Chương I Nghị định 29/2018/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 29/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 05/03/2018 |
Ngày công báo: | 24/03/2018 | Số công báo: | Từ số 471 đến số 472 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
06 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Nội dung này được nêu tại Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Theo đó, tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân gồm:
- Bị tịch thu theo quy định;
- Vô chủ, không xác định được chủ, bị đánh rơi,…không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước, hàng hóa tồn động thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định;
- Của quỹ xã hội, quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận chuyển giao hoặc bị giải thể do vi phạm;
- Do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, biếu,…nhưng chưa hạch toán NSNN và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước;
- Do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động;
- Được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước theo hợp đồng dự án.
Nghị định 29/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/3/2018, thay thế Nghị định 29/2014/NĐ-CP và Nghị định 96/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009.
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định về:
a) Thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 106 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
b) Xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
2. Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm không thuộc phạm vi vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia mà do tổ chức, cá nhân Việt Nam phát hiện hoặc tìm thấy thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế về xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm mà Việt Nam là thành viên; trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên không có quy định về xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, bị chìm đắm thì áp dụng theo quy định tại Nghị định này.
3. Nghị định này không Điều chỉnh việc quản lý, xử lý đối với các tài sản sau:
a) Tài sản là nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thuộc phạm vi Điều chỉnh của Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khóa 11 và Nghị quyết số 755/2005/QH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 11.
b) Tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi Điều chỉnh của Nghị định số 05/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ.
c) Tài sản là tàu bay bị bỏ tại Việt Nam thuộc phạm vi Điều chỉnh của Nghị định số 02/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
3. Các tổ chức, cá nhân khác liên quan.
1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm:
a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
b) Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, gồm:
a) Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là bất động sản vô chủ).
b) Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là tài sản bị đánh rơi, bỏ quên).
c) Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm).
d) Tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có người thừa kế nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hoặc hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi là di sản không người thừa kế).
đ) Tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan (sau đây gọi là hàng hóa tồn đọng).
3. Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng Mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm Điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự (sau đây gọi là tài sản của quỹ bị giải thể).
4. Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ nhưng chưa hạch toán ngân sách nhà nước và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước).
5. Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
6. Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.
1. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản phải được lập thành văn bản; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Việc quản lý nhà nước đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan.
3. Việc xác định giá trị và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo cơ chế thị trường.
4. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân) được quy định như sau:
1. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu:
a) Cơ quan trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) ra quyết định tịch thu.
b) Cơ quan của người ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong các trường hợp còn lại.
2. Đối với vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và đã có quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp quân khu chuyển giao, Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi là Phòng Tài chính Kế hoạch) là đơn vị chủ trì quản lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp huyện chuyển giao.
3. Đối với vật chứng vụ án do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định tịch thu, cơ quan đã ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
4. Đối với bất động sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không có người thừa kế, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý đối với bất động sản, di tích lịch sử - văn hóa, Phòng Tài chính Kế hoạch là đơn vị chủ trì quản lý đối với động sản; trường hợp một vụ việc bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau (bất động sản hoặc di tích lịch sử - văn hóa và động sản) thì Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
5. Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
6. Đối với tài sản của quỹ bị giải thể:
a) Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản đối với tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được ủy quyền quyết định giải thể.
b) Cơ quan trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quyết định giải thể là đơn vị chủ trì quản lý tài sản đối với tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định giải thể.
7. Đối với hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan, Cục Hải quan là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
8. Đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam mà khi chuyển giao đã xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận, quản lý, sử dụng tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, quản lý, sử dụng tài sản là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
9. Đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam mà khi chuyển giao không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận, quản lý, sử dụng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm chủ trì quản lý tài sản như sau:
a) Đối với tài sản của các dự án do các chuyên gia, nhà thầu, tư vấn nước ngoài thực hiện dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ không hoàn lại chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam, Ban quản lý dự án là đơn vị chủ trì quản lý tài sản; trường hợp Ban quản lý dự án đã bị giải thể thì cơ quan chủ quản dự án là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
b) Đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quốc phòng, Bộ Quốc phòng hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng phân cấp là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
c) Đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực an ninh, Bộ Công an hoặc đơn vị được Bộ Công an phân cấp là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
d) Đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, b và c Khoản này chuyển giao cho Chính phủ, Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính phân cấp là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
đ) Đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, b và c Khoản này chuyển giao cho chính quyền địa phương, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
10. Đối với tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời gian hoạt động, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
11. Đối với tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án, cơ quan ký hợp đồng đối tác công tư là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện việc bảo quản tài sản từ khi tiếp nhận đến khi hoàn thành việc xử lý theo phương án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Lập hồ sơ, trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản; trừ các trường hợp tài sản thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Lập hoặc báo cáo cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này lập phương án xử lý tài sản, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện phương án xử lý tài sản đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
5. Thanh toán các chi phí có liên quan, bao gồm cả Phần giá trị tài sản thuộc về tổ chức, cá nhân (nếu có) theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
1. This Decree shall elaborate on:
a) Authority to make decisions, processes and procedures for establishing the all-people ownership of property, stipulated in clauses 2, 3, 4 and 5 of Article 106 in the Law on Management and Use of Public Property.
b) Disposal of property eligible for the established all-people ownership.
2. Property buried, concealed or sunk outside the territorial waters under the sovereignty and jurisdiction of the countries which are discovered or found by Vietnamese organizations and individuals shall be subject to clauses of international treaties on disposal of buried, hidden and sunken properties to which Vietnam is a signatory; in cases where an international treaty to which Vietnam is a signatory does not prescribe the disposal of buried or hidden or sunken property, this Decree shall apply.
3. This Decree shall not cover the management and disposal of the following property:
a) Property that is real property managed and distributed for use by the State in the process of implementing housing and land management policies and socialist society renovation policies before July 1, 1991 under the scope of application of the Resolution No. 23/2003/QH11 dated November 26, 2003 of the 11th National Assembly and the Resolution No. 755/2005/QH11 dated April 2, 2005 of the 11th National Assembly’s Standing Committee.
b) Property that is sunk on the inland waterway routes and inside of seaport water areas and territorial waters of Vietnam within the scope of application of the Government’s Decree No. 05/2017/ND-CP dated January 16, 2017.
c) Property that is aircraft abandoned in Vietnam within the scope of application of the Government’s Decree No. 02/2012/ND-CP dated January 11, 2012.
Article 2. Subjects of application
1. Entities and persons accorded authority to make decisions to establish the all-people ownership of property.
2. Entities, organizations and agencies assigned the tasks of managing and disposing of property eligible for the established all-people ownership.
3. Other organizations and individuals concerned.
Article 3. Property eligible to be under the established all-people ownership
1. Property confiscated in accordance with laws, including:
a) Material objects or equipment used for commission of administrative violations.
b) Exhibits in legal cases and other property confiscated under criminal laws and legislation on criminal procedures.
2. Unpossessed property; property of which owners are not known or identified; property dropped or left; buried, hidden or sunken properties already found; uninherited property belonging to the State under the provisions of the Civil Code; goods abandoned within the customs areas in accordance with the law on customs, including:
a) Unpossessed real property or real property with unknown owners that is eligible to be put under the established all-people ownership (hereinafter referred to as ownerless real property).
b) Dropped or negligently left property of which owners are not identified or which is not claimed by owners, eligible for being put under the established all-people ownership (hereinafter referred to as negligently left or dropped property).
c) Buried, concealed, sunken property which is found or discovered on the mainland, island and in territorial waters under the sovereign rights, sovereignty and jurisdiction of the Socialist Republic of Vietnam but, at the time of being found or discovered, has no owners or unidentified owners under laws (hereinafter referred to as buried, concealed or sunken property).
d) Property that is an estate without a testamentary heir or an heir-at-law or with an heir who is not vested with the right to inherit the estate, refuses to accept the estate, or an estate without a possessor after the statute of limitations for requesting a division of the estate from the time of opening of the inheritance expires according to civil law (hereinafter referred to as unheired estate).
dd) Property that is stagnant goods kept and stored at ports, warehouses and yards within the customs territory under laws on customs (hereinafter referred to stagnant goods).
3. Property of social funds and charity funds into liquidation that is not received after transfer by other funds having the same operational purposes, or into liquidation due to operations violating prohibited clauses of laws or in breach of social morals, under the State ownership in accordance with the Civil Code (hereinafter referred to as property of dissolved funds).
4. Property given as donation, gift, present, grant or aid by domestic and foreign organizations and individuals, but not yet accounted for by the state budget and transferred in other form to the State (hereinafter referred to as the property of which owners voluntarily transfer ownership to the State).
5. Property transferred by foreign-invested enterprises without reimbursement required to the State under commitments after termination of its operations.
6. Property created in the form of public-private partnership, which is transferred to the State under a project contract.
Article 4. Principles of establishment of the all-people ownership of property, management and disposal of property eligible for the established all-people ownership
1. The establishment of the all-people ownership of property must be documented; must strictly conform to the processes and procedures prescribed by law on the basis of protecting the interests of the State, respecting the legitimate rights and benefits of organizations and individuals concerned.
2. The state management of property under the all-people ownership shall be carried out uniformly and shall adhere to the principles of clearly assigning tasks and decentralizing authority and responsibilities to specific entities.
3. The valuation and handling of property qualified for the established all-people ownership shall be subject to the market mechanism.
4. The establishment of the all-people ownership of property and disposal of property qualified for the established all-people ownership must be publicly disclosed and must ensure transparency; any violation must be handled on time and strictly in accordance with laws in force.
Article 5. Entities presiding over management of property qualified for the established all-people ownership
Entities, organizations and units assigned to preside over the management and disposal of property qualified for the established all-people ownership shall be subject to the following provisions:
1. Material objects or equipment committing administrative violations that are confiscated:
a) The agency submitting the competent authority to issue a confiscation decision shall be the entity presiding over the asset management in case the Chairperson of the People's Committee of the province or centrally-affiliated city (hereinafter called the provincial-level jurisdiction) or the Chairperson of the People's Committee of the district or town or provincially-controlled city (hereinafter referred to as the district-level jurisdiction) issues the confiscation decision.
b) The host entity of the person making the confiscation decision is the unit presiding over management of property in the remaining cases.
2. As for exhibits in legal cases and property of the persons who are subject to the court’s confiscation judgements in accordance with criminal law, criminal proceedings and have obtained law enforcement decisions from competent authorities, the Departments of Finance are the entities presiding over the management of property transferred by the provincial-level law enforcement authorities and those at the military zone level; the Finance and Planning Divisions of the district-level People's Committees (hereinafter referred to as the Finance and Planning Division) are the entities in charge of management of property transferred by the district-level enforcement authorities.
3. As for material objects in legal cases received according to confiscation decisions of Investigation agencies and People’s Procuracies, the entities issuing confiscation decisions are those presiding over management of property.
4. As for ownerless real property, dropped, negligently left property and unheired estates, the Department of Finance shall be the entity presiding over management of real property, historic and cultural relics; the Finance and Planning Department shall be the entity presiding over management of movable property; if a case involves different property (including real property or historic - cultural relics and movable property), the Department of Finance shall be the entity presiding over management of such property.
5. As for buried, concealed or sunken property, the Department of Finance shall be the entity presiding over management of this property.
6. Property of dissolved funds:
a) Departments of Finance shall be the entities presiding over management of property of social funds or charity funds closed under the decisions of the Chairpersons of the provincial-level People’s Committees or the district-level People’s Committees mandated to grant such decisions.
b) Entities appealing to the Minister of Home Affairs to issue the dissolution decision shall be those units presiding over management of property under the ownership of social funds or charity funds dissolved under the decision of the Minister of Home Affairs.
7. As for stagnant goods within customs areas, the Customs Department shall be the entities presiding over management of property.
8. As for property of which ownership is voluntarily transferred from individuals and organizations to the State, if entities, units or organizations entitled to receive, manage and use such property are specifically identified upon transfer, they shall be the entities presiding over management of such property.
9. As for property of which ownership is voluntarily transferred from individuals and organizations to the State, if entities, units or organizations entitled to receive, manage and use such property are not specified upon transfer, competent regulatory authorities shall assign responsibilities for management of such property according to the following provisions:
a) If property in projects implemented by foreign experts, contractors and consultants by using official development assistance funds and non-refundable capital is transferred to the State, project management units shall be accorded with authority to preside over management of property; in case where a project management unit is dissolved, a host entity of a project shall act as the entity presiding over management of such property.
b) As for special property and specialized property in the national defence sector, the Ministry of National Defense or an entity whose authority is accorded by the Ministry of National Defense shall be recognized as the entity presiding over management of such property.
c) As for special property and specialized property in the security sector, the Ministry of National Defense or an entity whose authority is accorded by the Ministry of National Defense shall act as the entity presiding over management of such property.
d) If property not falling into the scope specified in point a, b and c of this clause is transferred to the Government, the Ministry of Finance or the entity whose authority is accorded by the Ministry of Finance shall act as the entity presiding over management of such property.
dd) If property not falling into the scope specified in point a, b and c of this clause is transferred to local governments, the Department of Finance shall act as the entity presiding over management of such property.
10. As for property transferred by foreign-invested enterprises without reimbursement required to the State under commitments after termination of their business, the Department of Finance shall act as the entity presiding over management of such property.
11. As for property formed by public-private partnership investments, which is transferred to the State under project contracts, the entity signing the public-private partnership contract shall be accorded as the entity presiding over management of such property.
Article 6. Responsibilities of entities presiding over management of property eligible for the established all-people ownership
1. Collaborating with relevant entities in keeping custody of property from the date of receipt of the property to the date of completion of disposal of the property according to plans approved by competent entities and persons, unless otherwise prescribed by law.
2. Preparing documents for submission to entities and persons having competence in issuing decisions on establishment of the all-people ownership of property, except in case property is prescribed in clause 1 of Article 106 in the Law on Management and Use of Public Property.
3. Preparing or reporting to the entities prescribed in clause 1 of Article 18 herein to request them to prepare plans for disposal of property for submission to competent entities or persons to seek their approval.
4. Presiding over and collaborating with relevant entities in undertaking the implementation of plans for disposal of property already approved by competent entities or persons.
5. Paying associated costs, including costs incurred from the portions of value of property (if any) for which organizations or persons are liable as per law.
6. Performing other duties stipulated herein and other relevant laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực