Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 số 15/2017/QH14
Số hiệu: | 15/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 21/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 26/07/2017 | Số công báo: | Từ số 519 đến số 520 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cho phép sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh
Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 đã được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2017.
Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê trong các trường hợp:
- Tài sản được giao, đầu tư mua sắm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất.
- Tài sản không do ngân sách Nhà nước đầu tư được mua sắm theo dự án do cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động kinh doanh, cho thuê.
Thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh cho thuê cụ thể như sau:
- Đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan TW, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt đề án.
- Đối với tài sản khác do Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt.
Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có hiệu lực từ 01/01/2018 và thay thế Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 15/2017/QH14 |
Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2017 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Luật này quy định về quản lý nhà nước đối với tài sản công; chế độ quản lý, sử dụng tài sản công; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng tài sản công.
Đối với tài sản công là tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Cơ quan nhà nước.
2. Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. Tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội.
6. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.
2. Nguồn lực tài chính từ tài sản công là tổng hợp các khả năng có thể khai thác được từ tài sản công thông qua các hình thức theo quy định của pháp luật nhằm tạo lập nguồn tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3. Trụ sở làm việc là đất, nhà làm việc và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội.
4. Cơ sở hoạt động sự nghiệp là đất, nhà làm việc, công trình sự nghiệp và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân là tài sản công được sử dụng trong chiến đấu, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và nghiệp vụ quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang nhân dân.
6. Tài sản chuyên dùng là những tài sản có cấu tạo, công năng sử dụng đặc thù được sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực.
7. Đấu giá tài sản công là hình thức bán tài sản công theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
8. Bán trực tiếp tài sản công là hình thức bán tài sản công thông qua việc niêm yết giá hoặc chỉ định người mua tài sản.
9. Sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết là việc cơ quan, người có thẩm quyền cho phép sử dụng tài sản công để hợp tác với tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh có thời hạn theo quy định của pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước.
10. Dự án sử dụng vốn nhà nước là các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển, nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh.
11. Tài sản bị tịch thu là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân bị tịch thu theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
12. Hệ thống thông tin về tài sản công là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin về tài sản công.
13. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công là tập hợp các dữ liệu về tài sản công được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
Tài sản công tại Luật này được phân loại như sau:
1. Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, trừ tài sản quy định tại khoản 4 Điều này (sau đây gọi là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị);
2. Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình kết cấu hạ tầng xã hội và vùng đất, vùng nước, vùng biển gắn với công trình kết cấu hạ tầng, bao gồm: hạ tầng giao thông, hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng đô thị, hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, hạ tầng thương mại, hạ tầng thông tin, hạ tầng giáo dục và đào tạo, hạ tầng khoa học và công nghệ, hạ tầng y tế, hạ tầng văn hóa, hạ tầng thể thao, hạ tầng du lịch và hạ tầng khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản kết cấu hạ tầng);
3. Tài sản công tại doanh nghiệp;
4. Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
5. Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật bao gồm: tài sản bị tịch thu; tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế và tài sản khác thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự; tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước; tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động; tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án;
6. Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và dự trữ ngoại hối nhà nước;
7. Đất đai; tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước, tài nguyên Internet, phổ tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và các tài nguyên khác do Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước có chính sách đầu tư, khai thác và bảo vệ tài sản công.
2. Nhà nước thực hiện hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý tài sản công nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công; bảo đảm nguồn nhân lực và tài chính phục vụ quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước thực hiện:
a) Đầu tư vốn, khoa học và công nghệ để phát triển tài sản công và hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công theo quy định của pháp luật;
b) Nhận chuyển giao quyền đầu tư, khai thác hoặc thuê quyền khai thác tài sản công theo quy định của pháp luật;
c) Cung cấp dịch vụ về tài sản công theo quy định của pháp luật.
1. Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hoả hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.
4. Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật.
5. Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
6. Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.
7. Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
1. Giao quyền sử dụng tài sản công.
2. Cấp quyền khai thác tài sản công.
3. Cho thuê tài sản công.
4. Chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công.
5. Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, liên doanh, liên kết.
6. Sử dụng tài sản công để thanh toán các nghĩa vụ của Nhà nước.
7. Bán, thanh lý tài sản công.
8. Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
1. Việc công khai tài sản công phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật; trường hợp không thực hiện công khai hoặc công khai không đầy đủ, kịp thời, chính xác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung công khai bao gồm:
a) Văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, định mức, thủ tục hành chính về tài sản công;
b) Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công;
c) Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công.
3. Hình thức công khai bao gồm:
a) Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công;
c) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công;
d) Hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm công khai được quy định như sau:
a) Bộ Tài chính có trách nhiệm công khai đối với tài sản công của cả nước;
b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm công khai đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý;
c) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm công khai đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý, sử dụng;
d) Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm công khai kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài sản công và các hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát bởi cộng đồng, trừ tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận và cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức việc giám sát của cộng đồng đối với tài sản công.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hoặc thông qua các thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, đề nghị giám sát của Nhân dân; chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát đối với tài sản công theo kế hoạch và quy định của pháp luật.
3. Nội dung giám sát bao gồm:
a) Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công;
c) Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công;
d) Việc thực hiện công khai tài sản công.
4. Hình thức giám sát bao gồm:
a) Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý, sử dụng tài sản công liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân để có ý kiến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức đoàn giám sát;
c) Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
d) Giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được thành lập ở cấp xã.
1. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt, chiếm giữ và sử dụng trái phép tài sản công.
2. Đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.
3. Giao tài sản công cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không có nhu cầu sử dụng.
4. Sử dụng xe ô tô và tài sản công khác do tổ chức, cá nhân tặng cho không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.
5. Sử dụng hoặc không sử dụng tài sản công được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không phù hợp với mục đích sử dụng của tài sản, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao; sử dụng tài sản công để kinh doanh trái pháp luật.
6. Xử lý tài sản công trái quy định của pháp luật.
7. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công.
8. Chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản công.
9. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.
10. Hành vi bị nghiêm cấm khác trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình và phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Quản lý việc giao tài sản công; đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công; xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
3. Quản lý việc sử dụng, bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công.
4. Quản lý việc thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý khác đối với tài sản công.
5. Kiểm kê, báo cáo tài sản công.
6. Xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin về tài sản công và Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
7. Hợp tác quốc tế về tài sản công.
8. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng tài sản công.
9. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
10. Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng tài sản công.
11. Quản lý hoạt động dịch vụ về tài sản công.
12. Nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết về quản lý, sử dụng tài sản công; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công theo thẩm quyền.
2. Thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công theo quy định của pháp luật. Thống nhất quản lý tài sản công theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan, bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý tài sản công.
3. Quy định chi tiết về: quản lý vận hành, chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công, khai thác tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; sử dụng tài sản công để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao; thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 106 của Luật này; xử lý tài sản công; công cụ tài chính quản lý rủi ro đối với tài sản công; xử lý tài sản công trong trường hợp đấu giá không thành; quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác, xử lý tài sản công; thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước; Hệ thống thông tin về tài sản công và Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; khai thác kho số phục vụ quản lý nhà nước; sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị bảo đảm đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức.
4. Quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định:
a) Giao, mua sắm, thuê, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Giao, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng; phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng;
d) Sử dụng tài sản công để tham gia dự án theo hình thức đối tác công tư; sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao;
đ) Xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản; phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
e) Mua sắm, thuê, phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước.
5. Tổ chức thực hiện việc bảo vệ, điều tra, khảo sát, lập kế hoạch khai thác và xử lý đối với tài sản công chưa giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đối tượng khác quản lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
6. Chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc quản lý, sử dụng tài sản công; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công theo yêu cầu của Quốc hội.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tài sản công, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài sản công, các hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công và báo cáo, công khai kết quả kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
1. Là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài sản công.
2. Chủ trì xây dựng, trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về:
a) Chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; việc phân cấp thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, xe ô tô, tài sản công của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan Việt Nam ở nước ngoài), máy móc, thiết bị và các tài sản công được sử dụng phổ biến tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, trừ nhà ở công vụ và tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Chế độ quản lý tài chính đối với đất đai, tài nguyên; chế độ quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại doanh nghiệp; chế độ quản lý, sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước và tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
3. Tham gia với Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chế độ quản lý, sử dụng và tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ đó.
4. Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ; ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý, sử dụng tài sản công trong phạm vi được phân công; công khai tài sản công của cả nước.
5. Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin về tài sản công và Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; tổng hợp số liệu, tình hình quản lý, sử dụng tài sản công; thực hiện công tác thống kê, phân tích, dự báo về tài sản công.
6. Tổng hợp, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội tình hình quản lý, sử dụng tài sản công.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tài sản công, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ.
8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Luật này, pháp luật có liên quan và phân cấp của Chính phủ.
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương) có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ; công khai tài sản công thuộc phạm vi quản lý;
b) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
c) Kiểm tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tài sản công, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Luật này, pháp luật có liên quan và phân cấp của Chính phủ.
2. Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về tài sản công; thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ.
1. Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc thi hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Căn cứ quy định của Luật này, phân cấp của Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
1. Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo quy định của pháp luật. Thống nhất quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương; công khai tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài chính hoặc yêu cầu của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên hoặc Hội đồng nhân dân cùng cấp.
3. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tài sản công, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Luật này, pháp luật có liên quan và phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính giao cơ quan quản lý tài sản công thuộc Bộ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về tài sản công quy định tại Điều 15 của Luật này;
b) Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương giao một cơ quan, đơn vị đang thuộc quyền quản lý của Bộ, cơ quan trung ương làm đầu mối giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với tài sản công quy định tại Điều 16 của Luật này;
b) Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan tài chính cùng cấp giúp Ủy ban nhân dân:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với tài sản công quy định tại Điều 18 của Luật này;
b) Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.
4. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tài sản công theo quy định của pháp luật.
1. Nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ và tài sản khác gắn liền với đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ.
2. Quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ.
3. Xe ô tô và phương tiện vận tải khác; máy móc, thiết bị.
4. Quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu.
5. Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan nhà nước.
2. Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. Tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có các quyền sau đây:
a) Sử dụng tài sản công phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài sản công được giao theo chế độ quy định;
c) Được Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp;
d) Khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
đ) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo vệ, sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm;
b) Lập, quản lý hồ sơ tài sản công, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quy định của Luật này và pháp luật về kế toán;
c) Báo cáo và công khai tài sản công theo quy định của Luật này;
d) Thực hiện nghĩa vụ tài chính trong sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật;
đ) Giao lại tài sản công cho Nhà nước khi có quyết định thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền;
e) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; giám sát của cộng đồng, cán bộ, công chức, viên chức và Ban Thanh tra nhân dân trong quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
g) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có các quyền sau đây:
a) Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao;
b) Giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản công được giao quản lý, sử dụng;
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
d) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có các nghĩa vụ sau đây:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản công được Nhà nước giao;
b) Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật có liên quan, bảo đảm sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, tiết kiệm, hiệu quả;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng tài sản công được Nhà nước giao;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật;
đ) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là các quy định về chủng loại, số lượng, mức giá, đối tượng được sử dụng do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.
Quy định về mức giá trong định mức sử dụng tài sản công là giá đã bao gồm các loại thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; trường hợp được miễn các loại thuế thì phải tính đủ số thuế được miễn để xác định định mức.
2. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công được sử dụng làm căn cứ để lập kế hoạch và dự toán ngân sách; giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản công; quản lý, sử dụng và xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
1. Đúng thẩm quyền.
2. Tuân thủ trình tự, thủ tục ban hành theo quy định của pháp luật.
3. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; khả năng của ngân sách nhà nước; mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với các tài sản công sau đây:
a) Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;
c) Tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với các tài sản công sau đây:
a) Tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Nhà ở công vụ;
c) Máy móc, thiết bị và các loại tài sản công được sử dụng phổ biến tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, trừ tài sản công quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Căn cứ quy định của cơ quan, người có thẩm quyền tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
4. Căn cứ quy định của cơ quan, người có thẩm quyền tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, Bộ, cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
5. Căn cứ quy định của cơ quan, người có thẩm quyền tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
6. Đối với tài sản công không được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này quyết định tiêu chuẩn, định mức để áp dụng trong phạm vi quản lý.
7. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại đơn vị mình, trừ tiêu chuẩn, định mức diện tích làm việc, xe ô tô, máy móc, thiết bị của các chức danh quản lý.
1. Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm tự kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.
3. Việc kiểm tra tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công được thực hiện trong toàn bộ quy trình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, xử lý tài sản công.
4. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có hành vi vi phạm tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Nguồn hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước bao gồm:
a) Tài sản bằng hiện vật do Nhà nước giao;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành;
b) Phù hợp với nguồn tài sản và nguồn kinh phí được phép sử dụng;
c) Tuân thủ phương thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan;
d) Công khai, minh bạch và đúng chế độ quy định.
1. Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước trong trường hợp thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức.
2. Tài sản giao cho cơ quan nhà nước sử dụng bao gồm:
a) Tài sản do Nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm;
b) Tài sản thu hồi theo quy định tại Điều 41 của Luật này;
c) Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước quy định tại Mục 1 Chương VI của Luật này;
d) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân quy định tại Mục 2 Chương VI của Luật này;
đ) Đất được giao để xây dựng trụ sở theo quy định của pháp luật về đất đai;
e) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền quyết định giao tài sản công được thực hiện theo phân cấp của Chính phủ và các quy định sau đây:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giao tài sản công quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều này cho Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ tài sản quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định giao tài sản công quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều này do Bộ, cơ quan trung ương đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc quản lý cho cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
c) Ủy ban nhân dân các cấp quyết định giao tài sản công quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều này do cấp mình đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc quản lý cho cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao tài sản công quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Cơ quan đang quản lý tài sản công thực hiện bàn giao tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều này.
1. Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước được đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước chưa có trụ sở làm việc hoặc trụ sở làm việc hiện có không bảo đảm điều kiện làm việc theo quy định của pháp luật mà Nhà nước không có trụ sở làm việc để giao và không thuộc trường hợp thuê trụ sở làm việc;
b) Sắp xếp lại hệ thống trụ sở làm việc để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
2. Trụ sở làm việc được đầu tư xây dựng theo một trong các mô hình sau đây:
a) Khu hành chính tập trung;
b) Trụ sở làm việc độc lập.
3. Khu hành chính tập trung là tổ hợp trụ sở làm việc được quy hoạch và xây dựng tập trung tại một khu vực để bố trí cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng sử dụng. Việc đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, giảm chi phí hành chính và thuận tiện trong giao dịch cho các tổ chức và công dân;
b) Đáp ứng mục tiêu, yêu cầu hiện đại hóa công sở; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; phù hợp với định hướng biên chế được phê duyệt và tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc;
c) Nguồn kinh phí xây dựng khu hành chính tập trung được bố trí từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị được bố trí trụ sở làm việc tại khu hành chính tập trung có trách nhiệm bàn giao lại trụ sở làm việc tại vị trí cũ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc được thực hiện theo các phương thức sau đây:
a) Giao tổ chức có chức năng thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc theo mô hình khu hành chính tập trung;
b) Giao cơ quan nhà nước trực tiếp sử dụng trụ sở làm việc hoặc tổ chức có chức năng thực hiện đầu tư xây dựng theo mô hình trụ sở làm việc độc lập.
Cơ quan, tổ chức được giao thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc phải có đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan;
c) Đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư;
d) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
5. Việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc theo hình thức đối tác công tư:
a) Được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu. Trường hợp sử dụng trụ sở làm việc hiện có của cơ quan nhà nước để tham gia dự án thì phải có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Cơ quan nhà nước đang quản lý trụ sở làm việc có trách nhiệm theo dõi, báo cáo phần trụ sở làm việc được sử dụng để tham gia dự án trong quá trình thực hiện dự án;
c) Nhà đầu tư được quản lý, sử dụng, khai thác phần tài sản thuộc về nhà đầu tư trong thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng; nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng, khai thác phần tài sản của mình cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án, bảo đảm điều kiện kỹ thuật vận hành công trình bình thường, phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án.
Trường hợp thực hiện dự án đầu tư theo hình thức cùng khai thác thì việc khai thác phần tài sản thuộc về nhà đầu tư phải bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước;
d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và phương án xử lý đối với tài sản do nhà đầu tư chuyển giao theo quy định tại Mục 2 Chương VI của Luật này.
1. Việc mua sắm trụ sở làm việc và tài sản công khác được áp dụng trong trường hợp cơ quan nhà nước chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức nhưng Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công.
2. Việc mua sắm tài sản công được thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung hoặc mua sắm phân tán.
3. Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng bắt buộc đối với tài sản thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Đối với tài sản không thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản cùng loại thì có thể thống nhất gộp thành một gói thầu để giao cho một trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mua sắm hoặc giao cho đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc mua sắm.
4. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
1. Cơ quan nhà nước được thuê tài sản phục vụ hoạt động khi chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà nước không có tài sản để giao theo quy định tại Điều 29 của Luật này và không thuộc trường hợp khoán kinh phí theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;
b) Sử dụng tài sản trong thời gian ngắn hoặc sử dụng không thường xuyên;
c) Việc thuê tài sản hiệu quả hơn so với việc đầu tư xây dựng, mua sắm.
2. Phương thức thuê, việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp thuê mua tài sản thì thực hiện theo quy định tại Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Việc khoán kinh phí sử dụng tài sản công được áp dụng đối với nhà ở công vụ, xe ô tô phục vụ chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan nhà nước và tài sản khác theo chế độ quản lý, sử dụng đối với từng loại tài sản công.
2. Việc khoán kinh phí được áp dụng đối với các đối tượng có tiêu chuẩn sử dụng tài sản công.
3. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, phương pháp xác định mức khoán và việc thanh toán kinh phí khoán sử dụng tài sản công.
1. Việc sử dụng tài sản công phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 6 của Luật này.
2. Không được cho mượn, sử dụng tài sản công vào mục đích cá nhân.
3. Cơ quan nhà nước được sử dụng hội trường, phương tiện vận tải chưa sử dụng hết công suất cho cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội sử dụng chung theo đúng công năng của tài sản, bảo đảm an ninh, an toàn và được thu một khoản kinh phí để bù đắp chi phí trực tiếp liên quan đến vận hành tài sản trong thời gian sử dụng theo quy định của Chính phủ.
4. Cơ quan nhà nước được sử dụng nhà ở công vụ, quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và tài sản công khác để khai thác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; việc quản lý, sử dụng số tiền thu được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Phương thức quản lý vận hành tài sản công bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công trực tiếp thực hiện quản lý vận hành tài sản công được giao quản lý, sử dụng;
b) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý khu hành chính tập trung thực hiện việc quản lý vận hành khu hành chính tập trung;
c) Thuê đơn vị có chức năng thực hiện quản lý vận hành.
2. Nội dung quản lý vận hành tài sản công bao gồm:
a) Điều khiển, duy trì hoạt động, bảo dưỡng thường xuyên tài sản công;
b) Cung cấp dịch vụ bảo vệ, vệ sinh môi trường và dịch vụ khác bảo đảm cho tài sản công hoạt động bình thường.
3. Việc lựa chọn đơn vị có chức năng quản lý vận hành tài sản công trong trường hợp áp dụng phương thức quản lý vận hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Cơ quan nhà nước có tài sản công hoặc cơ quan, đơn vị được giao quản lý khu hành chính tập trung ký hợp đồng và thanh toán chi phí cho đơn vị quản lý vận hành tài sản công.
1. Cơ quan nhà nước được giao đất sử dụng ổn định lâu dài theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước được giao đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Trước khi quyết định giao, thu hồi đất thuộc trụ sở làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính đối với trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc trung ương hoặc của Sở Tài chính đối với trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc địa phương về sự phù hợp của phương án giao, thu hồi với chức năng, nhiệm vụ, biên chế và tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.
1. Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công và cơ quan, đơn vị được giao quản lý khu hành chính tập trung có trách nhiệm lập, quản lý hồ sơ đối với tài sản được giao quản lý.
2. Hồ sơ về tài sản công bao gồm:
a) Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản;
b) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và các báo cáo khác về tài sản;
c) Dữ liệu về tài sản tại cơ quan nhà nước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
1. Tài sản công phải được thống kê, kế toán kịp thời, đầy đủ về hiện vật, giá trị theo quy định của pháp luật về thống kê, pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.
2. Tài sản công là tài sản cố định phải được tính hao mòn theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm và kiểm kê theo quyết định kiểm kê, đánh giá lại tài sản công của Thủ tướng Chính phủ, xác định tài sản thừa, thiếu và nguyên nhân để xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công.
4. Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Giao, kiểm kê, điều chuyển tài sản mà tài sản đó chưa được hạch toán trên sổ kế toán;
d) Bán, thanh lý tài sản;
đ) Tài sản bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, hoả hoạn hoặc nguyên nhân khác;
e) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
5. Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.
1. Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công hoặc cơ quan, đơn vị quản lý vận hành tài sản công có trách nhiệm thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này ban hành.
2. Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại cơ quan nhà nước theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật.
3. Thẩm quyền ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công:
a) Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
b) Đối với tài sản công chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại điểm a khoản này, căn cứ vào hướng dẫn của nhà sản xuất và thực tế sử dụng tài sản, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hoặc phân cấp thẩm quyền quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa áp dụng đối với tài sản công tại các cơ quan thuộc phạm vi quản lý.
1. Thu hồi.
2. Điều chuyển.
3. Bán.
4. Sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
5. Thanh lý.
6. Tiêu hủy.
7. Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
8. Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
1. Tài sản công bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng;
b) Được Nhà nước giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây dựng trụ sở khác để thay thế;
c) Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn;
d) Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
đ) Tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ;
e) Phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
g) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước;
h) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước có tài sản bị thu hồi có trách nhiệm bàn giao tài sản cho cơ quan quy định tại khoản 3 Điều này theo đúng quyết định thu hồi. Nghiêm cấm việc tháo dỡ, thay đổi các bộ phận của tài sản đã có quyết định thu hồi.
3. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này có trách nhiệm:
a) Tổ chức tiếp nhận tài sản thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; thực hiện hoặc ủy quyền cho cơ quan nhà nước có tài sản thu hồi thực hiện việc bảo quản, bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trong thời gian chờ xử lý;
b) Lập phương án xử lý, khai thác tài sản thu hồi trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện xử lý, khai thác tài sản theo phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
4. Tài sản công bị thu hồi được xử lý theo các hình thức sau đây:
a) Giao cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều 29 của Luật này;
b) Điều chuyển theo quy định tại Điều 42 của Luật này;
c) Bán, thanh lý theo quy định tại Điều 43 và Điều 45 của Luật này;
d) Tiêu hủy theo quy định tại Điều 46 của Luật này;
đ) Hình thức xử lý khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Tài sản công được điều chuyển trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý;
b) Từ nơi thừa sang nơi thiếu theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
c) Việc điều chuyển tài sản mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn;
d) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhưng không có nhu cầu sử dụng thường xuyên;
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc điều chuyển tài sản công chỉ được thực hiện giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
3. Cơ quan nhà nước có tài sản điều chuyển chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận tài sản thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận tài sản. Cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản có trách nhiệm thanh toán các chi phí hợp lý có liên quan đến việc bàn giao, tiếp nhận tài sản. Không thực hiện thanh toán giá trị tài sản trong trường hợp điều chuyển tài sản công.
1. Tài sản công được bán trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản công bị thu hồi được xử lý theo hình thức bán quy định tại Điều 41 của Luật này;
b) Cơ quan nhà nước được giao sử dụng tài sản công không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức hoặc thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và nguyên nhân khác mà không xử lý theo hình thức thu hồi hoặc điều chuyển;
c) Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản công;
d) Tài sản công được thanh lý theo hình thức bán quy định tại Điều 45 của Luật này.
2. Việc bán tài sản công được thực hiện theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp bán các loại tài sản công có giá trị nhỏ theo hình thức niêm yết giá công khai hoặc bán chỉ định theo quy định của Chính phủ.
3. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này hoặc cơ quan nhà nước có tài sản bán có trách nhiệm tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước cho phép sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao quy định tại pháp luật về đầu tư.
2. Việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao được thực hiện theo nguyên tắc ngang giá; giá trị tài sản công được xác định theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán theo quy định của pháp luật.
3. Giá trị dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao được xác định theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.
4. Việc lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
5. Giá trị tài sản công được sử dụng để thanh toán dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao được tổng hợp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
6. Việc sử dụng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao phải thực hiện quy định tại Điều này và Điều 117 của Luật này.
1. Tài sản công được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản công hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
b) Tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả;
c) Nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tài sản công được thanh lý theo các hình thức sau đây:
a) Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán;
b) Bán.
3. Căn cứ quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý có trách nhiệm tổ chức thanh lý theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này. Việc thanh lý theo hình thức bán thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này.
1. Tài sản công bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.
2. Hình thức tiêu hủy tài sản công bao gồm:
a) Sử dụng hóa chất;
b) Sử dụng biện pháp cơ học;
c) Hủy đốt, hủy chôn;
d) Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan nhà nước có tài sản hoặc cơ quan, đơn vị khác thuộc phạm vi quản lý có chức năng tiêu hủy thực hiện việc tiêu hủy tài sản công theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này và pháp luật có liên quan.
1. Trường hợp tài sản công bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn hoặc nguyên nhân khác, cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm:
a) Báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền về việc tài sản bị mất, bị hủy hoại và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Thực hiện ghi giảm tài sản và xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Trường hợp tài sản bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì việc giao tài sản được bồi thường bằng hiện vật hoặc sử dụng số tiền bồi thường để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản thay thế được thực hiện theo quy định tại các điều 28, 29, 30 và 31 của Luật này.
1. Số tiền thu được từ xử lý tài sản công được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, sau khi trừ đi chi phí có liên quan đến xử lý tài sản, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.
2. Chi phí có liên quan đến xử lý tài sản công phải được lập dự toán và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chi phí có liên quan đến xử lý tài sản công bao gồm:
a) Chi phí kiểm kê, đo vẽ;
b) Chi phí di dời, phá dỡ, hủy bỏ, tiêu hủy;
c) Chi phí định giá và thẩm định giá tài sản;
d) Chi phí tổ chức bán đấu giá;
đ) Chi phí hợp lý khác có liên quan.
3. Trường hợp cơ quan nhà nước được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép xử lý tài sản công để mua sắm tài sản thay thế thì được ưu tiên bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước.
Trường hợp cơ quan nhà nước được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép xử lý tài sản công là trụ sở làm việc và có dự án đầu tư xây dựng, mua sắm, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc thì được ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công và ưu tiên bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước.
1. Việc quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam ban hành theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Việc quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được áp dụng theo thứ tự như sau:
a) Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước sở tại là thành viên;
b) Pháp luật của nước sở tại;
c) Pháp luật của Việt Nam.
3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
1. Nguồn hình thành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
a) Tài sản công bằng hiện vật do Nhà nước giao theo quy định áp dụng đối với cơ quan nhà nước tại Điều 29 của Luật này;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khấu hao tài sản, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Việc hình thành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.
3. Đối với việc hình thành tài sản công quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, ngoài việc tuân thủ nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có đề án liên doanh, liên kết, phương án vay vốn, huy động vốn và hoàn trả vốn được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự chịu trách nhiệm trả nợ và các chi phí khác có liên quan; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hiệu quả của việc vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết.
1. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp, kể cả trong trường hợp sử dụng vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết, được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Chưa có cơ sở hoạt động sự nghiệp hoặc cơ sở hoạt động sự nghiệp hiện có còn thiếu diện tích so với tiêu chuẩn, định mức;
b) Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp thuê cơ sở hoạt động sự nghiệp.
2. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.
3. Không bố trí vốn đầu tư công, ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng mới tài sản chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
4. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp theo hình thức đối tác công tư được thực hiện theo quy định áp dụng đối với đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước tại khoản 5 Điều 30 của Luật này.
1. Việc mua sắm cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản công khác được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức;
b) Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản.
2. Không bố trí ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản công chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
3. Phương thức mua sắm tài sản công, hình thức lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 31 của Luật này.
1. Việc sử dụng tài sản công phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 6 của Luật này.
2. Không được cho mượn, sử dụng tài sản công vào mục đích cá nhân.
3. Việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được thực hiện theo quy định tại các điều 55, 56, 57 và 58 của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng nhà ở công vụ, quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và tài sản công khác để khai thác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; việc quản lý, sử dụng số tiền thu được thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Đơn vị sự nghiệp công lập không được sử dụng tài sản công để thế chấp hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản công do Nhà nước giao;
b) Tài sản công được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước;
c) Quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà tiền thuê đất đã trả một lần cho cả thời gian thuê không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước sau khi được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương cho phép đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý.
6. Việc quản lý vận hành, lập, quản lý hồ sơ về tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định áp dụng đối với cơ quan nhà nước tại Điều 35 và Điều 37 của Luật này.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 1 Điều 57 và khoản 1 Điều 58 của Luật này.
2. Việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 57 và khoản 2 Điều 58 của Luật này cho phép;
b) Không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao;
c) Không làm mất quyền sở hữu về tài sản công; bảo toàn và phát triển vốn, tài sản Nhà nước giao;
d) Sử dụng tài sản đúng mục đích được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
đ) Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản;
e) Tính đủ khấu hao tài sản cố định, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước theo quy định của pháp luật;
g) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định;
h) Thực hiện theo cơ chế thị trường và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết có trách nhiệm:
a) Lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định;
b) Tổ chức thực hiện đề án đã được phê duyệt;
c) Cập nhật thông tin về việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
d) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này có trách nhiệm:
a) Thẩm định để trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 57 và khoản 2 Điều 58 của Luật này quyết định hoặc có ý kiến về đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
b) Tiếp nhận, quản lý và công khai thông tin về việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
5. Số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phải được hạch toán riêng và kế toán đầy đủ theo quy định của pháp luật về kế toán và được quản lý, sử dụng như sau:
a) Chi trả các chi phí có liên quan;
b) Trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có);
c) Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
d) Phần còn lại được quản lý, sử dụng theo quy định của Chính phủ.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động kinh doanh mà không do ngân sách nhà nước đầu tư.
2. Thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt đề án đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ;
b) Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt đề án đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được cho thuê tài sản công trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để cho thuê mà không do ngân sách nhà nước đầu tư.
2. Thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án cho thuê đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ;
b) Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt đề án cho thuê đối với tài sản không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
3. Phương thức và giá cho thuê tài sản được quy định như sau:
a) Đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ thực hiện theo phương thức đấu giá; giá cho thuê là giá trúng đấu giá;
b) Đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này thực hiện theo phương thức thoả thuận; giá cho thuê tài sản do người cho thuê và người đi thuê tài sản thoả thuận theo giá thuê trên thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động liên doanh, liên kết mà không do ngân sách nhà nước đầu tư;
c) Việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết đem lại hiệu quả cao hơn trong việc cung cấp dịch vụ công theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương phê duyệt đề án sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý vào mục đích liên doanh, liên kết sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương vào mục đích liên doanh, liên kết sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.
3. Trường hợp tài sản được tính thành vốn góp khi liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật, việc xác định giá trị tài sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Đối với tài sản là quyền sử dụng đất đủ điều kiện góp vốn theo quy định của pháp luật về đất đai, giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá thị trường tại thời điểm góp vốn liên doanh, liên kết;
b) Đối với tài sản gắn liền với đất đủ điều kiện góp vốn theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan, giá trị tài sản được xác định phù hợp với giá trị thực tế còn lại theo kết quả đánh giá lại tại thời điểm góp vốn liên doanh, liên kết;
c) Đối với tài sản là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập, việc xác định giá trị thương hiệu để góp vốn liên doanh, liên kết được thực hiện theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan;
d) Đối với tài sản không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này, giá trị tài sản được xác định phù hợp với giá thị trường tại thời điểm liên doanh, liên kết của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ.
1. Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập phải được thống kê, kế toán kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thống kê và pháp luật có liên quan.
2. Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Giao, kiểm kê, điều chuyển tài sản mà tài sản đó chưa được hạch toán trên sổ kế toán;
d) Bán, thanh lý tài sản công;
đ) Tài sản bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, hoả hoạn hoặc nguyên nhân khác;
e) Sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự;
g) Xử lý tài sản công khi chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
h) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.
4. Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm và kiểm kê theo quyết định kiểm kê, đánh giá lại tài sản công của Thủ tướng Chính phủ, xác định tài sản thừa, thiếu và nguyên nhân để xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công.
1. Việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 39 của Luật này.
2. Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập do đơn vị tự bảo đảm bằng nguồn kinh phí được phép sử dụng; đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết thì thực hiện theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 55 của Luật này.
1. Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập được tính hao mòn. Các tài sản cố định sau đây tại đơn vị sự nghiệp công lập phải trích khấu hao:
a) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
b) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật.
2. Chi phí khấu hao tài sản cố định phải được phân bổ cho từng hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để hạch toán chi phí của từng hoạt động tương ứng.
3. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định được bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập. Trường hợp tài sản cố định được đầu tư, mua sắm từ nguồn vốn vay, vốn huy động thì số tiền trích khấu hao tài sản cố định được dùng để trả nợ; số còn lại bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
1. Hình thức xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
a) Hình thức xử lý quy định tại Điều 40 của Luật này;
b) Xử lý tài sản công trong trường hợp chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Việc xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập theo hình thức quy định tại Điều 40 của Luật này được thực hiện theo quy định tại các điều 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Luật này.
Việc xử lý tài sản công trong trường hợp chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định tại Điều 63 của Luật này.
3. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công, sau khi trừ đi chi phí có liên quan, trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có) và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, phần còn lại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng để bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau khi trừ đi chi phí có liên quan, được xử lý như sau:
a) Nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có dự án đầu tư xây dựng, mua sắm, cải tạo, nâng cấp cơ sở hoạt động sự nghiệp thì được ưu tiên bố trí trong kế hoạch đầu tư công và ưu tiên bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước;
b) Bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong trường hợp quyền sử dụng đất có nguồn gốc nhận chuyển nhượng hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà số tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
1. Khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp, việc xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như sau:
a) Tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản đang quản lý, sử dụng;
b) Xử lý đối với tài sản thừa, thiếu, tài sản không có nhu cầu sử dụng, tài sản chờ thanh lý theo chế độ quy định;
c) Xác định giá trị tài sản để tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập được chuyển đổi;
d) Quyết định giao tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập cho doanh nghiệp sau khi chuyển đổi;
đ) Bàn giao tài sản cho doanh nghiệp được chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập;
e) Sau khi nhận bàn giao, doanh nghiệp được chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập phải hoàn thành hồ sơ về tài sản, đất đai và gửi đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện chuyển quyền quản lý, sử dụng tài sản từ đơn vị sự nghiệp công lập sang doanh nghiệp; thực hiện thủ tục hành chính và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân là tài sản Nhà nước giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, sử dụng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ khác do Nhà nước giao, bao gồm:
1. Tài sản đặc biệt:
a) Vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đặc biệt; phương tiện đặc chủng, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ;
b) Đất và công trình gắn liền với đất, bao gồm: công trình chiến đấu, công trình phòng thủ chiến lược; công trình nghiệp vụ an ninh; công trình nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, thử nghiệm vũ khí, khí tài quan trọng và công cụ hỗ trợ đặc biệt.
a) Đất, nhà và tài sản khác gắn liền với đất thuộc doanh trại, trụ sở đóng quân, kho tàng, học viện, trường đào tạo nghiệp vụ quốc phòng, an ninh, trường bắn, thao trường, bãi tập, cơ sở giam giữ của lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng quốc phòng, an ninh;
c) Công cụ hỗ trợ khác ngoài công cụ hỗ trợ đặc biệt; tài sản khác có cấu tạo đặc biệt phục vụ công tác, chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Tài sản phục vụ công tác quản lý là tài sản sử dụng trong công tác, huấn luyện, nghiệp vụ, học tập của đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân:
a) Đất, nhà và tài sản khác gắn liền với đất thuộc nhà trường, trừ học viện, trường đào tạo nghiệp vụ quốc phòng, an ninh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà an dưỡng, nhà điều dưỡng; nhà khách, nhà công vụ; nhà thi đấu, nhà tập luyện thể dục, thể thao và cơ sở khác không thuộc khuôn viên doanh trại, trụ sở đóng quân của lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Xe ô tô chỉ huy, xe ô tô phục vụ công tác chung, các loại phương tiện vận tải khác;
c) Máy móc, thiết bị;
d) Tài sản khác.
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục cụ thể tài sản đặc biệt, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đặc biệt;
b) Ban hành danh mục cụ thể tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Ban hành quy chế xây dựng công trình chiến đấu, công trình phòng thủ chiến lược, công trình nghiệp vụ an ninh, công trình nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, thử nghiệm vũ khí, khí tài quan trọng và công cụ hỗ trợ đặc biệt;
d) Quy định hệ thống sổ và mẫu biểu theo dõi tài sản đặc biệt;
đ) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phương thức mua sắm, hình thức bán tài sản đặc biệt.
2. Việc hình thành, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Việc hình thành, sử dụng tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng phải phù hợp với biên chế tài sản, bảo đảm an toàn, bí mật;
b) Việc đầu tư xây dựng công trình chiến đấu, công trình nghiệp vụ, an ninh phải bảo đảm bí mật nhà nước; thực hiện giám sát an ninh theo quy định;
c) Hồ sơ và báo cáo về tài sản đặc biệt được quản lý, lưu trữ theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
d) Không được sử dụng tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết và hình thức kinh doanh khác;
đ) Việc xử lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng chỉ được thực hiện sau khi tài sản đó được loại ra khỏi biên chế tài sản; phế liệu thu hồi từ việc thanh lý tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đặc biệt được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
e) Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển tài sản đặc biệt, trừ trường hợp điều chuyển giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
g) Trước khi sử dụng tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định đưa tài sản công vào biên chế tài sản; khi không còn sử dụng tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thực hiện loại khỏi biên chế tài sản.
3. Các nội dung về hình thành, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân không được quy định tại khoản 2 Điều này được áp dụng quy định có liên quan tại Mục 3 Chương này; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì được áp dụng quy định có liên quan tại Mục 4 Chương này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Việc hình thành, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản phục vụ công tác quản lý tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này; việc hình thành, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản phục vụ công tác quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương này.
2. Trước khi sử dụng tài sản phục vụ công tác quản lý, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định đưa vào biên chế tài sản; khi không còn sử dụng tài sản phục vụ công tác quản lý, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định loại khỏi biên chế tài sản.
1. Tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm:
a) Tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật và tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước;
b) Tài sản đã có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển giao quyền sở hữu; tài sản được hình thành từ đảng phí và nguồn thu khác của Đảng.
2. Việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công quy định tại Luật này và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật, giao ngân sách nhà nước để tổ chức chính trị - xã hội đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Việc hình thành, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này; đối với tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương này.
1. Tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp tại tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp được Nhà nước giao hoặc được hình thành từ ngân sách nhà nước là tài sản công.
Tài sản khác mà Nhà nước giao cho tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp sử dụng thuộc sở hữu của tổ chức; việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, pháp luật có liên quan và Điều lệ của tổ chức.
2. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công theo quy định tại Mục 3 Chương này; bảo vệ tài sản công theo quy định của pháp luật và thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công bằng kinh phí của tổ chức.
Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp sử dụng tài sản công được giao vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định;
b) Được cơ quan, người có thẩm quyền theo phân cấp của Chính phủ phê duyệt đề án;
c) Sử dụng tài sản đúng mục đích đầu tư xây dựng, mua sắm; không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Điều lệ của tổ chức;
d) Không làm mất quyền sở hữu tài sản công; bảo toàn và phát triển vốn, tài sản Nhà nước giao;
đ) Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản;
e) Tính đủ và nộp toàn bộ số tiền khấu hao tài sản cố định vào ngân sách nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện theo cơ chế thị trường và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.
3. Việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết thực hiện theo quy định áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Mục 4 Chương này.
Số tiền thu được từ việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phải được hạch toán riêng và kế toán đầy đủ theo quy định của pháp luật về kế toán và được quản lý, sử dụng như sau:
a) Chi trả các chi phí có liên quan;
b) Trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có);
c) Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
d) Phần còn lại được quản lý, sử dụng theo quy định của Chính phủ.
1. Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội tự bảo đảm tài sản để phục vụ hoạt động.
2. Tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp tại tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội đã được Nhà nước giao hoặc đã được hình thành từ ngân sách nhà nước là tài sản công. Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội có trách nhiệm quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công theo quy định tại Mục 3 Chương này; bảo vệ tài sản được giao theo quy định của pháp luật và thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản bằng kinh phí của tổ chức.
Việc sử dụng tài sản công được giao vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết và quản lý, sử dụng số tiền thu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 69 của Luật này.
3. Việc quản lý, sử dụng đối với tài sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, pháp luật có liên quan và Điều lệ của tổ chức.
1. Tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan dự trữ nhà nước bao gồm:
a) Tài sản công phục vụ công tác quản lý của cơ quan dự trữ nhà nước;
b) Hệ thống kho dự trữ quốc gia.
2. Hàng hóa, vật tư thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia.
1. Việc quản lý, sử dụng tài sản công phục vụ công tác quản lý của cơ quan dự trữ nhà nước được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này.
2. Việc quản lý, sử dụng hệ thống kho dự trữ quốc gia được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này, pháp luật về dự trữ quốc gia và quy định sau đây:
a) Cơ quan dự trữ nhà nước sử dụng kho để bảo quản tài sản công đã có quyết định thu hồi hoặc đã có quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân trong thời gian chờ xử lý theo nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao;
b) Cơ quan dự trữ nhà nước được khai thác kho khi chưa sử dụng hết công suất. Việc khai thác kho phải bảo đảm phù hợp với công năng, không làm ảnh hưởng tới bí mật, an toàn dự trữ quốc gia, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và phải được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép.
Số tiền thu được từ việc khai thác, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Việc quản lý, sử dụng hàng hóa, vật tư thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
1. Việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý được thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đã tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
1. Cơ quan nhà nước.
2. Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Doanh nghiệp.
5. Đối tượng khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có các quyền sau đây:
a) Quyết định biện pháp bảo vệ, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được giao quản lý theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Được Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp;
c) Khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
d) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lập, quản lý hồ sơ; hạch toán tài sản kết cấu hạ tầng theo quy định của Luật này và pháp luật về kế toán;
b) Thực hiện chế độ báo cáo và công khai về tài sản kết cấu hạ tầng theo quy định của Luật này;
c) Thực hiện biện pháp duy trì, phát triển, bảo vệ tài sản kết cấu hạ tầng theo chế độ quy định;
d) Thực hiện nghĩa vụ tài chính trong khai thác tài sản kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật;
đ) Bàn giao lại tài sản kết cấu hạ tầng khi Nhà nước có quyết định thu hồi;
e) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, đối tượng khác quy định tại Điều 75 của Luật này có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng, khai thác tài sản được Nhà nước giao quản lý;
b) Giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản được giao quản lý;
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng;
d) Chấp hành quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm sử dụng tài sản đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm, hiệu quả;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật;
e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tài sản kết cấu hạ tầng hiện có chưa giao cho đối tượng quản lý.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng mới.
3. Tài sản kết cấu hạ tầng bị thu hồi theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
4. Tài sản kết cấu hạ tầng được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Mục 2 Chương VI của Luật này.
5. Tài sản kết cấu hạ tầng khác theo quy định của pháp luật.
1. Hồ sơ về tài sản kết cấu hạ tầng bao gồm:
a) Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng;
b) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và báo cáo khác về tài sản kết cấu hạ tầng;
c) Dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
2. Việc thống kê, kế toán, kiểm kê tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thống kê và pháp luật có liên quan. Đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của Luật này.
3. Tài sản kết cấu hạ tầng là tài sản cố định được tính hao mòn theo quy định của pháp luật.
4. Việc đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Giao, kiểm kê, điều chuyển mà tài sản chưa được hạch toán trên sổ kế toán;
d) Bán, thanh lý tài sản;
đ) Tài sản bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, hoả hoạn hoặc nguyên nhân khác;
e) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
5. Việc đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.
1. Tài sản kết cấu hạ tầng phải được bảo trì theo tiêu chuẩn, định mức và quy trình kỹ thuật bảo trì nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của tài sản kết cấu hạ tầng, bảo đảm hoạt động bình thường và an toàn khi sử dụng.
2. Các hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Định kỳ hằng năm, đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có trách nhiệm công bố công khai danh mục và kế hoạch bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi quản lý.
4. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu và năng lực được đăng ký tham gia thực hiện việc bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân để bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, trừ trường hợp Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch hoặc giao việc bảo trì cho nhà thầu thi công theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thu phí, thuê quyền khai thác, nhận chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng có trách nhiệm bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật và theo hợp đồng ký kết.
6. Nguồn kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng bao gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
1. Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo các phương thức sau đây:
a) Đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng;
b) Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng;
c) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng;
d) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng;
đ) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý, khả năng khai thác tài sản kết cấu hạ tầng và phương thức quy định tại khoản 1 Điều này, đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chủ động lập hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên lập đề án khai thác tài sản trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
3. Căn cứ đề án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng tổ chức thực hiện theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.
4. Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng theo phương thức quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này phải được lập thành hợp đồng. Trường hợp căn cứ xác định giá trị hợp đồng có biến động lớn theo quy định của Chính phủ thì các bên ký kết hợp đồng thực hiện điều chỉnh hợp đồng.
Sau khi hết thời hạn khai thác theo hợp đồng, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thu phí, thuê quyền khai thác, nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng có trách nhiệm bàn giao lại tài sản cho đối tượng được giao quản lý, bảo đảm điều kiện kỹ thuật vận hành tài sản bình thường phù hợp với yêu cầu của hợp đồng ký kết.
1. Đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng được trực tiếp tổ chức khai thác tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của cơ quan chủ quản quản lý tài sản kết cấu hạ tầng và cơ quan có liên quan;
b) Áp dụng phương thức trực tiếp tổ chức khai thác tài sản hiệu quả hơn hoặc không có tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện phương thức quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 80 của Luật này.
2. Đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có trách nhiệm cung cấp dịch vụ liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ kèm theo và tổ chức quản lý vận hành tài sản kết cấu hạ tầng.
3. Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng bao gồm: phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí; tiền thu từ giá dịch vụ sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng và khoản thu khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
1. Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng là việc Nhà nước chuyển giao quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng cho tổ chức, cá nhân thực hiện trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng và khoản thu khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Việc chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng được áp dụng đối với tài sản kết cấu hạ tầng được thu phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí và không thuộc tài sản kết cấu hạ tầng hiện có đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng quy định tại khoản 2 Điều 84 của Luật này.
3. Việc chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
4. Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng được xác định cụ thể cho từng hợp đồng.
1. Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng là việc Nhà nước chuyển giao có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cho tổ chức, cá nhân theo hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.
Tổ chức, cá nhân thuê quyền khai thác được thu tiền theo giá dịch vụ sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng và khoản thu khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Việc cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được áp dụng đối với tài sản hiện có và không thuộc tài sản được quy định tại khoản 2 Điều 82 và khoản 2 Điều 84 của Luật này.
3. Việc cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
4. Thời hạn cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được xác định cụ thể cho từng hợp đồng.
1. Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng là việc Nhà nước chuyển giao trong một thời gian nhất định quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng gắn với việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản theo hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có trách nhiệm đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; được thu phí, giá dịch vụ sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng và khoản thu khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng áp dụng đối với tài sản kết cấu hạ tầng hiện có đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng.
3. Việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
4. Thời hạn chuyển nhượng quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được xác định cụ thể cho từng hợp đồng.
1. Số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng là phí, lệ phí được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được quản lý, sử dụng như sau:
a) Trường hợp đối tượng được giao quản lý tài sản là cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, số tiền thu được từ việc khai thác tài sản được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến việc khai thác tài sản, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước;
b) Trường hợp đối tượng được giao quản lý tài sản là đơn vị sự nghiệp công lập, số tiền thu được từ việc khai thác tài sản theo phương thức quy định tại Điều 81 của Luật này được quản lý, sử dụng theo quy định tại khoản 5 Điều 55 của Luật này; số tiền thu được từ việc khai thác tài sản theo phương thức quy định tại các điều 82, 83 và 84 của Luật này được quản lý, sử dụng theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Trường hợp đối tượng được giao quản lý tài sản là doanh nghiệp, số tiền thu được từ việc khai thác tài sản được quản lý, sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 99 của Luật này.
3. Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng, sau khi nộp vào ngân sách nhà nước được ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công và ưu tiên bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
1. Hình thức sử dụng đất, chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất gắn với kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển đổi công năng sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật phải có ý kiến bằng văn bản về các nội dung thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chủ quản quản lý tài sản kết cấu hạ tầng, cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
1. Thu hồi.
2. Điều chuyển.
3. Bán.
4. Sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
5. Thanh lý.
6. Xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
7. Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
1. Tài sản kết cấu hạ tầng bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi về quy hoạch, phân cấp quản lý;
b) Tài sản được giao không đúng đối tượng, sử dụng sai mục đích; cho mượn tài sản;
c) Bán, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
d) Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc khai thác không hiệu quả;
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này có trách nhiệm:
a) Tổ chức tiếp nhận tài sản thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; thực hiện hoặc ủy quyền cho đối tượng có tài sản thu hồi thực hiện việc bảo quản, bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trong thời gian chờ xử lý;
b) Lập phương án xử lý, khai thác tài sản thu hồi trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện xử lý, khai thác tài sản theo phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tài sản kết cấu hạ tầng bị thu hồi được xử lý theo các hình thức sau đây:
a) Giao đối tượng quản lý quy định tại Điều 75 của Luật này;
b) Điều chuyển theo quy định tại Điều 89 của Luật này;
c) Bán theo quy định tại Điều 90 của Luật này.
4. Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng bị thu hồi đang giao cho tổ chức, cá nhân khai thác theo hình thức quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 80 của Luật này thì việc giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên có liên quan thực hiện theo quy định của hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Việc điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện giữa các đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, phân cấp quản lý;
b) Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc khai thác không hiệu quả;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng có tài sản điều chuyển chủ trì, phối hợp với đối tượng được tiếp nhận tài sản thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận tài sản. Đối tượng được tiếp nhận tài sản có trách nhiệm thanh toán các chi phí hợp lý có liên quan đến việc bàn giao, tiếp nhận tài sản theo quy định. Không thực hiện thanh toán giá trị tài sản trong trường hợp điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng.
1. Tài sản kết cấu hạ tầng được bán trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản bị thu hồi theo quy định tại Điều 88 của Luật này;
b) Chuyển mục đích sử dụng đất gắn với chuyển đổi công năng sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng theo quy hoạch được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc bán tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
3. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này hoặc đối tượng có tài sản bán có trách nhiệm tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật.
1. Tài sản kết cấu hạ tầng được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
b) Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng cũ để đầu tư xây dựng tài sản kết cấu hạ tầng mới theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng không sử dụng được theo công năng của tài sản;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng được thanh lý theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý như sau:
a) Giao đối tượng có tài sản thanh lý để tiếp tục quản lý, sử dụng;
b) Điều chuyển;
c) Bán.
3. Căn cứ quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, đối tượng có tài sản thanh lý có trách nhiệm:
a) Tổ chức phá dỡ, hủy bỏ tài sản theo quy định của pháp luật;
b) Lập phương án, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xử lý vật liệu, vật tư thu hồi theo hình thức quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Tổ chức bàn giao, bán vật liệu, vật tư thu hồi theo quy định tại Điều 89 và Điều 90 của Luật này.
1. Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn hoặc nguyên nhân khác, đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có trách nhiệm:
a) Báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền về việc tài sản bị mất, bị hủy hoại và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Thực hiện ghi giảm tài sản và xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì việc sử dụng số tiền bồi thường để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thay thế được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
1. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, sau khi trừ đi chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.
2. Chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng phải được lập dự toán và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản bao gồm:
a) Chi phí kiểm kê, đo vẽ;
b) Chi phí di dời, phá dỡ, hủy bỏ;
c) Chi phí định giá và thẩm định giá;
d) Chi phí tổ chức bán;
đ) Chi phí hợp lý khác có liên quan.
1. Việc đầu tư xây dựng tài sản kết cấu hạ tầng theo hình thức đối tác công tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng.
2. Trường hợp sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hiện có để tham gia dự án thì phải được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
3. Đối tượng đang được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có trách nhiệm theo dõi, báo cáo phần tài sản kết cấu hạ tầng được sử dụng để tham gia dự án trong quá trình giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án.
4. Nhà đầu tư được quản lý, sử dụng, khai thác phần tài sản thuộc về nhà đầu tư trong thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng để thu hồi vốn. Nhà đầu tư có trách nhiệm bảo trì tài sản trong thời hạn hợp đồng dự án để duy trì hoạt động bình thường của tài sản kết cấu hạ tầng. Trường hợp căn cứ xác định giá trị hợp đồng có biến động lớn theo quy định của Chính phủ thì các bên ký kết hợp đồng thực hiện điều chỉnh hợp đồng.
5. Tài sản kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hình thức đối tác công tư phải được kiểm toán ngay khi kết thúc đầu tư đưa vào khai thác và định kỳ kiểm tra trong quá trình đầu tư, khai thác.
1. Nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền khai thác phần tài sản được hình thành thông qua quá trình thực hiện dự án cho Nhà nước theo hợp đồng dự án, bảo đảm điều kiện kỹ thuật vận hành công trình bình thường, phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định chất lượng, tình trạng tài sản theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại (nếu có) và yêu cầu nhà đầu tư thực hiện việc sửa chữa, bảo trì tài sản.
Nhà đầu tư phải bảo đảm tài sản chuyển giao không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ khác của nhà đầu tư phát sinh trước thời điểm chuyển giao, trừ trường hợp hợp đồng dự án có quy định khác.
3. Xử lý tài sản chuyển giao:
a) Đối với phần tài sản do Nhà nước chuyển giao cho nhà đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao cho đối tượng quản lý theo quy định của Luật này;
b) Đối với phần tài sản do nhà đầu tư đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Mục 2 Chương VI của Luật này.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức quản lý, vận hành tài sản theo chức năng, thẩm quyền trong thời gian chưa giao đối tượng quản lý;
c) Trường hợp chuyển giao tài sản theo hợp đồng nhưng sau đó nhà đầu tư được quyền kinh doanh hoặc được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác tài sản đó trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thì việc quản lý, khai thác tài sản được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 95 của Luật này.
1. Việc quản lý, sử dụng tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và đã được tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
2. Việc trang bị, sử dụng xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh lãnh đạo tại doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức do Chính phủ quy định.
1. Việc quản lý, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản được giao đúng mục đích, công năng sử dụng của tài sản; không được sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, góp vốn hoặc chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Kinh phí sửa chữa, bảo trì tài sản do doanh nghiệp bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Doanh nghiệp có trách nhiệm hạch toán, tính hao mòn tài sản được giao theo quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền khi giao tài sản;
d) Số tiền thu được từ khai thác tài sản công được sử dụng để chi trả các chi phí có liên quan, trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có), thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước;
đ) Số tiền thu được từ xử lý tài sản công được sử dụng để chi trả các chi phí có liên quan, trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có), phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.
2. Các nội dung về hình thành, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không được quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng theo các quy định có liên quan tại Mục 5 Chương III, Chương IV, Mục 1 Chương VI, Chương VII của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Tài sản phục vụ hoạt động của dự án.
2. Tài sản là kết quả của dự án.
1. Hình thành tài sản phục vụ hoạt động của dự án:
a) Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật hoặc cho phép sử dụng nguồn kinh phí của dự án để đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản phục vụ hoạt động của từng dự án;
b) Việc hình thành tài sản thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này. Việc giao tài sản, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản phục vụ hoạt động của dự án thực hiện theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này và văn kiện dự án (nếu có).
2. Hình thành tài sản là kết quả của dự án:
a) Sử dụng nguồn vốn của dự án để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản;
b) Việc hình thành tài sản thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật có liên quan và văn kiện dự án (nếu có).
Việc sử dụng tài sản phục vụ hoạt động của dự án được thực hiện theo mục tiêu của dự án, quy định tại Mục 3 Chương III của Luật này và pháp luật có liên quan.
1. Khi có tài sản cần xử lý, ban quản lý dự án có trách nhiệm:
a) Kiểm kê tài sản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp, báo cáo cơ quan chủ quản dự án, gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này;
b) Thực hiện bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý.
2. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản theo hình thức quy định tại khoản 3 Điều này, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hình thức xử lý tài sản bao gồm:
a) Giao cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng;
b) Điều chuyển;
c) Bán;
d) Thanh lý;
đ) Tiêu hủy;
e) Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại;
g) Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
4. Căn cứ phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này hoặc ban quản lý dự án tổ chức bàn giao tài sản, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản, xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại theo quy định tại các điều 29, 42, 43, 45, 46 và 47 của Luật này.
5. Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án trong trường hợp ban quản lý dự án được tổ chức và hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật này; trường hợp ban quản lý dự án được tổ chức và hoạt động theo mô hình khác được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Luật này.
1. Sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng, mua sắm, ban quản lý dự án có trách nhiệm bàn giao tài sản cho đối tượng thụ hưởng được xác định trong dự án để đưa vào khai thác, sử dụng.
Trường hợp dự án không xác định cụ thể đối tượng thụ hưởng tài sản, việc xử lý tài sản sau khi dự án kết thúc được thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Điều chuyển;
b) Bán;
c) Thanh lý;
d) Giao doanh nghiệp quản lý, sử dụng;
đ) Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc điều chuyển, bán, thanh lý tài sản được thực hiện theo quy định tại các điều 42, 43 và 45 của Luật này. Việc giao tài sản cho doanh nghiệp quản lý, sử dụng được thực hiện theo quy định tại Luật này, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
1. Tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước bao gồm:
a) Tài sản được trang bị để triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
b) Tài sản là kết quả của việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Việc trang bị tài sản để triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải phù hợp với nhiệm vụ được giao, dự toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. Tài sản phải được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, được hạch toán, báo cáo, bảo dưỡng, sửa chữa, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
3. Việc xử lý tài sản được trang bị để triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Giao hoặc bán cho tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ để phát huy kết quả của nhiệm vụ hoặc sử dụng tài sản để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
b) Trường hợp tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ không nhận hoặc không mua thì được xử lý theo một trong các hình thức: điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy. Việc điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy được thực hiện theo quy định tại các điều 42, 43, 45 và 46 của Luật này.
4. Việc xử lý tài sản là kết quả của việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu cho tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ để phát huy kết quả của nhiệm vụ hoặc sử dụng tài sản để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
b) Giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ không có nhu cầu hoặc không có khả năng thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật bao gồm:
a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu;
b) Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế, tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội và tài sản khác thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
3. Tài sản do các chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước bao gồm: tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam.
4. Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
5. Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.
1. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 106 của Luật này được thực hiện thông qua quyết định tịch thu của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 106 của Luật này được thực hiện thông qua quyết định tịch thu của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự và pháp luật về thi hành án dân sự.
3. Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 106 của Luật này được thực hiện theo phân cấp của Chính phủ.
1. Đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý, trừ tài sản được quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp đơn vị chủ trì quản lý tài sản không có kho bãi để bảo quản tài sản hoặc tài sản là máy móc, thiết bị đã cố định, khó tháo dỡ thì chuyển giao cho cơ quan dự trữ nhà nước hoặc ủy quyền, ký hợp đồng thuê với cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kho bãi để bảo quản. Việc chuyển giao, ủy quyền, thuê bảo quản tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản sau đây phải chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để bảo quản:
a) Bảo vật quốc gia, cổ vật và vật khác có giá trị lịch sử, văn hoá;
b) Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện đặc chủng và tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh;
c) Tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý;
d) Lâm sản quý hiếm không được sử dụng vào mục đích thương mại;
đ) Tài sản khác có yêu cầu quản lý đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan có liên quan công bố danh sách cụ thể các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại khoản này.
3. Việc bàn giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này để bảo quản phải lập thành biên bản.
4. Cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm tiếp nhận tài sản chuyển giao, thực hiện việc bảo quản tài sản theo đúng quy định của pháp luật.
1. Giao cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật liên quan đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện đặc chủng, tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh; bảo vật quốc gia, cổ vật và vật khác có giá trị lịch sử, văn hoá; hàng lâm sản quý hiếm và tài sản khác có yêu cầu quản lý đặc biệt theo quy định của pháp luật.
2. Giao hoặc điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng đối với tài sản được sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị.
3. Giao hoặc điều chuyển cho đối tượng được giao quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng.
4. Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ.
5. Tiêu hủy đối với tài sản không còn giá trị sử dụng hoặc buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện bán đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều này; tài sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này nhưng không áp dụng hình thức giao, điều chuyển. Việc bán tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá, trừ tài sản sau đây được áp dụng hình thức bán trực tiếp:
a) Tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng;
b) Tài sản có giá trị nhỏ theo quy định của Chính phủ.
1. Sau khi có quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm báo cáo cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này.
2. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản theo các hình thức quy định tại Điều 109 của Luật này, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
3. Căn cứ quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này hoặc đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm tổ chức xử lý tài sản theo quy định tại Điều 111 của Luật này.
1. Đối với tài sản có quyết định giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý, đơn vị chủ trì quản lý tài sản tổ chức bàn giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
Sau khi tiếp nhận tài sản, cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện việc quản lý, xử lý tài sản được tiếp nhận theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối với tài sản có quyết định giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng, đơn vị chủ trì quản lý tài sản tổ chức bàn giao tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài sản thực hiện hạch toán tăng tài sản và quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
3. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng có quyết định giao cho đối tượng quản lý, đơn vị chủ trì quản lý tài sản tổ chức bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng cho đối tượng quản lý.
Đối tượng được giao quản lý tài sản thực hiện hạch toán tăng tài sản và quản lý, sử dụng, khai thác tài sản theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
4. Đối với tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ, Kho bạc Nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Đối với tài sản có quyết định tiêu hủy, đơn vị chủ trì quản lý tài sản phối hợp với các cơ quan có chức năng thực hiện tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Hình thức tiêu hủy thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật này.
6. Đối với tài sản có quyết định bán, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này hoặc đơn vị chủ trì quản lý tài sản tổ chức bán tài sản theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.
1. Đất đai phải được thống kê, kiểm kê, ghi chép, theo dõi theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải hạch toán giá trị quyền sử dụng đất. Trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất mà được miễn tiền thuê đất thì phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để hạch toán vào giá trị tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của Chính phủ.
3. Nguồn lực tài chính từ đất đai phải được khai thác hợp lý, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, theo cơ chế thị trường. Việc quản lý, sử dụng các khoản thu từ khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đất đai, pháp luật về phí và lệ phí và pháp luật có liên quan.
1. Thu tiền sử dụng đất.
2. Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
3. Thu thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai.
4. Sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
5. Khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng.
6. Khai thác nguồn lực tài chính khác từ đất đai theo quy định của pháp luật.
Việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
Việc thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, phí, lệ phí trước bạ đất và các loại thuế, phí, lệ phí khác liên quan đến đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về phí và lệ phí.
Việc sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao phải tuân thủ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 44 của Luật này và các quy định sau đây:
1. Quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được áp dụng hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Đối tượng, trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;
2. Giá trị quyền sử dụng đất được sử dụng để thanh toán dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao được xác định theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán theo quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất.
1. Khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng là việc Nhà nước áp dụng cơ chế thu hồi đất vùng phụ cận của đất phục vụ dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật về đất đai nhằm tạo quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng.
2. Việc khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng phải được lập thành đề án. Thẩm quyền phê duyệt đề án khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng thực hiện theo quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với đề án khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng thuộc trung ương quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với đề án khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng thuộc địa phương quản lý.
3. Việc khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng được áp dụng theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Số tiền thu được từ khai thác quỹ đất, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được bố trí trong kế hoạch đầu tư công và dự toán chi ngân sách nhà nước để thực hiện dự án đầu tư được cơ quan, người có thẩm quyền tại khoản 2 Điều này phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Tài nguyên phải được giao cho cơ quan nhà nước quản lý, được thống kê, kiểm kê, ghi chép, theo dõi theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Nguồn lực tài chính từ tài nguyên phải được khai thác hợp lý, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch và theo cơ chế thị trường.
1. Thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên, thu tiền sử dụng tài nguyên, tiền thuê tài nguyên.
2. Thu thuế tài nguyên.
3. Thu phí, lệ phí trong quản lý, sử dụng, khai thác tài nguyên.
4. Khai thác nguồn lực tài chính khác từ tài nguyên theo quy định của pháp luật.
1. Việc thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên, thu tiền sử dụng tài nguyên, tiền thuê tài nguyên được thực hiện theo quy định của các luật về tài nguyên.
2. Mức thu, phương thức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên, tiền sử dụng tài nguyên, tiền thuê tài nguyên thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Việc thu thuế tài nguyên, phí bay qua vùng trời Việt Nam, phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phí tham quan danh lam thắng cảnh, phí khai thác, sử dụng nguồn nước, phí khai thác, sử dụng tài liệu, dữ liệu về tài nguyên và các loại thuế, phí, lệ phí khác liên quan đến tài nguyên thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về phí và lệ phí.
Việc quản lý, sử dụng các khoản thu từ khai thác tài nguyên được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về phí và lệ phí và pháp luật có liên quan.
1. Nhà nước ưu tiên đầu tư vốn, thiết bị kỹ thuật, phương tiện hiện đại, công nghệ tiên tiến để xây dựng, vận hành, duy trì Hệ thống thông tin về tài sản công bảo đảm hiệu quả quản lý tài sản công; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm áp dụng phương pháp quản lý tài sản công hiện đại.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin về tài sản công thuộc phạm vi quản lý.
3. Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện đầu tư về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn lực để quản lý, vận hành Hệ thống thông tin về tài sản công thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương.
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được xây dựng thống nhất trong phạm vi cả nước; có chức năng tổng hợp số lượng, giá trị, cơ cấu phân bổ toàn bộ tài sản công của quốc gia.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng;
c) Cơ sở dữ liệu về tài sản công tại doanh nghiệp;
d) Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
đ) Cơ sở dữ liệu về đất đai;
e) Cơ sở dữ liệu về tài nguyên.
3. Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng được kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn việc trao đổi thông tin về tài sản công do các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng để kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
b) Quy định nội dung, cấu trúc, kiểu thông tin cơ sở dữ liệu về tài sản công để kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
c) Trực tiếp xây dựng cơ sở dữ liệu quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này.
5. Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Cập nhật dữ liệu các loại tài sản công quy định tại khoản 2 Điều này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
b) Trực tiếp xây dựng cơ sở dữ liệu quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều này, bảo đảm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
1. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được cơ quan, người có thẩm quyền cung cấp có giá trị pháp lý như thông tin trong hồ sơ giấy.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công phải được bảo đảm an ninh, an toàn chặt chẽ; nghiêm cấm mọi hành vi truy cập trái phép, phá hoại, làm sai lệch thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu về thông tin, dữ liệu tài sản công được khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật.
Thông tin lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được sử dụng để:
1. Thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2. Làm căn cứ để lập dự toán, xét duyệt quyết toán, quyết định, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, giám sát việc giao đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, khai thác, xử lý tài sản công;
3. Phục vụ mục đích khác theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
1. Cung cấp thông tin, dữ liệu về tài sản công.
2. Dịch vụ lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Định giá, thẩm định giá tài sản công.
4. Dịch vụ cho thuê, bán, chuyển nhượng, thanh lý, tiêu hủy tài sản công.
5. Tư vấn về tài sản công.
6. Dịch vụ khác về tài sản công.
1. Tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ về tài sản công khi đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có).
2. Việc cung cấp dịch vụ về tài sản công được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác khi thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, bảo trì, bảo dưỡng, góp vốn, cho thuê, liên doanh, liên kết, bán, chuyển nhượng, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và các hoạt động khác trong quản lý, sử dụng tài sản công được thuê tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 131 của Luật này cung cấp dịch vụ về tài sản công.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu về thông tin, dữ liệu tài sản công được đề nghị cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu cung cấp và thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
2. Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
3. Tài sản nhà nước được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành là tài sản công.
Căn cứ quy định tại Luật này, Chính phủ quy định xử lý chuyển tiếp việc sắp xếp lại tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý tài sản công; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; khai thác tài sản kết cấu hạ tầng theo hợp đồng và các nội dung khác trong quản lý, sử dụng tài sản công bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Luật này kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2017.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Law No. 15/2017/QH14 |
Hanoi, June 21, 2017 |
MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC PROPERTY
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly promulgates a Law on Management and use of public property.
This Law deals with state management of public property; policies on management and use of public property; rights and obligations of organizations and individuals in management and use of public property.
Public property including money in state budget, non-state budget financial funds, foreign exchange reserves shall be managed and used in accordance with regulations of relevant law.
1. State authorities.
2. People’s Armed Forces.
3. Public service providers.
4. Communist Party of Vietnam.
5. Socio-political organizations; socio-political and professional organizations; social organizations, social-professional organizations and other organizations that are established according to regulations of law on associations.
6. Other enterprises, organizations and individuals relevant to management and use of public property.
For the purposes of this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. “Public property” is property under public ownership and managed by the State, including: public property serving management, provision of public services, maintenance of national security for organizations and individuals; infrastructural property serving national and public interests; property established under public ownership; public property of enterprise; money in state budget, non-state budget financial funds, foreign exchange reserves; land and other resources.
2. “Financial resources obtained from public property” means the combination of capacities got from operation of public property as prescribed in regulations of law to provide funding for socio-economic development and ensure national security.
3. “Workplace” includes land, office building and other property pertaining to land serving management of a state authority, an authority affiliated to the Communist Party of Vietnam, a socio-political organization, socio-political and professional organization, social organization, social-professional organization or another organization that is established according to regulations of law on associations.
4. “Public service facility” includes land, office building, construction works and other property pertaining to land serving management and provision of public services of a public service provider.
5. “Special-purpose property of people’s armed forces” means public property used for fighting, training in pre-fighting and national security provided by People’s Armed Forces.
6. “Single-purpose property” is property having specific structure, design and utility used in certain fields.
7. “Public property auction” is a form of selling public property with rules and procedures as prescribed in regulations of law on property auction.
8. “Direct sale of public property” means selling public property through price listing or appointing a property buyer.
9. “Use of public property for joint venture purposes” means an act of an organization or individual that is permitted to use public property to cooperate with another organization or individual in fixed-term business operation to ensure national interests.
10. “State-funded project” is a project on development investment or science and technology funded with state budget capital, official development assistance, preferential loans of foreign donors or capital from sources of income left for investment but not included in the balance of state budget, capital from public service development funds, development investment credit capital of the State or guaranteed by the Government.
11. “Confiscated property” is property taken away from an organization or individual according to a court’s judgment/decision or a competent authority's decision.
12. “Information system on public property” is an integrated system of information technology infrastructure, software, data and procedures developed to collect, store, update, process, analyze, classify and retrieve information about public property.
13. “National database on public property” is a collection of data on public property that is organized for access, operation, management and updating through electronic means.
Article 4. Classification of public property
Public property shall be classified as follows:
1. Public property used to manage and provide public services and ensure national security of competent state authorities, people’s armed forces, public service providers, authorities affiliated to Communist Party of Vietnam, socio-political organizations, socio-political and professional organization, social organization, social-professional organization or another organization that is established according to regulations of law on associations, except for the property specified in Clause 4 this Article (hereinafter referred to as “public property of authorities and organizations”);
2. Infrastructural property serving national or public interests are technical infrastructure works, social infrastructure facilities, land areas, water areas or sea areas associated with infrastructure works, including: transport infrastructure, power supply infrastructure, irrigation infrastructure and response to climate change, urban infrastructure, industry cluster infrastructure, industrial zones, economic zones, high-tech zones, commercial infrastructure, information infrastructure, educational and training infrastructure, science and technology infrastructure, medical infrastructure, cultural infrastructure, sports infrastructure, tourism infrastructure and other infrastructure in accordance with provisions of law (hereinafter referred to as “infrastructural property”);
3. Public property of enterprises;
4. Property of state-funded projects;
5. Property established for public ownership according to provisions of law, including: confiscated property; property without owners, property whose owner is unidentified; property that is dropped, forgotten, buried, hidden, sunk and found; property without inheritors and other property belonging to the State as prescribed in provisions of the Civil Code; property whose owner voluntarily transfers ownership to the State; property transferred by the foreign-invested enterprises without reimbursement to the Vietnamese State according to their commitments after the expiry of their operation duration; property invested in the form of public-private partnerships and transferred to the Vietnamese State under project contracts;
6. Money of the state budget, non-state budget financial funds and foreign exchange reserves of the State;
7. Land; water resources, forest resources, mineral resources, marine resources, airspace, telephone numbers and other numbers serving state management, Internet resources, radio frequency spectrum, orbit satellites and other resources managed by the State according to regulations of law.
Article 5. Policies on management and use of public property
1. The State shall formulate policies on public property investment, operation and protection.
2. The State shall modernize and professionalize management of public property to enhance efficiency and effectiveness of management and use of public property; to ensure personnel and financial resources for the management and use of public property.
3. The State shall encourage both domestic and foreign organizations and individuals to:
a) Invest in science and technology to increase public property and modernize management of public property;
b) Transfer rights to invest, operate or lease of public property;
c) Provide services related to public property.
Article 6. Rules for management and use of public property
1. The State shall authorize management and use of each public property corresponding to each organization and individual in accordance with this Law and relevant law.
2. Public property invested by the State shall be managed, operated, maintained, repaired, statistically and financially accounted for both exhibits and value; highly risky property due to natural disasters, fires and other force majeure events shall be managed through insurance or other instruments as regulated by law.
3. Public property are resources that shall be inventoried, prepared statistics on exhibits, provided information in line with nature and characteristics of property; managed, protected and operated according to the planning and plans in order to ensure cost-effectiveness and lawfulness.
4. Public property serving management and provision of public services and assurance of national security shall be used cost-effectively for the right purposes, utility, subjects, standards, norms and policies as prescribe by law.
5. Use of financial resources obtained from public property shall be subjected to market mechanism, effectiveness, transparence and lawfulness.
6. Management and use of public property shall apply the principle of transparence and ensure thrift practice, waste combat, corruption prevention and control.
7. Management and use of public property shall be monitored, inspected and audited; any violations against management and use of public property shall be promptly and strictly handled according to regulations of law.
Article 7. Forms of using financial resources obtained from public property
1. Assign the right to use public property.
2. Grant the right to operate public property.
3. Lease out public property.
4. Transfer or lease out the right to operate or use public property.
5. Use public property for commercial or for joint venture purposes.
6. Use public property to fulfill state obligations.
7. Sell or liquidate public property.
8. Other forms as prescribed by law.
Article 8. Publishing of information about public property
1. Publishing of information about public property shall be carried out fully, promptly and accurately; otherwise actions against violations shall be taken.
2. Published information shall include:
a) Legislative documents, standards, norms and administrative procedures for public property;
b) Construction investment, purchase, distribution, lease, use, withdrawal, transfer, utility conversion, sale, liquidation, destruction and other forms to dispose of public property;
c) Use of financial resources obtained from public property.
3. Forms of publishing:
a) Publishing information about public property on websites of the Government, Ministry of Finance, ministries, ministerial authorities, governmental authorities, other central authorities and People's Committees of provinces;
b) Making public lists and displaying them at workplaces of organizations that are assigned to manage and use public property;
c) Making announcements at meetings of organizations that are assigned to manage and use public property;
d) Other forms of publishing as prescribed by law.
4. Responsibilities for publishing:
a) The Ministry of Finance shall publish information about public property nationwide;
b) Ministries, ministerial authorities, governmental authorities, other central authorities and People's Committees of all levels shall publish information about public property within their scope of management;
c) Organizations that are assigned to manage and use public property shall publish information about public property within their scope of management and use;
d) State Audit Office of Vietnam shall publish information about auditing results of management and use of public property and other activities related to that as prescribed in regulations of the Law on State audit.
5. The Government shall specify this Article in details.
Article 9. Community-based monitoring of public property
1. Management and use of public property shall be monitored by the community, except for property related to the state secrets as stipulated in regulations of law on state secret protection. The Vietnamese Fatherland Front shall undertake and cooperate with its members and relevant organizations to organize community-based monitoring of public property.
2. The Vietnamese Fatherland Fronts of all levels or their members shall receive information and requests for monitoring from people; take charge of making plans and organize the monitoring of public property on schedule and according to regulations of law.
3. Contents of monitoring:
a) Compliance with regulations of law on management and use of public property;
b) Construction investment, purchase, distribution, lease, use, withdrawal, transfer, utility conversion, sale, liquidation, destruction and other forms to dispose of public property;
c) Use of financial resources obtained from public property;
d) Publishing of information about public property.
4. Forms of monitoring:
a) Studying and reviewing documents of competent state authorities on management and use of public property related to legitimate rights and interests of people;
b) Organizing monitoring delegations;
c) Organizing monitoring visits with competent organizations;
d) Monitoring through activities of People's Inspectorates and Investment Monitoring Boards of communes.
Article 10. Banned actions in management and use of public property;
1. Take advantage of positions and power to illegally occupy and use public property.
2. Invest in construction, purchase, distribute, lease or use public property for the improper purposes and policies or exceeding criteria and norms.
3. Transfer public property to an organization or individual that exceeds the criteria and norms or has no demand for use of public property.
4. Use cars and other public property that are given by an organization or individual for the improper purposes and policies or exceeding criteria and norms.
5. Use or fail to use transferred public property resulting in waste; use public property for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes that fails to serve purposes of use of the property and makes an adverse impact on implementation of functions and tasks assigned by the State; or use public property for illegal business.
6. Dispose of public property illegally.
7. Destroy or intentionally damage public property.
8. Occupy or use public property illegally.
9. Fail to fulfill all responsibilities or obligations in management and use of public property.
10. Other banned actions in management and use of public property as prescribed in regulations of relevant law.
Article 11. Actions against violations of regulations on management and use of public property
1. Authorities, organizations and other entities that commit violations against regulations on management and use of public property shall be disciplined, imposed penalties for administrative violations or criminal prosecution depending on nature and seriousness of the violations; or shall compensate for damage to the State (if any).
2. Heads of authorities or organizations shall explain and take full responsibility or jointly take responsibility if there are any violations against regulations on management and use of public property happening at their workplaces; and they shall be disciplined or face criminal prosecution depending on nature and seriousness of the violations.
MANAGEMENT, RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF STATE AUTHORITIES TOWARDS PUBLIC PROPERTY
Article 12. State management of public property
1. Promulgate and comply with regulations of legislative documents on management and use of public property.
2. Manage transfer of public property; invest in construction, purchase, lease, provide fixed funding for using public property; establish public ownership for property.
3. Manage the use, protection, maintenance and repair of public property; use financial resources obtained from public property.
4. Manage withdrawal, transfer, utility conversion, sale, liquidation, destruction and other forms to dispose of public property.
5. Compile inventories and make reports on public property.
6. Develop and operate information systems and national database on public property.
7. Carry out international cooperation on public property.
8. Manage and monitor exercise of rights and fulfillment of obligations of authorities and organizations in management and use of public property.
9. Inspect, audit, monitor, follow and assess the compliance with regulations of law on management and use of public property and actions against violations of regulations thereon.
10. Settle claims on management and use of public property.
11. Manage services related to public property.
12. Other contents prescribed in regulations of relevant law.
Article 13. Rights and responsibilities of the Government
1. Submit bills, ordinances or resolutions on management and use of public property to the National Assembly or the Standing Committee of National Assembly; promulgate legislative documents on management and use of public property within the Government’s power.
2. Act as an owner’s representative of public property. Ensure consistency of public property management as specified in this Law and relevant law and ensure cooperation among state authorities in management of public property.
3. Issue detailed regulations on: management of operation, utility conversion of public property, operation of public property of authorities and organizations; use of public property for commercial purposes, for lease or joint venture purposes; management, use and operation of infrastructural property; use of public property to participate in investment projects in the form of public-private partnerships; use of public property to make payments to investors when carrying out construction projects in the form of build-transfer contracts; procedures for establishing public ownership of property as stipulated in Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 106 herein; disposal of public property; financial instruments for risk management of public property; disposal of public property in case of unsuccessful auctions; management and use of proceeds from operation and disposal of public property; collection of land levy, land rental or water surface rental; information systems and national database on public property; operation of telephone numbers serving state management; rearrangement of management and use of public property of authorities and organizations for the right purposes, criteria and norms.
4. Decide or grant power to decide to:
a) Transfer, purchase, lease and dispose of public property of authorities and organizations;
b) Use public property for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes at authorities and organizations;
c) Transfer or dispose of infrastructural property; approve projects on operation of infrastructural property.
d) Use public property to participate in projects in the form of public-private partnerships; use public property to make payments to investors when carrying out construction projects in the form of build-transfer contracts;
dd) Establish public ownership of property; approve plans for disposal of property whose public ownership is established;
e) Purchase, lease and approve plans for disposal of property serving state-funded projects.
5. Protect, investigate, conduct surveys or make plans for operation and disposal of public property that has not been assigned to authorities, organizations or other entities as specified in provisions of this Law and relevant law.
6. Take responsibility to the National Assembly for performance of its rights and responsibilities in management and use of public property; report management and use of public property at the request of the National Assembly.
7. Inspect, settle claims against public property, take actions against violations of management and use of public property.
8. Execute other rights and fulfill other responsibilities as prescribed in provisions of this Law and relevant law.
Article 14. Rights and responsibilities of the State Audit Office of Vietnam
State Audit Office of Vietnam shall audit management and use of public property and activities related to that; report and publish information about auditing results according to regulations of the Law on State audit.
Article 15. Rights and responsibilities of the Ministry of Finance
1. Act as a focal point to assist the Government in ensuring the consistency of state management of public property.
2. Take charge of preparing and submitting to competent authorities for issuing legislative documents on:
a) Policies on management and use of public property of authorities and organizations; granting power to make a decision on management and use of public property;
b) Criteria and norms for the use of workplaces, cars and public property of diplomatic representative offices, consular representative offices, representative offices of international organizations under provisions of law on Vietnamese representative offices and other Vietnamese authorities and organizations in foreign countries (hereinafter referred to as “overseas Vietnamese authorities”), machines, equipment and public property that are commonly used at authorities and organizations, except for official-duty houses and special-purpose property of people's armed forces;
c) Policies on financial management of land and natural resources; policies on management and disposal of public ownership; policies on management and use of enterprises’ public property; policies on management and use of property of state-funded projects and property formed from performing scientific and technological tasks funded by the State.
3. Cooperate with ministries or ministerial authorities in producing legislative documents on management and use, criteria and norms to use public property within scope of state management of such ministries or ministerial authorities.
4. Execute rights and fulfill responsibilities of owner’s representatives towards public property as prescribed in regulations of law and assigned by the Government; issue and execute legislative documents on management and use of public property within its power and assigned scope; publish information about public property nationwide.
5. Develop, manage and operate information systems and national database on public property; process data related to management and use of public property; prepare statistics, analyses and forecasts on public property.
6. Gather information about management and use of public property and submit it to the Government to report to the National Assembly.
7. Inspect, settle claims against public property, take actions against violations of management and use of public property as prescribed by regulations of law and assigned by the Government.
8. Execute other rights and fulfill other responsibilities as specified in this Law and relevant law and assigned by the Government.
Article 16. Rights and responsibilities of ministries, ministerial authorities, governmental authorities and other central authorities
1. Ministries, ministerial authorities, governmental authorities and other central authorities (hereinafter referred to as “ministries and central authorities”) shall have the rights and responsibilities to:
a) Execute rights and fulfill responsibilities of owner’s representatives towards public property within scope of their management as prescribed by law and assigned by the Government; publish information about public property within scope of their management;
b) Report management and use of public property in accordance with guidelines of the Ministry of Finance;
c) Inspect, settle claims against public property, take actions against violations of management and use of public property as stipulated by law and assigned by the Government;
d) Execute other rights and fulfill other responsibilities as specified in this Law and relevant law and assigned by the Government.
2. Apart from the rights and responsibilities specified in Clause 1 this Article, ministries and central authorities shall execute management of public property; inspect management and use of public property as prescribed in regulations of law and assigned by the Government.
Article 17. Rights and responsibilities of People’s Councils of all levels
1. People's Councils of all levels shall monitor the compliance with regulations of law on management and use of public property within scope of their management; execute other rights and fulfill other responsibilities as prescribed in this Law and relevant law.
2. According to provisions of this Law, assignment given by the Government, People’s Councils of provinces or power granted to manage and use public property shall be controlled within areas of provinces.
Article 18. Rights and responsibilities of People’s Committees of all levels
1. Execute rights and fulfill responsibilities of owner’s representatives towards public property within scope of their management. Ensure consistency of management of public property; publish information about public property within scope of their management;
2. People’s Committees of provinces shall report management and use of public property in accordance with guidelines of the Ministry of Finance or upon requests of People’s Councils of provinces. People’s Committees of districts and communes shall report management and use of public property within scope of their management at the request of People’s Committees of provinces or People’s Councils of districts and communes.
3. Inspect, settle claims against public property and take actions against violations of management and use of public property.
4. Execute other rights and fulfill other responsibilities as specified in this Law and relevant law and assigned by People’s Councils of provinces.
Article 19. Responsibility for management of public property
1. The Minister of Finance shall assign ministerial authorities responsible for the management of public property to:
a) Execute rights and fulfill responsibilities for state management of public property as specified in Article 15 herein;
b) Directly manage and dispose of certain public property as prescribed in this Law and relevant law.
2. Ministers or heads of central authorities shall assign ministerial authorities or central authorities to:
a) Execute rights and fulfill responsibilities for state management of public property as specified in Article 16 herein;
b) Directly manage and dispose of certain public property as prescribed in this Law and relevant law.
3. People’s Committees of provinces or districts shall assign finance authorities of provinces or districts to:
a) Execute rights and fulfill responsibilities for state management of public property as specified in Article 18 herein;
b) Directly manage and dispose of certain public property as prescribed in this Law and relevant law.
4. Specialized authorities affiliated to People’s Committees of provinces or districts shall assist People’s Committees thereof in fulfilling responsibility for state management of public property.
POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC PROPERTY OF AUTHORITIES AND ORGANIZATIONS
Section 1. GENERAL PROVISIONS ON MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC PROPERTY OF AUTHORITIES AND ORGANIZATIONS
Article 20. Public property of authorities and organizations
1. Office buildings, public service works, official-duty houses and other property pertaining to the land of workplaces, public service facilities and official-duty houses.
2. Use rights of the land of workplaces, public service facilities and official-duty houses.
3. Cars and other means of transport; machines and equipment.
4. Intellectual property rights, application software and database.
5. Other public property as prescribed by law.
Article 21. Authorities and organizations that are assigned to manage and use public property
1. State authorities.
2. People’s armed forces.
3. Public service providers.
4. Communist Party of Vietnam.
5. Socio-political organizations; socio-political and professional organizations; social organizations, social-professional organizations and other organizations that are established according to regulations of law on associations.
Article 22. Rights and obligations of authorities and organizations that are assigned to manage and use public property
1. Rights of authorities and organizations:
a) Use public property to serve their operations according to assigned functions and tasks;
b) Take measures for protect, operate and use distributed public property effectively in accordance with prescribe policies;
c) Have legitimate rights and interests protected by the State;
d) File complaints according to regulations of law;
dd) Other rights as prescribed by law.
2. Obligations of authorities and organizations:
a) Protect and use public property for the right purposes, standards, norms and policies; ensure cost-effectiveness;
b) Prepare and manage documents on public property, keeping financial accounts, compile inventories, reassess public property as stipulated regulations of this Law and law on accounting;
c) Report and publish information about public property as prescribed herein;
d) Fulfill financial obligations in the use of public property;
dd) Transfer public property to the State if there is any decision on its withdrawal made by competent authorities;
e) Be subject to inspection and monitoring carried out by competent state authorities; community-based monitoring of officials, public employees and people’s inspectorate in management and use of public property within their scope of management;
g) Other obligations as prescribed by law.
Article 23. Rights and obligations of heads of authorities and organizations that are assigned to manage and use public property
1. Rights of heads of authorities and organizations:
a) Ensure implementation of management and use of public property to carry out functions and tasks assigned by the State;
b) Monitor and inspect management and use of public property;
c) Take actions against violations of management and use of public property within their power or submit such violations to competent authorities for resolutions;
d) Other rights as prescribed by law.
2. Obligations of heads of authorities and organizations:
a) Issue and ensure implementation of regulations on management and use of public property distributed by the State;
b) Comply with regulations of this Law and relevant law; ensure the use of public property for the right purposes, standards, norms and policies; and ensure cost-effectiveness;
c) Take legally responsibilities for management and use of public property distributed by the State;
d) Resolve complaints within their power and take responsibilities for their explanations as prescribed in regulations of law;
dd) Other obligations as prescribed by law.
Section 2. STANDARDS AND NORMS FOR THE USE OF PUBLIC PROPERTY OF AUTHORITIES AND ORGANIZATIONS
Article 24. Criteria and norms for the use of public property
1. Criteria and norms for the use of public property of authorities and organizations are regulations on types, quantity, prices and entities eligible to use public property and are issued by competent authorities.
Prices in norms of using public property are defined as prices including payable taxes; in the cases where tax exemption is granted, exempted tax amounts shall be fully accounted for.
2. Criteria and norms for the use of public property are used as a basis for making plans and estimating costs; assignment, construction investment, purchase and lease of property, provide fixed funding for public property; management, use and disposal of public property of authorities and organizations.
Article 25. Rules for issuance of criteria and norms for the use of public property
1. Within competence.
2. Following procedures for issuance as prescribed by law.
3. In accordance with assigned functions and tasks; capacity of the state budget; degree of autonomy of public service providers.
Article 26. Power to issue criteria and norms for the use of public property
1. The Government shall set criteria and norms for the use of the following public property:
a) Workplaces, public service facilities;
b) Cars;
c) Public property of overseas Vietnamese authorities.
2. The Prime Minister shall set criteria and norms for the use of the following public property:
a) Special-purpose property of people’s armed forces;
b) Official-duty house;
c) Machines, equipment and public property that are commonly used in authorities and organizations, except for the public property specified in Clause 1 this Article.
3. Based on regulations of competent authorities specified in Clause 1 and Clause 2 this Article, ministries and ministerial authorities shall provide detailed guidelines for criteria and norms for the use of single-purpose property within scope of their management.
4. Based on regulations of competent authorities specified in Clauses 1, 2 and 3 this Article, ministries and central authorities shall set or grant power to make a decision on application of criteria and norms for the use of single-purpose property of authorities and organizations within scope of their management, except for provisions of Clause 7 this Clause.
5. Based on regulations of competent authorities specified in Clauses 1, 2 and 3 this Article and after reaching an agreement with the Standing Committees of People’s Councils and People's Committees of provinces shall set or grant power to make a decision on application of criteria and norms for the use of single-purpose property of authorities and organizations within scope of their management, except for provisions of Clause 7 this Clause.
6. For the public property that is not specified in Clauses 1, 2 and 3 this Clause, competent authorities stated in Clause 4 and Clause 5 this Clause shall set standards and norms to apply within their scope of management.
7. Heads of public service providers shall ensure operating costs and investment costs to make a decision on application of criteria and norms for the use of public property at their workplaces, excluding criteria and norms for area of workplaces, cars, machines and equipment of managing titles.
Article 27. Responsibility for inspection of criteria and norms for the use of public property
1. Ministries, central authorities and People’s Committees of all levels shall conduct inspection of the compliance with criteria and norms for the use of public property within scope of assigned tasks and entitlements.
2. Authorities and organizations that are assigned to manage and use public property shall inspect the compliance with criteria and norms for the use of public property.
3. Inspection of the compliance with criteria and norms for the use of public property shall be carried out in the entire process of construction investment, purchase, distribution, lease, use and disposal of public property.
4. During the process of inspection, if any violations against regulations on criteria and norms for the use of public property are found, authorities and organizations specified in Clause 1 and Clause 2 this Article shall promptly take actions against such violations within their competence or report them to competent authorities.
Section 3. POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC PROPERTY OF STATE AUTHORITIES
Article 28. How to form public property of state authorities
1. Formed public property of state authorities shall include:
a) Property in kind that is distributed by the State;
b) Property that is built or purchased by provision of the state budget or other funding as prescribed in regulations of law.
2. The form of public property of state authorities shall:
a) Comply with assigned functions and tasks; criteria and norms for the use of public property issued by competent authorities;
b) Comply with source of property and funding to be used;
d) Follow methods and procedures specified in this Law and relevant law;
d) Ensure publicity, transparence and proper policies.
Article 29. Distribution of property in kind from the State to state authorities
1. The State shall distribute property in kind to state authorities if there is lack of property compared to standards and norms.
2. Property distributed to state authorities shall include:
a) Property invested in construction or purchased by the State;
b) Confiscated property as specified in Article 41 herein;
c) Property of state-funded projects as specified in Section 1 Chapter VI herein;
d) Property whose public ownership is established as specified in Section 2 Chapter VI herein;
dd) Land distributed to build workplaces as prescribed in regulations of law on land;
e) Other property as prescribed by law.
3. Power to distribute public property shall be granted by the Government and according to the following provisions:
a) The Minister of Finance shall distribute public property in accordance with provisions of Points a, b, c, d and e Clause 2 this Article to ministries, central authorities and People’s Committees of provinces, except for the property specified in Point b and Point c this Clause;
b) Ministers and heads of central authorities shall distribute public property that is specified in Points a, b, c, d and e Clause 2 this Article and invested in construction, purchased or managed by ministries and central authorities to state authorities within scope of their management;
c) People’s Committees of all levels shall distribute public property that is specified in Points a, b, c, d and e Clause 2 this Article and invested in construction, purchased or managed by them to state authorities within scope of their management;
d) People’s Committees of provinces shall distribute public property according to provisions of Point dd Clause 2 this Article and regulations of law on land.
4. Authorities managing public property shall transfer property according to decisions made by competent authorities specified in Points a, b and c Clause 3 this Article.
Article 30. Investment in construction of workplaces of state authorities
1. Workplaces of state authorities shall be invested in construction if:
a) State authorities whose workplaces are not available or fails to satisfy working conditions as prescribed in regulations of law that the State has no workplace and not subject to lease of workplaces;
b) Workplace systems are rearranged to satisfy requirements for administrative reform.
2. Construction investment of workplaces shall be made in any of the following forms:
a) Administration complexes;
b) Separate workplaces.
3. Administration complex means a complex of workplaces whose planning and construction are put together in one place that is convenient for the use of multiple authorities and organizations. Investment in construction of administration complex shall:
a) Ensure cost-effectiveness, reduction in administrative costs and simplification in transaction for organizations and individuals;
b) Meet targets and requirements for working modernization; planning and plans for land use, urban planning; approved payroll orientation, criteria and norms for the use of workplaces;
c) Funding for construction of an administration complex shall be provided from the state budget and other capital as prescribed in regulations of law; authorities and organizations whose workplaces are located in an administration complex shall transfer their workplaces located in the previous locations to competent authorities.
4. Construction investment of workplaces shall be made in any of the following forms:
a) Assign a qualified organization to invest in construction of workplaces in the form of an administration complex;
b) Assign a state authority to directly use workplaces or a qualified organization to invest in construction of workplaces in the form of separate workplaces.
Such authority and organization shall have full capacity to invest in construction of workplaces in accordance with regulations of law on construction and relevant law;
c) Invest in construction in the form of public-private partnerships;
d) Other forms as prescribed by law.
5. Investment in construction of workplaces in the form of public-private partnerships:
a) Investment in construction of workplaces shall comply with regulations of law on investment, law on construction and law on bidding. The use of current workplaces of state authorities to participate in a project shall have a decision given by a competent authority.
b) State authorities managing workplaces shall follow and make a report on proportion of workplaces used to participate in the project in the execution of the project;
c) Investors are entitled to manage, use and operate the proportion of their own property within the agreed term of the contract; investors shall transfer ownership, rights to use and operate the proportion of their own property to the State according to the contract, ensure technical requirements for normal operation of the works and compliance with conditions of the contract.
If the investment project is executed in the form of jointly operation, the proportion of investors' property shall ensure not to affect operation of state authorities;
d) Competent state authorities shall establish public ownership and take measures for property transferred by investors as stipulated in Section 2 Chapter VI herein.
Article 31. Purchase of public property serving operation of state authorities
1. Purchase of workplaces and other public property shall apply in the cases where state authorities lack property compared to criteria and norms but the State has no property to distribute and not subject to lease or provision of fixed funding for the use of public property.
2. Public property shall be purchased in the form of which the purchase is made once (concentrated purchase) or multiple times.
3. Concentrated purchase shall compulsorily apply to property on the list of concentrated purchase as prescribed in regulations of law on bidding.
In the cases where the property is not on the list of concentrated purchase but multiple authorities and organizations wish to purchase the same property, they may gather contracts as one to assign the purchase to one of the purchasing authorities or organizations or concentrated purchasing units.
4. Selection of contractors providing property shall be made according to regulations of law on bidding.
Article 32. Lease of property serving operation of state authorities
1. State authorities are entitled to lease property serving their operation when they lack property compared to criteria and norms if:
a) The State has no property to distribute as specified in Article 29 herein and is not subject to provision of fixed funding as stipulated in Clause 1 Article 33 herein;
b) The property is used for a short period of time or irregularly;
c) Lease of property is more effective than investment in construction and purchase.
2. Form of lease and selection of contractors providing property lease service shall be made according to regulations of law.
3. Lease purchase of property shall comply with provisions of this Article and relevant law.
Article 33. Provision of fixed funding for the use of public property of state authorities
1. Provisions of fixed funding for the use of public property shall apply to official-duty houses, cars for transporting officials, cars serving general business of state authorities and other property in accordance with policies on management and use of each type of public property.
2. Provision of fixed funding shall apply to entities that are eligible for using public property.
3. The Government shall specify subjects and methods to determine amount of and payment for fixed funding to use public property.
Article 34. Use of public property of state authorities
1. Use of public property shall conform to the rules specified in Article 6 herein.
2. Lending or using public property for private purposes shall be banned.
3. State authorities are allowed to use the hall and means of transport which have not yet been fully used to distribute to state authorities, people's armed forces, public service providers, authorities affiliated to the Communist Party of Vietnam, socio-political organizations for jointly use in accordance with utility of property, security and safety and have to rights to collect an expense to cover direct expenses related to operation of the property in the period of use according to regulations of the Government.
4. State authorities are eligible to use official-duty houses, intellectual property rights, application software, database and other public property to operate in accordance with regulations of this Law and relevant law; management and use of proceeds shall comply with regulations of law.
Article 35. Operations management of public property of state authorities
1. Methods of operations management of public property:
a) State authorities assigned to manage and use public property shall directly manage the operation of such property;
b) Authorities assigned to manage administration complexes shall manage the operation of administration complexes; or
c) Hiring units responsible for operations management of public property.
2. Contents of operations management of public property:
a) Control, maintain operation and keep the public property in good conditions regularly;
b) Provide security, environmental services and other services to ensure regular operation of public property.
3. Selection of units responsible for operations management of public property specified in Point c Clause 1 this Article shall comply with regulations of law on bidding. State authorities having public property or authorities assigned to manage administration complexes shall conclude contracts and pay for administration costs to units responsible for operations management of public property.
Article 36. Use of land pertaining to workplaces of state authorities
1. State authorities shall be distributed land for long-term use without collection of land levy to build workplaces in accordance with functions and assigned tasks, criteria and norms for the use of public property, planning and plans for using land.
2. Rights and obligations of state authorities whose land is distributed shall comply with regulations of law on land.
3. Before deciding to distribute or withdraw land pertaining to workplaces, competent state authorities shall seek written opinions on workplaces of central state authorities from the Ministry of Finance or ask Departments of Finance of provinces for written opinions on workplaces of local state authorities regarding the compliance of plans for distribution and withdrawal with functions, tasks, payrolls and criteria and norms for the use of public property.
Article 37. Preparation and management documents on public property of state authorities
1. State authorities assigned to manage and use public property and authorities assigned to manage administration complexes shall prepare and manage documents on distributed property.
2. Documents on public property shall contain:
a) Documents related to property form and fluctuation;
b) Reports on property management and use and other reports on property;
c) Data on property of state authorities in national database on public property.
Article 38. Preparation of statistics, keeping financial accounts, inventory, re-evaluation and making reports on public property of state authorities
1. Public property shall be statistically and financially accounted for both exhibits and value in accordance with regulations of law on statistics, law on accounting and relevant law.
2. Public property is a fixed asset and shall be depreciated according to regulations of law.
3. State authorities assigned to manage and use public property shall compile an inventory of property at the end of the annual accounting period and an inventory under a decision on inventory and re-evaluation of public property made by the Prime Minister; determine the excess or lack of property and causes for handling according to regulations of law; make reports on management and use of public property.
4. Re-evaluation of public property value shall be carried out in the following cases:
a) Compiling an inventory or re-evaluating public property according to the Prime Minister’s decision;
b) Upgrading or extending the property according to a project approved by a competent authority;
c) Distributing, compiling an inventory or transferring property which has not been aggregated on accounts;
d) Selling or liquidating property;
dd) Property that is extremely damaged due to natural disasters, fire or other causes;
e) Other cases as prescribed by law.
5. Re-evaluation of public property value shall comply with regulations of this Law, law on accounting and relevant law.
Article 39. Maintenance and repair of public property of state authorities
1. State authorities assigned to manage and use public property or authorities responsible for operations management of public property shall maintain and repair the property in accordance with policies, criteria, economic-technical norms issued by competent authorities specified in Clause 3 this Article.
2. The State shall ensure funding for maintenance and repair of public property of state authorities under policies, criteria and economic-technical norms.
3. Power to issue policies, criteria and economic-technical norms for maintenance and repair:
a) Ministries responsible for management of lines and fields shall specify policies, criteria and economic-technical norms for maintenance and repair of public property within scope of their management;
b) For public property that is not subject to policies, criteria and economic-technical norms as defined in Point a this Clause, based on manufacturers' instructions and actual use of property, ministers and heads if central authorities and chairmen of People's Committees or provinces shall specify or grant power to specify policies, criteria and economic-technical norms for maintenance and repair applicable to public property within scope of their management.
Article 40. Forms to dispose of public property of state authorities
1. Withdrawal.
2. Transfer.
3. Sale.
4. Using public property to make payments to investors when executing construction projects in the form of build-transfer contracts.
5. Liquidation.
6. Destruction.
7. Dealing with public property if it is lost or damaged.
8. Other forms as prescribed by law.
Article 41. Withdrawal of public property of state authorities
1. Public property shall be withdrawn if:
a) A workplace has not been operated continuously for over 12 months;
b) The State appoints a new location of workplace or invests in construction of another workplace to replace the current one;
c) Property is used for improper subjects, exceeding criteria and norms; used for improper purposes or lent;
d) Property is transferred, sold, given, contributed capital or used to ensure the fulfillment of civil obligations illegally; used for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes illegally;
dd) Property has been distributed, invested in construction, purchases but no longer used or the use and operation of property is not effective or demand for use is declined due to change in organizational structure, functions or tasks;
e) Property is replaced due to demand for technical and technological innovation according to a competent authority's decision;
g) A competent state authority assigned to manage and use property voluntarily returns it to the State;
h) Other cases as prescribed by law.
2. State authorities having property withdrawn shall transfer it to the authorities specified in Clause 3 this Article in compliance with a decision on withdrawal. Dismantling or change of components of the property that have been withdrawn shall be banned.
3. Authorities assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein shall:
a) Receive withdrawn property according to a competent authority's decision; carry out or authorize a state authority having property withdrawn to carry out storage, protection, maintenance or repair of property pending the disposal of the property;
b) Make plans to dispose of or operate withdrawn property to submit them to a competent authority for approval; dispose of or operate property according to plans approved by a competent authority.
4. Measures to be taken for withdrawn public property:
a) Distribute property to an authority or organization to manage or use as specified in Article 29 herein;
b) Transfer property as specified in Article 42 herein;
b) Sell or liquidate property as specified in Article 43 and Article 45 herein;
d) Destroy property as specified in Article 46 herein;
dd) Other measures depending on the Prime Minister’s decision.
Article 42. Transfer of public property
1. Public property shall be transferred if:
a) There is a change in managing authorities, organizational structure or power to manage of public property;
b) The transfer is made from the excess to lack of property according to criteria and norms for the use of public property specified by a competent authority.
c) The property transfer brings in higher efficiency;
d) A state authority is assigned to manage and use property but has no demand for regular use;
dd) Other cases as prescribed by law.
2. Transfer of public property shall only be made among state authorities, people’s armed forces, public service providers, authorities affiliated to the Communist Party of Vietnam, socio-political organizations, except for a special case decided by the Prime Minister at the request of the Minister of Finance and relevant ministers, heads of central authorities and chairmen of People’s Committees of provinces.
3. State authorities having property transferred shall undertake and cooperate with authorities or organizations eligible for receiving property in property transfer and receipt. Authorities or organizations eligible for receiving property shall make payments for reasonable costs related to property transfer and receipt. There shall be no payment for value of property when the property is transferred.
Article 43. Sale of public property of state authorities
1. Public property shall be sold if:
a) Withdrawn property is offered for sale as prescribed in Article 41 herein;
b) A state authority assigned to use public property no long uses or less uses due to change in organizational structure, functions, tasks or other causes in which the property is not withdrawn or transferred;
c) Management and use of public property are rearranged;
d) Public property is liquidated as specified in Article 45 herein;
2. Public property shall be sold in the form of an auction, excluding the cases of selling public property with low value when the price listing is made public or assigned sale as prescribed in regulations of the Government.
3. Authorities assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein or state authorities having property for sale shall make the sale of property in accordance with regulations of law.
Article 44. Use of public property to make payments to investors when executing construction projects in the form of build-transfer contracts
1. The State allows using public property to make payments to investors when executing construction projects in the form of build-transfer contracts as stipulated in regulations of law on investment.
2. Use of public property to make payments to investors when executing construction projects in the form of build-transfer contracts shall comply with principle of equal value; the value of public property shall be determined according to the market price from the day on which the payment is made.
3. The value of construction projects executed in the form of build-transfer contracts shall be determined according to regulations of law on investment, law on construction and relevant law.
4. Selection of investors that are eligible to execute construction projects in the form of build-transfer contracts shall conform to regulations of law on bidding.
5. The value of public property used to make payments to for construction projects executed in the form of build-transfer contracts shall be aggregated with the state budget in compliance with regulations of law on the state budget.
6. Exercise of land use rights and use of land and property pertaining to land to make payments to investors when executing construction projects in the form of build-transfer contracts shall comply with provisions of this Article and Article 117 herein.
Article 45. Liquidation of public property of state authorities
1. Public property shall be liquidated if:
a) Public property expires in accordance with regulations of law;
b) Public property has not expire but has been damaged that fails to be repaired;
c) Office buildings or other property pertaining to land must be demolished according to a competent state authority’s decision.
2. Public property shall be liquidated in the forms of:
a) Demolition or destruction. Materials withdrawn from such demolition or destruction shall be offered for sale;
b) Sale.
3. Based on regulations of competent authorities, state authorities having property liquidated shall carry out liquidation in the forms specified in Clause 2 this Article. Liquidation of public property in the form of sale shall comply with provisions of Article 43 herein.
Article 46. Destruction of public property of state authorities
1. Public property shall be destroyed according to regulations of law on state secret protection, law on environmental protection and relevant law.
2. Forms of public property destruction shall include:
a) Using chemicals;
b) Taking mechanical measures;
c) Burning or burying;
d) Other forms as prescribed by law.
3. Ministers, heads of central authorities and chairmen of People’s Committees of provinces shall assign authorities having property or other authorities responsible for property destruction to destroy public property according to the forms specified in Clause 2 this Article and relevant laws.
Article 47. What to do with lost and damaged public property
1. If public property is lost or damaged due to natural resources, fire or other causes, a state authority assigned to manage and use public property shall:
a) Report on lost or damaged property and liability of relevant entities to a competent authority;
b) Make property write-offs and handle the liability of relevant entities according to a competent authority’s decision.
2. If the lost or damaged property is compensated by an insurance company or a relevant entity, the distribution of the property shall be compensated in kind or the amount of compensation shall be used for investment in construction or purchase of new property to replace the lost or damaged one shall comply with provision of Articles 28, 29, 30 and 31 herein.
Article 48. Management and use of proceeds earned from disposal of public property of state authorities
1. The proceeds earned from disposal of public property shall be transferred to temporary accounts at a state treasury after deducting expenses related to the disposal of the property, the remainder shall be transferred to the state budget.
2. Costs related to disposal of public property shall be estimated and approved by a competent state authority. Costs related to disposal of public property shall consist of:
a) Cost of inventory or measurement;
b) Cost of relocation, demolition or destruction;
c) Cost of evaluation of property;
d) Cost of holding an auction;
dd) Other reasonable costs.
3. State authorities that are granted permission to dispose of public property to purchase new property shall be given priority in allocation of fixed funding provided by the state budget.
State authorities that are granted permission to dispose of public property which is a workplace and have a project on construction, purchase, renovation or upgrading of workplace shall be given priority in capital allocation of public investment scheme and priority in allocation of fixed funding provided by the state budget.
Article 49. Management and use of public property of overseas Vietnamese authorities
1. Management and use of public property of overseas Vietnamese authorities shall comply with criteria, norms and policies issued by competent authorities in Vietnam as prescribed in regulations of this Law and relevant law.
2. Management and use of public property of overseas Vietnamese authorities shall apply in the following order:
a) International agreement to which the Socialist Republic of Vietnam and a host country are signatories;
b) Law of the host country;
c) Vietnam law.
3. The Government shall specify policies on management and use of public property of overseas Vietnamese authorities.
Section 4. POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC PROPERTY OF PUBLIC SERVICE PROVIDERS
Article 50. The form of public property of public service providers
1. Sources to form public property of a public service provider shall include:
a) Public property in kind distributed by the State to the state authorities specified in Article 29 herein;
b) Property that is built or purchased by provision of the state budget, public service development funds, property depreciation funds or other funding as prescribed in regulations of law;
c) Property formed from loans, mobilized capital, joint venture with organizations or individuals.
2. The form of public property of public service providers shall conform to the rules specified in Clause 2 Article 28 herein.
3. For the form of public property specified in Point c Clause 1 this Article, apart from conforming to the rules stipulated in Clause 2 Article 28 herein, it is required that the following provisions be applied:
a) There shall be projects on joint venture; methods of loan borrowing, mobilization and refund that are approved by a competent authority;
b) Public service providers shall refund debts and other relevant costs; take responsibility for efficiency of loan borrowing and mobilization or joint venture.
Article 51. Investment in construction of public service facilities
1. The investment in construction of public service facilities, including the use of borrowed capital, mobilized capital and joint ventures shall be carried out when the following requirements are fully satisfied:
a) There is no public service facility or a public service facility whose area is inadequate compared to criteria and norms;
b) The State has no property to distribute and has the public service facility is not for lease.
2. Investment in construction of public service facilities shall comply with regulations of law on public investment, law on construction and relevant law.
3. There is no allocation of public investments or state budget to invest in construction of new property that is used for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes only.
4. Investment in construction of public service facilities in the form of public-private partnerships shall apply to investment in construction of workplaces of state authorities as specified in Clause 5 Article 30 herein.
Article 52. Purchase of public property serving operation of public service facilities
1. Purchase of a public service facilities and other property shall be made when the following requirements are fully met:
a) There is lack of property compared to criteria and norms;
b) The State has no property to distribute and the public service facility is not either for lease or provided fixed funding for using property.
2. There is no allocation of state budget to purchase public property that is used for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes only.
3. Forms of purchasing public property and methods of selecting contractor providing property serving the operation of public service providers shall comply with provisions of Clauses 2, 3 and 4 Article 31 herein.
Article 53. Lease of property and provision of fixed funding for the use of public property of public service providers
Lease of property and provision of fixed funding for the use of public property of public service providers shall conform to regulations of Article 32 and Article 33 herein.
Article 54. Use and operations management of public property of public service providers
1. Use of public property shall conform to the rules specified in Article 6 herein.
2. Lending or using public property for private purposes shall be banned.
3. Use of public property for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes shall comply with regulations of Articles 55, 56, 57 and 58 herein.
4. Public service providers are entitled to use official-duty houses, intellectual property rights, application software, database and other public property to operate in accordance with provisions of this Law and relevant law; management and use of proceeds shall comply with regulations of law.
5. Public service providers are not permitted to use public property for mortgage or take measures for ensuring the fulfillment of other civil obligations if:
a) The public property is distributed by the State;
b) The public property is built or purchased by provision of the state budget;
c) Land use rights, except for land use rights used for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes and the land rental has been paid in lump sum without origin from the state budget after ministers or heads of central authorities grant permission to central-affiliated public service providers and chairmen of People’s Committees of provinces grant permission to public service providers of provinces.
6. Operations management, preparation and management of documents on public property of public service providers shall apply to the state authorities specified in Article 35 and Article 37 herein.
Article 55. General provisions on use of public property of public service providers for commercial purposes, for lease and for joint venture purposes
1. Public service providers are entitled to use public property for commercial purposes, for lease and for joint venture purposes in the cases specified in Clause 1 Article 56, Clause 1 Article 57 and Clause 1 Article 58 herein.
2. Use of public property for commercial purposes, for lease or joint venture purposes shall satisfy the following requirements:
a) Being granted permission by the competent authorities specified in Clause 2 Article 56, Clause 2 Article 57 and Clause 2 Article 58 herein;
b) Not affecting the performance of functions and tasks assigned by the State;
c) Not losing the public property ownership; preserving and developing capital and property distributed by the State;
d) Using the property for the right purposes assigned and purposes of construction investment, purchase; fulfilling functions and tasks of public services providers;
dd) Increasing capacity and efficiency of using the property;
e) Ensuring the depreciation of fixed assets, fulfilling obligations on tax, fees, charges and other state financial obligations;
g) The State shall not provide funding for maintenance or repair of public property that is used for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes only; public service providers shall use proceeds earned from business, lease or joint ventures to maintain or repair public property;
h) Ensuring the market mechanism and complying with regulations of relevant law.
3. Public service providers using public property for commercial purposes, for lease or joint venture purposes shall:
a) Make plans for using public property for commercial purposes, for lease or joint venture purposes to submit them to a competent authority for approval;
b) Implement approved plans;
c) Update information about the use of public property for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes to the national database on public property;
d) Fulfill all requirements specified in Clause 2 this Article.
4. Authorities assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein shall:
a) Assess and submit plans for using public property for commercial purposes, for lease and for joint venture purposes to competent authorities specified in Clause 2 Article 56, Clause 2 Article 57 and Clause 2 Article 58 herein or make a request for such plans according to the Ministry of Finance’s guidelines;
b) Receive, manage and publish information about the use of public property for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes.
5. The proceeds earned from business, lease or joint ventures shall be aggregated separately and kept all accounts as prescribed in regulations of law on accounting and shall be managed and used as follows:
a) Making payment for relevant costs;
b) Making repayment for loans or mobilized capital (if any);
c) Fulfilling state financial obligations;
d) Managing and using the remaining proceeds according to regulations of the Government.
Article 56. Use of public property of public service providers for commercial purposes
1. A public service provider is entitled to use public property for commercial purposes if:
a) The property is distributed, invested in construction or purchased to perform tasks assigned by the State but it has not been used at full capacity;
b) The property is invested in construction or purchased in accordance with a project approved by a competent authority for commercial purposes that is not funded by the state budget.
2. Power to approve plans for using property for commercial purposes:
a) Ministers, heads of central authorities and chairmen of People’s Committees of provinces shall approve plans towards property which is public service facilities; other property with high value as prescribed by the Government;
b) Management councils or heads of public service providers shall approve plans towards property that is not specified in Point a of this Clause.
Article 57. Use of public property of public service providers for lease
1. A public service provider is entitled to lease out public property if:
a) The property is distributed, invested in construction or purchased to perform tasks assigned by the State but it has not been used at full capacity;
b) The property is invested in construction or purchased in accordance with a project approved by a competent authority for lease that is not funded by the state budget.
2. Power to approve plans for the lease of public property of public service providers:
a) Ministers, heads of central authorities and chairmen of People’s Committees of provinces shall approve plans towards property which is public service facilities; other property with high value as prescribed by the Government;
b) Management councils or heads of public service providers shall approve plans towards property that is not specified in Point a of this Clause.
3. Form of lease and property rental:
a) The property which is a public service facility and other property with high value as prescribed by the Government shall be leased out in the form of an auction; property rental shall be the final bid;
b) The property that is not specified in Point a this Clause shall be leased out by negotiation; property rental shall be negotiated by and between the lessor and the lessee according to the rental listed on the market of the property with the same type or the property having the same specification, quality or origin.
Article 58. Use of public property of public service providers for joint venture purposes
1. A public service provider is entitled to use public property to associate with a foreign or domestic entity if:
a) The property is distributed, invested in construction or purchased to perform tasks assigned by the State but it has not been used at full capacity;
b) The property is invested in construction or purchased in accordance with a project approved by a competent authority for joint venture purposes that is not funded by the state budget;
c) Use of public property for joint venture purposes brings in greater efficiency in providing public services according to assigned functions and tasks.
2. Ministers or heads of central authorities shall approve plans for using of property of public service providers within scope of their management for joint venture purposes after a written opinion of the Ministry of Finance is given; chairmen of People’s Committees of provinces shall approve plans for using property of public service providers within their power for joint venture purposes after written opinions of Standing Committee of People’s Councils of provinces are given.
3. In the cases where the property is treated as contributed capital when carrying out joint venture according to regulations of law, the value of the property shall be determined as follows:
a) If the property is the use right of the land subject to capital contribution as prescribed in regulations of law on land, the value of land use right shall be determined according to the market price from the day on which the capital is contributed for joint venture;
b) If the property pertains to the land subject to capital contribution as prescribed in regulations of law on land and relevant law, the value of the property shall be determined according to the remaining actual value as a result of re-evaluation from the day on which the capital is contributed for joint venture;
c) If the property is a brand of a public service provider, the value of such brand to contribute capital for joint venture shall be determined according to Vietnam’s valuation standards, law on intellectual property and relevant law;
d) If the property is not specified in Points a, b and c this Clause, the value of property shall be determined according to the market price on the date of carrying out joint venture of the property with the same type or property having the same specifications, quality or origin.
Article 59. Preparation of statistics, keeping financial accounts, inventory, re-evaluation and making reports on public property of public service providers
1. Public property of public service providers shall be promptly and fully prepared statistics and kept financial accounts according to regulations of law on accounting, law on statistics and relevant law.
2. Re-evaluation of public property value shall be carried out in the following cases:
a) Compiling an inventory or re-evaluating public property according to the Prime Minister’s decision;
b) Upgrading or extending the property according to a project approved by a competent authority;
c) Distributing, compiling an inventory or transferring property which has not been aggregated on accounts;
d) Selling or liquidating public property;
dd) Property that is extremely damaged due to natural disasters, fire or other causes;
e) Using the property for joint venture purposes to ensure the fulfillment of civil obligations;
g) Disposing of public property when converting the operation of a public service provider;
h) Other cases as prescribed by law.
3. Re-evaluation of public property value shall comply with regulations of this Law, law on accounting and relevant law.
4. Public service providers assigned to manage and use public property shall compile an inventory of property at the end of the annual accounting period and an inventory under a decision on inventory and re-evaluation of public property made by the Prime Minister; determine excess or lack of property and causes for handling according to regulations of law; make reports on management and use of public property.
Article 60. Maintenance and repair of public property of public service providers
1. Maintenance and repair of public property of public service providers shall comply with regulations of Clause 1 and Clause 3 Article 39 herein.
2. Funding for maintenance and repair of public property of public service providers shall be guaranteed by their funding that is permitted to use; the public property used for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes shall apply to provisions of Point g Clause 2 Article 55 herein.
Article 61. Depreciation of fixed assets of public service providers
1. Fixed assets of public service providers shall be depreciated. Fixed assets of public service providers that are depreciated shall include:
a) Fixed assets that are guaranteed to be operating costs and investment costs;
b) Fixed assets subject to full depreciation of fixed assets into service charges;
c) Fixed assets that are not specified in Point a and Point b this Clause and used for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes.
2. Depreciation expense of each fixed asset shall be allocated for each activity related to public service, business, lease or joint venture to aggregate with cost of each activity.
3. The money depreciated from fixed assets shall be added to public service development funds of public service providers. Where the fixed assets are invested or purchased from loans or mobilized capital, the money depreciated from such fixed assets shall be used for debt payment; the remaining amount of money shall be added to public service development funds of public service providers.
Article 62. Disposal of public property of public service providers
1. Forms of disposal of public property of a public service provider:
a) Disposal of public property shall be in the forms specified in Article 40 herein;
b) Disposal of public property shall be carried out when the operation of the public service provider is converted.
2. Disposal of public property of public service providers in the forms specified in Article 40 herein shall comply with regulations of Articles 41, 42, 43, 44, 45, 46 and 47 herein.
Disposal of public property when the operation of public service providers is converted shall conform to regulations of Article 63 herein.
3. The remaining amount of proceeds earned from disposal of public property after deducting relevant costs, repaying loans or mobilized capital (if any) and fulfilling state financial obligations shall be added to public service development funds; if public service providers have operating costs covered by the State, such remaining amount shall be transferred to the state budget.
The remaining amount of proceeds earned from transfer of land use rights after deducting relevant costs shall be:
a) Submitted to the state budget according to regulations of law on state budget. Public service providers having projects on construction investment, purchases, renovation or upgrading public service facilities shall be given priority in capital allocation of public investment scheme and priority in allocation of fixed funding provided by the state budget;
b) Added to a public service development fund in case land use rights are formed from receiving transfer or lease of land whose land rental is paid in lump sum and the land rental is not covered by the state budget.
Article 63. Disposal of public property when the operation of public service providers is converted
1. Disposal of public property carried out by a public service provider converted to an enterprise when receiving a written decision on operation conversion from a competent authority:
a) Compile an inventory and classify managed and used property;
b) Dispose of abundant or inadequate property, property that is no long used or property in the process of liquidation;
c) Determine the property value to add to value of the converted public service provider;
d) Decide to distribute public property of the public service provider to the enterprise after conversion;
dd) Transfer property to the enterprise after being converted from the public service provider;
e) After the transfer, the enterprise converted from the public service provider shall complete the documents on property and land and submit them to a competent authority to hand over management and use of the property from the public service provider to the enterprise; follow administrative procedures and fulfill financial procedures according to regulations of law on land and relevant law.
2. The Government shall specify this Article in detail.
Section 5. POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC PROPERTY OF PEOPLE'S ARMED FORCES
Article 64. Public property of people's armed forces
Public property of people’s armed forces is the property that the State distributes to the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security for the purposes of management and use to ensure national security and other tasks assigned by the State, including:
1. Special-purpose property:
a) Weapons, military equipment, explosives, special support instruments; vehicles, and technical professional equipment;
b) Land and construction works pertaining to land, including: combat works, strategic defense works; works to ensure security operations; works serving research, fabrication, manufacture, repair, testing of weapons, important military equipment and special support instruments.
2. Single-purpose property:
a) Land, buildings and other property pertaining to land that belongs to camps, headquarters buildings, warehouses, academies, national security training centers, shooting fields, field sites, training grounds and detention facilities of people's armed forces;
b) Vehicles used for national security purposes;
c) Other support instruments apart from special support instruments; other property with special designed for operation of people’s armed forces.
3. Property used for management is the property that is used for the purposes of operation, training and education in people’s armed forces, including:
a) Land, buildings and other property pertaining to land that belongs to schools, except for academies, national security training centers; health facilities, nursing homes; guest houses, official-duty houses; stadiums, gymnasiums and other facilities that are not included in campuses or headquarters buildings of people's armed forces;
b) Commander cars, cars serving general business and other means of transport;
c) Machines and equipment;
d) Other property.
Article 65. Management and use of special-purpose and single-purpose property of people's armed forces
1. Responsibilities of the Minister of National Defense and the Minister of Public Security:
a) Make a detailed list of special-purpose property and criteria and norms for the use of special-purpose property and submit it to the Prime Minister;
b) Issue a detailed list of single-purpose property to people’s armed forces;
c) Issue regulations on construction of combat works, strategic defense works, works to ensure security operations; works serving research, fabrication, manufacture, repair, testing of weapons, important military equipment and special support instruments;
d) Specify records and forms to keep track of special-purpose property;
dd) Submit a decision on methods of purchase and sale of special-purpose property to the Prime Minister.
2. The form, management, use and disposed of special-purpose and single-purpose property:
a) The form and use of special-purpose and single-purpose property shall comply with of distribution of property and ensure safety and confidentiality;
b) Investment in construction of combat works, professional security works shall ensure state secrets; ensure security as prescribed;
c) Documents and reports on special-purpose property shall be managed and stored according to regulations of law on state secret protection;
d) Use of special-purpose and single-purpose property for commercial purposes, for lease, for joint venture purposes or other forms of business shall be banned;
dd) Disposal of special-purpose or single-purpose property shall be carried out only after such property is not included in property distribution; waste withdrawn from liquidation of property which is weapons, explosives or special support instruments shall comply with regulations of law on management and use of weapons, explosives and special support instruments;
e) The Prime Minister shall make a decision on transfer of special-purpose property, except for the transfer made among authorities affiliated to the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security;
g) Before putting special-purpose property or single-purpose property to use, the Minister of National Defense or the Minister of Public Security shall decide or authorize an authority to decide to include the public property in property distribution; when such property is no longer used, the Minister of National Defense or the Minister of Public Security shall decide or authorize an authority to decide to remove it from the property distribution.
3. The contents of how to form, management, use and disposal of special-purpose property and single-purpose property of people’s armed forces that are not specified in Clause 2 this Article shall conform to regulations of Section 3 this Chapter; for public service providers affiliated to people’s armed forces, such contents shall apply to provisions of Section 4 this Chapter.
4. The Government shall specify this Article in details.
Article 66. Management and use of property serving the management of people's armed forces
1. How to form, management, use and disposal of the property serving management of people's armed forces shall comply with regulations of Section 3 this Chapter; how to form, management, use and disposal of the property serving management of public service providers affiliated to people's armed forces shall comply with regulations of Section 4 this Chapter.
2. Before putting the property serving management to use, the Minister of National Defense or the Minister of Public Security shall decide or authorize an authority to decide to include the public property in property distribution; when such property is no longer used, the Minister of National Defense or the Minister of Public Security shall decide or authorize an authority to decide to remove it from the property distribution.
Section 6. POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC PROPERTY OF ORGANIZATIONS
Article 67. Management and use of public property of authorities affiliated to the Communist Party of Vietnam
1. Property of an authority affiliated to the Communist Party of Vietnam shall consist of:
a) Property distributed in kind by the State and property built or purchased by provision of the state budget;
b) Property whose ownership is transferred under a competent state authority’s decision; property formed from party dues and other revenue of the Communist Party.
2. Management and use of property of authorities affiliated to the Communist Party of Vietnam shall abide by the rules of management and use of public property specified herein and Charter of the Communist Party of Vietnam.
3. The Government shall specify this Article in details.
Article 68. Management and use of public property of socio-political organizations
1. The State shall distribute the property in kind and allocate state budget to socio-political organizations for investing in construction, purchasing, lease or providing fixed funding for the use of property in accordance with functions, tasks, criteria, norms and policies on management and use of public property.
2. How to form, management, use and disposal of public property specified in Clause 1 this Article shall comply with regulations of Section 3 this Chapter; the public property of public service providers affiliated to socio-political organizations shall conform to regulations of Section 4 this Chapter.
Article 69. Management and use of public property of socio-professional organizations
1. Property that is a workplace or a public service establishment of a socio-professional organization and is distributed by the State or formed from provision of state budget shall be treated as public property.
Management, use and disposal of other property that is distributed to socio-professional organizations by the State and is under ownership of such organizations shall comply with regulations of the civil affairs, relevant law and charters of organizations.
2. Socio-professional organizations shall manage, use and dispose of public property according to provisions of Section 3 this Chapter; protect public property according to regulations of law and maintain and repair public property in accordance with their budget.
A socio-professional organizations using distributed public property for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes shall:
a) Make plans for using public property for commercial purposes, for lease or joint venture purposes to report them to a competent authority;
b) Have the plans approved by a competent authority assigned by the Government;
c) Use public property for the right purposes of construction investment; Not affect the performance of functions and tasks assigned by the charter of organization;
d) Not lose the public property ownership; preserve and develop capital and property distributed by the State;
dd) Increase capacity and efficiency of using the property;
e) Ensure the depreciation of fixed assets and transfer depreciated amount of money thereof to the state budget; fulfill obligations on tax, fees, charges and other state financial obligations;
g) Ensure the market mechanism and comply with regulations of relevant law.
3. Use of public property for commercial purposes, for lease and for joint venture purposes shall apply to public service providers specified in Section 4 this Chapter.
The proceeds earned from the use of public property for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes shall be aggregated separately and kept all accounts as prescribed in regulations of law on accounting and shall be managed and used as follows:
a) Making payment for relevant costs;
b) Making repayment for loans or mobilized capital (if any);
c) Fulfilling state financial obligations;
d) Managing and using the remaining proceeds according to regulations of the Government.
Article 70. Management and use of public property of social organizations, socio-professional organizations and other organizations that are established according to regulations of law on associations
1. Social organizations, socio-professional organizations and other organizations that are established according to regulations of law on associations shall guarantee property for their operation.
2. Property that is a workplace or a public service establishment of a social organization, socio-professional organization or another organization and is distributed by the State or formed from provision of state budget shall be treated as public property. Social organizations, socio-professional organizations and other organizations shall manage, use and dispose of public property according to provisions of Section 3 this Chapter; protect public property according to regulations of law and maintain and repair public property in accordance with their budget.
Use of distributed public property for commercial purposes, for lease and for joint venture purposes; management and use of the proceeds earned from using such property shall comply with regulations of Clause 2 and Clause 3 Article 69 herein.
3. Management and use of the property that is not specified in Clause 2 this Article shall comply with regulations of law on civil affairs, relevant law and charters of organizations.
Section 7. POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC PROPERTY OF STATE RESERVE AUTHORITIES
Article 71. Public property of state reserve authorities
1. Public property serving the operation of state reserve authorities shall include:
a) Public property serving the operation of state reserve authorities shall include:
b) Systems of national reserve warehouses.
2. Goods and materials on the list of national reserves.
Article 72. Management and use of public property serving the operation of state reserve authorities
1. Management and use of public property serving the operation of state reserve authorities shall conform to regulations of Section 3 this Chapter.
2. Management and use of systems of national reserve warehouses shall conform to regulations of Section 3 this Chapter, law on national reserves and the following regulations:
a) State reserve authorities shall be entitled to use warehouses to store public property when a decision on withdrawal or decision on establishment of public ownership has been given during the process of handling according to tasks assigned by a competent authority;
b) State reserve authorities shall be eligible to operate warehouses that are not used at full capacity. Warehouse operation shall ensure the compliance with utility; not affect national reserve secrets and safety, performance of assigned functions and tasks and shall be granted permission by a competent authority.
The remaining amount of proceeds earned from disposal of public property shall be transferred to the state budget after deducting relevant costs.
3. The Government shall specify this Article in details.
Article 73. Management and use of goods and materials on the list of national reserves
Management and use of goods and materials on the list of national reserves shall conform to regulations of law on national reserves.
POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF INFRASTRUCTURAL PROPERTY
Section 1. GENERAL PROVISIONS ON MANAGEMENT AND USE OF INFRASTRUCTURAL PROPERTY
Article 74. Management and use of infrastructural property
1. Management and use of infrastructural property invested and managed by the State shall comply with regulations of this Law and relevant law.
2. Management and use of infrastructural property including state capital of enterprises shall comply with regulations of law on management and use of state capital to invest in enterprises' business operation and relevant law.
Article 75. Authorities and organizations assigned to manage infrastructural property
1. State authorities.
2. People’s armed forces.
3. Public service providers.
4. Enterprises.
5. Other authorities and organizations as prescribed in regulations of relevant law.
Article 76. Rights and obligations of authorities and organizations assigned to manage infrastructural property
1. Authorities and organizations assigned to manage infrastructural property are entitled to:
a) Make a decision on response to protect and operate infrastructural property that is assigned to manage according to regulations of this Law and relevant law.
b) Have legitimate rights and interests protected by the State;
d) File complaints according to regulations of law;
d) Other rights as prescribed by law.
2. Authorities and organizations assigned to manage infrastructural property shall:
a) Prepare and manage documents; aggregate infrastructural property according to regulations of this Law and law on accounting;
b) Report and publish information about infrastructural property as prescribed herein;
c) Take measures for maintaining, developing and protecting infrastructural property;
d) Fulfill financial obligations in operation of infrastructural property;
dd) Transfer infrastructural property when the State makes a decision on withdrawal;
e) Other obligations as prescribed by law.
3. Rights and obligations of heads of state authorities, people’s armed forces, public service providers, enterprises and other authorities and organizations specified in Article 75 herein:
a) Ensure implementation of management, use and operation of property that the State assigns to manage;
b) Monitor and inspect management and use of distributed property;
c) Take actions against violations of management and use of infrastructural property within their power or submit such violations to competent authorities for resolutions;
d) Comply with regulations of this Law and relevant laws; ensure the use of property for the right purposes and policies and ensure cost-effectiveness;
dd) Resolve complaints within their power and take responsibilities for their explanations as prescribed in regulations of law;
e) Other rights and obligations as prescribed by law.
Article 77. Infrastructural property distributed to managing authorities and organizations
1. Existing infrastructural property that has not been distributed to managing authorities and organizations.
2. Newly built infrastructural property.
3. Withdrawn infrastructural property as prescribed in Article 88 herein.
4. Infrastructural property whose public ownership is established as specified in Section 2 Chapter VI herein.
5. Other infrastructural property as prescribed by law.
Section 2. DOCUMENTS, PREPARATION OF STATISTICS, KEEPING FINANCIAL ACCOUNTS, INVENTORY, RE-EVALUATION, MAKING REPORTS AND MAINTENANCE OF INFRASTRUCTURAL PROPERTY
Article 78. Documents, preparation of statistics, keeping financial accounts, inventory, re-evaluation and making reports on infrastructural property
1. Documents on infrastructural property shall contain:
a) Documents related to the form of infrastructural property and fluctuation;
b) Reports on infrastructural property management and use and other reports on infrastructural property;
c) Data on infrastructural property on national database on public property.
2. Infrastructural property shall be statistically and financially accounted and inventoried in accordance with regulations of law on accounting, law on statistics and relevant laws. Authorities and organizations assigned to manage infrastructural property shall make reports on management and use of property as prescribed herein.
3. Infrastructural property is a fixed asset and shall be depreciated according to regulations of law.
4. Re-evaluation of infrastructural property value shall be carried out in the following cases:
a) Compiling an inventory, re-evaluating the property according to a competent authority’s decision;
b) Upgrading or extending the property according to a project approved by a competent authority;
c) Distributing, compiling an inventory or transferring property which has not been aggregated on accounts;
d) Selling or liquidating property;
dd) Property that is extremely damaged due to natural disasters, fire or other causes;
e) Other cases as prescribed by law.
5. Re-evaluation of infrastructural property value shall comply with regulations of this Law, law on accounting and relevant law.
Article 79. Maintenance of infrastructural property
1. Infrastructural property shall be maintained according to criteria, norms and technical maintenance procedures in order to maintain technical conditions of infrastructural property and ensure normal operation and safety when using infrastructural property.
2. Forms of infrastructural property maintenance shall comply with regulations of relevant law.
3. Every year, authorities and organizations that are assigned to manage infrastructural property shall publish information about the list of infrastructural property and maintenance plans thereof within their scope of management.
4. Organizations and individuals having demand and capacity shall register to participate in infrastructural property maintenance. Selection of entities to maintain infrastructural property shall comply with regulations of law on bidding, unless the State places an order, assigns plans or the maintenance to construction contractors.
5. Entities receiving transfer of the right to collect charges, leasing the right to use or receiving fixed-term transfer of infrastructural property shall maintain infrastructural property in accordance with regulations of law and terms of relevant agreements.
6. Funding for infrastructural property maintenance including funding from state budget shall comply with regulations of law on state budget and other funding prescribed by law.
Section 3. OPERATION OF INFRASTRUCTURAL PROPERTY
Article 80. Forms of operation of infrastructural property
1. Operation of infrastructural property shall be carried out in the following forms:
a) Operation of infrastructural property by the managing entity;
b) Transferring the right to collect infrastructural property user charges;
c) Leasing out the right to operate infrastructural property;
d) Fixed-term transferring of the right to operate infrastructural property;
dd) Other forms as prescribed by law.
2. Based on socio-economic development requirements, management requirements, the capability to exploit infrastructural property and forms specified in Clause 1 this Article, authorities or organizations assigned to manage infrastructural property shall actively make or make a plan for property operation at the request of a superior managing authority and submit it to a competent authority for approval.
3. Based on a plan that has been approved by a competent authority, authorities or organizations assigned to manage infrastructural property shall comply with regulations of Articles 81, 82, 83 and 84 herein.
4. Operation of infrastructural property carried out in the forms specified in Points b, c, d and dd Clause 1 this Article shall be made in a written agreements. In cases where the basis for determination of such agreement value fluctuates widely according to the Government's regulations, the parties to this agreement shall adjust it.
After the term of operation expires according to the agreement, entities receiving the transfer of the right to collect charges or leasing the right to exploit or receiving the fixed-term transfer of the right to exploit infrastructural property shall transfer the property to assigned authorities or organizations in order to ensure the normal technical operation conditions of the property in line with requirements of the agreement.
Article 81. Operation of infrastructural property carried out by authorities and organizations assigned to manage infrastructural property
1. Authorities and organizations assigned to manage infrastructural property are entitled to directly operate the property if:
a) Infrastructural property is related to national security as prescribed in the Prime Minister’s decision at the request of a contact point responsible for the management of infrastructural property and another relevant authority;
b) The direct operation of the property is more effective or there is no organization or individual registering to apply to the forms specified in Points b, c, d and dd Clause 1 Article 80 herein.
2. Authorities and organizations assigned to manage infrastructural property shall provide services related to infrastructural property and support services and organize operations management of infrastructural property.
3. Revenue earned from operation of infrastructural property shall include: fees and charges as prescribed in regulations of law on fees and charges; the proceeds earned from collecting infrastructural property user charges when and other revenue relevant to provision of services as prescribed in regulations of law.
Article 82. Transfer of the right to collect infrastructural property user charges
1. Transfer of the right to collect infrastructural property user charges shall be made when the State authorizes the right to collect infrastructural property user charges to organizations and individuals within the fixed term as stated in an agreement to receive a corresponding amount of money.
Organizations and individuals receiving transfer shall be entitled to collect infrastructural property user charges and other revenue related to provision of services as regulated by law.
2. Transfer of the right to collect infrastructural property user charges shall apply to the infrastructural property that is charged according to regulations of law on fees and charges and not subject to existing infrastructural property whose investment project on upgrading or expanding approved by a competent state authority as specified in Clause 2 Article 84 herein.
3. Transfer of the right to collect infrastructural property user charges shall comply with regulations of law on property auction.
4. Term for transfer of the right to collect infrastructural property user charges shall be determined in particular for each agreement.
Article 83. Lease of the right to operate infrastructural property
1. Lease of the right to operate infrastructural property shall be carried out when the State authorizes the right to operate infrastructural property to organizations and individuals within the fixed term as stated in an agreement to receive a corresponding amount of money.
Organizations and individuals leasing transfer to operate the property shall be entitled to collect infrastructural property user charges and other revenue related to provision of services as regulated by law.
2. Lease of the right to operate infrastructural property shall apply to the existing property and not subject to the property specified in Clause 2 Article 82 and Clause 2 Article 84 herein.
3. Lease of the right to operate infrastructural property shall comply with regulations of law on property auction.
4. Term for lease of the right to operate infrastructural property shall be determined in particular for each agreement.
Article 84. Fixed-term transfer of the right to operate infrastructural property
1. Fixed-term transfer of the right to operate infrastructural property shall be carried out when the State authorizes the right to operate infrastructural property in line with investment in upgrading or expanding to organizations and individuals within the fixed term as stated in an agreement to receive a corresponding amount of money.
Organizations and individuals receiving transfer shall be entitled to invest in upgrading and expanding the property according to a project approved by a competent authority; collect fees, infrastructural property user charges and other revenue related to provision of services as regulated by law.
2. Fixed-term transfer of the right to operate infrastructural property shall apply to the existing infrastructural property whose project on upgrading or expanding is approved by a competent state authority.
3. Fixed-termed transfer of the right to operate infrastructural property shall comply with regulations of law on property auction.
4. Term for transfer of the right to operate infrastructural property shall be determined in particular for each agreement.
Article 85. Management and use of revenue earned from operation of infrastructural property
1. Revenue earned from operation of infrastructural property shall include fees and charges that are managed and used according to regulations of law on fees and charges.
2. The revenue earned from operation of infrastructural property that is not specified in Clause 1 this Article shall be managed and used as follows:
a) The revenue earned from operation of property shall be transferred to a temporary account at a state treasury after deducting costs related to operation of property, the remainder shall be transferred to the state budget if the authority assigned to manage the property is a state authority;
b) The revenue earned from operation of property carried out in the forms specified in Article 81 herein shall be managed and used in accordance with provisions of Clause 5 Article 55 herein; the revenue earned from operation of property carried out in the forms specified in Articles 82, 83 and 84 herein shall be managed and used in line with provisions of Point a this Clause if the authority assigned to managed the property is a public service provider;
c) The revenue earned from operation of property shall be managed and used according to provisions of Point d Clause 1 Article 99 herein if the organization assigned to manage the property is an enterprise.
3. The revenue earned from operation of infrastructural property after transferred to the state budget shall be given priority to allocate capital in plans for public investment and priority to allocate fixed funding provided by the state budget to invest in construction of infrastructure.
Article 86. Use of land pertaining to infrastructure
1. Forms of land use, policies on land use, rights and obligations of users whose land pertains to infrastructure according to regulations of law on land.
2. Contents subject to management of contact points responsible for the management of infrastructural property, finance authorities and other relevant authorities shall be made in writing in the cases where a competent state authority decides to withdraw the land, convert purposes of land use or convert utility of using infrastructural property pertaining to the land.
Section 4. DISPOSAL OF INFRASTRUCTURAL PROPERTY
Article 87. Forms to dispose of infrastructural property
1. Withdrawal.
2. Transfer.
3. Sale.
4. Using infrastructural property to make payments to investors when executing construction projects in the form of build-transfer contracts.
5. Liquidation.
6. Disposal of infrastructural property if it is lost or damaged.
7. Other forms as prescribed by law.
Article 88. Withdrawal of infrastructural property
1. Infrastructural property shall be withdrawn if:
a) There is a change in planning or power to manage infrastructural property;
b) The property is distributed to improper authorities or organizations, used for the improper purposes; or the property is for lending;
c) The property is sold, leased, given, mortgaged; the property is used for capital contribution or for joint venture purposes illegally;
d) The property is distributed but no longer used or its operation is not effective;
dd) Other cases as prescribed by law.
2. Authorities assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein shall:
a) Receive withdrawn property according to a competent authority's decision; carry out or authorize a state authority having property withdrawn to carry out storage, protection, maintenance or repair of property pending the disposal of the property;
b) Make plans to dispose of or operate withdrawn property to submit them to a competent authority for approval; dispose of or operate property according to plans approved by a competent authority.
3. Withdrawn infrastructural property shall be:
a) Distributed to authorities or organizations specified in Article 75 herein;
b) Transferred as specified in Article 89 herein;
b) Put on the market as specified in Article 90 herein.
4. Where the withdrawn infrastructural property is distributed to an entity to operate according to regulations of Points b, c, d and dd Clause 1 Article 80 herein, rights and obligations of relevant parties shall be handled in accordance with the agreement terms and regulations of relevant law.
Article 89. Transfer of infrastructural property
1. Infrastructural property shall be transferred among authorities and organizations assigned to manage infrastructural property if:
a) There is a change in managing authorities or power to manage infrastructural property;
b) The property is distributed but no longer used or its operation is not effective;
c) Other cases prescribed by law.
2. Authorities and organizations having property transferred shall undertake and cooperate with authorities or organizations eligible for receiving property in property transfer and receipt. Authorities or organizations eligible for receiving property shall make payments for reasonable costs related to property transfer and receipt. There shall be no payment for value of property when the infrastructural property is transferred.
Article 90. Sale of infrastructural property
1. Infrastructural property shall be put on the market in the following cases:
a) Withdrawal of property as specified in Article 88 herein;
b) Converting purposes of land use associated with converting utility of infrastructural property in line with the planning approved by a competent authority;
c) Other cases prescribed by law.
2. Sale of infrastructural property shall comply with regulations of law on property auction.
3. Authorities assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein or authorities having property for sale shall make the sale of property in accordance with regulations of law.
Article 91. Use of infrastructural property to make payments to investors when executing construction projects in the form of build-transfer contracts
Use of infrastructural property to make payments to investors when executing construction projects in the form of build-transfer contracts shall comply with provisions of Article 44 herein.
Article 92. Liquidation of infrastructural property
1. Infrastructural property shall be liquidated if:
a) Infrastructural property is damaged that fails to be repaired;
b) Old infrastructural property is demolished to invest in construction of the new one according to a project approved by a competent authority;
c) A competent state authority revises the planning that makes partial or entire infrastructural property unable to use in line with utility of the property;
d) Other cases as prescribed by law.
2. Infrastructural property shall be liquidated in the form of demolition or destruction. Materials withdrawn from such demolition or destruction shall be:
a) Distributed to an authority having liquidated property to continue managing or using it;
b) Transferred;
c) Put on the market.
3. Based on a competent authority’s decision, an authority having property liquidated shall:
a) Demolish or destroy the property according to regulations of law;
b) Make plans and report them to a competent authority to make a decision on disposal of withdrawn materials carried out in the forms specified in Clause 2 this Article;
c) Transfer or sell withdrawn materials according to provisions of Article 89 and Article 90 herein.
Article 93. What to do with lost and damaged infrastructural property
1. If public property is lost or damaged due to natural resources, fire or other causes, a state authority assigned to manage infrastructural property shall:
a) Report on lost or damaged property and responsibilities of relevant entities to a competent authority;
b) Make property write-offs and handle the liability of relevant entities according to a competent authority’s decision.
2. If the lost or damaged infrastructural property is compensated by an insurance company or a relevant entity, the compensation shall be used to invest in reconstruction of the infrastructure according to regulations of this Law and relevant law.
Article 94. Management and use of proceeds earned from disposal of infrastructural property
1. The proceeds earned from disposal of public property shall be transferred to temporary accounts at a state treasury after deducting expenses related to the disposal of the property; the remainder shall be transferred to the state budget.
2. Costs related to disposal of infrastructural property shall be estimated and approved by a competent state authority. Costs related to disposal of the property shall consist of:
a) Cost of inventory or measurement;
b) Cost of relocation, demolition or destruction;
c) Cost of evaluation of property;
d) Cost of selling property;
dd) Other reasonable costs.
Section 5. MANAGEMENT AND USE OF INFRASTRUCTURAL PROPERTY THAT IS INVESTED IN THE FORM OF PUBLIC-PRIVATE PARTNERSHIPS
Article 95. Construction investment, management and operation of infrastructural property carried out in the form of public-private partnerships
1. Investment in construction of infrastructural property in the form of public-private partnerships shall comply with regulations of law on investment, law on construction, law on bidding and relevant law. The State encourages organizations and individuals participating in construction investment and operation of infrastructural property.
2. Existing infrastructural property used to participate in a project shall be approved by a competent authority.
3. Authorities assigned to manage infrastructural property shall follow and make a report on proportion of the infrastructural property used to participate in a project while appointing an investor to execute the project.
4. Investors are entitled to manage, use and operate the proportion of their own property within the agreed term of contracts to withdraw the payback. Investors shall maintain the property within the term of contracts to ensure normal operation of the infrastructural property. If the basis for determining the value of contracts fluctuates widely according to the Government’s regulations, parties to such contracts shall adjust them.
5. Infrastructural property invested in the form of public-private partnerships shall be audited as soon as an investor operates and conducts periodic inspection in the process of investment and operation.
Article 96. Transfer of property formed from projects executed in the form of public-private partnerships to the State
1. Investors shall transfer the ownership, the right to use and operate the property formed from the execution of projects to the State in line with project contracts; ensure technical requirements for normal operation of construction works and compliance with terms of contracts.
2. Competent state authorities shall inspect quality and conditions of the property as agreed in project contracts, make a list on transferred property, determine the damage (if any) and ask investors for repairing and maintaining the property.
Investors shall ensure that the transferred property is not used for fulfillment of financial obligations or other obligations of investors arising prior to the date of transfer, unless otherwise stated in project contracts.
3. Disposal of transferred property:
a) If the property is transferred by the State to an investor, a competent state authority shall report to a competent authority to distribute the property to a managing authority in accordance with provisions herein;
b) If the property is invested by the investor, the competent state authority shall follow procedures for establishment of public property according to provisions of Section 2 Chapter VI herein.
The competent state authority shall manage and operate the property within its functions and power when the property has not been transferred to the managing authority;
c) Where the property is transferred according to the term of the contract but then the investor is eligible to trade or provide services on the basis of operation and operation of such property within a certain period of time as stated in the contract, management and operation of the property shall comply with regulations of Clauses 3, 4 and 5 Article 95 herein.
POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC PROPERTY OF ENTERPRISES
Article 97. Public property of enterprises
1. Public property that the State assigns an enterprise to manage and whose state capital is included in the enterprise.
2. Public property that the State assigns an enterprise to manage and whose state capital is not included in the enterprise.
Article 98. Public management and use of public property that the State assigns an enterprise to manage and whose state capital is included in the enterprise
1. Management and use of public property that the State assigns an enterprise to manage and whose state capital is included in the enterprise shall comply with regulations of the Law on management and utilization of state capital invested in enterprises’ business operation and relevant law.
2. Provision and use of cars serving business of officials of a state-owned enterprise shall conform to criteria and norms prescribed by the Government.
Article 99. Management and use of public property that the State assigns enterprises to manage and whose state capital is not included in enterprises
1. Management, use, operation and dispose of public property that the State assigns an enterprise to manage and whose state capital is not included in the enterprise shall comply with the following provisions:
a) The enterprise shall manage and use the assigned property for the right purposes and utility of the property; use of property to ensure fulfillment of civil obligations, contribute capital or transfer ownership to another entity shall be banned;
b) Costs of property repair and maintenance shall be covered by the enterprise, unless otherwise stated;
c) The enterprise shall aggregate and calculate the property depreciation according to regulations of law and a competent authority’s decision when the property is transferred;
d) The proceeds earned from operation of public property shall be used to cover relevant costs, repay loans or mobilized capital (if any) and fulfill state financial obligations; the remainder shall be transferred to the state budget;
dd) The proceeds earned from disposal of public property shall be used to cover relevant costs, repay loans or mobilized capital (if any); the remainder shall be transferred to the state budget.
2. Contents related to the form, management, use and disposal of public property that the State assigns an enterprise to manage and whose state capital is not included in the enterprise that is not specified in Clause 1 this Article shall apply to provisions of Section 5 Chapter III, Chapter IV, Section 1 Chapter VI, Chapter VII herein and other regulations of relevant law.
3. The Government shall specify this Article in details.
POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PROPERTY OF STATE-FUNDED PROJECTS AND PUBLIC PROPERTY
Section 1. POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PROPERTY OF STATE-FUNDED PROJECTS
Article 100. Property of state-funded projects
1. Property used for the execution of projects.
2. Property formed as a result of the completion of projects.
Article 101. How to form project property
1. How to form the property used for the execution of projects:
a) The State shall distribute the property in kind or provide funding for projects to invest in construction, purchase or lease the property serving the execution of each project;
b) The form of property shall conform to the rules specified in Clause 2 Article 28 herein. Distribution of property, investment in construction, purchase, lease of property or provision of fixed funding to use property serving the execution of projects shall conform to regulations of Articles 29, 30, 31, 32 and 33 herein and project documents (if any).
2. How to form property as a result of the completion of projects:
a) Project capital shall be used to invest in construction of property or purchase property;
b) The form of property shall conform to regulations of this Law, relevant law and project documents (if any).
Article 102. Use of property serving the execution of projects
Use of property serving the execution of projects shall comply with targets of projects and provisions of Section 3 Chapter III herein and relevant law.
Article 103. Disposal of property serving the execution of projects
1. When there is property that needs to be disposed of, a project management unit shall:
a) Compile an inventory of the property, report to a superior managing authority, report to a contact point of the project and submit to authorities to assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein;
b) Keep the property in good conditions pending the disposal of the property.
2. Authorities assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein shall take measures for disposal of the property in the forms stipulated in Clause 3 this Article and submit them to a competent authority for approval.
3. Forms to dispose of the property shall include:
a) Distribution to an authority or organization to manage or use the property;
b) Transfer;
c) Sale;
d) Liquidation;
dd) Destruction;
e) Dealing with the property if it is lost or damaged;
g) Other forms as prescribed by law.
4. Based on measures approved by the competent authority, any of the authorities assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein or the project management unit shall transfer, sell, liquidate, destroy or deal with the property if it is lost or damaged as specified in Articles 29, 42, 43, 45, 46 and 47 herein.
5. Management and use of the proceeds earned from disposal of the property serving the execution of the project shall comply with provisions of Clause 3 Article 62 herein if the project management unit is operating in the model of a public service provider; or conform to provisions of Clause 1 and Clause 2 Article 48 herein if the project management unit is operating in another model.
Article 104. Disposal of property created after the completion of projects
1. After the completion of construction investment or purchase, a project management unit shall transfer the property to a beneficiary specified in the project in order to put the property to operation or use.
If the beneficiary of the property is not specified, disposal of the property after the completion of the project shall be carried out in the following forms:
b) Transfer;
b) Sale;
d) Liquidation;
d) Distribution of the property to an enterprise to manage or use it;
dd) Other forms as prescribed by law.
2. Transfer, sale or liquidation of the property shall comply with regulations of Articles 42, 43 and 45 herein. Distribution of the property to an enterprise to manage and use it shall comply with regulations of this Law, law on management and utilization of state capital invested in enterprises’ business operation and relevant law.
Article 105. Management and use of the property formed from the performance of scientific and technological tasks funded by the state capital
1. The property formed from the performance of scientific and technological tasks funded by the state capital shall consist of:
a) The property provided for the performance of scientific and technological tasks;
b) The property formed as a result of the performance of scientific and technological tasks;
2. Provision of the property for the performance of scientific and technological tasks shall be in line with assigned tasks and estimates approved by a competent authority. The property shall be used for the right purposes and ensure cost-effectiveness; aggregated, reported, maintained, repaired and disposed of promptly.
3. Disposal of the property provided for the performance of scientific and technological tasks shall be carried out in the following orders:
a) Distributing or selling the property to an organization in charge to continue results of tasks or using the property to use results of scientific and technological research for commercial purposes;
b) Transferring, selling, liquidating and destroying the property if the organization in charge of performing the tasks does not receive or purchase it. Transfer, sale, liquidation and destruction of the property shall comply with regulations of Articles 42, 43, 45 and 46 herein.
4. Disposal of the property formed as a result of the performance of scientific and technological tasks shall be carried out in the following orders:
a) Transferring the property ownership or the right to use the property to the organization in charge to continue results of tasks or using the property to use results of scientific and technological research for commercial purposes;
b) Transferring the property ownership or the right to use the property to another entity if the organization in charge of performing tasks has no demand or capacity to use results of scientific and technological research for commercial purposes.
5. The Government shall specify this Article in details.
Section 2. POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PROPERTY WHOSE PUBLIC OWNERSHIP IS ESTABLISHED
Article 106. Property whose public ownership is established
1. Confiscated property, including:
a) Exhibits and equipment used for committing violations;
b) Material evidence and other property confiscated according to regulations of criminal law and law on criminal procedure.
2. Property without owners, property whose owner is unidentified; property that is dropped, forgotten, buried, hidden, sunk and found; property without inheritors; property of social funds, charity funds that are dissolved but there is no other funds having the same purposes of receiving transferred property or dissolved due to committing violations against the law or against social ethics and other property owned by the State according to regulations of the Civil Code; inventory in an area of customs operation as prescribed in regulations of law on customs.
3. Property that owners voluntarily transfer the ownership to the State, including: property that foreign or domestic entities donate, give, contribute, sponsor or transfer in another manner to the State.
4. Property that foreign-invested enterprises transfer without reimbursement to the State according to commitments after their operation comes to an end.
5. Property that is invested in the form of public-private partnerships and then transferred to the State in accordance with project contracts.
Article 107. Power to establish public ownership
1. Establishment of public ownership of property specified in Point a Clause 1 Article 106 herein shall comply with a decision on property confiscation made by a competent authority as prescribed in regulations of law on actions against administrative violations.
2. Establishment of public ownership of property specified in Point b Clause 1 Article 106 herein shall comply with a decision on property confiscation made by a competent authority as prescribed in regulations of criminal law, law on criminal procedure and law on civil judgment enforcement.
3. Power to establish public ownership of property specified in Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 106 herein shall be granted by the Government.
Article 108. Storage of property whose public ownership is established
1. Authority responsible for property management shall store it pending the disposal of the property, except for the property specified in Clause 2 this Article.
In the cases where the authority responsible for property management has no warehouse to store the property; or the property is a fixed machine or equipment that makes it difficult to disassemble, such authority shall transfer the property to a state reserve authority; authorize or conclude a property lease agreement with an authority or organization having qualified facilities and warehouses. Transfer, authorization and lease of property storage shall comply with regulations of law.
2. It is required that the following property be transferred to and stored by specialized managing authorities:
a) National treasures, antiques and other historic or cultural valuables;
b) Weapons, explosives, support instruments, technical professional equipment, vehicles and other property relevant to national security;
c) Vietnamese currency, foreign currencies, valuable papers, gold, silver, precious stones and precious metals;
d) Precious and rare forest products that are not used for commercial purposes;
dd) Other property imposed special management.
The Minister of Finance shall undertake and cooperate with relevant authorities in publishing a detailed list of specialized managing authorities specified in this Clause.
3. Transfer of property to specialized managing authorities specified in Clause 2 this Article shall be made in writing.
4. Specialized managing authorities shall receive transferred property and store the property in accordance with regulations of law.
Article 109. Forms to dispose of property whose public ownership is established
1. Distribute to specialized managing authorities to manage and dispose of weapons, explosives, support instruments, technical professional equipment, vehicles and other property relevant to national security; national treasures, antiques and other historic or cultural valuables; precious and rare forest products and other property that are imposed special management.
2. Distribute or transfer to authorities and organizations to manage and use the property serving workplaces or public service facilities; means of transport, machines and equipment.
3. Distribute or transfer the property to authorities assigned to manage infrastructural property.
4. Remit Vietnamese currency and foreign currencies to the state budget.
5. Destroy the property that is not longer used or enforced to be destroyed.
6. Sell the property that is not specified in Clause 1, 4 and 5 this Article; the property specified in Clause 2 and Clause 3 this Article but is not distributed or transferred. Sale of the property whose public ownership is established shall comply with regulations of law on auction, except for the following property that is put on the market directly:
a) Fragile goods or products;
b) Property with low value as prescribed by the Government.
Article 110. Procedures for disposal of property whose public ownership is established
1. After a decision on property confiscation or decision on establishment of public ownership is given, authorities responsible for the management of property shall report to authorities assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein.
2. Authorities assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein shall take measures for disposal of the property in the forms stipulated in Article 109 herein and submit them to a competent authority for approval.
3. Based on measures approved by the competent authorities, authorities assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein or authorities responsible for the management of property shall carry out the disposal of the property in the forms stipulated in Article 111 herein.
Article 111. Implementation of disposal of property whose public ownership is established
1. When a decision on distribution of the property is given to a specialized managing authority to manage and dispose of the property, an authority responsible for the management of property shall transfer it to such specialized managing authority according to a competent authority’s decision.
After receiving the property, the specialized managing authority shall manage and dispose of such property according to regulations of relevant law.
2. When a decision on distribution of the property is given to an authority responsible for using the property, the authority responsible for the management of property shall transfer it to the authority responsible for using the property according to a competent authority’s decision.
The authority responsible for using the property shall aggregate the property, manage and use the property in accordance with regulations of this Law and relevant law.
3. When a decision on distribution of infrastructural property is given to an authority/organization assigned to manage the property, the authority responsible for the management of property shall transfer the infrastructural property to such authority/organization.
The authority/organization assigned to manage the property shall aggregate the property, manage, use and operate the property in accordance with regulations of this Law and relevant law.
4. If the property is Vietnamese currency or foreign currencies, state treasuries shall remit it to the state budget according to regulations of law on state budget.
5. If a decision on property destruction is given, the authority responsible for the management of property shall cooperate with other authorities responsible for destruction of the property. Forms of property destruction shall comply with provisions of Clause 2 Article 46 herein.
6. If a decision on sale of the property is given, authorities/organizations assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein or authorities responsible for the management of property shall make the sale of property in accordance with regulations of this Law and relevant law.
Article 112. Management of the proceeds earned from disposal of property whose public ownership is established
The proceeds earned from disposal of property whose public ownership is established shall be transferred to temporary accounts at a state treasury after deducting relevant expenses; the remainder shall be transferred to the state budget.
POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF FINANCIAL RESOURCES OBTAINED FROM LAND AND OTHER RESOURCES
Section 1. POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF FINANCIAL RESOURCES OBTAINED FROM LAND
Article 113. Management and use of financial resources obtained from the land
1. The land shall be prepared statistics, inventoried, recorded and monitored according to regulations of law.
2. Authorities and organizations whose land is distributed or leased out by the State shall aggregate the value of land use rights. Where the State distributes the land without collection of land levy or leases out the land that the land rental is exempted, the value of land use rights shall be aggregated with the property value of such authorities and organizations according to the Government’s regulations.
3. Use of financial resources obtained from the land shall be carried out properly according to the planning and plans for using the land and the market mechanism. Management and use of the proceeds earned from the use of financial resources obtained from the land shall comply with regulations of law on state budget, law on land, law on fees and charges and relevant law.
Article 114. Use of financial resources obtained from land
1. Collection of land levy.
2. Collection of land rental and water surface rental.
3. Collection of taxes, fees and charges related to the land.
4. Use of value of land use rights to make payments to investors when executing construction projects in the form of build-transfer contracts.
5. Use of vacant land to generate capital for infrastructure development.
6. Use of other financial resources obtained from land.
Article 115. Collection of land levy, land rental and water surface rental
Collection of land levy, land rental and water surface rental shall comply with regulations of law on land and relevant law.
Article 116. Collection of taxes, fees and charges related to the land
Collection of land levy, income tax from the transfer of land use rights, fees, land registration fees and other taxes, fees and charges related to the land shall conform to regulations of law on taxes and law on fees and charges.
Article 117. Use of the value of land use rights to make payments to investors when executing construction projects in the form of build-transfer contracts
Use of the value of land use rights to make payments to investors when executing construction projects in the form of build-transfer contracts shall comply with provisions of Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 Article 44 herein and the following provisions:
1. The vacant land to make payments to investors shall be in line with the planning and plans for using the land approved by a competent state authority and imposed in the form of distribution of the land with collection of land levy or lease of land with lump-sum land rental for the whole land lease term. Relevant parties and procedures for distribution and lease of the land shall comply with regulations of law on land;
2. The value of land use rights used to make payments for construction projects executed in the form of build-transfer contracts shall be determined according to the market price from the day on which the payment is made as prescribed in regulations on collection of land levy and land rental.
Article 118. Operation of vacant land to generate capital for infrastructure development
1. Operation of a vacant land to generate capital for infrastructure development means the act the State when it applies the land withdrawal mechanism in the vicinity of land serving construction projects on infrastructure works according to the provisions of law on land in order to create a vacant land to generate capital for infrastructure development.
2. Operation of the vacant land to generate capital for infrastructure development shall be made into a project. Power to approve projects on operation of the vacant land to generate capital for infrastructure development (hereinafter referred to as “projects”) shall be granted as follows:
a) The Prime Minister shall approve projects under central management;
b) People’s Committees of provinces shall approve projects under management of provinces.
3. Operation of the vacant land to generate capital for infrastructure development shall apply to the form of land distribution with collection of land levy or lease of land with lump-sum payment for the whole land lease term in accordance with regulations of law on land.
4. The remaining amount of proceeds earned from operation of the vacant land after deducting relevant costs shall be transferred to the state budget after deducting relevant costs and allocated to plans for public investment and funding provided by the State to execute investment projects approved by competent authorities specified in Clause 2 this Article according to regulations of law on public investment, law on state budget and relevant law.
5. The Government shall specify this Article in detail.
Section 2. POLICIES ON MANAGEMEN AND USE OF FINANCIAL RESOURCES OBTAINED FROM RESOURCES
Resources specified in this Section shall include:
1. Water resources;
2. Forest resources;
3. Minerals;
4. Territorial waters and airspace resources;
5. Telephone numbers and other numbers serving state management, Internet, radio frequency spectrum and satellite orbit;
6. Other resources.
Article 120. Management and use of financial resources obtained from resources
1. State authorities shall manage, prepare statistics, compile inventories, record and monitor resources in accordance with regulations of this Law and relevant law.
2. Financial resources obtained from resources shall be used properly according to the planning, plans and the market mechanism.
Article 121. Use of financial resources
1. Collection of charges for granting the right to use resources, collection of resource levy and resource rental.
2. Collection of resource taxes.
3. Collection of fees and charges for management, use and use of resources.
4. Use of other financial resources from resources.
Article 122. Collection of charges for granting the right to use resources, collection of resource levy and resource rental
1. Collection of charges for granting the right to use resources, collection of resource levy and resource rental shall conform to regulations of law on resources.
2. Amounts and methods of collecting charges for granting the right to use resources, collecting resource levy and resource rental shall conform to regulations of the Government.
Article 123. Collection of resource taxes, fees and charges for management, use and use of resources
Collection of resource taxes, overflight fees within airspace of Vietnam, fees for protection of aquatic resources, fees for visiting scenic beauties, charges for use of water sources, charges for use of documents and data on resources and other taxes, fees and charges related to resources shall comply with regulations of law on taxes and law on fees and charges.
Article 124. Management and use of revenue earned from use of resources
Management and use of the revenue earned from the use of resources shall comply with regulations of law on state budget, law on fees and charges and relevant law.
INFORMATION SYSTEMS AND NATIONAL DATABASE ON PUBLIC PROPERTY
Article 125. Information systems on public property
1. Technical infrastructure of information technology on public property.
2. Operating systems, system software and application software.
3. National database on public property.
4. Electronic transaction systems on public property.
Article 126. Responsibility to develop information systems on public property
1. The State shall give priority to investment in capital, technical equipment, modern means and advanced technology for the construction, operation and maintenance of information systems on public property to ensure effective management of public property; encourage organizations and individuals to participate in the development of advanced technology and technical means to ensure the application of modern public property management methods.
2. The Ministry of Finance shall develop, manage and operate information systems on public property within its scope of management.
3. Ministries, central authorities and People’s Committees of provinces shall invest in infrastructure and information technology, provide training for personnel to manage and operate information systems on public property within their scope of management.
Article 127. National database on public property
1. National database on public property shall apply nationwide and it is used to aggregate quantity, value and how to allocate all public property.
2. National database on public property shall contain:
a) Data on public property of authorities and organizations;
b) Data on infrastructural property;
c) Data on public property of enterprises;
d) Data on the property whose public ownership is established;
dd) Data on land;
e) Data on resources.
3. Data on types of public property developed by ministries, central authorities and People’s Committees of provinces shall be connected with the national database on public property.
4. The Minister of Finance shall:
a) Provide guidelines for exchanging information about public property developed by ministries, central authorities and People’s Committees of provinces to connect with the national database on public property;
b) Specify contents, structures, types of data on public property to connect with the national database on public property;
c) Directly develop the data specified in Points a, b and c Clause 2 this Article.
5. Ministries, central authorities and People’s Committees of provinces shall:
a) Update data on types of public property specified in Clause 2 this Article to the national database on public property;
b) Directly develop the data specified in Points d, dd and e Clause 2 this Article to ensure that they will connect with the national database on public property.
Article 128. Management and use of national database on public property
1. Information stored on the national database on public property and provided by competent authorities shall have the same value as information stated in written documents.
2. The national database on public property shall ensure strict security and safety; any acts of illegal access to national database on public property, damage or provision of wrong information about national database on public property shall be banned.
3. Organizations and individuals that seek access to information and data on public property shall be entitled to use them in accordance with regulations of law.
Article 129. Utilization of information about public property
Information stored on the national database on public property shall be used:
1. To make reports on management and use of property in compliance with regulations of law or upon the request of a competent state authority;
2. To provide the basis for estimate, approval of financial statements, making decisions, inspection, auditing or monitoring of investment in construction, purchase, lease or provision of fixed funding for the use of public property; upgrading, renovation, repair, operation or disposal of public property;
3. For other purposes according to a competent authority’s decision.
Article 130. Public property services
1. Provision of information and data on public property.
2. Selection of contractors and investors relevant to management and use of public property.
3. Public property evaluation.
4. Lease out, sale, transfer, liquidation and destruction of public property.
5. Consulting services.
6. Other public property services.
Article 131. Provision of public property services
1. Organizations and individuals shall be entitled to provide public property services when they satisfy requirements stated in relevant regulations of law (if any).
2. Provision of public property services shall comply with regulations of relevant law.
Article 132. Utilization of public property services
1. Authorities, organizations and other entities when carrying out investment in construction, purchase, lease, warranty, maintenance, capital contribution, lease out, joint venture, sale, transfer, liquidation, destruction of public property and other activities related to management and use of public property shall be eligible to hire organizations and individuals specified in Article 131 herein to provide public property services.
2. Organizations and individuals that seek access to information and data on public property shall be entitled to request managing authorities to provide data and make payments for costs according to regulations of law.
1. This Law comes into force from January 01, 2018.
2. Law on Management and use of state property No. 09/2008/QH12 shall be invalidated from the effective date of this Law.
3. State property specified in legislative documents that have been promulgated before the effective date of this Law shall be treated as public property.
Article 134. Transitional provisions
According to provisions of this Law, the Government shall issue transitional provisions on redistribution of public property of authorities and organizations; disposal of public property; use of public property for commercial purposes, for lease and joint venture purposes; operation of infrastructural property as agreed in contracts and other provisions on management and use of public property to ensure application of rules specified in this Law from its effective date.
This Law is adopted on June 21, 2017 by the 3rd session of the 14th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam.
|
CHAIRWOMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra bộ
Điều 6. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công
Điều 8. Công khai tài sản công
Điều 12. Nội dung quản lý nhà nước về tài sản công
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công
Mục 3. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Điều 31. Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
Điều 32. Thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
Điều 33. Khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 34. Sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 38. Thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 41. Thu hồi tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 42. Điều chuyển tài sản công
Điều 43. Bán tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 45. Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 46. Tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 47. Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
Điều 48. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
Mục 4. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Điều 52. Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 53. Thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 54. Sử dụng, quản lý vận hành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 56. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh
Điều 57. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích cho thuê
Điều 58. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết
Điều 62. Xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
Mục 5. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
Điều 68. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị - xã hội
Điều 69. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp
Mục 7. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC
Điều 78. Hồ sơ, thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng
Điều 97. Tài sản công tại doanh nghiệp
Mục 1. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 103. Xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án
Điều 104. Xử lý tài sản là kết quả của dự án
Điều 113. Quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai
Điều 125. Hệ thống thông tin về tài sản công
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
Mục 2. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN
Điều 106. Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 107. Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 108. Bảo quản tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 110. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 111. Tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 112. Quản lý số tiền thu được từ việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
Mục 3. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Mục 4. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Mục 5. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
Điều 67. Quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam
Điều 68. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị - xã hội
Điều 69. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp