Chương VI Nghị định 156/2018/NĐ-CP: Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng
Số hiệu: | 156/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 16/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 05/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1079 đến số 1080 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Theo đó, trình tự miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
- Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, trong thời gian 1/2 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, bên nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ;
- Đối với hồ sơ nhận qua bưu điện hoặc qua mạng, trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bên nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ;
- Trong 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị miễn, giảm hợp lệ, bên nhận hồ sơ Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra xác minh;
- Trong 05 ngày làm việc kể từ khi có Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh;
- Trong 05 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra gửi UBND cấp tỉnh/Bộ NN&PTNN quyết định miễn, giảm đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng;
- Quyết định miễn, giảm được gửi Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng để thực hiện.
Xem chi tiết tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho các hoạt động sau:
1. Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ:
a) Hoạt động quản lý của các ban quản lý rừng;
b) Trồng, chăm sóc, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng;
c) Kiểm kê, theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng và công bố hiện trạng rừng;
d) Quản lý thông tin về lâm nghiệp và cơ sở dữ liệu về rừng;
đ) Sưu tập tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng;
e) Nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm;
g) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
h) Kiểm tra, ngăn chặn, đấu tranh, phòng ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
i) Xây dựng và triển khai phương án quản lý rừng bền vững;
k) Giao rừng, cắm mốc ranh giới rừng.
2. Bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
a) Theo dõi, giám sát và tổ chức cứu hộ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
b) Mua sắm trang thiết bị giám sát, cứu hộ, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Chăm sóc, nuôi dưỡng các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
3. Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp
a) Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; chọn, tạo, nhân giống cây trồng thân gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ; phục hồi rừng, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên;
b) Nghiên cứu, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, định giá rừng, xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng;
c) Nghiên cứu giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu;
d) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và các hướng dẫn kỹ thuật về lâm nghiệp.
4. Xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao
a) Nhân giống cây bằng công nghệ nuôi cấy mô, phôi sinh dưỡng; tạo giống mới bằng công nghệ biến nạp gen, công nghệ đột biến gen, công nghệ tế bào, công nghệ di truyền phân tử;
b) Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ sinh học, sử dụng vật liệu mới và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất cây giống quy mô công nghiệp, trồng và chăm sóc rừng;
c) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng;
đ) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong khai thác gỗ và lâm sản;
đ) Nghiên cứu, ứng dụng, trình diễn công nghệ cao trong chế biến, bảo quản gỗ và lâm sản.
5. Mua sắm phương tiện, trang bị, thiết bị: bảo vệ rừng; quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
6. Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
a) Đường giao thông tính từ đường giao thông hiện có đến văn phòng của Ban quản lý rừng; đường lâm nghiệp: đường vận xuất, vận chuyển trong phạm vi ranh giới của Ban quản lý rừng; đường tuần tra bảo vệ rừng;
b) Văn phòng làm việc, nhà công vụ cho cán bộ tạm trú, trạm bảo vệ rừng; trung tâm cứu hộ kết hợp chăn thả động vật hoang dã; trung tâm giáo dục môi trường kết hợp nhà khách; nhà bảo tàng động vật, thực vật rừng; các công trình phục vụ nghiên cứu khoa học;
c) Đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng, trạm quan sát, dự báo lửa rừng; kênh mương, cầu, cống, bể, bồn chứa nước, đập, hồ chứa và đường ống dẫn nước phục vụ công tác phòng cháy và chữa cháy rừng;
d) Biển báo, biển cảnh báo, cọc mốc ranh giới khu rừng;
đ) Kho, bãi tập kết nguyên nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ công tác bảo vệ, phát triển rừng; bến tầu, thuyền đối với địa điểm văn phòng, trạm bảo vệ rừng nằm cạnh sông, biển;
e) Hệ thống điện độc lập (điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ,...) trong trường hợp nơi đặt văn phòng ban quản lý rừng, trạm quản lý bảo vệ rừng không có hệ thống điện lưới quốc gia; hệ thống thông tin liên lạc;
g) Các công trình phục vụ cho quản lý và bảo vệ rừng khác.
7. Quy hoạch Lâm nghiệp cấp quốc gia, điều tra cơ bản về lâm nghiệp, xây dựng các chương trình, đề án phát triển lâm nghiệp.
8. Điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến và cơ sở dữ liệu rừng.
9. Bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng.
10. Duy trì và phát triển rừng giống, vườn thực vật quốc gia theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
11. Đối tượng, mức đầu tư và trình tự đầu tư do Chính phủ quy định cụ thể trong từng thời kỳ trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách và tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:
1. Chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, khuyến lâm và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
a) Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong: thâm canh rừng trồng cung cấp gỗ lớn, trồng cây bản địa, trồng rừng hỗn loài; hiện đại hóa quy trình sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp, trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng; khai thác, vận chuyển, chế biến và bảo quản lâm sản; công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản;
b) Nghiên cứu đổi mới mô hình tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển rừng bền vững; phát triển mô hình sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp;
c) Chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực lâm nghiệp vào sản xuất, kinh doanh, quản lý lâm nghiệp;
d) Đào tạo, thử nghiệm, chuyển giao, vận hành công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, các hoạt động khuyến lâm;
đ) Xây dựng phương án, triển khai công tác quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng sản xuất.
2. Phát triển kết cấu hạ tầng gắn với đầu tư phát triển, kinh doanh rừng sản xuất theo chuỗi giá trị
a) Xây dựng trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao, vườn ươm giống cây rừng;
b) Xây dựng đường lâm nghiệp tại những khu vùng rừng sản xuất có quy mô tập trung từ 500 ha trở lên;
c) Xây dựng các công trình bảo vệ rừng (chòi canh lửa, biển báo, đường băng cản lửa) tại những khu rừng sản xuất có quy mô tập trung từ 500 ha trở lên;
d) Hỗ trợ đầu tư xây dựng và kinh phí vận chuyển cho các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng tại các vùng kinh tế xã hội khó khăn.
3. Hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới
a) Trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ cho đối tượng là hộ nông dân tại các vùng miền núi, biên giới, hải đảo và vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho đối tượng là hộ gia đình nông dân tại các vùng miền núi, biên giới, hải đảo và vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
c) Hỗ trợ phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ;
d) Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình nghèo tại các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn tham gia trồng rừng sản xuất được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hiện hành;
đ) Hỗ trợ gạo cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình nghèo tại các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn để thay đổi tập quán canh tác du canh, thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy.
4. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho chủ rừng
a) Sản xuất, kinh doanh giống;
b) Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng;
c) Khai thác, chế biến và thương mại lâm sản;
d) Ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin trong quản lý, bảo vệ và theo dõi diễn biến rừng;
đ) Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng trừ sâu bệnh hại rừng.
5. Xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại trong hoạt động lâm nghiệp; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp
a) Hoạt động xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại sản phẩm;
b) Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
6. Đối tượng, mức hỗ trợ và trình tự hỗ trợ đầu tư do Chính phủ quy định cụ thể trong từng thời kỳ.
1. Nhà nước ưu đãi đầu tư cho các hoạt động theo quy định tại khoản 3 Điều 94 của Luật Lâm nghiệp.
2. Các hoạt động đầu tư khác được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công.
3. Đối tượng, nội dung, nguyên tắc và thủ tục ưu đãi đầu tư cụ thể được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư và ưu đãi đầu tư.
INVESTEMENT POLICIES ON FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT
Article 87. Investment policies
The State shall provide funding for investment in the following activities:
1. Protection and development of reserve forests and protection forests, including:
a) Management performed by forest management boards;
b) Forestation, forest nurture and protection and localizing for forest regeneration;
c) Stocktaking and monitoring of development of forest resources and biodiversity; forest stocktaking and inspection and announcement of forest condition in reality;
d) Management of forestry information and forest database;
dd) Collection of forest animal and plant specimen;
e) Scientific research, training and development of forestry manpower and forest extension;
g) Dissemination and education of law provisions on forest protection and development;
h) Inspection, prevention, control and handling of violations related to forest protection and development;
i) Preparation and implementation of sustainable forest management plans;
k) Forest allocation and forest boundary marking.
2. Protection and rescue of endangered and rare forest plants and animals, including
a) Monitoring, surveillance and rescue of endangered and rare forest plants and animals;
b) Purchase of equipment used for monitoring, rescue and protection of endangered and rare forest plants and animals;
c) Nurture of endangered and rare forest plants and animals
3. Research, application of scientific research results, technology development and training of human resources for state management in forestry
a) Application of high technology, advanced technology and new technology in inspection, stocktaking and monitoring of forest development; forest fire safety; prevention and elimination of organisms harmful to forests; selection and propagation of timber varieties and non-timber forest product varieties and forest restoration and improvement of natural forest quality;
b) Study and conservation of forest ecosystems, forest valuation and determination of forest environmental service value;
c) Study on methods for biodiversity conservation for forest ecosystems and dealing with climate change;
d) Establishment and completion of the system of standards, regulations and technical guidelines on forestry
4. Establishment of development research zones and hi-tech zone
a) Propagation of plant varieties by tissue culture and embryo technology; development of new varieties by transformation technology, genetic mutation technology, cell technology and molecular genetics technology;
b) Study, development and application of mechanization, automation, bio-technology, use of new materials and saving of energy in production of young seedling at industrial level, forestation and forest nurture;
c) Study and application of remote sensing technology, information technology and bio-technology in management and protection of forest resources;
dd) Study and application of high technology in logging and forest product exploitation;
dd) Study, application and performance of high technology in processing and maintenance woods and forest products
5. Purchase of equipment and devices used for forest protection, forest fire danger alarm and monitoring and prevention and elimination of organisms harmful to forests.
6. Construction, maintenance, improvement and reform of infrastructure serving protection and development of reserve forests and protection forests, including
a) Traffic route running from the existing road to the office of the forest management board; forestry route including roads for exporting/transporting forest products within the boundaries of the forest management board and patrolling roads for forest protection;
b) Working office and houses for forest officers on service, forest ranger stations, rescue centers combined with wild animal grazing; environmental training centers combined with guest house; forest plant and animal museums and works serving scientific research;
c) Fire barriers, forest fire watch-towers, forest fire observation and forecast stations; canals, bridges, sewers, water tanks, dams, reservoirs and pipeline systems for forest fire safety;
d) Sign boards, warning sign boards and forest boundary markers;
dd) Warehouses, yards for gathering raw materials, fuels and instruments used for forest protection and development; ports for offices and forest ranger stations next to the river or the sea;
e) Independent power systems (solar power, wind power or small-scale hydroelectricity) in case the place in which the office of forest management board or forest ranger station is located is not supported by the national grid and information-communication system.
g) Works serving management and protection of other forests
7. National forestry planning, basic forestry investigation and development of forestry development programs or schemes
8. Investigation, stocktaking and monitoring forest development and forest database
9. Protection and development of natural production forests during forest closing
10. Maintenance and development of national forest nurseries and national botanic gardens according to plans approved by the competent authority.
11. Entities regulated by investment policies, investment rates and investment procedures shall be specified by the Government for each period upon consideration of the funding balancing capacity and socio-economic development of the country.
Article 88. Investment assistance policies
The State shall provide assistance in investment in the following activities:
1. Transfer of high technology, advanced technology, new technology, forest extension and issuance of certificates of sustainable forest management, including
a) Application of high technology, advanced technology and modern technology in intensive cultivation of forest for wood provision, growth of native plants and multi-type forests; modernization of producing process of forestry plant varieties, planting, nurture, protection and exploitation of forests; exploitation, transport, processing and maintenance of forest products and supporting industry in forest product processing;
b) Study on renovation of value chain-based forest production in connection with sustainable forest development and development of combined forestry-agriculture-fishing production;
c) Technology transfer and application of forestry research results in forest production, trading and management;
d) Training, experiment, transfer and operation of high technology, advanced technology, modern technology and forest extension;
dd) Preparation and implementation of sustainable forest management plans and issuance of certificates of production forests
2. Development of infrastructure in conjunction with investment in development and trading in production forests based upon the value chain
a) Establishment of centers for production of high-quality forest plant varieties and nursery gardens for such varieties;
b) Construction of forestry roads in production forest zones of scale of at least 500 ha;
c) Construction of forest protection works such as fire watch-towers, sign boards or fire barriers in production forest zones of scale of 500 ha and more;
d) Assistance in construction investment and provision of funding for factories processing woods in planted forests in areas with poor socio-economic condition.
3. Cooperation in protection and development of forests of ethnic minority and communities in combination with programs on socio-economic development and new rural development, including
a) Planting production forests and developing non-timber forest products for farmer households living in mountainous areas, bordering areas, islands and areas with poor socio-economic condition;
b) Protecting forests and localizing for forest regeneration with additional afforestation for natural production forests for farmer households living in mountainous areas, bordering areas, islands and areas with poor socio-economic condition;
c) Offering assistance in livelihood and improvement of standards of living of people residing in buffer zones of reserve forests and protection forests;
d) Granting loans from the Social Policy Bank to ethnic minority households and poor family households residing in areas with seriously poor socio-economic condition if they participate in planting of production forests under current regulations;
dd) Giving rice to ethnic minority households and poor family households living in seriously poor condition for socio-economic development for the purpose of changing their shifting cultivation customs and replacing fields by forests.
4. Training and development of manpower for forest owners in:
a) producing and trading plant varieties;
b) planting, nurturing and protecting forests;
c) exploiting, processing and trading forest products;
d) applying remote sensing technology and information technology in management, protection and monitoring of forest development;
dd) forest fire safety and preventing and eliminating organisms harmful to forests
5. Promotion of forestry market investment and development and forestry trade; extension and strengthening of international cooperation in forestry, including
a) Investment promotion, market development and product trade;
b) Extension and strengthening of international cooperation in forestry
6. Entities entitled to assistance policies, assistance rates and assistance procedures shall be specified by the Government in each period.
Article 89. Investment incentive policies
1. State investment incentive policies shall apply to activities specified in Clause 3 Article 94 of the Forestry Law.
2. Other investments shall be entitled to preferential treatment as per provisions of the Investment Law and the Law on Public Investment.
3. Entities regulated by incentive policies, principles and procedures for investment incentives shall comply with provisions of the Investment Law and Law on Public Investment.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 12. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
Điều 20. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
Điều 21. Quy định hưởng lợi từ khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
Điều 27. Phát triển rừng sản xuất
Điều 28. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Điều 34. Hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
Điều 43. Trình tự, thủ tục thu hồi rừng, chuyển đổi rừng
Điều 57. Đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 58. Hình thức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 59. Mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
Điều 313. Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần
Điều 4. Tiêu chí rừng tự nhiên
Điều 9. Thành lập khu rừng đặc dụng
Điều 12. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
Điều 17. Thành lập khu rừng phòng hộ
Điều 20. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
Điều 25. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
Điều 27. Phát triển rừng sản xuất
Điều 28. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Điều 29. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
Điều 32. Hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất
Điều 35. Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng
Điều 36. Trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất
Mục 2. CHUYỂN LOẠI RỪNG, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC
Điều 39. Phương án chuyển loại rừng
Điều 40. Trình tự, thủ tục chuyển loại rừng
Điều 41. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Điều 42. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Điều 43. Trình tự, thủ tục thu hồi rừng, chuyển đổi rừng
Điều 57. Đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 59. Mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
Điều 64. Ký và thực hiện hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng
Điều 69. Xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
Điều 70. Sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 71. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
Điều 75. Hồ sơ và trình tự miễn, giảm