Chương III Nghị định 29/2018/NĐ-CP: Xử lý tài sản được xác lập sở hữu toàn dân và thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm
Số hiệu: | 29/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 05/03/2018 |
Ngày công báo: | 24/03/2018 | Số công báo: | Từ số 471 đến số 472 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
06 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Nội dung này được nêu tại Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Theo đó, tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân gồm:
- Bị tịch thu theo quy định;
- Vô chủ, không xác định được chủ, bị đánh rơi,…không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước, hàng hóa tồn động thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định;
- Của quỹ xã hội, quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận chuyển giao hoặc bị giải thể do vi phạm;
- Do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, biếu,…nhưng chưa hạch toán NSNN và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước;
- Do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động;
- Được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước theo hợp đồng dự án.
Nghị định 29/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/3/2018, thay thế Nghị định 29/2014/NĐ-CP và Nghị định 96/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009.
Văn bản tiếng việt
1. Tài sản có quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân của cơ quan, người có thẩm quyền phải được bảo quản chặt chẽ, bảo đảm phục vụ việc xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Các tài sản chuyển giao cho các cơ quan quản lý chuyên ngành để bảo quản như sau:
a) Tài sản là bảo vật quốc gia, cổ vật và vật khác có giá trị lịch sử, văn hóa.
b) Tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện đặc chủng và tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh.
c) Tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý.
d) Tài sản là chất phóng xạ.
đ) Tài sản là bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB.
e) Tài sản là lâm sản quý hiếm không được sử dụng vào Mục đích thương mại, trừ tài sản quy định tại điểm đ Khoản này.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan công bố danh sách cụ thể các cơ quan chuyên ngành để thực hiện việc tiếp nhận, bảo quản đối với các tài sản quy định tại Khoản này.
3. Trách nhiệm bảo quản tài sản quy định như sau:
a) Cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định tịch thu tài sản theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan trình người có thẩm quyền ban hành quyết định tịch thu theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tài sản tịch thu.
b) Cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự và pháp luật về thi hành án dân sự.
c) Đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại Điều 5 Nghị định này chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức thực hiện việc bảo quản tài sản quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 106 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Việc bảo quản tài sản thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 108 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
1. Trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân quy định như sau:
a) Đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Nghị định này lập phương án xử lý đối với tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật, trừ tài sản bị tịch thu quy định tại điểm c Khoản này.
b) Cơ quan hải quan lập phương án xử lý đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Cục trưởng Cục Hải quan, trừ tài sản là hàng hóa tồn đọng quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định này.
c) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công lập phương án xử lý đối với các tài sản sau:
- Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật được xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định này;
- Các tài sản còn lại được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
2. Nội dung chủ yếu của phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân gồm:
a) Thông tin về tài sản: Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản hoặc quyết định tịch thu tài sản (số, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành), chủng loại, số lượng, chất lượng tài sản, nguồn gốc xuất xứ, năm sản xuất, nước sản xuất...
b) Giá trị tài sản (nếu có).
Riêng đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng thì đơn vị lập phương án xử lý tài sản phải thành lập Hội đồng định giá để xác định giá trị tài sản ghi vào phương án. Chủ tịch Hội đồng là thủ trưởng của đơn vị lập phương án và đại diện: Cơ quan tài chính (nơi có tài sản), cơ quan tiếp nhận (nếu có), cơ quan chuyên môn có liên quan.
c) Hình thức xử lý phù hợp với từng loại tài sản:
- Giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành đối với tài sản quy định tại Khoản 2 Điều 108 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. Việc giao hoặc Điều chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng phải căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật và chỉ áp dụng đối với: Nhà, đất; xe ô tô; xe mô tô, xe gắn máy, máy móc, thiết bị và các tài sản khác có tỷ lệ chất lượng còn lại từ 50% trở lên;
- Giao cho doanh nghiệp theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp;
- Bán (đấu giá, bán chỉ định, niêm yết giá) theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan. Riêng đối với tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng (thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản, hàng hóa dễ cháy, nổ, hàng thực phẩm đã qua chế biến nhưng hạn sử dụng còn dưới 30 ngày, động vật rừng hoang dã đã chết nhưng không thuộc đối tượng phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật...); tài sản là hàng hóa cồng kềnh, có trọng lượng lớn được chuyên chở trên các phương tiện giao thông đường thủy, đường biển mà việc bốc dỡ tốn kém, chi phí lớn; tài sản là vật tư, hàng hóa cấm nhập khẩu buộc phải tái xuất mà chi có một tổ chức kinh tế có chức năng tái xuất đối với vật tư, hàng hóa đó, thì được bán chỉ định hoặc niêm yết giá;
- Tiêu hủy đối với tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng nhưng không thể xử lý theo hình thức bán; tài sản không còn khả năng sử dụng hoặc tài sản thuộc danh Mục cấm sản xuất, kinh doanh và lưu thông theo quy định của pháp luật gồm: Văn hóa phẩm độc hại, ma túy, hàng giả, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã đã chết và các tài sản khác buộc phải tiêu hủy. Trường hợp đặc biệt cần xử lý theo hình thức khác để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản báo cáo Bộ Tài chính hoặc báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có) để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định xử lý;
- Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ; nộp vào Kho bạc nhà nước đối với vàng, bạc, đá quý, kim loại quý. Đối với giấy tờ có giá có khả năng chuyển đổi thành tiền thì thực hiện thủ tục chuyển đổi thành tiền mặt nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định, trường hợp không đủ Điều kiện chuyển đổi thành tiền thì thực hiện thủ tục gửi Kho bạc nhà nước để lưu giữ, bảo quản;
- Xử lý khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
d) Cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp xử lý. Trong đó, cơ quan chủ trì xử lý tài sản là đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại Điều 5 Nghị định này.
đ) Thời hạn xử lý.
e) Chi phí xử lý.
g) Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản.
h) Các nội dung khác (nếu có).
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tài sản hoặc có quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản và trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định này phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Điều này.
1. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với:
- Tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương quyết định tịch thu;
- Điều chuyển tài sản từ trung ương về địa phương và ngược lại hoặc giữa các địa phương với nhau.
b) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với:
- Các tài sản còn lại do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương ra quyết định tịch thu không thuộc phạm vi quy định tại điểm a Khoản này;
- Tài sản chuyển giao cho cơ quan chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều 108 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cơ quan địa phương quyết định tịch thu.
2. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án tịch thu như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, cổ vật, bảo vật quốc gia theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý theo hình thức giao, Điều chuyển cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý đối với tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc Điều chuyển giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ tài sản quy định tại điểm a Khoản này.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản đối với các trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b Khoản này.
3. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là bất động sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, di sản không có người nhận thừa kế, hàng hóa tồn đọng như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là di tích lịch sử - văn hóa, cổ vật, bảo vật quốc gia theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý theo hình thức giao, Điều chuyển cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý đối với tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc Điều chuyển giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ tài sản quy định tại điểm a Khoản này.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý đối với các trường hợp không thuộc phạm vi các điểm a, b và d Khoản này.
d) Cục trưởng Cục Hải quan phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, trừ tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại điểm a, điểm b Khoản này.
4. Tài sản của quỹ bị giải thể, cấp có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại Khoản 4 và điểm d Khoản 6 Điều 7 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.
5. Tài sản do các tổ chức cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5 và điểm b Khoản 6 Điều 7 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.
6. Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại điểm c Khoản 6 Điều 7 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.
7. Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại điểm b Khoản 5 và điểm đ Khoản 6 Điều 7 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.
8. Trường hợp tài sản xử lý theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định ghi tăng vốn theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan là cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.
1. Đối với việc xử lý theo hình thức chuyển giao tài sản cho các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định này thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phương án xử lý tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản thực hiện chuyển giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành.
b) Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản phải lập thành biên bản theo Mẫu số 02-BBBQ tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
c) Hồ sơ chuyển giao tài sản gồm:
- Biên bản bàn giao tài sản quy định tại điểm b Khoản này: 01 bản chính;
- Quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản: 01 bản sao;
- Phương án xử lý tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt: 01 bản sao;
- Giấy chứng nhận kết quả giám định tài sản (đối với trường hợp phải giám định tài sản): 01 bản sao;
- Bảng kê chi tiết về tài sản: 01 bản chính;
- Tài liệu khác về tài sản (nếu có).
d) Cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm thực hiện bảo quản, quản lý, xử lý tài sản theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối với việc xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phương án xử lý tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản chủ trì, phối hợp với cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công cùng cấp thực hiện chuyển giao tài sản và các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận.
b) Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản theo Mẫu số 03-BBCG tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
c) Cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận chuyển giao tài sản thực hiện hạch toán tăng tài sản và thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Trường hợp chuyển giao tài sản cho doanh nghiệp thì phải thực hiện ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Đối với việc xử lý theo hình thức bán (đấu giá, chỉ định hoặc niêm yết giá), tiêu hủy tài sản thì cơ quan được giao chủ trì xử lý thực hiện việc bán, tiêu hủy theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật khác có liên quan.
4. Đối với việc bán đấu giá tài sản là di vật, cổ vật tại nước ngoài được thực hiện như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bán đấu giá di vật, cổ vật tại nước ngoài.
b) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép xuất khẩu di vật, cổ vật bán đấu giá tại nước ngoài theo quy định của pháp luật.
c) Thủ tục xuất khẩu di vật, cổ vật thực hiện theo quy định của pháp luật.
d) Cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản Việt Nam hoặc nước ngoài để ủy thác bán đấu giá tài sản, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản xem xét, quyết định đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm; ưu tiên lựa chọn tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:
- Có kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực bán đấu giá các tài sản tương tự;
- Có phương án tổ chức bán đấu giá có hiệu quả;
- Có tỷ lệ (%) chi phí bán đấu giá thấp;
- Có phương án xử lý khả thi trong trường hợp di vật, cổ vật đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng không bán được (cam kết mua lại, chịu chi phí vận chuyển số cổ vật, di vật không bán được về Việt Nam v.v...).
Trường hợp có nhiều tổ chức có chức năng bán đấu giá đăng ký tham gia thì việc lựa chọn tổ chức có chức năng bán đấu giá được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật.
đ) Hợp đồng ủy thác bán đấu giá:
Hợp đồng ủy thác bán đấu giá tài sản phải được lập theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, trường hợp pháp luật Việt Nam không quy định hoặc quy định khác với pháp luật quốc tế thì thực hiện theo pháp luật quốc tế; có cam kết cụ thể, chặt chẽ để ràng buộc trách nhiệm của các bên có liên quan; có quy định về giải quyết tranh chấp. Các công việc được ủy thác bao gồm: Đóng gói, vận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài, vận chuyển từ nơi bảo quản đến nơi bán đấu giá, mua bảo hiểm cho hiện vật mang đi bán đấu giá, bảo quản tài sản tại nước ngoài, quảng bá, tổ chức bán đấu giá, xử lý tài sản trong trường hợp không bán được.
Cơ quan được giao nhiệm vụ ký Hợp đồng ủy thác bán đấu giá chịu trách nhiệm về nội dung của Hợp đồng; trường hợp cần thiết có thể lấy ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp trước khi ký Hợp đồng.
5. Đối với việc xử lý tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phương án xử lý tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị chủ trì quản lý tài sản thực hiện chuyển tài sản là tiền Việt Nam, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý vào Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đối với tài sản là ngoại tệ thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản nộp vào tài Khoản ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng; Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm mua toàn bộ số ngoại tệ trên để chuyển nộp ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam theo quy định.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phương án xử lý tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị chủ trì quản lý tài sản thực hiện đổi giấy tờ có giá có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt và nộp vào Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Trường hợp giấy tờ có giá không đủ Điều kiện chuyển đổi thành tiền thì thực hiện thủ tục gửi Kho bạc Nhà nước để lưu giữ, bảo quản.
6. Đối với việc xử lý tài sản theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp thì việc thực hiện ghi tăng vốn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
7. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định tại Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng và thông báo kịp thời, đầy đủ các thông tin có liên quan với các cơ quan, người có thẩm quyền sau đây:
a) Cơ quan quân sự nơi gần nhất đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thuộc khu vực quân sự.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công an nơi gần nhất đối với tài sản bị chôn giấu không thuộc khu vực quân sự.
c) Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi gần nhất đối với tài sản bị chìm đắm không thuộc khu vực quân sự.
Tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm chịu trách nhiệm về thông tin đã thông báo.
2. Cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin có trách nhiệm:
a) Lập biên bản có đầy đủ chữ ký của đại diện tổ chức, cá nhân đã thông báo thông tin và đại diện cơ quan tiếp nhận thông tin; tổ chức, cá nhân thông báo thông tin giữ một bản để làm cơ sở giải quyết quyền lợi về sau.
b) Kiểm tra tính chính xác của thông tin đã tiếp nhận.
c) Báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin đóng trụ sở.
d) Tổ chức khoanh vùng, bảo vệ nguyên trạng khu vực có tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm; trường hợp tài sản bị chìm đắm ở vùng biển xa bờ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan thuộc lực lượng quốc phòng, an ninh, cơ quan quản lý hàng hải để thực hiện.
Riêng đối với tài sản chìm đắm ở nội thủy, lãnh hải thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo có tài sản chìm đắm, cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo 03 lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng trung ương hoặc địa phương để tìm chủ tài sản.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan tổ chức khoanh vùng, bảo vệ nguyên trạng khu vực có tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
b) Báo cáo cơ quan quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 22 Nghị định này quyết định việc lập phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
c) Trường hợp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm không thuộc địa bàn quản lý thì thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
Việc giao cho tổ chức, cá nhân lập phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt và phê duyệt phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm do các cơ quan nhà nước sau đây quyết định:
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật.
2. Bộ Quốc phòng phê duyệt đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm trong khu vực quân sự.
3. Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đối với tài sản chìm đắm làm cản trở hoạt động hàng hải, gây nguy hiểm cho tài nguyên biển; đe dọa tính mạng và sức khỏe con người hoặc gây ô nhiễm môi trường. Riêng đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm xây dựng phương án trục vớt trình Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt; trường hợp tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải là di sản văn hóa dưới nước hoặc liên quan đến quốc phòng, an ninh thì trước khi Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt, phương án trục vớt phải có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Bộ Quốc phòng.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phê duyệt đối với các tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Phương án thăm dò tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Địa điểm tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
b) Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc.
c) Phương tiện và biện pháp thăm dò.
d) Biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình thăm dò.
đ) Bàn giao kết quả thăm dò cho cơ quan, người có thẩm quyền.
e) Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường; phòng, chống cháy, nổ.
g) Dự toán chi phí thăm dò.
h) Điều kiện để lựa chọn tổ chức, cá nhân tổ chức khai quật, trục vớt (trong trường hợp cần thiết).
2. Phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ tổ chức việc khai quật, trục vớt.
b) Kết quả thực hiện phương án thăm dò tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm (nếu có).
c) Địa điểm tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
d) Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc.
đ) Phương tiện và biện pháp khai quật, trục vớt.
e) Biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình khai quật, trục vớt.
g) Biện pháp bảo quản tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy sau khi khai quật, trục vớt.
h) Bàn giao tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy cho cơ quan, người có thẩm quyền.
i) Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường; phòng, chống cháy, nổ.
k) Biện pháp bảo hiểm tổ chức, cá nhân tham gia khai quật, trục vớt.
l) Dự kiến kết quả sau khi khai quật, trục vớt.
m) Dự toán chi phí khai quật, trục vớt.
n) Điều kiện để lựa chọn tổ chức, cá nhân tổ chức khai quật, trục vớt (trong trường hợp cần thiết).
3. Tùy trường hợp cụ thể, việc lập và quyết định phương án thăm dò; lập và quyết định phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thực hiện độc lập hoặc thực hiện gắn liền với nhau.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải bảo đảm đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có chức năng thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản theo quy định của pháp luật.
b) Có kinh nghiệm trong hoạt động thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản.
c) Có đội ngũ nhân viên, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu của hoạt động thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản phù hợp với quy mô của phương án thăm dò, khai quật, trục vớt đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản trong khu vực quân sự thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được hợp tác tham gia nhưng phải có sự chủ trì của cơ quan, tổ chức của Việt Nam đối với từng dự án thăm dò, khai quật, trục vớt.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này quyết định việc giao cho tổ chức, cá nhân có đủ các Điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; ưu tiên các tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện việc trục vớt tài sản chìm đắm tại nội thủy, lãnh hải Việt Nam theo quy định tại Điều 280 Bộ luật Hàng hải năm 2015. Trường hợp phương án trục vớt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt thì Cảng vụ hàng hải tổ chức trục vớt tài sản theo phương án được phê duyệt.
4. Việc thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được thực hiện theo đúng phương án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp trong quá trình thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm cần thiết phải Điều chỉnh phương án đã được phê duyệt thì cơ quan, người có thẩm quyền đã phê duyệt phương án đó quyết định Điều chỉnh phương án.
1. Tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm hoặc tổ chức, cá nhân tổ chức khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm có trách nhiệm quản lý tài sản được tìm thấy và bàn giao cho cơ quan nhà nước quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này để bảo quản trong thời gian chờ xử lý theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Trường hợp có đầy đủ cơ sở để xác định được loại tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy thì tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện việc giao tài sản cho các cơ quan, đơn vị sau đây tiếp nhận, bảo quản:
a) Bảo tàng cấp tỉnh tiếp nhận, bảo quản đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật.
b) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh tiếp nhận, bảo quản đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản trong khu vực quân sự.
c) Cảng vụ hàng hải nơi gần nhất tiếp nhận, bảo quản đối với tài sản bị chìm đắm làm cản trở hoặc gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, tài nguyên biển; đe dọa tính mạng và sức khỏe con người hoặc gây ô nhiễm môi trường được tìm thấy.
d) Sở Tài chính tiếp nhận, bảo quản đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, b và c Khoản này.
3. Trường hợp không có đủ cơ sở để xác định được loại tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy thì Sở Tài chính trực tiếp tiếp nhận, bảo quản. Nếu tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy nhỏ lẻ, có giá trị thấp (ước tính dưới 01 tỷ đồng) thì Sở Tài chính có thể ủy quyền việc tiếp nhận, bảo quản tài sản cho cơ quan tài chính cấp huyện.
4. Các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này thực hiện bảo quản theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 108 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
1. Sở Tài chính có trách nhiệm lập danh Mục tài sản, số lượng theo từng loại tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện giám định tài sản; xác định chủ sở hữu của tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Việc xác định chủ sở hữu của tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 229 Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp đặc biệt theo yêu cầu về bảo đảm an ninh quốc gia và bí mật quốc gia thì việc thông báo được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Trường hợp tài sản không có hoặc không xác định được chủ sở hữu thì tài sản đó được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Khoản 2 Điều 229 Bộ luật Dân sự và quy định tại Nghị định này.
Sở Tài chính lập phương án xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy báo cáo cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này phê duyệt theo nguyên tắc sau:
1. Trả lại cho chủ sở hữu nếu xác định được chủ sở hữu hợp pháp.
2. Trường hợp không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu hợp pháp, thực hiện trả cho tổ chức, cá nhân tìm thấy tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm đối với trường hợp tài sản có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản). Tổ chức, cá nhân được nhận tài sản phải thanh toán các chi phí tìm chủ sở hữu, chi phí vận chuyển, bảo quản và xác định giá trị tài sản.
3. Trường hợp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản hoặc chủ sở hữu không thanh toán các Khoản chi phí có liên quan theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định hoặc tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều này không đến nhận tài sản hoặc không thanh toán các Khoản chi phí có liên quan thì tài sản được tìm thấy được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật và xử lý theo quy định tại Nghị định này.
1. Trường hợp xác định được chủ sở hữu hợp pháp của tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy theo quy định tại Điều 26 Nghị định này thì cơ quan, đơn vị tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 25 Nghị định này tổ chức trả lại tài sản cho chủ sở hữu hợp pháp theo quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày có quyết định phê duyệt phương án trả lại tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm cho chủ sở hữu hợp pháp của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 25 Nghị định này thực hiện trả lại tài sản cho chủ sở hữu hợp pháp. Việc trả lại tài sản được lập thành biên bản; chủ sở hữu tài sản phải thanh toán các Khoản chi phí hợp lý có liên quan đến việc tìm kiếm, thăm dò, khai quật, trục vớt, bảo quản, tìm chủ sở hữu tài sản.
DISPOSAL OF PROPERTY ELIGIBLE FOR THE ESTABLISHED ALL-PEOPLE OWNERSHIP, EXPLORATION, EXCAVATION AND SALVAGE OF BURIED, CONCEALED OR SUNKEN PROPERTY
Section 1. DISPOSAL OF PROPERTY ELIGIBLE FOR THE ESTABLISHED ALL-PEOPLE OWNERSHIP
Article 17. Safekeeping of property eligible for the established all-people ownership
1. Property subject to decisions on seizure or decisions on establishment of the all-people ownership, issued by competent persons or entities, shall be kept in safe custody so that they are in good condition to serve the tasks of disposal thereof in accordance with laws.
2. Property handed over to authorities undertaking specialized state management for their storage and safekeeping shall include the followings:
a) National treasure, antiques and other objects of historical and cultural value.
b) Weapons, explosive materials, supporting gears, technical and dedicated equipment, specially-made equipment and other items related to national defence and security.
c) Vietnamese currency, foreign currency, valuable papers, gold, silver, jewels and precious metal.
d) Radioactive substances.
dd) Organs (specimens) of precious and rare forest animal species listed in group IB.
e) Precious and rare forest products not used for commercial purposes, except those property items prescribed in point dd of this clause.
Ministry of Finance shall preside over and collaborate with relevant ministries and entities in publishing the detailed list of specialized authorities receiving and keeping custody of the property specified in this clause.
3. Responsibilities for safekeeping of property shall be prescribed as follows:
a) The host entity of the person having jurisdiction to issue the decision on confiscation of property in accordance with laws, or the entity appealing to the competent person to issue the decision on confiscation of property in accordance with laws on handling of administrative violations, shall be responsible for storing and keeping custody of confiscated property.
b) The law enforcement entity shall be responsible for keeping safe custody of exhibits in legal cases or other property confiscated under criminal, criminal proceedings and civil judgement enforcement laws.
c) The entity presiding over management of property that is prescribed in Article 5 herein shall be responsible for presiding over and collaborating with other relevant entities in undertaking the safekeeping of property prescribed in clauses 2, 3, 4 and 5 of Article 106 in the Law on Management and Use of Public Property. The safekeeping and storage of property shall be subject to provisions laid down in clause 1 of Article 108 in the Law on Management and Use of Public Property.
Article 18. Processes and procedures for preparation and submission of plans for disposal of property qualified for the established all-people ownership
1. Responsibilities for preparation of the plan for disposal of property eligible to be under the established all-people ownership shall be subject to the following provisions:
a) The entity presiding over management of property that is referred to in clause 1, 2 or 3 of Article 5 herein shall prepare the plan for disposal of the confiscated property in accordance with laws, except those property confiscated under point c of this clause.
b) The customs authority shall prepare the plan for disposal of property which is the stagnant good stored within a customs territory under the jurisdiction to grant approval by the Director of a Customs Department, except stagnant goods prescribed in point b of clause 3 of Article 19 herein.
c) The entity authorized to perform tasks of managing public property according to clause 1, 2 and 3 of Article 19 in the Law on Management and Use of Public Property shall prepare the plan for disposal of the following property:
- Property confiscated under laws shall be disposed of in the form of transfer to the entity or organization managing and using such property under the jurisdiction of the Minister of Finance, Minister or Director of a central agency and the Chairperson of the provincial-level People’s Committee;
- Stagnant goods stored within a customs territory under the provisions of laws on customs according to the plan for disposal thereof approved by the Minister of Finance as provided in point b of clause 3 of Article 19 herein;
- The remainder of property qualified for being under the established all-people ownership.
2. A plan for disposal of property eligible for the established all-people ownership must contain the following main information:
a) Property information: The decision on establishment of the all-people ownership of property or the decision on confiscation of property (number, date (dd/mm/yyyy), issuing agency), type, quantity and quality of property, origin, year of manufacturing and country of manufacturing, etc.
b) Property value (if any).
Especially for property disposed of in a form of transfer to the entity or organization for use, the entity formulating the plan for disposal of property must establish the Valuation Committee in order to determine value of property inscribed in the plan for disposal of property. The Committee shall be chaired by the Head of the entity formulating the plan for disposal of property and shall be joined by representatives of: Financial institution (which owns the property), the entity receiving the property (if any), specialized entity concerned.
c) Forms of disposal of specific items of property:
- Handing over the property to the specialized entity with respect to items of property specified in clause 2 of Article 108 in the Law on Management and Use of Public Property;
- Handing over or transferring the property to the entity or organization for the purpose of management and use thereof. Handing over or transferring property to the entity or organization managing and using such property must conform to permissible standards and norms for use of property, issued by the entity or competent person in accordance with laws. This regulation shall only be applicable to: Real property, motor vehicles, motorcycles, machinery, equipment and other property of which the remaining quality rate is 50% or higher;
- Handing over the property to an enterprise in a form of recording an increase in state capital invested in that enterprise;
- Selling (auctioning, appointing the buyer of and publicly posting the price of) property in accordance with laws on management and use of public property and other relevant legislation. Especially property that are perishable goods or articles (e.g. fresh and live food that is easily gone off, difficult to be preserved, flammable and explosive goods, processed food products of which shelf life is less than 30 days, dead wild animals of which elimination is not required by laws, etc); bulky and heavy goods aboard inland watercraft or sea-going vessels that incur a lot of transportation costs; raw materials or goods that are prohibited for import and subject to the forced re-export carried out by only one economic organization, the form of disposal of such property may be either appointing the buyer or publicly posting the price thereof;
- Destroying perishable goods or objects that cannot be disposed of in the form of sale; property unable to be used or property in the list of items prohibited for manufacturing, trading and circulation in accordance with laws, including: Toxic cultural products, drugs, counterfeit goods, objects harmful to human health, livestock, plants, dead wild animals and other property of the forced elimination is required. In special cases where other forms of disposal are needed to ensure cost efficiency and effectiveness, the entity presiding over management of property shall be responsible for reporting to the Ministry of Finance or reporting to the superior supervisory entity (if any) that will then consolidate a final report submitted to the Ministry of Finance to seek its decision on possible actions;
- Remitting Vietnamese currency or foreign currency sums to the state budget; surrendering gold, silver, jewels and precious metal. As regards valuable papers that may be liquidated, it shall be obliged to implement procedures for turning them into cash amounts paid in the state budget in accordance with laws. If these papers fail to meet requirements for being turned into cash, it shall be obligatory to pay them in the State Treasury for its storage and safekeeping;
- Taking other actions according to the Prime Minister’s decision.
d) Presiding entity and cooperating entity. The entity presiding over disposal of property is the entity presiding over management of property referred to in Article 5 herein.
dd) Disposal duration.
e) Disposal costs.
g) Management and use of proceeds from disposal of property.
h) Other information (if any).
3. Within duration of 10 days of receipt of the decision on confiscation of property or the decision on establishment of the all-people ownership of property, the competent entity prescribed in clause 1 of this Article shall be responsible for preparing and submitting the plan for disposal of property to the competent entity prescribed in Article 19 herein to seek its approval of that plan.
4. The Ministry of Finance shall provide specific guidance on this Article.
Article 19. Authority to grant approval of plans for disposal of property eligible for the established all-people ownership
1. Authority to grant approval of a plan for disposal of items of property which are exhibits or means committing administrative violations shall be subject to the following provisions:
a) Minister of Finance shall be authorized to issue the decision on the plan for disposal of:
- Real property, motor vehicles and other property worth at least 500 million dong per each, any of which is confiscated according to the confiscation decision issued by the central competent entity or person;
- Transferring property from the central government to the local government and in opposite direction, or between localities.
b) Minister and Head of a central agency shall issue and delegate authority to issue the approval decision on the plan for disposal of:
- The remainder of property under the confiscation decision of the centrally-affiliated competent entity and person that is outside of the scope prescribed in point a of this clause;
- Property handed over to the specialized entity specified in clause 2 of Article 108 in the Law on Management and Use of Public Property.
c) The Chairperson of the provincial-level People's Committee or the person authorized by the provincial-level People's Council to approve the plan for disposal of property shall be responsible for issuing the approval decision on the plan for disposal of the property confiscated under the decision of the entity or the competent person of the local entity.
2. Authority to grant approval of the plan for disposal of items of property which are exhibits in legal cases and property of the convicted subject to confiscation shall be as follows:
a) Prime Minister shall approve the plan for disposal of items of property that are of historical, cultural value, antiques or national treasure upon the request of the Minister of Finance, Minister of Culture, Sports and Tourism, the Chairperson of the provincial-level People's Committee concerned, unless otherwise provided by laws or ordinances.
b) Minister of Finance shall be authorized to approve the plan for disposal of property in the form of handover or transfer thereof to centrally-controlled entities or organizations with respect to real property, motor vehicles and other items worth at least 500 million dong per each, or the form of transfer between centrally-affiliated cities and provinces, except property prescribed in point a of this clause.
c) The Chairperson of the provincial-level People's Committee or the person authorized by the provincial-level People's Committee to approve the plan for disposal of property shall be responsible for issuing the approval decision on the plan for disposal of property falling outside of the scope specified in point a and b of this clause.
3. Authority to approve the plan for disposal of ownerless real property, property with unidentified owners, dropped or negligently left property, buried, concealed or sunken property already discovered, unheired estates or stagnant goods shall be regulated as follows:
a) Prime Minister shall approve the plan for disposal of historical - cultural relics, antiques or national treasure upon the request of the Chairperson of the provincial-level People's Committee of the place where they are present, the Minister of Finance or the Minister of Culture, Sports and Tourism, unless otherwise provided by laws or ordinances.
b) Minister of Finance shall be authorized to approve the plan for disposal of property in the form of handover or transfer thereof to centrally-controlled entities or organizations with respect to real property, motor vehicles and other items worth at least 500 million dong per each, or the form of transfer between centrally-affiliated cities and provinces, except property prescribed in point a of this clause.
c) The Chairperson of the provincial-level People's Committee or the person authorized by the provincial-level People's Committee to approve the plan for disposal of property shall be responsible for issuing the approval decision on the plan for disposal of property falling outside of the scope specified in point a, b and d of this clause.
d) The Director of a Customs Department shall be authorized to approve the plan for disposal of stagnant goods stored within a customs territory under laws on customs, except property under the authority to approve the plan for disposal of property delegated to the Prime Minister or the Minister of Finance as provided in point a and b of this clause.
4. As for property of dissolved funds, the entity having jurisdiction to decide establishment of the all-people ownership of property according to clause 4 and point d of clause 6 of Article 7 herein shall be authorized to approve the plan for disposal of such property.
5. As regards property of which ownership is voluntarily transferred by organizations or individuals to the state, the competent entity and person authorized to establish the all-people ownership of property prescribed in clause 1, 2, 3 and 5, and point b of clause 6 of Article 7 herein, shall be authorized to approve the plan for disposal of property.
6. As for property transferred by a foreign-invested enterprise without reimbursement required to the State under commitments, the entity and person authorized to issue the decision on establishment of the all-people ownership of property as provided in point c of clause 6 of Article 7 herein shall be authorized to approve the plan for disposal of such property.
7. As for property acquired in the PPP investment form that is transferred to the State under a PPP project contract, the entity and person authorized to issue the decision on establishment of the all-people ownership of property as provided in point b of clause 5 and point dd of clause 6 of Article 7 herein shall be authorized to approve the plan for disposal of such property.
8. In case property is disposed of in the form of recording an increase in state capital invested in an enterprise, the entity and person having jurisdiction to decide an increase in capital in accordance with laws on management and use of state capital investment in manufacturing and business activities in the enterprise and other relevant legislation shall be accorded authority to grant approval of the plan for disposal of such property.
Article 20. Provisions on disposal of property eligible for the established all-people ownership
1. Disposal of property in the form of handover of property to specialized regulatory authorities prescribed in clause 2 of Article 17 herein shall be carried out as follows:
a) Within duration of 05 working days of receipt of approval of the plan for disposal of property from the competent entity, the entity authorized to preside over disposal of property shall hand over property to the specialized regulatory authority.
b) Handover and receipt of property shall be made in writing by using the Form No. 02-BBBQ given in an Appendix hereto.
c) Handover documentation shall be comprised of the followings:
- Property delivery report prescribed in point b of this clause: 01 original copy;
- Confiscation decision or decision on establishment of the all-people ownership of property: 01 duplicate copy;
- Plan for disposal of property approved by the competent entity and person: 01 duplicate copy;
- Certificate of results of assessment of property (if the property assessment is required): 01 duplicate copy;
- Detailed list of items of property: 01 original copy;
- Other necessary documents relating to property (if any).
d) The specialized regulatory authority shall be responsible for safekeeping, managing and disposing of property in accordance with relevant laws.
2. Disposal of property in the form of handover or transfer of property to an entity or organization for management and usage purposes shall be carried out as follows:
a) Within duration of 05 working days of receipt of approval of the plan for disposal of property from the competent entity, the entity authorized to preside over disposal of property shall preside over and collaborate with the entity performing the task of managing public property at the same jurisdictional level in handing over property and related documents to the receiving entity or organization.
b) Handover and receipt of property shall be made in writing by using the Form No. 03-BBCG given in an Appendix hereto.
c) The receiving entity or organization shall record an asset increase in its accounting report and shall carry out the management and use of such property in accordance with laws on management and use of public property. In case of handover of property to an enterprise, it shall be compulsory to record an increase in state capital invested in the enterprise in accordance with laws.
3. In case of disposing of property in the form of sale (auctioning, appointment of the buyer or public posting of prices) or elimination of property, the entity authorized to preside over such disposal shall perform the tasks of selling and destroying property in accordance with the Decree No. 151/2017/ND-CP dated December 26, 2017, elaborating on the Law on Management and Use of Public Property and other relevant laws.
4. Disposal of remains or antiques by auction in overseas countries shall be carried out as follows:
a) Prime Minister decides the auction of remains and antiques held abroad.
b) Ministry of Culture, Sports and Tourism grants the permit for export of remains or antiques to be auctioned abroad in accordance with laws.
c) Procedures for export of remains or antiques shall be subject to laws.
d) The entity authorized to preside over disposal of property recruits a Vietnamese or foreign auction organizer to entrust the property auction, submits the plan for disposal of property to the competent entity or person to seek its decision in conformity with the effectiveness and cost efficiency principles; the auction organizer that fully meets the following conditions shall be preferred:
- Have acquired international experience in conducting an auction of similar property;
- Have the plan to hold an auction effectively;
- Have the low rate of auctioneer commission;
- Have the feasible plan for disposal of property in the event that remains or antiques already exported abroad fail to be sold (i.e. making repurchase commitments or covering costs of shipping them back to Vietnam, etc.).
In case there are multiple auction organizers registering for provision of auction services, the selection of an auctioneer shall be in the form of bidding in accordance with laws.
dd) Contract for entrustment of auction:
The contract for entrustment of auction must be prepared in accordance with Vietnamese and international laws. If Vietnamese laws do not prescribe such contract or have regulations different from those of international laws, international laws shall prevail. The contract must have specific and close commitments to bind parties involved to contractual liabilities and must contain dispute resolution clauses. Tasks to be entrusted shall comprise: Packaging and transporting property from Vietnam to foreign countries, transporting property from storage areas to auction venues, purchasing insurance for objects to be at auction, storing property abroad, carrying out advertising, auction and disposal of property in case of failure to sell such property.
The entity tasked with signing the contract for entrustment of auction shall be responsible for contractual terms and conditions; where necessary, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Ministry of Finance and the Ministry of Justice may be consulted before conclusion of the contract.
5. Disposal of Vietnamese currency, foreign currency, valuable papers, gold, silver, jewels and precious metal shall be carried out as follows:
a) Within duration of 05 working days of receipt of approval of the plan for disposal of property from the competent entity or person, the entity presiding over management of property shall hand over items of property which are Vietnamese currency, gold, silver, jewels and precious metal to the State Treasury. The State Treasury shall record them as entries payable to the state budget in accordance with laws on state budget. As for property which is foreign currency, the entity presiding over management of property paid into a foreign currency account of the State Treasury opened at a bank; the State Bank shall be responsible for buying all of foreign currency amounts converted into Vietnamese dong before remitting them to the state budget in accordance with regulations in force.
a) Within duration of 05 working days of receipt of approval of the plan for disposal of property from the competent entity or person, the entity presiding over management of property shall convert valuable papers convertible into cash and remit them to the State Treasury. The State Treasury shall record them as entries payable to the state budget in accordance with laws on state budget. In case where valuable papers are not eligible for being converted into cash, they shall be deposited with the State Treasury for its retention and safekeeping.
6. As for disposal of property in the form of recording an increase in state capital invested in an enterprise, such recording shall be subject to laws on management and use of state capital invested in manufacturing and business activities of enterprises and other relevant legislation.
7. The Ministry of Finance shall provide specific guidance on this Article.
Section 2. RECEIPT AND PROCESSING OF INFORMATION, EXPLORATION, EXCAVATION AND SALVAGE OF BURIED, CONCEALED AND SUNKEN PROPERTY
Article 21. Receipt and processing of information about buried, concealed and sunken property
1. Organizations or individuals discovering buried, concealed or sunken property shall be responsible for protecting and maintaining the status quo of the property, and providing full and timely information about the property for competent entities and persons mentioned hereunder:
a) Nearest military authorities if buried, concealed or sunken property is discovered within military zones.
b) Commune-level People's Committee or police authority of the place nearest to buried property discovered outside of military zones.
c) Maritime Administration or commune-level People’s Committee or district-level People’s Committee of the place nearest to the sunken property discovered outside of military zones.
Organizations or individuals discovering buried, concealed or sunken property shall be responsible for information that they have already provided.
2. The state regulatory authority receiving such information shall assume the following responsibilities:
a) Preparing a report bearing all signatures of the representative of the organization or individual providing information and the entity’s representative receiving such information; the informing organization or individual shall keep a copy of that report as a basis for handling of rights and benefits in the future.
b) Verifying provided information.
c) Reporting in writing to the provincial-level People’s Committee of the place where the state regulatory authority receiving such information is based.
d) Establishing the protective boundary to maintain the status quo of the site where the property is buried, concealed or sunk; in case the property is sunk offshore, the provincial-level People’s Committee shall collaborate with entities under the control of national defence and security forces and maritime authorities in doing so.
As for property sunk within inland water areas or territorial waters, within 07 working days of receipt of the notification of the sunken property, the state regulatory authority receiving such notification shall be responsible for reporting to the Vietnam Maritime Administration or the provincial-level People’s Committee to post such information 03 successive times via means of mass communication at the central or local level in order to find the owner of such property.
3. The provincial-level People’s Committee shall assume the following responsibilities:
a) Directing competent entities under its jurisdiction or liaising with relevant entities to build the protective boundary to maintain the status quo of the site where the property is buried, concealed or sunk.
b) Reporting entities specified in clause 1, 2 and 3 of Article 22 herein to seek their decision on formulation of plans for exploration, excavation or salvage of the buried, concealed or sunken property.
c) In case the buried, concealed or sunken property is not discovered within areas under its jurisdiction, it shall be responsible for informing the provincial-level People's Committee of the place where such property is discovered.
Article 22. Authority to assign tasks, approve plans for exploration, excavation or salvage of the buried, concealed or sunken property
Assigning an organization or individual to formulate the plan for exploration, excavation or salvage of property and approving such plan shall be subject to the decision issued by one of the following state regulatory authorities:
1. Ministry of Culture, Sports and Tourism shall be authorized to grant approval with respect to historical and cultural relics, national treasure, remains or antiques.
2. Ministry of National Defense shall be authorized to grant approval with respect to the buried, concealed or sunken property related to the national defence and security sector, or those discovered within military zones.
3. Ministry of Transport shall be authorized to grant approval with respect to sunken property that may hinder maritime activities and may endanger marine resources; may threaten human lives and health or may pollute environment. As for sunken property that poses danger to maritime activities, the Maritime Administration shall be responsible for drawing up the salvage plan for submission to the Vietnam Maritime Administration to seek its approval; if the sunken property posing danger to maritime activities is an underwater cultural relic or the one related to national defence and security, prior to receipt of approval of the salvage plan from the Vietnam Maritime Administration, the Ministry of Culture, Sports and Tourism or the Ministry of National Defence shall be consulted about such plan.
4. The provincial-level People’s Committee of the place where the property is buried, concealed or sunk shall be authorized to grant approval with respect to the property not subject to provisions laid down in clause 1, 2 and 3 of this Article.
Article 23. Contents of plans for exploration, excavation or salvage of the buried, concealed or sunken property
1. The plan for exploration of the buried, concealed or sunken property must contain the following main information:
a) Location of the buried, concealed or sunken property.
b) Beginning and ending time.
c) Means and method of exploration.
d) Safety measures to be taken during the exploration process.
dd) Handover of exploration results to the competent entity or person.
e) Measures to prevent environmental pollution; fire fighting and prevention measures.
g) Exploration cost estimate.
h) Requirements for being selected as the excavation or salvage organization or individual (where necessary).
2. The plan for exploration or salvage of the buried, concealed or sunken property must contain the following main information:
a) Bases for exploration and salvage.
b) Results of implementation of the plan for exploration of the buried, concealed or sunken property (if any).
c) Location of the buried, concealed or sunken property.
d) Beginning and ending time.
dd) Means and measures of exploration or salvage.
e) Measures to ensure safety for the excavation or salvage process.
g) Measures for safekeeping of the buried, concealed and sunken property discovered after excavation or salvage.
h) Handover of the buried, concealed or sunken property already discovered to the competent entity or person.
i) Measures to prevent environmental pollution; fire fighting and prevention measures.
k) Insurance measures for organizations and individuals participation in the excavation and salvage process.
l) Proposed results of excavation and salvage.
m) Excavation or salvage cost estimate.
h) Requirements for being selected as the excavation or salvage organization or individual (where necessary).
3. As the case may be, formulating and deciding the exploration plan; formulating and deciding the plan for excavation or salvage of the buried, concealed and sunken property shall be independent or closely combined together.
Article 24. Exploration, excavation and salvage of the buried, concealed and sunken property
1. Vietnamese organizations or individuals or the foreign ones shall be eligible to carry out the exploration, excavation or salvage of the buried, concealed or sunken property if they meet the following requirements:
a) Have the function of exploration, excavation or salvage of property in accordance with laws.
b) Have experience in property exploration, excavation or salvage activities.
c) Hire a staff of employees and equipment meeting requirements for exploration, excavation or salvage of property in line with the scale of the property exploration, excavation or salvage plan already approved by the competent entity or person.
2. In case of exploration, excavation or salvage of historical - cultural relics, national treasure, remains or antiques or property related to the national defence and security or property discovered within military zones, foreign organizations and individuals shall be allowed to participate in such activities, but must be put under the control of Vietnamese entities or organizations with respect to specific property exploration, excavation or salvage projects.
3. Entities or persons specified in Article 22 herein shall decide to assign organizations or individuals meeting requirements prescribed in clause 1 of this Article to undertake the exploration, excavation or salvage of the buried, concealed or sunken property through selection of contractors in accordance with laws on bidding; must prefer Vietnamese organizations or individuals to perform the tasks of salvaging sunken property within inland waters or territorial waters of Vietnam under the provisions of Article 280 in the 2015 Law on Maritime. In case of the plan for salvage of sunken property posing danger to maritime operations, approved by the Vietnam Maritime Administration, the maritime administration shall be entitled to undertake the salvage of property according to such plan.
4. The exploration, excavation or salvage of the buried, concealed or sunken property must conform to the plan already approved by the competent entity or person.
In case where it is necessary to adjust the approved plan during the process of exploration, excavation or salvage of the buried, concealed or sunken property, the competent entity or person already approving the plan shall make a decision on any adjustment.
Article 25. Receipt, management and storage of the buried, concealed or sunken property already discovered
1. Organizations or individuals randomly discovering the buried, concealed or sunken property, or those undertaking the excavation or salvage of the buried, concealed or sunken property, shall be responsible for managing and handing over the property discovered to state regulatory authorities defined in clause 2 and clause 3 of this Article in order to store them during the period of awaiting disposal under the decision of the competent entity or person.
2. In case where there are sufficient grounds for determination of the buried, concealed or sunken property, organizations or individuals stipulated in clause 1 of this Article shall carry out the handover of property to the following entities or organizations to receive and store such property:
a) Provincial-level museums shall receive and keep custody of the buried, concealed or sunken property already discovered, e.g. cultural - historical relics, national treasure, remains or antiques.
b) Provincial-level Command Headquarters shall receive and keep custody of the buried, concealed or sunken property already discovered in relation to the national defence and security and the property discovered within military zones.
c) The maritime administration closest to the buried, concealed or sunken property already discovered shall receive and keep custody of the property that may hinder or pose danger to maritime operations and marine resources; may threaten human lives and health or may cause environmental pollution.
d) Department of Finance shall receive and keep custody of the buried, concealed or sunken property already discovered which falls outside of the scope prescribed in points a, b and c of this clause.
3. In case where there is none of sufficient grounds for identifying the type of the buried, concealed or sunken property already discovered, the Department of Finance shall directly receive and keep custody of such property. If the buried, concealed or sunken property already discovered is sparse and has low value (about less than 01 billion dong), Department of Finance may authorize the district-level financial institution to receive and keep custody of such property.
4. Entities or units performing the tasks of receiving and keeping custody of property as provided in clause 2 and clause 3 of this Article shall store and safekeep such property as per clause 1 and clause 2 of Article 108 in the Law on Management and Use of Public Property.
Article 26. Determination of owners of buried, concealed or sunken property already discovered
1. Department of Finance shall be responsible for making the list of items of property and quantity thereof classified by specific types of buried, concealed or sunken property already discovered; presiding over and collaborating with relevant entities in carrying out the assessment of property; determining owners of buried, concealed or sunken property already discovered in accordance with clause 2 of this Article.
2. The determination of owners of buried, concealed or sunken property already discovered shall be subject to provisions laid down in clause 1 of Article 229 in the Civil Code. Except special cases where there is any requirement for assurance of national security and state secret, the notification shall be subject to laws on protection of state secrets. In case of property without owners or with unidentified owners, such property shall be eligible for the established all-people ownership as provided in clause 2 of Article 229 in the Civil Code and provisions enshrined herein.
Article 27. Plan for disposal of buried, concealed or sunken property already discovered
Department of Finance shall prepare the plan for disposal of buried, concealed or sunken property already discovered for submission to the competent entity prescribed in Article 22 herein to seek its approval according to the following principles:
1. Returning such property to the owner if the legitimate owner is identified.
2. In case the legitimate owner is not identified or there is none of legitimate owners, returning such property to organizations or individuals discovering buried, concealed or sunken property already discovered if value of such property is less than or equal to ten times as much as the base pay rate regulated by the State (determined at the time of discovery and handover of such property). Organizations or individuals receiving the property shall be liable for costs incurred by finding owners, property transportation, storage and valuation costs.
3. In case where buried, concealed or sunken property already discovered has unidentified owners or the owner thereof has given up the ownership of such property or the owner fails to pay associated costs prescribed in clause 2 of Article 28 herein, or organizations or individuals defined in clause 2 of this Article do not come to claim back their property or fail to pay associated costs, the property shall be eligible for being put under the established all-people ownership in accordance with laws and shall be disposed of in accordance with provisions laid down herein.
Article 28. Return of buried, concealed or sunken property already discovered to legitimate owners
1. In case the owner of the buried, concealed or sunken property already discovered is identified as per Article 26 herein, the entity or unit receiving and keeping custody of property prescribed in clause 2 and clause 3 of Article 25 herein shall return the property to the legitimate owner under the decision of approval of the plan for disposal of the buried, concealed or sunken property already discovered, issued by the competent entity or person.
2. Within duration of 30 days of receipt of the decision on approval of the plan for return of the buried, concealed or sunken property already discovered to the legitimate owner, issued by the competent entity or person, the entity or unit receiving and keeping custody of the property as per clause 2 and clause 3 of Article 25 herein shall be responsible for returning the property to the legitimate owner. The return of the property shall be documented; the property owner shall be liable for reasonable costs related to the prospecting, exploration, excavation, salvage, storage of and search for property owners.