Chương IV Nghị định 156/2018/NĐ-CP: Phòng cháy và chữa cháy rừng
Số hiệu: | 156/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 16/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 05/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1079 đến số 1080 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Theo đó, trình tự miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
- Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, trong thời gian 1/2 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, bên nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ;
- Đối với hồ sơ nhận qua bưu điện hoặc qua mạng, trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bên nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ;
- Trong 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị miễn, giảm hợp lệ, bên nhận hồ sơ Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra xác minh;
- Trong 05 ngày làm việc kể từ khi có Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh;
- Trong 05 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra gửi UBND cấp tỉnh/Bộ NN&PTNN quyết định miễn, giảm đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng;
- Quyết định miễn, giảm được gửi Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng để thực hiện.
Xem chi tiết tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trách nhiệm lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng
a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
b) Chủ rừng là tổ chức lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn theo Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
2. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng do tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này phải gửi đến cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp huyện tham gia ý kiến.
3. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng phải được bổ sung chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy rừng.
4. Chủ rừng chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
5. Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.
1. Cấp dự báo cháy rừng gồm 5 cấp, từ cấp I đến cấp V; ký hiệu biển báo cấp cháy rừng là 1/2 hình tròn có đường kính vành ngoài 2,5 m; vành trong 1,8 m nền trắng, xung quanh viền màu đỏ và có mũi tên (quay được) chỉ cấp dự báo từ cấp I đến cấp V. Chi tiết quy định về cấp dự báo cháy rừng tại Mẫu số 04 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có rừng ban hành cấp dự báo cháy rừng và các bảng tra cấp dự báo cháy rừng.
3. Cơ quan Kiểm lâm các cấp căn cứ tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn để dự báo và thông tin cấp dự báo cháy rừng liên tục hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng khi dự báo đến cấp IV và cấp V.
1. Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng
a) Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng; có biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng;
b) Có phương án phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Điều 45 của Nghị định này;
c) Có các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất của từng loại rừng;
d) Trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo phương án phòng cháy và chữa cháy rừng;
đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức thường trực sẵn sàng, đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;
e) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
2. Đối với các khu rừng có đường sắt, đường dây điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đi qua và công trình có nguy cơ gây cháy rừng phải có đường băng cản lửa, hành lang an toàn phù hợp với từng loại công trình theo quy định của pháp luật và thường xuyên kiểm tra, dọn sạch vật liệu cháy trong đường băng cản lửa.
3. Khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện:
a) Biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy;
b) Không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Trong ngày, tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều;
c) Trước khi đốt phải thông báo với trưởng thôn, bản, tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa.
4. Sử dụng lửa ở những cơ sở, công trình, công trường và nhà ở được phép bố trí ở trong rừng phải bảo đảm không để cháy lan vào rừng; sau khi sử dụng lửa phải dập tắt hết tàn lửa.
Khi lập dự án phát triển rừng phải có giải pháp phòng cháy và chữa cháy, bảo đảm các nội dung sau:
1. Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan giữa các lô, khoảnh và tiểu khu rừng phù hợp với đặc điểm cháy của từng loại rừng; đến đường sắt, hệ thống đường dây điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, nhà và công trình hiện có.
2. Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm của từng loại rừng.
3. Dự toán thiết kế phải bảo đảm đủ kinh phí cho việc thực hiện các hạng mục công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
1. Chủ rừng là tổ chức có trách nhiệm thành lập, quản lý hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy rừng; bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy rừng.
2. Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm thành lập, quản lý hoạt động của các đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý của mình; chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng chuyên ngành; lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng của cơ sở.
3. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp với cơ quan Kiểm lâm thực hiện những quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Việc huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
1. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành theo các nội dung sau đây:
a) Thực hiện các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Điều 47 của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
b) Thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với từng đối tượng quy định tại Điều 53 và các điều có liên quan của Nghị định này và quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
c) Chấp hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy và chữa cháy rừng và các yêu cầu phòng cháy và chữa cháy rừng của người hoặc cơ quan có thẩm quyền.
2. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành theo chế độ kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
3. Trách nhiệm kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng trước và trong mùa khô hanh được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ rừng trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng theo chế độ định kỳ và đột xuất;
c) Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng định kỳ đối với các khu rừng có nguy cơ xảy ra cháy; kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy rừng hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt;
d) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng 06 tháng hoặc 01 năm đối với rừng có nguy cơ xảy ra cháy và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
1. Người phát hiện cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị sau đây:
a) Chủ rừng;
b) Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất;
c) Cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gần nhất;
d) Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất.
2. Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý và tham gia chữa cháy rừng.
3. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy rừng phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
4. Chủ rừng và các lực lượng công an, kiểm lâm, quân đội, dân quân tự vệ, cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
5. Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng, tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản khi chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
1. Chủ rừng xác định mức độ rừng bị thiệt hại sau khi cháy, thống kê và báo cáo cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, chính quyền địa phương sở tại.
2. Căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới.
3. Cơ quan Kiểm lâm sở tại phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền mức độ thiệt hại, giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ thiệt hại.
4. Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cơ quan điều tra, xác định nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, mức độ thiệt hại và xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Trách nhiệm của chủ rừng là tổ chức
a) Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng, ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi rừng mình quản lý;
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực rừng mình quản lý;
d) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng; thành lập, quản lý và duy trì hoạt động của tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng;
đ) Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo thẩm quyền;
e) Đầu tư xây dựng công trình, trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng;
g) Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;
h) Báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, thông báo kịp thời cho cơ quan Kiểm lâm sở tại, cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và cơ quan quản lý trực tiếp những thay đổi có liên quan đến bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý;
i) Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;
k) Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
l) Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng.
2. Trách nhiệm của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
a) Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
b) Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng;
c) Đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định;
d) Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;
đ) Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;
e) Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
g) Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng.
1. Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
2. Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong phạm vi quản lý của mình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Phát hiện cháy, báo cháy và tham gia chữa cháy rừng.
4. Phối hợp với chủ rừng, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng.
5. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tích cực tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.
1. Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
2. Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Phối hợp với chủ rừng, các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng.
4. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng.
6. Ngăn chặn và báo kịp thời khi phát hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy rừng và hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện cháy và chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy rừng.
1. Cơ quan lập dự án phát triển rừng có trách nhiệm sau:
a) Bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy rừng khi lập dự án phát triển rừng;
b) Giám sát quá trình thực hiện dự án phát triển rừng và thi công xây dựng các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng;
c) Tham gia nghiệm thu dự án phát triển rừng và các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm sau:
a) Tổ chức thực hiện dự án phát triển rừng, thi công xây dựng các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng theo đúng dự án, thiết kế đã được phê duyệt;
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát thi công và nghiệm thu dự án phát triển rừng và công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Đơn vị thực hiện dự án phát triển rừng, thi công xây dựng các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện dự án phát triển rừng, thi công công trình phòng cháy và chữa cháy rừng theo đúng thiết kế đã được phê duyệt;
b) Bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thực hiện dự án phát triển rừng và thi công công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
4. Cơ quan Kiểm lâm và cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm sau:
a) Xem xét và trả lời về các giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với dự án phát triển rừng, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình phòng cháy và chữa cháy rừng;
b) Kiểm tra việc thực hiện những yêu cầu, quy định về phòng cháy và chữa cháy, xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
c) Cơ quan Kiểm lâm tham gia nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án phát triển rừng và công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
Section 1. FOREST FIRE PREVENTION
Article 45. Forest fire safety plans
1. Responsibility for preparing forest fire safety plans
a) Forest owners who are family households and community shall prepare forest fire safety plans according Form No.1 provided in Appendix III issued thereto;
b) Forest owners who are organizations shall prepare forest fire safety plans according Form No.2 provided in Appendix III issued thereto;
c) Commune-level People’s Committees assigned to manage unallocated or unleased forests shall prepare forest fire safety plans according to Form No.3 provided in Appendix III issued thereto.
2. Forest fire safety plans prepared by organizations or commune-level People's Committees specified in Point b and c Clause 1 this Article shall be sent to the forestry administration and Fire and Rescue Police of commune level for advice.
3. Forest fire safety plans must be promptly amended in case there is any change to characteristics and nature of fire dangers and conditions related to forest fire safety.
4. Forest owners shall offer practice of forest fire safety plans as per provisions of the law on fire safety.
5. Forestry administrations and Fire and Rescue Police shall provide guidelines for and check preparation and implementation of forest fire safety plans.
Article 46. Levels of forest fire danger
1. There are 5 levels of forest fire danger from I to V; the forest fire danger sign is in semicircle shape of outer and inner diameter of 2.5 and 1.8 m, respectively surrounded by a red line and attached to a movable arrow to indicate 5 levels of forest fire danger. More details of forest fire danger levels can be found in Form No.4 provided in Appendix III issued thereto.
2.
Various-level forestry administrations shall continuously forecast and inform daily forest fire danger levels on mass media in case of level IV and V according to the weather and hydrometeorology condition.
Article 47. Safety conditions for forest fire prevention
1. Safety conditions for forest fire prevention
a) Forest fire safety regulations, fire danger signs and flame prohibited signs shall be placed at designated positions in consistent with characteristics and nature of fire of each forest type;
b) There must be forest fire safety plans specified in Article 45 herein;
c) Existing forest fire safety works shall be consistent with the nature and characteristics of each forest type.
d) Forest fire safety equipment and instruments shall be consistent with characteristics and nature of each forest type according to the forest fire safety plan;
dd) There must be a standing firefighting force who is trained in forest fire safety to meet on-spot firefighting requirements;
e) There must be a record of management and monitoring of forest fire safety as prescribed in the law on fire safety.
2. Forests with railway, high voltage power lines, gas or petroleum or petroleum product pipelines and works bearing forest fire risks must be protected by fire barriers and safety corridors consistent with each type of work under law provisions and flammable materials must be moved out the fire barrier zone.
3. When burning fields or vegetation for the purpose of forest planting and flammable material reduction, the fire user shall:
a) take fire safety measures;
b) not burn on dates of forest fire danger level IV or V and shall burn on dates of light wind before 9:00 am and after 4:00 pm.
c) notify the burning to the head of the village and forest fire safety team. There must be a person keeping guard over such burning and firefighting instruments in case the fire sweeps through the forest. All sparks must be extinguished after burning.
4. Fire use in facilities, works, construction sites and houses permitted to be built inside the forest must ensure the flame does not sweep through the forest and all sparks are extinguished.
Article 48. Fire prevention requirements applied for forest development projects
The forest development project shall include fire safety methods with the following contents:
1. Fire safety methods applied for forest plots and sub-forest zones in conformable to characteristics of fire in each type of forests and existing railway, high voltage power grids, gas, petroleum and petroleum product pipelines, houses and works.
2. Fire safety works in consistent with characteristics of each forest type
3. Designed estimate for funding for forest fire safety works.
Article 49. Organization and management of forest fire safety forces
1. Forest owners that are organizations shall establish a forest fire safety team and manage operation thereof and provide funding, equipment and favorable conditions for maintaining such operation.
2. The forestry administration shall establish forest fire safety units and manage operation thereof as authorized, provide guidelines, carry out inspection and offer training courses in professional forest fire safety to forest protection forces established by forest owners and internal forest protection forces.
3. The Fire and Rescue Police Agency shall instruct and cooperate with the forestry administration in performing tasks specified in Clause 2 this Article.
4. Training and re-training in professional fire safety skills offered to forest safety forces shall comply with provisions of the fire safety law.
Article 50. Forest fire safety inspection
1. Forest fire safety inspection shall:
a) satisfy conditions for forest fire safety specified in Article 47 herein and other provisions of the law on fire prevention and fighting;
b) fulfill responsibilities for forest fire safety of each subject specified in Article 53 and relevant Articles herein and provisions of the law on fire prevention and fighting;
c) comply with standards and regulations on forest fire safety and forest fire safety requirements of competent persons or authorities
2. Forest fire safety inspection shall be carried out periodically and irregularly.
3. Responsibility for forest fire safety inspection after and before dry season shall be assigned as follows:
a) Chairpersons of commune-level People's Committees and forest owners shall carry out inspection of forest fire safety in the area under their management as per regulations in Clause 2 this Article;
b) Heads of organizations and agencies and Chairpersons of provincial People's Committees or higher shall carry out periodic and irregular forest fire safety inspection in the area under their management;
c) The forestry administration shall carry out periodic forest fire safety inspection for forests facing fire risks and irregular inspection in case any fire danger or violation against forest fire safety regulations is found or in case of special protection requirement;
d) The Fire and Rescue Police Agency shall carry out forest fire safety inspection once every 6 months or every year for forests facing fire risks and carry out irregular inspection if any fire danger or violation against forest fire safety and in case of special protection requirements.
Section 2. FOREST FIRE FIGHTING
Article 51. Responsibilities for fire alarm, fire fighting and participation in forest fire fighting and fire fighting command
1. The person detecting forest fire must notify such fire to others and to one of the following entities at any cost:
a) Forest owner;
b) The nearest forest fire safety team;
c) The nearest forestry administration or fire and rescue police agency;
d) Local government authority or the nearest police and military agency
2. When receiving forest fire notification, entities specified in Clause 1 this Article shall mobilize forces and equipment for fire fighting and notify the fire to other necessary entities for assistance; in case the forest fire breaks out outside the area under management, such entities shall, at any cost, inform agencies managing the place on fire for handling purpose and participate in fire fighting after receiving fire notification.
3. Persons present at the place in which the forest fire breaks out shall work out any method for fire spread prevention and fire fighting; participants in fire fighting must abide by orders of the fire-fighting commander;
4. Forest owners, police, forest rangers, military, militia and self-defense forces and other relevant agencies shall extinguish the fire and participate in fire fighting as per provisions of the law on fire prevention and fighting.
5. Mobilization of forces, equipment and properties for fire fighting, fire-fighting command, decision on destruction of houses, construction works and obstacles where necessary and property movement for firefighting purpose shall comply with provisions of the law on fire prevention and fighting.
Article 52. Overcoming consequences of forest fire
1. Forest owners shall determine damage rate after the fire and send a statistical report on damage to the forestry administration, fire and rescue police and local government authority.
2. According to the damage rate, forest owners shall find and take post-forest restoration measures including localizing and promoting natural forest regeneration or planting additional forest or new forest.
3. The local forestry administration shall cooperate with commune-level People’s Committees in sending a consolidated report on damage rate and solutions to consequences and assistances to the competent authority.
4. The forestry administration, fire and rescue police and investigation agency shall find causes for forest fire, damage rate and take actions as regulated by laws.
Section 3. FOREST FIRE SAFETY RESPONSIBILITIES
Article 53. Forest fire safety responsibilities of forest owners
1. For the case in which forest owners are organizations:
a) Comply with forest fire safety regulations and conditions and take measures for forest fire safety as per law provisions;
b) Formulate and issue regulations and methods for fire safety in the forest under their management;
c) Prepare and implement fire safety plans applied for the forests under their management;
d) Disseminate knowledge and law about forest fire safety, offer training in forest fire safety profession, establish, manage forest fire safety teams and maintain operations thereof;
dd) Carry out forest fire safety inspection, suggest handling of violations against forest fire safety regulations and promptly deal with shortcomings and violations against forest fire safety regulations as authorized;
e) Invest in work construction and equipment and instruments used for forest fire safety;
g) Provide funding for forest fire safety as per current State regulations;
h) Send periodic and irregular report on forest fire safety and promptly notify the local forestry administration, fire and rescue police and supervisory authorities of changes related to fire safety of the forests under their management;
i) Cooperate with other forest owners, local government authority and surrounding entities in ensuring safety of forest fire prevention and fighting and not cause fire danger to neighboring forests, agencies or family households;
k) Perform forest fire safety activities as required by competent authorities;
l) Cooperate and enable competent authorities to investigate and look for the perpetrator of forest fire.
2. For the case in which forest owners are family households, individuals or community
a) Comply with forest fire safety regulations and conditions and take measures for forest fire safety as per law provisions;
b) Carry out forest fire safety inspection, suggest handling of violations against forest fire safety regulations and promptly deal with shortcomings and violations against forest fire safety regulations as authorized;
c) Invest in purchase of equipment and instruments used for forest fire safety as regulated;
d) Provide funding for investment in forest fire safety under current State regulations;
dd) Cooperate with other forest owners, local government authority and surrounding entities in ensuring safety of forest fire prevention and fighting and not cause fire danger to neighboring forests, agencies or family households;
e) Perform forest fire safety activities as required by competent authorities;
g) Cooperate with and enable competent authorities to investigate and look for the perpetrator of forest fire.
Article 54. Responsibilities of heads of agencies and organizations operating in forests or verge of forests
1. Comply with forest fire safety regulations and conditions and take measures for forest fire safety as per law provisions;
2. Urge and remind persons under their management to comply with forest fire safety regulations and conditions.
3. Detect fire and participate in forest fire fighting
4. Cooperate with other forest owners, local government authority and surrounding entities in ensuring safety of forest fire prevention and fighting and not cause fire danger to forests
5. Participate in forest fire safety activities as required by competent authorities and proactively participate in forest fire fighting when the fire break outs.
Article 55. Responsibilities of family households, individuals and community living in forests or verge of forests
1. Comply with forest fire safety regulations and conditions and take measures for forest fire safety as per law provisions;
2. Urge and remind the family members to comply with forest fire safety regulations and conditions.
3. Cooperate with other forest owners, family households and agencies in ensuring safety of forest fire prevention and fighting and not cause fire danger to forests.
4. Participate in forest fire safety activities as required by competent authorities.
5. Ensure forest fire safety if permitted to use flame or heat sources or devices generating flame or heat and maintain and use flammable materials in the forest and forest verge.
6. Prevent and timely notify element directly causing forest fire and violations against forest fire safety regulations, timely detect and extinguish fire and strictly abide by order for mobilization of forces for forest fire fighting.
Article 56. Responsibilities for forest development project of fire safety agencies
1. Agencies preparing forest development projects shall:
a) ensure that such forest development projects satisfy forest fire safety requirements;
b) monitor implementation of such projects and construct works used for forest fire safety;
c) participate in acceptance of results of such projects and construction of forest fire safety works.
2. Investors shall:
a) organize implementation of forest development projects and construction of forest fire safety works specified in the approved projects or designs;
b) carry out inspection and supervision of work construction and acceptance of results of forest development projects and work construction.
3. Entities running forest development projects and building forest fire safety works shall:
a) run forest development projects and construct forest fire safety works according to the approved designs;
b) ensure forest fire safety during project implementation and work construction.
4. The forestry administration and fire and rescue police, as authorized and assigned, shall:
a) consider and response to fire safety methods applied for forest development projects and projects on new construction or reform of forest fire safety works;
b) carry out inspection of compliance with fire prevention and fighting regulations handle violations against forest fire safety regulations;
c) The forestry administration shall participate in acceptance of results of fire prevention and fighting applied for forest development projects and forest fire safety works.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 12. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
Điều 20. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
Điều 21. Quy định hưởng lợi từ khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
Điều 27. Phát triển rừng sản xuất
Điều 28. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Điều 34. Hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
Điều 43. Trình tự, thủ tục thu hồi rừng, chuyển đổi rừng
Điều 57. Đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 58. Hình thức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 59. Mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
Điều 313. Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần
Điều 4. Tiêu chí rừng tự nhiên
Điều 9. Thành lập khu rừng đặc dụng
Điều 12. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
Điều 17. Thành lập khu rừng phòng hộ
Điều 20. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
Điều 25. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
Điều 27. Phát triển rừng sản xuất
Điều 28. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Điều 29. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
Điều 32. Hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất
Điều 35. Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng
Điều 36. Trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất
Mục 2. CHUYỂN LOẠI RỪNG, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC
Điều 39. Phương án chuyển loại rừng
Điều 40. Trình tự, thủ tục chuyển loại rừng
Điều 41. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Điều 42. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Điều 43. Trình tự, thủ tục thu hồi rừng, chuyển đổi rừng
Điều 57. Đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 59. Mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
Điều 64. Ký và thực hiện hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng
Điều 69. Xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
Điều 70. Sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 71. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
Điều 75. Hồ sơ và trình tự miễn, giảm