Chương VI Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017: Chế độ quản lý, sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Số hiệu: | 15/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 21/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 26/07/2017 | Số công báo: | Từ số 519 đến số 520 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cho phép sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh
Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 đã được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2017.
Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê trong các trường hợp:
- Tài sản được giao, đầu tư mua sắm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất.
- Tài sản không do ngân sách Nhà nước đầu tư được mua sắm theo dự án do cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động kinh doanh, cho thuê.
Thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh cho thuê cụ thể như sau:
- Đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan TW, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt đề án.
- Đối với tài sản khác do Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt.
Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có hiệu lực từ 01/01/2018 và thay thế Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tài sản phục vụ hoạt động của dự án.
2. Tài sản là kết quả của dự án.
1. Hình thành tài sản phục vụ hoạt động của dự án:
a) Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật hoặc cho phép sử dụng nguồn kinh phí của dự án để đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản phục vụ hoạt động của từng dự án;
b) Việc hình thành tài sản thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này. Việc giao tài sản, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản phục vụ hoạt động của dự án thực hiện theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này và văn kiện dự án (nếu có).
2. Hình thành tài sản là kết quả của dự án:
a) Sử dụng nguồn vốn của dự án để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản;
b) Việc hình thành tài sản thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật có liên quan và văn kiện dự án (nếu có).
Việc sử dụng tài sản phục vụ hoạt động của dự án được thực hiện theo mục tiêu của dự án, quy định tại Mục 3 Chương III của Luật này và pháp luật có liên quan.
1. Khi có tài sản cần xử lý, ban quản lý dự án có trách nhiệm:
a) Kiểm kê tài sản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp, báo cáo cơ quan chủ quản dự án, gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này;
b) Thực hiện bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý.
2. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản theo hình thức quy định tại khoản 3 Điều này, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hình thức xử lý tài sản bao gồm:
a) Giao cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng;
b) Điều chuyển;
c) Bán;
d) Thanh lý;
đ) Tiêu hủy;
e) Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại;
g) Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
4. Căn cứ phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này hoặc ban quản lý dự án tổ chức bàn giao tài sản, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản, xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại theo quy định tại các điều 29, 42, 43, 45, 46 và 47 của Luật này.
5. Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án trong trường hợp ban quản lý dự án được tổ chức và hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật này; trường hợp ban quản lý dự án được tổ chức và hoạt động theo mô hình khác được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Luật này.
1. Sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng, mua sắm, ban quản lý dự án có trách nhiệm bàn giao tài sản cho đối tượng thụ hưởng được xác định trong dự án để đưa vào khai thác, sử dụng.
Trường hợp dự án không xác định cụ thể đối tượng thụ hưởng tài sản, việc xử lý tài sản sau khi dự án kết thúc được thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Điều chuyển;
b) Bán;
c) Thanh lý;
d) Giao doanh nghiệp quản lý, sử dụng;
đ) Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc điều chuyển, bán, thanh lý tài sản được thực hiện theo quy định tại các điều 42, 43 và 45 của Luật này. Việc giao tài sản cho doanh nghiệp quản lý, sử dụng được thực hiện theo quy định tại Luật này, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
1. Tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước bao gồm:
a) Tài sản được trang bị để triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
b) Tài sản là kết quả của việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Việc trang bị tài sản để triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải phù hợp với nhiệm vụ được giao, dự toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. Tài sản phải được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, được hạch toán, báo cáo, bảo dưỡng, sửa chữa, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
3. Việc xử lý tài sản được trang bị để triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Giao hoặc bán cho tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ để phát huy kết quả của nhiệm vụ hoặc sử dụng tài sản để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
b) Trường hợp tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ không nhận hoặc không mua thì được xử lý theo một trong các hình thức: điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy. Việc điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy được thực hiện theo quy định tại các điều 42, 43, 45 và 46 của Luật này.
4. Việc xử lý tài sản là kết quả của việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu cho tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ để phát huy kết quả của nhiệm vụ hoặc sử dụng tài sản để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
b) Giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ không có nhu cầu hoặc không có khả năng thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật bao gồm:
a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu;
b) Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế, tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội và tài sản khác thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
3. Tài sản do các chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước bao gồm: tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam.
4. Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
5. Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.
1. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 106 của Luật này được thực hiện thông qua quyết định tịch thu của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 106 của Luật này được thực hiện thông qua quyết định tịch thu của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự và pháp luật về thi hành án dân sự.
3. Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 106 của Luật này được thực hiện theo phân cấp của Chính phủ.
1. Đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý, trừ tài sản được quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp đơn vị chủ trì quản lý tài sản không có kho bãi để bảo quản tài sản hoặc tài sản là máy móc, thiết bị đã cố định, khó tháo dỡ thì chuyển giao cho cơ quan dự trữ nhà nước hoặc ủy quyền, ký hợp đồng thuê với cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kho bãi để bảo quản. Việc chuyển giao, ủy quyền, thuê bảo quản tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản sau đây phải chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để bảo quản:
a) Bảo vật quốc gia, cổ vật và vật khác có giá trị lịch sử, văn hoá;
b) Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện đặc chủng và tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh;
c) Tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý;
d) Lâm sản quý hiếm không được sử dụng vào mục đích thương mại;
đ) Tài sản khác có yêu cầu quản lý đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan có liên quan công bố danh sách cụ thể các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại khoản này.
3. Việc bàn giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này để bảo quản phải lập thành biên bản.
4. Cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm tiếp nhận tài sản chuyển giao, thực hiện việc bảo quản tài sản theo đúng quy định của pháp luật.
1. Giao cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật liên quan đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện đặc chủng, tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh; bảo vật quốc gia, cổ vật và vật khác có giá trị lịch sử, văn hoá; hàng lâm sản quý hiếm và tài sản khác có yêu cầu quản lý đặc biệt theo quy định của pháp luật.
2. Giao hoặc điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng đối với tài sản được sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị.
3. Giao hoặc điều chuyển cho đối tượng được giao quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng.
4. Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ.
5. Tiêu hủy đối với tài sản không còn giá trị sử dụng hoặc buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện bán đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều này; tài sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này nhưng không áp dụng hình thức giao, điều chuyển. Việc bán tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá, trừ tài sản sau đây được áp dụng hình thức bán trực tiếp:
a) Tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng;
b) Tài sản có giá trị nhỏ theo quy định của Chính phủ.
1. Sau khi có quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm báo cáo cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này.
2. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản theo các hình thức quy định tại Điều 109 của Luật này, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
3. Căn cứ quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này hoặc đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm tổ chức xử lý tài sản theo quy định tại Điều 111 của Luật này.
1. Đối với tài sản có quyết định giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý, đơn vị chủ trì quản lý tài sản tổ chức bàn giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
Sau khi tiếp nhận tài sản, cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện việc quản lý, xử lý tài sản được tiếp nhận theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối với tài sản có quyết định giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng, đơn vị chủ trì quản lý tài sản tổ chức bàn giao tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài sản thực hiện hạch toán tăng tài sản và quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
3. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng có quyết định giao cho đối tượng quản lý, đơn vị chủ trì quản lý tài sản tổ chức bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng cho đối tượng quản lý.
Đối tượng được giao quản lý tài sản thực hiện hạch toán tăng tài sản và quản lý, sử dụng, khai thác tài sản theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
4. Đối với tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ, Kho bạc Nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Đối với tài sản có quyết định tiêu hủy, đơn vị chủ trì quản lý tài sản phối hợp với các cơ quan có chức năng thực hiện tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Hình thức tiêu hủy thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật này.
6. Đối với tài sản có quyết định bán, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này hoặc đơn vị chủ trì quản lý tài sản tổ chức bán tài sản theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.
POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PROPERTY OF STATE-FUNDED PROJECTS AND PUBLIC PROPERTY
Section 1. POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PROPERTY OF STATE-FUNDED PROJECTS
Article 100. Property of state-funded projects
1. Property used for the execution of projects.
2. Property formed as a result of the completion of projects.
Article 101. How to form project property
1. How to form the property used for the execution of projects:
a) The State shall distribute the property in kind or provide funding for projects to invest in construction, purchase or lease the property serving the execution of each project;
b) The form of property shall conform to the rules specified in Clause 2 Article 28 herein. Distribution of property, investment in construction, purchase, lease of property or provision of fixed funding to use property serving the execution of projects shall conform to regulations of Articles 29, 30, 31, 32 and 33 herein and project documents (if any).
2. How to form property as a result of the completion of projects:
a) Project capital shall be used to invest in construction of property or purchase property;
b) The form of property shall conform to regulations of this Law, relevant law and project documents (if any).
Article 102. Use of property serving the execution of projects
Use of property serving the execution of projects shall comply with targets of projects and provisions of Section 3 Chapter III herein and relevant law.
Article 103. Disposal of property serving the execution of projects
1. When there is property that needs to be disposed of, a project management unit shall:
a) Compile an inventory of the property, report to a superior managing authority, report to a contact point of the project and submit to authorities to assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein;
b) Keep the property in good conditions pending the disposal of the property.
2. Authorities assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein shall take measures for disposal of the property in the forms stipulated in Clause 3 this Article and submit them to a competent authority for approval.
3. Forms to dispose of the property shall include:
a) Distribution to an authority or organization to manage or use the property;
b) Transfer;
c) Sale;
d) Liquidation;
dd) Destruction;
e) Dealing with the property if it is lost or damaged;
g) Other forms as prescribed by law.
4. Based on measures approved by the competent authority, any of the authorities assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein or the project management unit shall transfer, sell, liquidate, destroy or deal with the property if it is lost or damaged as specified in Articles 29, 42, 43, 45, 46 and 47 herein.
5. Management and use of the proceeds earned from disposal of the property serving the execution of the project shall comply with provisions of Clause 3 Article 62 herein if the project management unit is operating in the model of a public service provider; or conform to provisions of Clause 1 and Clause 2 Article 48 herein if the project management unit is operating in another model.
Article 104. Disposal of property created after the completion of projects
1. After the completion of construction investment or purchase, a project management unit shall transfer the property to a beneficiary specified in the project in order to put the property to operation or use.
If the beneficiary of the property is not specified, disposal of the property after the completion of the project shall be carried out in the following forms:
b) Transfer;
b) Sale;
d) Liquidation;
d) Distribution of the property to an enterprise to manage or use it;
dd) Other forms as prescribed by law.
2. Transfer, sale or liquidation of the property shall comply with regulations of Articles 42, 43 and 45 herein. Distribution of the property to an enterprise to manage and use it shall comply with regulations of this Law, law on management and utilization of state capital invested in enterprises’ business operation and relevant law.
Article 105. Management and use of the property formed from the performance of scientific and technological tasks funded by the state capital
1. The property formed from the performance of scientific and technological tasks funded by the state capital shall consist of:
a) The property provided for the performance of scientific and technological tasks;
b) The property formed as a result of the performance of scientific and technological tasks;
2. Provision of the property for the performance of scientific and technological tasks shall be in line with assigned tasks and estimates approved by a competent authority. The property shall be used for the right purposes and ensure cost-effectiveness; aggregated, reported, maintained, repaired and disposed of promptly.
3. Disposal of the property provided for the performance of scientific and technological tasks shall be carried out in the following orders:
a) Distributing or selling the property to an organization in charge to continue results of tasks or using the property to use results of scientific and technological research for commercial purposes;
b) Transferring, selling, liquidating and destroying the property if the organization in charge of performing the tasks does not receive or purchase it. Transfer, sale, liquidation and destruction of the property shall comply with regulations of Articles 42, 43, 45 and 46 herein.
4. Disposal of the property formed as a result of the performance of scientific and technological tasks shall be carried out in the following orders:
a) Transferring the property ownership or the right to use the property to the organization in charge to continue results of tasks or using the property to use results of scientific and technological research for commercial purposes;
b) Transferring the property ownership or the right to use the property to another entity if the organization in charge of performing tasks has no demand or capacity to use results of scientific and technological research for commercial purposes.
5. The Government shall specify this Article in details.
Section 2. POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PROPERTY WHOSE PUBLIC OWNERSHIP IS ESTABLISHED
Article 106. Property whose public ownership is established
1. Confiscated property, including:
a) Exhibits and equipment used for committing violations;
b) Material evidence and other property confiscated according to regulations of criminal law and law on criminal procedure.
2. Property without owners, property whose owner is unidentified; property that is dropped, forgotten, buried, hidden, sunk and found; property without inheritors; property of social funds, charity funds that are dissolved but there is no other funds having the same purposes of receiving transferred property or dissolved due to committing violations against the law or against social ethics and other property owned by the State according to regulations of the Civil Code; inventory in an area of customs operation as prescribed in regulations of law on customs.
3. Property that owners voluntarily transfer the ownership to the State, including: property that foreign or domestic entities donate, give, contribute, sponsor or transfer in another manner to the State.
4. Property that foreign-invested enterprises transfer without reimbursement to the State according to commitments after their operation comes to an end.
5. Property that is invested in the form of public-private partnerships and then transferred to the State in accordance with project contracts.
Article 107. Power to establish public ownership
1. Establishment of public ownership of property specified in Point a Clause 1 Article 106 herein shall comply with a decision on property confiscation made by a competent authority as prescribed in regulations of law on actions against administrative violations.
2. Establishment of public ownership of property specified in Point b Clause 1 Article 106 herein shall comply with a decision on property confiscation made by a competent authority as prescribed in regulations of criminal law, law on criminal procedure and law on civil judgment enforcement.
3. Power to establish public ownership of property specified in Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 106 herein shall be granted by the Government.
Article 108. Storage of property whose public ownership is established
1. Authority responsible for property management shall store it pending the disposal of the property, except for the property specified in Clause 2 this Article.
In the cases where the authority responsible for property management has no warehouse to store the property; or the property is a fixed machine or equipment that makes it difficult to disassemble, such authority shall transfer the property to a state reserve authority; authorize or conclude a property lease agreement with an authority or organization having qualified facilities and warehouses. Transfer, authorization and lease of property storage shall comply with regulations of law.
2. It is required that the following property be transferred to and stored by specialized managing authorities:
a) National treasures, antiques and other historic or cultural valuables;
b) Weapons, explosives, support instruments, technical professional equipment, vehicles and other property relevant to national security;
c) Vietnamese currency, foreign currencies, valuable papers, gold, silver, precious stones and precious metals;
d) Precious and rare forest products that are not used for commercial purposes;
dd) Other property imposed special management.
The Minister of Finance shall undertake and cooperate with relevant authorities in publishing a detailed list of specialized managing authorities specified in this Clause.
3. Transfer of property to specialized managing authorities specified in Clause 2 this Article shall be made in writing.
4. Specialized managing authorities shall receive transferred property and store the property in accordance with regulations of law.
Article 109. Forms to dispose of property whose public ownership is established
1. Distribute to specialized managing authorities to manage and dispose of weapons, explosives, support instruments, technical professional equipment, vehicles and other property relevant to national security; national treasures, antiques and other historic or cultural valuables; precious and rare forest products and other property that are imposed special management.
2. Distribute or transfer to authorities and organizations to manage and use the property serving workplaces or public service facilities; means of transport, machines and equipment.
3. Distribute or transfer the property to authorities assigned to manage infrastructural property.
4. Remit Vietnamese currency and foreign currencies to the state budget.
5. Destroy the property that is not longer used or enforced to be destroyed.
6. Sell the property that is not specified in Clause 1, 4 and 5 this Article; the property specified in Clause 2 and Clause 3 this Article but is not distributed or transferred. Sale of the property whose public ownership is established shall comply with regulations of law on auction, except for the following property that is put on the market directly:
a) Fragile goods or products;
b) Property with low value as prescribed by the Government.
Article 110. Procedures for disposal of property whose public ownership is established
1. After a decision on property confiscation or decision on establishment of public ownership is given, authorities responsible for the management of property shall report to authorities assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein.
2. Authorities assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein shall take measures for disposal of the property in the forms stipulated in Article 109 herein and submit them to a competent authority for approval.
3. Based on measures approved by the competent authorities, authorities assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein or authorities responsible for the management of property shall carry out the disposal of the property in the forms stipulated in Article 111 herein.
Article 111. Implementation of disposal of property whose public ownership is established
1. When a decision on distribution of the property is given to a specialized managing authority to manage and dispose of the property, an authority responsible for the management of property shall transfer it to such specialized managing authority according to a competent authority’s decision.
After receiving the property, the specialized managing authority shall manage and dispose of such property according to regulations of relevant law.
2. When a decision on distribution of the property is given to an authority responsible for using the property, the authority responsible for the management of property shall transfer it to the authority responsible for using the property according to a competent authority’s decision.
The authority responsible for using the property shall aggregate the property, manage and use the property in accordance with regulations of this Law and relevant law.
3. When a decision on distribution of infrastructural property is given to an authority/organization assigned to manage the property, the authority responsible for the management of property shall transfer the infrastructural property to such authority/organization.
The authority/organization assigned to manage the property shall aggregate the property, manage, use and operate the property in accordance with regulations of this Law and relevant law.
4. If the property is Vietnamese currency or foreign currencies, state treasuries shall remit it to the state budget according to regulations of law on state budget.
5. If a decision on property destruction is given, the authority responsible for the management of property shall cooperate with other authorities responsible for destruction of the property. Forms of property destruction shall comply with provisions of Clause 2 Article 46 herein.
6. If a decision on sale of the property is given, authorities/organizations assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein or authorities responsible for the management of property shall make the sale of property in accordance with regulations of this Law and relevant law.
Article 112. Management of the proceeds earned from disposal of property whose public ownership is established
The proceeds earned from disposal of property whose public ownership is established shall be transferred to temporary accounts at a state treasury after deducting relevant expenses; the remainder shall be transferred to the state budget.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra bộ
Điều 6. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công
Điều 8. Công khai tài sản công
Điều 12. Nội dung quản lý nhà nước về tài sản công
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công
Mục 3. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Điều 31. Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
Điều 32. Thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
Điều 33. Khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 34. Sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 38. Thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 41. Thu hồi tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 42. Điều chuyển tài sản công
Điều 43. Bán tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 45. Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 46. Tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 47. Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
Điều 48. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
Mục 4. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Điều 52. Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 53. Thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 54. Sử dụng, quản lý vận hành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 56. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh
Điều 57. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích cho thuê
Điều 58. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết
Điều 62. Xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
Mục 5. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
Điều 68. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị - xã hội
Điều 69. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp
Mục 7. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC
Điều 78. Hồ sơ, thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng
Điều 97. Tài sản công tại doanh nghiệp
Mục 1. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 103. Xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án
Điều 104. Xử lý tài sản là kết quả của dự án
Điều 113. Quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai
Điều 125. Hệ thống thông tin về tài sản công
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
Mục 2. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN
Điều 106. Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 107. Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 108. Bảo quản tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 110. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 111. Tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 112. Quản lý số tiền thu được từ việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
Mục 3. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Mục 4. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Mục 5. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
Điều 67. Quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam
Điều 68. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị - xã hội
Điều 69. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp