Chương V Nghị định 156/2018/NĐ-CP: Dịch vụ môi trường rừng, quỹ bảo vệ và phát triển rừng
Số hiệu: | 156/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 16/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 05/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1079 đến số 1080 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Theo đó, trình tự miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
- Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, trong thời gian 1/2 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, bên nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ;
- Đối với hồ sơ nhận qua bưu điện hoặc qua mạng, trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bên nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ;
- Trong 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị miễn, giảm hợp lệ, bên nhận hồ sơ Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra xác minh;
- Trong 05 ngày làm việc kể từ khi có Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh;
- Trong 05 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra gửi UBND cấp tỉnh/Bộ NN&PTNN quyết định miễn, giảm đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng;
- Quyết định miễn, giảm được gửi Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng để thực hiện.
Xem chi tiết tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở sản xuất thủy điện được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.
2. Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.
3. Cơ sở sản xuất công nghiệp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các ngành nghề theo quy định hiện hành.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp thực hiện chi trả trực tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này, bao gồm: các hoạt động dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, tham quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng.
5. Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thí điểm đến hết năm 2020, tổng kết, trình Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả, quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng.
6. Cơ sở nuôi trồng thủy sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp là doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản thực hiện chi trả trực tiếp quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này.
1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận tự nguyện.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp áp dụng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng không thỏa thuận được hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hình thức chi trả trực tiếp.
1. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện.
Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng điện thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (kwh) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1kwh (36 đồng/kwh).
2. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm. Sản lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng nước của cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch bán cho người tiêu dùng.
Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (m3) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1 m3 nước (52 đồng/m3).
3. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước là 50 đồng/m3. Khối lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là khối lượng nước cơ sở sản xuất công nghiệp đã sử dụng, tính theo đồng hồ đo nước hoặc theo lượng nước được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc theo chứng từ mua bán nước giữa cơ sở sản xuất công nghiệp với đơn vị kinh doanh nước.
Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng khối lượng nước (m3) do cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1 m3 nước (50 đồng/m3).
4. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp tối thiểu bằng 1 % trên tổng doanh thu thực hiện trong kỳ; mức chi trả cụ thể dựa trên cơ sở, điều kiện thực tiễn, do bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận.
5. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp tối thiểu bằng 1% tổng doanh thu thực hiện trong kỳ; mức chi trả cụ thể dựa trên cơ sở, điều kiện thực tiễn, do bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận.
6. Khi giá bán lẻ điện, nước bình quân chung quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này biến động tăng hoặc giảm 20%, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ quyết định điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tương ứng.
1. Kết quả điều tra, kiểm kê rừng theo chu kỳ.
2. Kết quả theo dõi diễn biến rừng hằng năm.
3. Bản đồ lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
4. Kết quả chi trả dịch vụ môi trường rừng của năm trước liền kề.
1. Hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Hạt Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng cấp xã cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng trên cơ sở chồng xếp bản đồ kết quả kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng cấp xã với bản đồ lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Nội dung xây dựng bản đồ lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng được quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
2. Hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, chủ rừng là tổ chức xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng trên cơ sở chồng xếp bản đồ kết quả kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng của chủ rừng là tổ chức với bản đồ lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
3. Chi phí xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng và chi phí xây dựng bản đô lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng được sử dụng từ nguồn kinh phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, của chủ rừng là tổ chức hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Trước ngày 15 tháng 02 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Hạt Kiểm lâm xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng của năm trước cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng trên cơ sở cập nhật bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng từ kết quả theo dõi diễn biến rừng năm trước.
Trước ngày 01 tháng 3 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh phối hợp với Hạt Kiểm lâm kiểm tra, xác minh diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng của năm trước đối với trường hợp có kiến nghị.
2. Trước ngày 15 tháng 3 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, phối hợp với Hạt Kiểm lâm tổng hợp diện tích được chi trả dịch vụ môi trường rừng của năm trước theo Mẫu số 01 Phụ lục V kèm theo Nghị định này làm cơ sở thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
3. Chi phí xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng sử dụng từ nguồn kinh phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Trước ngày 15 tháng 02 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm và chủ rừng là tổ chức xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng năm trước trên cơ sở cập nhật bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng từ kết quả theo dõi diễn biến rừng năm trước.
2. Trước ngày 28 tháng 02 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh phối hợp với Chi cục Kiểm lâm và chủ rừng là tổ chức kiểm tra, xác minh diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với trường hợp có kiến nghị.
3. Trước ngày 15 tháng 3 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh tổng hợp diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng là tổ chức theo Mẫu số 02 Phụ lục V kèm theo Nghị định này làm cơ sở thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
4. Chi phí xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng sử dụng từ nguồn kinh phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, của chủ rừng là tổ chức hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng, trong đó xác định loại dịch vụ, mức chi trả, thời gian chi trả, phương thức chi trả. Mức chi trả không thấp hơn mức chi trả được quy định tại Điều 59 của Nghị định này; hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng được lập thành bốn bản, bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng giữ một bản, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng giữ một bản, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh giữ một bản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ một bản.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng từ ngày có hoạt động sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng.
1. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có quyền quyết định việc sử dụng số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức, tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan đến việc tổ chức thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, bao gồm cả tiền trả cho bên nhận khoán bảo vệ rừng, phần còn lại được hạch toán là nguồn thu của đơn vị và được chi theo quy định của pháp luật về tài chính áp dụng cho tổ chức đó.
1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng ủy thác với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đối với diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng ủy thác với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh đối với diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực nằm trên địa giới hành chính của một tỉnh.
3. Hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.
1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền dịch vụ môi trường rừng từ ngày có hoạt động sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
2. Trước ngày 15 tháng 10, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng gửi kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng năm sau về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.
3. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng lập bản kê nộp tiền dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 03 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng.
4. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nộp tiền theo từng quý; thời gian nộp tiền chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý đối với Quý I, II, III; 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý đối với Quý IV.
5. Chậm nhất 50 ngày kể từ ngày kết thúc năm, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tổng hợp nộp tiền dịch vụ môi trường rừng gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo Mẫu số 04 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.
1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
a) Rà soát, xác định diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố;
b) Tổng hợp kế hoạch nộp tiền của các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh và thông báo cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh số tiền dự kiến điều phối theo Mẫu số 05 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này trước ngày 31 tháng 10 hằng năm;
c) Lập kế hoạch thu, chi theo Mẫu số 06 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này; dự toán chi quản lý theo Mẫu số 07 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này vào Quý IV hằng năm, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam thông qua, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
2. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
a) Rà soát, xác định diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng, lập danh sách bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
b) Tổng hợp kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng của các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng;
c) Lập kế hoạch thu, chi theo Mẫu số 08 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này; dự toán chi quản lý theo Mẫu số 09 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này vào Quý IV hằng năm; báo cáo Hội đồng đồng quản lý Quỹ thông qua, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
d) Thông báo kế hoạch thu, chi đến chủ rừng là tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật; gửi quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thu, chi về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam.
1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, căn cứ số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu trong năm và diện tích rừng trong lưu vực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam xác định số tiền điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
2. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
a) Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, căn cứ số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu năm trước và kết quả xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh xác định số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng năm trước để chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
b) Trước ngày 15 tháng 4 hằng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thông báo cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 10, Mẫu số 11 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.
3. Chủ rừng là tổ chức có khoán bảo vệ rừng
Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, căn cứ số tiền thực nhận từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, chủ rừng là tổ chức có khoán bảo vệ rừng xác định số tiền chi trả cho bên nhận khoán bảo vệ rừng.
4. Nội dung xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Phụ lục VII kèm theo Nghị định này.
1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
a) Kinh phí quản lý được trích tối đa 0,5% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu trong năm để chi cho các hoạt động của bộ máy Quỹ. Mức trích cụ thể trong kế hoạch thu, chi hằng năm của Quỹ, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định. Nội dung chi hoạt động của bộ máy Quỹ bao gồm:
Chi thường xuyên: chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp cho các thành viên Ban Điều hành Quỹ, chi tiền trách nhiệm quản lý cho các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ; chi tiền công; chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền liên lạc; chi họp, hội nghị; chi công tác phí, thuê mướn; chi sửa chữa duy tu tài sản phục vụ công tác chuyên môn và cơ sở hạ tầng; chi thẩm định chương trình, dự án, thẩm định trong hoạt động đấu thầu; chi các hoạt động tiếp nhận và thanh toán tiền; chi kiểm tra giám sát và chi khác (nếu có);
Chi không thường xuyên: hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; chi các hoạt động rà soát xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng; chi hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản phục vụ hoạt động bộ máy Quỹ, mua sắm các trang thiết bị đặc thù phục vụ công tác chi trả; chi tuyên truyền; chi dịch vụ kiểm toán; chi đoàn ra, đoàn vào và chi khác (nếu có).
b) Nội dung chi, mức chi hoạt động bộ máy Quỹ thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp pháp luật chưa quy định nội dung chi, mức chi, căn cứ khả năng tài chính, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam xây dựng nội dung chi, mức chi cụ thể quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ;
c) Kinh phí quản lý quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là nguồn thu của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, được thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Sau khi trừ kinh phí quản lý đã trích, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều phối số tiền còn lại cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Nghị định này;
đ) Đối với số tiền thu được từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nhưng không xác định được hoặc chưa xác định được đối tượng nhận tiền dịch vụ môi trường rừng thì Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều phối số tiền đó cho các tỉnh có mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bình quân 01 ha từ thấp nhất trở lên.
2. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
a) Kinh phí quản lý được trích tối đa 10% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu trong năm để chi cho các hoạt động của bộ máy Quỹ. Mức trích cụ thể trong kế hoạch thu, chi hằng năm của Quỹ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Nội dung chi hoạt động của bộ máy Quỹ bao gồm:
Chi thường xuyên: chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp cho các thành viên Ban Điều hành Quỹ, chi tiền trách nhiệm quản lý cho các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ; chi tiền công; chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền liên lạc; chi họp, hội nghị; chi công tác phí, thuê mướn; chi sửa chữa duy tu tài sản phục vụ công tác chuyên môn và cơ sở hạ tầng; chi thẩm định chương trình, dự án, thẩm định trong hoạt động đấu thầu; chi các hoạt động tiếp nhận và thanh toán tiền; chi kiểm tra giám sát và chi khác (nếu có);
Chi không thường xuyên: chi hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; chi các hoạt động rà soát xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, các hoạt động kỹ thuật theo dõi, đánh giá chất lượng dịch vụ môi trường rừng; chi hỗ trợ hoạt động liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng cấp huyện, xã; chi hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản phục vụ hoạt động bộ máy Quỹ, mua sắm các trang thiết bị đặc thù phục vụ công tác chi trả; chi tuyên truyền; chi dịch vụ kiểm toán; chi đoàn ra, đoàn vào và chi khác (nếu có).
b) Nội dung chi, mức chi hoạt động bộ máy Quỹ, chi phụ cấp kiêm nhiệm, chi hỗ trợ chi phí quản lý đối với các đơn vị, tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hỗ trợ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi trả thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp pháp luật chưa quy định nội dung chi, mức chi, căn cứ khả năng tài chính, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh xây dựng nội dung chi, mức chi cụ thể quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ;
c) Kinh phí quản lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều này là nguồn thu của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, được thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Kinh phí dự phòng được trích tối đa 5% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu trong năm để hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trong trường hợp có thiên tai, khô hạn hoặc mức chi trả trên cùng đơn vị diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh thấp hơn năm trước liền kề, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh lập kế hoạch hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Kinh phí dự phòng đã được phê duyệt trong năm chưa thực hiện được hoặc chưa sử dụng hết phải chuyển trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
đ) Số tiền còn lại sau khi trừ kinh phí quản lý đã trích, kinh phí dự phòng đã sử dụng theo quy định tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều này, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Nghị định này;
e) Đối với số tiền thu được từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nhưng không xác định được hoặc chưa xác định được đối tượng nhận tiền dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều tiết số tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng có mức chi trả dịch vụ môi trường rừng bình quân 01 ha từ thấp nhất trở lên; hỗ trợ công tác bảo vệ, phát triển rừng, trồng cây phân tán, trồng rừng cảnh quan trong khu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; tuyên truyền, phổ biến chính sách nâng cao năng lực thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
3. Chủ rừng
a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được sử dụng toàn bộ số tiền dịch vụ môi trường rừng để quản lý bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao đời sống;
b) Chủ rừng là các doanh nghiệp: toàn bộ số tiền dịch vụ môi trường rừng nhận được là nguồn thu của doanh nghiệp, được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về tài chính đối với doanh nghiệp;
c) Chủ rừng là tổ chức không bao gồm điểm b khoản 3 Điều này không khoán bảo vệ rừng hoặc khoán một phần diện tích, toàn bộ số tiền nhận được tương ứng với diện tích rừng tự bảo vệ được sử dụng cho các hoạt động phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng của chủ rừng, bao gồm: xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; các hạng mục công trình lâm sinh, các công trình cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng; các hoạt động tuần tra, truy quét các điểm nóng, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng; mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng; lập hồ sơ, xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu, tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn, hội nghị và các hoạt động khác phục vụ công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng; chi trả lương và các khoản có tính chất lương đối với các đối tượng không hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước và các hoạt động khác phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Số tiền dịch vụ môi trường rừng nhận được cho diện tích chủ rừng tự bảo vệ là nguồn thu của chủ rừng, chủ rừng quản lý theo quy định của pháp luật về tài chính phù hợp với loại hình tổ chức của chủ rừng;
d) Chủ rừng là tổ chức được quy định tại điểm c khoản 3 Điều này có khoán bảo vệ rừng cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư được trích 10% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả cho diện tích rừng khoán bảo vệ nêu trên để chi cho công tác quản lý các khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, gồm: các hạng mục công trình lâm sinh, các công trình cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng; các hoạt động tuần tra, truy quét các điểm nóng, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng; lập hồ sơ, xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu, tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn, hội nghị và các hoạt động khác phục vụ công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng; chi trả lương và các khoản có tính chất lương đối với các đối tượng không hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước và các hoạt động khác phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Số tiền trích để chi cho công tác quản lý của chủ rừng được coi là nguồn thu của chủ rừng và được quản lý theo quy định pháp luật về tài chính phù hợp với loại hình tổ chức của chủ rừng.
Số tiền còn lại sau khi trích kinh phí quản lý được chủ rừng chi trả cho bên nhận khoán theo quy định tại khoản 3 Điều 69 của Nghị định này.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng xây dựng phương án sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh. Nội dung chi bao gồm:
a) Chi cho người bảo vệ rừng;
b) Xăng, dầu cho phương tiện tuần tra, kiểm tra rừng;
c) Hỗ trợ cho những người được huy động tham gia ngăn chặn, chống chặt phá rừng và chữa cháy rừng bị tai nạn, thương tật;
d) Bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ, công tác kiêm nhiệm;
đ) Phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng;
e) Hội nghị, hội thảo sơ tổng kết và công tác thi đua khen thưởng;
g) Các khoản chi khác.
1. Tạm ứng tiền dịch vụ môi trường rừng
Căn cứ kế hoạch thu, chi được phê duyệt, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh tạm ứng tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng và chi cho các đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi trả. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định số lần tạm ứng, tỷ lệ tạm ứng tiền dịch vụ môi trường rừng.
2. Thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng
a) Căn cứ số tiền thực thu trong năm, kết quả xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ chi trả thực hiện thanh toán tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng trước ngày 01 tháng 6 năm sau;
b) Sau khi hoàn thành việc thanh toán, đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ chi trả lập báo cáo tổng hợp theo Mẫu số 12, Mẫu số 13 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này, gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh kèm theo chứng từ trước ngày 15 tháng 6 năm sau;
c) Căn cứ số kinh phí quản lý được sử dụng, nội dung chi, mức chi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và chứng từ chi hợp pháp, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thanh toán tiền cho các đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ chi trả.
3. Hình thức tạm ứng, thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng
a) Đối với bên cung ứng dịch vụ môi trường là tổ chức, việc tạm ứng, thanh toán được thực hiện qua tài khoản ngân hàng;
b) Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện tạm ứng, thanh toán qua tài khoản hoặc bằng tiền mặt. Nhà nước khuyến khích tạm ứng, thanh toán qua tài khoản ở những nơi đủ điều kiện thực hiện.
4. Quyết toán tiền dịch vụ môi trường rừng:
a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng khóa sổ kế toán vào ngày 31 tháng 12 hằng năm, lập báo cáo quyết toán theo Mẫu số 14 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này, thời gian lập và điều chỉnh báo cáo quyết toán đến ngày 30 tháng 6 năm sau, nộp cơ quan quản lý trực tiếp trước ngày 15 tháng 7 năm sau;
b) Chủ rừng là tổ chức có thực hiện khoán bảo vệ rừng lập báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 15 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này, nộp cơ quan quản lý trực tiếp và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trước ngày 30 tháng 6 năm sau;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng khóa sổ kế toán, lập và nộp báo cáo theo quy định về quản lý tài chính đối với từng loại hình tổ chức;
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam;
đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trực thuộc Sở) hoặc Sở Tài chính (trường hợp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;
e) Cơ quan quản lý trực tiếp xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng là tổ chức trực thuộc;
g) Cơ quan tài chính cấp huyện xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng;
h) Thời gian xét duyệt quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ tài chính đối với từng loại hình tổ chức.
1. Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra tại địa phương và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng trực thuộc Sở) hoặc Sở Tài chính (trường hợp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chủ trì tổ chức kiểm tra Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;
c) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam kiểm tra việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; kiểm tra việc nộp tiền của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng;
d) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh kiểm tra việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng các bên liên quan trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc nộp tiền chi trả của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng;
đ) Chủ rừng là tổ chức kiểm tra bên nhận khoán;
e) Các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân tham gia giám sát đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan đến quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.
2. Công khai tài chính
a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, chủ rừng là tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật về tài chính;
b) Công khai danh sách đối tượng được chi trả, số tiền được chi trả, kế hoạch chi trả hằng quý, hằng năm theo Quy chế dân chủ tại cơ sở bằng các hình thức: niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại nơi họp cộng đồng dân cư, bản hoặc nơi công cộng thuận lợi nhất để người dân tiện theo dõi; thông báo bằng văn bản hệ thống truyền thanh của xã, thôn, bản hoặc công bố trong hội nghị nhân dân của xã, thôn, bản.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, động đất, bão lụt, lũ quét, lốc, sóng thần, lở đất xảy ra, làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của mình dẫn tới mất khả năng hoặc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và không thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích không còn tài sản để trả hoặc người giám hộ, người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho cá nhân đó.
3. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có quyết định giải thể hoặc phá sản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không còn vốn, tài sản để chi trả nợ cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
1. Miễn tiền dịch vụ môi trường rừng: tổ chức, cá nhân được miễn 100% số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 70% đến 100% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh hoặc trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 73 của Nghị định này.
2. Giảm tiền dịch vụ môi trường rừng: tổ chức, cá nhân được giảm tối đa 50% số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 40% đến dưới 70% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.
1. Hồ sơ miễn, giảm
Khi xảy ra rủi ro bất khả kháng quy định tại Điều 73 của Nghị định này, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng lập 01 bộ hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi địa giới hành chính của một tỉnh) hoặc Tổng cục Lâm nghiệp (đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên). Hồ sơ miễn, giảm bao gồm:
a) Văn bản đề nghị miễn, giảm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng hoặc người giám hộ, người thừa kế của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng, trong đó nêu rõ nguyên nhân, nội dung rủi ro bất khả kháng; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; nội dung đề nghị miễn, giảm; thời gian đề nghị miễn, giảm;
b) Bản kê tổn thất, thiệt hại về vốn và tài sản; bản sao chụp quyết định giải thể hoặc phá sản (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức;
c) Riêng trường hợp miễn tiền dịch vụ môi trường rừng đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng là cá nhân, ngoài văn bản đề nghị tại điểm a khoản 1 Điều này, người giám hộ phải gửi bản sao chụp quyết định của tòa án trong trường hợp mất năng lực hành vi dân sự; người thừa kế phải gửi bản sao chụp giấy chứng tử, chứng nhận mất tích trong trường hợp chết hoặc mất tích.
2. Trình tự miễn, giảm
a) Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, trong thời gian 1/2 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, bên nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ;
b) Đối với hồ sơ nhận qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng, trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bên nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ;
c) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị miễn, giảm hợp lệ, bên nhận hồ sơ quyết định thành lập Đoàn kiểm tra xác minh;
d) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi có quyết định thành lập, Đoàn kiểm tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh;
đ) Trong thời gian 05 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra hoàn thành báo cáo, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn, giảm đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi địa giới hành chính của một tỉnh hoặc gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định miễn, giảm đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên;
e) Quyết định miễn, giảm được gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng để thực hiện.
1. Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
a) Rà soát, ký kết hợp đồng, tiếp nhận và quản lý nguồn tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng;
b) Vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính ủy thác; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước;
c) Tiếp nhận, quản lý tiền trồng rừng thay thế;
d) Tổ chức thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ;
đ) Làm đầu mối giúp Tổng cục lâm nghiệp tổ chức kiểm tra, giám sát việc thu nộp và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do Quỹ điều phối tại Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;
e) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ;
g) Thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm toán; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền;
h) Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ;
i) Tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng hằng năm của cả nước;
k) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại trung ương và địa phương;
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc quy định.
2. Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
a) Rà soát, ký kết hợp đồng, tiếp nhận và quản lý nguồn tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng;
b) Vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính ủy thác khác; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước;
c) Tiếp nhận, quản lý tiền trồng rừng thay thế;
d) Đại diện cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải trả tiền ủy thác về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;
đ) Làm đầu mối giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng kinh phí quản lý, việc thanh toán tiền cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng của các chủ rừng có khoán bảo vệ rừng;
e) Tổ chức thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ;
g) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ;
h) Thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm toán; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền;
i) Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ;
k) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam về tình hình thu chi tiền dịch vụ môi trường rừng của địa phương hằng năm theo Mẫu số 16 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này;
l) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật có liên quan;
m) Đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có điều kiện thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, thì cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản này.
1. Tổ chức Quỹ ở cấp trung ương
a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (sau đây gọi là Quỹ trung ương) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp quyết định thành lập và quản lý. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm có: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát, Ban điều hành và các phòng chuyên môn;
c) Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát và Ban điều hành được quy định trong điều lệ về tổ chức hoạt động của Quỹ, do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
2. Tổ chức Quỹ ở cấp tỉnh
a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (sau đây gọi là Quỹ cấp tỉnh) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trên cơ sở nhu cầu và khả năng huy động các nguồn tài chính để phục vụ công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Quỹ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm có: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát, Ban điều hành và các phòng chuyên môn;
c) Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát và Ban điều hành được quy định trong điều lệ về tổ chức hoạt động của Quỹ, do Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh ban hành.
1. Trách nhiệm của Quỹ trung ương
a) Điều phối tiền dịch vụ môi trường rừng và các nguồn ủy thác khác cho Quỹ cấp tỉnh;
b) Hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật cho Quỹ cấp tỉnh;
c) Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho Quỹ cấp tỉnh;
d) Tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý giữa các Quỹ cấp tỉnh;
đ) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
2. Trách nhiệm của Quỹ cấp tỉnh
a) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính, hỗ trợ kỹ thuật từ Quỹ trung ương;
b) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Quỹ trung ương về quản lý, sử dụng kinh phí của Quỹ;
c) Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ cho Quỹ trung ương để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Nguồn tài chính của Quỹ trung ương
a) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; tiền ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng;
b) Tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
c) Tiền viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
d) Lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng;
đ) Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
2. Nguồn tài chính của Quỹ cấp tỉnh
a) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; tiền ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng;
b) Tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
c) Tiền viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
d) Nguồn hỗ trợ từ Quỹ trung ương;
đ) Lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng;
e) Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
1. Quỹ trung ương
a) Điều phối tiền dịch vụ môi trường rừng cho quỹ cấp tỉnh; chi thực hiện các nhiệm vụ ủy thác theo hợp đồng ủy thác khác từ nguồn kinh phí được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 79 của Nghị định này;
b) Chi tiền trồng rừng thay thế do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định từ nguồn kinh phí được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 79 của Nghị định này;
c) Chi hỗ trợ cho các chương trình, dự án, các hoạt động phi dự án từ nguồn kinh phí được quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 79 của Nghị định này, bao gồm: hỗ trợ kinh phí để chống chặt phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép; tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; thử nghiệm và phổ biến nhân rộng mô hình bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững; thử nghiệm, ứng dụng giống cây lâm nghiệp mới; hỗ trợ trồng cây phân tán; phát triển lâm sản ngoài gỗ trên đất lâm nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng đến cấp tỉnh và hỗ trợ các hoạt động khác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng;
d) Chi hỗ trợ kinh phí cho Quỹ cấp tỉnh từ nguồn kinh phí được quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 79 của Nghị định này;
đ) Chi hoạt động của bộ máy Quỹ từ nguồn kinh phí quản lý dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 70 của Nghị định này; từ nguồn kinh phí quản lý theo hợp đồng ủy thác, lãi tiền gửi, nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Nội dung chi, mức chi hoạt động bộ máy Quỹ thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp pháp luật chưa có quy định nội dung chi, mức chi, căn cứ khả năng tài chính, Quỹ xây dựng nội dung chi, mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ; quyết định việc chi tiêu và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Quỹ cấp tỉnh
a) Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng; chi thực hiện các nhiệm vụ ủy thác theo hợp đồng ủy thác khác từ nguồn kinh phí được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 79 của Nghị định này;
b) Chi tiền trồng rừng thay thế do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định từ nguồn kinh phí được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 79 của Nghị định này;
c) Chi hỗ trợ cho các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án từ nguồn kinh phí được quy định tại các điểm c, d và e khoản 2 Điều 79 của Nghị định này, bao gồm: hỗ trợ kinh phí để chống chặt phá rừng, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép; tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; thử nghiệm và phổ biến nhân rộng mô hình bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững; thử nghiệm, ứng dụng giống cây lâm nghiệp mới; hỗ trợ trồng cây phân tán; phát triển lâm sản ngoài gỗ trên đất lâm nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng ở cơ sở và hỗ trợ các hoạt động khác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng;
d) Chi hoạt động của bộ máy Quỹ từ nguồn kinh phí quản lý dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 70 của Nghị định này; từ nguồn kinh phí quản lý theo hợp đồng ủy thác; lãi tiền gửi; nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Nội dung chi, mức chi hoạt động bộ máy Quỹ thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp pháp luật chưa có quy định nội dung chi, mức chi, căn cứ khả năng tài chính, Quỹ xây dựng nội dung chi, mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ; quyết định việc chi tiêu và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
1. Quỹ trung ương
a) Hằng năm, Quỹ lập kế hoạch tài chính gồm: kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng và các nguồn tài chính khác; dự toán chi hoạt động của Quỹ thông qua Hội đồng Quản lý Quỹ, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định;
b) Hằng năm, Quỹ lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính kế toán hiện hành gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xét duyệt.
2. Quỹ cấp tỉnh
a) Hằng năm, Quỹ lập kế hoạch tài chính gồm: kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng và các nguồn tài chính khác; dự toán chi hoạt động của Quỹ thông qua Hội đồng Quản lý Quỹ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Hằng năm, Quỹ lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo quy định của Pháp luật về tài chính kế toán hiện hành. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xét duyệt báo cáo quyết toán đối với Quỹ trực thuộc Sở; Sở Tài chính xét duyệt báo cáo quyết toán đối với Quỹ trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Việc giao quyền tự chủ tài chính cho Quỹ trung ương, Quỹ cấp tỉnh thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác và văn bản hướng dẫn thực hiện.
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng các cấp thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, quản lý tài sản và công khai tài chính như sau:
1. Thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp để thực hiện công tác kế toán.
2. Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn.
3. Khuyến khích thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính.
4. Thực hiện công khai tài chính theo quy định pháp luật về tài chính hiện hành; khuyến khích thực hiện đánh giá độc lập kết quả thực hiện chính sách dịch vụ môi trường rừng.
1. Hỗ trợ không hoàn lại toàn phần hoặc một phần vốn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư việc thực hiện các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các nội dung được hỗ trợ
a) Quỹ trung ương hỗ trợ các hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 80 của Nghị định này;
b) Quỹ cấp tỉnh hỗ trợ các hoạt động quy định tại điểm c khoản 2 Điều 80 của Nghị định này.
1. Quỹ trung ương
a) Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, tổ chức, hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu hỗ trợ gửi văn bản đề nghị hỗ trợ, kèm theo văn kiện chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ban điều hành Quỹ;
b) Trước ngày 25 tháng 02 hằng năm, Ban điều hành Quỹ chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thẩm định, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ thông qua, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, Giám đốc Quỹ thông báo qua dịch vụ bưu chính cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được hỗ trợ biết, để triển khai thực hiện.
2. Quỹ cấp tỉnh
a) Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu hỗ trợ gửi văn bản đề nghị hỗ trợ, kèm theo văn kiện chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ban điều hành Quỹ;
b) Trước ngày 25 tháng 02 hằng năm, Ban điều hành Quỹ chủ trì, phối hợp với các Cơ quan chức năng tổ chức thẩm định, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ thông qua, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Giám đốc Quỹ thông báo qua dịch vụ bưu chính cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được hỗ trợ biết để triển khai thực hiện.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án theo quyết định được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc thành lập ban quản lý để tổ chức triển khai thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
1. Quỹ trung ương
a) Ban điều hành Quỹ chỉ đạo thực hiện, kiểm tra tình hình thực hiện các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án được Quỹ trung ương hỗ trợ theo định kỳ hoặc đột xuất;
b) Trường hợp cần thiết, Ban điều hành Quỹ được thuê tư vấn để kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án do Quỹ trung ương hỗ trợ.
2. Quỹ cấp tỉnh
a) Ban điều hành Quỹ chỉ đạo thực hiện, kiểm tra tình hình thực hiện các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án được Quỹ cấp tỉnh hỗ trợ theo định kỳ hoặc đột xuất;
b) Trường hợp cần thiết, Ban điều hành Quỹ được thuê tư vấn để kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án do Quỹ cấp tỉnh hỗ trợ.
FOREST ENVIRONMENTAL SERVICES AND FOR FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT FUNDS
Section 1. PROVIDERS, USERS, METHODS OF PAYMENT AND CHARGE RATES OF FOREST ENVIRONMENTAL SERVICES
Article 57. Payers of forest environmental services
1. Hydroelectricity producers specified in Point a Clause 2 Article 63 of the Forestry Law.
2. Clear water producers and suppliers specified in Point b Clause 2 Article 63 of the Forestry Law.
3. Industrial producers specified in Point c Clause 2 Article 63 of the Forestry Law which use water from water sources for industrial production, including industrial producers of all business lines as regulated.
4. Providers of ecotourism, hospitality and entertainment services specified in Point d Clause 2 Article 63 of the Forestry Law that have to pay service charges as prescribed in Clause 1 Article 58 herein, including travel services, tourist transport and accommodation service, food, shopping, recreation, healthcare, sightseeing and advertisement services and other relevant services within the forest providing forest environment services.
5. Producers and traders causing massive greenhouse gas emission specified in Point dd Clause 2 Article 63 of the Forestry Law that have to pay service charges for absorbing and storing carbon in forests under Government’s regulations on providers, user, payment methods, payment amount, management and use of forest carbon absorption and storage service charges which are formulated based upon the result of pilot payment program until the end of 2020 provided by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
6. Producers of aquatic products specified in Point e Clause 2 Article 63 of the Forestry Law that are production enterprises of aquatic products or enterprises entering into association contracts with family households or individuals in aquatic product creation that have to pay service charges as prescribed in Clause 1 Article 58 herein.
Article 58. Methods for payment for forest environmental services
1. The user of forest environmental services shall pay service charges directly to the provider under mutual contract as per regulations in Point a and c Clause 3 Article 63 of the Forestry Law.
2. The user of forest environmental services shall make payment to the provider by transferring the service charge to the forest protection and development fund as prescribed in Point b Clause 3 Article 63 of the Forest Law in case the service provider and user fail to mutually enter into a contract for direct payment of forest environmental services.
Article 59. Service charge rates and determination of forest environmental service charges
1. The rate for forest environmental service charge payable by hydroelectricity producers is VND 36 per kwh of commercial electricity. Electricity output used for calculation of forest environmental service charge is the one sold to electricity buyers by hydroelectricity producers under electricity sale contracts.
The forest environmental service charge amount payable in a payment period shall be equal to the commercial electricity production (kwh) within the same period multiplied by the charge rate per kwh (VND 36/kwh).
2. The rate for forest environmental service charge payable by clear water suppliers is VND 52 per cubic meter of commercial water. Water volume used for calculation of forest environmental service charges is the one sold to consumers by the clear water supplier.
The forest environmental service charge amount payable in a payment period shall be equal to the water volume (m3) generated within the same period multiplied by the charge rate per cubic meter of water (VND 53/m3).
3. The rate for forest environmental service charge payable by industrial producers is VND 50 per cubic meter of water used from water sources. Water volume used for calculation of forest environmental service charges is the volume of water used by the industrial producer measured by the water meter or volume of water permitted for use by a competent authority or the one specified in the water sale document between the industrial producer and water trader.
The forest environmental service charge amount payable in a payment period shall be equal to the volume of water (m3) used by the industrial producer multiplied by the charge rate per cubic meter of water (50 VND/m3).
4. The rate for forest environmental service charge payable by providers of ecotourism, hospitality and entertainment services specified in Point d Clause 2 Article 63 of the Forestry Law shall not be under 1% of their total realized revenue in a payment period; the particular charge rate shall be determined based upon conditions in reality under an agreement between the provider and user of forest environmental services.
5. The rate for forest environmental service charge payable by production enterprise of aquatic products or enterprise producing aquatic products under association agreement with family households or individuals specified in Point e Clause 2 Article 63 of the Forestry Law shall not be under 1% of their total realized revenue in a payment period; the particular charge rate shall be determined based upon conditions in reality under an agreement between the provider and user of forest environmental services.
6. When average retail prices of electricity or water specified in Clause 1, 2 and 3 this Article vary or drop by 20%, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall send proposals of adjustments to equivalent forest environmental service charges to the Government for approval.
Section 2. DETERMINATION OF FOREST AREA USED FOR PROVISION OF FOREST ENVIRONMENTAL SERVICES ENTRUSTED TO FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT FUND
Article 60. Bases for forest area determination
1. Results of periodic forest stocktaking and inspection
2. Results of annual forest development monitoring
3. Drainage basic maps of the place for provision of forest environmental services
4. Results of payment for forest environmental services in the preceding year
Article 61. Making maps of payment for forest environmental services
1. The provincial forest protection and development fund shall take charge and cooperate with the commune-level Forest Ranger Department and People's Committee in making annual map for payment of forest environmental service charges applied to family households, individuals and community, commune-level People's Committees and other organizations managing forests as assigned by the State according to consolidation of commune-level maps for results of forest stocktaking and forest development monitoring and maps of drainage basins in place of forest environmental service provision. Contents of such maps are specified in Appendix IV issued thereto.
2. The provincial forest protection and development fund shall take charge and cooperate with the Forest Protection Department and organizations owning forests in making annual map for payment of forest environmental service charges according to consolidation of maps for results of forest stocktaking and forest development monitoring provided by such forest owners and maps of drainage basins in place of forest environmental service provision.
3. Costs for making maps of payment for forest environmental services and maps of drainage basins in place of forest environmental service provision shall be allocated from funding for management of the provincial forest protection and development fund or forest owners that are organizations or other legal funding sources.
Article 62. Determination of forest area get paid for provision of forest environmental services of family households, individuals or community; commune-level People's Committees and other organizations assigned to manage forests by the State
1. The provincial forest protection and development fund shall take charge and cooperate with the Forest Ranger Department in determining the forest area got paid for provision of forest environmental services in the preceding year of family households, individuals, community, commune-level People's Committees and other organizations assigned to manage forests by the State according to update on maps of payment for forest environmental services provided by the result of forest development monitoring in the preceding year before February 15 every year.
The provincial forest protection and development fund shall cooperate with the Forest Ranger Department in checking and verifying the forest area being paid for forest environmental service provision in the preceding year if any petition is raised before March 01 every year.
2. The provincial forest protection and development fund shall cooperate with the Forest Ranger Department in checking and verifying the forest area got paid for forest environmental service provision in the preceding year if any petition is raised before March 01 every year.
3. Costs for determining forest area that gets paid for forest environmental service provision shall be allocated from funding for management of the provincial forest protection and development fund or other legal funding sources.
Article 63. Determination of forest area that is paid for provision of forest environmental services of organizations
1. The provincial forest protection and development fund shall take charge and cooperate with the Forest Protection Department and forest owners that are organizations in determining the forest area that is paid for forest environmental service provision in the preceding year according to updates on maps of payment for forest environmental services upon consideration of the result of forest development monitoring in the previous year before February 15 every year.
2. The provincial forest protection and development fund shall cooperate with the Forest Protection Department and forest owners that are organizations in checking and verifying the forest area being paid for forest environmental service provision in the preceding year if any petition is raised before February 28 every year.
3. The provincial forest protection and development fund shall make a consolidated report on forest area that is paid for forest environmental services of organizations according to Form No.2 provided in Appendix V issued thereto as the basis for payment of forest environmental service charges before March 15 every year.
4. Costs for determining forest area that is paid for forest environmental service provision shall be allocated from funding for management of the provincial forest protection and development fund or organizations that are forest owners or other legal funding sources.
Section 3. MANAGEMENT AND USE OF FOREST ENVIRONMENTAL SERVICE CHARGES PAID DIRECTLY TO SERVICE PROVIDERS
Article 64. Signing and executing contracts for payment of forest environmental service charges
1. The provider of forest environmental services shall enter into a contract with the service user which specifies the service type, payment amount, payment time and payment method. The rate for service charges shall not be under the rate prescribed in Article 59 herein; the contract of payment for forest environmental services shall be made into 4 copies, each will be kept by the service provider, user, forest protection and development fund and Department of Agriculture and Rural Development.
2. The user of forest environmental services shall make payment directly to the service provider from the day on which the forest environmental service is provided under the contract of payment of forest environmental services.
Article 65. Use of forest environmental service charges
1. The provider of forest environmental services may decide use of proceeds from service provision after fulfilling financial obligations to the State as per law provisions.
2. In case such service provider is an organization, the proceeds from forest environmental services deducted from reasonable costs for implementation of the policy on payment for forest environmental services, including payments to the forest protector under a lump-sum contract shall be recorded as revenue of such provider and shall be used under finance law provisions applied to such organization.
Section 4. MANAGEMENT AND USE OF FOREST ENVIRONMENTAL SERVICE CHARGES TRANSFERRED THROUGH FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT FUNDS
Article 66. Entering into contracts for payment of forest environmental service charges
1. The user of forest environmental services shall enter in to an entrustment contract with the Vietnam forest protection and development fund if the forest area provided is on the drainage basin of administrative boundaries of 2 or more than 2 provinces.
2. The user of forest environmental services shall enter in to an entrustment contract with the provincial forest protection and development fund for if forest area provided is on the drainage basin of administrative boundaries of 1 province.
3. The contract for entrusted payment of forest environmental service charges shall be made according to Form No.1 provided in Appendix VI issued thereto.
Article 67. Executing contracts for payment of forest environmental service charges
1. The user of forest environmental services shall pay service charges from the day using such service.
2. The service user shall send a plan for transfer of forest environmental service charges of the following year to the forest protection and development fund according to Form No.2 provided in Appendix VI issued thereto before October 15.
3. The service user shall make a statistical report on payment of forest environmental service charges according to Form No.3 provided in Appendix VI issued thereto and send it to the forest protection and development fund together with this Decree within 15 days from the end day of each quarter.
4. The service user shall make payment on a quarter-basis; the payment period is 20 days from the end date of Quarter I, II and III and 45 days from the end date of Quarter IV.
5. The service user shall send a consolidated report on payment of forest environmental service charges to the forest protection and development fund according to Form No.4 with this Decree within 50 days from the end date of the year.
Article 68. Preparing plans for collection and use of forest environmental service charges and estimates of management expenditures
1. The Vietnam forest protection and development fund shall:
s) review and determine the forest area provided located on the drainage basin of administrative boundaries of 2 or more than 2 provinces and notify to the Ministry of Agriculture and Rural Development for announcement;
b) make a consolidated report on payment plans provided by users of forest environmental services in which the forest area provided is in administrative boundaries of 2 or more than 2 provinces and send a report on estimated money amount distributed to the provincial forest protection and development fund according to Form No.5 provided in Appendix V issued thereto before October 31 every year;
c) prepare a plan for collection and use of forest environmental service charges (hereinafter referred to as “service charge collection and use plan”) according to Form No.6 provided in Appendix VI issued thereto and estimates of management expenditures according to Form No.7 provided in Appendix VI issued thereto in Quarter VI every year and send them to the Management Board of Vietnam forest protection and development fund and the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval purpose
2. The provincial forest protection and development fund shall:
a) review and determine the forest area provided and make a list of providers of forest environmental services.
b) make a consolidated report on payment of forest environmental service charges by service users.
c) prepare service charge collection and use plans according to Form No.8 provided in Appendix VI issued thereto and estimates of management expenditures according to Form No.9 provided in Appendix VI issued thereto in Quarter IV every year and send them to the Fund Management Board and provincial People’s Committees for approval purpose;
d) notify the service charge collection and use plan to the forest owner (organization), commune-level People's Committee and other organizations assigned to manage forests by the State as per law provisions and send the decision on approval for such plan issued by the provincial People's Committee to the Vietnam forest protection and development fund.
Article 69. Determination of forest environmental service charges
1. The Vietnam forest protection and development fund shall:
determine the money amount distributed to provincial forest protection and development funds according to the forest environmental service charge amount collected in reality and forest area on the drainage basin announced by the Ministry of Agriculture and Rural Development before December 31 every year.
2. The provincial forest protection and development fund shall:
a) determine the money amount paid to providers of forest environmental services in the previous year for payment to service providers according to the forest environmental service charge amount collected in reality and the result of determination of forest area that is paid for forest environmental service provision before March 31 every year;
b) send notification of forest environmental services charges to service providers according to Form No.10 and 11 provided in Appendix VI issued thereto before April 15 every year.
3. The forest owner that enters into a lump-sum contract for forest protection shall:
determine the money amount paid to the contractor according to the forest environmental charge amount received from the provincial forest protection and development fund before June 01 every year.
4. Determination of forest environmental service charges shall comply with regulations in Appendix VII issued thereto.
Article 70. Use of forest environmental service charges
1. In case of use by the Vietnam forest protection and development fund
a) Maximum 0.5% of total forest environmental service charge amount collected in a year shall be deducted as management funding for expenditure on operations of the fund machine. The particular deducted amount shall be specified in annual service charge collection and use plan of the fund approved by the Ministry of Agriculture and Rural Development. Expenditures on operations of the fund include:
Recurrent expenditures, including payment of salary, salary-based allowances and contributions to members of the Fund Operation Board, payment of remunerations for management to members of the Fund Management Board and Fund Control Board; payment of wages, payment for public services, stationery, information and communications; expenditures on meetings and conferences; payment of allowances for business trip and rent; payment for repair and maintenance of assets serving professional activities and infrastructure; payment for appraisal of programs/projects or appraisal in bidding; expenditure on money receipt and payment and expenditure on surveillance and other expenditures (if any);
Non-recurrent expenditures, including financial assistance in preparation of sustainable management plans and issuance of forest certificates; expenditure on review and determination of forest area provided under forest environmental service contracts; expenditure on conferences and training for improvement of professional skills; payment for purchase and repair of a massive quantity of assets for the fund operations and purchase of other specific equipment serving payment services; payment for dissemination and audit services and expenditure on inbound and outbout delegations (if any).
Expenditures and expenditure amount for operations of the fund shall be determined under current regulations. In case such expenditures and expenditure amount are not regulated by the law, the Vietnam forest protection and development fund shall specify expenditures and particular spending amount in the internal expenditure regulations according to its financial capability.
c) The management funding specified in Point a Clause 1 this Article is considered a source of revenue of the Vietnam forest protection and development fund and shall be used under the financial autonomy mechanism for public service providers.
d) After deducting the money amount used for management purpose, the Vietnam forest protection and development fund shall transfer the remaining forest environmental service charge amount to provincial forest protection and development funds in compliance with regulations in Clause 1 Article 69 herein;
dd) The money amount paid by users of forest environmental services whose receivers cannot be identified shall be distributed to provinces having the lowest rate of forest environmental services per 1 hectare or higher.
2. In case of use by provincial forest protection and development funds
a) Maximum 10% of total forest environmental service charge amount collected in a year shall be deducted as management funding for expenditure on operations of the fund machine. The particular deducted amount shall be specified in annual service charge collection and use plan of the fund approved by the provincial People’s Committees. Expenditures on operations of the fund include:
Recurrent expenditures, including payment of salary, salary-based allowances and contributions to members of the Fund Operation Board, payment of remunerations for management to members of the Fund Management Fund and Fund Control Board; payment of wages, payment for public services, stationery, information and communications; expenditures on meetings and conferences; payment of allowances for business trip and rent; payment for repair and maintenance of assets serving professional activities and infrastructure; payment for appraisal of programs/projects or appraisal in bidding; expenditure on money receipt and payment and expenditure on surveillance and other expenditures (if any);
Non-recurrent expenditures, including assistance in preparation of sustainable management plans and issuance of forest certificates; expenditure o review and determination of forest area provided under forest environmental service contracts; expenditure on conferences and training for improvement of professional skills; payment for purchase and repair of a massive quantity of assets for the fund operations and purchase of other specific equipment serving payment services; payment for dissemination and audit services and expenditure on inbound and outbout delegations (if any).
b) Spending and spending amounts for the fund operations, payment of allowances for concurrent position holding and financial support for management of other entities shall be supported by provincial People's Committees for provincial forest protection and development fund to cover expenditures as per current regulations. In case such expenditures and expenditure amount are not regulated by the law, the provincial forest protection and development fund shall specify such contents in the internal expenditure regulations according to its financial capability.
c) The management funding specified in Point a Clause 2 this Article is considered a source of revenue of provincial forest protection and development funds and shall be used under financial autonomy mechanism applied to public service providers.
d) Maximum 5% of total forest environmental service charge amount collected in a year shall be deducted for support to family households, individuals and communities with forests allocated or contracted for stable and permanent protection in case of natural disasters or droughts or in case the forest environmental service charge rate per allocated forest are is lower than that of the previous year and Director of the provincial forest protection and development fund shall prepare a support plan for the aforesaid entities which is then approved by the provincial People's Committee. The unused amount of forest environmental service charge deducted under approval in the year must be refunded to the provider of forest environmental services;
dd) After deducting the used money amount as prescribed in Point a and d Clause 2 this Article, the provincial forest protection and development fund shall pay the remaining amount of forest environmental service charge to the provider of forest environmental services as per regulations in Clause 2 Article 69 herein;
e) With regard to the forest environmental service charge paid by the user of forest environmental services whose receiver cannot be identified, the forest protection and development fund shall send proposals of distribution of such charge to service providers having the minimum average rate for service charge per hectare to the provincial People’s Committee for approval; give assistance in forest protection and development, plant trees in a scattered manner and forests for scenery purpose in the zone of forest environmental service provision and disseminate policies on improvement of capacity to implement the policy on payment for forest environmental services.
3. In case of use by forest owners
a) Forest owners that are family households, individuals and communities may wholly use forest environmental service charges for the purpose of protecting and developing forests and raising their living standard;
b) Forest owners that are enterprises may manage and use forest environmental service charges which are considered their revenue as per law provisions on finance applied to enterprises;
c) Forest owners that are organizations not specified in Point b Clause 3 this Article and do not enter into lump-sum contracts for forest protection or only have a part of forest area protected under lump-sum contracts may wholly use the forest environmental service charges for forest protection and development purpose, including the following activities: preparation and implementation of plans for sustainable forest management and forest certificate issuance; construction of bio-forestry works and technical works serving forest protection and development; patrol and eradication of hot spots and action against violations related to forest protection and development; purchase of assets and instruments and maintenance and repair of assets and equipments used for forest protection; recording and mapping of payment for forest environmental services, inspection, supervision, assessment, acceptance, dissemination, encouragement, training, practice, conferences and other activities serving payment for forest environmental services; payment of wages and other amounts paid as wages to persons not getting paid from state budget and other activities serving forest management, protection and development.
Charges for provision of forest area that is protected by forest owners themselves shall be considered a source of their revenue and managed by them as per financial law provisions applicable to each organization type;
d) Forest owners that are organizations specified in Point c Clause 3 this Article and enter into lump-sum contracts for forest protection with family households, individuals or communities may deduct 10% of forest environmental service charges for forest area under the protection contracts mentioned above for the purpose of managing forests with forest environmental service provision, including the following activities: construction of bio-forestry works and technical works serving forest protection and development; patrol and eradication of hot spots and action against violations related to forest protection and development; purchase of assets and instruments and maintenance and repair of assets and equipments used for forest protection; recording and mapping of payment for forest environmental services, inspection, supervision, assessment acceptance, dissemination, encouragement, training, practice, conferences and other activities serving payment for forest environmental services; payment of wages and other amounts paid as wages to persons not getting paid from state budget and other activities serving forest management, protection and development.
Deducted amount used for forest management shall be considered a source of revenue of the forest owner and managed under financial law provisions applicable to each type of organization.
After deducting the money amount used for management purpose, forest owners shall pay the remaining forest environmental service charge amount to the contractors in compliance with Clause 3 Article 69 herein.
4. Commune-level People's Committees and other organizations assigned to manage forest by the State shall send plans for use of forest environmental service charges for forest protection and development purpose to district-level People’s Committees for approval purpose which are then sent to the provincial forest protection and development fund. Expenditures include:
a) Payment to forest guards;
b) Expenditure on oil and petrol for vehicles used for forest patrol and inspection;
c) Allowances given to persons mobilized for preventing and fighting against forest destruction and fire fighting for damaged forests;
d) Payment for night shift, extra work and concurrent jobs;
dd) Expenditure on dissemination and education of law and training in professional skills for forest protection and management;
e) Expenditure on conferences and seminars and emulation and commendation;
g) Other expenditures
Article 71. Advanced payment, payment and final statement of forest environmental service charges
1. Advanced payment of forest environmental service charges
According to the approved service charge collection and use plan, the provincial forest protection and development fund shall make an advanced payment to the provider of forest environmental services and allocate money to entities assigned to assist such provincial fund in payment. The provincial People's Committee shall regulate times for advanced payment and advanced payment rate.
2. Payment of forest environmental service charges
a) According to realized service charges collected in a year and the forest area getting paid for forest environmental service provision, the provincial forest protection and development fund or entities assigned to assist in payment shall make payment to providers of forest environmental services before June 01 of the following year.
b) After completing their assignments, entities mentioned above shall send a consolidated report made according to Form No.12 and 13 provided in Appendix VI issued thereto to the provincial forest protection and development fund with payment proofs before June 15 of the following year;
c) According to the money amount used for management purpose, expenditures and spending amount approved by the provincial People’s Committee and lawful spending proof, the provincial forest protection and development fund shall repay entities assigned to assist in making payment to service providers.
3. Methods for advanced payment and payment of forest environmental service charges
a) In case service providers are organizations, advanced payment and payment shall be made by bank transfer;
b) In case service providers are family households, individuals or communities, advanced payment and payment shall be made by bank transfer or in cash. Advanced payment and payment by bank transfer under favorable conditions are encouraged by the State.
4. Statement of forest environmental service charges
a) The forest protection and development fund shall close the accounting book in December 31 every year and make a report on final statement according to Form No.14 provided in Appendix VI issued thereto which may be amended until June 30 of the following year and sent to the supervisory authority before July 15 of the following year;
b) Forest owners that are organizations making lump-sum contracts for forest protection shall prepare a report on final statement of forest environmental service charges according to Form No.15 provided in Appendix VI issued thereto and send it to the supervisory authority and provincial forest protection and development fund before June 30 of the following year;
c) Commune-level People’s Committees and other organizations assigned to manage forests by the State shall close the accounting book, make and send reports as per regulations on financial management applied to each organization type;
d) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall verify the report on final statement of forest environmental service charges provided by the Vietnam forest protection and development fund;
dd) The Department of Agriculture and Rural Development (in case the provincial forest protection and development fund is affiliated with the Department) or Department of Finance (in case the provincial forest protection and development fund is affiliated with the provincial People’s Committee) shall verify the report on final statement of forest environmental service charges provided by the provincial forest protection and development fund;
e) Supervisory authorities shall verify the report on final statement of forest environmental service charges provided by organizations (forest owners) under their management;
g) Commune-level finance authorities shall verify the report on final statement of forest environmental service charges provided by commune-level People’s Committees and other organizations for forest management as assigned by the State;
h) Time limit for verification of final statement of forest environment service charges shall be specified in compliance with current regulations on financial mechanism applied to each organization type.
Article 72. Financial inspection, supervision and publicity
1. Inspection and supervision of management and use of forest environmental service charges
d) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with the Ministry of Finance in carrying out local inspection and visit inspection to the Vietnam forest protection and development fund;
b) The Department of Agriculture and Rural Development (in case the provincial forest protection and development fund is affiliated with the Department) or Finance Department (in case the provincial forest protection and development fund is affiliated with the provincial People’s Committee) shall take charge of carrying out inspection of provincial forest protection and development fund;
c) The Vietnam forest protection and development fund shall carry out inspection and use of forest environmental service charges by provincial forest protection and development funds and payment of forest environmental service charges by service users;
d) The provincial forest protection and development fund shall carry out inspection of management and use of forest environmental service charges by relevant entities in provinces and payment by service users;
dd) Forest owners shall carry out inspection of lump-sum contractors;
e) Other agencies, organizations and the whole society shall participate in supervision of regulatory agencies, organizations, family households and communities involved in management and use of forest environmental service charges. 2. Finance publicity
a) The forest protection and development fund and organizations owning forests, commune-level People's Communities and other organizations for forest management as assigned by the State shall publish financial information as per provisions of the finance law;
b) Lists of payees, payment amounts and payment plans shall be published every quarter and every year under internal democracy regulations in the following forms: posting up such lists at the office of commune-level People's Committees and place of community’s meetings or public places or announcing on commune-level radiobroadcast or announcing such lists in commune-level conferences.
Section 5. REMISSION OF FOREST ENVIRONMENTAL SERVICE CHARGES
Article 73. Entities eligible for remission of forest environmental service charges
1. Producers and traders that are affected by natural disasters, fire, earthquakes, storms, floods, tsunami or landslide which cause damage to their capital and assets resulting in loss of capacity or suspension of business operation and are not mandatory participants in asset insurance as per law provisions.
2. Traders and producers incapacitated or died or claimed to be dead or missing who have no assets to make payment or their guardian or inheritor are incapable to repay their debts.
3. Production or trading organizations receiving dissolution or bankruptcy decisions from competent authorities under law provisions that have neither capital nor assets to pay to providers of forest environmental services
1. In case of service charge exemption: Organizations and individuals may be entitled to exemption of 100% forest environmental service charges if the rate of capital and asset loss is from 70% to 100% compared to total asset or production and trading plans or cases specified in Clause 2 and 3 Article 73 herein.
2. In case of service charge reduction: Organizations and individuals may receive 50% reduction in forest environmental service charges if the rate of capital and asset loss is from 40% to less than 70% compared to total asset or the production and trading plan.
Article 75. Applications and procedures for remission of forest environmental service charges
1. Applications for remission of forest environmental service charges
If any force majeure event specified in Article 73 herein occurs, the user of forest environmental service shall send an application for remission of forest environmental services (hereinafter referred to as “application for service charge remission”) to the Department of Agriculture and Rural Development in case the forest area provided is within administrative boundaries of one province or to General Department of Forestry if the forest area provided is in administrative boundaries of 2 or more than 2 provinces. An application for service charge remission includes:
a) An application form for service charge remission prepared the service user or his/her guardian or inheritor which specifies causes for force majeure event, rate of capital and asset loss, remission subject and remission time;
b) An inventory of loss or damage of capital and assets and a copy of dissolution or bankruptcy decision (if any) issued by competent authorities as per law provisions for service users that are organizations;
c) In case the service user is individual, in addition to application form specified in Point a Clause 1 this Article, the guardian shall provide a copy of court's decision in case of incapacitated individual or the inheritor must provide copies of death certificate or missing certificate in case such individual is claimed to be dead or missing.
2. Procedures for remission of forest environmental service charges
a) If the application is sent directly, the receiving authority shall notify the applicant of the satisfaction of his/her application within a half-day from the receiving time.
b) If the application is sent by post or through the Internet, the receiving authority shall notify in writing to the applicant of satisfaction of his/her application within 2 working days from the day on which such application is received;
c) The receiving authority shall establish an inspectorate within 5 working days from the day on which the application is received;
d) The inspectorate shall carry out inspection and verification within 5 working days from the day on which the establishment decision is issued;
dd) The inspectorate shall complete and send a report to the provincial People’s Committee for approval for service charge remission if the forest area provided for the service user is in administrative boundaries of one province or to the Ministry of Agriculture and Rural Development in case the forest provided for the service user is located within administrative of 2 more than 2 provinces;
e) Decisions on service charge remission shall be sent to the forest protection and development fund and users of forest environmental services for implementation.
Section 6. DUTIES AND ORGANIZATION STRUCTURE OF FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT FUNDS
Article 76. Duties of forest protection and development funds
1. The Vietnam forest protection and development fund shall:
a) review, sign contracts, receive and manage forest environmental service charge amounts entrusted by service users;
b) encourage, receive and manage entrusted financial sources, sources of voluntary aids, funds or contributions, money amounts entrusted by domestic and foreign organizations or individuals and other legal funding sources other than state budget;
c) receive and manage money amounts used for replacement afforestation;
d) appraise programs or projects or non-planned activities funded by the fund then send them to the competent authority for approval purpose;
dd) play the role of a contact point to help the General Department of Forestry carry out inspection and supervision of collection and distribution of forest environmental service charges to provincial forest protection and development funds under the guidance of the Vietnam fund;
e) provide guidelines for, check and monitor entities getting paid from the Vietnam forest protection and development fund;
g) comply with law regulations on finance, statistics, accounting and audit and send reports on management and use of forest environmental service charges by the fund to the competent authority;
h) send proposals of promulgation or amendment of regulations on entities or activities eligible to be supported by the Vietnam fund to competent regulatory agencies;
i) send annual consolidated report on collection and use of forest environmental service charges nationwide;
k) disseminate the policy on payment for forest environmental services in local and central areas;
l) perform other duties assigned or specified by competent regulatory agencies.
2. Provincial forest protection and development funds shall:
a) review, sign contracts, receive and manage forest environmental service charge amounts entrusted by service users;
b) encourage, receive and manage entrusted financial sources, sources of voluntary aids, funds or contributions, money amounts entrusted by domestic and foreign organizations or individuals and other legal funding sources other than state budget;
c) receive and manage money amounts used for replacement afforestation;
d) represent providers of forest environmental services to enter into contracts with service users that have to make entrusted payment to them;
dd) play the role of a contact point to help competent regulatory agencies carry out inspection and supervision of management and use of funding for management activities and payment to contractors by forest owners making lump-sum contracts for forest protection;
e) appraise programs or projects or non-planned activities funded by provincial funds then send them to the competent authority for approval purpose;
g) provide guidelines for, check and monitor entities paid by provincial funds;
h) comply with law regulations on finance, statistics, accounting and audit and send reports on management and use of forest environmental service charges by the fund to the competent authority;
i) send proposals of promulgation or amendment of regulations on entities or activities eligible to be supported by provincial funds;
k) send annual report on collection and use of forest environmental service charges made according to Form No.16 provided in Appendix VI issued thereto to provincial People’s Committees and Vietnam forest protection and development fund;
l) disseminate relevant law provision policies;
m) As for provinces and centrally-affiliated cities without forest protection and development fund due to unfavorable conditions for establishment, agencies replacing provincial forest protection and development funds shall take responsibility to perform duties specified in this Clause.
Article 77. Organization structure
1. Central fund organization
a) The Vietnam forest protection and development fund (hereinafter referred to as “the central fund”) shall be established and managed by the Ministry of Agriculture and Rural Development. The fund has legal status, its own stamp and an account opened at a bank and State Treasury as per law provisions and operates like a public service provider;
b)The organization structure for management and operation of the fund include a Fund Management Board, Control Board, Operation Board and professional divisions;
c) The Fund Management Board, Control Board and Operation Board shall be specified in regulations on fund operation issued by the Minister of Agriculture and Rural Development.
2. Provincial fund organization
a) The provincial forest protection and development fund (hereinafter referred to as “provincial fund”) shall be established by Chairperson of the provincial People’s Committee upon consideration of demands and capacity to mobilize financial sources for forest protection, development and management. Such fund is affiliated to provincial People’s Committee or the Department of Agriculture and Rural Development. The fund has legal status, its own stamp and an account opened at a bank and State Treasury as per law provisions and operates like a public service provider;
b) The organization structure for management and operation of the fund include a Fund Management Board, Control Board, Operation Board and professional divisions;
c) The Fund Management Board, Control Board and Operation Board shall be specified in regulations on fund operation issued by the Chairperson of provincial People’s Committee.
Article 78. Relationship between central and provincial fund
1. Duties of central fund:
a) Distribute forest environmental service charges and other entrusted amounts to the provincial fund;
b) Offer financial or technical assistance to the provincial fund;
c) Offer training in professional skills to provincial fund officers;
d) Organize programs or activities for accumulating and learning experience in management skills among provincial funds;
dd) Carry out inspection and supervision of management and use of funding by provincial funds
2. Duties of provincial funds:
a) Receive, manage and use financial or technical assistance from the central fund;
b) Undergo inspection and supervision by the central fund in terms of management and use of funding provided from such fund;
c) Send reports on management and use of funding provided to the central fund which are then included in the report sent to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Section 7. FINANCIAL RESOURCES AND MANAGEMENT AND USE OF FINANCIAL RESOURCES OF FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT FUNDS
Article 79. Financial resources
1. Financial resources of central fund
a) Forest environmental service charges collected, money entrusted by domestic and foreign entities under the entrustment contracts related to forest protection and development;
b) Money for replacement afforestation due to forest repurposing;
c) Voluntary aids, funds and contributions of domestic and foreign entities;
d) Interests on bank deposits;
dd) Legal financial resources other than state budget
2. Financial resources of provincial funds
a) Forest environmental service charges collected, money entrusted by domestic and foreign entities under the entrustment contracts related to forest protection and development;
b) Money for replacement afforestation due to forest repurposing;
c) Voluntary aids, funds and contributions of domestic and foreign entities;
d) Sources of aids from the central fund
dd) Interests on bank deposits;
e) Legal financial resources other than state budget
Article 80. Expenditures of forest protection and development funds
1. Expenditures of the central fund
a) Distribution of forest environmental service charges to provincial funds and performance of entrusted tasks under entrustment contracts from funding sources specified In Point a Clause 1 Article 79 herein;
b) Expenditure on replacement afforestation due to forest repurposing as regulated from funding sources specified in Point b Clause 1 Article 79 herein;
c) Financial assistance given to programs, projects or non-planned activities from funding sources specified in Point c, d and dd Clause 1 Article 79 herein, including financial support for fighting against forest destruction and illegal production, trading and transport of forest products; dissemination and implementation of policies on forest protection and development; experiments and universalization of forest protection and development and sustainable forest management; experiments and use of new forestry plant varieties; scattered afforestation; development of non-timber forest product on forestry land; training of human resources for forest protection and development to provincial level and other activities regarding forest protection and development;
d) Financial assistance given to provincial funds from funding sources specified in Point c, d and dd Clause 1 Article 79 herein;
dd) Expenditure on operation of the fund from funding sources for management of forest environmental services specified in Point a Clause 1 Article 70 herein or from money entrusted for management under entrustment contracts, interests on bank deposits and other legal financial resources as per law regulations;
Expenditures and expenditure rates for operation of the fund shall be determined under current regulations. In case such expenditures and expenditure rates are not regulated by the law, the provincial forest protection and development fund shall specify such contents in the internal expenditure regulations according to its financial capability and decide spending and take legal responsibility for such spending.
2. Expenditures of provincial funds
a) Payment for forest environmental services and expenditure on performance of tasks specified in entrustment contracts from funding sources mentioned Point a Clause 2 Article 79 herein;
b) Expenditure on replacement afforestation due to forest repurposing as regulated from funding sources specified in Point b Clause 2 Article 79 herein;
c) Financial assistance given to programs, projects or non-planned activities from funding sources specified in Point c, d and e Clause 2 Article 79 herein, including financial support for fighting against forest destruction and illegal production, trading and transport of forest products; dissemination and implementation of policies on forest protection and development; experiments and universalization of forest protection and development and sustainable forest management; experiments and use of new forestry plant varieties; scattered afforestation; development of non-timber forest product on forestry land; training of human resources for forest protection and development in provinces and other activities regarding forest protection and development;
dd) Expenditure on operation of the fund from funding sources for management of forest environmental services specified in Point a Clause 2 Article 70 herein or from money entrusted for management under entrustment contracts, interests on bank deposits and other legal financial resources as per law regulations
Expenditures and expenditure rates for operation of the fund shall be determined under current regulations. In case such expenditures and expenditure rates are not regulated by the law, the provincial forest protection and development fund shall specify such contents in the internal expenditure regulations according to its financial capability and decide spending and take legal responsibility for such spending.
Article 81. Preparation of financial plans, financial reports and statements
1. The central fund shall:
a) prepare annual financial plan including plan on collection and use of forest environmental service charges and other financial resources and estimate of expenditures for the fund operation and send it to the Fund Management Board for consideration which is then submitted to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval;
b) send annual financial reports and annual statements as per current law provisions on finance and accounting to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval purpose.
2. Provincial funds shall:
a) prepare annual financial plan including plan on collection and use of forest environmental service charges and other financial resources and estimate of expenditures for the fund operation and send it to the Fund Management Board for consideration which is then submitted to provincial People’s Committees for approval;
b) make annual financial reports and annual statements as per current law provisions on finance and accounting. The Department of Agriculture and Rural Development shall verify statements provided by departmental-affiliated funds while the Finance Department shall verify statements provided by funds affiliated to provincial People’s Committees.
3. Permission for financial autonomy given to central and provincial funds shall comply with Government's regulations on autonomy mechanism applied to public service providers operating in economy fields or other fields and guiding documents thereof.
Article 82. Accounting, audit, management of assets and financial publicity
Various-level forest protection and development funds shall perform accounting, audit and management of assets and financial publicity as follows:
1. Carry out the accounting process under the current accounting regime applied to service providers
2. Manage and use assets in compliance with provisions of the Law on Management and use of public assets and guiding documents thereof.
3. Encourage independent audit for making financial reports
4. Publish financial information in compliance with law provisions on finance in force and encourage self-assessment of the result of implementation of the policy on forest environmental services.
Section 8. MANAGEMENT OF PROGRAMS, PROJECTS OR NON-PLANNED ACTIVITIES SUPPORTED BY FUNDS
Article 83. Methods for provision of financial assistance and activities entitled to financial assistance
1. Non-refundable aids or partially refundable aids shall be given to organizations, family households, individuals and communities running programs, projects or non-planned activities prescribed in Clause 2 this Article.
2. Activities entitled to financial assistance
a) Financial assistance from the central fund shall be given to activities specified in Point c Clause 1 Article 80 herein;
b) Financial assistance from the provincial funds shall be given to activities specified in Point c Clause 2 Article 80 herein;
Article 84. Approval for programs, projects or non-planned activities
1. Approval by central fund
a) Organizations, family households, individuals and communities demanding financial assistance shall send an application form for financial assistance with the dossier of the program, project or non-planned activity to the Fund Operation Board directly or by post before December 31 every year;
b) The Fund Operation Board shall take charge and cooperate with competent authorities in carrying out appraisal of such application and send a report to the Fund Management Board for consideration then submit it to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval before February 25 every year;
c) The Director of the fund shall send the result to the applicant by post within 3 working days from the day on which the Ministry of Agriculture and Rural Development grants approval for such program/project or non-planned activity.
2. Approval by provincial funds
a) Organizations, family households, individuals and communities demanding financial assistance shall send an application form for financial assistance with the dossier of the program, project or non-planned activity to the Fund Operation Board directly or by post before December 31 every year;
b) The Fund Operation Board shall take charge and cooperate with competent authorities in carrying out appraisal of such application and send a report to the Fund Management Board for consideration then submit it to the provincial People’s Committees for approval;
c) The Director of the fund shall send the result to the applicant by post within 3 working days from the day on which the provincial People’s Committee grants approval for such program/project or non-planned activity.
Article 85. Running programs, projects or non-planned activities
1. Family households, individuals and communities shall run programs, projects or non-planned activities approved by the competent authority.
2. The management board for running such programs, projects or non-activities shall be established as required by the competent authority.
Article 86. Inspection and assessment of program, project or non-planned activity running
1. By the central fund
a) The Fund Operation Board shall provide guidelines for carrying out inspection of implementation of programs, projects or non-planned activities supported by the central fund on a periodic or irregular basis;
b) Where necessary, the Fund Operation Board may hire a consultancy for inspection and assessment of implementation of programs, projects or non-planned activities supported by the central fund.
2. By provincial funds
a) The Fund Operation Board shall provide guidelines for carrying out inspection of implementation of programs, projects or non-planned activities supported by provincial funds on a periodic or irregular basis;
b) Where necessary, the Fund Operation Board may hire a consultancy for inspection and assessment of implementation of programs, projects or non-planned activities supported by provincial funds.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực