng toàn bộ sản phẩm thu được.
2. Ban quản lý rừng phòng hộ được hưởng giá trị thu được từ dịch vụ ngoài lâm sản; thực hiện chi trả cho người nhận khoán; chia sẻ lợi ích cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ rừng theo quy định của Nhà nước.
3. Ban quản lý rừng phòng hộ; người được giao hoặc khoán rừng phòng hộ ổn định được hưởng toàn bộ sản phẩm nông, ngư nghiệp kết hợp và lâm sản ngoài gỗ sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước.
1. Trường hợp chủ rừng tự tổ chức thì thực hiện theo đề tài, dự án, kế hoạch đã được duyệt.
2. Đối với các tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên thực hiện việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trừ quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Có kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng phòng hộ (bản chính);
b) Các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, thu thập mẫu vật, nguồn gen, vận chuyển, lưu giữ, công bố mẫu vật, nguồn gen thực hiện theo quy định của pháp luật, quy chế quản lý và sự hướng dẫn, giám sát của chủ rừng;
c) Thông báo cho chủ rừng về kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập; tài liệu công bố trong nước hoặc quốc tế (nếu có).
1. Chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được duyệt. Nội dung chủ yếu của đề án bao gồm:
a) Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
b) Thuyết minh chi tiết phương án phát triển các tuyến, địa điểm tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm: vị trí, diện tích, hiện trạng, mục đích, thời gian và phương thức tổ chức thực hiện;
c) Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
d) Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và duy trì chức năng phòng hộ của rừng;
đ) Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái;
e) Các loại bản đồ du lịch sinh thái tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 gồm: Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu rừng phòng hộ; bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng phòng hộ.
2. Hồ sơ đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm:
a) Tờ trình của chủ rừng (bản chính);
b) Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại khoản 1 Điều này (bản chính).
3. Trình tự thẩm định, phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
a) Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu rừng phòng hộ thuộc địa phương quản lý; hoặc Tổng cục Lâm nghiệp đối với khu rừng phòng hộ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho chủ rừng để hoàn thiện.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này hoàn thành tổ chức thẩm định hồ sơ đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
4. Nội dung thẩm định đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm:
a) Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch;
b) Địa điểm, quy mô xây dựng các ,công trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
c) Thời gian, phương thức tổ chức thực hiện;
d) Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và duy trì chức năng phòng hộ của rừng;
đ) Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
5. Tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
a) Sau khi đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được duyệt, chủ rừng chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo phương thức tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt. Việc lập dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải tuân thủ các quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Chủ rừng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật;
c) Kinh phí lập đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cân đối trong kế hoạch tài chính hằng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trường hợp liên kết với tổ chức, cá nhân khác thì kinh phí lập dự án đầu tư du lịch sinh thái do hai bên thỏa thuận. Kinh phí lập dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí do tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đảm bảo.
6. Cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
a) Chủ rừng được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Việc cho thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải được thông báo rộng rãi. Giá cho thuê môi trường rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng. Trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng đề nghị được thuê môi trường rừng, thì tổ chức đấu giá với mức giá khởi điểm không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng. Thời gian thuê không quá 30 năm, định kỳ 5 năm đánh giá việc thực hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê;
b) Trước khi ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng, chủ rừng phải điều tra thống kê tài nguyên rừng trên diện tích cho thuê để làm căn cứ cho thuê và giám sát, đánh giá việc thực hiện hợp đồng.
1. Công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm không làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ và cảnh quan tự nhiên của khu rừng; phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 23 Nghị định này.
2. Khi xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Không phá vỡ cảnh quan môi trường, không chặt phá rừng; các công trình xây dựng phải dựa vào thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan môi trường; bảo đảm đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất và dưới lòng đất;
c) Chỉ được xây dựng các công trình ở những nơi đất trống, trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi;
d) Chịu trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng trên diện tích tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của chủ rừng;
đ) Không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa.
1. Nguyên tắc
a) Không thực hiện sản xuất lâm, nông ngư nghiệp kết hợp ở rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ; vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
b) Sử dụng hiệu quả không gian, môi trường rừng để thực hiện sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp;
c) Hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng tham gia hoạt động lâm nghiệp.
2. Đối với khu rừng phòng hộ đã có rừng
Chủ rừng, bên nhận khoán ổn định là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng phòng hộ, nhưng không được làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng, ảnh hưởng đến tái sinh rừng và khả năng phòng hộ của rừng.
3. Đối với đất chưa có rừng
a) Chủ rừng, bên nhận khoán ổn định là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được sử dụng đất chưa có rừng để kết hợp sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, nhưng phải trồng rừng trên diện tích đất được giao, khoán bảo đảm tỷ lệ diện tích có rừng từ 80% trở lên của lô rừng đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng chắn gió, chắn cát bay; 60% trở lên đối với rừng ngập mặn có kết hợp nuôi trồng thủy sản. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để phát triển rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Được trồng xen cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả với cây rừng trên diện tích đất được giao, khoán. Không được chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc;
c) Được sử dụng diện tích đất xen giữa các băng trồng cây rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp với tỷ lệ không quá 20% diện tích đất của lô rừng được giao, khoán thuộc khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; 40% diện tích mặt nước đối với rừng ngập mặn có kết hợp nuôi trồng thủy sản.
4. Chủ rừng, bên nhận khoán ổn định được hưởng toàn bộ sản phẩm thu được từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp các cấp chịu trách nhiệm hướng dẫn chủ rừng, bên nhận khoán ổn định thực hiện các hoạt động sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo quy định của pháp luật.
1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
a) Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp;
b) Khi tiến hành các hoạt động làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, phải thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện các hoạt động đó sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
a) Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp và quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng sản xuất phải được bảo vệ, bảo đảm sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.
3. Thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định tại Chương IV của Nghị định này.
4. Thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng sản xuất theo quy định tại Điều 40 của Luật Lâm nghiệp, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y.
1. Nội dung phát triển rừng sản xuất thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Luật Lâm nghiệp.
2. Tổ chức phát triển rừng sản xuất
a) Chủ rừng thực hiện phát triển rừng sản xuất theo phương án quản lý rừng bền vững;
b) Chủ rừng tự đầu tư hoặc liên doanh, liên kết để thực hiện các dự án phát triển rừng và tổ chức sản xuất trên diện tích rừng, đất trồng rừng sản xuất được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.
3. Các biện pháp lâm sinh áp dụng để phát triển rừng được thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng giàu, rừng trung bình;
b) Điều kiện: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Lâm nghiệp và không trong thời gian đóng cửa rừng;
c) Phương thức: khai thác chọn với cường độ khai thác tối đa là 35% trữ lượng gỗ của lô rừng.
2. Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; khi thực hiện các biện pháp lâm sinh; phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;
b) Điều kiện: phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.
3. Khai thác tận thu gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: cây gỗ, cành, gốc bị khô mục, đổ gãy, bị cháy, chết do thiên tai nằm trong rừng;
b) Điều kiện: chủ rừng phải lập phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Khai thác thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường
a) Đối tượng: loài thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường;
b) Điều kiện: phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó;
c) Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định.
5. Khai thác động vật rừng thông thường
a) Đối tượng: các loài động vật rừng thông thường;
b) Điều kiện: chủ rừng phải có phương án khai thác động vật rừng thông thường.
6. Khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
7. Hưởng lợi từ khai thác lâm sản
Chủ rừng được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản khai thác, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước.
1. Khai thác gỗ rừng trồng
a) Điều kiện: sau khi khai thác trắng phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp hoặc tái sinh rừng. Đối với rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Phương thức khai thác: khai thác trắng theo băng, đám hoặc toàn bộ diện tích rừng do chủ rừng tự quyết định.
2. Khai thác tận dụng gỗ rừng trồng
a) Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng, khi thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học;
b) Điều kiện: rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.
3. Khai thác tận thu gỗ rừng trồng
a) Đối tượng: cây gỗ bị khô mục, đổ gãy, bị cháy, chết do thiên tai nằm trong rừng;
b) Điều kiện: rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước có báo cáo khối lượng, địa danh khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Khai thác các loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
5. Hưởng lợi từ khai thác lâm sản
a) Rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư thì được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản;
b) Rừng trồng do ngân sách nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư, chủ rừng được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước.
1. Nguyên tắc
a) Sử dụng hiệu quả không gian, môi trường rừng để thực hiện sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp;
b) Hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng trong hoạt động sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp.
2. Đối với diện tích đã có rừng
Chủ rừng được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, nhưng không được làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng, ảnh hưởng đến tái sinh rừng của rừng.
3. Đối với đất chưa có rừng
a) Chủ rừng được sử dụng đất chưa có rừng để kết hợp sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, nhưng phải trồng rừng trên diện tích được giao, được thuê bảo đảm tỷ lệ diện tích có rừng của lô rừng từ 60% trở lên đối với rừng ngập mặn có kết hợp nuôi trồng thủy sản; 70% trở lên đối với rừng khác;
b) Được trồng xen cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả với cây rừng trên diện tích được giao, được thuê. Không được chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc rừng trồng;
c) Được sử dụng diện tích đất xen giữa các băng trồng cây rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, không quá 40% diện tích đất của lô rừng được giao, được thuê đối với rừng ngập mặn có kết hợp với nuôi trồng thủy sản và 30% diện tích đất của lô rừng được giao, được thuê đối với rừng khác.
4. Chủ rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm thu được từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
1. Chủ rừng tự tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên cứu khoa học.
2. Tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên thực hiện việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và các quy định liên quan;
b) Có kế hoạch nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo tại khu rừng được chủ rừng chấp thuận;
c) Chỉ được thu thập mẫu vật, nguồn gen loài sinh vật với số lượng đã được xác định trong kế hoạch nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo đã được phê duyệt và được chủ rừng chấp thuận.
1. Chủ rừng được tự tổ chức hoặc hợp tác với các tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.
2. Hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải thực hiện theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Mức thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm các hoạt động dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, thăm quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng của chủ rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng.
1. Nội dung cơ bản của đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên bao gồm:
a) Xác định được sự cần thiết của việc đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
b) Đánh giá thực trạng điều kiện kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên phạm vi địa bàn;
c) Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng về trữ lượng, chất lượng; đánh giá về hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học của rừng;
d) Xác định được các giải pháp quản lý, tổ chức thực hiện trong thời gian đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên; xác định quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan khi thực hiện đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
đ) Xác định và bố trí nguồn kinh phí thực hiện đóng, mở cửa rừng.
2. Trình tự, thủ tục đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
a) Hồ sơ đề nghị đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên bao gồm: văn bản đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên quy định tại điểm a khoản này;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên.
3. Trình tự, thủ tục đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Hồ sơ đề nghị đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên bao gồm: văn bản đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên quy định tại điểm a khoản này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng hoặc mở cửa rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên trên địa bàn.
4. Công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên
Quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên được công bố công khai trên các phương tiện thông tin trong phạm vi cả nước, Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là hoạt động kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp thuộc danh mục đầu tư, kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Việc công nhận, đăng ký hoạt động của tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững thực hiện theo quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp của Chính phủ.
3. Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững được quốc tế công nhận hoặc Bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật Lâm nghiệp.
1. Xây dựng kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng
a) Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng; có văn bản thông báo về việc đề nghị đăng ký nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng gửi Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời gian có văn bản thông báo xây dựng, thẩm định, phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng tiến hành đồng thời với thời gian xây dựng, thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đăng ký nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện; nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng cấp xã được tổng hợp theo Mẫu số 01 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng của cấp xã, tổng hợp diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê, xác định các chỉ tiêu giao rừng, cho thuê rừng đến từng đơn vị hành chính cấp xã; tổng hợp nhu cầu và dự kiến phân bổ chỉ tiêu giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
2. Nội dung kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng
a) Diện tích các loại rừng có trên địa bàn huyện chi tiết đến từng xã bao gồm: tổng diện tích rừng; diện tích rừng đã giao, cho thuê; diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê;
b) Diện tích đề nghị giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn từng xã; địa điểm đề nghị giao rừng, cho thuê rừng;
c) Hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư phù hợp với hạn mức giao đất;
d) Đánh giá hiệu quả của kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng đến kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; nguồn thu từ giao rừng, cho thuê rừng; tạo việc làm, thu hút lao động, xóa đói giảm nghèo; khả năng khai thác hợp lý tài nguyên rừng; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ gắn với bảo tồn danh lam thắng cảnh, văn hóa các dân tộc, các yếu tố ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;
đ) Xác định nguồn lực (về tài chính, lao động và kỹ thuật), giải pháp và tiến độ thực hiện kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng.
3. Phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng
a) Quý III hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ gồm: tờ trình; kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng; báo cáo thuyết minh tổng hợp; bản đồ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trong trường hợp hồ sơ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng chưa hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thiện;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng hằng năm của cấp huyện xong trước ngày 31 tháng 12.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công khai kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng đã được phê duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã có rừng giao, cho thuê trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt.
Trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định sau:
1. Mẫu đề nghị giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng áp dụng theo Mẫu số 02 đối với tổ chức, Mẫu số 03 đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận và trả hồ sơ có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp có ý kiến về nội dung đề nghị giao rừng, cho thuê rừng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp.
3. Quyết định về giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng áp dụng theo mẫu quy định tại Nghị định này:
a) Quyết định về giao đất, giao rừng cho tổ chức theo Mẫu số 04 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định về việc cho thuê đất, cho thuê rừng đối với tổ chức theo Mẫu số 05 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
c) Quyết định về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo Mẫu số 06 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
d) Quyết định về cho thuê đất, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo Mẫu số 07 Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cho thuê đất, thuê rừng được ban hành, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký Hợp đồng cho thuê rừng đối với trường hợp cho tổ chức thuê rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Hợp đồng cho thuê rừng đối với trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê rừng theo Mẫu số 08 Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư đã được giao đất, thuê đất có rừng hoặc đã được công nhận quyền sử dụng đất có rừng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp các cấp hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng.
2. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp thông tin trong hồ sơ địa chính đối với những diện tích đất đã giao, đã cho thuê, đã được công nhận quyền sử dụng đất để cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp các cấp hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng.
3. Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp các cấp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các thông tin về rừng trên hồ sơ địa chính và thực địa bao gồm mục đích sử dụng rừng, diện tích rừng, nguồn gốc, vị trí, ranh giới, hiện trạng rừng, trữ lượng rừng; hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư đã được giao rừng, thuê rừng nhưng chưa được giao đất, thuê đất hoặc chưa được công nhận quyền sử dụng đất cung cấp thông tin cho cơ quan tài nguyên và môi trường các cấp hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp các cấp có trách nhiệm cung cấp thông tin hồ sơ giao rừng, thuê rừng cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp để hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp các cấp thẩm tra hồ sơ đề nghị giao đất, cho thuê đất, kiểm tra thực địa, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định giao đất và cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Chủ rừng có trách nhiệm xây dựng phương án chuyển loại rừng.
2. Nội dung cơ bản của phương án chuyển loại rừng bao gồm:
a) Căn cứ vào cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn;
b) Đặc điểm khu rừng về: điều kiện tự nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội; hiện trạng tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; đánh giá tình hình quản lý, bảo vệ và sử dụng của khu rừng;
c) Xác định diện tích, phạm vi và ranh giới của loại rừng trên bản đồ;
d) Xác định lý do chuyển loại rừng, nội dung quản lý, giải pháp và tổ chức thực hiện quản lý khu rừng;
đ) Xác định khái toán kinh phí; tổ chức thực hiện phương án.
1. Đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
a) Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu rừng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Hồ sơ gồm: văn bản đề nghị của chủ rừng; phương án chuyển loại rừng;
b) Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu rừng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý. Hồ sơ gồm: văn bản đề nghị của chủ rừng; phương án chuyển loại rừng;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì thẩm định; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển loại rừng;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển loại rừng;
đ) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chuyển loại rừng.
2. Đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập
a) Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hồ sơ gồm: văn bản đề nghị của chủ rừng, phương án chuyển loại rừng;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân cấp tỉnh xem xét;
c) Trước 15 ngày của kỳ họp Hội đồng nhân dân gần nhất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định chủ trương chuyển loại rừng. Sau 15 ngày của kỳ họp, Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết về chủ trương chuyển loại rừng;
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc sau khi có quyết định chủ trương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển loại rừng.
1. Trường hợp thuộc thẩm quyền của Quốc hội: đối với dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư thì không phải thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
2. Trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
a) Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu rừng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Hồ sơ bao gồm: văn bản đề nghị của chủ đầu tư; Báo cáo đề xuất dự án đầu tư; văn bản thẩm định Báo cáo đề xuất dự án đầu tư của các cơ quan liên quan;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
c) Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu rừng thuộc tỉnh quản lý. Hồ sơ gồm: văn bản đề nghị của chủ đầu tư; Báo cáo đề xuất dự án đầu tư; văn bản thẩm định Báo cáo đề xuất dự án đầu tư của các cơ quan liên quan;
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm xem xét; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
đ) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
e) Đối với trường hợp đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì không phải thực hiện theo quy định tại khoản này.
3. Trường hợp thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
a) Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích thuộc chủ rừng là tổ chức. Hồ sơ gồm: văn bản đề nghị của chủ đầu tư; Báo cáo đề xuất dự án đầu tư; văn bản thẩm định Báo cáo đề xuất dự án đầu tư của các cơ quan liên quan;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi hồ sơ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét;
c) Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích thuộc chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Hồ sơ gồm: văn bản đề nghị của chủ đầu tư; Báo cáo đề xuất dự án đầu tư; văn bản thẩm định Báo cáo đề xuất dự án đầu tư của các cơ quan liên quan;
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét;
đ) Trước 15 ngày của kỳ họp Hội đồng nhân dân gần nhất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Sau 15 ngày của kỳ họp, Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
e) Đối với trường hợp đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư thì không phải thực hiện theo quy định tại khoản này.Bổ sung
1. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thống nhất, đồng bộ với trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
2. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp kiểm tra hồ sơ về điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại Điều 19 của Luật Lâm nghiệp, đồng thời rà soát, xác định vị trí, diện tích, hiện trạng rừng trước khi phê duyệt chuyển mục đích sử dụng.
3. Quyết định chuyển mục đích sử dụng đất của cấp có thẩm quyền phải thể hiện được vị trí, diện tích phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng.
4. Mẫu đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng trong hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng áp dụng theo Mẫu số 09 đối với tổ chức, Mẫu số 10 đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.Bổ sung
1. Trình tự, thủ tục thu hồi rừng, chuyển đổi rừng thống nhất, đồng bộ với trình tự, thủ tục thu hồi đất, chuyển đổi đất và thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Trường hợp phải thu hồi rừng theo quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 22 của Luật Lâm nghiệp, ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, phải căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức quản lý rừng bị thu hồi để giao, cho thuê.
1. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi rừng có trách nhiệm thành lập hội đồng định giá:
a) Xác định tiền thuê rừng còn lại của chủ rừng trong tổng số tiền thuê rừng chủ rừng đã nộp cho Nhà nước mà số tiền đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
b) Xác định giá trị lâm sản tăng thêm, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng, tài sản khác do chủ rừng đã đầu tư hợp pháp trên diện tích rừng được giao, được thuê mà tiền đầu tư đó không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
2. Tiền thuê rừng còn lại và giá trị lâm sản tăng thêm, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng, tài sản khác do chủ rừng đã đầu tư hợp pháp quy định tại khoản 1 Điều này thuộc sở hữu của chủ rừng được Nhà nước bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Trường hợp thu hồi rừng mà rừng đó đã chuyển nhượng quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì được bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp thu hồi rừng mà chủ rừng bị thu hồi rừng đã thế chấp, bảo lãnh hoặc góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng thì quyền lợi của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận thế chấp, nhận bảo lãnh hoặc nhận góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
1. Trách nhiệm lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng
a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
b) Chủ rừng là tổ chức lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn theo Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
2. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng do tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này phải gửi đến cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp huyện tham gia ý kiến.
3. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng phải được bổ sung chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy rừng.
4. Chủ rừng chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
5. Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.
1. Cấp dự báo cháy rừng gồm 5 cấp, từ cấp I đến cấp V; ký hiệu biển báo cấp cháy rừng là 1/2 hình tròn có đường kính vành ngoài 2,5 m; vành trong 1,8 m nền trắng, xung quanh viền màu đỏ và có mũi tên (quay được) chỉ cấp dự báo từ cấp I đến cấp V. Chi tiết quy định về cấp dự báo cháy rừng tại Mẫu số 04 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có rừng ban hành cấp dự báo cháy rừng và các bảng tra cấp dự báo cháy rừng.
3. Cơ quan Kiểm lâm các cấp căn cứ tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn để dự báo và thông tin cấp dự báo cháy rừng liên tục hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng khi dự báo đến cấp IV và cấp V.
1. Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng
a) Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng; có biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng;
b) Có phương án phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Điều 45 của Nghị định này;
c) Có các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất của từng loại rừng;
d) Trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo phương án phòng cháy và chữa cháy rừng;
đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức thường trực sẵn sàng, đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;
e) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
2. Đối với các khu rừng có đường sắt, đường dây điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đi qua và công trình có nguy cơ gây cháy rừng phải có đường băng cản lửa, hành lang an toàn phù hợp với từng loại công trình theo quy định của pháp luật và thường xuyên kiểm tra, dọn sạch vật liệu cháy trong đường băng cản lửa.
3. Khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện:
a) Biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy;
b) Không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Trong ngày, tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều;
c) Trước khi đốt phải thông báo với trưởng thôn, bản, tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa.
4. Sử dụng lửa ở những cơ sở, công trình, công trường và nhà ở được phép bố trí ở trong rừng phải bảo đảm không để cháy lan vào rừng; sau khi sử dụng lửa phải dập tắt hết tàn lửa.
Khi lập dự án phát triển rừng phải có giải pháp phòng cháy và chữa cháy, bảo đảm các nội dung sau:
1. Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan giữa các lô, khoảnh và tiểu khu rừng phù hợp với đặc điểm cháy của từng loại rừng; đến đường sắt, hệ thống đường dây điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, nhà và công trình hiện có.
2. Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm của từng loại rừng.
3. Dự toán thiết kế phải bảo đảm đủ kinh phí cho việc thực hiện các hạng mục công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
1. Chủ rừng là tổ chức có trách nhiệm thành lập, quản lý hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy rừng; bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy rừng.
2. Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm thành lập, quản lý hoạt động của các đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý của mình; chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng chuyên ngành; lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng của cơ sở.
3. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp với cơ quan Kiểm lâm thực hiện những quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Việc huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
1. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành theo các nội dung sau đây:
a) Thực hiện các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Điều 47 của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
b) Thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với từng đối tượng quy định tại Điều 53 và các điều có liên quan của Nghị định này và quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
c) Chấp hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy và chữa cháy rừng và các yêu cầu phòng cháy và chữa cháy rừng của người hoặc cơ quan có thẩm quyền.
2. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành theo chế độ kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
3. Trách nhiệm kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng trước và trong mùa khô hanh được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ rừng trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng theo chế độ định kỳ và đột xuất;
c) Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng định kỳ đối với các khu rừng có nguy cơ xảy ra cháy; kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy rừng hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt;
d) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng 06 tháng hoặc 01 năm đối với rừng có nguy cơ xảy ra cháy và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
1. Người phát hiện cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị sau đây:
a) Chủ rừng;
b) Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất;
c) Cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gần nhất;
d) Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất.
2. Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý và tham gia chữa cháy rừng.
3. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy rừng phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
4. Chủ rừng và các lực lượng công an, kiểm lâm, quân đội, dân quân tự vệ, cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
5. Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng, tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản khi chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
1. Chủ rừng xác định mức độ rừng bị thiệt hại sau khi cháy, thống kê và báo cáo cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, chính quyền địa phương sở tại.
2. Căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới.
3. Cơ quan Kiểm lâm sở tại phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền mức độ thiệt hại, giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ thiệt hại.
4. Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cơ quan điều tra, xác định nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, mức độ thiệt hại và xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Trách nhiệm của chủ rừng là tổ chức
a) Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng, ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi rừng mình quản lý;
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực rừng mình quản lý;
d) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng; thành lập, quản lý và duy trì hoạt động của tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng;
đ) Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo thẩm quyền;
e) Đầu tư xây dựng công trình, trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng;
g) Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;
h) Báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, thông báo kịp thời cho cơ quan Kiểm lâm sở tại, cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và cơ quan quản lý trực tiếp những thay đổi có liên quan đến bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý;
i) Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;
k) Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
l) Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng.
2. Trách nhiệm của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
a) Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
b) Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng;
c) Đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định;
d) Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;
đ) Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;
e) Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
g) Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng.
1. Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
2. Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong phạm vi quản lý của mình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Phát hiện cháy, báo cháy và tham gia chữa cháy rừng.
4. Phối hợp với chủ rừng, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng.
5. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tích cực tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.
1. Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
2. Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Phối hợp với chủ rừng, các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng.
4. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng.
6. Ngăn chặn và báo kịp thời khi phát hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy rừng và hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện cháy và chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy rừng.
1. Cơ quan lập dự án phát triển rừng có trách nhiệm sau:
a) Bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy rừng khi lập dự án phát triển rừng;
b) Giám sát quá trình thực hiện dự án phát triển rừng và thi công xây dựng các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng;
c) Tham gia nghiệm thu dự án phát triển rừng và các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm sau:
a) Tổ chức thực hiện dự án phát triển rừng, thi công xây dựng các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng theo đúng dự án, thiết kế đã được phê duyệt;
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát thi công và nghiệm thu dự án phát triển rừng và công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Đơn vị thực hiện dự án phát triển rừng, thi công xây dựng các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện dự án phát triển rừng, thi công công trình phòng cháy và chữa cháy rừng theo đúng thiết kế đã được phê duyệt;
b) Bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thực hiện dự án phát triển rừng và thi công công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
4. Cơ quan Kiểm lâm và cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm sau:
a) Xem xét và trả lời về các giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với dự án phát triển rừng, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình phòng cháy và chữa cháy rừng;
b) Kiểm tra việc thực hiện những yêu cầu, quy định về phòng cháy và chữa cháy, xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
c) Cơ quan Kiểm lâm tham gia nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án phát triển rừng và công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
1. Cơ sở sản xuất thủy điện được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.
2. Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.
3. Cơ sở sản xuất công nghiệp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các ngành nghề theo quy định hiện hành.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp thực hiện chi trả trực tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này, bao gồm: các hoạt động dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, tham quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng.
5. Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thí điểm đến hết năm 2020, tổng kết, trình Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả, quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng.
6. Cơ sở nuôi trồng thủy sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp là doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản thực hiện chi trả trực tiếp quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này.
1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận tự nguyện.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp áp dụng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng không thỏa thuận được hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hình thức chi trả trực tiếp.
1. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện.
Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng điện thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (kwh) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1kwh (36 đồng/kwh).
2. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm. Sản lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng nước của cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch bán cho người tiêu dùng.
Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (m3) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1 m3 nước (52 đồng/m3).
3. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước là 50 đồng/m3. Khối lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là khối lượng nước cơ sở sản xuất công nghiệp đã sử dụng, tính theo đồng hồ đo nước hoặc theo lượng nước được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc theo chứng từ mua bán nước giữa cơ sở sản xuất công nghiệp với đơn vị kinh doanh nước.
Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng khối lượng nước (m3) do cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1 m3 nước (50 đồng/m3).
4. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp tối thiểu bằng 1 % trên tổng doanh thu thực hiện trong kỳ; mức chi trả cụ thể dựa trên cơ sở, điều kiện thực tiễn, do bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận.
5. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp tối thiểu bằng 1% tổng doanh thu thực hiện trong kỳ; mức chi trả cụ thể dựa trên cơ sở, điều kiện thực tiễn, do bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận.
6. Khi giá bán lẻ điện, nước bình quân chung quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này biến động tăng hoặc giảm 20%, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ quyết định điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tương ứng.
1. Kết quả điều tra, kiểm kê rừng theo chu kỳ.
2. Kết quả theo dõi diễn biến rừng hằng năm.
3. Bản đồ lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
4. Kết quả chi trả dịch vụ môi trường rừng của năm trước liền kề.
1. Hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Hạt Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng cấp xã cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng trên cơ sở chồng xếp bản đồ kết quả kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng cấp xã với bản đồ lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Nội dung xây dựng bản đồ lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng được quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
2. Hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, chủ rừng là tổ chức xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng trên cơ sở chồng xếp bản đồ kết quả kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng của chủ rừng là tổ chức với bản đồ lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
3. Chi phí xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng và chi phí xây dựng bản đô lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng được sử dụng từ nguồn kinh phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, của chủ rừng là tổ chức hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Trước ngày 15 tháng 02 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Hạt Kiểm lâm xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng của năm trước cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng trên cơ sở cập nhật bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng từ kết quả theo dõi diễn biến rừng năm trước.
Trước ngày 01 tháng 3 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh phối hợp với Hạt Kiểm lâm kiểm tra, xác minh diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng của năm trước đối với trường hợp có kiến nghị.
2. Trước ngày 15 tháng 3 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, phối hợp với Hạt Kiểm lâm tổng hợp diện tích được chi trả dịch vụ môi trường rừng của năm trước theo Mẫu số 01 Phụ lục V kèm theo Nghị định này làm cơ sở thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
3. Chi phí xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng sử dụng từ nguồn kinh phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Trước ngày 15 tháng 02 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm và chủ rừng là tổ chức xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng năm trước trên cơ sở cập nhật bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng từ kết quả theo dõi diễn biến rừng năm trước.
2. Trước ngày 28 tháng 02 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh phối hợp với Chi cục Kiểm lâm và chủ rừng là tổ chức kiểm tra, xác minh diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với trường hợp có kiến nghị.
3. Trước ngày 15 tháng 3 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh tổng hợp diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng là tổ chức theo Mẫu số 02 Phụ lục V kèm theo Nghị định này làm cơ sở thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
4. Chi phí xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng sử dụng từ nguồn kinh phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, của chủ rừng là tổ chức hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng, trong đó xác định loại dịch vụ, mức chi trả, thời gian chi trả, phương thức chi trả. Mức chi trả không thấp hơn mức chi trả được quy định tại Điều 59 của Nghị định này; hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng được lập thành bốn bản, bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng giữ một bản, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng giữ một bản, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh giữ một bản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ một bản.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng từ ngày có hoạt động sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng.
1. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có quyền quyết định việc sử dụng số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức, tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan đến việc tổ chức thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, bao gồm cả tiền trả cho bên nhận khoán bảo vệ rừng, phần còn lại được hạch toán là nguồn thu của đơn vị và được chi theo quy định của pháp luật về tài chính áp dụng cho tổ chức đó.
1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng ủy thác với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đối với diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng ủy thác với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh đối với diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực nằm trên địa giới hành chính của một tỉnh.
3. Hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.
1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền dịch vụ môi trường rừng từ ngày có hoạt động sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
2. Trước ngày 15 tháng 10, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng gửi kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng năm sau về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.
3. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng lập bản kê nộp tiền dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 03 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng.
4. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nộp tiền theo từng quý; thời gian nộp tiền chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý đối với Quý I, II, III; 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý đối với Quý IV.
5. Chậm nhất 50 ngày kể từ ngày kết thúc năm, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tổng hợp nộp tiền dịch vụ môi trường rừng gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo Mẫu số 04 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.
1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
a) Rà soát, xác định diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố;
b) Tổng hợp kế hoạch nộp tiền của các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh và thông báo cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh số tiền dự kiến điều phối theo Mẫu số 05 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này trước ngày 31 tháng 10 hằng năm;
c) Lập kế hoạch thu, chi theo Mẫu số 06 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này; dự toán chi quản lý theo Mẫu số 07 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này vào Quý IV hằng năm, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam thông qua, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
2. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
a) Rà soát, xác định diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng, lập danh sách bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
b) Tổng hợp kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng của các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng;
c) Lập kế hoạch thu, chi theo Mẫu số 08 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này; dự toán chi quản lý theo Mẫu số 09 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này vào Quý IV hằng năm; báo cáo Hội đồng đồng quản lý Quỹ thông qua, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
d) Thông báo kế hoạch thu, chi đến chủ rừng là tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật; gửi quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thu, chi về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam.
1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, căn cứ số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu trong năm và diện tích rừng trong lưu vực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam xác định số tiền điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
2. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
a) Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, căn cứ số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu năm trước và kết quả xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh xác định số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng năm trước để chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
b) Trước ngày 15 tháng 4 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thông báo cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 10, Mẫu số 11 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.
3. Chủ rừng là tổ chức có khoán bảo vệ rừng
Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, căn cứ số tiền thực nhận từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, chủ rừng là tổ chức có khoán bảo vệ rừng xác định số tiền chi trả cho bên nhận khoán bảo vệ rừng.
4. Nội dung xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Phụ lục VII kèm theo Nghị định này.
1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
a) Kinh phí quản lý được trích tối đa 0,5% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu trong năm để chi cho các hoạt động của bộ máy Quỹ. Mức trích cụ thể trong kế hoạch thu, chi hằng năm của Quỹ, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định. Nội dung chi hoạt động của bộ máy Quỹ bao gồm:
Chi thường xuyên: chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp cho các thành viên Ban Điều hành Quỹ, chi tiền trách nhiệm quản lý cho các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ; chi tiền công; chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền liên lạc; chi họp, hội nghị; chi công tác phí, thuê mướn; chi sửa chữa duy tu tài sản phục vụ công tác chuyên môn và cơ sở hạ tầng; chi thẩm định chương trình, dự án, thẩm định trong hoạt động đấu thầu; chi các hoạt động tiếp nhận và thanh toán tiền; chi kiểm tra giám sát và chi khác (nếu có);
Chi không thường xuyên: hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; chi các hoạt động rà soát xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng; chi hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản phục vụ hoạt động bộ máy Quỹ, mua sắm các trang thiết bị đặc thù phục vụ công tác chi trả; chi tuyên truyền; chi dịch vụ kiểm toán; chi đoàn ra, đoàn vào và chi khác (nếu có).
b) Nội dung chi, mức chi hoạt động bộ máy Quỹ thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp pháp luật chưa quy định nội dung chi, mức chi, căn cứ khả năng tài chính, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam xây dựng nội dung chi, mức chi cụ thể quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ;
c) Kinh phí quản lý quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là nguồn thu của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, được thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Sau khi trừ kinh phí quản lý đã trích, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều phối số tiền còn lại cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Nghị định này;
đ) Đối với số tiền thu được từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nhưng không xác định được hoặc chưa xác định được đối tượng nhận tiền dịch vụ môi trường rừng thì Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều phối số tiền đó cho các tỉnh có mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bình quân 01 ha từ thấp nhất trở lên.
2. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
a) Kinh phí quản lý được trích tối đa 10% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu trong năm để chi cho các hoạt động của bộ máy Quỹ. Mức trích cụ thể trong kế hoạch thu, chi hằng năm của Quỹ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Nội dung chi hoạt động của bộ máy Quỹ bao gồm:
Chi thường xuyên: chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp cho các thành viên Ban Điều hành Quỹ, chi tiền trách nhiệm quản lý cho các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ; chi tiền công; chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền liên lạc; chi họp, hội nghị; chi công tác phí, thuê mướn; chi sửa chữa duy tu tài sản phục vụ công tác chuyên môn và cơ sở hạ tầng; chi thẩm định chương trình, dự án, thẩm định trong hoạt động đấu thầu; chi các hoạt động tiếp nhận và thanh toán tiền; chi kiểm tra giám sát và chi khác (nếu có);
Chi không thường xuyên: chi hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; chi các hoạt động rà soát xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, các hoạt động kỹ thuật theo dõi, đánh giá chất lượng dịch vụ môi trường rừng; chi hỗ trợ hoạt động liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng cấp huyện, xã; chi hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản phục vụ hoạt động bộ máy Quỹ, mua sắm các trang thiết bị đặc thù phục vụ công tác chi trả; chi tuyên truyền; chi dịch vụ kiểm toán; chi đoàn ra, đoàn vào và chi khác (nếu có).
b) Nội dung chi, mức chi hoạt động bộ máy Quỹ, chi phụ cấp kiêm nhiệm, chi hỗ trợ chi phí quản lý đối với các đơn vị, tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hỗ trợ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi trả thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp pháp luật chưa quy định nội dung chi, mức chi, căn cứ khả năng tài chính, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh xây dựng nội dung chi, mức chi cụ thể quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ;
c) Kinh phí quản lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều này là nguồn thu của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, được thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Kinh phí dự phòng được trích tối đa 5% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu trong năm để hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trong trường hợp có thiên tai, khô hạn hoặc mức chi trả trên cùng đơn vị diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh thấp hơn năm trước liền kề, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh lập kế hoạch hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Kinh phí dự phòng đã được phê duyệt trong năm chưa thực hiện được hoặc chưa sử dụng hết phải chuyển trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
đ) Số tiền còn lại sau khi trừ kinh phí quản lý đã trích, kinh phí dự phòng đã sử dụng theo quy định tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều này, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Nghị định này;
e) Đối với số tiền thu được từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nhưng không xác định được hoặc chưa xác định được đối tượng nhận tiền dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều tiết số tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng có mức chi trả dịch vụ môi trường rừng bình quân 01 ha từ thấp nhất trở lên; hỗ trợ công tác bảo vệ, phát triển rừng, trồng cây phân tán, trồng rừng cảnh quan trong khu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; tuyên truyền, phổ biến chính sách nâng cao năng lực thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
3. Chủ rừng
a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được sử dụng toàn bộ số tiền dịch vụ môi trường rừng để quản lý bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao đời sống;
b) Chủ rừng là các doanh nghiệp: toàn bộ số tiền dịch vụ môi trường rừng nhận được là nguồn thu của doanh nghiệp, được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về tài chính đối với doanh nghiệp;
c) Chủ rừng là tổ chức không bao gồm điểm b khoản 3 Điều này không khoán bảo vệ rừng hoặc khoán một phần diện tích, toàn bộ số tiền nhận được tương ứng với diện tích rừng tự bảo vệ được sử dụng cho các hoạt động phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng của chủ rừng, bao gồm: xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; các hạng mục công trình lâm sinh, các công trình cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng; các hoạt động tuần tra, truy quét các điểm nóng, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng; mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng; lập hồ sơ, xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu, tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn, hội nghị và các hoạt động khác phục vụ công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng; chi trả lương và các khoản có tính chất lương đối với các đối tượng không hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước và các hoạt động khác phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Số tiền dịch vụ môi trường rừng nhận được cho diện tích chủ rừng tự bảo vệ là nguồn thu của chủ rừng, chủ rừng quản lý theo quy định của pháp luật về tài chính phù hợp với loại hình tổ chức của chủ rừng;
d) Chủ rừng là tổ chức được quy định tại điểm c khoản 3 Điều này có khoán bảo vệ rừng cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư được trích 10% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả cho diện tích rừng khoán bảo vệ nêu trên để chi cho công tác quản lý các khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, gồm: các hạng mục công trình lâm sinh, các công trình cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng; các hoạt động tuần tra, truy quét các điểm nóng, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng; lập hồ sơ, xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu, tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn, hội nghị và các hoạt động khác phục vụ công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng; chi trả lương và các khoản có tính chất lương đối với các đối tượng không hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước và các hoạt động khác phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Số tiền trích để chi cho công tác quản lý của chủ rừng được coi là nguồn thu của chủ rừng và được quản lý theo quy định pháp luật về tài chính phù hợp với loại hình tổ chức của chủ rừng.
Số tiền còn lại sau khi trích kinh phí quản lý được chủ rừng chi trả cho bên nhận khoán theo quy định tại khoản 3 Điều 69 của Nghị định này.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng xây dựng phương án sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh. Nội dung chi bao gồm:
a) Chi cho người bảo vệ rừng;
b) Xăng, dầu cho phương tiện tuần tra, kiểm tra rừng;
c) Hỗ trợ cho những người được huy động tham gia ngăn chặn, chống chặt phá rừng và chữa cháy rừng bị tai nạn, thương tật;
d) Bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ, công tác kiêm nhiệm;
đ) Phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng;
e) Hội nghị, hội thảo sơ tổng kết và công tác thi đua khen thưởng;
g) Các khoản chi khác.
1. Tạm ứng tiền dịch vụ môi trường rừng
Căn cứ kế hoạch thu, chi được phê duyệt, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh tạm ứng tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng và chi cho các đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi trả. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định số lần tạm ứng, tỷ lệ tạm ứng tiền dịch vụ môi trường rừng.
2. Thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng
a) Căn cứ số tiền thực thu trong năm, kết quả xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ chi trả thực hiện thanh toán tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng trước ngày 01 tháng 6 năm sau;
b) Sau khi hoàn thành việc thanh toán, đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ chi trả lập báo cáo tổng hợp theo Mẫu số 12, Mẫu số 13 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này, gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh kèm theo chứng từ trước ngày 15 tháng 6 năm sau;
c) Căn cứ số kinh phí quản lý được sử dụng, nội dung chi, mức chi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và chứng từ chi hợp pháp, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thanh toán tiền cho các đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ chi trả.
3. Hình thức tạm ứng, thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng
a) Đối với bên cung ứng dịch vụ môi trường là tổ chức, việc tạm ứng, thanh toán được thực hiện qua tài khoản ngân hàng;
b) Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện tạm ứng, thanh toán qua tài khoản hoặc bằng tiền mặt. Nhà nước khuyến khích tạm ứng, thanh toán qua tài khoản ở những nơi đủ điều kiện thực hiện.
4. Quyết toán tiền dịch vụ môi trường rừng:
a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng khóa sổ kế toán vào ngày 31 tháng 12 hằng năm, lập báo cáo quyết toán theo Mẫu số 14 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này, thời gian lập và điều chỉnh báo cáo quyết toán đến ngày 30 tháng 6 năm sau, nộp cơ quan quản lý trực tiếp trước ngày 15 tháng 7 năm sau;
b) Chủ rừng là tổ chức có thực hiện khoán bảo vệ rừng lập báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 15 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này, nộp cơ quan quản lý trực tiếp và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trước ngày 30 tháng 6 năm sau;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng khóa sổ kế toán, lập và nộp báo cáo theo quy định về quản lý tài chính đối với từng loại hình tổ chức;
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam;
đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trực thuộc Sở) hoặc Sở Tài chính (trường hợp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;
e) Cơ quan quản lý trực tiếp xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng là tổ chức trực thuộc;
g) Cơ quan tài chính cấp huyện xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng;
h) Thời gian xét duyệt quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ tài chính đối với từng loại hình tổ chức.
1. Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra tại địa phương và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng trực thuộc Sở) hoặc Sở Tài chính (trường hợp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chủ trì tổ chức kiểm tra Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;
c) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam kiểm tra việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; kiểm tra việc nộp tiền của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng;
d) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh kiểm tra việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng các bên liên quan trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc nộp tiền chi trả của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng;
đ) Chủ rừng là tổ chức kiểm tra bên nhận khoán;
e) Các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân tham gia giám sát đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan đến quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.
2. Công khai tài chính
a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, chủ rừng là tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật về tài chính;
b) Công khai danh sách đối tượng được chi trả, số tiền được chi trả, kế hoạch chi trả hằng quý, hằng năm theo Quy chế dân chủ tại cơ sở bằng các hình thức: niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại nơi họp cộng đồng dân cư, bản hoặc nơi công cộng thuận lợi nhất để người dân tiện theo dõi; thông báo bằng văn bản hệ thống truyền thanh của xã, thôn, bản hoặc công bố trong hội nghị nhân dân của xã, thôn, bản.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, động đất, bão lụt, lũ quét, lốc, sóng thần, lở đất xảy ra, làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của mình dẫn tới mất khả năng hoặc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và không thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích không còn tài sản để trả hoặc người giám hộ, người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho cá nhân đó.
3. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có quyết định giải thể hoặc phá sản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không còn vốn, tài sản để chi trả nợ cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
1. Miễn tiền dịch vụ môi trường rừng: tổ chức, cá nhân được miễn 100% số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 70% đến 100% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh hoặc trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 73 của Nghị định này.
2. Giảm tiền dịch vụ môi trường rừng: tổ chức, cá nhân được giảm tối đa 50% số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 40% đến dưới 70% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.
1. Hồ sơ miễn, giảm
Khi xảy ra rủi ro bất khả kháng quy định tại Điều 73 của Nghị định này, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng lập 01 bộ hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi địa giới hành chính của một tỉnh) hoặc Tổng cục Lâm nghiệp (đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên). Hồ sơ miễn, giảm bao gồm:
a) Văn bản đề nghị miễn, giảm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng hoặc người giám hộ, người thừa kế của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng, trong đó nêu rõ nguyên nhân, nội dung rủi ro bất khả kháng; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; nội dung đề nghị miễn, giảm; thời gian đề nghị miễn, giảm;
b) Bản kê tổn thất, thiệt hại về vốn và tài sản; bản sao chụp quyết định giải thể hoặc phá sản (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức;
c) Riêng trường hợp miễn tiền dịch vụ môi trường rừng đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng là cá nhân, ngoài văn bản đề nghị tại điểm a khoản 1 Điều này, người giám hộ phải gửi bản sao chụp quyết định của tòa án trong trường hợp mất năng lực hành vi dân sự; người thừa kế phải gửi bản sao chụp giấy chứng tử, chứng nhận mất tích trong trường hợp chết hoặc mất tích.
2. Trình tự miễn, giảm
a) Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, trong thời gian 1/2 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, bên nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ;
b) Đối với hồ sơ nhận qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng, trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bên nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ;
c) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị miễn, giảm hợp lệ, bên nhận hồ sơ quyết định thành lập Đoàn kiểm tra xác minh;
d) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi có quyết định thành lập, Đoàn kiểm tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh;
đ) Trong thời gian 05 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra hoàn thành báo cáo, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn, giảm đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi địa giới hành chính của một tỉnh hoặc gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định miễn, giảm đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên;
e) Quyết định miễn, giảm được gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng để thực hiện.
1. Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
a) Rà soát, ký kết hợp đồng, tiếp nhận và quản lý nguồn tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng;
b) Vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính ủy thác; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước;
c) Tiếp nhận, quản lý tiền trồng rừng thay thế;
d) Tổ chức thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ;
đ) Làm đầu mối giúp Tổng cục lâm nghiệp tổ chức kiểm tra, giám sát việc thu nộp và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do Quỹ điều phối tại Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;
e) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ;
g) Thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm toán; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền;
h) Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ;
i) Tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng hằng năm của cả nước;
k) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại trung ương và địa phương;
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc quy định.
2. Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
a) Rà soát, ký kết hợp đồng, tiếp nhận và quản lý nguồn tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng;
b) Vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính ủy thác khác; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước;
c) Tiếp nhận, quản lý tiền trồng rừng thay thế;
d) Đại diện cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải trả tiền ủy thác về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;
đ) Làm đầu mối giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng kinh phí quản lý, việc thanh toán tiền cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng của các chủ rừng có khoán bảo vệ rừng;
e) Tổ chức thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ;
g) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ;
h) Thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm toán; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền;
i) Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ;
k) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam về tình hình thu chi tiền dịch vụ môi trường rừng của địa phương hằng năm theo Mẫu số 16 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này;
l) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật có liên quan;
m) Đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có điều kiện thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, thì cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản này.
1. Tổ chức Quỹ ở cấp trung ương
a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (sau đây gọi là Quỹ trung ương) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp quyết định thành lập và quản lý. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm có: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát, Ban điều hành và các phòng chuyên môn;
c) Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát và Ban điều hành được quy định trong điều lệ về tổ chức hoạt động của Quỹ, do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
2. Tổ chức Quỹ ở cấp tỉnh
a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (sau đây gọi là Quỹ cấp tỉnh) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trên cơ sở nhu cầu và khả năng huy động các nguồn tài chính để phục vụ công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Quỹ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm có: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát, Ban điều hành và các phòng chuyên môn;
c) Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát và Ban điều hành được quy định trong điều lệ về tổ chức hoạt động của Quỹ, do Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh ban hành.
1. Trách nhiệm của Quỹ trung ương
a) Điều phối tiền dịch vụ môi trường rừng và các nguồn ủy thác khác cho Quỹ cấp tỉnh;
b) Hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật cho Quỹ cấp tỉnh;
c) Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho Quỹ cấp tỉnh;
d) Tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý giữa các Quỹ cấp tỉnh;
đ) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
2. Trách nhiệm của Quỹ cấp tỉnh
a) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính, hỗ trợ kỹ thuật từ Quỹ trung ương;
b) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Quỹ trung ương về quản lý, sử dụng kinh phí của Quỹ;
c) Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ cho Quỹ trung ương để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Nguồn tài chính của Quỹ trung ương
a) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; tiền ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng;
b) Tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
c) Tiền viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
d) Lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng;
đ) Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
2. Nguồn tài chính của Quỹ cấp tỉnh
a) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; tiền ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng;
b) Tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
c) Tiền viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
d) Nguồn hỗ trợ từ Quỹ trung ương;
đ) Lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng;
e) Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
1. Quỹ trung ương
a) Điều phối tiền dịch vụ môi trường rừng cho quỹ cấp tỉnh; chi thực hiện các nhiệm vụ ủy thác theo hợp đồng ủy thác khác từ nguồn kinh phí được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 79 của Nghị định này;
b) Chi tiền trồng rừng thay thế do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định từ nguồn kinh phí được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 79 của Nghị định này;
c) Chi hỗ trợ cho các chương trình, dự án, các hoạt động phi dự án từ nguồn kinh phí được quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 79 của Nghị định này, bao gồm: hỗ trợ kinh phí để chống chặt phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép; tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; thử nghiệm và phổ biến nhân rộng mô hình bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững; thử nghiệm, ứng dụng giống cây lâm nghiệp mới; hỗ trợ trồng cây phân tán; phát triển lâm sản ngoài gỗ trên đất lâm nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng đến cấp tỉnh và hỗ trợ các hoạt động khác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng;
d) Chi hỗ trợ kinh phí cho Quỹ cấp tỉnh từ nguồn kinh phí được quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 79 của Nghị định này;
đ) Chi hoạt động của bộ máy Quỹ từ nguồn kinh phí quản lý dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 70 của Nghị định này; từ nguồn kinh phí quản lý theo hợp đồng ủy thác, lãi tiền gửi, nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Nội dung chi, mức chi hoạt động bộ máy Quỹ thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp pháp luật chưa có quy định nội dung chi, mức chi, căn cứ khả năng tài chính, Quỹ xây dựng nội dung chi, mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ; quyết định việc chi tiêu và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Quỹ cấp tỉnh
a) Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng; chi thực hiện các nhiệm vụ ủy thác theo hợp đồng ủy thác khác từ nguồn kinh phí được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 79 của Nghị định này;
b) Chi tiền trồng rừng thay thế do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định từ nguồn kinh phí được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 79 của Nghị định này;
c) Chi hỗ trợ cho các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án từ nguồn kinh phí được quy định tại các điểm c, d và e khoản 2 Điều 79 của Nghị định này, bao gồm: hỗ trợ kinh phí để chống chặt phá rừng, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép; tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; thử nghiệm và phổ biến nhân rộng mô hình bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững; thử nghiệm, ứng dụng giống cây lâm nghiệp mới; hỗ trợ trồng cây phân tán; phát triển lâm sản ngoài gỗ trên đất lâm nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng ở cơ sở và hỗ trợ các hoạt động khác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng;
d) Chi hoạt động của bộ máy Quỹ từ nguồn kinh phí quản lý dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 70 của Nghị định này; từ nguồn kinh phí quản lý theo hợp đồng ủy thác; lãi tiền gửi; nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Nội dung chi, mức chi hoạt động bộ máy Quỹ thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp pháp luật chưa có quy định nội dung chi, mức chi, căn cứ khả năng tài chính, Quỹ xây dựng nội dung chi, mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ; quyết định việc chi tiêu và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
1. Quỹ trung ương
a) Hằng năm, Quỹ lập kế hoạch tài chính gồm: kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng và các nguồn tài chính khác; dự toán chi hoạt động của Quỹ thông qua Hội đồng Quản lý Quỹ, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định;
b) Hằng năm, Quỹ lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính kế toán hiện hành gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xét duyệt.
2. Quỹ cấp tỉnh
a) Hằng năm, Quỹ lập kế hoạch tài chính gồm: kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng và các nguồn tài chính khác; dự toán chi hoạt động của Quỹ thông qua Hội đồng Quản lý Quỹ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Hằng năm, Quỹ lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo quy định của Pháp luật về tài chính kế toán hiện hành. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xét duyệt báo cáo quyết toán đối với Quỹ trực thuộc Sở; Sở Tài chính xét duyệt báo cáo quyết toán đối với Quỹ trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Việc giao quyền tự chủ tài chính cho Quỹ trung ương, Quỹ cấp tỉnh thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác và văn bản hướng dẫn thực hiện.
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng các cấp thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, quản lý tài sản và công khai tài chính như sau:
1. Thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp để thực hiện công tác kế toán.
2. Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn.
3. Khuyến khích thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính.
4. Thực hiện công khai tài chính theo quy định pháp luật về tài chính hiện hành; khuyến khích thực hiện đánh giá độc lập kết quả thực hiện chính sách dịch vụ môi trường rừng.
1. Hỗ trợ không hoàn lại toàn phần hoặc một phần vốn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư việc thực hiện các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các nội dung được hỗ trợ
a) Quỹ trung ương hỗ trợ các hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 80 của Nghị định này;
b) Quỹ cấp tỉnh hỗ trợ các hoạt động quy định tại điểm c khoản 2 Điều 80 của Nghị định này.
1. Quỹ trung ương
a) Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, tổ chức, hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu hỗ trợ gửi văn bản đề nghị hỗ trợ, kèm theo văn kiện chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ban điều hành Quỹ;
b) Trước ngày 25 tháng 02 hằng năm, Ban điều hành Quỹ chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thẩm định, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ thông qua, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, Giám đốc Quỹ thông báo qua dịch vụ bưu chính cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được hỗ trợ biết, để triển khai thực hiện.
2. Quỹ cấp tỉnh
a) Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu hỗ trợ gửi văn bản đề nghị hỗ trợ, kèm theo văn kiện chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ban điều hành Quỹ;
b) Trước ngày 25 tháng 02 hằng năm, Ban điều hành Quỹ chủ trì, phối hợp với các Cơ quan chức năng tổ chức thẩm định, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ thông qua, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Giám đốc Quỹ thông báo qua dịch vụ bưu chính cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được hỗ trợ biết để triển khai thực hiện.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án theo quyết định được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc thành lập ban quản lý để tổ chức triển khai thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
1. Quỹ trung ương
a) Ban điều hành Quỹ chỉ đạo thực hiện, kiểm tra tình hình thực hiện các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án được Quỹ trung ương hỗ trợ theo định kỳ hoặc đột xuất;
b) Trường hợp cần thiết, Ban điều hành Quỹ được thuê tư vấn để kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án do Quỹ trung ương hỗ trợ.
2. Quỹ cấp tỉnh
a) Ban điều hành Quỹ chỉ đạo thực hiện, kiểm tra tình hình thực hiện các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án được Quỹ cấp tỉnh hỗ trợ theo định kỳ hoặc đột xuất;
b) Trường hợp cần thiết, Ban điều hành Quỹ được thuê tư vấn để kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án do Quỹ cấp tỉnh hỗ trợ.
Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho các hoạt động sau:
1. Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ:
a) Hoạt động quản lý của các ban quản lý rừng;
b) Trồng, chăm sóc, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng;
c) Kiểm kê, theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng và công bố hiện trạng rừng;
d) Quản lý thông tin về lâm nghiệp và cơ sở dữ liệu về rừng;
đ) Sưu tập tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng;
e) Nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm;
g) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
h) Kiểm tra, ngăn chặn, đấu tranh, phòng ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
i) Xây dựng và triển khai phương án quản lý rừng bền vững;
k) Giao rừng, cắm mốc ranh giới rừng.
2. Bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
a) Theo dõi, giám sát và tổ chức cứu hộ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
b) Mua sắm trang thiết bị giám sát, cứu hộ, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Chăm sóc, nuôi dưỡng các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
3. Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp
a) Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; chọn, tạo, nhân giống cây trồng thân gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ; phục hồi rừng, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên;
b) Nghiên cứu, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, định giá rừng, xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng;
c) Nghiên cứu giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu;
d) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và các hướng dẫn kỹ thuật về lâm nghiệp.
4. Xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao
a) Nhân giống cây bằng công nghệ nuôi cấy mô, phôi sinh dưỡng; tạo giống mới bằng công nghệ biến nạp gen, công nghệ đột biến gen, công nghệ tế bào, công nghệ di truyền phân tử;
b) Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ sinh học, sử dụng vật liệu mới và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất cây giống quy mô công nghiệp, trồng và chăm sóc rừng;
c) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng;
đ) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong khai thác gỗ và lâm sản;
đ) Nghiên cứu, ứng dụng, trình diễn công nghệ cao trong chế biến, bảo quản gỗ và lâm sản.
5. Mua sắm phương tiện, trang bị, thiết bị: bảo vệ rừng; quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
6. Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
a) Đường giao thông tính từ đường giao thông hiện có đến văn phòng của Ban quản lý rừng; đường lâm nghiệp: đường vận xuất, vận chuyển trong phạm vi ranh giới của Ban quản lý rừng; đường tuần tra bảo vệ rừng;
b) Văn phòng làm việc, nhà công vụ cho cán bộ tạm trú, trạm bảo vệ rừng; trung tâm cứu hộ kết hợp chăn thả động vật hoang dã; trung tâm giáo dục môi trường kết hợp nhà khách; nhà bảo tàng động vật, thực vật rừng; các công trình phục vụ nghiên cứu khoa học;
c) Đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng, trạm quan sát, dự báo lửa rừng; kênh mương, cầu, cống, bể, bồn chứa nước, đập, hồ chứa và đường ống dẫn nước phục vụ công tác phòng cháy và chữa cháy rừng;
d) Biển báo, biển cảnh báo, cọc mốc ranh giới khu rừng;
đ) Kho, bãi tập kết nguyên nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ công tác bảo vệ, phát triển rừng; bến tầu, thuyền đối với địa điểm văn phòng, trạm bảo vệ rừng nằm cạnh sông, biển;
e) Hệ thống điện độc lập (điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ,...) trong trường hợp nơi đặt văn phòng ban quản lý rừng, trạm quản lý bảo vệ rừng không có hệ thống điện lưới quốc gia; hệ thống thông tin liên lạc;
g) Các công trình phục vụ cho quản lý và bảo vệ rừng khác.
7. Quy hoạch Lâm nghiệp cấp quốc gia, điều tra cơ bản về lâm nghiệp, xây dựng các chương trình, đề án phát triển lâm nghiệp.
8. Điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến và cơ sở dữ liệu rừng.
9. Bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng.
10. Duy trì và phát triển rừng giống, vườn thực vật quốc gia theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
11. Đối tượng, mức đầu tư và trình tự đầu tư do Chính phủ quy định cụ thể trong từng thời kỳ trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách và tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:
1. Chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, khuyến lâm và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
a) Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong: thâm canh rừng trồng cung cấp gỗ lớn, trồng cây bản địa, trồng rừng hỗn loài; hiện đại hóa quy trình sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp, trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng; khai thác, vận chuyển, chế biến và bảo quản lâm sản; công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản;
b) Nghiên cứu đổi mới mô hình tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển rừng bền vững; phát triển mô hình sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp;
c) Chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực lâm nghiệp vào sản xuất, kinh doanh, quản lý lâm nghiệp;
d) Đào tạo, thử nghiệm, chuyển giao, vận hành công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, các hoạt động khuyến lâm;
đ) Xây dựng phương án, triển khai công tác quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng sản xuất.
2. Phát triển kết cấu hạ tầng gắn với đầu tư phát triển, kinh doanh rừng sản xuất theo chuỗi giá trị
a) Xây dựng trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao, vườn ươm giống cây rừng;
b) Xây dựng đường lâm nghiệp tại những khu vùng rừng sản xuất có quy mô tập trung từ 500 ha trở lên;
c) Xây dựng các công trình bảo vệ rừng (chòi canh lửa, biển báo, đường băng cản lửa) tại những khu rừng sản xuất có quy mô tập trung từ 500 ha trở lên;
d) Hỗ trợ đầu tư xây dựng và kinh phí vận chuyển cho các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng tại các vùng kinh tế xã hội khó khăn.
3. Hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới
a) Trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ cho đối tượng là hộ nông dân tại các vùng miền núi, biên giới, hải đảo và vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho đối tượng là hộ gia đình nông dân tại các vùng miền núi, biên giới, hải đảo và vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
c) Hỗ trợ phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ;
d) Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình nghèo tại các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn tham gia trồng rừng sản xuất được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hiện hành;
đ) Hỗ trợ gạo cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình nghèo tại các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn để thay đổi tập quán canh tác du canh, thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy.
4. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho chủ rừng
a) Sản xuất, kinh doanh giống;
b) Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng;
c) Khai thác, chế biến và thương mại lâm sản;
d) Ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin trong quản lý, bảo vệ và theo dõi diễn biến rừng;
đ) Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng trừ sâu bệnh hại rừng.
5. Xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại trong hoạt động lâm nghiệp; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp
a) Hoạt động xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại sản phẩm;
b) Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
6. Đối tượng, mức hỗ trợ và trình tự hỗ trợ đầu tư do Chính phủ quy định cụ thể trong từng thời kỳ.
1. Nhà nước ưu đãi đầu tư cho các hoạt động theo quy định tại khoản 3 Điều 94 của Luật Lâm nghiệp.
2. Các hoạt động đầu tư khác được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công.
3. Đối tượng, nội dung, nguyên tắc và thủ tục ưu đãi đầu tư cụ thể được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư và ưu đãi đầu tư.
1. Các chương trình, dự án và hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư theo các chính sách hiện hành được tiếp tục thực hiện cho đến khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách mới, gồm có:
a) Chính sách bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc;
b) Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định tại Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước;
c) Chính sách phát triển chế biến lâm sản và thị trường lâm sản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
d) Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020;
đ) Chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng thực hiện theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, trừ các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Quyết định này;
e) Chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông lâm nghiệp thực hiện theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ;
g) Chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu thực hiện theo Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ;
h) Đối với diện tích rừng tự nhiên của các công ty lâm nghiệp đóng cửa rừng được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để bảo vệ. Mức hỗ trợ áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
i) Khi Nhà nước ban hành các chính sách thay thế các chính sách quy định tại khoản này thì áp dụng các chính sách đó.
2. Các khu rừng đặc dụng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập bao gồm cả hợp phần bảo tồn biển, đất ngập nước nội địa thì Ban quản lý khu rừng đặc dụng đó tiếp tục quản lý hợp phần bảo tồn biển, đất ngập nước nội địa mà không phải thành lập Ban quản lý khu bảo tồn biên hoặc Ban quản lý khu bảo tồn vùng đất ngập nước nội địa mới.
3. Đối với các Quỹ cấp xã đã được thành lập theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng được tiếp tục hoạt động, hoàn thiện thanh, quyết toán và giải thể trong năm 2019.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỊ BÃI BỎ
(Kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ)
TT |
Tên loại văn bản |
Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản |
Tên gọi của văn bản/ Trích yếu nội dung của văn bản |
1 |
Nghị định |
09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 |
Về phòng cháy và chữa cháy rừng |
2 |
Nghị định |
23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 |
|
3 |
Nghị định |
48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 |
Về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng |
4 |
Nghị định |
05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 |
Về quỹ bảo vệ và phát triển rừng |
5 |
Nghị định |
99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 |
Về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng |
6 |
Nghị định |
117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 |
Về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng |
7 |
Nghị định |
147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 |
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng |
8 |
Quyết định |
178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 |
Về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp |
9 |
Quyết định |
186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 |
Ban hành Quy chế quản lý rừng |
10 |
Quyết định |
34/2011/QĐ-TTg ngày 24/6/2011 |
Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ |
11 |
Quyết định |
39/2012/QĐ-TTg ngày 5/10/2012 |
Ban hành Quy chế quản lý cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ |
12 |
Quyết định |
17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 |
Ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ |
13 |
Quyết định |
49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 |
Ban hành Quy chế quản lý rừng sản xuất |
14 |
Thông tư |
99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 |
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ |
15 |
Thông tư |
38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 |
Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn |
16 |
Thông tư |
57/2007/TT-BNN ngày 13/06/2007 |
Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng, ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ |
17 |
Thông tư |
70/2007/TT-BNN ngày 01/8/2007 |
Hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư |
18 |
Thông tư |
05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 |
Hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng |
19 |
Thông tư |
58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 |
Hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp |
20 |
Thông tư |
24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 |
Hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch thành rừng phòng hộ, đặc dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ |
21 |
Thông tư |
34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 |
Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng |
22 |
Thông tư |
78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 |
Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng |
23 |
Thông tư |
60/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 |
Quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng |
24 |
Thông tư |
10/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2014 |
Quy định về tiêu chí xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ của khu bảo tồn biển |
25 |
Thông tư |
20/2016TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 |
Điều 1, Điều 3 của Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN |
26 |
Thông tư |
22/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 |
Hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng |
27 |
Thông tư |
85/2012/TT-BTC ngày 25/05/2012 |
Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng |
28 |
Thông tư |
04/2018/TT-BTC ngày 17/01/2018 |
Hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng |
29 |
Quyết định |
46/2007/QĐ-BNN ngày 28/5/2007 |
Ban hành quy định về xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng |
30 |
Quyết định |
62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 |
Ban hành Bản quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng |
31 |
Quyết định |
106/2006/QĐ-BNN ngày 27/11/2006 |
Ban hành bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn |
32 |
Quyết định |
104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007 |
Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên |
33 |
Thông tư liên tịch |
80/2003/TTLT-BNN-BTC ngày 03/9/2003 |
Hướng dẫn Quyết định 178/2001/QĐ-TTg về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp |
34 |
Thông tư liên tịch |
62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 04/8/2005 |
Hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng |
35 |
Thông tư liên tịch |
61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 |
Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép, phòng cháy chữa cháy rừng |
36 |
Thông tư liên tịch |
07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 |
Hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp |
37 |
Thông tư liên tịch |
20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 27/3/2013 |
Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư liên tịch 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/06/2007 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.156/2018/ND-CP |
Hanoi, November 16, 2018 |
ON ENFORCEMENT OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON FORESTRY
Pursuant to the Law on organization of the Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Forestry dated November 15, 2017;
At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development;
The Government promulgates a Decree providing for enforcement of a number of the Law on Forestry.
This Decree provides for enforcement of a number of articles of the Law on Forestry, including:
1. Criteria for forest determination and classification and regulations on forest management
2. Land allocation or lease for production purpose, conversion of forest types, forest repurposing and forest appropriation
3. Forest fire safety
4. Payers and methods for payment and cost of forest environmental services, remission of forest environmental service charges and management and use of such charges
5. Investment policy on forest development and protection
6. Duties, organizational structures and mechanism for management and financial resource use of forest development and protection funds.
This Decree applies to regulatory agencies, organizations, family households, individuals, domestic communities and foreign organizations or foreigners involved in forestry-related activities in Vietnam.
1. “forest development” means forestation or reforestation after exploitation or damage due to natural disasters or other causes, localizing and promoting forest reproduction or restoration, regenerating extremely poor natural forests and taking other bio-forestry measures for the purpose of increasing forest area, forest reserves and quality.
2. “inter-regional area” means a land area with concentrated natural forests or planted forests in which the distance between 2 stretches of forest does not exceed 30 m and total area of non-forested land does not account for 30% of such area.
3. “primeval forest" means a natural forest without major human disturbance that still remain its original structure.
4. “secondary forest” means a natural forest suffering from human disturbance to the extent that its original structure is changed, including: secondary forest undergoing natural restoration after grain harvest, forest fire or other activities causing forest loss and secondary forest after selective exploitation of timber or other forest products.
5. "main exploitation" means cutting down trees for wood collection mainly serving economic purpose but ensuring sustainable forest development and use which is specified in the sustainable forest management plan as regulated by laws.
6. “full utilization” means taking advantages of timbers during bio-forestry measure adoption and scientific research and clearing land of projects for repurpose of forests.
7. “full collection” means collecting fallen or dead timbers due to natural disasters, burnt or dead woods, branches and crowns left.
8. “forest environment" means a part of forest ecology, including land, water, air, sound, light and other physical elements forming forest scenery.
Section 1. CRITERIA FOR FOREST DETERMINATION
Article 4. Criteria applied for natural forests
Natural forests are primeval forests and secondary forests that satisfy the following requirements:
1. The canopy of timbers, bamboos and family palmae (hereinafter referred to as “forest trees”) which are main components of the natural forest is at least 0.1.
2. The inter-regional area is at least 0.3 ha.
3. Average height of main forest trees shall be classified based upon geographical conditions as follows:
a) For natural forests on hills and plains: at least 5 m;
b) For freshwater swamp natural forests: at least 2.0 m;
c) Natural forests on land inundated by acid sulfate: at least 1.5 m
d) Natural forests on rock mountains, sandy land, salt marshes and other forests growing under special ecological conditions: at least 1.0 m
Article 5. Criteria applied for planted forests
Planted forests include new forests planted on non-forested lands, forests re-planted after exploitation or due to other causes, forests developed from extremely poor natural forests and planted forests reproduced after forest exploitation, which satisfy the following criteria:
1. The canopy of forest trees is at least 0.1.
2. The inter-regional area is at least 0.3 ha.
3. Average height of forest trees shall be classified based upon geographical conditions as follows:
a) For planted forests on hills, mountain soils, deltas and salt marshes: at least 5 m.
b) For planted forests on mountain rocks integrated with soils and freshwater swamp planted forests: at least 2 m;
c) For planted forests on sandy land and salt marshes: at least 1 m.
Article 6. Criteria applied for reserve forests
1. National parks satisfying the following criteria:
a) Have at least 1 natural ecosystem featuring one region, the nation or international country or at least 1 endemic species of Vietnam or more than 5 species on the list of endangered and rare forest animals and forest plants;
b) Have special significance to science and education, landscape and unique feature of the nature and values to ecotourism, hospitality and entertainment services;
c) Have the inter-regional area of at least 7,000 ha, 70%of which is forest ecosystem.
2. Natural reserves satisfying the following criteria:
a) Have a natural ecosystem that is nationally or internationally significant or features or represents a natural ecoregion;
b) House at least 5 species on the list of endangered and rare forest animals and forest plants;
c) Have a special significance to science, education or ecotourism, hospitality and entertainment services;
d) Have inter-regional area of at least 5,000 ha, 90%of which is forest ecosystem.
3. Species and habitat reserves satisfying the following criteria:
a) House at least 1 endemic species or 1 species on the list of endangered and rare forest animals and forest plants on a regular or seasonal basis;
b) Ensure feed, living and reproducing conditions for sustainable conservation of endemic species or species on the list of endangered and rare forest animals and forest plants;
c) Have a special significance to science and education;
d) Have inter-regional area meeting requirements for sustainable conservation of species on the list of endangered and rare forest animals and forest plants.
4. Landscape protection areas including:
a) Forests used for preservation of historical and cultural heritage and landscape that has environmental scenery or unique feature of nature; historical and cultural heritage or landscape graded by the competent regulatory agency or subjects on the list of heritage stocktaking as per provisions of the law on culture; and has a value to science, education, ecotourism, hospitality and entertainment services;
b) Holy forests that has environmental scenery or unique feature of nature and is associated with beliefs and customs of the forest-dependent community;
c) Forests protecting environment of urban areas, industrial zones, export-processing zones, economy zones and hi-tech zones that protect environment and landscape and are planned associated with urban areas, industrial zones, export-processing zones, economy zones and hi-tech zones.
5. Forests used for scientific research and experiment purpose satisfying the following criteria:
a) Have e ecosystem that meet requirements for scientific research and experiments by science and technology organizations or vocational training institutions performing forestry-related scientific research and experiments;
b) Have forest area satisfying objectives and requirements of scientific research and experiments, technological development and sustainable forestry education.
6. National botanic gardens
Forests used for reserve and collection of Vietnamese and world plants serving research, sightseeing and education purpose which have at least 500 species of timbers and area of 50 ha and more.
7. National forest nurseries that:
a) are forests of converted or planted varieties of plants on the list of main plant varieties for forestry;
b) satisfy national standards for planted forests and have an area of at least 30 ha.
Article 7. Criteria applied for protection forests
1. Headwater protection forests are forests in the basin of rivers or reservoirs that satisfy the following criteria:
a) In terms of topography: hilly and rocky area with at least 15 degrees slope;
b) In terms of precipitation: the average annual precipitation is at least 2,000 mm or at least 1,000 mm for precipitation concentrated in 2 to 3 months;
c) In terms of soil texture and soil density: sandy soil or medium sandy loam of density of less than 70 cm of less than 30 cm for fine or medium loam.
2. Forests used for protection of water sources of the community
Forests providing daily water for production by forest-dependent community which are associated with customs and traditions of the community and are protected and used by such community.
3. Bordering protection forests
Protection forests in bordering areas associated with mandatory regions for national defense and security formed under the request of border management authorities.
4. Wind/sand shielding protection forests satisfying the following criteria:
a) Coastal wind/sand shielding protection forests stretch at least 300 m or 200 m measured from the annual highest sea level to the mainland for eroded seashore and uneroded seashore, respectively;
b) Wind/sand shielding protection forests behind the protection forests specified in Point a this Clause stretch at least 40 m in case of the sandy region of least 100-ha area or active sand dune or sand area of slope of at least 15 degrees. The width of each forest stretch is at least 30 m in case of sand area of less than 100 ha or inactive sand area or sand area of 15 -degree slope
5. Protection forests for tide shielding or sea encroachment prevention satisfying the following criteria:
a) The width of forest stretch is from 300 to 1000 m according to each ecosystem in case of coastal aggradations or coastal stability;
b) The minimum width of forest stretch is 150 m in case of coastal erosion;
c) The width of forest stretch is at least 20 m measured from the dike footing with at least 2 stretches of forest trees for river mouth;
d) The width of forest stretch is at least 100 m (dike available) and 250 m (without dike) for coastal lagoon.
Article 8. Criteria applied for production forests
Forests satisfying criteria applied for natural forests and planted forests specified in Article 4 and 5 herein but not criteria for reserve forests and protection forests prescribed in Article 6 and 7 herein.
Section 2. RESERVE FOREST MANAGEMENT
Article 9. Establishment of reserve forest zones
1. Principles for establishment of reserve forest zones
a) Have a project on establishment of reserve forest zones in consistent with national forestry planning not regulated by Point c Clause 1 Article 8 of Decree No.65/2010/ND-CP date June 11, 2010 of the Government on enforcement of a number of the Law on Biodiversity;
b) Satisfy criteria applied for each type of reserve forests specified in Article 6 herein
2. Contents of the project on establishment of reserve forest zone
a) Assessment of natural conditions, forest conditions in reality and natural ecosystems; values to biodiversity and genetic resources and significance to history, culture, landscape, ecotourism, hospitality and entertainment services, science, experiments environmental education and forest environmental service provision;
b) Assessment of management and use of forests, lands and water surface included in the project in reality;
c) Assessment of living conditions and social-economic conditions;
d) Determination of objectives of reserve forest zone establishment meeting criteria applied for reserve forests;
dd) Determination of boundaries and area of the reserve forest and buffer zones thereof on the map;
e) Activity programs and plans for settlement of living of the community in buffer zones, methods for implementation and management;
g) Determination of general estimate of investment capital, investment separation; funding for recurrent forest protection, conservation and improvement of living conditions and investment quality;
h) Project implementation
3. Application for establishment of reserve forest zone includes:
a) Application form for establishment of reserve zone (the original);
b) Project on establishment of reserve forest zone (the original);
c) A map showing real condition of reserve forest zone (the original) at the scale of 1/5,000 or 1/10,000 or 1/25,000 under the Vietnam's national Reference System VN2000 according to area of the reserve forest zone;
d) A consolidated report on onions from relevant entities;
dd) Appraisal results
4. Procedures for establishing the reserve forest zone located in 2 or more than 2 provinces or centrally-affiliated cities.
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge of preparing and sending the project to the Prime Minister for approval and issuance of decision on establishment of reserve forest zone as follows:
a) Develop a project on establishment of reserve forest zone as prescribed in Clause 2 this Article;
b) Request advice from ministries, ministerial agencies, provincial People’s Committees and relevant entities. The aforesaid entities shall response in writing to the Ministry of Agriculture and Rural Development within 20 working days from the day receiving the request;
c) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall appraise the application within 30 working days;
d) The Prime Minister shall consider whether to grant approval for the establishment project within 30 working days from the day on which the satisfactory application is received.
5. Procedures for establishing the reserve forest zone not specified in Clause 4 this Article
The Department of Agriculture and Rural Development shall take charge of preparing the construction project and send such project to the provincial People’s Committee for approval and issuance of decision on establishment as follows:
a) Develop a project on establishment of reserve forest zone as prescribed in Clause 2 this Article;
b) Request advice from the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant organizations and individuals The aforesaid entities shall response in writing to the provincial People’s committee within 20 working days from the day receiving the request;
c) The Department of Agriculture and Rural Development shall appraise the application within 30 working days;
d) The Chairperson of provincial People’s Committee shall consider whether to grant approval for such project within 30 working days from the day on which the satisfactory is received.
Article 10. Responsibilities for management of reserve forests
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall be responsible to the governmental management authorities for the system of reserve forests throughout the country and take charge of managing reserve forests located in 2 or more than 2 provinces or centrally-affiliated cities.
2. Provincial People’s Committees shall perform state management for local reserve forest system.
Article 11. Protection of reserve forests
1. Protecting forest ecosystem
a) Protection of forest ecosystem shall comply with regulations in Article 37 of the Forestry Law;
b) The following actions taken within the reserve forest shall be prohibited: actions causing changes to natural scenery of the forest; illegal exploitation of creature resources and other natural resources; environmental pollution-causing actions; carrying hazardous chemicals, explosive or flammable substances against law provisions into the forest; grazing cattle or poultry or pets in the strictly protected sub-zone of the reserve forest.
2. Protecting forest animals and plants
a) Protection of forest animals and plants shall comply with regulations in Article 38 of the Forestry Law; Government’s regulations on management of endangered and rare forest animals and forest plants in conformity with the convention on international trading in endangered wildlife animals and plants.
b) All forests animals living in the reserve forest must be protected from actions that lead to negative effects on their habitat and sources of feed.
c) Local healthy animals may be grazed in the reserve forest as allocated; however, the quantity of each species grazed into the forest must suitable for their habitat and feed and ensure the balance in forest ecosystem;
d) Grazing or husbandry of animals or plants not naturally allocated in the reserve forest is prohibited.
3. Complying with forest fire safety regulations specified in Chapter IV hereof.
4. Complying with regulations on prevention and elimination of organisms harmful to forests as prescribed in Article 40 of the Forestry Law.
Article 12. Exploitation of forest products of reserve forests
1. With regard to national parks, natural reserves and species - habitat reserves
a) Forest products to be exploited or sampled are specified in Point b, c and d Clause 1 Article 52 of the Forestry Law.
a) Exploitation is permitted if there is a plan for full utilization of wood as prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development for forest products specified in Point b Clause 1 Article 52 of the Forestry Law; decision on forest repurposing for forest products specified in Point c Clause 1 Article 52 of the Forestry Law; scientific program or research approved for forest products specified in Point d Clause 1 Article 52 of the Forestry Law.
2. With regard to forests used for landscape protection
a) Forest products to be exploited or sampled are specified in Clause 2 Article 52 of the Forestry Law;
a) Exploitation is permitted if there is a bio-forestry plan in case of full utilization within the scope of land clearance specified in Point a Clause 2 Article 52 of the Forestry Law; scientific program or scientific research approved for forest products specified in Point d Clause 2 Article 52 of the Forestry Law; plan for full utilization of woods as regulated by the Ministry of Agriculture and Rural Development for forest products specified in Point c Clause 2 Article 52 of the Forestry Law.
3. With regard to forests used for scientific research and experiments
a) Forest products to be exploited or sampled are specified in Clause 3 Article 52 of the Forestry Law;
a) Exploitation is permitted if there is a scientific program or scientific research subject approved for forest products specified in Point and c Clause 3 Article 52 of the Forestry Law; bio-forestry plan in case of full utilization during adoption of bio-forestry methods for forest products specified in Point b Clause 3 Article 52 of the Forestry Law or decision on forest repurposing for forest products fully utilized with the scope of land clearance specified in Point b Clause 3 Article 52 of the Forestry Law.
4. With regard to national botanic gardens and national forest nurseries
a) Forest products to be exploited are specified in Clause 4 Article 52 of the Forestry Law;
a) Exploitation is permitted if there is a bio-forestry plan in case of full utilization during adoption of bio-forestry methods for forest products specified in Point b Clause 4 Article 52 of the Forestry Law; plan for full utilization of woods as regulated by the Ministry of Agriculture and Rural Development for forest products specified in Point b Clause 4 Article 52 of the Forestry Law or decision on forest repurposing for forest products fully utilized within the scope of land clearance specified in Point b Clause 4 Article 52 of the Forestry Law.
Article 13. Scientific research, training and practice in reserve forests
1. In case the scientific research, training or practice is organized by the forest owner, the aforesaid activities shall be carried out by according to the approved plan or project.
2. Scientific research organizations, training institutions, scientists or students not specified in Claus 1 this Article doing scientific research, training or practice must:
a) prepare a plan for scientific research, training and practice in reserve forests (the original);
b) ensure that scientific research, training, practice, collection of samples and genetic source, transport, storage and announcement of samples and genetic sources comply with law provisions, management regulations under the guidance and supervision of the forest owner;
c) notify the result of scientific research, training and practice; documents announced nationwide or internationally (if any) to the forest owner;
Article 14. Procedures for preparing, appraising, approving and running schemes for ecotourism, hospitality and entertainment services in reserve forests
1. The forest owner shall prepare a scheme on ecotourism, hospitality and entertainment services in consistent with the approved sustainable forest management plan. The scheme shall contain the following information:
a) Real condition of natural resources, tourism resources and products of ecotourism, hospitality and entertainment services;
b) Detailed explanation of the plan for development routes or places for ecotourism, hospitality and entertainment services including: locations, area, condition in reality, purposes, time and method for implementation;
c) Locations and sizes of construction works serving ecotourism, hospitality and entertainment services;
d) Methods for forest protection and development, nature and biodiversity preservation and environmental protection;
dd) Supervision of ecotourism, hospitality and entertainment services;
e) Maps at scale of 1/5,000 or 1/10,000 or 1/25,000 under the Vietnam's national Reference System VN2000, including maps of natural resources and tourism resources in reality of the reserve forest; maps for planning of place for ecotourism, hospitality and entertainment services and organization of architecture and infrastructure of the reserve forest.
2. An application for ecotourism, hospitality and entertainment services shall include:
a) An application form prepared by the forest owner (the original);
b) The scheme on ecotourism, hospitality and entertainment services specified in Clause 1 this Article (the original)
3. Procedures for appraising and approving the scheme on ecotourism, hospitality and entertainment services
a) The forest owner shall send 2 applications specified in Clause 2 this Article to the Department of Agriculture and Rural Development directly or by post if the reserve forest is under local management or to the General Department of Forestry if the reserve forest is under management of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
In case the application is found unsatisfactory, the receiving authority shall notify in writing to the forest owner for him/her to provide additional information within 3 working days from the day on which the application is received;
b) The receiving authority mentioned in Point a this Clause shall ask for opinions from relevant entities within 15 working days;
c) Such receiving authority shall appraise the application within 20 working days;
d) The provincial People’s Committee or Ministry of Agriculture and Rural Development shall grant approval for the scheme on ecotourism, hospitality and entertainment services within 15 working days from the day on which the satisfactory application is received.
4. Scope of appraisal:
a) Natural resources, tourism resources and other tourism-related products in reality;
b) Locations and sizes of construction works serving ecotourism, hospitality and entertainment services;
c) Time and methods for implementation;
d) Methods for forest protection and development, nature and biodiversity preservation and environmental protection;
dd) Supervision of ecotourism, hospitality and entertainment services;
5. Running schemes on ecotourism, hospitality and entertainment services
a) After the scheme is approved, the forest owner shall take charge and cooperate with the entity preparing such scheme in running the scheme or lease out the forest environment suitable for the approved scheme to such entity. The scheme on ecotourism, hospitality and entertainment services shall be prepared in compliance with provisions of the Forestry Law and other relevant law provisions;
b) The forest owner shall provide guidelines, check and supervise the entity hiring the forest environment for scheme running as per law provisions;
s) Funding for preparing the scheme shall be balanced in the annual financial plan as regulated by current State’s regulations. In case such scheme is prepared in association with another entity, funding for preparing the scheme shall be mutually decided by both parties. Funding for preparing the scheme shall be provided by the entity hiring the forest environment.
6. Lease of forest environment for provision of ecotourism, hospitality and entertainment services
Lease of forest environment for provision of ecotourism, hospitality and entertainment services. Lease of reserve forest environment for provision of ecotourism, hospitality and entertainment services must be widely announced. Lease prices shall be mutually determined by both parties but not lower than 1% of total realized revenue in the year of the lessee; If 2 more than 2 entities ask for lease of forest environment at the same time, an auction shall be conducted in which the reserve price is not lower than 1 % of total annual realized revenue of the entity leasing the forest environment within the area permitted for lease. The leasing period shall not exceed 30 years; the lessor shall carry out assessment of contract execution once every 5 years and consider whether to extend the lease contract if the lessee abides by all contract provisions and desire contract renewal by the expiry date of such contract.
b) Before entering the contract of forest environment lease, the forest owner shall check stock of forest resources within the forest area for lease as the basis for lease, supervision and assessment of contract execution.
Article 15. Management of construction of works used for ecotourism, hospitality and entertainment services in reserve forests
1. Construction of works used for ecotourism, hospitality and entertainment services shall not affect biodiversity and forest scenery and must be consistent with the scheme on ecotourism, hospitality and entertainment services approved by the competent authority as prescribed in Point d Clause 3 Article 14 herein.
2. Only paths, overhead cables, underground cables, observation stations, tents and sign boards for forest protection in association with ecotourism purpose are constructed within the strictly protected sub-zone of the reserve forest.
3. Only appropriate roads whose size does not exceed that of class IV mountainous roads, observation stations, tents, sign boards, overhead cables, underground cables and bridges for swamp forests are constructed within the ecological restoration sub-zone of the reserve forest.
4. Works used for ecotourism, hospitality and entertainment services and upholding of values of historical - cultural heritage and landscape may be constructed within the administrative and service sub-zone of the national park, nature reserve, species-habitat reserve, landscape protection area and forest used for scientific research and experiments if such construction:
a) cause no harm to the conservation process or the forest landscape or the forest trees; construction works must be dependent on nature and associated to the forest landscape and the maximum height of works used for hospitality services shall not exceed 12 m;
b) does not cause loss of State ownership of forests and natural resources on Earth’s surface and underground natural resources;
c) is carried out in vacant land, grassplot or land with bushes that fail for self-restoration;
d) is carried out in combination with responsibility for protection, conservation and development of forest resources in the area for ecotourism, hospitality and entertainment services and is under guidance, inspection and supervision of the forest owner;
dd) does not cause harm to national defense and security, landscape and historical - cultural heritage.
Article 16. Stabilization of livelihood of people residing in reserve forests and buffer zones thereof
1. Buffer zone determination
a) Internal buffer zone of the reserve forest is the zone in which a community reside before such forest zone is established providing no favorable conditions for emigration but planned for sustainable settlement of forest-dependent residents in consistent with the reserve forest planning; the area of internal buffer zone shall be determined according to Earth's surface and water surface used in reality by the community before establishment of the reserve forest zone;
b) External buffer zone of the reserve forest includes the zone in which a community lives and do traditional production activities and the area of villages located adjacent to the outer boundaries of the reserve forest;
c) The external buffer zone of the reserve forest whose boundaries are contiguous to national boundaries, protection forest zone, other reserves or national defense zone shall not be determined at such contiguous zone.
2. Investment programs or plans for buffer zone development shall include:
a) assessment of natural conditions, socio-economic conditions, living conditions and forest resources, land and water surface used in reality;
b) methods for forest protection and natural ecosystem and biodiversity preservation;
c) assistance given to the community residing in the buffer zone in forestry, agriculture and fishing business to achieve social, economic and environmental efficiency conformable to the local customs;
d) education dissemination to raise awareness of law provisions regarding forest protection and ecosystem and biodiversity preservation;
dd) assistance in infrastructure investment for socio-economic development purpose to ease the pressure on preservation activities in reserve forests according to the investment policy and financial mechanism applied to the system of reserve forests as regulated;
e) determination of investment capital desires, investment capital sources and investment separation;
g) organization of management of buffer zones which clearly specify duties, responsibilities and rights of commune-level People’s Committees, community living in buffer zones and management board of reserve forest zone for implementation of project for buffer zone investment.
3. The management board of reserve forest zone shall take charge and cooperate with governmental authorities and community in the buffer zone in preparing program or projects for buffer zone investment. Application for appraisal and approval of such program/project shall be made under regulations of the Law on Public Investment.
Section 3. PROTECTION FOREST MANAGEMENT
Article 17. Establishment of protection forest zones
1. Principles for establishment of protection forest zones
a) Have a project on establishment of the protection forest zone in consistent with the national forestry planning;
b) Satisfy criteria applied for each type of protection forests specified in Article 7 herein.
2. The project on establishment of protection forest zone shall include:
a) Assessment of natural conditions, forest conditions in reality and natural ecosystems; significances to ecotourism, hospitality and entertainment services, provision of woods and forest products other than woods, forest environmental service provision and biodiversity;
b) Assessment of management and use of forests, lands and water surface included in the project in reality;
c) Assessment of living conditions and social-economic conditions;
d) Determination of objectives of protection forest zone establishment meeting criteria applied for protection forests;
dd) Determination of boundaries and area of the protection forest zone on the map;
e) Activity programs and methods for implementation and management organization;
g) Determination of general estimate of investment capital, investment separation; funding for recurrent protection and improvement of living conditions and investment quality;
h) Project implementation
3. Application for establishment of protection forest zone includes:
a) An application form prepared by the management authority of the protection forest (the original);
b) Project on establishment of protection forest zone (the original);
c) A map showing real condition of the protection forest (the original) at the scale of 1/5,000 or 1/10,000 or 1/25,000 under the Vietnam's national Reference System VN2000 according to area of the protection forest;
d) A consolidated report on opinions from relevant entities;
dd) Appraisal results
4. Procedures for establishing the protection forest zone in 2 or more than 2 provinces or centrally-affiliated cities
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge of preparing and sending the project to the Prime Minister for approval and decision on establishment of protection forest zone as follows:
a) Set up a project on establishment of protection forest zone as prescribed in Clause 2 this Article;
b) Request opinions from ministries, ministerial agencies, provincial People’s Committees and relevant entities
The aforesaid entities shall response in writing to the Ministry of Agriculture and Rural Development within 20 working days from the day receiving such request;
c) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall appraise the application within 30 working days;
d) The Prime Minister shall consider whether to grant approval for the project within 30 working days from the day on which the satisfactory application is received.
5. Procedures for establishing the protection forest zone not specified in Clause 4 this Article
The Department of Agriculture and Rural Development shall take charge of preparing the establishment project and send such project to the provincial People’s Committee for approval and decision on establishment as follows:
a) Set up a project on establishment of protection forest zone as prescribed in Clause 2 this Article;
b) Request opinions from relevant organizations and individuals The aforesaid entities shall response in writing to the provincial People’s committee within 20 working days from the day receiving such request;
c) The Department of Agriculture and Rural Development shall appraise the application for forest zone establishment within 30 working days;
d) The Chairperson of provincial People’s Committee shall consider whether to grant approval for such project within 30 working days from the day on which the satisfactory is received.
Article 18. Responsibilities for management of protection forests
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall be responsible to the governmental management authorities for the nationwide system of protection forest and take charge of managing protection forests zones located in 2 or more than 2 provinces or centrally-affiliated cities.
2. Provincial People’s Committees shall perform state management for local protection forest system.
Article 19. Protection of protection forests
1. Protecting forest ecosystem
a) Protection of forest ecosystem shall comply with regulations in Article 37 of the Forestry Law;
b) The following actions taken in the protection forest shall be prohibited: actions causing changes to natural scenery of the forest; illegal exploitation of creature resources and other natural resources; environmental pollution-causing actions; carrying hazardous chemicals, explosive or flammable substances against law provisions into the forest; grazing cattle or poultry or pets in the currently planted forest area during nurturing process.
2. Protecting forest animals and forest plants
a) Protection of forest animals and forest plants shall comply with regulations in Article 38 of the Forestry Law; Government’s regulations on management of endangered and rare forest animals and forest plants in conformity with the convention on international trading of endangered wildlife animals and plants.
b) All forests animals living in the protection forest must be protected from actions that lead to negative effects on their habitat and sources of feed.
3. Complying with forest fire safety regulations specified in Chapter IV hereof.
4. Complying with regulations on prevention and elimination of organisms harmful to forests as prescribed in Article 40 of the Forestry Law.
Article 20. Exploitation of forest products in protection forests
1. In case of logging in natural protection forests
a) Forest products to be exploited are specified in Clause 1 Article 55 of the Forestry Law;
b) Logging is permitted if there is a plan for full utilization of woods as regulated by the Ministry of Agriculture and Rural Development; exploitation of upright trucks in the forest with tree density beyond the specified one is only conducted in the forest open day;
c) Selection cutting method shall apply in case of upright truck logging and intensity thereof shall not exceed 20% of wood reserves, and the post-logging canopy must be over 0.6.
2. In case of exploitation of non-timber forest products in natural protection forests
a) Forest products to be exploited are specified in Clause 2 Article 55 of the Forestry Law;
b) Exploitation is only permitted if it ensures sustainable development of the forest and that the exploitation output is not greater than the amount of growth of the species and cause ho harm to the protection function of the forest;
c) The exploitation method shall be decided by the forest owner.
3. In case of logging in planted protection forests
a) Forest products to be exploited are specified in Clause 3 Article 55 of the Forestry Law;
b) Logging is permitted if there is a logging plan as regulated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
c) Logging method: Pruning of main trees must ensure the remaining tree density is at least 600 tree units per hectare and such trees are distributed throughout the forest plot. Selection cutting of main forest trees shall apply provided that the exploitation intensity does not exceed 20% of the forest reserve. Strip clearcut shall apply provided that the strip’s length does not exceed 30m; in case of patch clearcut, the area of each patch shall not exceed 3 ha and total annual logging area shall not exceed 20% of total forest area eligible to perform protection function
4. Full utilization in natural and planted protection forests
a) Timber trees in forest areas converted for another purpose may be fully utilized during adoption of technical bio-forestry method serving training and scientific research purpose.
b) Wood utilization is permitted if only the competent authority grants approval for forest repurposing or the bio-forestry project or scientific research program.
Article 21. Regulations on enjoying benefits arising from forest product exploitation protection forests
1. Enjoying benefits arising from forest product exploitation is specified in Article 55 of the Forestry Law.
a) The protection forest owner may fully enjoy benefits arising from forest products exploited in natural protection forests after fulfilling financial obligations as regulated by the State;
b) The protection forest owner may fully enjoy benefits arising from forest products exploited in protection forests planted by state funding or assistance from programs or projects funded by state budget after fulfilling financial obligations as regulated by the State.
c) Persons receiving protection forests from the State or forest management authorities for self-investment are entitled to enjoy all products collected from exploitation.
2. The management board of protection forests may enjoy benefits arising from non-forest product services and pay to the transferee, and share such benefits to family households, individuals and community involved in forest protection as regulated by the State.
3. The management board of protection forests and persons whose forest are allocated or transferred under lump-sum contracts for stable protection and use purpose may enjoy all agriculture-fishing products and non-timber forest products after fulfilling financial obligations as regulated by the State.
Article 22. Scientific research, training and practice in protection forests
1. In case the scientific research, training or practice is organized by the forest owner, the aforesaid activities shall be carried out by according to the approved plan or project.
2. Scientific research organizations, training institutions, scientists or students not specified in Claus 1 this Article doing scientific research, training or practice must:
a) prepare a plan for scientific research, training and practice in protection forests (the original);
b) ensure that scientific research, training, practice, collection of samples and genetic source, transport, storage and announcement of samples and genetic sources comply with law provisions management regulations under the guidance and supervision of the forest owner;
c) notify the result of scientific research, training and practice; documents announced nationwide or internationally (if any) to the forest owner;
Article 23. Procedures for preparing, appraising, approving and running schemes on ecotourism, hospitality and entertainment services in protection forests
1. The forest owner shall prepare a scheme on ecotourism, hospitality and entertainment services in consistent with the approved sustainable forest management plan. The scheme shall contain the following information:
a) Real condition of natural resources, tourism resources and products of ecotourism, hospitality and entertainment services;
b) Detailed explanation of the plan for development of routes and places for ecotourism, hospitality and entertainment services including: locations, area, condition in reality, purposes, time and method for implementation;
c) Locations and sizes of construction works serving ecotourism, hospitality and entertainment services;
d) Methods for forest protection and development, nature and biodiversity preservation, environmental protection and maintenance of protection function of the forest;
dd) Organization of supervision of ecotourism, hospitality and entertainment services;
e) Ecotourism maps at scale of 1/5,000 or 1/10,000 or 1/25,000 under the Vietnam's national Reference System VN2000, including maps of natural resources and tourism resources in reality; maps for planning of places for ecotourism and organization of architecture and infrastructure of the protection forest.
2. An application for the scheme on ecotourism, hospitality and entertainment services shall include:
a) An application form prepared by the forest owner (the original);
b) The scheme on ecotourism, hospitality and entertainment services specified in Clause 1 this Article (the original)
3. Procedures for appraising and approving the scheme
a) The forest owner shall send 2 applications specified in Clause 2 this Article to the Department of Agriculture and Rural Development directly or by post if the protection forest is under local management or to the General Department of Forestry if the protection forest is under management of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
In case the application is found unsatisfactory, the receiving authority shall notify in writing to the forest owner for him/her to provide additional information within 3 working days from the day on which the application is received. ;
b) The receiving authority mentioned in Point a this Clause shall ask for opinions from relevant entities within 15 working days;
c) Such receiving authority shall appraise the application within 20 working days;
d) The provincial People’s Committee or Ministry of Agriculture and Rural Development shall grant approval for the scheme within 15 working days from the day on which the satisfactory application is received.
4. Scope of appraisal:
a) Natural resources, tourism resources and other tourism-related products in reality;
b) Locations and sizes of construction works used for ecotourism, hospitality and entertainment services;
c) Time and methods for implementation;
d) Methods for forest protection and development, nature and biodiversity preservation, environmental protection and maintenance of protection function of the forest;
dd) Organization of supervision of ecotourism, hospitality and entertainment services;
5. Running schemes on ecotourism, hospitality and entertainment services
a) After the scheme is approved, the forest owner shall take charge and cooperate with the organization/individual preparing such scheme in running the scheme or lease out the forest environment suitable for the approved scheme to such entity. The scheme for investment in ecotourism, hospitality and entertainment services shall be made in compliance with provisions of the Forestry Law and other relevant law provisions;
b) The forest owner shall provide guidelines, check and supervise the entity hiring the forest environment for scheme running as per law provisions;
s) Funding for setting up the scheme shall be balanced in the annual financial plan as regulated by current State’s regulations. In case such scheme is developed in association with another entity, funding for preparing the scheme shall be mutually decided by both parties. Funding for preparing the scheme shall be provided by the entity hiring the forest environment.
6. Lease of forest environment for provision of ecotourism, hospitality and entertainment services
a) The forest owner is entitled to lease out protection forest environment to entities to trade in ecotourism, hospitality and entertainment services. Lease of protection forest environment for provision of ecotourism, hospitality and entertainment services must be widely announced. Lease prices shall be mutually determined by both parties but not lower than 1% of total realized revenue in the year of the lessee; If 2 more than 2 entities ask for lease of the forest environment at the same time, an auction shall be conducted in which the reserve price is not lower than 1 % of total annual realized revenue of the entity leasing the forest environment within the area permitted for lease. Lease duration shall not exceed 30 years. The lessor shall carry out assessment of contract execution once every 5 years and consider whether to extend the lease contract if the lessee abides by all contract provisions and desire contract renewal by the expiry date of such contract.
b) Before entering the contract of forest environment lease, the forest owner shall check stock of forest resources within the forest area for lease as the basis for lease, supervision and assessment of contract execution.
Article 24. Management of construction of works used for ecotourism, hospitality and entertainment services in protection forests
1. Construction of works used for ecotourism, hospitality and entertainment services shall not cause effects on biodiversity, natural landscape and protection function of the forest and must be consistent with the scheme on ecotourism, hospitality and entertainment services approved by the competent authority as prescribed in Point d Clause 3 Article 23 herein.
2. Construction of works used for ecotourism, hospitality and entertainment services must:
a) cause no harm to the landscape or the forest trees; construction works must be dependent on nature and associated to the natural landscape as regulated by law provisions;
b) not cause loss of State ownership of forests and natural resources on Earth’s surface and underground natural resources;
c) be carried out in vacant land, grassplot or land with bushes that fail for self-restoration;
d) be carried out in combination with responsibility for protection, conservation and development of forest resources in the area for ecotourism, hospitality and entertainment services and must be under the guidance, inspection and supervision of the forest owner;
dd) not cause harm to national defense and security, landscape and historical - cultural heritage.
Article 25. Combined forestry-agriculture-fishing production in protection forests
1. Principles
a) Not allow combined forestry-agriculture-fishing production in headwater protection forests of slope of more than 30 degrees; eroded coasts within protection forests for wind/sand shielding, protection forests for tire shielding or sea encroachment prevention;
b) Use forest environment and space in an efficient manner for combined forestry-agriculture-fishing production purpose;
c) Ensure harmony in interests of the State and forest owners, organizations, individuals, family households and community involved in forestry-related activities
2. In case of forested land
It is allowed to plant alternately agricultural plants and non-timber forest products, raise and plant aquatic products under forest canopies provided that forest area, forest quality and capability of forest reproduction and forest protection are not affected.
3. In case of vacant land
a) Forest owner and family households, individuals or community whose land is allocated under lump-sum contracts for stable use purpose may use the vacant land for combined forestry-agriculture-fishing production purpose but they must plant forests on the land area assigned in such a way that at least 80% of such land is covered by forest trees for headwater protection forests, wind/sand shielding protection forests and 60% for combined aquaculture mangrove. Technical bio-forestry measures for protection forest development purpose shall be taken as regulated by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) It is allowed to plant alternately agricultural plants, industrial trees and fruit trees within the land area received. Grazing cattle, poultry or pets in the area of currently planted forests during nurturing period is prohibited.
c) It is allowed to use the land area between stretches of forest trees for combined agriculture-fishing production provided that the rate for use must not exceed 20% of the land area allocated or transferred under lump-sum contracts in headwater protection forests or wind/sand shielding protection forests; 40% of the water surface area for combined aquaculture mangrove.
4. Forest owners and persons whose forest is transferred under lump-sum contracts for stable use purpose may enjoy all outputs of combined agriculture – fishing production specified in Clause 2 and 3 this Article.
5. State management authorities for forestry of various levels shall take responsibility to instruct forests owners and persons whose forest is transferred under lump-sum contacts to perform combined forestry-agriculture-fishing production as per law provisions.
Section 4. PRODUCTION FOREST MANAGEMENT
Article 26. Protection of production forests
1. Protecting forest ecosystem
a) Protection of forest ecosystem shall comply with regulations in Article 37 of the Forestry Law;
b) Actions directly affecting forest ecosystem must be taken under law regulations on environmental protection after permitted by competent regulatory agencies.
2. Protecting forest animals and forest plants
a) Protection of forest animals and forest plants shall comply with regulations in Article 38 of the Forestry Law; Government’s regulations on management of endangered and rare forest animals and forest plants in conformity with the convention on international trading of endangered wildlife animals and plants.
b) All forests animals living in production forests must be protected from actions that lead to negative effects on their habitat and sources of feed.
3. Complying with forest fire safety regulations specified in Chapter IV hereof.
4. Complying with regulations on prevention of organisms harmful to production forests as prescribed in Article 40 of the Forestry Law and law regulations on protection and quarantine of plants and veterinary.
Article 27. Development of production forests
1. Development of production forests shall comply with regulations in Article 48 of the Forestry Law;
2. Organization of production forest development
a) Forest owners shall develop production forests according to the sustainable management plan;
b) Forest owners shall make their own investment or run forest development projects under joint-venture or association agreement and perform production activities within the area of forests or land for production forests allocated by the State or lease out such land area as per law provisions.
3. Applicable bio-forestry measures for forest development purpose shall comply with regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Article 28. Exploitation of forest products in natural production forests
1. In case of main logging in natural production forests
a) Products to be exploited are timbers in rich and average forests;
b) The logging shall comply with regulations in Clause 1 Article 58 of the Forestry Law and shall not be carried out during closing of natural production forests.
c) Selective logging shall apply provided that maximum logging intensity shall not exceed 35% of wood reserves in the forests plot.
2. Full utilization in natural production forests
a) Forest products in the forest areas converted for another purpose may be fully utilized during adoption of bio-forestry method serving training and scientific research purpose.
b) Full utilization is permitted if the competent authority grants approval for forest repurposing or the bio-forestry project or scientific research program.
3. In case of full collection in natural production forests
a) Forest products to be collected are timbers, branches and stumps dried, burnt, fallen or dead due to natural disasters.
b) Full collection is permitted if the forest owner prepares a plan for full collection as regulated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
4. In case of exploitation of non-timber ordinary forest plants and derivatives thereof
a) Forest products to be exploited are non-timber ordinary forest plants and derivatives thereof.
b) Exploitation is permitted if it ensures sustainable development of the forest and that the exploitation output is not greater than the amount of growth of the species.
c) The exploitation method shall be decided by the forest owner.
5. In case of exploitation of ordinary forest animals
a) Products to be exploited are ordinary forest animals;
b) Exploitation is permitted if there is a plan for exploitation of ordinary forest animals.
6. Exploitation of endangered and rare forest animals shall comply with Government’s regulations on management of endangered and rare forest animals and forest plants in conformity with the convention on international trading in endangered wildlife animals and plants.
7. Enjoying benefits arising from forest product exploitation
Forest owners are entitled to all value of forest products exploited after fulfilling financial obligations as per State regulations.
Article 29. Exploitation of forest products in planted production forests
1. In case of exploitation in planted protection forests
a) Clearcutting is permitted if the forest is replanted in the next forest planting period or regenerated. As for forests planted by using state funding, exploitation is permitted if there is a logging plan as regulated by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) The forest investor shall decide whether to apply clearcutting or whole-forest logging method.
2. In case of full utilization in planted production forests
a) Timbers in the forest areas converted for another purpose may be fully utilized during adoption of bio-forestry method serving training and scientific research purpose.
b) In case of forests planted by using state funding, full utilization is permitted if the competent authority grants approval for forest repurposing or the bio-forestry project or scientific research program.
3. In case of full collection in planted production forests
a) Forest products to be exploited are timbers dried, fallen, burnt or dead due to natural disasters.
b) Full collection shall apply to forests planted by using state funding provided that there must be reports on logging volume and logging places as regulated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
4. Exploitation of endangered and rare species shall comply with Government’s regulations on management of endangered and rare forest animals and forest plants in conformity with the convention on international trading in endangered wildlife animals and plants.
5. Enjoying benefits arising from forest product exploitation
a) Forest owners that self-invest in planting forests are entitled to all forest valuation;
b) As for planted forests wholly or partially invested by state funding, the owners thereof are entitled to all forest valuation after fulfilling financial obligations as regulated by the State.
Article 30. Combined forestry-agriculture-fishing production in production forests
1. Principles
b) Use forest environment and space in an efficient manner for combined forestry-agriculture-fishing production purpose;
b) Ensure harmony between State interests and interests of forest owners in forestry - agriculture - fishing production
2. With regard to forested land area
The forest owner is allowed to plant alternately agricultural plants and non-timber forest products, raise and plant aquatic products provided that forest area, forest quality and capability of forest regeneration are not affected.
3. With regard to non-forested land
a) The forest owner is allowed to use non-forested land for combined agriculture - fishing production purpose but must plant forests on the area allocated or leased in such a way that forested area accounts for at least 60% of the land (for combined aquaculture mangrove) or 70% for other forest types;
b) It is allowed to plant alternately agricultural plants, industrial trees and fruit trees on the land area allocated or leased. Grazing cattle, poultry or pets in the area of newly planted forests during nurturing period is prohibited.
c) It is allowed to use the land area between stretches of forest trees for combined agriculture-fishing production provided that the rate for use must not exceed 40% of the land area allocated or leased in case of combined aquaculture mangrove or 30% in case of other forest types.
4. The forest owner is entitled to enjoy all outputs of combined agriculture - fishing production specified in Clause 2 and 3 this Article.
Article 31. Scientific research, training and practice in production forests
1. Scientific research, training and practice shall be organized by forest owners.
2. Scientific research organizations, training institutions, scientists or students performing scientific research, training or practice in production forests shall:
a) comply with provisions of the law on forestry, the law on scientific research, education and training and other relevant provisions;
b) have a plan for scientific research or education and training approved by the forest owner;
c) be permitted to collect samples and genetic source of species with the quantity specified in the plan.
Article 32. Ecotourism, hospitality and entertainment services in production forests
1. Forest owners may self-organize or cooperate with other entities in providing ecotourism, hospitality and entertainment services or lease out forest environment to entities for providing ecotourism, hospitality and entertainment services.
2. Ecotourism, hospitality and entertainment services shall be provided according to the sustainable forest management plan approved by competent regulatory agencies.
3. Prices for lease of forest environment for provision of ecotourism, hospitality and entertainment services including travel services, tourist transport and accommodation services, food and beverage, shopping, sport, recreation, healthcare, sightseeing and advertisement services and other relevant services within the forest zone shall be mutually decide by both parties but not under 1 % of total annual realized revenue of the lessee.
Section 5. CLOSING AND OPENING OF NATURAL FORESTS AND ISSUANCE OF CERTIFICATES OF SUSTAINABLE FOREST MANAGEMENT
Article 33. Procedures for closing and opening natural forests
1. The scheme on closing or opening of natural forests shall contain the following basic information:
a) Determination of necessity of closing or opening of natural forests;
b) Assessment of socio-economic condition, national defense and security condition in the forest zone in reality;
c) Assessment of reserves and quality of forest resources in reality and forest ecosystem and biodiversity;
d) Methods for management and implementation during closing or opening of natural forests, legal rights and benefits of parties involved in closing or opening of natural forests;
dd) Determination and allocation of funding for closing or opening of forests
2. Procedures for closing or opening of natural forests under the authority of the Prime Minister
a) An application for closing or opening of natural forest shall include an application form prepared by the Ministry of Agriculture and Rural Development and the scheme for closing or opening of natural forests;
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall send the application specified in Point a this Clause to the Prime Minister;
c) The Prime Minister shall consider whether to close or open the natural forest within 30 working days from the date on which the satisfactory application is received.
3. Procedures for closing or opening of natural forests under the authority of Chairpersons of provincial People’s Committees
a) An application for closing or opening of natural forests shall include an application form prepared by the Department of Agriculture and Rural Development and the scheme for closing or opening of natural forests;
b) The Department of Agriculture and Rural Development shall send the application specified in Point a this Clause to the Chairperson of provincial People’s Committee; The Chairperson of provincial People's Committee shall send the scheme for closing or opening of natural forests to the People's Council of the same level for approval purpose;
c) The Chairperson of provincial People’s Committee shall consider whether to close or open the natural forest in the area under its management within 10 working days from the day on which the scheme is approved by the People’s Council of the same level.
4. Announcing decisions on closing or opening of natural forests
Decisions on closing or opening of natural forests shall be publicly announced on mass media throughout the country and posted on the portal of the Ministry of Agriculture and Rural Development and provincial People’s Committees.
Article 34. Issuance of certificates of sustainable forest management
1. Issuance of certificates of sustainable forest management means provision of conditional conformity assessment service prescribed in the law on investment.
2. Business certification and registration of organizations providing assessment service and issuing certificates of sustainable forest management shall comply with Government’s regulations on conditions for provision of conformity assessment service.
3. Certificates of sustainable forest management shall be issued under internationally-certified standards for sustainable forest management or the criteria code of sustainable forest management issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development in compliance with regulations in Clause 4 Article 28 of the Forestry Law.
FOREST ALLOCATION AND LEASE, CONVERSION OF FOREST TYPES, FOREST REPURPOSING AND FOREST APPROPRIATION
Section 1. FOREST ALLOCATION AND LEASE
Article 35. Plans for allocating and leasing out forests
1. Preparing plans for allocating and leasing out forests
a) Commune-level People’s Committees shall prepare annual plan for allocating and leasing out forests and send written notification of proposal of registration of demands for allocating and leasing out forests to district-level People’s Committees. Written announcement about preparation, appraisal and approval of plans for forest allocation or lease shall be issued in conjunction with preparation, appraisal and approval of district-level annual land use plan.
b) Commune-level People’s Committees shall send a consolidated report on local demands for forest allocation or lease made according to Form No.1 provided in Appendix II thereto to district-level People’s Committees within 20 working days from the day on which the application for registration of forest allocation/lease demands is received;
c) District-level People's Committees shall make a consolidated report on unallocated/unleased forest area and determine criteria for allocating or leasing out forests to each commune-level administrative agency, gather demands and predict allocation or lease of forests to each commune-level administrative agency.
2. The plan for allocating or leasing out forests shall contain the following information:
a) Area of types of forests available in districts and communes including total forest area, allocated/leased forest area and unallocated/unleased forest area;
b) Forest area requested for allocation or lease in each commune and locations of the allocated or leased forests;
c) Quotas on forest allocation to family households, individuals and community in consistent with land allocation quotas;
d) Assessment of impacts of forest allocation or lease plans on society - economy, environment, national defense and security; proceeds from forest allocation or lease; job creation, labor attraction, hunger elimination and poverty reduction; capability of reasonable forest resources exploitation; requirements for forest development and conservation and forest density in association with preservation of landscape and culture of ethnic groups and elements affecting to national defense and security;
dd) Determination of finance, labor and technique resources, methods and schedule for implementing forest allocation or lease.
3. Granting approval for forest allocation or lease plans
a) District-level People's Committees shall send an application for forest allocation or lease including an application form, forest allocation or lease plan, general explanation report and a map of forest allocation or lease plan to the Department of Agriculture and Rural Development in Quarter III every year.
b) The Department of Agriculture and Rural Development shall appraise such application and send it to the provincial People's Committee for approval purpose within 15 working days from the day on which the satisfactory application is received. In case such application is found unsatisfactory, the Department of Agriculture and Rural Development shall inform the commune-level People’s Committee to provide additional information;
c) Provincial People’s Committees shall grant approval for annual forest allocation or lease plan of commune level before December 31.
4. The district-level People's Committee shall post up the approved forest allocation or lease plan at its office and the office of the commune-level People's Committee in place where forests are allocated or leased out within 30 days from the day on which such plan is approved.
Article 36. Procedures for forest allocation and forest lease in consistent with land allocation and land lease
Procedures for forest allocation and forest lease in consistent with land allocation and land lease shall be carried out under provisions of the law on land and the following regulations:
1. Application form for forest allocation or lease or land allocation or lease shall be made according to Form No.2 for organizations or Form No.3 for family households, individuals and community which is provided in Appendix II issued thereto.
2. The receiving authority shall transfer the application to the forestry management authority for opinion asking within 2 working days from the day on which the satisfactory is received. The forestry management authority shall send its opinion in writing to the environment and resource agency within 5 working days from the day on which the application is received.
3. Decisions on land allocation or lease or forests allocation or lease shall be made according to Forms specified in this Decree as follows:
a) Decisions on allocating land or forest to organizations shall be made according to Form No.4 provided in Appendix II issued thereto;
b) Decisions on leasing out land or forest to organizations shall be made according to Form No.5 provided in Appendix II issued thereto;
c) Decisions on allocation land or forest to family households, individuals or community shall be made according to Form No.6 provided in Appendix II issued thereto;
c) Decisions on leasing out land or forest to family households, individuals or community shall be made according to Form No.7 provided in Appendix II issued thereto.
4. The Director of Department of Agriculture and Rural Development shall enter into a contract for forest lease with the organization (the lessee) and Chairperson of district-level People's Committee shall enter a contract with the family household or individual (the lessee) according to Form No.8 provided in Appendix II issued thereto within 3 working days from the day on which the decision on leasing out land or forest is issued.
Article 37. Completing dossiers on forest allocation or forest lease in case of allocated land or leased forested land or recognition of forested land use rights without any forest allocation or lease dossier
1. Organizations, family households, individuals and community whose land is allocated or whose forested land is leased or having their forested land use rights recognized shall cooperate with forestry management authorities of various levels in completing dossiers on forest allocation or forest lease.
2. The environment and resources agency shall provide information on allocated or leased land area or land of which the use right is recognized specified in the cadastral dossier to various-level forestry management authorities for them to complete dossiers on forest allocation or forest lease.
3. Various-level forestry management authorities shall inspect and review forest information recorded in the cadastral dossier and in reality, including forest use purposes, forest area, origin, location, boundaries and real condition and reserves of the forest and complete dossiers on forest allocation or forest lease.
Article 38. Completing dossiers on land allocation or land lease in case of allocated forests or leased forests
1. Organizations, family households, individuals and community whose forest is allocated or leased but not having their land use rights recognized shall provide information to the environment and resources agencies of various levels for them to complete dossiers on land allocation or land lease.
2. Various-level forestry management authorities shall provide information on dossiers on forest allocation or forest lease to the environment and resources agency of the same level for the purpose of completing dossiers on land allocation or land lease and issuing land use rights certificates.
3. The environment and resources agency shall take charge and cooperate with various-level forestry management authorities in verifying applications for land allocation or land lease and carry out field inspection, and send such applications to People's Committees of the same level for them to issue land allocation decisions and land use right certificates as per provisions of the law on land.
Section 2. CONVERSION OF FOREST TYPES AND FOREST REPURPOSING
Article 39. Plans for conversion of forest types
1. Forest owners shall prepare plans for converting types of forests.
2. The plan for conversion of forest types shall include the basic following information:
a) Legal and scientific bases and real condition;
b) Forest characteristics in terms of its natural condition, socio-economic condition, resources and biodiversity in reality and assessment of management, protection and use of the forest;
c) Area, scope and boundaries of forest type on the map;
d) Cause for forest type conversion, management scope, methods and management of the forest;
dd) General funding estimate and organization of plan implementation
Article 40. Procedures for conversion of forest types
1. With regard to forest zones established as decided by the Prime Minister
a) The forest owner shall send 2 applications for conversion of forest type to the Ministry of Agriculture and Rural Development directly or by post if the forest is under management of Ministry of Agriculture and Rural Development. The application includes an application form and plan for conversion of forest type;
b) The forest owner shall send 2 applications for conversion of forest type to the Department of Agriculture and Rural Development directly or by post in case the forest is under management of the provincial People’s Committee. The application includes an application form and plan for conversion of forest type;
c) The Department of Agriculture and Rural Development shall take charge of application appraisal and inform the provincial People's Committee for proposals to the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Prime Minister for the purpose of deciding conversion of forest type within 15 working days from the day on which the satisfactory application is received.
d) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall consider the application then send proposals of decision on conversion of forest types to the Prime Minister within 30 working days from the day on which the satisfactory is received;
dd) The Prime Minister shall consider whether to grant approval for conversion of forest type within 30 working days from the day on which the satisfactory is received.
2. With regard to forest zones established as decided by the provincial People’s Committees
b) The forest owner shall send 2 applications for conversion of forest type, each includes an application form and conversion plan, to the Department of Agriculture and Rural Development directly or by post;
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall send such application to the provincial People's Committee for consideration within 15 working days from the day on which the satisfactory application is received;
c) The provincial People’s Committee shall send such application to the People’s Council of the same level for considering and deciding the policy on conversion of forest type 15 days before the next meeting of such People's Council. The People’s Council shall issue a Resolution on for conversion of forest types 15 days after the meeting;
dd) The provincial People's Committee shall issue a decision on conversion of forest types within 15 working days after the policy is promulgated.
Article 41. Procedures for deciding the policy on forest repurposing
1. In case the policy is under authority of the National Assembly: the procedure for deciding the forest repurposing policy is not required if the forest repurposing project has investment guidelines decided by the National Assembly.
2. For the case in which the policy is under authority of the Prime Minister
a) The investor shall send 2 applications for forest repurposing to the Ministry of Agriculture and Rural Development directly or by post if the forest is under management of such Ministry. The application shall include an application form, a report on investment plan proposal, written appraisal of such report provided by relevant entities;
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall consider then send such application to the Prime Minister for deciding the policy on forest repurposing within 30 working days from the day on which the satisfactory application is received.
c) The investor shall send 2 applications for forest repurposing to the Department of Agriculture and Rural Development directly or by post in case the forest in under provincial management. The application shall include an application form, a report on investment plan proposal, written appraisal of such report provided by relevant entities;
d) The Department of Agriculture and Rural Development shall consider the application then send it to the provincial People's Committee and the Prime Minister for deciding the forest repurposing policy within 15 working days from the day on which the satisfactory application is received;
dd) The Prime Minister shall consider deciding the forest repurposing policy within 30 working days from the day on which the satisfactory application is received;
e) The aforesaid regulation shall not apply to the case in which the investment policy is already decided by the Prime Minister.
3. For the case in which the policy is under authority of provincial People's Committees
c) The investor shall send 2 applications for forest repurposing to the Department of Agriculture and Rural Development directly or by post in case the forest to be repurposed is owned by an organization. The application shall include an application form, a report on investment plan proposal, written appraisal of such report provided by relevant entities;
b) The Department of Agriculture and Rural Development shall send such application to the provincial People's Committee for consideration within 15 working days from the day on which the satisfactory application is received;
c) The investor shall send 2 applications for forest repurposing to the district-level People’s Committee directly or by post. The application shall include an application form, a report on investment plan proposal, written appraisal of such report provided by relevant entities;
d) The district-level People’s Committee shall send such application to the provincial People’s Committee for consideration within 15 working days from the day on which the satisfactory application is received;
dd) The provincial People’s Committee shall send such application to the People’s Council of the same level for considering and deciding the forest repurposing policy 15 days before the next meeting of such People's Council. The People’s Council shall issue a Resolution on forest repurposing policy 15 days after the meeting;
e) The aforesaid regulation shall not apply to the case in which the investment policy is already decided by the provincial People’s Council.
Article 42. Procedures for forest repurposing
1. The procedure for forest repurposing shall be in consistent with the procedure for land repurposing.
2. The environment and resources agency shall cooperate with the forestry management authority in checking the dossier of forest repurposing conditions as prescribed in Article 19 of the Forestry Law and review and define location, area and real condition of such forest before granting approval for forest repurposing.
3. The decision on land repurposing issued by the competent authority shall indicate location and area of the forest to be repurposed as approved.
4. The application form for forest repurposing enclosed with the application for forest repurposing shall be made according Form No.9 for organizations or Form No.10 for family households, individuals and community which is provided in Appendix II issued thereto.
Section 3. FOREST APPROPRIATION
Article 43. Procedures for forest appropriation and conversion of forest types
1. The procedure for forest appropriation or forest conversion shall be consistent with the procedure for land appropriation or land conversion in compliance with provisions of the law on land.
2. In case the forest is appropriated as prescribed in Point a, b and dd Clause 1 Article 22 of the Forestry Law, such appropriation shall be done based upon inspection and violation handling results provided by competent regulatory agencies in addition to regulations in Clause1 this Article.
3. District-level People’s Committees shall instruct commune-level People's Committees to manage forests appropriated for allocation or lease purpose.
Article 44. Compensation in case of appropriation of allocated or leased forests beyond the power or wrong forest appropriation
1. Competent People’s Committees shall take responsibility to establish a valuation council to:
a) determine unpaid forest rent in total amount paid to the State by the forest owner in which the amount paid is not originated from state budget;
b) determine increased forest product value, value of planted production forests and other assets legally invested by forest owners on the allocated or leased forest area in which the investment capital is not originated by state budget.
2. The State shall make compensation for unpaid forest rent, increased forest product value and value of planted production forests and other assets legally invested specified in Clause 1 this Article to the forest owners as per law provisions on compensation responsibility of the State.
3. Compensation shall be made as specified in Clause 2 this Article in case of appropriation of planted production forests of which ownership is already transferred.
4. In case the owner of the forest to be appropriated has put the value of planted production forest as a security or guarantee or to contribution, beneficiaries thereof shall be compensated as per civil law provisions.
Section 1. FOREST FIRE PREVENTION
Article 45. Forest fire safety plans
1. Responsibility for preparing forest fire safety plans
a) Forest owners who are family households and community shall prepare forest fire safety plans according Form No.1 provided in Appendix III issued thereto;
b) Forest owners who are organizations shall prepare forest fire safety plans according Form No.2 provided in Appendix III issued thereto;
c) Commune-level People’s Committees assigned to manage unallocated or unleased forests shall prepare forest fire safety plans according to Form No.3 provided in Appendix III issued thereto.
2. Forest fire safety plans prepared by organizations or commune-level People's Committees specified in Point b and c Clause 1 this Article shall be sent to the forestry administration and Fire and Rescue Police of commune level for advice.
3. Forest fire safety plans must be promptly amended in case there is any change to characteristics and nature of fire dangers and conditions related to forest fire safety.
4. Forest owners shall offer practice of forest fire safety plans as per provisions of the law on fire safety.
5. Forestry administrations and Fire and Rescue Police shall provide guidelines for and check preparation and implementation of forest fire safety plans.
Article 46. Levels of forest fire danger
1. There are 5 levels of forest fire danger from I to V; the forest fire danger sign is in semicircle shape of outer and inner diameter of 2.5 and 1.8 m, respectively surrounded by a red line and attached to a movable arrow to indicate 5 levels of forest fire danger. More details of forest fire danger levels can be found in Form No.4 provided in Appendix III issued thereto.
2.
Various-level forestry administrations shall continuously forecast and inform daily forest fire danger levels on mass media in case of level IV and V according to the weather and hydrometeorology condition.
Article 47. Safety conditions for forest fire prevention
1. Safety conditions for forest fire prevention
a) Forest fire safety regulations, fire danger signs and flame prohibited signs shall be placed at designated positions in consistent with characteristics and nature of fire of each forest type;
b) There must be forest fire safety plans specified in Article 45 herein;
c) Existing forest fire safety works shall be consistent with the nature and characteristics of each forest type.
d) Forest fire safety equipment and instruments shall be consistent with characteristics and nature of each forest type according to the forest fire safety plan;
dd) There must be a standing firefighting force who is trained in forest fire safety to meet on-spot firefighting requirements;
e) There must be a record of management and monitoring of forest fire safety as prescribed in the law on fire safety.
2. Forests with railway, high voltage power lines, gas or petroleum or petroleum product pipelines and works bearing forest fire risks must be protected by fire barriers and safety corridors consistent with each type of work under law provisions and flammable materials must be moved out the fire barrier zone.
3. When burning fields or vegetation for the purpose of forest planting and flammable material reduction, the fire user shall:
a) take fire safety measures;
b) not burn on dates of forest fire danger level IV or V and shall burn on dates of light wind before 9:00 am and after 4:00 pm.
c) notify the burning to the head of the village and forest fire safety team. There must be a person keeping guard over such burning and firefighting instruments in case the fire sweeps through the forest. All sparks must be extinguished after burning.
4. Fire use in facilities, works, construction sites and houses permitted to be built inside the forest must ensure the flame does not sweep through the forest and all sparks are extinguished.
Article 48. Fire prevention requirements applied for forest development projects
The forest development project shall include fire safety methods with the following contents:
1. Fire safety methods applied for forest plots and sub-forest zones in conformable to characteristics of fire in each type of forests and existing railway, high voltage power grids, gas, petroleum and petroleum product pipelines, houses and works.
2. Fire safety works in consistent with characteristics of each forest type
3. Designed estimate for funding for forest fire safety works.
Article 49. Organization and management of forest fire safety forces
1. Forest owners that are organizations shall establish a forest fire safety team and manage operation thereof and provide funding, equipment and favorable conditions for maintaining such operation.
2. The forestry administration shall establish forest fire safety units and manage operation thereof as authorized, provide guidelines, carry out inspection and offer training courses in professional forest fire safety to forest protection forces established by forest owners and internal forest protection forces.
3. The Fire and Rescue Police Agency shall instruct and cooperate with the forestry administration in performing tasks specified in Clause 2 this Article.
4. Training and re-training in professional fire safety skills offered to forest safety forces shall comply with provisions of the fire safety law.
Article 50. Forest fire safety inspection
1. Forest fire safety inspection shall:
a) satisfy conditions for forest fire safety specified in Article 47 herein and other provisions of the law on fire prevention and fighting;
b) fulfill responsibilities for forest fire safety of each subject specified in Article 53 and relevant Articles herein and provisions of the law on fire prevention and fighting;
c) comply with standards and regulations on forest fire safety and forest fire safety requirements of competent persons or authorities
2. Forest fire safety inspection shall be carried out periodically and irregularly.
3. Responsibility for forest fire safety inspection after and before dry season shall be assigned as follows:
a) Chairpersons of commune-level People's Committees and forest owners shall carry out inspection of forest fire safety in the area under their management as per regulations in Clause 2 this Article;
b) Heads of organizations and agencies and Chairpersons of provincial People's Committees or higher shall carry out periodic and irregular forest fire safety inspection in the area under their management;
c) The forestry administration shall carry out periodic forest fire safety inspection for forests facing fire risks and irregular inspection in case any fire danger or violation against forest fire safety regulations is found or in case of special protection requirement;
d) The Fire and Rescue Police Agency shall carry out forest fire safety inspection once every 6 months or every year for forests facing fire risks and carry out irregular inspection if any fire danger or violation against forest fire safety and in case of special protection requirements.
Section 2. FOREST FIRE FIGHTING
Article 51. Responsibilities for fire alarm, fire fighting and participation in forest fire fighting and fire fighting command
1. The person detecting forest fire must notify such fire to others and to one of the following entities at any cost:
a) Forest owner;
b) The nearest forest fire safety team;
c) The nearest forestry administration or fire and rescue police agency;
d) Local government authority or the nearest police and military agency
2. When receiving forest fire notification, entities specified in Clause 1 this Article shall mobilize forces and equipment for fire fighting and notify the fire to other necessary entities for assistance; in case the forest fire breaks out outside the area under management, such entities shall, at any cost, inform agencies managing the place on fire for handling purpose and participate in fire fighting after receiving fire notification.
3. Persons present at the place in which the forest fire breaks out shall work out any method for fire spread prevention and fire fighting; participants in fire fighting must abide by orders of the fire-fighting commander;
4. Forest owners, police, forest rangers, military, militia and self-defense forces and other relevant agencies shall extinguish the fire and participate in fire fighting as per provisions of the law on fire prevention and fighting.
5. Mobilization of forces, equipment and properties for fire fighting, fire-fighting command, decision on destruction of houses, construction works and obstacles where necessary and property movement for firefighting purpose shall comply with provisions of the law on fire prevention and fighting.
Article 52. Overcoming consequences of forest fire
1. Forest owners shall determine damage rate after the fire and send a statistical report on damage to the forestry administration, fire and rescue police and local government authority.
2. According to the damage rate, forest owners shall find and take post-forest restoration measures including localizing and promoting natural forest regeneration or planting additional forest or new forest.
3. The local forestry administration shall cooperate with commune-level People’s Committees in sending a consolidated report on damage rate and solutions to consequences and assistances to the competent authority.
4. The forestry administration, fire and rescue police and investigation agency shall find causes for forest fire, damage rate and take actions as regulated by laws.
Section 3. FOREST FIRE SAFETY RESPONSIBILITIES
Article 53. Forest fire safety responsibilities of forest owners
1. For the case in which forest owners are organizations:
a) Comply with forest fire safety regulations and conditions and take measures for forest fire safety as per law provisions;
b) Formulate and issue regulations and methods for fire safety in the forest under their management;
c) Prepare and implement fire safety plans applied for the forests under their management;
d) Disseminate knowledge and law about forest fire safety, offer training in forest fire safety profession, establish, manage forest fire safety teams and maintain operations thereof;
dd) Carry out forest fire safety inspection, suggest handling of violations against forest fire safety regulations and promptly deal with shortcomings and violations against forest fire safety regulations as authorized;
e) Invest in work construction and equipment and instruments used for forest fire safety;
g) Provide funding for forest fire safety as per current State regulations;
h) Send periodic and irregular report on forest fire safety and promptly notify the local forestry administration, fire and rescue police and supervisory authorities of changes related to fire safety of the forests under their management;
i) Cooperate with other forest owners, local government authority and surrounding entities in ensuring safety of forest fire prevention and fighting and not cause fire danger to neighboring forests, agencies or family households;
k) Perform forest fire safety activities as required by competent authorities;
l) Cooperate and enable competent authorities to investigate and look for the perpetrator of forest fire.
2. For the case in which forest owners are family households, individuals or community
a) Comply with forest fire safety regulations and conditions and take measures for forest fire safety as per law provisions;
b) Carry out forest fire safety inspection, suggest handling of violations against forest fire safety regulations and promptly deal with shortcomings and violations against forest fire safety regulations as authorized;
c) Invest in purchase of equipment and instruments used for forest fire safety as regulated;
d) Provide funding for investment in forest fire safety under current State regulations;
dd) Cooperate with other forest owners, local government authority and surrounding entities in ensuring safety of forest fire prevention and fighting and not cause fire danger to neighboring forests, agencies or family households;
e) Perform forest fire safety activities as required by competent authorities;
g) Cooperate with and enable competent authorities to investigate and look for the perpetrator of forest fire.
Article 54. Responsibilities of heads of agencies and organizations operating in forests or verge of forests
1. Comply with forest fire safety regulations and conditions and take measures for forest fire safety as per law provisions;
2. Urge and remind persons under their management to comply with forest fire safety regulations and conditions.
3. Detect fire and participate in forest fire fighting
4. Cooperate with other forest owners, local government authority and surrounding entities in ensuring safety of forest fire prevention and fighting and not cause fire danger to forests
5. Participate in forest fire safety activities as required by competent authorities and proactively participate in forest fire fighting when the fire break outs.
Article 55. Responsibilities of family households, individuals and community living in forests or verge of forests
1. Comply with forest fire safety regulations and conditions and take measures for forest fire safety as per law provisions;
2. Urge and remind the family members to comply with forest fire safety regulations and conditions.
3. Cooperate with other forest owners, family households and agencies in ensuring safety of forest fire prevention and fighting and not cause fire danger to forests.
4. Participate in forest fire safety activities as required by competent authorities.
5. Ensure forest fire safety if permitted to use flame or heat sources or devices generating flame or heat and maintain and use flammable materials in the forest and forest verge.
6. Prevent and timely notify element directly causing forest fire and violations against forest fire safety regulations, timely detect and extinguish fire and strictly abide by order for mobilization of forces for forest fire fighting.
Article 56. Responsibilities for forest development project of fire safety agencies
1. Agencies preparing forest development projects shall:
a) ensure that such forest development projects satisfy forest fire safety requirements;
b) monitor implementation of such projects and construct works used for forest fire safety;
c) participate in acceptance of results of such projects and construction of forest fire safety works.
2. Investors shall:
a) organize implementation of forest development projects and construction of forest fire safety works specified in the approved projects or designs;
b) carry out inspection and supervision of work construction and acceptance of results of forest development projects and work construction.
3. Entities running forest development projects and building forest fire safety works shall:
a) run forest development projects and construct forest fire safety works according to the approved designs;
b) ensure forest fire safety during project implementation and work construction.
4. The forestry administration and fire and rescue police, as authorized and assigned, shall:
a) consider and response to fire safety methods applied for forest development projects and projects on new construction or reform of forest fire safety works;
b) carry out inspection of compliance with fire prevention and fighting regulations handle violations against forest fire safety regulations;
c) The forestry administration shall participate in acceptance of results of fire prevention and fighting applied for forest development projects and forest fire safety works.
FOREST ENVIRONMENTAL SERVICES AND FOR FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT FUNDS
Section 1. PROVIDERS, USERS, METHODS OF PAYMENT AND CHARGE RATES OF FOREST ENVIRONMENTAL SERVICES
Article 57. Payers of forest environmental services
1. Hydroelectricity producers specified in Point a Clause 2 Article 63 of the Forestry Law.
2. Clear water producers and suppliers specified in Point b Clause 2 Article 63 of the Forestry Law.
3. Industrial producers specified in Point c Clause 2 Article 63 of the Forestry Law which use water from water sources for industrial production, including industrial producers of all business lines as regulated.
4. Providers of ecotourism, hospitality and entertainment services specified in Point d Clause 2 Article 63 of the Forestry Law that have to pay service charges as prescribed in Clause 1 Article 58 herein, including travel services, tourist transport and accommodation service, food, shopping, recreation, healthcare, sightseeing and advertisement services and other relevant services within the forest providing forest environment services.
5. Producers and traders causing massive greenhouse gas emission specified in Point dd Clause 2 Article 63 of the Forestry Law that have to pay service charges for absorbing and storing carbon in forests under Government’s regulations on providers, user, payment methods, payment amount, management and use of forest carbon absorption and storage service charges which are formulated based upon the result of pilot payment program until the end of 2020 provided by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
6. Producers of aquatic products specified in Point e Clause 2 Article 63 of the Forestry Law that are production enterprises of aquatic products or enterprises entering into association contracts with family households or individuals in aquatic product creation that have to pay service charges as prescribed in Clause 1 Article 58 herein.
Article 58. Methods for payment for forest environmental services
1. The user of forest environmental services shall pay service charges directly to the provider under mutual contract as per regulations in Point a and c Clause 3 Article 63 of the Forestry Law.
2. The user of forest environmental services shall make payment to the provider by transferring the service charge to the forest protection and development fund as prescribed in Point b Clause 3 Article 63 of the Forest Law in case the service provider and user fail to mutually enter into a contract for direct payment of forest environmental services.
Article 59. Service charge rates and determination of forest environmental service charges
1. The rate for forest environmental service charge payable by hydroelectricity producers is VND 36 per kwh of commercial electricity. Electricity output used for calculation of forest environmental service charge is the one sold to electricity buyers by hydroelectricity producers under electricity sale contracts.
The forest environmental service charge amount payable in a payment period shall be equal to the commercial electricity production (kwh) within the same period multiplied by the charge rate per kwh (VND 36/kwh).
2. The rate for forest environmental service charge payable by clear water suppliers is VND 52 per cubic meter of commercial water. Water volume used for calculation of forest environmental service charges is the one sold to consumers by the clear water supplier.
The forest environmental service charge amount payable in a payment period shall be equal to the water volume (m3) generated within the same period multiplied by the charge rate per cubic meter of water (VND 53/m3).
3. The rate for forest environmental service charge payable by industrial producers is VND 50 per cubic meter of water used from water sources. Water volume used for calculation of forest environmental service charges is the volume of water used by the industrial producer measured by the water meter or volume of water permitted for use by a competent authority or the one specified in the water sale document between the industrial producer and water trader.
The forest environmental service charge amount payable in a payment period shall be equal to the volume of water (m3) used by the industrial producer multiplied by the charge rate per cubic meter of water (50 VND/m3).
4. The rate for forest environmental service charge payable by providers of ecotourism, hospitality and entertainment services specified in Point d Clause 2 Article 63 of the Forestry Law shall not be under 1% of their total realized revenue in a payment period; the particular charge rate shall be determined based upon conditions in reality under an agreement between the provider and user of forest environmental services.
5. The rate for forest environmental service charge payable by production enterprise of aquatic products or enterprise producing aquatic products under association agreement with family households or individuals specified in Point e Clause 2 Article 63 of the Forestry Law shall not be under 1% of their total realized revenue in a payment period; the particular charge rate shall be determined based upon conditions in reality under an agreement between the provider and user of forest environmental services.
6. When average retail prices of electricity or water specified in Clause 1, 2 and 3 this Article vary or drop by 20%, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall send proposals of adjustments to equivalent forest environmental service charges to the Government for approval.
Section 2. DETERMINATION OF FOREST AREA USED FOR PROVISION OF FOREST ENVIRONMENTAL SERVICES ENTRUSTED TO FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT FUND
Article 60. Bases for forest area determination
1. Results of periodic forest stocktaking and inspection
2. Results of annual forest development monitoring
3. Drainage basic maps of the place for provision of forest environmental services
4. Results of payment for forest environmental services in the preceding year
Article 61. Making maps of payment for forest environmental services
1. The provincial forest protection and development fund shall take charge and cooperate with the commune-level Forest Ranger Department and People's Committee in making annual map for payment of forest environmental service charges applied to family households, individuals and community, commune-level People's Committees and other organizations managing forests as assigned by the State according to consolidation of commune-level maps for results of forest stocktaking and forest development monitoring and maps of drainage basins in place of forest environmental service provision. Contents of such maps are specified in Appendix IV issued thereto.
2. The provincial forest protection and development fund shall take charge and cooperate with the Forest Protection Department and organizations owning forests in making annual map for payment of forest environmental service charges according to consolidation of maps for results of forest stocktaking and forest development monitoring provided by such forest owners and maps of drainage basins in place of forest environmental service provision.
3. Costs for making maps of payment for forest environmental services and maps of drainage basins in place of forest environmental service provision shall be allocated from funding for management of the provincial forest protection and development fund or forest owners that are organizations or other legal funding sources.
Article 62. Determination of forest area get paid for provision of forest environmental services of family households, individuals or community; commune-level People's Committees and other organizations assigned to manage forests by the State
1. The provincial forest protection and development fund shall take charge and cooperate with the Forest Ranger Department in determining the forest area got paid for provision of forest environmental services in the preceding year of family households, individuals, community, commune-level People's Committees and other organizations assigned to manage forests by the State according to update on maps of payment for forest environmental services provided by the result of forest development monitoring in the preceding year before February 15 every year.
The provincial forest protection and development fund shall cooperate with the Forest Ranger Department in checking and verifying the forest area being paid for forest environmental service provision in the preceding year if any petition is raised before March 01 every year.
2. The provincial forest protection and development fund shall cooperate with the Forest Ranger Department in checking and verifying the forest area got paid for forest environmental service provision in the preceding year if any petition is raised before March 01 every year.
3. Costs for determining forest area that gets paid for forest environmental service provision shall be allocated from funding for management of the provincial forest protection and development fund or other legal funding sources.
Article 63. Determination of forest area that is paid for provision of forest environmental services of organizations
1. The provincial forest protection and development fund shall take charge and cooperate with the Forest Protection Department and forest owners that are organizations in determining the forest area that is paid for forest environmental service provision in the preceding year according to updates on maps of payment for forest environmental services upon consideration of the result of forest development monitoring in the previous year before February 15 every year.
2. The provincial forest protection and development fund shall cooperate with the Forest Protection Department and forest owners that are organizations in checking and verifying the forest area being paid for forest environmental service provision in the preceding year if any petition is raised before February 28 every year.
3. The provincial forest protection and development fund shall make a consolidated report on forest area that is paid for forest environmental services of organizations according to Form No.2 provided in Appendix V issued thereto as the basis for payment of forest environmental service charges before March 15 every year.
4. Costs for determining forest area that is paid for forest environmental service provision shall be allocated from funding for management of the provincial forest protection and development fund or organizations that are forest owners or other legal funding sources.
Section 3. MANAGEMENT AND USE OF FOREST ENVIRONMENTAL SERVICE CHARGES PAID DIRECTLY TO SERVICE PROVIDERS
Article 64. Signing and executing contracts for payment of forest environmental service charges
1. The provider of forest environmental services shall enter into a contract with the service user which specifies the service type, payment amount, payment time and payment method. The rate for service charges shall not be under the rate prescribed in Article 59 herein; the contract of payment for forest environmental services shall be made into 4 copies, each will be kept by the service provider, user, forest protection and development fund and Department of Agriculture and Rural Development.
2. The user of forest environmental services shall make payment directly to the service provider from the day on which the forest environmental service is provided under the contract of payment of forest environmental services.
Article 65. Use of forest environmental service charges
1. The provider of forest environmental services may decide use of proceeds from service provision after fulfilling financial obligations to the State as per law provisions.
2. In case such service provider is an organization, the proceeds from forest environmental services deducted from reasonable costs for implementation of the policy on payment for forest environmental services, including payments to the forest protector under a lump-sum contract shall be recorded as revenue of such provider and shall be used under finance law provisions applied to such organization.
Section 4. MANAGEMENT AND USE OF FOREST ENVIRONMENTAL SERVICE CHARGES TRANSFERRED THROUGH FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT FUNDS
Article 66. Entering into contracts for payment of forest environmental service charges
1. The user of forest environmental services shall enter in to an entrustment contract with the Vietnam forest protection and development fund if the forest area provided is on the drainage basin of administrative boundaries of 2 or more than 2 provinces.
2. The user of forest environmental services shall enter in to an entrustment contract with the provincial forest protection and development fund for if forest area provided is on the drainage basin of administrative boundaries of 1 province.
3. The contract for entrusted payment of forest environmental service charges shall be made according to Form No.1 provided in Appendix VI issued thereto.
Article 67. Executing contracts for payment of forest environmental service charges
1. The user of forest environmental services shall pay service charges from the day using such service.
2. The service user shall send a plan for transfer of forest environmental service charges of the following year to the forest protection and development fund according to Form No.2 provided in Appendix VI issued thereto before October 15.
3. The service user shall make a statistical report on payment of forest environmental service charges according to Form No.3 provided in Appendix VI issued thereto and send it to the forest protection and development fund together with this Decree within 15 days from the end day of each quarter.
4. The service user shall make payment on a quarter-basis; the payment period is 20 days from the end date of Quarter I, II and III and 45 days from the end date of Quarter IV.
5. The service user shall send a consolidated report on payment of forest environmental service charges to the forest protection and development fund according to Form No.4 with this Decree within 50 days from the end date of the year.
Article 68. Preparing plans for collection and use of forest environmental service charges and estimates of management expenditures
1. The Vietnam forest protection and development fund shall:
s) review and determine the forest area provided located on the drainage basin of administrative boundaries of 2 or more than 2 provinces and notify to the Ministry of Agriculture and Rural Development for announcement;
b) make a consolidated report on payment plans provided by users of forest environmental services in which the forest area provided is in administrative boundaries of 2 or more than 2 provinces and send a report on estimated money amount distributed to the provincial forest protection and development fund according to Form No.5 provided in Appendix V issued thereto before October 31 every year;
c) prepare a plan for collection and use of forest environmental service charges (hereinafter referred to as “service charge collection and use plan”) according to Form No.6 provided in Appendix VI issued thereto and estimates of management expenditures according to Form No.7 provided in Appendix VI issued thereto in Quarter VI every year and send them to the Management Board of Vietnam forest protection and development fund and the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval purpose
2. The provincial forest protection and development fund shall:
a) review and determine the forest area provided and make a list of providers of forest environmental services.
b) make a consolidated report on payment of forest environmental service charges by service users.
c) prepare service charge collection and use plans according to Form No.8 provided in Appendix VI issued thereto and estimates of management expenditures according to Form No.9 provided in Appendix VI issued thereto in Quarter IV every year and send them to the Fund Management Board and provincial People’s Committees for approval purpose;
d) notify the service charge collection and use plan to the forest owner (organization), commune-level People's Committee and other organizations assigned to manage forests by the State as per law provisions and send the decision on approval for such plan issued by the provincial People's Committee to the Vietnam forest protection and development fund.
Article 69. Determination of forest environmental service charges
1. The Vietnam forest protection and development fund shall:
determine the money amount distributed to provincial forest protection and development funds according to the forest environmental service charge amount collected in reality and forest area on the drainage basin announced by the Ministry of Agriculture and Rural Development before December 31 every year.
2. The provincial forest protection and development fund shall:
a) determine the money amount paid to providers of forest environmental services in the previous year for payment to service providers according to the forest environmental service charge amount collected in reality and the result of determination of forest area that is paid for forest environmental service provision before March 31 every year;
b) send notification of forest environmental services charges to service providers according to Form No.10 and 11 provided in Appendix VI issued thereto before April 15 every year.
3. The forest owner that enters into a lump-sum contract for forest protection shall:
determine the money amount paid to the contractor according to the forest environmental charge amount received from the provincial forest protection and development fund before June 01 every year.
4. Determination of forest environmental service charges shall comply with regulations in Appendix VII issued thereto.
Article 70. Use of forest environmental service charges
1. In case of use by the Vietnam forest protection and development fund
a) Maximum 0.5% of total forest environmental service charge amount collected in a year shall be deducted as management funding for expenditure on operations of the fund machine. The particular deducted amount shall be specified in annual service charge collection and use plan of the fund approved by the Ministry of Agriculture and Rural Development. Expenditures on operations of the fund include:
Recurrent expenditures, including payment of salary, salary-based allowances and contributions to members of the Fund Operation Board, payment of remunerations for management to members of the Fund Management Board and Fund Control Board; payment of wages, payment for public services, stationery, information and communications; expenditures on meetings and conferences; payment of allowances for business trip and rent; payment for repair and maintenance of assets serving professional activities and infrastructure; payment for appraisal of programs/projects or appraisal in bidding; expenditure on money receipt and payment and expenditure on surveillance and other expenditures (if any);
Non-recurrent expenditures, including financial assistance in preparation of sustainable management plans and issuance of forest certificates; expenditure on review and determination of forest area provided under forest environmental service contracts; expenditure on conferences and training for improvement of professional skills; payment for purchase and repair of a massive quantity of assets for the fund operations and purchase of other specific equipment serving payment services; payment for dissemination and audit services and expenditure on inbound and outbout delegations (if any).
Expenditures and expenditure amount for operations of the fund shall be determined under current regulations. In case such expenditures and expenditure amount are not regulated by the law, the Vietnam forest protection and development fund shall specify expenditures and particular spending amount in the internal expenditure regulations according to its financial capability.
c) The management funding specified in Point a Clause 1 this Article is considered a source of revenue of the Vietnam forest protection and development fund and shall be used under the financial autonomy mechanism for public service providers.
d) After deducting the money amount used for management purpose, the Vietnam forest protection and development fund shall transfer the remaining forest environmental service charge amount to provincial forest protection and development funds in compliance with regulations in Clause 1 Article 69 herein;
dd) The money amount paid by users of forest environmental services whose receivers cannot be identified shall be distributed to provinces having the lowest rate of forest environmental services per 1 hectare or higher.
2. In case of use by provincial forest protection and development funds
a) Maximum 10% of total forest environmental service charge amount collected in a year shall be deducted as management funding for expenditure on operations of the fund machine. The particular deducted amount shall be specified in annual service charge collection and use plan of the fund approved by the provincial People’s Committees. Expenditures on operations of the fund include:
Recurrent expenditures, including payment of salary, salary-based allowances and contributions to members of the Fund Operation Board, payment of remunerations for management to members of the Fund Management Fund and Fund Control Board; payment of wages, payment for public services, stationery, information and communications; expenditures on meetings and conferences; payment of allowances for business trip and rent; payment for repair and maintenance of assets serving professional activities and infrastructure; payment for appraisal of programs/projects or appraisal in bidding; expenditure on money receipt and payment and expenditure on surveillance and other expenditures (if any);
Non-recurrent expenditures, including assistance in preparation of sustainable management plans and issuance of forest certificates; expenditure o review and determination of forest area provided under forest environmental service contracts; expenditure on conferences and training for improvement of professional skills; payment for purchase and repair of a massive quantity of assets for the fund operations and purchase of other specific equipment serving payment services; payment for dissemination and audit services and expenditure on inbound and outbout delegations (if any).
b) Spending and spending amounts for the fund operations, payment of allowances for concurrent position holding and financial support for management of other entities shall be supported by provincial People's Committees for provincial forest protection and development fund to cover expenditures as per current regulations. In case such expenditures and expenditure amount are not regulated by the law, the provincial forest protection and development fund shall specify such contents in the internal expenditure regulations according to its financial capability.
c) The management funding specified in Point a Clause 2 this Article is considered a source of revenue of provincial forest protection and development funds and shall be used under financial autonomy mechanism applied to public service providers.
d) Maximum 5% of total forest environmental service charge amount collected in a year shall be deducted for support to family households, individuals and communities with forests allocated or contracted for stable and permanent protection in case of natural disasters or droughts or in case the forest environmental service charge rate per allocated forest are is lower than that of the previous year and Director of the provincial forest protection and development fund shall prepare a support plan for the aforesaid entities which is then approved by the provincial People's Committee. The unused amount of forest environmental service charge deducted under approval in the year must be refunded to the provider of forest environmental services;
dd) After deducting the used money amount as prescribed in Point a and d Clause 2 this Article, the provincial forest protection and development fund shall pay the remaining amount of forest environmental service charge to the provider of forest environmental services as per regulations in Clause 2 Article 69 herein;
e) With regard to the forest environmental service charge paid by the user of forest environmental services whose receiver cannot be identified, the forest protection and development fund shall send proposals of distribution of such charge to service providers having the minimum average rate for service charge per hectare to the provincial People’s Committee for approval; give assistance in forest protection and development, plant trees in a scattered manner and forests for scenery purpose in the zone of forest environmental service provision and disseminate policies on improvement of capacity to implement the policy on payment for forest environmental services.
3. In case of use by forest owners
a) Forest owners that are family households, individuals and communities may wholly use forest environmental service charges for the purpose of protecting and developing forests and raising their living standard;
b) Forest owners that are enterprises may manage and use forest environmental service charges which are considered their revenue as per law provisions on finance applied to enterprises;
c) Forest owners that are organizations not specified in Point b Clause 3 this Article and do not enter into lump-sum contracts for forest protection or only have a part of forest area protected under lump-sum contracts may wholly use the forest environmental service charges for forest protection and development purpose, including the following activities: preparation and implementation of plans for sustainable forest management and forest certificate issuance; construction of bio-forestry works and technical works serving forest protection and development; patrol and eradication of hot spots and action against violations related to forest protection and development; purchase of assets and instruments and maintenance and repair of assets and equipments used for forest protection; recording and mapping of payment for forest environmental services, inspection, supervision, assessment, acceptance, dissemination, encouragement, training, practice, conferences and other activities serving payment for forest environmental services; payment of wages and other amounts paid as wages to persons not getting paid from state budget and other activities serving forest management, protection and development.
Charges for provision of forest area that is protected by forest owners themselves shall be considered a source of their revenue and managed by them as per financial law provisions applicable to each organization type;
d) Forest owners that are organizations specified in Point c Clause 3 this Article and enter into lump-sum contracts for forest protection with family households, individuals or communities may deduct 10% of forest environmental service charges for forest area under the protection contracts mentioned above for the purpose of managing forests with forest environmental service provision, including the following activities: construction of bio-forestry works and technical works serving forest protection and development; patrol and eradication of hot spots and action against violations related to forest protection and development; purchase of assets and instruments and maintenance and repair of assets and equipments used for forest protection; recording and mapping of payment for forest environmental services, inspection, supervision, assessment acceptance, dissemination, encouragement, training, practice, conferences and other activities serving payment for forest environmental services; payment of wages and other amounts paid as wages to persons not getting paid from state budget and other activities serving forest management, protection and development.
Deducted amount used for forest management shall be considered a source of revenue of the forest owner and managed under financial law provisions applicable to each type of organization.
After deducting the money amount used for management purpose, forest owners shall pay the remaining forest environmental service charge amount to the contractors in compliance with Clause 3 Article 69 herein.
4. Commune-level People's Committees and other organizations assigned to manage forest by the State shall send plans for use of forest environmental service charges for forest protection and development purpose to district-level People’s Committees for approval purpose which are then sent to the provincial forest protection and development fund. Expenditures include:
a) Payment to forest guards;
b) Expenditure on oil and petrol for vehicles used for forest patrol and inspection;
c) Allowances given to persons mobilized for preventing and fighting against forest destruction and fire fighting for damaged forests;
d) Payment for night shift, extra work and concurrent jobs;
dd) Expenditure on dissemination and education of law and training in professional skills for forest protection and management;
e) Expenditure on conferences and seminars and emulation and commendation;
g) Other expenditures
Article 71. Advanced payment, payment and final statement of forest environmental service charges
1. Advanced payment of forest environmental service charges
According to the approved service charge collection and use plan, the provincial forest protection and development fund shall make an advanced payment to the provider of forest environmental services and allocate money to entities assigned to assist such provincial fund in payment. The provincial People's Committee shall regulate times for advanced payment and advanced payment rate.
2. Payment of forest environmental service charges
a) According to realized service charges collected in a year and the forest area getting paid for forest environmental service provision, the provincial forest protection and development fund or entities assigned to assist in payment shall make payment to providers of forest environmental services before June 01 of the following year.
b) After completing their assignments, entities mentioned above shall send a consolidated report made according to Form No.12 and 13 provided in Appendix VI issued thereto to the provincial forest protection and development fund with payment proofs before June 15 of the following year;
c) According to the money amount used for management purpose, expenditures and spending amount approved by the provincial People’s Committee and lawful spending proof, the provincial forest protection and development fund shall repay entities assigned to assist in making payment to service providers.
3. Methods for advanced payment and payment of forest environmental service charges
a) In case service providers are organizations, advanced payment and payment shall be made by bank transfer;
b) In case service providers are family households, individuals or communities, advanced payment and payment shall be made by bank transfer or in cash. Advanced payment and payment by bank transfer under favorable conditions are encouraged by the State.
4. Statement of forest environmental service charges
a) The forest protection and development fund shall close the accounting book in December 31 every year and make a report on final statement according to Form No.14 provided in Appendix VI issued thereto which may be amended until June 30 of the following year and sent to the supervisory authority before July 15 of the following year;
b) Forest owners that are organizations making lump-sum contracts for forest protection shall prepare a report on final statement of forest environmental service charges according to Form No.15 provided in Appendix VI issued thereto and send it to the supervisory authority and provincial forest protection and development fund before June 30 of the following year;
c) Commune-level People’s Committees and other organizations assigned to manage forests by the State shall close the accounting book, make and send reports as per regulations on financial management applied to each organization type;
d) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall verify the report on final statement of forest environmental service charges provided by the Vietnam forest protection and development fund;
dd) The Department of Agriculture and Rural Development (in case the provincial forest protection and development fund is affiliated with the Department) or Department of Finance (in case the provincial forest protection and development fund is affiliated with the provincial People’s Committee) shall verify the report on final statement of forest environmental service charges provided by the provincial forest protection and development fund;
e) Supervisory authorities shall verify the report on final statement of forest environmental service charges provided by organizations (forest owners) under their management;
g) Commune-level finance authorities shall verify the report on final statement of forest environmental service charges provided by commune-level People’s Committees and other organizations for forest management as assigned by the State;
h) Time limit for verification of final statement of forest environment service charges shall be specified in compliance with current regulations on financial mechanism applied to each organization type.
Article 72. Financial inspection, supervision and publicity
1. Inspection and supervision of management and use of forest environmental service charges
d) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with the Ministry of Finance in carrying out local inspection and visit inspection to the Vietnam forest protection and development fund;
b) The Department of Agriculture and Rural Development (in case the provincial forest protection and development fund is affiliated with the Department) or Finance Department (in case the provincial forest protection and development fund is affiliated with the provincial People’s Committee) shall take charge of carrying out inspection of provincial forest protection and development fund;
c) The Vietnam forest protection and development fund shall carry out inspection and use of forest environmental service charges by provincial forest protection and development funds and payment of forest environmental service charges by service users;
d) The provincial forest protection and development fund shall carry out inspection of management and use of forest environmental service charges by relevant entities in provinces and payment by service users;
dd) Forest owners shall carry out inspection of lump-sum contractors;
e) Other agencies, organizations and the whole society shall participate in supervision of regulatory agencies, organizations, family households and communities involved in management and use of forest environmental service charges. 2. Finance publicity
a) The forest protection and development fund and organizations owning forests, commune-level People's Communities and other organizations for forest management as assigned by the State shall publish financial information as per provisions of the finance law;
b) Lists of payees, payment amounts and payment plans shall be published every quarter and every year under internal democracy regulations in the following forms: posting up such lists at the office of commune-level People's Committees and place of community’s meetings or public places or announcing on commune-level radiobroadcast or announcing such lists in commune-level conferences.
Section 5. REMISSION OF FOREST ENVIRONMENTAL SERVICE CHARGES
Article 73. Entities eligible for remission of forest environmental service charges
1. Producers and traders that are affected by natural disasters, fire, earthquakes, storms, floods, tsunami or landslide which cause damage to their capital and assets resulting in loss of capacity or suspension of business operation and are not mandatory participants in asset insurance as per law provisions.
2. Traders and producers incapacitated or died or claimed to be dead or missing who have no assets to make payment or their guardian or inheritor are incapable to repay their debts.
3. Production or trading organizations receiving dissolution or bankruptcy decisions from competent authorities under law provisions that have neither capital nor assets to pay to providers of forest environmental services
1. In case of service charge exemption: Organizations and individuals may be entitled to exemption of 100% forest environmental service charges if the rate of capital and asset loss is from 70% to 100% compared to total asset or production and trading plans or cases specified in Clause 2 and 3 Article 73 herein.
2. In case of service charge reduction: Organizations and individuals may receive 50% reduction in forest environmental service charges if the rate of capital and asset loss is from 40% to less than 70% compared to total asset or the production and trading plan.
Article 75. Applications and procedures for remission of forest environmental service charges
1. Applications for remission of forest environmental service charges
If any force majeure event specified in Article 73 herein occurs, the user of forest environmental service shall send an application for remission of forest environmental services (hereinafter referred to as “application for service charge remission”) to the Department of Agriculture and Rural Development in case the forest area provided is within administrative boundaries of one province or to General Department of Forestry if the forest area provided is in administrative boundaries of 2 or more than 2 provinces. An application for service charge remission includes:
a) An application form for service charge remission prepared the service user or his/her guardian or inheritor which specifies causes for force majeure event, rate of capital and asset loss, remission subject and remission time;
b) An inventory of loss or damage of capital and assets and a copy of dissolution or bankruptcy decision (if any) issued by competent authorities as per law provisions for service users that are organizations;
c) In case the service user is individual, in addition to application form specified in Point a Clause 1 this Article, the guardian shall provide a copy of court's decision in case of incapacitated individual or the inheritor must provide copies of death certificate or missing certificate in case such individual is claimed to be dead or missing.
2. Procedures for remission of forest environmental service charges
a) If the application is sent directly, the receiving authority shall notify the applicant of the satisfaction of his/her application within a half-day from the receiving time.
b) If the application is sent by post or through the Internet, the receiving authority shall notify in writing to the applicant of satisfaction of his/her application within 2 working days from the day on which such application is received;
c) The receiving authority shall establish an inspectorate within 5 working days from the day on which the application is received;
d) The inspectorate shall carry out inspection and verification within 5 working days from the day on which the establishment decision is issued;
dd) The inspectorate shall complete and send a report to the provincial People’s Committee for approval for service charge remission if the forest area provided for the service user is in administrative boundaries of one province or to the Ministry of Agriculture and Rural Development in case the forest provided for the service user is located within administrative of 2 more than 2 provinces;
e) Decisions on service charge remission shall be sent to the forest protection and development fund and users of forest environmental services for implementation.
Section 6. DUTIES AND ORGANIZATION STRUCTURE OF FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT FUNDS
Article 76. Duties of forest protection and development funds
1. The Vietnam forest protection and development fund shall:
a) review, sign contracts, receive and manage forest environmental service charge amounts entrusted by service users;
b) encourage, receive and manage entrusted financial sources, sources of voluntary aids, funds or contributions, money amounts entrusted by domestic and foreign organizations or individuals and other legal funding sources other than state budget;
c) receive and manage money amounts used for replacement afforestation;
d) appraise programs or projects or non-planned activities funded by the fund then send them to the competent authority for approval purpose;
dd) play the role of a contact point to help the General Department of Forestry carry out inspection and supervision of collection and distribution of forest environmental service charges to provincial forest protection and development funds under the guidance of the Vietnam fund;
e) provide guidelines for, check and monitor entities getting paid from the Vietnam forest protection and development fund;
g) comply with law regulations on finance, statistics, accounting and audit and send reports on management and use of forest environmental service charges by the fund to the competent authority;
h) send proposals of promulgation or amendment of regulations on entities or activities eligible to be supported by the Vietnam fund to competent regulatory agencies;
i) send annual consolidated report on collection and use of forest environmental service charges nationwide;
k) disseminate the policy on payment for forest environmental services in local and central areas;
l) perform other duties assigned or specified by competent regulatory agencies.
2. Provincial forest protection and development funds shall:
a) review, sign contracts, receive and manage forest environmental service charge amounts entrusted by service users;
b) encourage, receive and manage entrusted financial sources, sources of voluntary aids, funds or contributions, money amounts entrusted by domestic and foreign organizations or individuals and other legal funding sources other than state budget;
c) receive and manage money amounts used for replacement afforestation;
d) represent providers of forest environmental services to enter into contracts with service users that have to make entrusted payment to them;
dd) play the role of a contact point to help competent regulatory agencies carry out inspection and supervision of management and use of funding for management activities and payment to contractors by forest owners making lump-sum contracts for forest protection;
e) appraise programs or projects or non-planned activities funded by provincial funds then send them to the competent authority for approval purpose;
g) provide guidelines for, check and monitor entities paid by provincial funds;
h) comply with law regulations on finance, statistics, accounting and audit and send reports on management and use of forest environmental service charges by the fund to the competent authority;
i) send proposals of promulgation or amendment of regulations on entities or activities eligible to be supported by provincial funds;
k) send annual report on collection and use of forest environmental service charges made according to Form No.16 provided in Appendix VI issued thereto to provincial People’s Committees and Vietnam forest protection and development fund;
l) disseminate relevant law provision policies;
m) As for provinces and centrally-affiliated cities without forest protection and development fund due to unfavorable conditions for establishment, agencies replacing provincial forest protection and development funds shall take responsibility to perform duties specified in this Clause.
Article 77. Organization structure
1. Central fund organization
a) The Vietnam forest protection and development fund (hereinafter referred to as “the central fund”) shall be established and managed by the Ministry of Agriculture and Rural Development. The fund has legal status, its own stamp and an account opened at a bank and State Treasury as per law provisions and operates like a public service provider;
b)The organization structure for management and operation of the fund include a Fund Management Board, Control Board, Operation Board and professional divisions;
c) The Fund Management Board, Control Board and Operation Board shall be specified in regulations on fund operation issued by the Minister of Agriculture and Rural Development.
2. Provincial fund organization
a) The provincial forest protection and development fund (hereinafter referred to as “provincial fund”) shall be established by Chairperson of the provincial People’s Committee upon consideration of demands and capacity to mobilize financial sources for forest protection, development and management. Such fund is affiliated to provincial People’s Committee or the Department of Agriculture and Rural Development. The fund has legal status, its own stamp and an account opened at a bank and State Treasury as per law provisions and operates like a public service provider;
b) The organization structure for management and operation of the fund include a Fund Management Board, Control Board, Operation Board and professional divisions;
c) The Fund Management Board, Control Board and Operation Board shall be specified in regulations on fund operation issued by the Chairperson of provincial People’s Committee.
Article 78. Relationship between central and provincial fund
1. Duties of central fund:
a) Distribute forest environmental service charges and other entrusted amounts to the provincial fund;
b) Offer financial or technical assistance to the provincial fund;
c) Offer training in professional skills to provincial fund officers;
d) Organize programs or activities for accumulating and learning experience in management skills among provincial funds;
dd) Carry out inspection and supervision of management and use of funding by provincial funds
2. Duties of provincial funds:
a) Receive, manage and use financial or technical assistance from the central fund;
b) Undergo inspection and supervision by the central fund in terms of management and use of funding provided from such fund;
c) Send reports on management and use of funding provided to the central fund which are then included in the report sent to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Section 7. FINANCIAL RESOURCES AND MANAGEMENT AND USE OF FINANCIAL RESOURCES OF FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT FUNDS
Article 79. Financial resources
1. Financial resources of central fund
a) Forest environmental service charges collected, money entrusted by domestic and foreign entities under the entrustment contracts related to forest protection and development;
b) Money for replacement afforestation due to forest repurposing;
c) Voluntary aids, funds and contributions of domestic and foreign entities;
d) Interests on bank deposits;
dd) Legal financial resources other than state budget
2. Financial resources of provincial funds
a) Forest environmental service charges collected, money entrusted by domestic and foreign entities under the entrustment contracts related to forest protection and development;
b) Money for replacement afforestation due to forest repurposing;
c) Voluntary aids, funds and contributions of domestic and foreign entities;
d) Sources of aids from the central fund
dd) Interests on bank deposits;
e) Legal financial resources other than state budget
Article 80. Expenditures of forest protection and development funds
1. Expenditures of the central fund
a) Distribution of forest environmental service charges to provincial funds and performance of entrusted tasks under entrustment contracts from funding sources specified In Point a Clause 1 Article 79 herein;
b) Expenditure on replacement afforestation due to forest repurposing as regulated from funding sources specified in Point b Clause 1 Article 79 herein;
c) Financial assistance given to programs, projects or non-planned activities from funding sources specified in Point c, d and dd Clause 1 Article 79 herein, including financial support for fighting against forest destruction and illegal production, trading and transport of forest products; dissemination and implementation of policies on forest protection and development; experiments and universalization of forest protection and development and sustainable forest management; experiments and use of new forestry plant varieties; scattered afforestation; development of non-timber forest product on forestry land; training of human resources for forest protection and development to provincial level and other activities regarding forest protection and development;
d) Financial assistance given to provincial funds from funding sources specified in Point c, d and dd Clause 1 Article 79 herein;
dd) Expenditure on operation of the fund from funding sources for management of forest environmental services specified in Point a Clause 1 Article 70 herein or from money entrusted for management under entrustment contracts, interests on bank deposits and other legal financial resources as per law regulations;
Expenditures and expenditure rates for operation of the fund shall be determined under current regulations. In case such expenditures and expenditure rates are not regulated by the law, the provincial forest protection and development fund shall specify such contents in the internal expenditure regulations according to its financial capability and decide spending and take legal responsibility for such spending.
2. Expenditures of provincial funds
a) Payment for forest environmental services and expenditure on performance of tasks specified in entrustment contracts from funding sources mentioned Point a Clause 2 Article 79 herein;
b) Expenditure on replacement afforestation due to forest repurposing as regulated from funding sources specified in Point b Clause 2 Article 79 herein;
c) Financial assistance given to programs, projects or non-planned activities from funding sources specified in Point c, d and e Clause 2 Article 79 herein, including financial support for fighting against forest destruction and illegal production, trading and transport of forest products; dissemination and implementation of policies on forest protection and development; experiments and universalization of forest protection and development and sustainable forest management; experiments and use of new forestry plant varieties; scattered afforestation; development of non-timber forest product on forestry land; training of human resources for forest protection and development in provinces and other activities regarding forest protection and development;
dd) Expenditure on operation of the fund from funding sources for management of forest environmental services specified in Point a Clause 2 Article 70 herein or from money entrusted for management under entrustment contracts, interests on bank deposits and other legal financial resources as per law regulations
Expenditures and expenditure rates for operation of the fund shall be determined under current regulations. In case such expenditures and expenditure rates are not regulated by the law, the provincial forest protection and development fund shall specify such contents in the internal expenditure regulations according to its financial capability and decide spending and take legal responsibility for such spending.
Article 81. Preparation of financial plans, financial reports and statements
1. The central fund shall:
a) prepare annual financial plan including plan on collection and use of forest environmental service charges and other financial resources and estimate of expenditures for the fund operation and send it to the Fund Management Board for consideration which is then submitted to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval;
b) send annual financial reports and annual statements as per current law provisions on finance and accounting to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval purpose.
2. Provincial funds shall:
a) prepare annual financial plan including plan on collection and use of forest environmental service charges and other financial resources and estimate of expenditures for the fund operation and send it to the Fund Management Board for consideration which is then submitted to provincial People’s Committees for approval;
b) make annual financial reports and annual statements as per current law provisions on finance and accounting. The Department of Agriculture and Rural Development shall verify statements provided by departmental-affiliated funds while the Finance Department shall verify statements provided by funds affiliated to provincial People’s Committees.
3. Permission for financial autonomy given to central and provincial funds shall comply with Government's regulations on autonomy mechanism applied to public service providers operating in economy fields or other fields and guiding documents thereof.
Article 82. Accounting, audit, management of assets and financial publicity
Various-level forest protection and development funds shall perform accounting, audit and management of assets and financial publicity as follows:
1. Carry out the accounting process under the current accounting regime applied to service providers
2. Manage and use assets in compliance with provisions of the Law on Management and use of public assets and guiding documents thereof.
3. Encourage independent audit for making financial reports
4. Publish financial information in compliance with law provisions on finance in force and encourage self-assessment of the result of implementation of the policy on forest environmental services.
Section 8. MANAGEMENT OF PROGRAMS, PROJECTS OR NON-PLANNED ACTIVITIES SUPPORTED BY FUNDS
Article 83. Methods for provision of financial assistance and activities entitled to financial assistance
1. Non-refundable aids or partially refundable aids shall be given to organizations, family households, individuals and communities running programs, projects or non-planned activities prescribed in Clause 2 this Article.
2. Activities entitled to financial assistance
a) Financial assistance from the central fund shall be given to activities specified in Point c Clause 1 Article 80 herein;
b) Financial assistance from the provincial funds shall be given to activities specified in Point c Clause 2 Article 80 herein;
Article 84. Approval for programs, projects or non-planned activities
1. Approval by central fund
a) Organizations, family households, individuals and communities demanding financial assistance shall send an application form for financial assistance with the dossier of the program, project or non-planned activity to the Fund Operation Board directly or by post before December 31 every year;
b) The Fund Operation Board shall take charge and cooperate with competent authorities in carrying out appraisal of such application and send a report to the Fund Management Board for consideration then submit it to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval before February 25 every year;
c) The Director of the fund shall send the result to the applicant by post within 3 working days from the day on which the Ministry of Agriculture and Rural Development grants approval for such program/project or non-planned activity.
2. Approval by provincial funds
a) Organizations, family households, individuals and communities demanding financial assistance shall send an application form for financial assistance with the dossier of the program, project or non-planned activity to the Fund Operation Board directly or by post before December 31 every year;
b) The Fund Operation Board shall take charge and cooperate with competent authorities in carrying out appraisal of such application and send a report to the Fund Management Board for consideration then submit it to the provincial People’s Committees for approval;
c) The Director of the fund shall send the result to the applicant by post within 3 working days from the day on which the provincial People’s Committee grants approval for such program/project or non-planned activity.
Article 85. Running programs, projects or non-planned activities
1. Family households, individuals and communities shall run programs, projects or non-planned activities approved by the competent authority.
2. The management board for running such programs, projects or non-activities shall be established as required by the competent authority.
Article 86. Inspection and assessment of program, project or non-planned activity running
1. By the central fund
a) The Fund Operation Board shall provide guidelines for carrying out inspection of implementation of programs, projects or non-planned activities supported by the central fund on a periodic or irregular basis;
b) Where necessary, the Fund Operation Board may hire a consultancy for inspection and assessment of implementation of programs, projects or non-planned activities supported by the central fund.
2. By provincial funds
a) The Fund Operation Board shall provide guidelines for carrying out inspection of implementation of programs, projects or non-planned activities supported by provincial funds on a periodic or irregular basis;
b) Where necessary, the Fund Operation Board may hire a consultancy for inspection and assessment of implementation of programs, projects or non-planned activities supported by provincial funds.
INVESTEMENT POLICIES ON FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT
Article 87. Investment policies
The State shall provide funding for investment in the following activities:
1. Protection and development of reserve forests and protection forests, including:
a) Management performed by forest management boards;
b) Forestation, forest nurture and protection and localizing for forest regeneration;
c) Stocktaking and monitoring of development of forest resources and biodiversity; forest stocktaking and inspection and announcement of forest condition in reality;
d) Management of forestry information and forest database;
dd) Collection of forest animal and plant specimen;
e) Scientific research, training and development of forestry manpower and forest extension;
g) Dissemination and education of law provisions on forest protection and development;
h) Inspection, prevention, control and handling of violations related to forest protection and development;
i) Preparation and implementation of sustainable forest management plans;
k) Forest allocation and forest boundary marking.
2. Protection and rescue of endangered and rare forest plants and animals, including
a) Monitoring, surveillance and rescue of endangered and rare forest plants and animals;
b) Purchase of equipment used for monitoring, rescue and protection of endangered and rare forest plants and animals;
c) Nurture of endangered and rare forest plants and animals
3. Research, application of scientific research results, technology development and training of human resources for state management in forestry
a) Application of high technology, advanced technology and new technology in inspection, stocktaking and monitoring of forest development; forest fire safety; prevention and elimination of organisms harmful to forests; selection and propagation of timber varieties and non-timber forest product varieties and forest restoration and improvement of natural forest quality;
b) Study and conservation of forest ecosystems, forest valuation and determination of forest environmental service value;
c) Study on methods for biodiversity conservation for forest ecosystems and dealing with climate change;
d) Establishment and completion of the system of standards, regulations and technical guidelines on forestry
4. Establishment of development research zones and hi-tech zone
a) Propagation of plant varieties by tissue culture and embryo technology; development of new varieties by transformation technology, genetic mutation technology, cell technology and molecular genetics technology;
b) Study, development and application of mechanization, automation, bio-technology, use of new materials and saving of energy in production of young seedling at industrial level, forestation and forest nurture;
c) Study and application of remote sensing technology, information technology and bio-technology in management and protection of forest resources;
dd) Study and application of high technology in logging and forest product exploitation;
dd) Study, application and performance of high technology in processing and maintenance woods and forest products
5. Purchase of equipment and devices used for forest protection, forest fire danger alarm and monitoring and prevention and elimination of organisms harmful to forests.
6. Construction, maintenance, improvement and reform of infrastructure serving protection and development of reserve forests and protection forests, including
a) Traffic route running from the existing road to the office of the forest management board; forestry route including roads for exporting/transporting forest products within the boundaries of the forest management board and patrolling roads for forest protection;
b) Working office and houses for forest officers on service, forest ranger stations, rescue centers combined with wild animal grazing; environmental training centers combined with guest house; forest plant and animal museums and works serving scientific research;
c) Fire barriers, forest fire watch-towers, forest fire observation and forecast stations; canals, bridges, sewers, water tanks, dams, reservoirs and pipeline systems for forest fire safety;
d) Sign boards, warning sign boards and forest boundary markers;
dd) Warehouses, yards for gathering raw materials, fuels and instruments used for forest protection and development; ports for offices and forest ranger stations next to the river or the sea;
e) Independent power systems (solar power, wind power or small-scale hydroelectricity) in case the place in which the office of forest management board or forest ranger station is located is not supported by the national grid and information-communication system.
g) Works serving management and protection of other forests
7. National forestry planning, basic forestry investigation and development of forestry development programs or schemes
8. Investigation, stocktaking and monitoring forest development and forest database
9. Protection and development of natural production forests during forest closing
10. Maintenance and development of national forest nurseries and national botanic gardens according to plans approved by the competent authority.
11. Entities regulated by investment policies, investment rates and investment procedures shall be specified by the Government for each period upon consideration of the funding balancing capacity and socio-economic development of the country.
Article 88. Investment assistance policies
The State shall provide assistance in investment in the following activities:
1. Transfer of high technology, advanced technology, new technology, forest extension and issuance of certificates of sustainable forest management, including
a) Application of high technology, advanced technology and modern technology in intensive cultivation of forest for wood provision, growth of native plants and multi-type forests; modernization of producing process of forestry plant varieties, planting, nurture, protection and exploitation of forests; exploitation, transport, processing and maintenance of forest products and supporting industry in forest product processing;
b) Study on renovation of value chain-based forest production in connection with sustainable forest development and development of combined forestry-agriculture-fishing production;
c) Technology transfer and application of forestry research results in forest production, trading and management;
d) Training, experiment, transfer and operation of high technology, advanced technology, modern technology and forest extension;
dd) Preparation and implementation of sustainable forest management plans and issuance of certificates of production forests
2. Development of infrastructure in conjunction with investment in development and trading in production forests based upon the value chain
a) Establishment of centers for production of high-quality forest plant varieties and nursery gardens for such varieties;
b) Construction of forestry roads in production forest zones of scale of at least 500 ha;
c) Construction of forest protection works such as fire watch-towers, sign boards or fire barriers in production forest zones of scale of 500 ha and more;
d) Assistance in construction investment and provision of funding for factories processing woods in planted forests in areas with poor socio-economic condition.
3. Cooperation in protection and development of forests of ethnic minority and communities in combination with programs on socio-economic development and new rural development, including
a) Planting production forests and developing non-timber forest products for farmer households living in mountainous areas, bordering areas, islands and areas with poor socio-economic condition;
b) Protecting forests and localizing for forest regeneration with additional afforestation for natural production forests for farmer households living in mountainous areas, bordering areas, islands and areas with poor socio-economic condition;
c) Offering assistance in livelihood and improvement of standards of living of people residing in buffer zones of reserve forests and protection forests;
d) Granting loans from the Social Policy Bank to ethnic minority households and poor family households residing in areas with seriously poor socio-economic condition if they participate in planting of production forests under current regulations;
dd) Giving rice to ethnic minority households and poor family households living in seriously poor condition for socio-economic development for the purpose of changing their shifting cultivation customs and replacing fields by forests.
4. Training and development of manpower for forest owners in:
a) producing and trading plant varieties;
b) planting, nurturing and protecting forests;
c) exploiting, processing and trading forest products;
d) applying remote sensing technology and information technology in management, protection and monitoring of forest development;
dd) forest fire safety and preventing and eliminating organisms harmful to forests
5. Promotion of forestry market investment and development and forestry trade; extension and strengthening of international cooperation in forestry, including
a) Investment promotion, market development and product trade;
b) Extension and strengthening of international cooperation in forestry
6. Entities entitled to assistance policies, assistance rates and assistance procedures shall be specified by the Government in each period.
Article 89. Investment incentive policies
1. State investment incentive policies shall apply to activities specified in Clause 3 Article 94 of the Forestry Law.
2. Other investments shall be entitled to preferential treatment as per provisions of the Investment Law and the Law on Public Investment.
3. Entities regulated by incentive policies, principles and procedures for investment incentives shall comply with provisions of the Investment Law and Law on Public Investment.
1. This Decree comes into force from January 01, 2019.
2. Legislative documents provided in Appendix I issued thereto shall be annulled.
Article 91. Transfer provisions
1. Programs and projects on forest protection and development and forest product processing and trade that are entitled to investment, investment assistance or investment incentive policies of the State shall continued to be run until the Government or Prime Minister issue new policies, including:
a) The policy on assurance of livelihood of forest-dependent ethnic minority and communities implemented as prescribed in Government’s Decree No.75/2015/ND-CP;
b) Allocation of forests to family households, individuals or communities for protection and development purpose under lump-sum contracts as prescribed in Government’s Decree No.168/2016/ND-CP;
c) Policy on development of forest product processing and forest product market implemented as prescribed in Government’s Decree No.55/2015/ND-CP and Government’s Decree No.57/2018/ND-CP;
d) Investment policy on reserve forest development during 2011 – 2020 according to the Prime Minister’s Decision No.24/2012/QD-TTg;
dd) Policy on forest protection enhancement implemented as prescribed in Decision No.07/2012/QD-TTg dated February 08, 2012 of the Prime Minister, excluding Clause 2, 3, 4, and 5 Article 3 thereof;
e) Policy on forest protection and development, infrastructure investment and assignment of public tasks to agricultural companies implemented according to Decision No.38/2016/QD-TTg dated September 14, 2016 of the Prime Minister;
g) Policy on management, protection and sustainable development of coastal forests for the purpose of dealing with climate change implemented as prescribed in Decree No.119/2016/ND-CP dated August 23, 2016 of the Government;
h) With regard to natural forest area owned by agricultural companies closing natural forest that are protected by using state funding The applicable assistance rate is specified in Clause 3 Article 6 of Decision No.38/2016/QD-TTg dated September 14, 2016 of the Prime Minister;
i) State policies issued to replace those mentioned in this Clause shall prevail.
2. Reserve forest zones that are established as decided by competent regulatory agencies including marine protection areas and inland wetland shall continue to be managed by the management board of such reserve forests without establishment of marine protection area management board or inland wetland management board.
3. Commune-level funds set up as prescribed in Government’s Decree No.05/2008/ND-CP shall continue to be operated to fulfill their duties of payment and financial statements and dissolved in 2019.
Article 92. Implementation responsibilities
Ministers, Directors of ministerial agencies and Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-cities and relevant organizations and individuals shall take responsibility to implement this Decree./.
|
PP. THE GOVERNMENT |
LIST OF ANNULLED LEGISLATIVE DOCUMENTS
(Issued together with Decree No.156/2018/ND-CP dated November 16, 2018 of the Government)
No. |
Type of document |
Series number, symbol and issuance date |
Name of the document/Summary |
1 |
Decree |
09/2006/ND-CP dated January 16, 2016 |
Forest fire safety |
2 |
Decree |
23/2006/ND-CP dated March 03, 2006 |
Enforcement of the Law on Forest Protection and Development |
3 |
Decree |
48/2007/ND-CP dated March 28, 2007 |
Principles and methods for forest valuation |
4 |
Decree |
05/2008/ND-CP dated January 14, 2008 |
Forest protection and development funds |
5 |
Decree |
99/2010/ND-CP dated September 24, 2010 |
Policy on payment for forest environmental services |
6 |
Decree |
117/2010/ND-CP dated December 24, 2010 |
Organization and management of reserve forest systems |
7 |
Decree |
147/2016/ND-CP dated November 02, 2016 |
Amendments to a number articles of Decree No.99/2010/ND-CP dated September 24, 2010 of the Government |
8 |
Decision |
178/2001/QD-TTg dated November 12, 2001 |
Benefits and obligations of family households and individuals whose forests and forestry lands are allocated or hired or transferred under lump-sum contracts |
9 |
Decision |
186/2006/QD-TTg dated August 14, 2006 |
Promulgation of forest management regulations |
10 |
Decision |
34/2011/QD-TTg dated June 24, 2011 |
Amendments to a number articles of forest management regulations issued together with Decision No.186/2006/QD-TTg dated August 14, 2006 of the Prime Minister |
11 |
Decision |
39/2012/QD-TTg dated October 05, 2012 |
Promulgation of regulations on management of ornamental plants, plants for shade and ancient trees |
12 |
Decision |
17/2015/QD-TTg dated June 09, 2015 |
Promulgation of protection forest management regulations |
13 |
Decision |
49/2016/QD-TTg dated November 01, 2016 |
Promulgation of production management regulations |
14 |
Circular |
99/2006/TT-BNN dated November 06, 2006 |
Guidelines on implementation of a number of articles of forest management regulations issued together with the Prime Minister’s Decision No.186/2006/QD-TTg |
15 |
Circular |
38/2007/TT-BNN dated April 25, 2007 |
Guidelines on procedures for forest allocation, lease or appropriation applied to family households, individuals and village communities |
16 |
Circular |
57/2007/TT-BNN dated June 13, 2007 |
Amendments to a number of contents of Circular No.99/2006/TT-BNN dated November 06, 2006 of the Ministry of Agriculture and Rural Development providing for guidelines on implementation of forest management regulations which is issued together with Decision No.186/2006/QD-TTg dated August 14, 2006 of the Prime Minister |
17 |
Circular |
70/2007/TT-BNN dated August 01, 2007 |
Guidelines on formulation and implementation of convention on protection and development of forest of communities |
18 |
Circular |
05/2008/TT-BNN dated January 14, 2008 |
Guidelines on preparation of plans and planning on forest protection and development |
19 |
Circular |
58/2009/TT-BNNPTNT dated September 09, 2009 |
Guidelines on planting rubber trees on forestry lands |
20 |
Circular |
24/2009/TT-BNN dated May 05, 2009 |
Guidelines on conversion of reserve forests and protection forests planned to production forests and vice verse after review of such 3 types of forests under Directive No.38/2005/CT-TTg of the Prime Minister |
21 |
Circular |
34/2009/TT-BNNPTNT dated June 10, 2009 |
Regulations on criteria for forest determination and classification |
22 |
Circular |
78/2011/TT-BNNPTNT dated November 11, 2011 |
Providing for implementation of Decree No.117/2010/ND-CP dated December 24, 2010 on organization of reserve forest management |
23 |
Circular |
60/2012/TT-BNNPTNT dated November 09, 2012 |
Providing for principles and methods for determination of forest area within the zone of forest environment service provision |
24 |
Circular |
10/2014/TT-BNNPTNT dated March 26, 2014 |
Providing for criteria determination of buffer zones of reserve forests and protection belt of marine protection areas |
25 |
Circular |
20/2016TT-BNNPTNT dated June 27, 2016 |
Article 1 and 3 amending a numbers of articles of Circulars No.38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT and 99/2006/TT-BNN |
26 |
Circular |
22/2017/TT-BNNPTNT dated November 15, 2017 |
Guidelines on implementation of the policy on payment for forest environmental services |
27 |
Circular |
85/2012/TT-BTC dated May 25, 2012 |
Guidelines on financial management mechanism applied to forest protection and development funds |
28 |
Circular |
04/2018/TT-BTC dated January 17, 2018 |
Guidelines on management and use of forest environmental service charges |
29 |
Decision |
46/2007/QD-BNN dated May 28, 2007 |
Regulations on defining planted forests and localized areas as forests |
30 |
Decision |
62/2005/QD-BNN dated October 12, 2005 |
Providing for criteria for classification of reserve forests |
31 |
Decision |
106/2006/QD-BNN dated November 27, 2006 |
Providing for guiding document on management of forests of village communities |
32 |
Decision |
104/2007/QD-BNN dated December 27, 2007 |
Regulations on management of ecotourism in national parks and nature reserves |
33 |
Joint Circular |
80/2003/TTLT-BNN-BTC dated September 03, 2003 |
Guidelines on Decision No.178/2001/QD-TTg on benefits and obligations of family households and individuals whose forests and forestry lands are allocated or hired or transferred under lump-sum contracts |
34 |
Joint Circular |
62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT dated August 04, 2005 |
Guidelines on making estimates, managing and using funding for forest fire safety |
35 |
Joint Circular |
61/2007/TTLT-BNN-BTC dated June 22, 2007 |
Guidelines on management and use of state funding for operation of various-level forestry administrations; payment to entities involved in prevention of illegal forest destruction and forest fire safety |
36 |
Joint Circular |
07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT dated January 29, 2011 |
Guidelines on forest allocation and lease in association with allocation and lease of forestry lands |
37 |
Joint Circular |
20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC dated March 27, 2013 |
Amendments to a number of articles of Joint Circular No.61/2007/TTLT-BNN-BTC dated June 22, 2007 of the Ministry of Agriculture and Rural Development and Ministry of Finance |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực