Chương IV Nghị định 29/2018/NĐ-CP: Quản lý tài chính trong xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Số hiệu: | 29/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 05/03/2018 |
Ngày công báo: | 24/03/2018 | Số công báo: | Từ số 471 đến số 472 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
06 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Nội dung này được nêu tại Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Theo đó, tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân gồm:
- Bị tịch thu theo quy định;
- Vô chủ, không xác định được chủ, bị đánh rơi,…không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước, hàng hóa tồn động thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định;
- Của quỹ xã hội, quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận chuyển giao hoặc bị giải thể do vi phạm;
- Do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, biếu,…nhưng chưa hạch toán NSNN và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước;
- Do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động;
- Được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước theo hợp đồng dự án.
Nghị định 29/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/3/2018, thay thế Nghị định 29/2014/NĐ-CP và Nghị định 96/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009.
Văn bản tiếng việt
1. Các Khoản chi phí liên quan đến quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; tài sản của vụ án hình sự chuyển sang xử lý hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
2. Các Khoản chi phí liên quan đến quản lý, xử lý vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu; tài sản của vụ việc vi phạm hành chính chuyển sang xử lý hình sự bị tịch thu; các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu toàn dân (không bao gồm các Khoản chi liên quan đến thăm dò, khai quật, trục vớt, xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm) bao gồm:
a) Chi phí vận chuyển, bảo quản; chi phí kiểm nghiệm, giám định, định giá tài sản tạm giữ; chi bồi thường tổn thất do nguyên nhân khách quan (nếu có) tới thời điểm có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan tiếp nhận, bảo quản tài sản đã được Nhà nước bố trí kho bãi, phương tiện vận tải, kinh phí thường xuyên thì không được thanh toán các Khoản chi phí liên quan đến việc vận chuyển, bảo quản những tài sản đó.
b) Chi phí giao, nhận, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản tài sản từ thời điểm có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc xử lý.
c) Các chi phí phát sinh trong quá trình xử lý bán tài sản: Chi phí xác định giá khởi điểm; chi thuê giám định, thuê sửa chữa tài sản để bán nếu tài sản phải sửa chữa mới bán được; chi khắc phục tổn thất về tài sản do nguyên nhân khách quan; thù lao dịch vụ đấu giá trả cho tổ chức đấu giá, chi phí đấu giá tài sản.
d) Thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) đối với trường hợp hàng thuộc diện tạm nhập, tái xuất nhưng nay cơ quan, người có thẩm quyền cho phép nhập khẩu chính thức.
đ) Phí, lệ phí (nếu có).
e) Chi phí cho việc chăm sóc, cứu hộ động vật hoang dã trước khi xử lý theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
g) Chi phí thực hiện tiêu hủy tài sản.
h) Chi thưởng cho các tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia.
i) Các Khoản chi khác có liên quan.
3. Các Khoản chi liên quan đến thăm dò, khai quật, trục vớt, xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm và xử lý tài sản gồm:
a) Chi phí thăm dò, khai quật, trục vớt, giám định tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm. Trường hợp chi phí thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm theo phương án được duyệt được tính bằng hiện vật khai quật, trục vớt được thì cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm quyết định việc thanh toán bằng hiện vật.
b) Chi phí vận chuyển, bảo quản tài sản được tìm thấy trong thời gian chưa có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền; chi phí vận chuyển, bảo quản tài sản trả cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản.
c) Chi phí xử lý tài sản (chi phí thông báo tìm chủ sở hữu, chi phí chuyển giao tài sản, chi phí tiêu hủy tài sản, chi phí định giá, đấu giá tài sản).
d) Thuế, phí, lệ phí (nếu có).
đ) Chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản;
e) Chi phí bán đấu giá tài sản là di vật, cổ vật tại nước ngoài. Chi phí bán đấu giá (hoa hồng bán đấu giá) được khoán gọn theo tỷ lệ Phần trăm (%) trên tổng số tiền thu được từ bán đấu giá tài sản, bao gồm:
- Chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài, chi phí vận chuyển từ nơi bảo quản đến nơi bán đấu giá;
- Chi phí bảo hiểm cho hiện vật mang đi bán đấu giá;
- Chi phí thuê kho bãi để bảo quản hiện vật ở nước ngoài;
- Các Khoản thuế, phí, lệ phí ở Việt Nam và ở nước ngoài (nếu có);
- Chi phí tuyên truyền, quảng bá; chi phí tổ chức bán đấu giá;
- Chi phí giải quyết tranh chấp (nếu có); các chi phí khác có liên quan tới việc vận chuyển, bán đấu giá tại nước ngoài.
Tỷ lệ Phần trăm (%) chi phí bán đấu giá do các bên ký hợp đồng ủy thác bán đấu giá thỏa thuận, trên cơ sở tham khảo chi phí bán đấu giá (hoa hồng bán đấu giá) của các cuộc bán đấu giá đã thực hiện.
g) Chi phí hợp lý khác có liên quan.
4. Thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên.
1. Đối với những nội dung chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ đã được quy định.
2. Đối với các Khoản chi phí chưa có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì Thủ trưởng cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với mức chi cụ thể, bảo đảm phù hợp với khả năng kinh phí, thực tế phát sinh.
3. Đối với các Khoản chi phí mua tin, chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
4. Đối với các vụ việc từ hành chính chuyển sang xử lý hình sự hoặc từ hình sự chuyển sang xử lý hành chính, chi phí vận chuyển, bảo quản phát sinh trước khi chuyển giao được tính vào kinh phí chi thường xuyên của đơn vị bảo quản tài sản; các Khoản chi phí khác được thanh toán từ nguồn kinh phí xử lý tài sản theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
5. Mức chi thưởng cho tổ chức cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm và tài sản bị đánh rơi, bỏ quên
a) Tổ chức, cá nhân được thưởng trong các trường hợp sau đây:
- Ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên.
b) Mức tiền thưởng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng được tính theo phương pháp lũy thoái từng Phần, cụ thể như sau:
+ Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%;
Giá trị của tài sản để trích thưởng được xác định sau khi trừ các Khoản chi phí theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định này.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng bằng 50% của các mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a Khoản này.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy không phải là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng bằng 30% của các mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a Khoản này.
c) Mức tiền thưởng cụ thể do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với tài sản được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đối với tài sản được tìm thấy thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản được tìm thấy khác) quyết định, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng đối với mỗi gói thưởng.
d) Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được chi thưởng và giá trị tài sản tìm thấy có giá trị đặc biệt thì các cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm c Khoản này trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thưởng.
đ) Căn cứ chi thưởng
- Trường hợp tài sản được xử lý theo hình thức đấu giá thì giá trị tài sản để trích thưởng là giá trúng đấu giá;
- Trường hợp tài sản được xử lý theo hình thức chuyển giao cho cơ quan nhà nước có chức năng lưu giữ, quản lý thì giá trị tài sản là giá do Hội đồng định giá quy định tại Điều 34 Nghị định này xác định. Giá trị tài sản để trích thưởng là giá trị tài sản do Hội đồng định giá xác định sau khi trừ các Khoản chi phí có liên quan quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định này.
Trường hợp không xác định được giá trị của tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy và tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thì cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm c Khoản này quyết định mức tiền thưởng cụ thể, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
6. Mức thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm trong trường hợp không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu theo quy định của pháp luật
a) Tổ chức, cá nhân trong quá trình sinh hoạt, sản xuất mà ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, không phải là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì được hưởng toàn bộ hoặc một Phần giá trị của tài sản được tìm thấy như sau:
- Nếu tài sản có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản) sau khi trừ các Khoản chi phí hợp lý có liên quan (chi phí tìm chủ sở hữu, chi phí vận chuyển, bảo quản và xác định giá trị tài sản) thì tài sản thuộc về tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản;
- Nếu tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản) thì sau khi trừ chi phí hợp lý có liên quan, tổ chức, cá nhân tìm thấy tài sản được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của Phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, Phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
b) Cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định này quyết định mức được hưởng của tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện hoặc tìm thấy tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm mà không thông báo, không giao nộp cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định thì không được thưởng, không được thưởng theo giá trị tài sản tìm thấy và bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
d) Tổ chức, cá nhân được thưởng theo quy định tại Khoản 5 Điều này thì không được hưởng toàn bộ hoặc một Phần giá trị của tài sản theo quy định tại Khoản 6 Điều này; tổ chức, cá nhân được hưởng toàn bộ hoặc một Phần giá trị của tài sản theo quy định tại Khoản 6 Điều này thì không được thưởng theo quy định tại Khoản 5 Điều này.
7. Mức thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên
a) Tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên mà không phải là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, không phải là tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia có giá trị tài sản lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản), sau khi trừ chi phí bảo quản thì tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của Phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
b) Cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định này quyết định mức được hưởng của tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên.
c) Tổ chức, cá nhân được thưởng theo quy định tại Khoản 5 Điều này thì không được hưởng Phần giá trị của tài sản theo quy định tại Khoản này; tổ chức, cá nhân được hưởng Phần giá trị của tài sản theo quy định tại Khoản này thì không được thưởng theo quy định tại Khoản 5 Điều này.
1. Đối với tài sản được xử lý bán thì nguồn kinh phí để chi trả được sử dụng từ số tiền thu được do bán tài sản đã nộp vào tài Khoản tạm giữ của cơ quan nhà nước (Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch) được mở tại Kho bạc Nhà nước. Trường hợp số tiền thu được do bán tài sản không đủ để thanh toán các Khoản chi phí mà tài Khoản tạm giữ theo dõi riêng đối với cơ quan, đơn vị xử lý tài sản còn số dư thì được sử dụng để hỗ trợ thanh toán các Khoản chi phí, nếu thiếu thì đề nghị hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
2. Đối với tài sản được xử lý theo hình thức khác (chuyển giao, tiêu hủy) thì nguồn kinh phí để chi cho các nội dung quy định tại Điều 29 Nghị định này được bố trí như sau:
a) Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý tài sản để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tài sản.
b) Đối với các tài sản chuyển giao cho các cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý hoặc chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị để quản lý, sử dụng thì các chi phí phát sinh trước khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản này; các chi phí phát sinh từ khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc bàn giao do cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản chi trả.
3. Nguồn kinh phí chi thưởng và thanh toán Phần giá trị của tài sản cho các tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
4. Nguồn kinh phí để thanh toán các Khoản chi thưởng, thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và các chi phí liên quan đến việc thăm dò, khai quật, trục vớt xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được quy định như sau:
a) Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp thì chủ sở hữu tài sản có trách nhiệm chi trả các Khoản chi có liên quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định này.
b) Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy được chuyển giao cho các cơ quan nhà nước có chức năng lưu giữ, quản lý thì cơ quan được giao lưu giữ, quản lý tài sản có trách nhiệm chi trả các Khoản chi có liên quan từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy được tiêu hủy thì ngân sách nhà nước chi trả; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy do cấp nào tổ chức xử lý thì ngân sách cấp đó chi trả.
d) Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy được bán thì các Khoản chi được sử dụng từ nguồn thu được do bán tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy. Trường hợp số tiền thu được do bán tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy không đủ bù đắp các Khoản chi thì ngân sách nhà nước chi trả Phần chênh lệch theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước.
đ) Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải thì sau khi trục vớt và đấu giá tài sản, nếu số tiền thu được không đủ bù đắp chi phí và chủ sở hữu không có khả năng chi trả hoặc không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm thì số tiền còn thiếu được sử dụng từ phí bảo đảm hàng hải để bù đắp chi phí thiếu hụt đó; nếu chi phí trục vớt tài sản chìm đắm vượt quá khả năng chi trả của nguồn thu phí bảo đảm hàng hải thì sẽ được ngân sách nhà nước cấp bổ sung.
e) Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm nhưng chưa đủ Điều kiện để khai quật, trục vớt thì ngân sách địa phương nơi có tài sản chịu trách nhiệm bảo đảm kinh phí để bảo vệ tài sản.
1. Các Khoản chi được thanh toán phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định. Trường hợp các Khoản chi do cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện (như chi phí giám định, chi chăm sóc, cứu hộ động vật và các Khoản chi khác) thì được sử dụng phiếu thu của cơ quan nhà nước đó để làm căn cứ thanh toán chi phí.
2. Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương duyệt chi các Khoản chi phí xử lý tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan trung ương và người có thẩm quyền thuộc cơ quan cấp tỉnh ra quyết định xác lập sở hữu của Nhà nước; Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện duyệt chi các Khoản chi phí xử lý tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan cấp huyện, cấp xã ra quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân.
3. Việc thanh toán các Khoản chi phí được thực hiện theo mức chi thực tế hợp lý, hợp lệ của từng vụ việc hoặc mức khoán do cơ quan, người có thẩm quyền quy định.
Đối với các loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân phát sinh thường xuyên, căn cứ vào tình hình thực tế quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tỷ lệ (mức) khoán chi phí quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân trên số tiền thu được từ xử lý tài sản cho đơn vị chủ trì quản lý, xử lý thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương để áp dụng thống nhất. Mức khoán tối đa không vượt quá 40% số tiền thu được từ xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; đơn vị chủ trì quản lý tài sản được chủ động sử dụng chi phí được khoán để chi cho các nội dung theo quy định.
Trường hợp trong quá trình thực hiện xử lý tài sản, chi phí xử lý thực tế vượt quá mức khoán quy định và có đầy đủ các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc chi cho xử lý tài sản là cần thiết và phù hợp, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản báo cáo cơ quan tài chính có thẩm quyền duyệt chi quy định tại Khoản 2 Điều này để xem xét, quyết định.
4. Đối với những vụ việc hình sự hoặc vụ việc từ hành chính chuyển sang xử lý hình sự và được cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ vụ án, trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định đình chỉ vụ án, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm thanh toán các chi phí có liên quan đến quản lý, xử lý tang vật bị tịch thu của vụ việc đó từ nguồn kinh phí quy định tại Điều 31 Nghị định này.
5. Đối với tài sản chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên trình tự, thủ tục chi thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp được thưởng gửi văn bản đề nghị chi thưởng tới cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a Khoản này, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản có trách nhiệm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định mức thưởng cụ thể. Nội dung chủ yếu của quyết định mức thưởng gồm:
- Căn cứ pháp lý để chi thưởng cho tổ chức, cá nhân;
- Tên tổ chức, cá nhân được chi thưởng;
- Mức chi thưởng cho tổ chức, cá nhân;
- Thời hạn chi thưởng;
- Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chi thưởng;
- Nguồn chi thưởng.
Quyết định được gửi cho đối tượng được hưởng, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm vụ chi thưởng, cơ quan tài chính nhà nước cùng cấp.
c) Trường hợp nguồn chi thưởng được sử dụng từ ngân sách nhà nước, nguồn thu hợp pháp của cơ quan có chức năng lưu giữ, quản lý tài sản và phí bảo đảm hàng hải thì căn cứ vào quyết định mức thưởng của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm b Khoản này, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chi thưởng có trách nhiệm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc sử dụng các nguồn kinh phí này để chi thưởng theo quy định của pháp luật.
d) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày có quyết định mức thưởng của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chi thưởng thực hiện chi trả tiền thưởng cho tổ chức, cá nhân được thưởng theo quy định.
6. Trình tự, thủ tục thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên nhưng không xác định được chủ sở hữu
a) Xác định giá trị tài sản để làm căn cứ thanh toán.
- Đối với các tài sản được xử lý theo hình thức đấu giá, giá trị tài sản làm căn cứ thanh toán được xác định theo giá trúng đấu giá;
- Đối với các trường hợp khác, giá trị tài sản do Hội đồng định giá quy định tại Điều 34 Nghị định này xác định.
b) Thanh toán trong trường hợp tài sản tìm thấy có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu.
- Đối với tài sản, sau khi trừ các Khoản chi phí hợp lý có liên quan, có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản) thì trả lại tài sản (bằng hiện vật) cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy;
- Khi nhận tài sản, tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản có trách nhiệm chi trả các Khoản chi phí hợp lý có liên quan (chi phí tìm chủ sở hữu, chi phí vận chuyển, bảo quản và xác định giá trị tài sản). Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản không nhận tài sản hoặc không thanh toán các chi phí hợp lý có liên quan thì tài sản đó thuộc về Nhà nước.
c) Thanh toán trong trường hợp tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản (sau khi trừ các Khoản chi phí hợp lý có liên quan) thì tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản được thanh toán như sau:
- Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản có nhu cầu nhận tài sản (bằng hiện vật) mà tài sản đó không chia được thì tổ chức, cá nhân đó được nhận tài sản (bằng hiện vật), đồng thời có trách nhiệm thanh toán các Khoản chi phí hợp lý có liên quan và Phần giá trị tài sản thuộc về Nhà nước;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản có nhu cầu nhận tài sản (bằng hiện vật) mà tài sản đó có thể chia được thì tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản được chia tài sản bằng hiện vật tương ứng với Phần giá trị tài sản được hưởng theo quy định.
d) Trình tự, thủ tục thanh toán.
- Tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp được thanh toán Phần giá trị tài sản gửi văn bản đề nghị thanh toán Phần giá trị tài sản được hưởng tới cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản có trách nhiệm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định cụ thể mức được hưởng của tổ chức, cá nhân. Nội dung chủ yếu của quyết định này gồm: Căn cứ pháp lý để thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản; tên tổ chức, cá nhân được thanh toán Phần giá trị của tài sản do ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp; Phần giá trị của tài sản thanh toán cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản; chi phí tổ chức, cá nhân phải thanh toán (nếu có); hình thức thanh toán (bằng hiện vật, bằng tiền); thời hạn thanh toán; nguồn kinh phí để thanh toán (trong trường hợp thanh toán bằng tiền); cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thanh toán Phần giá trị tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản.
Quyết định được gửi cho đối tượng được hưởng, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thanh toán, cơ quan tài chính nhà nước cùng cấp.
- Trường hợp nguồn kinh phí để thanh toán được sử dụng từ ngân sách nhà nước, nguồn thu hợp pháp của cơ quan có chức năng lưu giữ, quản lý tài sản và phí bảo đảm hàng hải thì căn cứ vào quyết định thanh toán Phần giá trị tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thanh toán có trách nhiệm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc sử dụng các nguồn kinh phí này để thanh toán theo quy định của pháp luật;
- Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày có quyết định mức được hưởng của tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thanh toán thực hiện việc thanh toán Phần giá trị tài sản cho tổ chức, cá nhân được hưởng theo quy định;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản có nhu cầu nhận Phần giá trị tài sản bằng tiền thì tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản được thanh toán bằng tiền Phần giá trị tài sản được hưởng theo quy định. Việc thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy bằng hiện vật hoặc bằng tiền do cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Nghị định này quyết định.
1. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản được nộp vào tài Khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước do cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công làm chủ tài Khoản theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Sau khi trừ đi các Khoản chi quy định tại Điều 29 Nghị định này, số tiền còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Tài sản do cơ quan, đơn vị thuộc trung ương xử lý thì tiền thu được từ việc xử lý tài sản nộp vào ngân sách trung ương; tài sản do cơ quan, đơn vị thuộc địa phương xử lý thì tiền thu được từ việc xử lý tài sản nộp vào ngân sách địa phương.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm quyết định thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm (sau đây gọi chung là Hội đồng định giá).
2. Thành Phần Hội đồng định giá gồm:
a) Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập Hội đồng hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng.
b) Đại diện cơ quan tài chính (Bộ Tài chính đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm do cơ quan, người có thẩm quyền ở trung ương phê duyệt phương án xử lý; Sở Tài chính đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm do cơ quan, người có thẩm quyền ở địa phương phê duyệt phương án xử lý).
c) Đại diện cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản.
d) Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật hoặc các chuyên gia về tài sản.
đ) Các thành viên khác có liên quan.
3. Số lượng thành viên của Hội đồng định giá tối thiểu là 05 người.
Đại diện tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản hoặc có công phát hiện và cung cấp thông tin về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được quyền tham dự các cuộc họp của Hội đồng định giá và có thể phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
4. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng định giá
a) Hội đồng định giá làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các cuộc họp của Hội đồng định giá phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Các quyết định của Hội đồng phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành và được lập thành biên bản. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có Chủ tịch Hội đồng.
b) Hội đồng định giá lập biên bản về việc định giá tài sản. Biên bản định giá tài sản phải ghi nhận kịp thời, đầy đủ và trung thực toàn bộ quá trình định giá tài sản.
c) Nội dung chủ yếu của biên bản định giá tài sản gồm: Họ, tên Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản và các thành viên của Hội đồng; họ, tên những người tham dự phiên họp định giá tài sản; thời gian, địa điểm tiến hành việc định giá tài sản; kết quả khảo sát giá trị của tài sản; ý kiến của các thành viên của Hội đồng định giá và những người tham dự phiên họp định giá tài sản; kết quả biểu quyết của Hội đồng định giá về giá trị của tài sản; thời gian, địa điểm hoàn thành việc định giá tài sản; chữ ký của các thành viên Hội đồng định giá.
Biên bản định giá tài sản phải được lưu trong hồ sơ định giá tài sản.
5. Hội đồng định giá có trách nhiệm định giá tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm theo các quy định của pháp luật về nguyên tắc, phương pháp, chuẩn mực thẩm định giá. Trường hợp cần thiết Hội đồng định giá có thể thuê tổ chức đủ Điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định giá trị tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm để xem xét, tham khảo trước khi quyết định.
6. Giá trị tài sản do Hội đồng định giá xác định được sử dụng làm căn cứ để:
a) Chi thưởng cho tổ chức, cá nhân theo quy định tại Nghị định này.
b) Thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy, trừ trường hợp tài sản đó được đấu giá.
c) Thanh toán chi phí thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản trong trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thanh toán chi phí bằng hiện vật mà việc thanh toán đó được xác định sau khi khai quật, trục vớt xong.
d) Xác định giá khởi điểm để tổ chức đấu giá.
7. Chi phí hoạt động của Hội đồng định giá và chi phí thuê tổ chức đủ Điều kiện hoạt động thẩm định giá (nếu có) được tính chung vào chi phí xử lý tài sản và được chi trả theo quy định tại Nghị định này.
8. Trường hợp đặc biệt không thể xác định được giá trị của tài sản thì Hội đồng định giá có văn bản thông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền biết để quyết định mức thưởng theo quy định.
FINANCIAL MANAGEMENT IN DISPOSAL OF PROPERTY ELIGIBLE TO BE UNDER THE ESTABLISHED ALL-PEOPLE OWNERSHIP
Article 29. Spending amounts associated with disposal of property eligible for the established all-people ownership
1. Expenses related to the management and disposal of exhibits and means committing administrative violations that must be confiscated, and expenses related to criminal-case property subject to an administrative action taken in the form of confiscation, shall conform to regulations of the Ministry of Finance providing instructions on implementation of certain tasks of management and disposal of exhibits and means committing administrative violations that are temporarily seized or impounded according to administrative procedures.
2. Expenses related to the management and disposal of exhibits in legal cases, property of the convicted which is confiscated; property in legal proceedings against administrative violations moved to being subject to criminal procedures, which is confiscated; other property eligible for being put under the established all-people ownership (exclusive of expenses related to the exploration, excavation, salvage and disposal of the buried, concealed or sunken property), including:
a) Costs of transportation and storage of property; costs of testing, assessment and valuation of temporarily retained property; spending on payment of compensation for loss or damage occurring for objective reasons (if any), which are calculated until the date of receipt of the decision on approval of the plan for disposal of property from the competent entity or person. In case where the entity receiving and keeping custody of property has been given the State’s support for warehouses, storage facilities, means of transport or the State’s subsidy for regular costs, it shall not be liable for costs related to the transportation and storage of such property.
b) Costs of delivery, receipt, loading, unloading, shipping and storage of property calculated from the date of grant of the decision on approval of the plan for disposal of property by the competent entity to the date of completion of disposal of property.
c) Costs arising from the process of disposal of property: Costs of determination of the starting bid; spending on hiring of property assessment and repair services in case the property needs to be repaired before sale of such property; spending on remedy for damage or loss of property due to objective causes; payment of charges for the auctioning service to the auction organizer and property auctioning costs.
d) Import duty, VAT, special consumption tax (if any) if the property that is temporarily imported and re-exported obtains permission for official import from the competent entity or person.
dd) Fees and charges (if any).
e) Costs incurred from care and rescue of wild animals before being handled under the decision of the competent entity or person.
g) Costs of elimination of property.
h) Spending on giving rewards to organizations or individuals spotting and handing in dropped or negligently left property, e.g. historical - cultural relics, national treasure, antiques or property related to the national defence and security sector.
i) Other associated spending amounts.
3. Spending amounts related to the exploration, excavation, salvage and disposal of the buried, concealed or sunken property and handling other property, shall comprise:
a) Costs of exploration, excavation, salvage and assessment of the buried, concealed or sunken property. If the cost of exploration, excavation, salvage and assessment of the buried, concealed or sunken property according to the approved plan is paid in kind by using the excavated or salvaged property, the competent entity or person approving the plan for excavation or salvage of the buried, concealed or sunken property shall make a decision on such payment in kind.
b) The cost of transportation and storage of the discovered property during the period of awaiting the decision on disposal of such property from the competent entity or person, and the cost of transportation and storage of the property, paid to organizations or individuals randomly spotting and handing in such property.
c) The cost of disposal of property (cost of notification of search for owners, cost of handover of property, cost of elimination of property and cost of valuation and auctioning of property).
d) Taxes, fees and charges (if any).
dd) Spending on payment of rewards to organizations or individuals spotting the property;
e) Cost of the overseas auction of relics or antiques. Auctioning cost (e.g. auctioneer commission) paid on a lump-sum basis at the percentage rate of total sum earned from the property auction, including:
- Cost of packaging, cost of transportation from Vietnam to a foreign country and cost of transportation from the storage facility to the auction venue;
- Cost of insurance for objects put up for auction;
- Cost of rental of facilities for storage of objects abroad;
- Taxes, fees, charges in Vietnam and abroad (if any);
- Cost of advertising and communication; cost incurred from conducting an auction;
- Cost of handling of disputes (if any); other costs related to the transportation and auction in a foreign country.
The percent rate of the auction cost shall be agreed upon between parties to the contract for entrustment of auction with reference to auctioning costs (inclusive of auctioneer commissions) in auctions already taking place.
g) Other associated rational costs.
4. Making the payment of the portion of value of property to the organization or individual spotting and handing in the buried, concealed or sunken property or the dropped or negligently left property.
1. As for those spending amounts already specified in standards, norms or regulations adopted by the competent entity or person, these standards, norms and regulations shall be observed.
2. As for those spending amounts that have not yet been specified in standards, norms or regulations adopted by the competent entity or person, the Head of the entity authorized to preside over disposal of property shall decide and bear responsibility for his/her decision on specific spending amounts provided that they are relevant to funding capability and actual conditions.
3. Expenses for buying information, reasonable and legitimate costs incurred from handling of violations against criminal laws arising from anti-smuggling, prevention of trade fraud and counterfeit goods shall be subject to regulations of the Ministry of Finance on the management and use of revenues gained from handling of law violations in the field of prevention and control of smuggling, trade fraud and counterfeit goods.
4. As for property in administrative cases moved to being subject to criminal sanctions or vice versa, costs of transportation and storage of property arising before handover of such property shall be charged into regular expenses of the entity keeping custody of property; other spending amounts shall be covered by funding sources intended for disposal of property as provided in Article 31 herein.
5. Rate or amount of reward paid to the organization or individual spotting and handing in the buried, concealed or sunken property or the dropped or negligently left property
a) Organization or individual shall be rewarded in the following cases:
- Randomly spotting and handing in the buried, concealed or sunken property or the dropped or negligently left property, including historical – cultural relics, national treasure, remains, antiques and property related to the national defence and security sector;
- Detecting and providing correct information about in the buried, concealed or sunken property or the dropped or negligently left property.
b) Rates of reward paid in specific cases shall be as follows:
- If the organization or individual randomly spots and hands in the buried, concealed or sunken property or the dropped or negligently left property, including historical – cultural relics, national treasure, remains, antiques and property related to the national defence and security sector, rates of reward shall be calculated according to the partially regressive method as follows:
+ As for part of value of property worth up to 10 million dong, the rate of reward shall be 30%;
+ As for part of value of property worth from above 10 million dong to 100 million dong, the rate of reward shall be 15%;
+ As for part of value of property worth from above 100 million dong to 1 billion dong, the rate of reward shall be 7%;
+ As for part of value of property worth from above 1 billion dong to 10 billion dong, the rate of reward shall be 1%;
+ As for part of value of property worth 10 billion dong or above, the rate of reward shall be 0.5%;
Value of property retained for payment of reward shall be determined after expenses specified in clause 3 of Article 29 herein have already been taken away.
- In case the organization or individual spots and provides correct information about the buried, concealed or sunken property or the dropped or negligently left property already discovered, which are cultural – historical relics, national treasure, remains, antiques or property related to the national defence and security sector, the rate of reward shall be equal to 50% of respective amounts of reward as provided in point a of this clause.
- In case the organization or individual spots and provides correct information about the buried, concealed or sunken property or the dropped or negligently left property already discovered, which are not cultural – historical relics, national treasure, remains, antiques or property related to the national defence and security sector, the rate of reward shall be equal to 30% of respective amounts of reward as provided in point a of this clause.
c) The specific rates of reward shall be decided by the Minister of Culture, Sports and Tourism (with respect to the property already discovered, which are historical – cultural relics, national treasure, remains and antiques), the Minister of National Defense (with respect to the property already discovered, which are related to the national defence and security sector), the Chairperson of the provincial People’s Committee (with respect to the property already discovered, which are other than those mentioned above), and shall not exceed 200 million dong per each reward package.
d) If there are multiple organizations or individuals eligible to be rewarded and the discovered property has special value, the competent entity or person defined in point c of this clause shall appeal to the Prime Minister to seek his approval decision on rates of reward.
dd) Rewarding bases
- In case where the property is disposed of in the form of auction, the value of the property retained for grant of reward shall be the winning bid;
- In case where the property is disposed of in the form of handover thereof to the state regulatory authority having competence in keeping custody of and managing such property, the property value shall be the price determined by the Valuation Committee referred to in Article 34 herein. The value of property retained for payment of reward shall be the value of property determined by the Committee after expenses specified in clause 3 of Article 29 herein have already been taken away.
In case where it is impossible to determine the value of the buried, concealed or sunken property already discovered or the dropped or negligently left property, the competent entity or person regulated in point c of this clause shall be authorized to decide the amount of reward which is restricted to 200 million dong. In special cases, the Prime Minister shall grant his decision.
6. The amount of payment for the part of the property value to the organization or individual spotting and handing in the buried, concealed or sunken property in case of none of owners or unidentified owners shall be subject to laws.
a) If the organization or individual has accidentally found the buried, concealed or sunken property, which is not historical – cultural relics, national treasure, remains, antiques, or property related to the national defence and security sector, during their domestic or manufacturing activities, they shall be entitled to all or part of such property as provided in the following regulations:
- If the property value is less than or equal to ten times as much as the base pay rate regulated by the State (at the time of spotting and handing in of property) after being reduced by reasonable expenses involved (e.g. costs of searching for owners, costs of transportation, storage and valuation of property), then the property shall belong to the organization or individual discovering such property;
- If the property value is ten times greater than the base pay rate regulated by the State (at the time of spotting and handing in of property) after being reduced by rational expenses involved, the organization or individual discovering the property shall be entitled to the property value equaling ten times as much as the base pay rate regulated by the State and 50% of the value of the portion which is ten times greater than the base pay rate regulated by the State, and the residual value shall be owned by the State.
b) The competent entity or person specified in clause 2 of Article 27 herein shall decide the rate of enjoyment of the organization or individual randomly discovering the buried, concealed or sunken property.
c) In case where the organization or individual spotting or discovering the buried, concealed or sunken property fails to report or hand in the property to the competent entity or person in accordance with regulations in force, they shall not be entitled to gain the value of such property and shall be subject to administrative penalties or criminal prosecution as per law.
d) The organization or individual entitled to the property value as provided in clause 5 of this Article shall not be allowed to enjoy all or part of the value of property prescribed in clause 6 of this Article; the organization or individual entitled to all or part of the value of property specified in clause 6 of this Article shall not be allowed to enjoy the property value under the provisions of clause 5 of this Article.
7. Rates of payment of the property value to the organization or individual spotting and handing in the dropped or negligently left property
a) The organization or individual spotting and handing in the dropped or negligently left property which is neither the historical - cultural relic, national treasure or antique, nor the property related to the national defence and security, with its value ten times greater than the base pay rate regulated by the State (at the time of discovering and handing in such property) after storage costs have already been deducted, they shall be entitled to enjoy the property value equal to ten times as much as the base pay rate regulated by the State and 50% of the value of the portion ten times more than the base pay rate regulated by the State.
b) The entity having jurisdiction to approve the plan for disposal of property as per clause 3 of Article 19 herein shall decide the rate of the property value that the organization or individual spotting and handing in the dropped or negligently left property may be offered.
c) The organization or individual entitled to the property value as provided in clause 5 of this Article shall not be allowed to enjoy the part of the value of property prescribed in this clause; the organization or individual entitled to the part of the value of property specified in this clause shall not be allowed to enjoy the property value under the provisions of clause 5 of this Article.
1. As for the property disposed of in the form of sale, the funding for payments shall be derived from proceeds of sale of the property that have already been remitted to the escrow account the state regulatory authority (e.g. Ministry of Finance, Department of Finance, Division of Finance – Planning) has opened at the State Treasury. In case the proceeds of sale of the property are not sufficient to pay expenses and there is the balance in the escrow account of each entity or unit disposing of the property, such amount shall be used for paying these expenses and the state budget's subsidies must be granted in accordance with regulations in force in case of inadequacy of funding.
2. As for the property disposed of in another form (e.g. transfer or destruction), the funding for payments specified in Article 29 herein shall be distributed as follows:
a) The state budget expenditures in the annual estimate of the entity authorized to preside over management of property shall be used to ensure the adequate funding for disposal of property.
b) As for the property transferred to specialized regulatory authorities for their management, disposal or transfer to other entities or organizations for their management and use, the funding for payment of costs incurred prior to receipt of the decision on approval of the plan for disposal of property from the competent entity or person shall be subject to point a of this clause; costs incurred from the date of receipt of the decision on approval of the plan for disposal from the competent entity or person to the date of completion of transfer of the property shall be covered by the entity or organization receiving the property.
3. The funding for payment of rewards and payments for the portion of value of the dropped or negligently left property discovered and handed in by organizations or individuals shall be subject to provisions laid down in clause 1 and 2 of this Article.
4. The funding for payment of rewards and the portion of value of the property to the organization or individual randomly discovering the property and costs related to the exploration, excavation and salvage for disposal of the buried, concealed or sunken property shall be subject to the following regulations:
a) If the buried, concealed or sunken property already discovered is returned to the legitimate owner, he/she shall be responsible for paying associated expenses specified in clause 3 of Article 29 herein.
b) If the buried, concealed or sunken property already discovered is transferred to the state regulatory authority having jurisdiction to store and manage the property, that authority shall be responsible for paying related expenses by using the state budget allocations or other legal revenues in accordance with law.
c) If the buried, concealed or sunken property already discovered is destroyed, the state budget shall cover these payments; the buried, concealed or sunken property already discovered is subject to disposal of an entity, that entity’s budget shall cover these payments.
d) If the buried, concealed or sunken property already discovered is sold, payment amounts shall be derived from proceeds of sale thereof. In case where the proceeds obtained from sale of the buried, concealed or sunken property already discovered are not sufficient to offset expenses, the state budget shall pay the differential amount in accordance with laws on state budget in force.
dd) As for the sunken property causing danger to maritime activities, after being salvaged and put up for auction, if the proceeds are not enough to make up for expenses and the owner is unable to make payment or the owner of that property is not identified, maritime safety assurance charges shall be offset against that deficient amount; if costs of salvage of the sunken property exceed total amount of maritime safety assurance charges, the state budget shall give additional allocations.
e) If the buried, concealed or sunken property has not yet been excavated or salvaged owing to inconformity with requirements, the budget of the local government of the place where the property is located shall be responsible for ensuring the adequate funding for protection of such property.
Article 32. Processes and procedures for payment of costs of management and disposal of property eligible for being under the established all-people ownership
1. Spending amounts qualified for being repaid must have appropriate and valid invoices in accordance with regulations in force. In case where amounts are spent by the competent entity or person (e.g. cost of assessment, cost of care and rescue of animals and other cost), receipts of that entity may be used as a basis for repayment.
2. Department of Finance in a province or centrally-affiliated city shall be authorized to approve expenses for disposal of the property of which the all-people ownership is established under the decision issued by the competent person under the management of a central entity and the competent person under the management of a provincial entity; Division of Finance – Planning at the district level shall be authorized to approve expenses for disposal of the property of which the all-people ownership is established under the decision issued by the competent person under the management of a district- or commune-level entity.
3. Payment of expenses shall be based on the actual rational and valid spending amount for each case or the lump-sum amount regulated by the competent entity or person.
In case of the regular property eligible for being under the established all-people ownership, based on the current conditions of management and disposal of that property, the Minister and Head of a central entity, the People’s Committee of a province or centrally-affiliated city shall regulate the ratio (rate) of lump-sum payment of expenses for management and disposal of that property to (compared to) total proceeds from disposal of the property for the entity presiding over management and disposal of property under the management of the ministry, sectoral administration or locality for the uniform application of such ratio (amount). The rate of lump-sum payment shall not be allowed to exceed 40% of total proceeds from disposal of the property eligible for being under the established all-people ownership; the entity presiding over management of the property may, of its own accord, use lump-sum amounts for payment of expenses specified in regulations in force.
In case where, in the course of disposal of the property, the actual amount of expenses for disposal exceeds the lump-sum amount of payment and there are all required documents evidencing that payment for disposal of property is necessary and appropriate, the entity presiding over management and disposal of the property shall have to report to the financial entity having jurisdiction to approve spending amounts defined in clause 2 of this Article to seek its decision.
4. As for criminal cases or administrative cases shifted to criminal cases which are subject to suspension, within duration of 1 year from the date of issue of the decision on suspension, the entity presiding over management of property shall be responsible for paying costs associated with the management and disposal of confiscated exhibits involved in these cases by using the funding specified in Article 31 herein.
5. As regards the buried, concealed or sunken property, or the dropped or negligently left property, processes and procedures for payment of rewards to organizations or individuals discovering property shall be regulated as follows:
a) The organization or individual qualified for a reward sends the written request for such reward to the entity tasked with receiving and keeping custody of the property.
b) Within duration of 30 days of receipt of the written request from the organization or individual specified in point a of this clause, the entity tasked with receiving and keeping custody of the property shall be responsible for appealing to the competent entity or person to make a decision on the particular rate of reward. The decision on the rate of reward shall contain the following information:
- Legal bases for rewarding the organization or individual;
- Name of the organization or individual offered the reward;
- Rate of payment of reward to the organization or individual;
- Rewarding deadline;
- The entity responsible for granting the reward;
- Funding for the reward.
The rewarding decision shall be sent to the reward beneficiary, the entity responsible for granting the reward and the same-level financial entity.
c) In case where the funding for reward is financed by the state budget, legitimate revenues of the entity having jurisdiction to store and manage the property and maritime safety assurance charges, based on the decision on the rate of reward issued by the competent entity or person prescribed in point b of this clause, the entity assigned to pay for the reward shall be responsible for explaining the use of these funding sources to the competent entity or person or, within their jurisdiction, deciding such use for offer of rewards in accordance with law.
d) Within duration of 90 days of receipt of the decision on the rate of reward from the competent entity or person, the entity charged with paying for rewards shall make payment for rewards to organizations or individuals entitled to these rewards in accordance with regulations in force.
6. Processes and procedures for payment of the portion of value of the property to the organization or individual randomly discovering the buried, concealed or sunken property or the dropped or negligently left property of which owners are not identified.
a) Determining the property value used as a basis for payment.
- As for the property disposed of in the form of an auction, the property value used as a basis for calculation of payment shall be determined according to the winning bid;
- With respect to the property disposed of in other form, the property value shall be determined by the Valuation Committee referred to in Article 34 herein.
b) Making payment in case of discovering the property whose value is equal to ten months' minimum pay rate.
- If the property has value equaling ten months of minimum pay regulated by the State (at the time of spotting and handing in of the property), after being reduced by rational expenses involved, the property shall be paid in kind to the organization or individual randomly discovering such property;
- Upon receipt of the property, the organization or individual randomly discovering the property shall be responsible for paying rational expenses involved (e.g. cost of searching for owners, cost of transportation, storage and valuation of the property). In case where the organization or individual randomly discovering the property refuses to take the property or fails to pay rational expenses involved, that property shall belong to the State.
c) As for payment made in the event that the discovered property has value greater than ten months’ minimum pay rate regulated by the State at the time of spotting and handing in of the property (after rational expenses involved have been taken away), the organization or individual randomly discovering the property shall be entitled to payment as follows:
- In case where the organization or individual randomly discovering and handing in the property wishes to be paid (in kind) by that property which cannot be divided, they shall be entitled to such in-kind payment and shall be responsible for paying rational expenses involved and the portion of value of the property belonging to the State;
- In case where the organization or individual randomly discovering and handing in the property wishes to be paid (in kind) by that property which can be divided, they shall be entitled to such in-kind payment equal to the portion of value of property to which they are entitled in accordance with regulations in force.
d) Payment processes and procedures.
- The organization or individual qualified for receiving payment of the portion of the property sends the written request for such payment to the entity tasked with receiving and keeping custody of the property;
- Within duration of 30 days of receipt of the written request, the entity tasked with receiving and keeping custody of the property shall be responsible for appealing to the competent entity or person to make a decision on the particular rate of payment to which that organization or individual is entitled. The decision on the rate of payment shall contain the following information: Legal bases for payment of the portion of the property value to the organization or individual randomly discovering and handing in the property; name of the organization or individual entitled to the payment of the value of the property randomly discovered and handed in; the portion of the property value paid to the organization or individual randomly discovering and handing in the property; expenses that organization or individual has to repay (if any); form of payment (in kind or in cash); payment deadline; funding for payment (in case of cash payment); the entity charged with paying the portion of the property value to the organization or individual randomly discovering and handing in the property.
The decision shall be sent to the payee, the entity responsible for making payment and the same-level financial entity.
- In case where the funding for payment is financed by the state budget, legitimate revenues of the entity having jurisdiction to store and manage the property and maritime safety assurance charges, based on the decision on payment of the portion of the property value issued by the competent entity or person to the entity or person randomly discovering and handing in the property, the entity assigned to make payment shall be responsible for appealing to the entity or person having competence in issuing decisions on or, within their jurisdiction, deciding the use of these funding sources for making payment in accordance with law.
- Within duration of 90 days of receipt of the decision on the rate of payment to which the organization or individual randomly discovering and handing in the property is entitled from the competent entity or person, the entity held responsible for making payment shall make payment to the organization or individual eligible for such payment in accordance with regulations in force;
- In case where the organization or individual randomly discovering and handing in the property wishes to be paid the portion of the property value in cash, they shall be entitled to such cash payment of the portion of the property value to which they are entitled in accordance with regulations in force. The in-kind or cash payment of the portion of the property value to the organization or individual randomly discovering the property shall be subject to the decision issued by the competent entity or person referred to herein.
Article 33. Management of proceeds from disposal of property
1. All proceeds from disposal of property shall be remitted to the escrow account at the state treasury of which the holder is the entity assigned to perform the task of managing public property according to the instructions of the Ministry of Finance. After spending amounts prescribed in Article 29 herein have been taken away, the residual amount shall be remitted to the state budget in accordance with laws on state budget.
2. If the property is disposed of by the centrally-affiliated entity, the proceeds from the disposal of the property shall be remitted to the central government’s budget; if the property is disposed of by the locally-affiliated entity, the proceeds from the disposal of the property shall be remitted to the local government’s budget.
Article 34. Valuation of the buried, concealed or sunken property and the dropped or negligently left property as a basis for offering rewards or making payment of the portion of the property value to make up for related expenses to the organization or individual randomly discovering the property
1. The entity or person having jurisdiction to approve the plan for disposal of the buried, concealed or sunken property shall make a decision on establishment of the Valuation Committee to determine the value of such property (hereinafter referred to as Valuation Committee).
2. The Valuation Committee shall be joined by:
a) Head of the entity issuing the decision on establishment of the Committee or the authorized person who holds the office of the Committee’s Chair.
b) Representative of the financial entity (e.g. Ministry of Finance, with respect to the buried, concealed or sunken property disposed of under the approval decision on the disposal plan issued by the central-level competent entity or person; Department of Finance, with respect to the buried, concealed or sunken property disposed of under the approval decision on the disposal plan issued by the local-level competent entity or person).
c) Representative of the entity assigned to receive and keep custody of the property.
d) Representative of the technical entity or experts on property.
dd) Other relevant members.
3. The minimum number of the Valuation Committee’s members shall be 05 persons.
Representative of the organization or individual randomly discovering or contributing to discovering and providing information about the buried, concealed or sunken property shall be entitled to participate in the Valuation Committee’s meetings and may express their opinions, but shall have no right to vote.
4. Operational rules of the Valuation Committee
a) The Valuation Committee shall work according to the collective rules. The Valuation Committee’s meetings must be attended by at least 2/3 of total members. In order to be passed, the Valuation Committee’s decision must be voted for by more than half of the Committee’s members and shall be made in writing. In case assenting and dissenting votes are equal, the voting side of the Committee’s Chair shall prevail.
b) The Valuation Committee shall prepare a report on valuation of the property. The report on valuation of the property must fully describe the valuation process in a timely, sufficient and truthful manner.
c) The valuation report shall contain the following main information: Full name of the Valuation Committee’s Chair and members; full name of persons participating in valuation meetings; valuation time and venue; results of survey of the property value; opinions of the Valuation Committee’s members and participants in valuation meetings; results of the vote on value of the property in the Valuation Committee; valuation completion time and venue; signatures of the Committee’s members.
The valuation report must be stored in property valuation documentation.
5. The Valuation Committee shall be responsible for valuing the buried, concealed or sunken property in accordance with laws on valuation principles, methods and norms. Where necessary, the Valuation Committee may hire a body qualified to determine the value of the buried, concealed or sunken property to seek its advisory opinions before making decision.
6. The value of the property determined by the Valuation Committee shall be used as a basis for:
a) Offering rewards to organizations or individuals under the provisions of this Decree.
b) Making payment of the portion of the property value to the organization or individual randomly discovering the property, except in case such property is put up for auction.
c) Paying costs of exploration, excavation or salvage of the property in the event that the competent entity or person decides to make the in-kind payment which is confirmed after completion of the excavation or salvage.
d) Setting the starting bid in an auction.
7. Overheads of the Valuation Committee and costs of hiring of a qualified valuation body (if any) shall be all charged into total costs of disposal of the property and shall be repaid under the provisions of this Decree.
8. In special cases where it is unlikely that the value of the property is determined, the Valuation Committee shall send the competent entity or person a written notification of such situation in order to seek its decision on the rate of reward in accordance with regulations in force.