Chương I Nghị định 156/2018/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 156/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 16/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 05/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1079 đến số 1080 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Theo đó, trình tự miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
- Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, trong thời gian 1/2 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, bên nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ;
- Đối với hồ sơ nhận qua bưu điện hoặc qua mạng, trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bên nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ;
- Trong 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị miễn, giảm hợp lệ, bên nhận hồ sơ Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra xác minh;
- Trong 05 ngày làm việc kể từ khi có Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh;
- Trong 05 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra gửi UBND cấp tỉnh/Bộ NN&PTNN quyết định miễn, giảm đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng;
- Quyết định miễn, giảm được gửi Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng để thực hiện.
Xem chi tiết tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, bao gồm:
1. Tiêu chí xác định rừng, phân loại rừng và Quy chế quản lý rừng.
2. Giao rừng, cho thuê rừng sản xuất, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng.
3. Phòng cháy và chữa cháy rừng.
4. Đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả dịch vụ môi trường rừng và điều chỉnh, miễn, giảm mức chi trả dịch vụ môi trường rừng; quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.
5. Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.
6. Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, sử dụng tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến các hoạt động lâm nghiệp tại Việt Nam.
1. Phát triển rùng là hoạt động trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, bị thiệt hại do thiên tai hoặc do các nguyên nhân khác; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích, trữ lượng, chất lượng rừng.
2. Diện tích liền vùng là diện tích vùng đất có rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung, liên tục, khoảng cách giữa các dải rừng không vượt quá 30 m và tổng diện tích các khoảng trống không quá 30% diện tích.
3. Rừng nguyên sinh là rừng tự nhiên chưa hoặc ít bị tác động bởi con người; chưa làm thay đổi cấu trúc của rừng.
4. Rừng thứ sinh là rừng tự nhiên đã bị tác động bởi con người tới mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi, gồm: rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau nương rẫy, cháy rừng hoặc các hoạt động làm mất rừng khác; rừng thứ sinh sau khai thác chọn cây gỗ và các loại lâm sản khác.
5. Khai thác chính là việc chặt hạ cây rừng để lấy gỗ nhằm mục đích kinh tế là chính, đồng thời bảo đảm phát triển, sử dụng rừng bền vững đã xác định trong phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của pháp luật.
6. Khai thác tận dụng là việc tận dụng những cây gỗ trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học và giải phóng mặt bằng các dự án khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
7. Khai thác tận thu là việc thu gom những cây gỗ bị đổ gãy, bị chết do thiên tai; gỗ cháy, gỗ khô mục, cành, ngọn còn nằm trong rừng.
8. Môi trường rừng là một bộ phận của hệ sinh thái rừng, bao gồm: đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng và các yếu tố vật chất khác tạo nên cảnh quan rừng.Bổ sung
This Decree provides for enforcement of a number of articles of the Law on Forestry, including:
1. Criteria for forest determination and classification and regulations on forest management
2. Land allocation or lease for production purpose, conversion of forest types, forest repurposing and forest appropriation
3. Forest fire safety
4. Payers and methods for payment and cost of forest environmental services, remission of forest environmental service charges and management and use of such charges
5. Investment policy on forest development and protection
6. Duties, organizational structures and mechanism for management and financial resource use of forest development and protection funds.
This Decree applies to regulatory agencies, organizations, family households, individuals, domestic communities and foreign organizations or foreigners involved in forestry-related activities in Vietnam.
1. “forest development” means forestation or reforestation after exploitation or damage due to natural disasters or other causes, localizing and promoting forest reproduction or restoration, regenerating extremely poor natural forests and taking other bio-forestry measures for the purpose of increasing forest area, forest reserves and quality.
2. “inter-regional area” means a land area with concentrated natural forests or planted forests in which the distance between 2 stretches of forest does not exceed 30 m and total area of non-forested land does not account for 30% of such area.
3. “primeval forest" means a natural forest without major human disturbance that still remain its original structure.
4. “secondary forest” means a natural forest suffering from human disturbance to the extent that its original structure is changed, including: secondary forest undergoing natural restoration after grain harvest, forest fire or other activities causing forest loss and secondary forest after selective exploitation of timber or other forest products.
5. "main exploitation" means cutting down trees for wood collection mainly serving economic purpose but ensuring sustainable forest development and use which is specified in the sustainable forest management plan as regulated by laws.
6. “full utilization” means taking advantages of timbers during bio-forestry measure adoption and scientific research and clearing land of projects for repurpose of forests.
7. “full collection” means collecting fallen or dead timbers due to natural disasters, burnt or dead woods, branches and crowns left.
8. “forest environment" means a part of forest ecology, including land, water, air, sound, light and other physical elements forming forest scenery.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 12. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
Điều 20. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
Điều 21. Quy định hưởng lợi từ khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
Điều 27. Phát triển rừng sản xuất
Điều 28. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Điều 34. Hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
Điều 43. Trình tự, thủ tục thu hồi rừng, chuyển đổi rừng
Điều 57. Đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 58. Hình thức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 59. Mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
Điều 313. Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần
Điều 4. Tiêu chí rừng tự nhiên
Điều 9. Thành lập khu rừng đặc dụng
Điều 12. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
Điều 17. Thành lập khu rừng phòng hộ
Điều 20. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
Điều 25. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
Điều 27. Phát triển rừng sản xuất
Điều 28. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Điều 29. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
Điều 32. Hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất
Điều 35. Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng
Điều 36. Trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất
Mục 2. CHUYỂN LOẠI RỪNG, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC
Điều 39. Phương án chuyển loại rừng
Điều 40. Trình tự, thủ tục chuyển loại rừng
Điều 41. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Điều 42. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Điều 43. Trình tự, thủ tục thu hồi rừng, chuyển đổi rừng
Điều 57. Đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 59. Mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
Điều 64. Ký và thực hiện hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng
Điều 69. Xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
Điều 70. Sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 71. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
Điều 75. Hồ sơ và trình tự miễn, giảm