Nghị định 29/2018/NĐ-CP về quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Số hiệu: | 29/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 05/03/2018 |
Ngày công báo: | 24/03/2018 | Số công báo: | Từ số 471 đến số 472 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
06 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Nội dung này được nêu tại Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Theo đó, tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân gồm:
- Bị tịch thu theo quy định;
- Vô chủ, không xác định được chủ, bị đánh rơi,…không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước, hàng hóa tồn động thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định;
- Của quỹ xã hội, quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận chuyển giao hoặc bị giải thể do vi phạm;
- Do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, biếu,…nhưng chưa hạch toán NSNN và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước;
- Do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động;
- Được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước theo hợp đồng dự án.
Nghị định 29/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/3/2018, thay thế Nghị định 29/2014/NĐ-CP và Nghị định 96/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009.
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định về:
a) Thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 106 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
b) Xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
2. Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm không thuộc phạm vi vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia mà do tổ chức, cá nhân Việt Nam phát hiện hoặc tìm thấy thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế về xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm mà Việt Nam là thành viên; trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên không có quy định về xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, bị chìm đắm thì áp dụng theo quy định tại Nghị định này.
3. Nghị định này không Điều chỉnh việc quản lý, xử lý đối với các tài sản sau:
a) Tài sản là nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thuộc phạm vi Điều chỉnh của Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khóa 11 và Nghị quyết số 755/2005/QH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 11.
b) Tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi Điều chỉnh của Nghị định số 05/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ.
c) Tài sản là tàu bay bị bỏ tại Việt Nam thuộc phạm vi Điều chỉnh của Nghị định số 02/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
3. Các tổ chức, cá nhân khác liên quan.
1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm:
a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
b) Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, gồm:
a) Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là bất động sản vô chủ).
b) Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là tài sản bị đánh rơi, bỏ quên).
c) Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm).
d) Tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có người thừa kế nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hoặc hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi là di sản không người thừa kế).
đ) Tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan (sau đây gọi là hàng hóa tồn đọng).
3. Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng Mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm Điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự (sau đây gọi là tài sản của quỹ bị giải thể).
4. Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ nhưng chưa hạch toán ngân sách nhà nước và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước).
5. Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
6. Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.
1. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản phải được lập thành văn bản; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Việc quản lý nhà nước đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan.
3. Việc xác định giá trị và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo cơ chế thị trường.
4. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân) được quy định như sau:
1. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu:
a) Cơ quan trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) ra quyết định tịch thu.
b) Cơ quan của người ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong các trường hợp còn lại.
2. Đối với vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và đã có quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp quân khu chuyển giao, Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi là Phòng Tài chính Kế hoạch) là đơn vị chủ trì quản lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp huyện chuyển giao.
3. Đối với vật chứng vụ án do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định tịch thu, cơ quan đã ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
4. Đối với bất động sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không có người thừa kế, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý đối với bất động sản, di tích lịch sử - văn hóa, Phòng Tài chính Kế hoạch là đơn vị chủ trì quản lý đối với động sản; trường hợp một vụ việc bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau (bất động sản hoặc di tích lịch sử - văn hóa và động sản) thì Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
5. Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
6. Đối với tài sản của quỹ bị giải thể:
a) Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản đối với tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được ủy quyền quyết định giải thể.
b) Cơ quan trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quyết định giải thể là đơn vị chủ trì quản lý tài sản đối với tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định giải thể.
7. Đối với hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan, Cục Hải quan là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
8. Đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam mà khi chuyển giao đã xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận, quản lý, sử dụng tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, quản lý, sử dụng tài sản là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
9. Đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam mà khi chuyển giao không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận, quản lý, sử dụng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm chủ trì quản lý tài sản như sau:
a) Đối với tài sản của các dự án do các chuyên gia, nhà thầu, tư vấn nước ngoài thực hiện dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ không hoàn lại chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam, Ban quản lý dự án là đơn vị chủ trì quản lý tài sản; trường hợp Ban quản lý dự án đã bị giải thể thì cơ quan chủ quản dự án là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
b) Đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quốc phòng, Bộ Quốc phòng hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng phân cấp là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
c) Đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực an ninh, Bộ Công an hoặc đơn vị được Bộ Công an phân cấp là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
d) Đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, b và c Khoản này chuyển giao cho Chính phủ, Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính phân cấp là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
đ) Đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, b và c Khoản này chuyển giao cho chính quyền địa phương, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
10. Đối với tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời gian hoạt động, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
11. Đối với tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án, cơ quan ký hợp đồng đối tác công tư là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện việc bảo quản tài sản từ khi tiếp nhận đến khi hoàn thành việc xử lý theo phương án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Lập hồ sơ, trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản; trừ các trường hợp tài sản thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Lập hoặc báo cáo cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này lập phương án xử lý tài sản, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện phương án xử lý tài sản đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
5. Thanh toán các chi phí có liên quan, bao gồm cả Phần giá trị tài sản thuộc về tổ chức, cá nhân (nếu có) theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với:
a) Tài sản do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam nhưng không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản để sử dụng; trừ các tài sản quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
b) Tài sản do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam là bất động sản, xe ô tô, các tài sản khác (không phải là bất động sản, xe ô tô) có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý theo đề nghị của bộ, cơ quan trung ương; trừ các tài sản quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều này.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quốc phòng do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực an ninh do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam.
4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định giải thể.
5. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với:
a) Tài sản do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương không thuộc phạm vi quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
b) Tài sản chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án đối tác công tư đối với trường hợp cơ quan ký hợp đồng dự án thuộc trung ương quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với:
a) Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm; bất động sản vô chủ; bất động sản không có người thừa kế; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa; tài sản của các vụ việc xử lý quy định tại Khoản này bao gồm cả bất động sản hoặc di tích lịch sử - văn hóa và động sản.
b) Tài sản do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ các tài sản quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều này.
c) Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
d) Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể theo ủy quyền.
đ) Tài sản chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án đối tác công tư đối với trường hợp cơ quan ký hợp đồng dự án thuộc địa phương quản lý.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế không thuộc phạm vi quy định tại điểm a Khoản 6 Điều này.
8. Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự mà không xác định được ai là chủ sở hữu của bất động sản, cơ quan đã tiếp nhận thông tin về bất động sản vô chủ (Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an sở tại) có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch.
Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm:
a) Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu đối với bất động sản từ khi phát hiện: 01 bản chính.
b) Bảng kê địa điểm, diện tích, hiện trạng bất động sản: 01 bản chính.
c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình xác định chủ sở hữu đối với bất động sản (nếu có): 01 bản sao.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi, Sở Tài chính có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự, cơ quan đã tiếp nhận thông tin về tài sản bị đánh rơi, bỏ quên (Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an sở tại) có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thuộc về Nhà nước.
Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm:
a) Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu tài sản từ khi phát hiện; căn cứ xác định tài sản thuộc về Nhà nước: 01 bản chính.
b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản: 01 bản chính.
c) Biên bản giao nộp tài sản của người nhặt được hoặc người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bỏ quên: 01 bản sao.
d) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xử lý tài sản (nếu có): 01 bản sao.
2. Đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thuộc thẩm quyền quyết định xác lập sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định tại Khoản 7 Điều 7 Nghị định này, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
3. Đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thuộc thẩm quyền quyết định xác lập sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại điểm a Khoản 6 Điều 7 Nghị định này, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi, Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan mà không xác định được ai là chủ sở hữu của tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, Sở Tài chính có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản bao gồm:
a) Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm từ khi phát hiện: 01 bản chính.
b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của tài sản: 01 bản chính.
c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình xác định chủ sở hữu đối với tài sản (nếu có): 01 bản sao.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế hoặc bản án, quyết định của Tòa án xác định người đó không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc kể từ ngày hết thời hiệu yêu cầu chia di sản mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật dân sự, tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mở thừa kế có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch.
Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm:
a) Báo cáo quá trình mở thừa kế đối với di sản: 01 bản chính.
b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của di sản: 01 bản chính.
c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình mở thừa kế, văn bản từ chối quyền hưởng di sản, bản án hoặc quyết định của Tòa án xác định người không được quyền hưởng di sản thừa kế (nếu có): 01 bản sao.
2. Đối với di sản không có người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định tại Khoản 7 Điều 7 Nghị định này, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
3. Đối với di sản không có người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quy định tại điểm a Khoản 6 Điều 7 Nghị định này, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi, Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về hải quan mà không có người đến nhận, cơ quan Hải quan nơi có hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ trình Cục trưởng Cục Hải quan quản lý trực tiếp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản: 01 bản chính.
b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của tài sản: 01 bản chính.
c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình thông báo về tài sản và các hồ sơ, tài liệu khác (nếu có): 01 bản sao.
d) Văn bản thông báo từ bỏ hàng hóa hoặc tài liệu chứng minh (nếu có): 01 bản sao.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Cục trưởng Cục Hải quan ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định giải thể Quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 và điểm d Khoản 6 Điều 7 Nghị định này quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của quỹ bị giải thể. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản: 01 bản chính.
b) Bảng kê chủng loại, số lượng (khối lượng), giá trị, tình trạng tài sản: 01 bản chính.
c) Quyết định giải thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: 01 bản sao.
d) Tài liệu khác chứng minh quyền tài sản (nếu có): 01 bản sao.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 7 và điểm d Khoản 6 Điều 7 Nghị định này ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
1. Đối với tài sản do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định này, khi được các tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển giao quyền sở hữu về tài sản, đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại Khoản 9 Điều 5 Nghị định này căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành và pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản xác định tính phù hợp của việc tiếp nhận tài sản chuyển giao và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.
2. Đối với tài sản do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam mà khi chuyển giao đã xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng, khi được các tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển giao quyền sở hữu về tài sản, đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại Khoản 8 Điều 5 Nghị định này căn cứ các quy định pháp luật hiện hành và pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản xác định tính phù hợp của việc tiếp nhận tài sản chuyển giao và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.
3. Trường hợp xác định việc tiếp nhận tài sản chuyển giao là phù hợp với quy định của pháp luật thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận tài sản, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm lập hồ sơ, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều 7 Nghị định này quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản bao gồm cả phương án xử lý tài sản theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định này: 01 bản chính.
b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản: 01 bản chính.
c) Hợp đồng tặng cho tài sản trong trường hợp chuyển giao dưới hình thức tặng cho và theo quy định của pháp luật phải lập thành hợp đồng: 01 bản sao.
d) Các hồ sơ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản chuyển giao và hình thức chuyển giao (nếu có): 01 bản sao.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 3 Điều này, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều 7 Nghị định này ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
5. Trường hợp xác định việc chuyển giao tài sản không phù hợp với quy định của pháp luật thì cơ quan, đơn vị được đề nghị tiếp nhận phải từ chối tiếp nhận; trường hợp không từ chối được thì xử lý theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
1. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày kết thúc thời hạn hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm thông báo cho Sở Tài chính nơi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trụ sở về các trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết khi kết thúc thời hạn hoạt động.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan đăng ký đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng kiểm kê, phân loại tài sản. Thành Phần Hội đồng do lãnh đạo Sở Tài chính làm chủ tịch, có đại diện của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan.
Hội đồng kiểm kê, phân loại tài sản có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận tài sản từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao.
b) Thực hiện kiểm kê, phân loại tài sản và lập bảng kê chi tiết chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản.
c) Bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý.
3. Căn cứ trên kết quả kiểm kê, phân loại của Hội đồng, Sở Tài chính có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn theo cam kết.
Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản: 01 bản chính.
b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản: 01 bản chính.
c) Văn bản thể hiện cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam khi kết thúc hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 01 bản sao.
d) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản (nếu có): 01 bản sao.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 3 Điều này và sau khi kết thúc thời hạn hoạt động của theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
1. Chậm nhất 01 năm trước ngày chuyển giao hoặc trong thời hạn thỏa thuận tại Hợp đồng dự án, doanh nghiệp dự án phải đăng báo công khai việc chuyển giao tài sản, thủ tục, thời hạn thanh lý hợp đồng, thanh toán các Khoản nợ.
2. Doanh nghiệp dự án phải đảm bảo tài sản chuyển giao không được sử dụng tài sản để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ khác của doanh nghiệp dự án trước thời điểm chuyển giao, trừ trường hợp Hợp đồng dự án có quy định khác.
3. Cơ quan nhà nước ký hợp đồng dự án chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về tài sản, cơ quan tài chính và các cơ quan khác có liên quan (nếu cần) thực hiện:
a) Tổ chức giám định chất lượng, giá trị, tình trạng tài sản theo thỏa thuận tại Hợp đồng dự án.
b) Lập danh Mục tài sản chuyển giao.
c) Lập biên bản xác định các hư hại của tài sản (nếu có) để yêu cầu doanh nghiệp dự án thực hiện việc sửa chữa, bảo trì tài sản.
d) Thực hiện tiếp nhận và ký biên bản nhận chuyển giao tài sản;
Việc chuyển giao, tiếp nhận tài sản phải thực hiện theo đúng thời hạn tại Hợp đồng dự án.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ký biên bản nhận chuyển giao tài sản, cơ quan nhà nước ký hợp đồng dự án có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quy định tại điểm b Khoản 5 và điểm đ Khoản 6 Điều 7 Nghị định này để xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản: 01 bản chính.
b) Bảng kê chủng loại, số lượng (khối lượng), giá trị, tình trạng tài sản: 01 bản chính.
c) Biên bản nhận chuyển giao tài sản: 01 bản chính.
d) Tài liệu khác chứng minh quyền tài sản (nếu có): 01 bản sao.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 4 Điều này, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm b Khoản 5 và điểm đ Khoản 6 Điều 7 Nghị định này ban hành quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
6. Các Khoản chi phí tổ chức giám định chất lượng, giá trị, tình trạng tài sản và các chi phí khác theo quy định liên quan (nếu có) để thực hiện chuyển giao, tiếp nhận tài sản được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của cơ quan ký hợp đồng dự án để thực hiện. Mức chi thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 30 Nghị định này.
1. Tài sản có quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân của cơ quan, người có thẩm quyền phải được bảo quản chặt chẽ, bảo đảm phục vụ việc xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Các tài sản chuyển giao cho các cơ quan quản lý chuyên ngành để bảo quản như sau:
a) Tài sản là bảo vật quốc gia, cổ vật và vật khác có giá trị lịch sử, văn hóa.
b) Tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện đặc chủng và tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh.
c) Tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý.
d) Tài sản là chất phóng xạ.
đ) Tài sản là bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB.
e) Tài sản là lâm sản quý hiếm không được sử dụng vào Mục đích thương mại, trừ tài sản quy định tại điểm đ Khoản này.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan công bố danh sách cụ thể các cơ quan chuyên ngành để thực hiện việc tiếp nhận, bảo quản đối với các tài sản quy định tại Khoản này.
3. Trách nhiệm bảo quản tài sản quy định như sau:
a) Cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định tịch thu tài sản theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan trình người có thẩm quyền ban hành quyết định tịch thu theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tài sản tịch thu.
b) Cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự và pháp luật về thi hành án dân sự.
c) Đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại Điều 5 Nghị định này chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức thực hiện việc bảo quản tài sản quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 106 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Việc bảo quản tài sản thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 108 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
1. Trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân quy định như sau:
a) Đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Nghị định này lập phương án xử lý đối với tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật, trừ tài sản bị tịch thu quy định tại điểm c Khoản này.
b) Cơ quan hải quan lập phương án xử lý đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Cục trưởng Cục Hải quan, trừ tài sản là hàng hóa tồn đọng quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định này.
c) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công lập phương án xử lý đối với các tài sản sau:
- Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật được xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định này;
- Các tài sản còn lại được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
2. Nội dung chủ yếu của phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân gồm:
a) Thông tin về tài sản: Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản hoặc quyết định tịch thu tài sản (số, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành), chủng loại, số lượng, chất lượng tài sản, nguồn gốc xuất xứ, năm sản xuất, nước sản xuất...
b) Giá trị tài sản (nếu có).
Riêng đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng thì đơn vị lập phương án xử lý tài sản phải thành lập Hội đồng định giá để xác định giá trị tài sản ghi vào phương án. Chủ tịch Hội đồng là thủ trưởng của đơn vị lập phương án và đại diện: Cơ quan tài chính (nơi có tài sản), cơ quan tiếp nhận (nếu có), cơ quan chuyên môn có liên quan.
c) Hình thức xử lý phù hợp với từng loại tài sản:
- Giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành đối với tài sản quy định tại Khoản 2 Điều 108 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. Việc giao hoặc Điều chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng phải căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật và chỉ áp dụng đối với: Nhà, đất; xe ô tô; xe mô tô, xe gắn máy, máy móc, thiết bị và các tài sản khác có tỷ lệ chất lượng còn lại từ 50% trở lên;
- Giao cho doanh nghiệp theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp;
- Bán (đấu giá, bán chỉ định, niêm yết giá) theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan. Riêng đối với tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng (thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản, hàng hóa dễ cháy, nổ, hàng thực phẩm đã qua chế biến nhưng hạn sử dụng còn dưới 30 ngày, động vật rừng hoang dã đã chết nhưng không thuộc đối tượng phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật...); tài sản là hàng hóa cồng kềnh, có trọng lượng lớn được chuyên chở trên các phương tiện giao thông đường thủy, đường biển mà việc bốc dỡ tốn kém, chi phí lớn; tài sản là vật tư, hàng hóa cấm nhập khẩu buộc phải tái xuất mà chi có một tổ chức kinh tế có chức năng tái xuất đối với vật tư, hàng hóa đó, thì được bán chỉ định hoặc niêm yết giá;
- Tiêu hủy đối với tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng nhưng không thể xử lý theo hình thức bán; tài sản không còn khả năng sử dụng hoặc tài sản thuộc danh Mục cấm sản xuất, kinh doanh và lưu thông theo quy định của pháp luật gồm: Văn hóa phẩm độc hại, ma túy, hàng giả, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã đã chết và các tài sản khác buộc phải tiêu hủy. Trường hợp đặc biệt cần xử lý theo hình thức khác để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản báo cáo Bộ Tài chính hoặc báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có) để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định xử lý;
- Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ; nộp vào Kho bạc nhà nước đối với vàng, bạc, đá quý, kim loại quý. Đối với giấy tờ có giá có khả năng chuyển đổi thành tiền thì thực hiện thủ tục chuyển đổi thành tiền mặt nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định, trường hợp không đủ Điều kiện chuyển đổi thành tiền thì thực hiện thủ tục gửi Kho bạc nhà nước để lưu giữ, bảo quản;
- Xử lý khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
d) Cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp xử lý. Trong đó, cơ quan chủ trì xử lý tài sản là đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại Điều 5 Nghị định này.
đ) Thời hạn xử lý.
e) Chi phí xử lý.
g) Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản.
h) Các nội dung khác (nếu có).
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tài sản hoặc có quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản và trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định này phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Điều này.
1. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với:
- Tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương quyết định tịch thu;
- Điều chuyển tài sản từ trung ương về địa phương và ngược lại hoặc giữa các địa phương với nhau.
b) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với:
- Các tài sản còn lại do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương ra quyết định tịch thu không thuộc phạm vi quy định tại điểm a Khoản này;
- Tài sản chuyển giao cho cơ quan chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều 108 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cơ quan địa phương quyết định tịch thu.
2. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án tịch thu như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, cổ vật, bảo vật quốc gia theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý theo hình thức giao, Điều chuyển cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý đối với tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc Điều chuyển giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ tài sản quy định tại điểm a Khoản này.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản đối với các trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b Khoản này.
3. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là bất động sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, di sản không có người nhận thừa kế, hàng hóa tồn đọng như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là di tích lịch sử - văn hóa, cổ vật, bảo vật quốc gia theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý theo hình thức giao, Điều chuyển cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý đối với tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc Điều chuyển giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ tài sản quy định tại điểm a Khoản này.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý đối với các trường hợp không thuộc phạm vi các điểm a, b và d Khoản này.
d) Cục trưởng Cục Hải quan phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, trừ tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại điểm a, điểm b Khoản này.
4. Tài sản của quỹ bị giải thể, cấp có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại Khoản 4 và điểm d Khoản 6 Điều 7 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.
5. Tài sản do các tổ chức cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5 và điểm b Khoản 6 Điều 7 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.
6. Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại điểm c Khoản 6 Điều 7 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.
7. Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại điểm b Khoản 5 và điểm đ Khoản 6 Điều 7 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.
8. Trường hợp tài sản xử lý theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định ghi tăng vốn theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan là cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.
1. Đối với việc xử lý theo hình thức chuyển giao tài sản cho các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định này thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phương án xử lý tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản thực hiện chuyển giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành.
b) Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản phải lập thành biên bản theo Mẫu số 02-BBBQ tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
c) Hồ sơ chuyển giao tài sản gồm:
- Biên bản bàn giao tài sản quy định tại điểm b Khoản này: 01 bản chính;
- Quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản: 01 bản sao;
- Phương án xử lý tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt: 01 bản sao;
- Giấy chứng nhận kết quả giám định tài sản (đối với trường hợp phải giám định tài sản): 01 bản sao;
- Bảng kê chi tiết về tài sản: 01 bản chính;
- Tài liệu khác về tài sản (nếu có).
d) Cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm thực hiện bảo quản, quản lý, xử lý tài sản theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối với việc xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phương án xử lý tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản chủ trì, phối hợp với cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công cùng cấp thực hiện chuyển giao tài sản và các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận.
b) Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản theo Mẫu số 03-BBCG tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
c) Cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận chuyển giao tài sản thực hiện hạch toán tăng tài sản và thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Trường hợp chuyển giao tài sản cho doanh nghiệp thì phải thực hiện ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Đối với việc xử lý theo hình thức bán (đấu giá, chỉ định hoặc niêm yết giá), tiêu hủy tài sản thì cơ quan được giao chủ trì xử lý thực hiện việc bán, tiêu hủy theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật khác có liên quan.
4. Đối với việc bán đấu giá tài sản là di vật, cổ vật tại nước ngoài được thực hiện như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bán đấu giá di vật, cổ vật tại nước ngoài.
b) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép xuất khẩu di vật, cổ vật bán đấu giá tại nước ngoài theo quy định của pháp luật.
c) Thủ tục xuất khẩu di vật, cổ vật thực hiện theo quy định của pháp luật.
d) Cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản Việt Nam hoặc nước ngoài để ủy thác bán đấu giá tài sản, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản xem xét, quyết định đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm; ưu tiên lựa chọn tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:
- Có kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực bán đấu giá các tài sản tương tự;
- Có phương án tổ chức bán đấu giá có hiệu quả;
- Có tỷ lệ (%) chi phí bán đấu giá thấp;
- Có phương án xử lý khả thi trong trường hợp di vật, cổ vật đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng không bán được (cam kết mua lại, chịu chi phí vận chuyển số cổ vật, di vật không bán được về Việt Nam v.v...).
Trường hợp có nhiều tổ chức có chức năng bán đấu giá đăng ký tham gia thì việc lựa chọn tổ chức có chức năng bán đấu giá được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật.
đ) Hợp đồng ủy thác bán đấu giá:
Hợp đồng ủy thác bán đấu giá tài sản phải được lập theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, trường hợp pháp luật Việt Nam không quy định hoặc quy định khác với pháp luật quốc tế thì thực hiện theo pháp luật quốc tế; có cam kết cụ thể, chặt chẽ để ràng buộc trách nhiệm của các bên có liên quan; có quy định về giải quyết tranh chấp. Các công việc được ủy thác bao gồm: Đóng gói, vận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài, vận chuyển từ nơi bảo quản đến nơi bán đấu giá, mua bảo hiểm cho hiện vật mang đi bán đấu giá, bảo quản tài sản tại nước ngoài, quảng bá, tổ chức bán đấu giá, xử lý tài sản trong trường hợp không bán được.
Cơ quan được giao nhiệm vụ ký Hợp đồng ủy thác bán đấu giá chịu trách nhiệm về nội dung của Hợp đồng; trường hợp cần thiết có thể lấy ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp trước khi ký Hợp đồng.
5. Đối với việc xử lý tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phương án xử lý tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị chủ trì quản lý tài sản thực hiện chuyển tài sản là tiền Việt Nam, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý vào Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đối với tài sản là ngoại tệ thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản nộp vào tài Khoản ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng; Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm mua toàn bộ số ngoại tệ trên để chuyển nộp ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam theo quy định.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phương án xử lý tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị chủ trì quản lý tài sản thực hiện đổi giấy tờ có giá có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt và nộp vào Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Trường hợp giấy tờ có giá không đủ Điều kiện chuyển đổi thành tiền thì thực hiện thủ tục gửi Kho bạc Nhà nước để lưu giữ, bảo quản.
6. Đối với việc xử lý tài sản theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp thì việc thực hiện ghi tăng vốn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
7. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định tại Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng và thông báo kịp thời, đầy đủ các thông tin có liên quan với các cơ quan, người có thẩm quyền sau đây:
a) Cơ quan quân sự nơi gần nhất đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thuộc khu vực quân sự.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công an nơi gần nhất đối với tài sản bị chôn giấu không thuộc khu vực quân sự.
c) Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi gần nhất đối với tài sản bị chìm đắm không thuộc khu vực quân sự.
Tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm chịu trách nhiệm về thông tin đã thông báo.
2. Cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin có trách nhiệm:
a) Lập biên bản có đầy đủ chữ ký của đại diện tổ chức, cá nhân đã thông báo thông tin và đại diện cơ quan tiếp nhận thông tin; tổ chức, cá nhân thông báo thông tin giữ một bản để làm cơ sở giải quyết quyền lợi về sau.
b) Kiểm tra tính chính xác của thông tin đã tiếp nhận.
c) Báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin đóng trụ sở.
d) Tổ chức khoanh vùng, bảo vệ nguyên trạng khu vực có tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm; trường hợp tài sản bị chìm đắm ở vùng biển xa bờ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan thuộc lực lượng quốc phòng, an ninh, cơ quan quản lý hàng hải để thực hiện.
Riêng đối với tài sản chìm đắm ở nội thủy, lãnh hải thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo có tài sản chìm đắm, cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo 03 lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng trung ương hoặc địa phương để tìm chủ tài sản.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan tổ chức khoanh vùng, bảo vệ nguyên trạng khu vực có tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
b) Báo cáo cơ quan quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 22 Nghị định này quyết định việc lập phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
c) Trường hợp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm không thuộc địa bàn quản lý thì thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
Việc giao cho tổ chức, cá nhân lập phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt và phê duyệt phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm do các cơ quan nhà nước sau đây quyết định:
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật.
2. Bộ Quốc phòng phê duyệt đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm trong khu vực quân sự.
3. Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đối với tài sản chìm đắm làm cản trở hoạt động hàng hải, gây nguy hiểm cho tài nguyên biển; đe dọa tính mạng và sức khỏe con người hoặc gây ô nhiễm môi trường. Riêng đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm xây dựng phương án trục vớt trình Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt; trường hợp tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải là di sản văn hóa dưới nước hoặc liên quan đến quốc phòng, an ninh thì trước khi Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt, phương án trục vớt phải có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Bộ Quốc phòng.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phê duyệt đối với các tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Phương án thăm dò tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Địa điểm tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
b) Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc.
c) Phương tiện và biện pháp thăm dò.
d) Biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình thăm dò.
đ) Bàn giao kết quả thăm dò cho cơ quan, người có thẩm quyền.
e) Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường; phòng, chống cháy, nổ.
g) Dự toán chi phí thăm dò.
h) Điều kiện để lựa chọn tổ chức, cá nhân tổ chức khai quật, trục vớt (trong trường hợp cần thiết).
2. Phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ tổ chức việc khai quật, trục vớt.
b) Kết quả thực hiện phương án thăm dò tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm (nếu có).
c) Địa điểm tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
d) Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc.
đ) Phương tiện và biện pháp khai quật, trục vớt.
e) Biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình khai quật, trục vớt.
g) Biện pháp bảo quản tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy sau khi khai quật, trục vớt.
h) Bàn giao tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy cho cơ quan, người có thẩm quyền.
i) Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường; phòng, chống cháy, nổ.
k) Biện pháp bảo hiểm tổ chức, cá nhân tham gia khai quật, trục vớt.
l) Dự kiến kết quả sau khi khai quật, trục vớt.
m) Dự toán chi phí khai quật, trục vớt.
n) Điều kiện để lựa chọn tổ chức, cá nhân tổ chức khai quật, trục vớt (trong trường hợp cần thiết).
3. Tùy trường hợp cụ thể, việc lập và quyết định phương án thăm dò; lập và quyết định phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thực hiện độc lập hoặc thực hiện gắn liền với nhau.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải bảo đảm đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có chức năng thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản theo quy định của pháp luật.
b) Có kinh nghiệm trong hoạt động thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản.
c) Có đội ngũ nhân viên, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu của hoạt động thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản phù hợp với quy mô của phương án thăm dò, khai quật, trục vớt đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản trong khu vực quân sự thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được hợp tác tham gia nhưng phải có sự chủ trì của cơ quan, tổ chức của Việt Nam đối với từng dự án thăm dò, khai quật, trục vớt.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này quyết định việc giao cho tổ chức, cá nhân có đủ các Điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; ưu tiên các tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện việc trục vớt tài sản chìm đắm tại nội thủy, lãnh hải Việt Nam theo quy định tại Điều 280 Bộ luật Hàng hải năm 2015. Trường hợp phương án trục vớt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt thì Cảng vụ hàng hải tổ chức trục vớt tài sản theo phương án được phê duyệt.
4. Việc thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được thực hiện theo đúng phương án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp trong quá trình thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm cần thiết phải Điều chỉnh phương án đã được phê duyệt thì cơ quan, người có thẩm quyền đã phê duyệt phương án đó quyết định Điều chỉnh phương án.
1. Tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm hoặc tổ chức, cá nhân tổ chức khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm có trách nhiệm quản lý tài sản được tìm thấy và bàn giao cho cơ quan nhà nước quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này để bảo quản trong thời gian chờ xử lý theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Trường hợp có đầy đủ cơ sở để xác định được loại tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy thì tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện việc giao tài sản cho các cơ quan, đơn vị sau đây tiếp nhận, bảo quản:
a) Bảo tàng cấp tỉnh tiếp nhận, bảo quản đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật.
b) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh tiếp nhận, bảo quản đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản trong khu vực quân sự.
c) Cảng vụ hàng hải nơi gần nhất tiếp nhận, bảo quản đối với tài sản bị chìm đắm làm cản trở hoặc gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, tài nguyên biển; đe dọa tính mạng và sức khỏe con người hoặc gây ô nhiễm môi trường được tìm thấy.
d) Sở Tài chính tiếp nhận, bảo quản đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, b và c Khoản này.
3. Trường hợp không có đủ cơ sở để xác định được loại tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy thì Sở Tài chính trực tiếp tiếp nhận, bảo quản. Nếu tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy nhỏ lẻ, có giá trị thấp (ước tính dưới 01 tỷ đồng) thì Sở Tài chính có thể ủy quyền việc tiếp nhận, bảo quản tài sản cho cơ quan tài chính cấp huyện.
4. Các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này thực hiện bảo quản theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 108 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
1. Sở Tài chính có trách nhiệm lập danh Mục tài sản, số lượng theo từng loại tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện giám định tài sản; xác định chủ sở hữu của tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Việc xác định chủ sở hữu của tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 229 Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp đặc biệt theo yêu cầu về bảo đảm an ninh quốc gia và bí mật quốc gia thì việc thông báo được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Trường hợp tài sản không có hoặc không xác định được chủ sở hữu thì tài sản đó được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Khoản 2 Điều 229 Bộ luật Dân sự và quy định tại Nghị định này.
Sở Tài chính lập phương án xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy báo cáo cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này phê duyệt theo nguyên tắc sau:
1. Trả lại cho chủ sở hữu nếu xác định được chủ sở hữu hợp pháp.
2. Trường hợp không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu hợp pháp, thực hiện trả cho tổ chức, cá nhân tìm thấy tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm đối với trường hợp tài sản có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản). Tổ chức, cá nhân được nhận tài sản phải thanh toán các chi phí tìm chủ sở hữu, chi phí vận chuyển, bảo quản và xác định giá trị tài sản.
3. Trường hợp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản hoặc chủ sở hữu không thanh toán các Khoản chi phí có liên quan theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định hoặc tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều này không đến nhận tài sản hoặc không thanh toán các Khoản chi phí có liên quan thì tài sản được tìm thấy được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật và xử lý theo quy định tại Nghị định này.
1. Trường hợp xác định được chủ sở hữu hợp pháp của tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy theo quy định tại Điều 26 Nghị định này thì cơ quan, đơn vị tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 25 Nghị định này tổ chức trả lại tài sản cho chủ sở hữu hợp pháp theo quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày có quyết định phê duyệt phương án trả lại tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm cho chủ sở hữu hợp pháp của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 25 Nghị định này thực hiện trả lại tài sản cho chủ sở hữu hợp pháp. Việc trả lại tài sản được lập thành biên bản; chủ sở hữu tài sản phải thanh toán các Khoản chi phí hợp lý có liên quan đến việc tìm kiếm, thăm dò, khai quật, trục vớt, bảo quản, tìm chủ sở hữu tài sản.
1. Các Khoản chi phí liên quan đến quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; tài sản của vụ án hình sự chuyển sang xử lý hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
2. Các Khoản chi phí liên quan đến quản lý, xử lý vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu; tài sản của vụ việc vi phạm hành chính chuyển sang xử lý hình sự bị tịch thu; các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu toàn dân (không bao gồm các Khoản chi liên quan đến thăm dò, khai quật, trục vớt, xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm) bao gồm:
a) Chi phí vận chuyển, bảo quản; chi phí kiểm nghiệm, giám định, định giá tài sản tạm giữ; chi bồi thường tổn thất do nguyên nhân khách quan (nếu có) tới thời điểm có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan tiếp nhận, bảo quản tài sản đã được Nhà nước bố trí kho bãi, phương tiện vận tải, kinh phí thường xuyên thì không được thanh toán các Khoản chi phí liên quan đến việc vận chuyển, bảo quản những tài sản đó.
b) Chi phí giao, nhận, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản tài sản từ thời điểm có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc xử lý.
c) Các chi phí phát sinh trong quá trình xử lý bán tài sản: Chi phí xác định giá khởi điểm; chi thuê giám định, thuê sửa chữa tài sản để bán nếu tài sản phải sửa chữa mới bán được; chi khắc phục tổn thất về tài sản do nguyên nhân khách quan; thù lao dịch vụ đấu giá trả cho tổ chức đấu giá, chi phí đấu giá tài sản.
d) Thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) đối với trường hợp hàng thuộc diện tạm nhập, tái xuất nhưng nay cơ quan, người có thẩm quyền cho phép nhập khẩu chính thức.
đ) Phí, lệ phí (nếu có).
e) Chi phí cho việc chăm sóc, cứu hộ động vật hoang dã trước khi xử lý theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
g) Chi phí thực hiện tiêu hủy tài sản.
h) Chi thưởng cho các tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia.
i) Các Khoản chi khác có liên quan.
3. Các Khoản chi liên quan đến thăm dò, khai quật, trục vớt, xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm và xử lý tài sản gồm:
a) Chi phí thăm dò, khai quật, trục vớt, giám định tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm. Trường hợp chi phí thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm theo phương án được duyệt được tính bằng hiện vật khai quật, trục vớt được thì cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm quyết định việc thanh toán bằng hiện vật.
b) Chi phí vận chuyển, bảo quản tài sản được tìm thấy trong thời gian chưa có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền; chi phí vận chuyển, bảo quản tài sản trả cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản.
c) Chi phí xử lý tài sản (chi phí thông báo tìm chủ sở hữu, chi phí chuyển giao tài sản, chi phí tiêu hủy tài sản, chi phí định giá, đấu giá tài sản).
d) Thuế, phí, lệ phí (nếu có).
đ) Chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản;
e) Chi phí bán đấu giá tài sản là di vật, cổ vật tại nước ngoài. Chi phí bán đấu giá (hoa hồng bán đấu giá) được khoán gọn theo tỷ lệ Phần trăm (%) trên tổng số tiền thu được từ bán đấu giá tài sản, bao gồm:
- Chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài, chi phí vận chuyển từ nơi bảo quản đến nơi bán đấu giá;
- Chi phí bảo hiểm cho hiện vật mang đi bán đấu giá;
- Chi phí thuê kho bãi để bảo quản hiện vật ở nước ngoài;
- Các Khoản thuế, phí, lệ phí ở Việt Nam và ở nước ngoài (nếu có);
- Chi phí tuyên truyền, quảng bá; chi phí tổ chức bán đấu giá;
- Chi phí giải quyết tranh chấp (nếu có); các chi phí khác có liên quan tới việc vận chuyển, bán đấu giá tại nước ngoài.
Tỷ lệ Phần trăm (%) chi phí bán đấu giá do các bên ký hợp đồng ủy thác bán đấu giá thỏa thuận, trên cơ sở tham khảo chi phí bán đấu giá (hoa hồng bán đấu giá) của các cuộc bán đấu giá đã thực hiện.
g) Chi phí hợp lý khác có liên quan.
4. Thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên.
1. Đối với những nội dung chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ đã được quy định.
2. Đối với các Khoản chi phí chưa có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì Thủ trưởng cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với mức chi cụ thể, bảo đảm phù hợp với khả năng kinh phí, thực tế phát sinh.
3. Đối với các Khoản chi phí mua tin, chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
4. Đối với các vụ việc từ hành chính chuyển sang xử lý hình sự hoặc từ hình sự chuyển sang xử lý hành chính, chi phí vận chuyển, bảo quản phát sinh trước khi chuyển giao được tính vào kinh phí chi thường xuyên của đơn vị bảo quản tài sản; các Khoản chi phí khác được thanh toán từ nguồn kinh phí xử lý tài sản theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
5. Mức chi thưởng cho tổ chức cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm và tài sản bị đánh rơi, bỏ quên
a) Tổ chức, cá nhân được thưởng trong các trường hợp sau đây:
- Ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên.
b) Mức tiền thưởng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng được tính theo phương pháp lũy thoái từng Phần, cụ thể như sau:
+ Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%;
Giá trị của tài sản để trích thưởng được xác định sau khi trừ các Khoản chi phí theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định này.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng bằng 50% của các mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a Khoản này.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy không phải là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng bằng 30% của các mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a Khoản này.
c) Mức tiền thưởng cụ thể do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với tài sản được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đối với tài sản được tìm thấy thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản được tìm thấy khác) quyết định, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng đối với mỗi gói thưởng.
d) Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được chi thưởng và giá trị tài sản tìm thấy có giá trị đặc biệt thì các cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm c Khoản này trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thưởng.
đ) Căn cứ chi thưởng
- Trường hợp tài sản được xử lý theo hình thức đấu giá thì giá trị tài sản để trích thưởng là giá trúng đấu giá;
- Trường hợp tài sản được xử lý theo hình thức chuyển giao cho cơ quan nhà nước có chức năng lưu giữ, quản lý thì giá trị tài sản là giá do Hội đồng định giá quy định tại Điều 34 Nghị định này xác định. Giá trị tài sản để trích thưởng là giá trị tài sản do Hội đồng định giá xác định sau khi trừ các Khoản chi phí có liên quan quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định này.
Trường hợp không xác định được giá trị của tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy và tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thì cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm c Khoản này quyết định mức tiền thưởng cụ thể, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
6. Mức thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm trong trường hợp không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu theo quy định của pháp luật
a) Tổ chức, cá nhân trong quá trình sinh hoạt, sản xuất mà ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, không phải là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì được hưởng toàn bộ hoặc một Phần giá trị của tài sản được tìm thấy như sau:
- Nếu tài sản có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản) sau khi trừ các Khoản chi phí hợp lý có liên quan (chi phí tìm chủ sở hữu, chi phí vận chuyển, bảo quản và xác định giá trị tài sản) thì tài sản thuộc về tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản;
- Nếu tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản) thì sau khi trừ chi phí hợp lý có liên quan, tổ chức, cá nhân tìm thấy tài sản được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của Phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, Phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
b) Cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định này quyết định mức được hưởng của tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện hoặc tìm thấy tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm mà không thông báo, không giao nộp cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định thì không được thưởng, không được thưởng theo giá trị tài sản tìm thấy và bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
d) Tổ chức, cá nhân được thưởng theo quy định tại Khoản 5 Điều này thì không được hưởng toàn bộ hoặc một Phần giá trị của tài sản theo quy định tại Khoản 6 Điều này; tổ chức, cá nhân được hưởng toàn bộ hoặc một Phần giá trị của tài sản theo quy định tại Khoản 6 Điều này thì không được thưởng theo quy định tại Khoản 5 Điều này.
7. Mức thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên
a) Tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên mà không phải là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, không phải là tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia có giá trị tài sản lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản), sau khi trừ chi phí bảo quản thì tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của Phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
b) Cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định này quyết định mức được hưởng của tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên.
c) Tổ chức, cá nhân được thưởng theo quy định tại Khoản 5 Điều này thì không được hưởng Phần giá trị của tài sản theo quy định tại Khoản này; tổ chức, cá nhân được hưởng Phần giá trị của tài sản theo quy định tại Khoản này thì không được thưởng theo quy định tại Khoản 5 Điều này.
1. Đối với tài sản được xử lý bán thì nguồn kinh phí để chi trả được sử dụng từ số tiền thu được do bán tài sản đã nộp vào tài Khoản tạm giữ của cơ quan nhà nước (Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch) được mở tại Kho bạc Nhà nước. Trường hợp số tiền thu được do bán tài sản không đủ để thanh toán các Khoản chi phí mà tài Khoản tạm giữ theo dõi riêng đối với cơ quan, đơn vị xử lý tài sản còn số dư thì được sử dụng để hỗ trợ thanh toán các Khoản chi phí, nếu thiếu thì đề nghị hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
2. Đối với tài sản được xử lý theo hình thức khác (chuyển giao, tiêu hủy) thì nguồn kinh phí để chi cho các nội dung quy định tại Điều 29 Nghị định này được bố trí như sau:
a) Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý tài sản để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tài sản.
b) Đối với các tài sản chuyển giao cho các cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý hoặc chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị để quản lý, sử dụng thì các chi phí phát sinh trước khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản này; các chi phí phát sinh từ khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc bàn giao do cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản chi trả.
3. Nguồn kinh phí chi thưởng và thanh toán Phần giá trị của tài sản cho các tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
4. Nguồn kinh phí để thanh toán các Khoản chi thưởng, thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và các chi phí liên quan đến việc thăm dò, khai quật, trục vớt xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được quy định như sau:
a) Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp thì chủ sở hữu tài sản có trách nhiệm chi trả các Khoản chi có liên quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định này.
b) Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy được chuyển giao cho các cơ quan nhà nước có chức năng lưu giữ, quản lý thì cơ quan được giao lưu giữ, quản lý tài sản có trách nhiệm chi trả các Khoản chi có liên quan từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy được tiêu hủy thì ngân sách nhà nước chi trả; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy do cấp nào tổ chức xử lý thì ngân sách cấp đó chi trả.
d) Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy được bán thì các Khoản chi được sử dụng từ nguồn thu được do bán tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy. Trường hợp số tiền thu được do bán tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy không đủ bù đắp các Khoản chi thì ngân sách nhà nước chi trả Phần chênh lệch theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước.
đ) Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải thì sau khi trục vớt và đấu giá tài sản, nếu số tiền thu được không đủ bù đắp chi phí và chủ sở hữu không có khả năng chi trả hoặc không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm thì số tiền còn thiếu được sử dụng từ phí bảo đảm hàng hải để bù đắp chi phí thiếu hụt đó; nếu chi phí trục vớt tài sản chìm đắm vượt quá khả năng chi trả của nguồn thu phí bảo đảm hàng hải thì sẽ được ngân sách nhà nước cấp bổ sung.
e) Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm nhưng chưa đủ Điều kiện để khai quật, trục vớt thì ngân sách địa phương nơi có tài sản chịu trách nhiệm bảo đảm kinh phí để bảo vệ tài sản.
1. Các Khoản chi được thanh toán phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định. Trường hợp các Khoản chi do cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện (như chi phí giám định, chi chăm sóc, cứu hộ động vật và các Khoản chi khác) thì được sử dụng phiếu thu của cơ quan nhà nước đó để làm căn cứ thanh toán chi phí.
2. Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương duyệt chi các Khoản chi phí xử lý tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan trung ương và người có thẩm quyền thuộc cơ quan cấp tỉnh ra quyết định xác lập sở hữu của Nhà nước; Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện duyệt chi các Khoản chi phí xử lý tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan cấp huyện, cấp xã ra quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân.
3. Việc thanh toán các Khoản chi phí được thực hiện theo mức chi thực tế hợp lý, hợp lệ của từng vụ việc hoặc mức khoán do cơ quan, người có thẩm quyền quy định.
Đối với các loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân phát sinh thường xuyên, căn cứ vào tình hình thực tế quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tỷ lệ (mức) khoán chi phí quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân trên số tiền thu được từ xử lý tài sản cho đơn vị chủ trì quản lý, xử lý thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương để áp dụng thống nhất. Mức khoán tối đa không vượt quá 40% số tiền thu được từ xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; đơn vị chủ trì quản lý tài sản được chủ động sử dụng chi phí được khoán để chi cho các nội dung theo quy định.
Trường hợp trong quá trình thực hiện xử lý tài sản, chi phí xử lý thực tế vượt quá mức khoán quy định và có đầy đủ các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc chi cho xử lý tài sản là cần thiết và phù hợp, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản báo cáo cơ quan tài chính có thẩm quyền duyệt chi quy định tại Khoản 2 Điều này để xem xét, quyết định.
4. Đối với những vụ việc hình sự hoặc vụ việc từ hành chính chuyển sang xử lý hình sự và được cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ vụ án, trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định đình chỉ vụ án, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm thanh toán các chi phí có liên quan đến quản lý, xử lý tang vật bị tịch thu của vụ việc đó từ nguồn kinh phí quy định tại Điều 31 Nghị định này.
5. Đối với tài sản chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên trình tự, thủ tục chi thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp được thưởng gửi văn bản đề nghị chi thưởng tới cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a Khoản này, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản có trách nhiệm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định mức thưởng cụ thể. Nội dung chủ yếu của quyết định mức thưởng gồm:
- Căn cứ pháp lý để chi thưởng cho tổ chức, cá nhân;
- Tên tổ chức, cá nhân được chi thưởng;
- Mức chi thưởng cho tổ chức, cá nhân;
- Thời hạn chi thưởng;
- Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chi thưởng;
- Nguồn chi thưởng.
Quyết định được gửi cho đối tượng được hưởng, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm vụ chi thưởng, cơ quan tài chính nhà nước cùng cấp.
c) Trường hợp nguồn chi thưởng được sử dụng từ ngân sách nhà nước, nguồn thu hợp pháp của cơ quan có chức năng lưu giữ, quản lý tài sản và phí bảo đảm hàng hải thì căn cứ vào quyết định mức thưởng của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm b Khoản này, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chi thưởng có trách nhiệm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc sử dụng các nguồn kinh phí này để chi thưởng theo quy định của pháp luật.
d) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày có quyết định mức thưởng của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chi thưởng thực hiện chi trả tiền thưởng cho tổ chức, cá nhân được thưởng theo quy định.
6. Trình tự, thủ tục thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên nhưng không xác định được chủ sở hữu
a) Xác định giá trị tài sản để làm căn cứ thanh toán.
- Đối với các tài sản được xử lý theo hình thức đấu giá, giá trị tài sản làm căn cứ thanh toán được xác định theo giá trúng đấu giá;
- Đối với các trường hợp khác, giá trị tài sản do Hội đồng định giá quy định tại Điều 34 Nghị định này xác định.
b) Thanh toán trong trường hợp tài sản tìm thấy có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu.
- Đối với tài sản, sau khi trừ các Khoản chi phí hợp lý có liên quan, có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản) thì trả lại tài sản (bằng hiện vật) cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy;
- Khi nhận tài sản, tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản có trách nhiệm chi trả các Khoản chi phí hợp lý có liên quan (chi phí tìm chủ sở hữu, chi phí vận chuyển, bảo quản và xác định giá trị tài sản). Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản không nhận tài sản hoặc không thanh toán các chi phí hợp lý có liên quan thì tài sản đó thuộc về Nhà nước.
c) Thanh toán trong trường hợp tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản (sau khi trừ các Khoản chi phí hợp lý có liên quan) thì tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản được thanh toán như sau:
- Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản có nhu cầu nhận tài sản (bằng hiện vật) mà tài sản đó không chia được thì tổ chức, cá nhân đó được nhận tài sản (bằng hiện vật), đồng thời có trách nhiệm thanh toán các Khoản chi phí hợp lý có liên quan và Phần giá trị tài sản thuộc về Nhà nước;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản có nhu cầu nhận tài sản (bằng hiện vật) mà tài sản đó có thể chia được thì tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản được chia tài sản bằng hiện vật tương ứng với Phần giá trị tài sản được hưởng theo quy định.
d) Trình tự, thủ tục thanh toán.
- Tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp được thanh toán Phần giá trị tài sản gửi văn bản đề nghị thanh toán Phần giá trị tài sản được hưởng tới cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản có trách nhiệm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định cụ thể mức được hưởng của tổ chức, cá nhân. Nội dung chủ yếu của quyết định này gồm: Căn cứ pháp lý để thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản; tên tổ chức, cá nhân được thanh toán Phần giá trị của tài sản do ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp; Phần giá trị của tài sản thanh toán cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản; chi phí tổ chức, cá nhân phải thanh toán (nếu có); hình thức thanh toán (bằng hiện vật, bằng tiền); thời hạn thanh toán; nguồn kinh phí để thanh toán (trong trường hợp thanh toán bằng tiền); cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thanh toán Phần giá trị tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản.
Quyết định được gửi cho đối tượng được hưởng, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thanh toán, cơ quan tài chính nhà nước cùng cấp.
- Trường hợp nguồn kinh phí để thanh toán được sử dụng từ ngân sách nhà nước, nguồn thu hợp pháp của cơ quan có chức năng lưu giữ, quản lý tài sản và phí bảo đảm hàng hải thì căn cứ vào quyết định thanh toán Phần giá trị tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thanh toán có trách nhiệm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc sử dụng các nguồn kinh phí này để thanh toán theo quy định của pháp luật;
- Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày có quyết định mức được hưởng của tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thanh toán thực hiện việc thanh toán Phần giá trị tài sản cho tổ chức, cá nhân được hưởng theo quy định;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản có nhu cầu nhận Phần giá trị tài sản bằng tiền thì tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản được thanh toán bằng tiền Phần giá trị tài sản được hưởng theo quy định. Việc thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy bằng hiện vật hoặc bằng tiền do cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Nghị định này quyết định.
1. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản được nộp vào tài Khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước do cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công làm chủ tài Khoản theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Sau khi trừ đi các Khoản chi quy định tại Điều 29 Nghị định này, số tiền còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Tài sản do cơ quan, đơn vị thuộc trung ương xử lý thì tiền thu được từ việc xử lý tài sản nộp vào ngân sách trung ương; tài sản do cơ quan, đơn vị thuộc địa phương xử lý thì tiền thu được từ việc xử lý tài sản nộp vào ngân sách địa phương.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm quyết định thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm (sau đây gọi chung là Hội đồng định giá).
2. Thành Phần Hội đồng định giá gồm:
a) Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập Hội đồng hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng.
b) Đại diện cơ quan tài chính (Bộ Tài chính đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm do cơ quan, người có thẩm quyền ở trung ương phê duyệt phương án xử lý; Sở Tài chính đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm do cơ quan, người có thẩm quyền ở địa phương phê duyệt phương án xử lý).
c) Đại diện cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản.
d) Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật hoặc các chuyên gia về tài sản.
đ) Các thành viên khác có liên quan.
3. Số lượng thành viên của Hội đồng định giá tối thiểu là 05 người.
Đại diện tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản hoặc có công phát hiện và cung cấp thông tin về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được quyền tham dự các cuộc họp của Hội đồng định giá và có thể phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
4. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng định giá
a) Hội đồng định giá làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các cuộc họp của Hội đồng định giá phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Các quyết định của Hội đồng phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành và được lập thành biên bản. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có Chủ tịch Hội đồng.
b) Hội đồng định giá lập biên bản về việc định giá tài sản. Biên bản định giá tài sản phải ghi nhận kịp thời, đầy đủ và trung thực toàn bộ quá trình định giá tài sản.
c) Nội dung chủ yếu của biên bản định giá tài sản gồm: Họ, tên Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản và các thành viên của Hội đồng; họ, tên những người tham dự phiên họp định giá tài sản; thời gian, địa điểm tiến hành việc định giá tài sản; kết quả khảo sát giá trị của tài sản; ý kiến của các thành viên của Hội đồng định giá và những người tham dự phiên họp định giá tài sản; kết quả biểu quyết của Hội đồng định giá về giá trị của tài sản; thời gian, địa điểm hoàn thành việc định giá tài sản; chữ ký của các thành viên Hội đồng định giá.
Biên bản định giá tài sản phải được lưu trong hồ sơ định giá tài sản.
5. Hội đồng định giá có trách nhiệm định giá tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm theo các quy định của pháp luật về nguyên tắc, phương pháp, chuẩn mực thẩm định giá. Trường hợp cần thiết Hội đồng định giá có thể thuê tổ chức đủ Điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định giá trị tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm để xem xét, tham khảo trước khi quyết định.
6. Giá trị tài sản do Hội đồng định giá xác định được sử dụng làm căn cứ để:
a) Chi thưởng cho tổ chức, cá nhân theo quy định tại Nghị định này.
b) Thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy, trừ trường hợp tài sản đó được đấu giá.
c) Thanh toán chi phí thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản trong trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thanh toán chi phí bằng hiện vật mà việc thanh toán đó được xác định sau khi khai quật, trục vớt xong.
d) Xác định giá khởi điểm để tổ chức đấu giá.
7. Chi phí hoạt động của Hội đồng định giá và chi phí thuê tổ chức đủ Điều kiện hoạt động thẩm định giá (nếu có) được tính chung vào chi phí xử lý tài sản và được chi trả theo quy định tại Nghị định này.
8. Trường hợp đặc biệt không thể xác định được giá trị của tài sản thì Hội đồng định giá có văn bản thông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền biết để quyết định mức thưởng theo quy định.
1. Tất cả tài sản khi được xác lập quyền sở hữu toàn dân đều phải được báo cáo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công và được kê khai, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công để quản lý thống nhất.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, đơn vị chủ trì quản lý tài sản thực hiện báo cáo kê khai, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc xử lý tài sản theo phương án xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền, đơn vị chủ trì quản lý tài sản thực hiện cập nhật kết quả xử lý tài sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
4. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công có trách nhiệm báo cáo về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân:
a) Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân là một bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, được xây dựng và quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước.
b) Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được cơ quan có thẩm quyền cung cấp có giá trị pháp lý như trong hồ sơ dạng giấy.
c) Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân là tài sản của công, phải được đảm bảo an ninh, an toàn chặt chẽ; nghiêm cấm mọi hành vi truy cập trái phép, phá hoại, làm sai lệch thông tin trong Cơ sở dữ liệu về tài sản.
d) Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về công trình phải thực hiện theo đúng quy định; không được tự ý khai thác, sử dụng thông tin khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
đ) Nội dung, cấu trúc, phương thức nhập liệu và khai thác Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Trách nhiệm xây dựng Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
a) Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
b) Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo báo cáo kê khai, thực hiện cập nhật thông tin, bảo đảm kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam.
3. Đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nhưng chưa được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý thì thực hiện việc quản lý, xử lý theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp tài sản đã có quyết định phê duyệt phương án xử lý trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa hoàn thành việc xử lý thì tiếp tục xử lý và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ)
Mẫu số 01-QĐXL |
Quyết định về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân |
Mẫu số 02-BBBQ |
Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản |
Mẫu số 03-BBCG |
Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân |
(1) …………………………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/QĐ-……(3) |
……., ngày…. tháng…. năm……… |
Về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân
……………….(4)
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
Căn cứ Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của ………….. (2);
Xét đề nghị của …………………………………. (5),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với các tài sản sau đây:
STT |
Tên tài sản |
Đơn vị tính |
Số lượng/ |
Giá trị tài sản (nếu có) |
Tình trạng tài sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguồn gốc tài sản: ………….. (6)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. …………………….. (7) có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
……………….. (4) |
(1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có).
(2) Tên cơ quan của người ra quyết định.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan của người ra quyết định.
(4) Chức danh của người ra quyết định.
(5) Tên đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản trình.
(6) Ghi rõ nguồn gốc của tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế...).
(7) Tên các cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm thi hành Quyết định.
(8) Ghi Sở Tài chính nơi có tài sản (trường hợp cơ quan của người ra quyết định là cơ quan trung ương hoặc cấp tỉnh); Phòng Tài chính - kế hoạch (trường hợp cơ quan của người ra quyết định là cơ quan cấp huyện).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
BIÊN BẢN BÀN GIAO, TIẾP NHẬN TÀI SẢN ĐỂ BẢO QUẢN
Số:......./....(1)/BBBQ-....(2)
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
Hôm nay, ngày…. tháng.... năm………, tại……………………….., chúng tôi gồm:
A. Đại diện bên giao (Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản):
1. Ông, bà:……………………………….., chức vụ ……………………………………………
Cơ quan: …………………………………………………………………………………………..
2. Ông, bà:……………………………….., chức vụ ……………………………………………
Cơ quan: …………………………………………………………………………………………..
B. Đại diện bên nhận (Cơ quan quản lý chuyên ngành):
1. Ông, bà:……………………………….., chức vụ ……………………………………………
Cơ quan: …………………………………………………………………………………………..
2. Ông, bà:……………………………….., chức vụ ……………………………………………
Cơ quan: …………………………………………………………………………………………..
C. Đại diện bên chứng kiến:
Ông, bà:……………………………….., chức vụ ………………………………………………
Cơ quan: ………………………………………………………………………………………….
Cùng nhau tiến hành bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản như sau:
I. Tài sản bàn giao, tiếp nhận:
1. Chủng loại, số lượng, hiện trạng tài sản bàn giao:
STT |
Tên tài sản |
Nhãn hiệu |
Số Đăng ký (nếu có) |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Giá trị tài sản (nếu có) |
Tình trạng chất lượng |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Danh Mục các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến tài sản(3):
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
II. Trách nhiệm của các bên:
1. Bên giao có trách nhiệm bàn giao đầy đủ tài sản và hồ sơ tài sản nêu tại Mục I Biên bản này.
2. Bên nhận có trách nhiệm:
- Tiếp nhận tài sản để bảo quản;
- Thực hiện việc quản lý, bảo quản tài sản đúng chế độ quy định;
- Bàn giao tài sản cho cơ quan, đơn vị tiếp nhận để quản lý, xử lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
III. Ý kiến của các bên tham gia bàn giao:
…………………………………………………………………………………………………….
Biên bản đã được các bên cùng nhất trí thông qua và được lập thành 05 bản, bên giao giữ 02 bản, bên nhận giữ 02 bản, bên chứng kiến giữ 01 bản./.
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO |
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN |
ĐẠI DIỆN BÊN CHỨNG KIẾN |
(1) Năm tiến hành bàn giao.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan bàn giao tài sản.
(3) Đối với từng loại hồ sơ, giấy tờ phải ghi rõ bản chính hay bản sao.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN
Số: ……../....(1)/BBCG-....(2)
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập và quản lý, xử lý đối với tài sản xác lập quyền sở hữu toàn dân;
Căn cứ Quyết định số …………………………….(3);
Hôm nay, ngày…. tháng.... năm……….., tại………………………, chúng tôi gồm:
A. Đại diện bên giao (Đơn vị chủ trì quản lý tài sản):
1. Ông, bà:……………………………., chức vụ …………………………………………………….
Cơ quan: ………………………………………………………………………………………………..
2. Ông, bà:……………………………., chức vụ …………………………………………………….
Cơ quan: ………………………………………………………………………………………………..
B. Đại diện bên nhận:
1. Ông, bà:……………………………., chức vụ …………………………………………………….
Cơ quan: ………………………………………………………………………………………………..
2. Ông, bà:……………………………., chức vụ …………………………………………………….
Cơ quan: ………………………………………………………………………………………………..
C. Đại diện cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công:
Ông, bà:……………………………., chức vụ ………………………………………………………..
Cơ quan: ………………………………………………………………………………………………..
Cùng nhau tiến hành bàn giao, tiếp nhận đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như sau:
I. Tài sản bàn giao, tiếp nhận:
1. Chủng loại, số lượng, hiện trạng tài sản bàn giao:
STT |
Tên tài sản |
Nhãn hiệu |
Số Đăng ký (nếu có) |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Giá trị tài sản (nếu có) |
Tình trạng chất lượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Danh Mục các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến tài sản(4):
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
II. Trách nhiệm của các bên:
1. Bên giao có trách nhiệm bàn giao đầy đủ tài sản và hồ sơ tài sản nêu tại Mục I Biên bản này.
2. Bên nhận có trách nhiệm:
- Tiếp nhận các tài sản và hồ sơ tài sản nêu tại Mục I Biên bản này theo Quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Thực hiện việc quản lý, xử lý tài sản theo đúng quy định của pháp luật chuyên ngành (trong trường hợp tiếp nhận tài sản để quản lý, xử lý);
- Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật (trong trường hợp tiếp nhận tài sản để quản lý, sử dụng).
III. Ý kiến của các bên tham gia bàn giao:
………………………………………………………………………………………………..
Biên bản đã được các bên cùng nhất trí thông qua và được lập thành 05 bản, bên giao giữ 02 bản, bên nhận giữ 02 bản, bên chứng kiến giữ 01 bản./.
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO |
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN |
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN THỰC HIỆN |
(1) Năm tiến hành bàn giao.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan bàn giao tài sản.
(3) Quyết định chuyển giao, Điều chuyển, giao tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền.
(4) Đối với từng loại hồ sơ, giấy tờ phải ghi rõ bản chính hay bản sao.
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 29/2018/ND-CP |
Hanoi, March 5, 2018 |
PRESCRIBING PROCESSES AND PROCEDURES FOR ESTABLISHING ALL-PEOPLE OWNERSHIP OF PROPERTY AND DISPOSAL OF PROPERTY UNDER ESTABLISHED ALL-PEOPLE OWNERSHIP
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Civil Code dated November 24, 2015;
Pursuant to the Law on Management and Use of Public Property dated June 21, 2017;
Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012;
Upon the request of the Minister of Finance,
The Government hereby promulgates the Decree regulating the processes, procedures for establishing the all-people ownership of property and disposal of property eligible for the established all-people ownership.
1. This Decree shall elaborate on:
a) Authority to make decisions, processes and procedures for establishing the all-people ownership of property, stipulated in clauses 2, 3, 4 and 5 of Article 106 in the Law on Management and Use of Public Property.
b) Disposal of property eligible for the established all-people ownership.
2. Property buried, concealed or sunk outside the territorial waters under the sovereignty and jurisdiction of the countries which are discovered or found by Vietnamese organizations and individuals shall be subject to clauses of international treaties on disposal of buried, hidden and sunken properties to which Vietnam is a signatory; in cases where an international treaty to which Vietnam is a signatory does not prescribe the disposal of buried or hidden or sunken property, this Decree shall apply.
3. This Decree shall not cover the management and disposal of the following property:
a) Property that is real property managed and distributed for use by the State in the process of implementing housing and land management policies and socialist society renovation policies before July 1, 1991 under the scope of application of the Resolution No. 23/2003/QH11 dated November 26, 2003 of the 11th National Assembly and the Resolution No. 755/2005/QH11 dated April 2, 2005 of the 11th National Assembly’s Standing Committee.
b) Property that is sunk on the inland waterway routes and inside of seaport water areas and territorial waters of Vietnam within the scope of application of the Government’s Decree No. 05/2017/ND-CP dated January 16, 2017.
c) Property that is aircraft abandoned in Vietnam within the scope of application of the Government’s Decree No. 02/2012/ND-CP dated January 11, 2012.
Article 2. Subjects of application
1. Entities and persons accorded authority to make decisions to establish the all-people ownership of property.
2. Entities, organizations and agencies assigned the tasks of managing and disposing of property eligible for the established all-people ownership.
3. Other organizations and individuals concerned.
Article 3. Property eligible to be under the established all-people ownership
1. Property confiscated in accordance with laws, including:
a) Material objects or equipment used for commission of administrative violations.
b) Exhibits in legal cases and other property confiscated under criminal laws and legislation on criminal procedures.
2. Unpossessed property; property of which owners are not known or identified; property dropped or left; buried, hidden or sunken properties already found; uninherited property belonging to the State under the provisions of the Civil Code; goods abandoned within the customs areas in accordance with the law on customs, including:
a) Unpossessed real property or real property with unknown owners that is eligible to be put under the established all-people ownership (hereinafter referred to as ownerless real property).
b) Dropped or negligently left property of which owners are not identified or which is not claimed by owners, eligible for being put under the established all-people ownership (hereinafter referred to as negligently left or dropped property).
c) Buried, concealed, sunken property which is found or discovered on the mainland, island and in territorial waters under the sovereign rights, sovereignty and jurisdiction of the Socialist Republic of Vietnam but, at the time of being found or discovered, has no owners or unidentified owners under laws (hereinafter referred to as buried, concealed or sunken property).
d) Property that is an estate without a testamentary heir or an heir-at-law or with an heir who is not vested with the right to inherit the estate, refuses to accept the estate, or an estate without a possessor after the statute of limitations for requesting a division of the estate from the time of opening of the inheritance expires according to civil law (hereinafter referred to as unheired estate).
dd) Property that is stagnant goods kept and stored at ports, warehouses and yards within the customs territory under laws on customs (hereinafter referred to stagnant goods).
3. Property of social funds and charity funds into liquidation that is not received after transfer by other funds having the same operational purposes, or into liquidation due to operations violating prohibited clauses of laws or in breach of social morals, under the State ownership in accordance with the Civil Code (hereinafter referred to as property of dissolved funds).
4. Property given as donation, gift, present, grant or aid by domestic and foreign organizations and individuals, but not yet accounted for by the state budget and transferred in other form to the State (hereinafter referred to as the property of which owners voluntarily transfer ownership to the State).
5. Property transferred by foreign-invested enterprises without reimbursement required to the State under commitments after termination of its operations.
6. Property created in the form of public-private partnership, which is transferred to the State under a project contract.
Article 4. Principles of establishment of the all-people ownership of property, management and disposal of property eligible for the established all-people ownership
1. The establishment of the all-people ownership of property must be documented; must strictly conform to the processes and procedures prescribed by law on the basis of protecting the interests of the State, respecting the legitimate rights and benefits of organizations and individuals concerned.
2. The state management of property under the all-people ownership shall be carried out uniformly and shall adhere to the principles of clearly assigning tasks and decentralizing authority and responsibilities to specific entities.
3. The valuation and handling of property qualified for the established all-people ownership shall be subject to the market mechanism.
4. The establishment of the all-people ownership of property and disposal of property qualified for the established all-people ownership must be publicly disclosed and must ensure transparency; any violation must be handled on time and strictly in accordance with laws in force.
Article 5. Entities presiding over management of property qualified for the established all-people ownership
Entities, organizations and units assigned to preside over the management and disposal of property qualified for the established all-people ownership shall be subject to the following provisions:
1. Material objects or equipment committing administrative violations that are confiscated:
a) The agency submitting the competent authority to issue a confiscation decision shall be the entity presiding over the asset management in case the Chairperson of the People's Committee of the province or centrally-affiliated city (hereinafter called the provincial-level jurisdiction) or the Chairperson of the People's Committee of the district or town or provincially-controlled city (hereinafter referred to as the district-level jurisdiction) issues the confiscation decision.
b) The host entity of the person making the confiscation decision is the unit presiding over management of property in the remaining cases.
2. As for exhibits in legal cases and property of the persons who are subject to the court’s confiscation judgements in accordance with criminal law, criminal proceedings and have obtained law enforcement decisions from competent authorities, the Departments of Finance are the entities presiding over the management of property transferred by the provincial-level law enforcement authorities and those at the military zone level; the Finance and Planning Divisions of the district-level People's Committees (hereinafter referred to as the Finance and Planning Division) are the entities in charge of management of property transferred by the district-level enforcement authorities.
3. As for material objects in legal cases received according to confiscation decisions of Investigation agencies and People’s Procuracies, the entities issuing confiscation decisions are those presiding over management of property.
4. As for ownerless real property, dropped, negligently left property and unheired estates, the Department of Finance shall be the entity presiding over management of real property, historic and cultural relics; the Finance and Planning Department shall be the entity presiding over management of movable property; if a case involves different property (including real property or historic - cultural relics and movable property), the Department of Finance shall be the entity presiding over management of such property.
5. As for buried, concealed or sunken property, the Department of Finance shall be the entity presiding over management of this property.
6. Property of dissolved funds:
a) Departments of Finance shall be the entities presiding over management of property of social funds or charity funds closed under the decisions of the Chairpersons of the provincial-level People’s Committees or the district-level People’s Committees mandated to grant such decisions.
b) Entities appealing to the Minister of Home Affairs to issue the dissolution decision shall be those units presiding over management of property under the ownership of social funds or charity funds dissolved under the decision of the Minister of Home Affairs.
7. As for stagnant goods within customs areas, the Customs Department shall be the entities presiding over management of property.
8. As for property of which ownership is voluntarily transferred from individuals and organizations to the State, if entities, units or organizations entitled to receive, manage and use such property are specifically identified upon transfer, they shall be the entities presiding over management of such property.
9. As for property of which ownership is voluntarily transferred from individuals and organizations to the State, if entities, units or organizations entitled to receive, manage and use such property are not specified upon transfer, competent regulatory authorities shall assign responsibilities for management of such property according to the following provisions:
a) If property in projects implemented by foreign experts, contractors and consultants by using official development assistance funds and non-refundable capital is transferred to the State, project management units shall be accorded with authority to preside over management of property; in case where a project management unit is dissolved, a host entity of a project shall act as the entity presiding over management of such property.
b) As for special property and specialized property in the national defence sector, the Ministry of National Defense or an entity whose authority is accorded by the Ministry of National Defense shall be recognized as the entity presiding over management of such property.
c) As for special property and specialized property in the security sector, the Ministry of National Defense or an entity whose authority is accorded by the Ministry of National Defense shall act as the entity presiding over management of such property.
d) If property not falling into the scope specified in point a, b and c of this clause is transferred to the Government, the Ministry of Finance or the entity whose authority is accorded by the Ministry of Finance shall act as the entity presiding over management of such property.
dd) If property not falling into the scope specified in point a, b and c of this clause is transferred to local governments, the Department of Finance shall act as the entity presiding over management of such property.
10. As for property transferred by foreign-invested enterprises without reimbursement required to the State under commitments after termination of their business, the Department of Finance shall act as the entity presiding over management of such property.
11. As for property formed by public-private partnership investments, which is transferred to the State under project contracts, the entity signing the public-private partnership contract shall be accorded as the entity presiding over management of such property.
Article 6. Responsibilities of entities presiding over management of property eligible for the established all-people ownership
1. Collaborating with relevant entities in keeping custody of property from the date of receipt of the property to the date of completion of disposal of the property according to plans approved by competent entities and persons, unless otherwise prescribed by law.
2. Preparing documents for submission to entities and persons having competence in issuing decisions on establishment of the all-people ownership of property, except in case property is prescribed in clause 1 of Article 106 in the Law on Management and Use of Public Property.
3. Preparing or reporting to the entities prescribed in clause 1 of Article 18 herein to request them to prepare plans for disposal of property for submission to competent entities or persons to seek their approval.
4. Presiding over and collaborating with relevant entities in undertaking the implementation of plans for disposal of property already approved by competent entities or persons.
5. Paying associated costs, including costs incurred from the portions of value of property (if any) for which organizations or persons are liable as per law.
6. Performing other duties stipulated herein and other relevant laws.
AUTHORITY, PROCESSES AND PROCEDURES FOR ESTABLISHING ALL-PEOPLE OWNERSHIP OF PROPERTY
Article 7. Authority to establish the all-people ownership of property
1. The Minister of Finance shall decide to establish the all-people ownership with respect to:
a) property of which ownership is transferred by organizations and persons to the State if entities, organizations or units receiving such property for use are not specifically defined, except for those property specified in clause 2 and clause 3 in this Article.
b) property subject to ownership transfer from organizations or persons to the State, maybe including real property, motor vehicles and property other than real property and motor vehicles, that is worth at least 500 million dong per a unit transferred to entities or organizations under the central government’s management upon the requests of ministries and central agencies; except those property stipulated in clause 2 and 3 in this Article.
2. The Minister of National Defense shall decide or decentralize authority to decide establishment of the all-people ownership of property with respect to special property and dedicated property in the national defence sector of which ownership is transferred by organizations or persons to the State.
3. The Minister of Public Security shall decide or decentralize authority to decide establishment of the all-people ownership of property with respect to special property and dedicated property in the security sector of which ownership is transferred by organizations or persons to the State.
4. The Minister of Home Affairs shall decide or decentralize authority to decide establishment of the all-people ownership of property with respect to property under the ownership of social funds or charity funds dissolved under the decision issued by the Minister of Home Affairs.
5. Ministers and Heads of central agencies shall decide and decentralize authority to decide establishment of the all-people ownership of property with respect to:
a) property of which ownership is transferred by organizations or individuals to the State, and is then transferred by the State to entities and organizations affiliated to ministries or central agencies, outside of the scope prescribed in clause 1, 2 and 3 in this Article.
b) property transferred to the State under terms and conditions of public-private partnership project contracts if entities signing these contracts under the control of the central government are accorded such authority after receipt of consent from the Ministry of Finance.
6. Chairpersons of the provincial People’s Committees or competent persons shall be accorded authority to decide establishment of the all-people ownership of property by provincial-level People’s Councils with respect to:
a) buried, concealed or sunken property; ownerless real property; unheired real property; dropped or negligently left property which includes historical - cultural relics; property involved in cases specified in this clause, including either real property or historical – cultural relics and movable property.
b) property of which ownership is transferred by organizations or individuals to the State, and is then transferred by the State to entities and organizations affiliated to local jurisdictions, except for those prescribed in clause 2 and 3 in this Article.
c) property transferred by foreign-invested enterprises without reimbursement required to the State under commitments after termination of their business.
d) property under the ownership of social funds and charity funds dissolved under the decisions of the Chairpersons of provincial-level People’s Committees or decisions of the Chairpersons of the district-level People’s Committees who are authorized to issue these decisions.
dd) property transferred to the State under terms and conditions of public-private partnership project contracts if entities signing these contracts under the control of the central government accorded such authority are put under the control of local jurisdictions.
7. The Chairpersons of the district-level People’s Committees shall be vested with authority to decide to establish the all-people ownership of property with respect to dropped, negligently left property and unheired estates outside of the scope specified in point a of clause 6 in this Article.
8. The Directors of Customs Departments shall be vested with authority to establish the all-people ownership of property with respect to stagnant goods stored within customs territories.
Article 8. Processes and procedures for establishing the all-people ownership of ownerless real property
1. Within duration of 07 working days from the date of completion of procedures for determination of owners in accordance with civil laws, if determination of owners of such real property is failed, entities already receiving information about ownerless real property (commune-level People’s Committees or local Police authorities) shall be responsible for preparing 01 set of documents for submission to the Divisions of Finance and Planning.
Documents submitted to the Divisions of Finance and Planning shall include:
a) Report on the process of determining the owner of real property, made from the date of discovery of the property: 01 original copy.
b) Table of location, area and current status of real property: 01 original copy.
c) Documents related to the process of determination of owner of real property (if any): 01 duplicate copy.
2. Within duration of 07 working days of receipt of all required documents specified in clause 1 of this Article, the Division of Finance and Planning shall be responsible for preparing a statement, enclosing these submitted documents, sent to the district-level People's Committee that sends it to the Department of Finance before the Department delivers it to the Chairperson of the provincial-level People’s Committee or the competent person accorded authority to decide establishment of the all-people ownership of property by the provincial-level People’s Council.
Within duration of 07 working days of receipt of all required documents submitted by the district-level People’s Committee, the Department of Finance shall be responsible for submitting these documents to the provincial-level People’s Committee or the competent person accorded authority to decide establishment of the all-people ownership of property by the provincial-level People’s Council.
3. Within duration of 07 working days of receipt of all required documents from the Department of Finance, the provincial-level People’s Committee or the competent person accorded authority to issue decisions on establishment of the all-people ownership of property by the provincial-level People’s Council shall be responsible for issuing the decision on establishment of the all-people ownership of property by using the Form No. 01-QDXL given in an Appendix hereto.
Article 9. Processes and procedures for establishing the all-people ownership of dropped or negligently left property
1. Within duration of 07 working days following completion of procedures for determination of the property owner in accordance with civil laws, entities already receiving information about dropped and negligently left property (commune-level People’s Committees or local Police authorities) shall be responsible for preparing 01 set of documents for submission to the Divisions of Finance and Planning if such property is under the State ownership.
Documents submitted to the Divisions of Finance and Planning shall include:
a) Report on the process of determination of the owner from the date of discovery; collection of bases for determining the property is under the State ownership: 01 original copy.
b) Table of type, quantity, weight, value and current status of such property: 01 original copy.
c) Report on handing in property by the person picking up the property or the person finding the dropped or negligently left property: 01 duplicate copy.
d) Documents related to disposal of property (if any): 01 duplicate copy.
2. As for dropped or negligently left property under the authority to decide establishment of the all-people ownership of property granted to the Chairperson of the district-level People’s Committee as provided in clause 7 of Article 7 herein, within duration of 07 working days of receipt of all required documents specified in clause 1 of this Article, the Division of Finance and Planning shall be responsible for preparing a statement, enclosing documents specified in clause 1 of this Article for submission to the Chairperson of the district-level People’s Committee to seek his decision on establishment of the all-people ownership of such property.
3. As for dropped or negligently left property under the authority to decide establishment of the all-people ownership of property granted to the Chairperson of the provincial-level People’s Committee as provided in point a of clause 6 of Article 7 herein, within duration of 07 working days of receipt of all required documents specified in clause 1 of this Article, the Division of Finance and Planning shall be responsible for preparing a statement, enclosing documents specified in clause 1 of this Article for submission to the Chairperson of the district-level People’s Committee sending it to the Department of Finance to represent it to the Chairperson of the provincial-level People's Committee or the competent person accorded authority to make decisions on establishment of the all-people ownership of such property by the provincial-level People's Council.
Within duration of 07 working days of receipt of all required documents from the district-level People’s Committee, the Department of Finance shall be responsible for seeking the approval decision from the Chairperson of the provincial-level People’s Council or the competent person accorded authority to decide establishment of the all-people ownership of property by the provincial-level People’s Council.
4. Within duration of 07 working days of receipt of all required documents stipulated in clause 2 and clause 3 in this Article, the Chairperson of the district-level People’s Committee or the Chairperson of the provincial-level People’s Committee or the competent person accorded authority to issue decisions on establishment of the all-people ownership of property by the provincial-level People’s Council shall be responsible for issuing the decision on establishment of the all-people ownership of property by using the Form No. 01-QDXL given in an Appendix hereto.
Article 10. Processes and procedures for establishing the all-people ownership of buried, concealed or sunken property
1. Within duration of 07 working days after completion of procedures for determination of the property owner as provided in civil and other relevant laws, if the owner of buried, concealed or sunken property is not identified, the Department of Finance shall be responsible for preparing 01 set of documents for submission to the Chairperson of the provincial-level People’s Committee or the competent person accorded authority to make decision on establishment of the all-people ownership of such property.
Documents submitted to apply for establishment of the all-people ownership of property shall comprise:
a) Report on the process of determining the owner of the buried, concealed or sunken property, made from the date of discovery of such property: 01 original copy.
b) Table of type, quantity, weight and current status of such property: 01 original copy.
c) Documents related to the process of determination of the owner of such property (if any): 01 duplicate copy.
2. Within duration of 07 working days of receipt of all required documents specified in clause 1 of this Article, the Chairperson of the provincial-level People’s Committee or the competent person accorded authority to issue decisions on establishment of the all-people ownership of property by the provincial-level People’s Council shall be responsible for issuing the decision on establishment of the all-people ownership of such property by using the Form No. 01-QDXL given in an Appendix hereto.
Article 11. Processes and procedures for establishing the all-people ownership of unheired estates
1. Within duration of 07 working days of receipt of the written document stating refusal of the right to inherit the estate from the heir, or the Court’s judgement or decision that proves that that person is not entitled to inherit the estate under civil laws, or from the date of expiration of the statute of limitations for requesting the division of the estate, if the estate has not yet been possessed by any person under the provisions of civil law, the public notary body or the Chairperson of the commune-level People’s Committee at the locality where the opening of inheritance is carried out shall be responsible for preparing 01 set of documents for submission to the Division of Finance and Planning.
Documents submitted to the Divisions of Finance and Planning shall include:
a) Report on the process of opening of inheritance of the estate: 01 original copy.
b) Table of type, quantity, weight and current status of the estate: 01 original copy.
c) Documents related to the process of opening inheritance, the written document stating refusal of the right to inherit estate, the Court’s judgement or decision stating a person does not have the right to inherit the estate (if any): 01 duplicate copy.
2. As for unheired property under the authority to decide establishment of the all-people ownership of property granted to the Chairperson of the district-level People’s Committee as provided in clause 7 of Article 7 herein, within duration of 07 working days of receipt of all required documents specified in clause 1 of this Article, the Division of Finance and Planning shall be responsible for preparing a statement, enclosing documents specified in clause 1 of this Article, for submission to the Chairperson of the district-level People’s Committee to seek his decision on establishment of the all-people ownership of such property.
3. As for unheired property under the authority to decide establishment of the all-people ownership of property granted to the Chairperson of the provincial-level People’s Committee or the competent person by the provincial-level People’s Council under point a of clause 6 of Article 7 herein, within duration of 07 working days of receipt of all required documents specified in clause 1 of this Article, the Division of Finance and Planning shall be responsible for preparing a statement, enclosing documents specified in clause 1 of this Article, for submission to the Chairperson of the district-level People’s Committee sending it to the Department of Finance to represent it to the Chairperson of the provincial-level People's Committee or the competent person accorded authority to make decisions on establishment of the all-people ownership of such property by the provincial-level People's Council.
Within duration of 07 working days of receipt of all required documents from the district-level People’s Committee, the Department of Finance shall be responsible for seeking the approval decision from the Chairperson of the provincial-level People’s Council or the competent person accorded authority to decide establishment of the all-people ownership of property by the provincial-level People’s Council.
4. Within duration of 07 working days of receipt of all required documents stipulated in clause 2 and clause 3 in this Article, the Chairperson of the district-level People’s Committee or the Chairperson of the provincial-level People’s Committee shall be responsible for issuing the decision on establishment of the all-people ownership of property by using the Form No. 01-QDXL given in an Appendix hereto.
Article 12. Processes and procedures for establishing the all-people ownership of stagnant goods
1. Within duration of 07 working days after completion of procedures for determination of the property owner in accordance with laws on customs, if no one comes to claim these goods, the customs authority of the place where stagnant goods are stored shall be responsible for preparing 01 set of documents for submission to the Director of the directly managing Customs Department to seek its approval decision on establishment of the all-people ownership.
Documents submitted to apply for establishment of the all-people ownership of such goods shall comprise:
a) Application form for establishment of the all-people ownership of such goods: 01 original copy.
b) Table of types, quantity, weight and current status of such goods: 01 original copy.
c) Documents related to the process of notification of property and other documents (if any): 01 duplicate copy.
d) Written notification of abandonment of goods or evidencing document (if any): 01 duplicate copy.
2. Within duration of 07 working days of receipt of all required documents stipulated in clause 1 of this Article, the Director of the Customs Department shall be responsible for issuing the decision on establishment of the all-people ownership of property by using the Form No. 01-QDXL given in an Appendix hereto.
Article 13. Processes and procedures for establishing the all-people ownership of property of dissolved funds
1. Within duration of 30 days of receipt of the decision on dissolution of the fund from a competent regulatory authority, the entity presiding over management of property according to clause 6 of Article 5 herein shall be responsible for preparing 01 set of documents for submission to the competent entity as provided in clause 4 and point d of clause 6 of Article 7 herein to seek its decision on establishment of the all-people ownership of property of the dissolved fund. The submitted documentation shall be comprised of the followings:
a) Application form for establishment of the all-people ownership of such property: 01 original copy.
b) Table of type, quantity (weight), value and current status of such property: 01 original copy.
c) Decision on dissolution, issued by a competent regulatory authority: 01 duplicate copy.
d) Other document evidencing property right (if any): 01 duplicate copy.
2. Within duration of 07 working days of receipt of all required documents stipulated in clause 1 of this Article, the entity and the competent person referred to in clause 4 of Article 7 and point d of clause 6 of Article 7 herein shall be responsible for issuing the decision on establishment of the all-people ownership of such property by using the Form No. 01-QDXL given in an Appendix hereto.
Article 14. Processes and procedures for establishing the all-people ownership of property of which ownership is voluntarily transferred by organizations or individuals to the State
1. As for property of which ownership is transferred by an organization or individual to the State as provided in point a of clause 1 of Article 7 herein, upon receipt of the request of this organization or individual for transfer of ownership of the property, the entity presiding over management of the property specified in clause 9 of Article 5 herein shall consult legislative regulations in force and specialized laws regarding the property to determine whether the receipt of transferred property conforms to these laws and shall bear responsibility for such determination.
2. As for property of which ownership is transferred by an organization or individual to the State, if the entity, organization or unit managing and using the property is specifically identified, upon receipt of the request from this organization or individual for transfer of ownership of that property, the entity presiding over management of the property as referred to in clause 8 of Article 5 herein shall consult legislative regulations in force and specialized laws regarding the property to determine whether the receipt of transferred property conforms to these laws and shall bear responsibility for such determination.
3. In case it is established that the transfer of property is conformable to laws, within duration of 07 working days of receipt of the transferred property, the entity presiding over management of the transferred property shall be responsible for submitting application documents to the superior supervisory entity (if any) to request the entity and competent person referred to in clause 1, 2, 3, 5 and 6 of Article 7 herein to issue the decision on the all-people ownership of such property.
Documents submitted to apply for establishment of the all-people ownership of such goods shall comprise:
a) Application form for establishment of the all-people ownership of property, including the plan for disposal of property prescribed in point c of clause 2 of Article 18 herein: 01 original copy.
b) Table of type, quantity, weight, value and current status of the transferred property: 01 original copy.
c) Contract for gifting and donation of property in case of transfer made in the form of gifting or donation and in case such contract is required by laws: 01 duplicate copy.
d) Documents evidencing the right to own and use the transferred property and form of transfer (if any): 01 duplicate copy.
4. Within duration of 07 working days of receipt of all required documents stipulated in clause 3 of this Article, the entity and the competent person referred to in clause 1, 2, 3, 5 and 6 of Article 7 herein shall be responsible for issuing the decision on establishment of the all-people ownership of the transferred property by using the Form No. 01-QDXL given in an Appendix hereto.
5. In case where it is confirmed that the transfer of property is not conformable to laws, the entity recommended for receipt of that property shall be obliged to refuse such receipt; in case of failure to do so, actions referred to in clause 3 and 4 in this Article shall be taken.
Article 15. Processes and procedures for establishment of the all-people ownership of property transferred by foreign-invested enterprises without reimbursement required to the State under commitments after termination of their business
1. Within the maximum duration of 30 days prior to end of the term of operation of a foreign-invested enterprise as specified in the investment registration certificate, the investment license or the investment certificate, the investment registry shall be responsible for informing the Department of Finance at the place where it is based of cases in which it transfers its property without reimbursement required to the State under commitments after expiration of the permissible period of its operations.
2. Within duration of 05 working days of receipt of the notification from the investment registry, the Department of Finance shall be responsible for appealing to the Chairperson of the provincial-level People's Committee to establish the Committee on property inventory checking and classification. The Committee shall be chaired by the leader of the Department of Finance and joined by representatives of the Department of Planning and Investment, the Department of Natural Resources and Environment, the Department of Construction and other relevant entities as commissioners.
The Committee on property inventory checking and classification shall assume the following responsibilities:
a) Accepting the transfer of property from the foreign-invested enterprise.
b) Carrying out the inventory checking and classification of property and making the detailed table of type, quantity, weight, value and current status of the transferred property.
c) Keeping safe custody of property awaiting resolution.
3. Based on the results of inventory checking and classification obtained from the Committee, the Department of Finance shall be responsible for preparing 01 set of application documents for establishment of the all-people ownership of property with respect to property transferred without reimbursement required by the foreign-invested enterprise.
Documents submitted to apply for establishment of the all-people ownership of such property shall comprise:
a) Application form for establishment of the all-people ownership of such property: 01 original copy.
b) Table of type, quantity, weight, value and current status of such property: 01 original copy.
c) Written document showing commitments on transfer of property without reimbursement required by the foreign-invested enterprise to the State under commitments after termination of its business: 01 duplicate copy.
d) Documents pertaining to the transferred property (if any): 01 duplicate copy.
4. Within duration of 05 working days of receipt of all required documents specified in clause 3 of this Article and after expiration of the legally permissible period of operations, the Chairperson of the provincial-level People’s Committee or the competent person accorded authority to issue decisions on establishment of the all-people ownership of property by the provincial-level People’s Council shall be responsible for issuing the decision on establishment of the all-people ownership of such property by using the Form No. 01-QDXL given in an Appendix hereto.
Article 16. Processes and procedures for establishing the all-people ownership of property transferred to the State under PPP project contracts
1. Within the maximum duration of 01 year prior to transfer or within the period agreed upon in a project contract, the project enterprise shall be obliged to publish the transfer of its property, procedures and duration of contract discharge and repayment of debts on newspapers.
2. The project enterprise must ensure that the transferred property is not used as security for financial or other obligations of the project enterprise before the date of transfer, unless otherwise prescribed in the contract.
3. The state regulatory authority signing the project contract shall preside over and collaborate with regulatory authorities taking the specialized control of property, financial institutions and other relevant entities (if any) in:
a) undertaking the assessment of quality, value and current status of property under terms and conditions of the project contract.
b) compiling the list of transferred items.
c) making a report on determination of damage or loss of property (if any) in order to request the project enterprise to repair or maintain such property.
d) Accepting and signing on the report on the transfer of property;
The transfer and receipt of property must take place within the duration stated in the project contract.
4. Within duration of 07 working days from the date of signing on the report on transfer of property, the state regulatory authority signing the project contract shall be responsible for preparing 01 set of documents submitted to the competent entity prescribed in point b of clause 5 and point dd of clause 6 of Article 7 herein in order for that entity to consider granting the decision on establishment of the all-people ownership of property. The submitted documentation shall be comprised of the followings:
a) Application form for establishment of the all-people ownership of such property: 01 original copy.
b) Table of type, quantity (weight), value and current status of such property: 01 original copy.
c) Report on acceptance of the transfer of such property: 01 original copy.
d) Other document evidencing property right (if any): 01 duplicate copy.
5. Within duration of 07 working days of receipt of all required documents stipulated in clause 4 of this Article, the entity and the competent person referred to in point b of Article 5 and point dd of clause 6 of Article 7 herein shall be responsible for issuing the decision on establishment of the all-people ownership of such property by using the Form No. 01-QDXL given in an Appendix hereto.
6. Costs of the assessment of quality, value and current status of property and other expenses prescribed in relevant regulations (if any) for transfer and receipt of property shall be calculated in the state budget estimate of regular expenditures made by the entity signing the project contract. Spending rates shall be subject to provisions laid down in clause 1 and clause 2 of Article 30 herein.
DISPOSAL OF PROPERTY ELIGIBLE FOR THE ESTABLISHED ALL-PEOPLE OWNERSHIP, EXPLORATION, EXCAVATION AND SALVAGE OF BURIED, CONCEALED OR SUNKEN PROPERTY
Section 1. DISPOSAL OF PROPERTY ELIGIBLE FOR THE ESTABLISHED ALL-PEOPLE OWNERSHIP
Article 17. Safekeeping of property eligible for the established all-people ownership
1. Property subject to decisions on seizure or decisions on establishment of the all-people ownership, issued by competent persons or entities, shall be kept in safe custody so that they are in good condition to serve the tasks of disposal thereof in accordance with laws.
2. Property handed over to authorities undertaking specialized state management for their storage and safekeeping shall include the followings:
a) National treasure, antiques and other objects of historical and cultural value.
b) Weapons, explosive materials, supporting gears, technical and dedicated equipment, specially-made equipment and other items related to national defence and security.
c) Vietnamese currency, foreign currency, valuable papers, gold, silver, jewels and precious metal.
d) Radioactive substances.
dd) Organs (specimens) of precious and rare forest animal species listed in group IB.
e) Precious and rare forest products not used for commercial purposes, except those property items prescribed in point dd of this clause.
Ministry of Finance shall preside over and collaborate with relevant ministries and entities in publishing the detailed list of specialized authorities receiving and keeping custody of the property specified in this clause.
3. Responsibilities for safekeeping of property shall be prescribed as follows:
a) The host entity of the person having jurisdiction to issue the decision on confiscation of property in accordance with laws, or the entity appealing to the competent person to issue the decision on confiscation of property in accordance with laws on handling of administrative violations, shall be responsible for storing and keeping custody of confiscated property.
b) The law enforcement entity shall be responsible for keeping safe custody of exhibits in legal cases or other property confiscated under criminal, criminal proceedings and civil judgement enforcement laws.
c) The entity presiding over management of property that is prescribed in Article 5 herein shall be responsible for presiding over and collaborating with other relevant entities in undertaking the safekeeping of property prescribed in clauses 2, 3, 4 and 5 of Article 106 in the Law on Management and Use of Public Property. The safekeeping and storage of property shall be subject to provisions laid down in clause 1 of Article 108 in the Law on Management and Use of Public Property.
Article 18. Processes and procedures for preparation and submission of plans for disposal of property qualified for the established all-people ownership
1. Responsibilities for preparation of the plan for disposal of property eligible to be under the established all-people ownership shall be subject to the following provisions:
a) The entity presiding over management of property that is referred to in clause 1, 2 or 3 of Article 5 herein shall prepare the plan for disposal of the confiscated property in accordance with laws, except those property confiscated under point c of this clause.
b) The customs authority shall prepare the plan for disposal of property which is the stagnant good stored within a customs territory under the jurisdiction to grant approval by the Director of a Customs Department, except stagnant goods prescribed in point b of clause 3 of Article 19 herein.
c) The entity authorized to perform tasks of managing public property according to clause 1, 2 and 3 of Article 19 in the Law on Management and Use of Public Property shall prepare the plan for disposal of the following property:
- Property confiscated under laws shall be disposed of in the form of transfer to the entity or organization managing and using such property under the jurisdiction of the Minister of Finance, Minister or Director of a central agency and the Chairperson of the provincial-level People’s Committee;
- Stagnant goods stored within a customs territory under the provisions of laws on customs according to the plan for disposal thereof approved by the Minister of Finance as provided in point b of clause 3 of Article 19 herein;
- The remainder of property qualified for being under the established all-people ownership.
2. A plan for disposal of property eligible for the established all-people ownership must contain the following main information:
a) Property information: The decision on establishment of the all-people ownership of property or the decision on confiscation of property (number, date (dd/mm/yyyy), issuing agency), type, quantity and quality of property, origin, year of manufacturing and country of manufacturing, etc.
b) Property value (if any).
Especially for property disposed of in a form of transfer to the entity or organization for use, the entity formulating the plan for disposal of property must establish the Valuation Committee in order to determine value of property inscribed in the plan for disposal of property. The Committee shall be chaired by the Head of the entity formulating the plan for disposal of property and shall be joined by representatives of: Financial institution (which owns the property), the entity receiving the property (if any), specialized entity concerned.
c) Forms of disposal of specific items of property:
- Handing over the property to the specialized entity with respect to items of property specified in clause 2 of Article 108 in the Law on Management and Use of Public Property;
- Handing over or transferring the property to the entity or organization for the purpose of management and use thereof. Handing over or transferring property to the entity or organization managing and using such property must conform to permissible standards and norms for use of property, issued by the entity or competent person in accordance with laws. This regulation shall only be applicable to: Real property, motor vehicles, motorcycles, machinery, equipment and other property of which the remaining quality rate is 50% or higher;
- Handing over the property to an enterprise in a form of recording an increase in state capital invested in that enterprise;
- Selling (auctioning, appointing the buyer of and publicly posting the price of) property in accordance with laws on management and use of public property and other relevant legislation. Especially property that are perishable goods or articles (e.g. fresh and live food that is easily gone off, difficult to be preserved, flammable and explosive goods, processed food products of which shelf life is less than 30 days, dead wild animals of which elimination is not required by laws, etc); bulky and heavy goods aboard inland watercraft or sea-going vessels that incur a lot of transportation costs; raw materials or goods that are prohibited for import and subject to the forced re-export carried out by only one economic organization, the form of disposal of such property may be either appointing the buyer or publicly posting the price thereof;
- Destroying perishable goods or objects that cannot be disposed of in the form of sale; property unable to be used or property in the list of items prohibited for manufacturing, trading and circulation in accordance with laws, including: Toxic cultural products, drugs, counterfeit goods, objects harmful to human health, livestock, plants, dead wild animals and other property of the forced elimination is required. In special cases where other forms of disposal are needed to ensure cost efficiency and effectiveness, the entity presiding over management of property shall be responsible for reporting to the Ministry of Finance or reporting to the superior supervisory entity (if any) that will then consolidate a final report submitted to the Ministry of Finance to seek its decision on possible actions;
- Remitting Vietnamese currency or foreign currency sums to the state budget; surrendering gold, silver, jewels and precious metal. As regards valuable papers that may be liquidated, it shall be obliged to implement procedures for turning them into cash amounts paid in the state budget in accordance with laws. If these papers fail to meet requirements for being turned into cash, it shall be obligatory to pay them in the State Treasury for its storage and safekeeping;
- Taking other actions according to the Prime Minister’s decision.
d) Presiding entity and cooperating entity. The entity presiding over disposal of property is the entity presiding over management of property referred to in Article 5 herein.
dd) Disposal duration.
e) Disposal costs.
g) Management and use of proceeds from disposal of property.
h) Other information (if any).
3. Within duration of 10 days of receipt of the decision on confiscation of property or the decision on establishment of the all-people ownership of property, the competent entity prescribed in clause 1 of this Article shall be responsible for preparing and submitting the plan for disposal of property to the competent entity prescribed in Article 19 herein to seek its approval of that plan.
4. The Ministry of Finance shall provide specific guidance on this Article.
Article 19. Authority to grant approval of plans for disposal of property eligible for the established all-people ownership
1. Authority to grant approval of a plan for disposal of items of property which are exhibits or means committing administrative violations shall be subject to the following provisions:
a) Minister of Finance shall be authorized to issue the decision on the plan for disposal of:
- Real property, motor vehicles and other property worth at least 500 million dong per each, any of which is confiscated according to the confiscation decision issued by the central competent entity or person;
- Transferring property from the central government to the local government and in opposite direction, or between localities.
b) Minister and Head of a central agency shall issue and delegate authority to issue the approval decision on the plan for disposal of:
- The remainder of property under the confiscation decision of the centrally-affiliated competent entity and person that is outside of the scope prescribed in point a of this clause;
- Property handed over to the specialized entity specified in clause 2 of Article 108 in the Law on Management and Use of Public Property.
c) The Chairperson of the provincial-level People's Committee or the person authorized by the provincial-level People's Council to approve the plan for disposal of property shall be responsible for issuing the approval decision on the plan for disposal of the property confiscated under the decision of the entity or the competent person of the local entity.
2. Authority to grant approval of the plan for disposal of items of property which are exhibits in legal cases and property of the convicted subject to confiscation shall be as follows:
a) Prime Minister shall approve the plan for disposal of items of property that are of historical, cultural value, antiques or national treasure upon the request of the Minister of Finance, Minister of Culture, Sports and Tourism, the Chairperson of the provincial-level People's Committee concerned, unless otherwise provided by laws or ordinances.
b) Minister of Finance shall be authorized to approve the plan for disposal of property in the form of handover or transfer thereof to centrally-controlled entities or organizations with respect to real property, motor vehicles and other items worth at least 500 million dong per each, or the form of transfer between centrally-affiliated cities and provinces, except property prescribed in point a of this clause.
c) The Chairperson of the provincial-level People's Committee or the person authorized by the provincial-level People's Committee to approve the plan for disposal of property shall be responsible for issuing the approval decision on the plan for disposal of property falling outside of the scope specified in point a and b of this clause.
3. Authority to approve the plan for disposal of ownerless real property, property with unidentified owners, dropped or negligently left property, buried, concealed or sunken property already discovered, unheired estates or stagnant goods shall be regulated as follows:
a) Prime Minister shall approve the plan for disposal of historical - cultural relics, antiques or national treasure upon the request of the Chairperson of the provincial-level People's Committee of the place where they are present, the Minister of Finance or the Minister of Culture, Sports and Tourism, unless otherwise provided by laws or ordinances.
b) Minister of Finance shall be authorized to approve the plan for disposal of property in the form of handover or transfer thereof to centrally-controlled entities or organizations with respect to real property, motor vehicles and other items worth at least 500 million dong per each, or the form of transfer between centrally-affiliated cities and provinces, except property prescribed in point a of this clause.
c) The Chairperson of the provincial-level People's Committee or the person authorized by the provincial-level People's Committee to approve the plan for disposal of property shall be responsible for issuing the approval decision on the plan for disposal of property falling outside of the scope specified in point a, b and d of this clause.
d) The Director of a Customs Department shall be authorized to approve the plan for disposal of stagnant goods stored within a customs territory under laws on customs, except property under the authority to approve the plan for disposal of property delegated to the Prime Minister or the Minister of Finance as provided in point a and b of this clause.
4. As for property of dissolved funds, the entity having jurisdiction to decide establishment of the all-people ownership of property according to clause 4 and point d of clause 6 of Article 7 herein shall be authorized to approve the plan for disposal of such property.
5. As regards property of which ownership is voluntarily transferred by organizations or individuals to the state, the competent entity and person authorized to establish the all-people ownership of property prescribed in clause 1, 2, 3 and 5, and point b of clause 6 of Article 7 herein, shall be authorized to approve the plan for disposal of property.
6. As for property transferred by a foreign-invested enterprise without reimbursement required to the State under commitments, the entity and person authorized to issue the decision on establishment of the all-people ownership of property as provided in point c of clause 6 of Article 7 herein shall be authorized to approve the plan for disposal of such property.
7. As for property acquired in the PPP investment form that is transferred to the State under a PPP project contract, the entity and person authorized to issue the decision on establishment of the all-people ownership of property as provided in point b of clause 5 and point dd of clause 6 of Article 7 herein shall be authorized to approve the plan for disposal of such property.
8. In case property is disposed of in the form of recording an increase in state capital invested in an enterprise, the entity and person having jurisdiction to decide an increase in capital in accordance with laws on management and use of state capital investment in manufacturing and business activities in the enterprise and other relevant legislation shall be accorded authority to grant approval of the plan for disposal of such property.
Article 20. Provisions on disposal of property eligible for the established all-people ownership
1. Disposal of property in the form of handover of property to specialized regulatory authorities prescribed in clause 2 of Article 17 herein shall be carried out as follows:
a) Within duration of 05 working days of receipt of approval of the plan for disposal of property from the competent entity, the entity authorized to preside over disposal of property shall hand over property to the specialized regulatory authority.
b) Handover and receipt of property shall be made in writing by using the Form No. 02-BBBQ given in an Appendix hereto.
c) Handover documentation shall be comprised of the followings:
- Property delivery report prescribed in point b of this clause: 01 original copy;
- Confiscation decision or decision on establishment of the all-people ownership of property: 01 duplicate copy;
- Plan for disposal of property approved by the competent entity and person: 01 duplicate copy;
- Certificate of results of assessment of property (if the property assessment is required): 01 duplicate copy;
- Detailed list of items of property: 01 original copy;
- Other necessary documents relating to property (if any).
d) The specialized regulatory authority shall be responsible for safekeeping, managing and disposing of property in accordance with relevant laws.
2. Disposal of property in the form of handover or transfer of property to an entity or organization for management and usage purposes shall be carried out as follows:
a) Within duration of 05 working days of receipt of approval of the plan for disposal of property from the competent entity, the entity authorized to preside over disposal of property shall preside over and collaborate with the entity performing the task of managing public property at the same jurisdictional level in handing over property and related documents to the receiving entity or organization.
b) Handover and receipt of property shall be made in writing by using the Form No. 03-BBCG given in an Appendix hereto.
c) The receiving entity or organization shall record an asset increase in its accounting report and shall carry out the management and use of such property in accordance with laws on management and use of public property. In case of handover of property to an enterprise, it shall be compulsory to record an increase in state capital invested in the enterprise in accordance with laws.
3. In case of disposing of property in the form of sale (auctioning, appointment of the buyer or public posting of prices) or elimination of property, the entity authorized to preside over such disposal shall perform the tasks of selling and destroying property in accordance with the Decree No. 151/2017/ND-CP dated December 26, 2017, elaborating on the Law on Management and Use of Public Property and other relevant laws.
4. Disposal of remains or antiques by auction in overseas countries shall be carried out as follows:
a) Prime Minister decides the auction of remains and antiques held abroad.
b) Ministry of Culture, Sports and Tourism grants the permit for export of remains or antiques to be auctioned abroad in accordance with laws.
c) Procedures for export of remains or antiques shall be subject to laws.
d) The entity authorized to preside over disposal of property recruits a Vietnamese or foreign auction organizer to entrust the property auction, submits the plan for disposal of property to the competent entity or person to seek its decision in conformity with the effectiveness and cost efficiency principles; the auction organizer that fully meets the following conditions shall be preferred:
- Have acquired international experience in conducting an auction of similar property;
- Have the plan to hold an auction effectively;
- Have the low rate of auctioneer commission;
- Have the feasible plan for disposal of property in the event that remains or antiques already exported abroad fail to be sold (i.e. making repurchase commitments or covering costs of shipping them back to Vietnam, etc.).
In case there are multiple auction organizers registering for provision of auction services, the selection of an auctioneer shall be in the form of bidding in accordance with laws.
dd) Contract for entrustment of auction:
The contract for entrustment of auction must be prepared in accordance with Vietnamese and international laws. If Vietnamese laws do not prescribe such contract or have regulations different from those of international laws, international laws shall prevail. The contract must have specific and close commitments to bind parties involved to contractual liabilities and must contain dispute resolution clauses. Tasks to be entrusted shall comprise: Packaging and transporting property from Vietnam to foreign countries, transporting property from storage areas to auction venues, purchasing insurance for objects to be at auction, storing property abroad, carrying out advertising, auction and disposal of property in case of failure to sell such property.
The entity tasked with signing the contract for entrustment of auction shall be responsible for contractual terms and conditions; where necessary, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Ministry of Finance and the Ministry of Justice may be consulted before conclusion of the contract.
5. Disposal of Vietnamese currency, foreign currency, valuable papers, gold, silver, jewels and precious metal shall be carried out as follows:
a) Within duration of 05 working days of receipt of approval of the plan for disposal of property from the competent entity or person, the entity presiding over management of property shall hand over items of property which are Vietnamese currency, gold, silver, jewels and precious metal to the State Treasury. The State Treasury shall record them as entries payable to the state budget in accordance with laws on state budget. As for property which is foreign currency, the entity presiding over management of property paid into a foreign currency account of the State Treasury opened at a bank; the State Bank shall be responsible for buying all of foreign currency amounts converted into Vietnamese dong before remitting them to the state budget in accordance with regulations in force.
a) Within duration of 05 working days of receipt of approval of the plan for disposal of property from the competent entity or person, the entity presiding over management of property shall convert valuable papers convertible into cash and remit them to the State Treasury. The State Treasury shall record them as entries payable to the state budget in accordance with laws on state budget. In case where valuable papers are not eligible for being converted into cash, they shall be deposited with the State Treasury for its retention and safekeeping.
6. As for disposal of property in the form of recording an increase in state capital invested in an enterprise, such recording shall be subject to laws on management and use of state capital invested in manufacturing and business activities of enterprises and other relevant legislation.
7. The Ministry of Finance shall provide specific guidance on this Article.
Section 2. RECEIPT AND PROCESSING OF INFORMATION, EXPLORATION, EXCAVATION AND SALVAGE OF BURIED, CONCEALED AND SUNKEN PROPERTY
Article 21. Receipt and processing of information about buried, concealed and sunken property
1. Organizations or individuals discovering buried, concealed or sunken property shall be responsible for protecting and maintaining the status quo of the property, and providing full and timely information about the property for competent entities and persons mentioned hereunder:
a) Nearest military authorities if buried, concealed or sunken property is discovered within military zones.
b) Commune-level People's Committee or police authority of the place nearest to buried property discovered outside of military zones.
c) Maritime Administration or commune-level People’s Committee or district-level People’s Committee of the place nearest to the sunken property discovered outside of military zones.
Organizations or individuals discovering buried, concealed or sunken property shall be responsible for information that they have already provided.
2. The state regulatory authority receiving such information shall assume the following responsibilities:
a) Preparing a report bearing all signatures of the representative of the organization or individual providing information and the entity’s representative receiving such information; the informing organization or individual shall keep a copy of that report as a basis for handling of rights and benefits in the future.
b) Verifying provided information.
c) Reporting in writing to the provincial-level People’s Committee of the place where the state regulatory authority receiving such information is based.
d) Establishing the protective boundary to maintain the status quo of the site where the property is buried, concealed or sunk; in case the property is sunk offshore, the provincial-level People’s Committee shall collaborate with entities under the control of national defence and security forces and maritime authorities in doing so.
As for property sunk within inland water areas or territorial waters, within 07 working days of receipt of the notification of the sunken property, the state regulatory authority receiving such notification shall be responsible for reporting to the Vietnam Maritime Administration or the provincial-level People’s Committee to post such information 03 successive times via means of mass communication at the central or local level in order to find the owner of such property.
3. The provincial-level People’s Committee shall assume the following responsibilities:
a) Directing competent entities under its jurisdiction or liaising with relevant entities to build the protective boundary to maintain the status quo of the site where the property is buried, concealed or sunk.
b) Reporting entities specified in clause 1, 2 and 3 of Article 22 herein to seek their decision on formulation of plans for exploration, excavation or salvage of the buried, concealed or sunken property.
c) In case the buried, concealed or sunken property is not discovered within areas under its jurisdiction, it shall be responsible for informing the provincial-level People's Committee of the place where such property is discovered.
Article 22. Authority to assign tasks, approve plans for exploration, excavation or salvage of the buried, concealed or sunken property
Assigning an organization or individual to formulate the plan for exploration, excavation or salvage of property and approving such plan shall be subject to the decision issued by one of the following state regulatory authorities:
1. Ministry of Culture, Sports and Tourism shall be authorized to grant approval with respect to historical and cultural relics, national treasure, remains or antiques.
2. Ministry of National Defense shall be authorized to grant approval with respect to the buried, concealed or sunken property related to the national defence and security sector, or those discovered within military zones.
3. Ministry of Transport shall be authorized to grant approval with respect to sunken property that may hinder maritime activities and may endanger marine resources; may threaten human lives and health or may pollute environment. As for sunken property that poses danger to maritime activities, the Maritime Administration shall be responsible for drawing up the salvage plan for submission to the Vietnam Maritime Administration to seek its approval; if the sunken property posing danger to maritime activities is an underwater cultural relic or the one related to national defence and security, prior to receipt of approval of the salvage plan from the Vietnam Maritime Administration, the Ministry of Culture, Sports and Tourism or the Ministry of National Defence shall be consulted about such plan.
4. The provincial-level People’s Committee of the place where the property is buried, concealed or sunk shall be authorized to grant approval with respect to the property not subject to provisions laid down in clause 1, 2 and 3 of this Article.
Article 23. Contents of plans for exploration, excavation or salvage of the buried, concealed or sunken property
1. The plan for exploration of the buried, concealed or sunken property must contain the following main information:
a) Location of the buried, concealed or sunken property.
b) Beginning and ending time.
c) Means and method of exploration.
d) Safety measures to be taken during the exploration process.
dd) Handover of exploration results to the competent entity or person.
e) Measures to prevent environmental pollution; fire fighting and prevention measures.
g) Exploration cost estimate.
h) Requirements for being selected as the excavation or salvage organization or individual (where necessary).
2. The plan for exploration or salvage of the buried, concealed or sunken property must contain the following main information:
a) Bases for exploration and salvage.
b) Results of implementation of the plan for exploration of the buried, concealed or sunken property (if any).
c) Location of the buried, concealed or sunken property.
d) Beginning and ending time.
dd) Means and measures of exploration or salvage.
e) Measures to ensure safety for the excavation or salvage process.
g) Measures for safekeeping of the buried, concealed and sunken property discovered after excavation or salvage.
h) Handover of the buried, concealed or sunken property already discovered to the competent entity or person.
i) Measures to prevent environmental pollution; fire fighting and prevention measures.
k) Insurance measures for organizations and individuals participation in the excavation and salvage process.
l) Proposed results of excavation and salvage.
m) Excavation or salvage cost estimate.
h) Requirements for being selected as the excavation or salvage organization or individual (where necessary).
3. As the case may be, formulating and deciding the exploration plan; formulating and deciding the plan for excavation or salvage of the buried, concealed and sunken property shall be independent or closely combined together.
Article 24. Exploration, excavation and salvage of the buried, concealed and sunken property
1. Vietnamese organizations or individuals or the foreign ones shall be eligible to carry out the exploration, excavation or salvage of the buried, concealed or sunken property if they meet the following requirements:
a) Have the function of exploration, excavation or salvage of property in accordance with laws.
b) Have experience in property exploration, excavation or salvage activities.
c) Hire a staff of employees and equipment meeting requirements for exploration, excavation or salvage of property in line with the scale of the property exploration, excavation or salvage plan already approved by the competent entity or person.
2. In case of exploration, excavation or salvage of historical - cultural relics, national treasure, remains or antiques or property related to the national defence and security or property discovered within military zones, foreign organizations and individuals shall be allowed to participate in such activities, but must be put under the control of Vietnamese entities or organizations with respect to specific property exploration, excavation or salvage projects.
3. Entities or persons specified in Article 22 herein shall decide to assign organizations or individuals meeting requirements prescribed in clause 1 of this Article to undertake the exploration, excavation or salvage of the buried, concealed or sunken property through selection of contractors in accordance with laws on bidding; must prefer Vietnamese organizations or individuals to perform the tasks of salvaging sunken property within inland waters or territorial waters of Vietnam under the provisions of Article 280 in the 2015 Law on Maritime. In case of the plan for salvage of sunken property posing danger to maritime operations, approved by the Vietnam Maritime Administration, the maritime administration shall be entitled to undertake the salvage of property according to such plan.
4. The exploration, excavation or salvage of the buried, concealed or sunken property must conform to the plan already approved by the competent entity or person.
In case where it is necessary to adjust the approved plan during the process of exploration, excavation or salvage of the buried, concealed or sunken property, the competent entity or person already approving the plan shall make a decision on any adjustment.
Article 25. Receipt, management and storage of the buried, concealed or sunken property already discovered
1. Organizations or individuals randomly discovering the buried, concealed or sunken property, or those undertaking the excavation or salvage of the buried, concealed or sunken property, shall be responsible for managing and handing over the property discovered to state regulatory authorities defined in clause 2 and clause 3 of this Article in order to store them during the period of awaiting disposal under the decision of the competent entity or person.
2. In case where there are sufficient grounds for determination of the buried, concealed or sunken property, organizations or individuals stipulated in clause 1 of this Article shall carry out the handover of property to the following entities or organizations to receive and store such property:
a) Provincial-level museums shall receive and keep custody of the buried, concealed or sunken property already discovered, e.g. cultural - historical relics, national treasure, remains or antiques.
b) Provincial-level Command Headquarters shall receive and keep custody of the buried, concealed or sunken property already discovered in relation to the national defence and security and the property discovered within military zones.
c) The maritime administration closest to the buried, concealed or sunken property already discovered shall receive and keep custody of the property that may hinder or pose danger to maritime operations and marine resources; may threaten human lives and health or may cause environmental pollution.
d) Department of Finance shall receive and keep custody of the buried, concealed or sunken property already discovered which falls outside of the scope prescribed in points a, b and c of this clause.
3. In case where there is none of sufficient grounds for identifying the type of the buried, concealed or sunken property already discovered, the Department of Finance shall directly receive and keep custody of such property. If the buried, concealed or sunken property already discovered is sparse and has low value (about less than 01 billion dong), Department of Finance may authorize the district-level financial institution to receive and keep custody of such property.
4. Entities or units performing the tasks of receiving and keeping custody of property as provided in clause 2 and clause 3 of this Article shall store and safekeep such property as per clause 1 and clause 2 of Article 108 in the Law on Management and Use of Public Property.
Article 26. Determination of owners of buried, concealed or sunken property already discovered
1. Department of Finance shall be responsible for making the list of items of property and quantity thereof classified by specific types of buried, concealed or sunken property already discovered; presiding over and collaborating with relevant entities in carrying out the assessment of property; determining owners of buried, concealed or sunken property already discovered in accordance with clause 2 of this Article.
2. The determination of owners of buried, concealed or sunken property already discovered shall be subject to provisions laid down in clause 1 of Article 229 in the Civil Code. Except special cases where there is any requirement for assurance of national security and state secret, the notification shall be subject to laws on protection of state secrets. In case of property without owners or with unidentified owners, such property shall be eligible for the established all-people ownership as provided in clause 2 of Article 229 in the Civil Code and provisions enshrined herein.
Article 27. Plan for disposal of buried, concealed or sunken property already discovered
Department of Finance shall prepare the plan for disposal of buried, concealed or sunken property already discovered for submission to the competent entity prescribed in Article 22 herein to seek its approval according to the following principles:
1. Returning such property to the owner if the legitimate owner is identified.
2. In case the legitimate owner is not identified or there is none of legitimate owners, returning such property to organizations or individuals discovering buried, concealed or sunken property already discovered if value of such property is less than or equal to ten times as much as the base pay rate regulated by the State (determined at the time of discovery and handover of such property). Organizations or individuals receiving the property shall be liable for costs incurred by finding owners, property transportation, storage and valuation costs.
3. In case where buried, concealed or sunken property already discovered has unidentified owners or the owner thereof has given up the ownership of such property or the owner fails to pay associated costs prescribed in clause 2 of Article 28 herein, or organizations or individuals defined in clause 2 of this Article do not come to claim back their property or fail to pay associated costs, the property shall be eligible for being put under the established all-people ownership in accordance with laws and shall be disposed of in accordance with provisions laid down herein.
Article 28. Return of buried, concealed or sunken property already discovered to legitimate owners
1. In case the owner of the buried, concealed or sunken property already discovered is identified as per Article 26 herein, the entity or unit receiving and keeping custody of property prescribed in clause 2 and clause 3 of Article 25 herein shall return the property to the legitimate owner under the decision of approval of the plan for disposal of the buried, concealed or sunken property already discovered, issued by the competent entity or person.
2. Within duration of 30 days of receipt of the decision on approval of the plan for return of the buried, concealed or sunken property already discovered to the legitimate owner, issued by the competent entity or person, the entity or unit receiving and keeping custody of the property as per clause 2 and clause 3 of Article 25 herein shall be responsible for returning the property to the legitimate owner. The return of the property shall be documented; the property owner shall be liable for reasonable costs related to the prospecting, exploration, excavation, salvage, storage of and search for property owners.
FINANCIAL MANAGEMENT IN DISPOSAL OF PROPERTY ELIGIBLE TO BE UNDER THE ESTABLISHED ALL-PEOPLE OWNERSHIP
Article 29. Spending amounts associated with disposal of property eligible for the established all-people ownership
1. Expenses related to the management and disposal of exhibits and means committing administrative violations that must be confiscated, and expenses related to criminal-case property subject to an administrative action taken in the form of confiscation, shall conform to regulations of the Ministry of Finance providing instructions on implementation of certain tasks of management and disposal of exhibits and means committing administrative violations that are temporarily seized or impounded according to administrative procedures.
2. Expenses related to the management and disposal of exhibits in legal cases, property of the convicted which is confiscated; property in legal proceedings against administrative violations moved to being subject to criminal procedures, which is confiscated; other property eligible for being put under the established all-people ownership (exclusive of expenses related to the exploration, excavation, salvage and disposal of the buried, concealed or sunken property), including:
a) Costs of transportation and storage of property; costs of testing, assessment and valuation of temporarily retained property; spending on payment of compensation for loss or damage occurring for objective reasons (if any), which are calculated until the date of receipt of the decision on approval of the plan for disposal of property from the competent entity or person. In case where the entity receiving and keeping custody of property has been given the State’s support for warehouses, storage facilities, means of transport or the State’s subsidy for regular costs, it shall not be liable for costs related to the transportation and storage of such property.
b) Costs of delivery, receipt, loading, unloading, shipping and storage of property calculated from the date of grant of the decision on approval of the plan for disposal of property by the competent entity to the date of completion of disposal of property.
c) Costs arising from the process of disposal of property: Costs of determination of the starting bid; spending on hiring of property assessment and repair services in case the property needs to be repaired before sale of such property; spending on remedy for damage or loss of property due to objective causes; payment of charges for the auctioning service to the auction organizer and property auctioning costs.
d) Import duty, VAT, special consumption tax (if any) if the property that is temporarily imported and re-exported obtains permission for official import from the competent entity or person.
dd) Fees and charges (if any).
e) Costs incurred from care and rescue of wild animals before being handled under the decision of the competent entity or person.
g) Costs of elimination of property.
h) Spending on giving rewards to organizations or individuals spotting and handing in dropped or negligently left property, e.g. historical - cultural relics, national treasure, antiques or property related to the national defence and security sector.
i) Other associated spending amounts.
3. Spending amounts related to the exploration, excavation, salvage and disposal of the buried, concealed or sunken property and handling other property, shall comprise:
a) Costs of exploration, excavation, salvage and assessment of the buried, concealed or sunken property. If the cost of exploration, excavation, salvage and assessment of the buried, concealed or sunken property according to the approved plan is paid in kind by using the excavated or salvaged property, the competent entity or person approving the plan for excavation or salvage of the buried, concealed or sunken property shall make a decision on such payment in kind.
b) The cost of transportation and storage of the discovered property during the period of awaiting the decision on disposal of such property from the competent entity or person, and the cost of transportation and storage of the property, paid to organizations or individuals randomly spotting and handing in such property.
c) The cost of disposal of property (cost of notification of search for owners, cost of handover of property, cost of elimination of property and cost of valuation and auctioning of property).
d) Taxes, fees and charges (if any).
dd) Spending on payment of rewards to organizations or individuals spotting the property;
e) Cost of the overseas auction of relics or antiques. Auctioning cost (e.g. auctioneer commission) paid on a lump-sum basis at the percentage rate of total sum earned from the property auction, including:
- Cost of packaging, cost of transportation from Vietnam to a foreign country and cost of transportation from the storage facility to the auction venue;
- Cost of insurance for objects put up for auction;
- Cost of rental of facilities for storage of objects abroad;
- Taxes, fees, charges in Vietnam and abroad (if any);
- Cost of advertising and communication; cost incurred from conducting an auction;
- Cost of handling of disputes (if any); other costs related to the transportation and auction in a foreign country.
The percent rate of the auction cost shall be agreed upon between parties to the contract for entrustment of auction with reference to auctioning costs (inclusive of auctioneer commissions) in auctions already taking place.
g) Other associated rational costs.
4. Making the payment of the portion of value of property to the organization or individual spotting and handing in the buried, concealed or sunken property or the dropped or negligently left property.
1. As for those spending amounts already specified in standards, norms or regulations adopted by the competent entity or person, these standards, norms and regulations shall be observed.
2. As for those spending amounts that have not yet been specified in standards, norms or regulations adopted by the competent entity or person, the Head of the entity authorized to preside over disposal of property shall decide and bear responsibility for his/her decision on specific spending amounts provided that they are relevant to funding capability and actual conditions.
3. Expenses for buying information, reasonable and legitimate costs incurred from handling of violations against criminal laws arising from anti-smuggling, prevention of trade fraud and counterfeit goods shall be subject to regulations of the Ministry of Finance on the management and use of revenues gained from handling of law violations in the field of prevention and control of smuggling, trade fraud and counterfeit goods.
4. As for property in administrative cases moved to being subject to criminal sanctions or vice versa, costs of transportation and storage of property arising before handover of such property shall be charged into regular expenses of the entity keeping custody of property; other spending amounts shall be covered by funding sources intended for disposal of property as provided in Article 31 herein.
5. Rate or amount of reward paid to the organization or individual spotting and handing in the buried, concealed or sunken property or the dropped or negligently left property
a) Organization or individual shall be rewarded in the following cases:
- Randomly spotting and handing in the buried, concealed or sunken property or the dropped or negligently left property, including historical – cultural relics, national treasure, remains, antiques and property related to the national defence and security sector;
- Detecting and providing correct information about in the buried, concealed or sunken property or the dropped or negligently left property.
b) Rates of reward paid in specific cases shall be as follows:
- If the organization or individual randomly spots and hands in the buried, concealed or sunken property or the dropped or negligently left property, including historical – cultural relics, national treasure, remains, antiques and property related to the national defence and security sector, rates of reward shall be calculated according to the partially regressive method as follows:
+ As for part of value of property worth up to 10 million dong, the rate of reward shall be 30%;
+ As for part of value of property worth from above 10 million dong to 100 million dong, the rate of reward shall be 15%;
+ As for part of value of property worth from above 100 million dong to 1 billion dong, the rate of reward shall be 7%;
+ As for part of value of property worth from above 1 billion dong to 10 billion dong, the rate of reward shall be 1%;
+ As for part of value of property worth 10 billion dong or above, the rate of reward shall be 0.5%;
Value of property retained for payment of reward shall be determined after expenses specified in clause 3 of Article 29 herein have already been taken away.
- In case the organization or individual spots and provides correct information about the buried, concealed or sunken property or the dropped or negligently left property already discovered, which are cultural – historical relics, national treasure, remains, antiques or property related to the national defence and security sector, the rate of reward shall be equal to 50% of respective amounts of reward as provided in point a of this clause.
- In case the organization or individual spots and provides correct information about the buried, concealed or sunken property or the dropped or negligently left property already discovered, which are not cultural – historical relics, national treasure, remains, antiques or property related to the national defence and security sector, the rate of reward shall be equal to 30% of respective amounts of reward as provided in point a of this clause.
c) The specific rates of reward shall be decided by the Minister of Culture, Sports and Tourism (with respect to the property already discovered, which are historical – cultural relics, national treasure, remains and antiques), the Minister of National Defense (with respect to the property already discovered, which are related to the national defence and security sector), the Chairperson of the provincial People’s Committee (with respect to the property already discovered, which are other than those mentioned above), and shall not exceed 200 million dong per each reward package.
d) If there are multiple organizations or individuals eligible to be rewarded and the discovered property has special value, the competent entity or person defined in point c of this clause shall appeal to the Prime Minister to seek his approval decision on rates of reward.
dd) Rewarding bases
- In case where the property is disposed of in the form of auction, the value of the property retained for grant of reward shall be the winning bid;
- In case where the property is disposed of in the form of handover thereof to the state regulatory authority having competence in keeping custody of and managing such property, the property value shall be the price determined by the Valuation Committee referred to in Article 34 herein. The value of property retained for payment of reward shall be the value of property determined by the Committee after expenses specified in clause 3 of Article 29 herein have already been taken away.
In case where it is impossible to determine the value of the buried, concealed or sunken property already discovered or the dropped or negligently left property, the competent entity or person regulated in point c of this clause shall be authorized to decide the amount of reward which is restricted to 200 million dong. In special cases, the Prime Minister shall grant his decision.
6. The amount of payment for the part of the property value to the organization or individual spotting and handing in the buried, concealed or sunken property in case of none of owners or unidentified owners shall be subject to laws.
a) If the organization or individual has accidentally found the buried, concealed or sunken property, which is not historical – cultural relics, national treasure, remains, antiques, or property related to the national defence and security sector, during their domestic or manufacturing activities, they shall be entitled to all or part of such property as provided in the following regulations:
- If the property value is less than or equal to ten times as much as the base pay rate regulated by the State (at the time of spotting and handing in of property) after being reduced by reasonable expenses involved (e.g. costs of searching for owners, costs of transportation, storage and valuation of property), then the property shall belong to the organization or individual discovering such property;
- If the property value is ten times greater than the base pay rate regulated by the State (at the time of spotting and handing in of property) after being reduced by rational expenses involved, the organization or individual discovering the property shall be entitled to the property value equaling ten times as much as the base pay rate regulated by the State and 50% of the value of the portion which is ten times greater than the base pay rate regulated by the State, and the residual value shall be owned by the State.
b) The competent entity or person specified in clause 2 of Article 27 herein shall decide the rate of enjoyment of the organization or individual randomly discovering the buried, concealed or sunken property.
c) In case where the organization or individual spotting or discovering the buried, concealed or sunken property fails to report or hand in the property to the competent entity or person in accordance with regulations in force, they shall not be entitled to gain the value of such property and shall be subject to administrative penalties or criminal prosecution as per law.
d) The organization or individual entitled to the property value as provided in clause 5 of this Article shall not be allowed to enjoy all or part of the value of property prescribed in clause 6 of this Article; the organization or individual entitled to all or part of the value of property specified in clause 6 of this Article shall not be allowed to enjoy the property value under the provisions of clause 5 of this Article.
7. Rates of payment of the property value to the organization or individual spotting and handing in the dropped or negligently left property
a) The organization or individual spotting and handing in the dropped or negligently left property which is neither the historical - cultural relic, national treasure or antique, nor the property related to the national defence and security, with its value ten times greater than the base pay rate regulated by the State (at the time of discovering and handing in such property) after storage costs have already been deducted, they shall be entitled to enjoy the property value equal to ten times as much as the base pay rate regulated by the State and 50% of the value of the portion ten times more than the base pay rate regulated by the State.
b) The entity having jurisdiction to approve the plan for disposal of property as per clause 3 of Article 19 herein shall decide the rate of the property value that the organization or individual spotting and handing in the dropped or negligently left property may be offered.
c) The organization or individual entitled to the property value as provided in clause 5 of this Article shall not be allowed to enjoy the part of the value of property prescribed in this clause; the organization or individual entitled to the part of the value of property specified in this clause shall not be allowed to enjoy the property value under the provisions of clause 5 of this Article.
1. As for the property disposed of in the form of sale, the funding for payments shall be derived from proceeds of sale of the property that have already been remitted to the escrow account the state regulatory authority (e.g. Ministry of Finance, Department of Finance, Division of Finance – Planning) has opened at the State Treasury. In case the proceeds of sale of the property are not sufficient to pay expenses and there is the balance in the escrow account of each entity or unit disposing of the property, such amount shall be used for paying these expenses and the state budget's subsidies must be granted in accordance with regulations in force in case of inadequacy of funding.
2. As for the property disposed of in another form (e.g. transfer or destruction), the funding for payments specified in Article 29 herein shall be distributed as follows:
a) The state budget expenditures in the annual estimate of the entity authorized to preside over management of property shall be used to ensure the adequate funding for disposal of property.
b) As for the property transferred to specialized regulatory authorities for their management, disposal or transfer to other entities or organizations for their management and use, the funding for payment of costs incurred prior to receipt of the decision on approval of the plan for disposal of property from the competent entity or person shall be subject to point a of this clause; costs incurred from the date of receipt of the decision on approval of the plan for disposal from the competent entity or person to the date of completion of transfer of the property shall be covered by the entity or organization receiving the property.
3. The funding for payment of rewards and payments for the portion of value of the dropped or negligently left property discovered and handed in by organizations or individuals shall be subject to provisions laid down in clause 1 and 2 of this Article.
4. The funding for payment of rewards and the portion of value of the property to the organization or individual randomly discovering the property and costs related to the exploration, excavation and salvage for disposal of the buried, concealed or sunken property shall be subject to the following regulations:
a) If the buried, concealed or sunken property already discovered is returned to the legitimate owner, he/she shall be responsible for paying associated expenses specified in clause 3 of Article 29 herein.
b) If the buried, concealed or sunken property already discovered is transferred to the state regulatory authority having jurisdiction to store and manage the property, that authority shall be responsible for paying related expenses by using the state budget allocations or other legal revenues in accordance with law.
c) If the buried, concealed or sunken property already discovered is destroyed, the state budget shall cover these payments; the buried, concealed or sunken property already discovered is subject to disposal of an entity, that entity’s budget shall cover these payments.
d) If the buried, concealed or sunken property already discovered is sold, payment amounts shall be derived from proceeds of sale thereof. In case where the proceeds obtained from sale of the buried, concealed or sunken property already discovered are not sufficient to offset expenses, the state budget shall pay the differential amount in accordance with laws on state budget in force.
dd) As for the sunken property causing danger to maritime activities, after being salvaged and put up for auction, if the proceeds are not enough to make up for expenses and the owner is unable to make payment or the owner of that property is not identified, maritime safety assurance charges shall be offset against that deficient amount; if costs of salvage of the sunken property exceed total amount of maritime safety assurance charges, the state budget shall give additional allocations.
e) If the buried, concealed or sunken property has not yet been excavated or salvaged owing to inconformity with requirements, the budget of the local government of the place where the property is located shall be responsible for ensuring the adequate funding for protection of such property.
Article 32. Processes and procedures for payment of costs of management and disposal of property eligible for being under the established all-people ownership
1. Spending amounts qualified for being repaid must have appropriate and valid invoices in accordance with regulations in force. In case where amounts are spent by the competent entity or person (e.g. cost of assessment, cost of care and rescue of animals and other cost), receipts of that entity may be used as a basis for repayment.
2. Department of Finance in a province or centrally-affiliated city shall be authorized to approve expenses for disposal of the property of which the all-people ownership is established under the decision issued by the competent person under the management of a central entity and the competent person under the management of a provincial entity; Division of Finance – Planning at the district level shall be authorized to approve expenses for disposal of the property of which the all-people ownership is established under the decision issued by the competent person under the management of a district- or commune-level entity.
3. Payment of expenses shall be based on the actual rational and valid spending amount for each case or the lump-sum amount regulated by the competent entity or person.
In case of the regular property eligible for being under the established all-people ownership, based on the current conditions of management and disposal of that property, the Minister and Head of a central entity, the People’s Committee of a province or centrally-affiliated city shall regulate the ratio (rate) of lump-sum payment of expenses for management and disposal of that property to (compared to) total proceeds from disposal of the property for the entity presiding over management and disposal of property under the management of the ministry, sectoral administration or locality for the uniform application of such ratio (amount). The rate of lump-sum payment shall not be allowed to exceed 40% of total proceeds from disposal of the property eligible for being under the established all-people ownership; the entity presiding over management of the property may, of its own accord, use lump-sum amounts for payment of expenses specified in regulations in force.
In case where, in the course of disposal of the property, the actual amount of expenses for disposal exceeds the lump-sum amount of payment and there are all required documents evidencing that payment for disposal of property is necessary and appropriate, the entity presiding over management and disposal of the property shall have to report to the financial entity having jurisdiction to approve spending amounts defined in clause 2 of this Article to seek its decision.
4. As for criminal cases or administrative cases shifted to criminal cases which are subject to suspension, within duration of 1 year from the date of issue of the decision on suspension, the entity presiding over management of property shall be responsible for paying costs associated with the management and disposal of confiscated exhibits involved in these cases by using the funding specified in Article 31 herein.
5. As regards the buried, concealed or sunken property, or the dropped or negligently left property, processes and procedures for payment of rewards to organizations or individuals discovering property shall be regulated as follows:
a) The organization or individual qualified for a reward sends the written request for such reward to the entity tasked with receiving and keeping custody of the property.
b) Within duration of 30 days of receipt of the written request from the organization or individual specified in point a of this clause, the entity tasked with receiving and keeping custody of the property shall be responsible for appealing to the competent entity or person to make a decision on the particular rate of reward. The decision on the rate of reward shall contain the following information:
- Legal bases for rewarding the organization or individual;
- Name of the organization or individual offered the reward;
- Rate of payment of reward to the organization or individual;
- Rewarding deadline;
- The entity responsible for granting the reward;
- Funding for the reward.
The rewarding decision shall be sent to the reward beneficiary, the entity responsible for granting the reward and the same-level financial entity.
c) In case where the funding for reward is financed by the state budget, legitimate revenues of the entity having jurisdiction to store and manage the property and maritime safety assurance charges, based on the decision on the rate of reward issued by the competent entity or person prescribed in point b of this clause, the entity assigned to pay for the reward shall be responsible for explaining the use of these funding sources to the competent entity or person or, within their jurisdiction, deciding such use for offer of rewards in accordance with law.
d) Within duration of 90 days of receipt of the decision on the rate of reward from the competent entity or person, the entity charged with paying for rewards shall make payment for rewards to organizations or individuals entitled to these rewards in accordance with regulations in force.
6. Processes and procedures for payment of the portion of value of the property to the organization or individual randomly discovering the buried, concealed or sunken property or the dropped or negligently left property of which owners are not identified.
a) Determining the property value used as a basis for payment.
- As for the property disposed of in the form of an auction, the property value used as a basis for calculation of payment shall be determined according to the winning bid;
- With respect to the property disposed of in other form, the property value shall be determined by the Valuation Committee referred to in Article 34 herein.
b) Making payment in case of discovering the property whose value is equal to ten months' minimum pay rate.
- If the property has value equaling ten months of minimum pay regulated by the State (at the time of spotting and handing in of the property), after being reduced by rational expenses involved, the property shall be paid in kind to the organization or individual randomly discovering such property;
- Upon receipt of the property, the organization or individual randomly discovering the property shall be responsible for paying rational expenses involved (e.g. cost of searching for owners, cost of transportation, storage and valuation of the property). In case where the organization or individual randomly discovering the property refuses to take the property or fails to pay rational expenses involved, that property shall belong to the State.
c) As for payment made in the event that the discovered property has value greater than ten months’ minimum pay rate regulated by the State at the time of spotting and handing in of the property (after rational expenses involved have been taken away), the organization or individual randomly discovering the property shall be entitled to payment as follows:
- In case where the organization or individual randomly discovering and handing in the property wishes to be paid (in kind) by that property which cannot be divided, they shall be entitled to such in-kind payment and shall be responsible for paying rational expenses involved and the portion of value of the property belonging to the State;
- In case where the organization or individual randomly discovering and handing in the property wishes to be paid (in kind) by that property which can be divided, they shall be entitled to such in-kind payment equal to the portion of value of property to which they are entitled in accordance with regulations in force.
d) Payment processes and procedures.
- The organization or individual qualified for receiving payment of the portion of the property sends the written request for such payment to the entity tasked with receiving and keeping custody of the property;
- Within duration of 30 days of receipt of the written request, the entity tasked with receiving and keeping custody of the property shall be responsible for appealing to the competent entity or person to make a decision on the particular rate of payment to which that organization or individual is entitled. The decision on the rate of payment shall contain the following information: Legal bases for payment of the portion of the property value to the organization or individual randomly discovering and handing in the property; name of the organization or individual entitled to the payment of the value of the property randomly discovered and handed in; the portion of the property value paid to the organization or individual randomly discovering and handing in the property; expenses that organization or individual has to repay (if any); form of payment (in kind or in cash); payment deadline; funding for payment (in case of cash payment); the entity charged with paying the portion of the property value to the organization or individual randomly discovering and handing in the property.
The decision shall be sent to the payee, the entity responsible for making payment and the same-level financial entity.
- In case where the funding for payment is financed by the state budget, legitimate revenues of the entity having jurisdiction to store and manage the property and maritime safety assurance charges, based on the decision on payment of the portion of the property value issued by the competent entity or person to the entity or person randomly discovering and handing in the property, the entity assigned to make payment shall be responsible for appealing to the entity or person having competence in issuing decisions on or, within their jurisdiction, deciding the use of these funding sources for making payment in accordance with law.
- Within duration of 90 days of receipt of the decision on the rate of payment to which the organization or individual randomly discovering and handing in the property is entitled from the competent entity or person, the entity held responsible for making payment shall make payment to the organization or individual eligible for such payment in accordance with regulations in force;
- In case where the organization or individual randomly discovering and handing in the property wishes to be paid the portion of the property value in cash, they shall be entitled to such cash payment of the portion of the property value to which they are entitled in accordance with regulations in force. The in-kind or cash payment of the portion of the property value to the organization or individual randomly discovering the property shall be subject to the decision issued by the competent entity or person referred to herein.
Article 33. Management of proceeds from disposal of property
1. All proceeds from disposal of property shall be remitted to the escrow account at the state treasury of which the holder is the entity assigned to perform the task of managing public property according to the instructions of the Ministry of Finance. After spending amounts prescribed in Article 29 herein have been taken away, the residual amount shall be remitted to the state budget in accordance with laws on state budget.
2. If the property is disposed of by the centrally-affiliated entity, the proceeds from the disposal of the property shall be remitted to the central government’s budget; if the property is disposed of by the locally-affiliated entity, the proceeds from the disposal of the property shall be remitted to the local government’s budget.
Article 34. Valuation of the buried, concealed or sunken property and the dropped or negligently left property as a basis for offering rewards or making payment of the portion of the property value to make up for related expenses to the organization or individual randomly discovering the property
1. The entity or person having jurisdiction to approve the plan for disposal of the buried, concealed or sunken property shall make a decision on establishment of the Valuation Committee to determine the value of such property (hereinafter referred to as Valuation Committee).
2. The Valuation Committee shall be joined by:
a) Head of the entity issuing the decision on establishment of the Committee or the authorized person who holds the office of the Committee’s Chair.
b) Representative of the financial entity (e.g. Ministry of Finance, with respect to the buried, concealed or sunken property disposed of under the approval decision on the disposal plan issued by the central-level competent entity or person; Department of Finance, with respect to the buried, concealed or sunken property disposed of under the approval decision on the disposal plan issued by the local-level competent entity or person).
c) Representative of the entity assigned to receive and keep custody of the property.
d) Representative of the technical entity or experts on property.
dd) Other relevant members.
3. The minimum number of the Valuation Committee’s members shall be 05 persons.
Representative of the organization or individual randomly discovering or contributing to discovering and providing information about the buried, concealed or sunken property shall be entitled to participate in the Valuation Committee’s meetings and may express their opinions, but shall have no right to vote.
4. Operational rules of the Valuation Committee
a) The Valuation Committee shall work according to the collective rules. The Valuation Committee’s meetings must be attended by at least 2/3 of total members. In order to be passed, the Valuation Committee’s decision must be voted for by more than half of the Committee’s members and shall be made in writing. In case assenting and dissenting votes are equal, the voting side of the Committee’s Chair shall prevail.
b) The Valuation Committee shall prepare a report on valuation of the property. The report on valuation of the property must fully describe the valuation process in a timely, sufficient and truthful manner.
c) The valuation report shall contain the following main information: Full name of the Valuation Committee’s Chair and members; full name of persons participating in valuation meetings; valuation time and venue; results of survey of the property value; opinions of the Valuation Committee’s members and participants in valuation meetings; results of the vote on value of the property in the Valuation Committee; valuation completion time and venue; signatures of the Committee’s members.
The valuation report must be stored in property valuation documentation.
5. The Valuation Committee shall be responsible for valuing the buried, concealed or sunken property in accordance with laws on valuation principles, methods and norms. Where necessary, the Valuation Committee may hire a body qualified to determine the value of the buried, concealed or sunken property to seek its advisory opinions before making decision.
6. The value of the property determined by the Valuation Committee shall be used as a basis for:
a) Offering rewards to organizations or individuals under the provisions of this Decree.
b) Making payment of the portion of the property value to the organization or individual randomly discovering the property, except in case such property is put up for auction.
c) Paying costs of exploration, excavation or salvage of the property in the event that the competent entity or person decides to make the in-kind payment which is confirmed after completion of the excavation or salvage.
d) Setting the starting bid in an auction.
7. Overheads of the Valuation Committee and costs of hiring of a qualified valuation body (if any) shall be all charged into total costs of disposal of the property and shall be repaid under the provisions of this Decree.
8. In special cases where it is unlikely that the value of the property is determined, the Valuation Committee shall send the competent entity or person a written notification of such situation in order to seek its decision on the rate of reward in accordance with regulations in force.
REPORTING REGIME AND DATABASE OF PROPERTY UNDER THE ESTABLISHED ALL-PEOPLE OWNERSHIP
Article 35. Regime for reporting of property under the established all-people ownership
1. After being put under the established all-people ownership, all property must be reported to specialized regulatory authorities or entities tasked with managing public property, and shall be input into the national database of public property for the uniform management purpose.
2. Within duration of 07 working days of receipt of the confiscation decision or the decision on establishment of the all-people ownership of property from the competent entity or person, the entity presiding over management of property shall prepare an informative report and given an update on such property so that all latest information about the property are input into the national database of public property.
3. Within duration of 07 working days after completion of disposal of property according to the disposal plan approved by the competent entity or person, the entity presiding over management of property shall update the national database of public property with results of disposal of such property.
4. The entity tasked with management of public property shall be responsible for reporting on the property under the established all-people ownership upon the request of the competent entity or person in accordance with law.
Article 36. Database of property under the established all-people ownership
1. Management of and access to the database of property under the established all-people ownership:
a) Database of property under the established all-people ownership is a component of the National Database of public property, is built and subject to the uniform management nationwide.
b) Electronic information in the database of property under the established all-people ownership that is provided by competent authorities has the same legal value as documentary information.
c) The database of public property under the established all-people ownership is the public property and must be strictly secured and protected; any act of all illegal access to the database, destruction of the database and falsification of information in the database shall be strictly prohibited.
d) Access to and use of information and data about construction projects must observe regulations in force; the deliberate use or access to data and information not permitted by state regulatory authorities shall be strictly banned.
dd) Contents, structure and method of input of data in and access to the database of property under the established all-people ownership shall be subject to the regulations promulgated by the Ministry of Finance.
2. Responsibility for building the database of property under the established all-people ownership
a) Ministry of Finance shall be responsible for undertaking the building, management and operation of the database of property under the established all-people ownership.
b) Other ministries, central agencies, provincial-level People’s Committees shall take charge of preparing the informative report, updating information and ensuring connection and integration with the database of property under the established all-people ownership.
Article 37. Entry into force and implementation
1. This Decree shall enter into force from the signature date.
2. This Decree shall replace the Government’s Decree No. 29/2014/ND-CP dated April 10, 2014, prescribing authority and procedures for establishment of the State ownership of property and management or disposal of property under the established all-people ownership, and the Government's Decree No. 96/2009/ND-CP dated October 30, 2009 on disposal of buried, concealed or sunken property spotted or discovered on the mainland, islands and waters of Vietnam.
3. As for the property of which the all-people ownership is established before the entry into force of this Decree, but which has not obtained the approval decision on the disposal plan from the competent entity or person, the management and disposal of such property shall be subject to provisions laid down herein. In case where the property has obtained the approval decision on the disposal plan before the entry into force of this Decree, but the disposal has not been completed, disposal and management activities, and use of proceeds from disposal of such property, shall be continued under the provisions of this Decree.
4. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Chairpersons of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, and Heads of other entities concerned, shall be responsible for implementing this Decree./.
|
PP. GOVERNMENT |