Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
Số hiệu: | 43/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 12/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 12/03/2018 |
Ngày công báo: | 31/03/2018 | Số công báo: | Từ số 489 đến số 490 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2018 |
QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG HẢI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
1. Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải do Nhà nước đầu tư, quản lý.
2. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải do tổ chức, cá nhân đầu tư không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải.
2. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải (sau đây gọi là cơ quan được giao quản lý tài sản).
3. Cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp được giao sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
4. Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
1. Mọi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả; Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực của xã hội để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
4. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phải bảo đảm công khai, minh bạch; được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải (bao gồm vùng đất, vùng nước gắn với tài sản) gồm:
1. Tài sản kết cấu hạ tầng cảng biển:
a) Bến cảng (gồm vùng nước trước cầu cảng), bến phao;
b) Khu chuyển tải, khu neo đậu, khu tránh, trú bão trong vùng nước cảng biển;
c) Trụ sở, cơ sở dịch vụ, kho, bãi, nhà xưởng và các công trình phụ trợ khác;
d) Hệ thống thông tin giao thông, thông tin liên lạc và hệ thống điện, nước.
2. Tài sản bảo đảm an toàn hàng hải:
a) Đèn biển và nhà trạm gắn với đèn biển;
b) Phao, tiêu và nhà trạm quản lý vận hành phao tiêu;
c) Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS);
d) Đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ;
đ) Luồng hàng hải.
3. Tài sản kết cấu hạ tầng mạng viễn thông hàng hải là tài sản, vật kiến trúc, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động của hệ thống Thông tin duyên hải Việt Nam.
4. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được giao cho đối tượng quản lý như sau:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định tại khoản 1, các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này được giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải thuộc Bộ Giao thông vận tải;
b) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này được giao cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thông tin duyên hải thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
c) Tài sản kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định này được giao cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Thẩm quyền giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, tài sản hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan;
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này.
3) Hồ sơ giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định tại điểm a khoản 1 Điều này gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
b) Biên bản rà soát, phân loại tài sản hoặc hồ sơ tài sản được bàn giao tài sản đưa vào sử dụng: 01 bản chính;
c) Danh mục tài sản giao quản lý (tên tài sản, số lượng, tình trạng, nguyên giá, giá trị còn lại): 01 bản chính;
d) Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
4. Trình tự, thủ tục giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định tại điểm a khoản 1 Điều này:
a) Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải hiện có) hoặc 60 ngày, kể từ ngày tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng (đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được đầu tư xây dựng, mua sắm mới), Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản phối hợp với các cơ quan, tổ chức đang quản lý, sử dụng tài sản rà soát, phân loại, xác định giá trị tài sản, lập 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này báo cáo Bộ Giao thông vận tải phương án giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải. Kinh phí tổ chức, thực hiện việc rà soát, phân loại tài sản được bố trí từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo thẩm quyền;
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này gửi lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về phương án giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đối với tài sản thuộc thẩm quyền giao của Thủ tướng Chính phủ;
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan có liên quan có trách nhiệm cho ý kiến theo chức năng, nhiệm vụ về phương án giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có văn bản (kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến của các cơ quan có liên quan) báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
d) Nội dung chủ yếu của Quyết định giao quản lý tài sản gồm: Tên cơ quan được giao quản lý tài sản; danh mục tài sản giao quản lý (tên tài sản, số lượng, tình trạng, nguyên giá, giá trị còn lại); trách nhiệm tổ chức thực hiện;
đ) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật chuyên ngành hàng hải và pháp luật có liên quan.
2. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản phối hợp với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thông tin duyên hải thực hiện xác định lại giá trị tài sản quy định tại điểm a, điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 4 Nghị định này để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao (điều chỉnh) vốn cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Việc xác định lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải để tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật về giá và pháp luật có liên quan.
1. Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm;
a) Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
b) Báo cáo kê khai, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;
c) Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
2. Cơ quan được giao quản lý tài sản chịu trách nhiệm:
a) Lập hồ sơ về tài sản thuộc phạm vi quản lý;
b) Quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tài sản thuộc phạm vi quản lý và thực hiện chế độ báo cáo Bộ Giao thông vận tải và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.
1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải có kết cấu độc lập hoặc một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định là một đối tượng ghi sổ kế toán.
Trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì đối tượng ghi sổ kế toán là phần tài sản được giao cho từng cơ quan.
2. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thực hiện mở sổ kế toán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được giao quản lý theo quy định của pháp luật về kế toán.
3. Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được xác định theo nguyên tắc:
a) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đang sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành: Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đã có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá trị đã có để ghi sổ kế toán; trường hợp chưa có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá quy ước để xác định giá trị tài sản làm nguyên giá ghi sổ kế toán; giá quy ước do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
b) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải hoàn thành, đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì giá trị ghi sổ kế toán là giá trị mua sắm, đầu tư xây dựng theo quy định;
c) Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: Giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B; giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt. Khi có quyết toán được phê duyệt, cơ quan kế toán thực hiện điều chỉnh giá trị đã kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
d) Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong quá trình quản lý, sử dụng được nâng cấp, mở rộng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì giá trị quyết toán của dự án được kế toán tăng giá trị tài sản.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định chế độ kế toán, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phải được bảo trì theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm tuân theo trình tự, quy trình, kế hoạch và tiêu chuẩn, định mức nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của tài sản, bảo đảm hoạt động bình thường và an toàn khi sử dụng, khai thác.
2. Các hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Bảo trì theo chất lượng thực hiện:
Bảo trì theo chất lượng thực hiện là việc thực hiện hoạt động bảo trì theo các tiêu chuẩn chất lượng xác định, trong một khoảng thời gian với một số tiền nhất định được quy định tại Hợp đồng kinh tế.
Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm xác định mức giá khoán bảo trì cho từng tài sản thuộc phạm vi được giao quản lý; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Mức giá khoán bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được xác định theo phương pháp định mức kinh tế - kỹ thuật của hoạt động bảo trì hoặc phương pháp chi phí bình quân của hoạt động bảo trì 3 năm liền kề trước đó cộng với yếu tố trượt giá (nếu có) hoặc kết hợp hai phương pháp trên.
Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo chất lượng thực hiện.
b) Bảo trì theo khối lượng thực tế:
Bảo trì theo khối lượng thực tế là việc thực hiện hoạt động bảo trì và được thanh toán theo khối lượng công việc thực tế đã thực hiện.
c) Bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
3. Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc áp dụng hình thức bảo trì quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này đối với từng hoạt động bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định tại Nghị định này, pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật chuyên ngành hàng hải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
4. Việc lựa chọn tổ chức thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật chuyên ngành hàng hải và pháp luật có liên quan.
Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều này thì việc lựa chọn tổ chức, cá nhân bảo trì tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được bố trí từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật; trừ các trường hợp sau đây:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đã tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong thời gian cho thuê quyền khai thác mà doanh nghiệp thuê quyền khai thác thực hiện việc bảo trì theo Hợp đồng ký kết;
c) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong thời gian chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác mà doanh nghiệp nhận chuyển nhượng thực hiện việc bảo trì theo Hợp đồng ký kết.
1. Trình tự, thủ tục lập, giao dự toán chi ngân sách về công tác bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải hàng năm thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước:
a) Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá bảo trì, khối lượng công việc cần thực hiện và kế hoạch bảo trì tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao quản lý tài sản lập dự toán chi ngân sách về công tác bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải (trừ trường hợp quy định bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều 9 Nghị định này), trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Trên cơ sở quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ Giao thông vận tải giao dự toán ngân sách nhà nước cho cơ quan được giao quản lý tài sản;
c) Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước về công tác bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục lập, giao dự toán chi ngân sách về công tác bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trung hạn 3 năm và 5 năm thực hiện theo quy định của pháp luật về kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm và kế hoạch tài chính 5 năm.
1. Bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm là việc Nhà nước giao cho doanh nghiệp thực hiện việc nạo vét, duy tu luồng hàng hải kết hợp tận thu sản phẩm để thanh toán kinh phí bảo trì tài sản. Hình thức bảo trì này được áp dụng đối với việc nạo vét, duy tu luồng hàng hải có sản phẩm tận thu.
2. Việc bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm phải được lập thành dự án và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đấu thầu.
3. Kinh phí bảo trì luồng hàng hải, giá trị sản phẩm tận thu được xác định như sau:
a) Kinh phí bảo trì luồng hàng hải được xác định và thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan;
b) Giá trị sản phẩm tận thu được xác định trên cơ sở khối lượng (trữ lượng) sản phẩm tận thu, giá sản phẩm tận thu do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật; không bao gồm tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí.
4. Kinh phí thực hiện bảo trì luồng hàng hải, giá trị sản phẩm tận thu quy định tại khoản 3 Điều này được điều chỉnh thay đổi trong trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện:
a) Điều chỉnh quy mô, thiết kế luồng hàng hải theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
b) Điều chỉnh khối lượng (trữ lượng) sản phẩm tận thu so với khối lượng (trữ lượng) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
5. Giá trị thanh toán Hợp đồng bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm gồm phần chênh lệch giữa kinh phí bảo trì luồng hàng hải và giá trị sản phẩm tận thu theo Hợp đồng ký kết và giá trị điều chỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều này (nếu có). Việc thanh toán Hợp đồng bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm thực hiện như sau:
a) Trường hợp kinh phí bảo trì luồng hàng hải nhỏ hơn giá trị sản phẩm tận thu thì doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phần chênh lệch vào ngân sách nhà nước;
b) Trường hợp kinh phí bảo trì luồng hàng hải lớn hơn giá trị sản phẩm tận thu thì Nhà nước thực hiện thanh toán phần chênh lệch cho doanh nghiệp. Kinh phí thanh toán phần chênh lệch được sử dụng từ nguồn kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải của năm thực hiện (nếu đã được bố trí) hoặc được tổng hợp, bổ sung vào kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải năm tiếp theo theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
6. Nội dung quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này phải được đưa vào hồ sơ mời thầu, Hợp đồng kinh tế và các Phụ lục Hợp đồng ký kết giữa các bên (nếu có).
7. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện bảo trì theo hình thức nạo vét, duy tu luồng hàng hải kết hợp tận thu sản phẩm; tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả nạo vét, duy tu luồng hàng hải và các nội dung khác có liên quan được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quy chế quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, và vùng nước đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.
1. Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo các phương thức sau đây:
a) Giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản;
b) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
c) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
2. Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm:
a) Phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
b) Tiền thu từ giá sử dụng, giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;
c) Tiền thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định tại Nghị định này trong trường hợp cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.
3. Đối với các tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phục vụ mục đích công cộng, không áp dụng các phương thức khai thác tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định; không phải lập Đề án khai thác tài sản trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Mục này. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định danh mục tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thuộc phạm vi quản lý phục vụ mục đích công cộng, không áp dụng các phương thức khai thác tài sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của cơ quan được giao quản lý tài sản.
1. Cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản trong các trường hợp sau:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan đến an ninh quốc gia;
b) Áp dụng phương thức trực tiếp khai thác hiệu quả hơn phương thức quy định tại các điểm b, điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định này;
c) Không có tổ chức đăng ký thực hiện phương thức quy định tại các điểm b, điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
2. Thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, tài sản hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
b) Đề án khai thác tài sản theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
c) Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
4. Lập, phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định tại khoản 3 Điều này, báo cáo Bộ Giao thông vận tải;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp Đề án chưa phù hợp;
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này gửi lấy ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đối với tài sản thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan có trách nhiệm cho ý kiến theo chức năng, nhiệm vụ về Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có văn bản (kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến của các cơ quan có liên quan) báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc có văn bản chỉ đạo trong trường hợp Đề án chưa phù hợp.
5. Căn cứ Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản theo Đề án được duyệt và quy định của pháp luật.
1. Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải là việc Nhà nước chuyển giao quyền khai thác tài sản cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng hàng hải trong một khoảng thời hạn nhất định theo Hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.
2. Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, tài sản hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác hàng hải gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác hàng hải: 01 bản chính;
b) Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
c) Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
4. Lập, phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định tại khoản 3 Điều này, báo cáo Bộ Giao thông vận tải;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan về Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan có ý kiến về: Tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; sự cần thiết, phù hợp của đề án với chức năng, nhiệm vụ đơn vị, quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật chuyên ngành và pháp luật có liên quan; sự phù hợp về cơ sở và phương pháp xác định giá cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; các nội dung trong Đề án cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp;
d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ;
đ) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp Đề án chưa phù hợp;
e) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có văn bản (kèm bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan), báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo thẩm quyền hoặc có văn bản chỉ đạo trong trường hợp Đề án chưa phù hợp.
5. Căn cứ Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức đấu giá để lựa chọn doanh nghiệp thuê quyền khai thác tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá và ký Hợp đồng cho thuê quyền khai thác tài sản theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp tham gia đấu giá phải đáp ứng điều kiện về năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định của pháp luật chuyên ngành hàng hải và pháp luật có liên quan.
6. Hợp đồng cho thuê quyền khai thác tài sản gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin của bên cho thuê;
b) Thông tin của doanh nghiệp được thuê quyền khai thác tài sản;
c) Danh mục tài sản cho thuê quyền khai thác;
d) Thời hạn cho thuê; giá cho thuê tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; phương thức và thời hạn thanh toán; trách nhiệm bảo trì và các nội dung cần thiết khác;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
7. Quyền của doanh nghiệp thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo đúng quy định của pháp luật và theo Hợp đồng đã ký kết;
b) Quyết định phương thức, biện pháp nhằm khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải có hiệu quả;
c) Được thu giá sử dụng, giá dịch vụ theo quy định của pháp luật và Hợp đồng ký kết;
d) Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện các quyền khác của bên thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Bảo quản tài sản thuê khai thác (bao gồm cả đất, mặt nước); không để thất thoát, để lấn chiếm và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng tài sản thuê đúng mục đích; không được chuyển nhượng, bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn;
c) Thực hiện bảo trì tài sản đảm bảo đúng yêu cầu quy định tại Hợp đồng ký kết;
d) Thanh toán tiền thuê quyền khai thác tài sản đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Hợp đồng; trường hợp quá thời hạn thanh toán theo Hợp đồng đã ký kết mà doanh nghiệp chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ thì phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Cơ quan được giao quản lý tài sản có văn bản đề nghị kèm theo bản sao Hợp đồng và chứng từ về việc nộp tiền của doanh nghiệp (nếu có) gửi Cục thuế (nơi có tài sản) để xác định và ra Thông báo về số tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
đ) Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên cho thuê; cùng bên cho thuê giải quyết các vướng mắc phát sinh;
e) Giao lại tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải khi hết thời hạn Hợp đồng và các trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này;
g) Định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Hợp đồng ký kết doanh nghiệp thuê quyền khai thác phải thông báo với cơ quan được giao quản lý tài sản về tình trạng của tài sản, đảm bảo hoạt động vận tải hàng hải được an toàn, thông suốt;
h) Thực hiện các nghĩa vụ khác của bên thuê quyền khai thác tài sản theo quy định của pháp luật và Hợp đồng ký kết.
9. Trong thời hạn thực hiện Hợp đồng thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng hàng hải tự nguyện trả lại hoặc vi phạm Hợp đồng hoặc Nhà nước cần thiết phải thu hồi để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, việc xử lý quyền, nghĩa vụ (nếu có) của các bên có liên quan thực hiện theo Hợp đồng, pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan.
1. Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải là việc Nhà nước chuyển giao quyền khai thác trong một khoảng thời gian nhất định gắn với việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải hiện có theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, tài sản hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan.
3. Việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện thông qua hình thức đấu giá. Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp để tham gia đấu giá gồm:
a) Năng lực, kinh nghiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, lĩnh vực kinh doanh kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định của pháp luật chuyên ngành hàng hải và pháp luật có liên quan;
b) Năng lực về tài chính để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.
4. Thời hạn chuyển nhượng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được xác định cụ thể trong từng Hợp đồng chuyển nhượng nhưng tối đa không quá 50 năm.
5. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm:
a) Văn bản đề nghị chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản: 01 bản chính;
b) Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
c) Hồ sơ khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao.
6. Lập, phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định tại khoản 5 Điều này, báo cáo Bộ Giao thông vận tải;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 5 Điều này gửi lấy ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan về Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm cho ý kiến về các nội dung sau: Tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; sự cần thiết, sự phù hợp của Đề án trong việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật chuyên ngành hàng hải và pháp luật có liên quan; sự phù hợp về cơ sở và phương pháp xác định giá chuyển nhượng quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; các nội dung trong đề án cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp;
d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ; trên cơ sở đó: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có văn bản (kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 5 Điều này và ý kiến của các cơ quan có liên quan), báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo thẩm quyền hoặc có văn bản chỉ đạo trong trường hợp Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản chưa phù hợp;
đ) Căn cứ Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức đấu giá để lựa chọn doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều này và ký Hợp đồng chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản theo quy định của pháp luật.
7. Hợp đồng chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin của bên chuyển nhượng;
b) Thông tin của doanh nghiệp nhận chuyển nhượng;
c) Danh mục tài sản được chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác;
d) Thời hạn chuyển nhượng; giá chuyển nhượng; phương thức và thời hạn thanh toán; hạng mục công trình đầu tư, nâng cấp và các nội dung cần thiết khác;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
8. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày ký Hợp đồng, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải có trách nhiệm thanh toán tiền chuyển nhượng cho cơ quan được giao quản lý tài sản. Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm nộp tiền vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tiền chuyển nhượng.
Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản này mà doanh nghiệp nhận chuyển nhượng chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số tiền theo hợp đồng đã ký kết thì cơ quan được giao quản lý tài sản có văn bản đề nghị kèm theo bản sao Hợp đồng chuyển nhượng và chứng từ về việc nộp tiền của doanh nghiệp nhận chuyển nhượng (nếu có) gửi Cục thuế (nơi có tài sản) để xác định và ra Thông báo về số tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Thời hạn nộp tiền cụ thể và quy định việc nộp tiền chậm nộp phải được ghi rõ tại Quy chế bán đấu giá, Hợp đồng chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.
9. Quyền của doanh nghiệp nhận chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Được sử dụng, kinh doanh tài sản theo Hợp đồng ký kết;
b) Được thu giá sử dụng, giá dịch vụ theo quy định của pháp luật và Hợp đồng ký kết;
c) Được hưởng các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư và pháp luật khác có liên quan;
d) Được sử dụng quyền tài sản và giá trị đã nhận chuyển nhượng để huy động vốn theo quy định của pháp luật;
đ) Được khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật nếu quyền và lợi ích bị xâm phạm.
10. Nghĩa vụ của doanh nghiệp nhận chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Thực hiện đầu tư nâng cấp, mở rộng dự án theo quy hoạch, đúng tiến độ, chất lượng; thực hiện bảo trì tài sản đảm bảo đúng yêu cầu quy định tại Hợp đồng ký kết;
b) Định kỳ hoặc đột xuất thông báo cho cơ quan được giao quản lý tài sản về tình trạng của tài sản, đảm bảo hoạt động giao thông vận tải hàng hải được thông suốt, an toàn;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi vi phạm các quy định trong Hợp đồng ký kết.
1. Giá cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải là khoản tiền doanh nghiệp thuê hoặc nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản phải trả cho Nhà nước để được sử dụng tài sản theo Hợp đồng ký kết.
2. Giá cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm giá thu cố định và giá thu biến đổi.
Riêng trường hợp cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải là cơ sở dịch vụ, kho bãi, nhà, xưởng và các công trình phụ trợ riêng lẻ, giá khởi điểm cho thuê quyền khai thác tài sản được xác định phù hợp với giá cho thuê trên thị trường của tài sản cùng loại hoặc cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tại thời điểm cho thuê và tương đương về mục đích cho thuê.
3. Việc xác định giá khởi điểm để đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được xác định như sau:
a) Giá thu cố định được xác định trên cơ sở hao mòn tài sản, tiền trả nợ gốc và lãi vay (nếu có), chi phí phục vụ quản lý, khai thác tài sản;
b) Giá thu biến đổi được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của doanh thu khai thác tài sản cho thuê hàng năm;
c) Cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê lựa chọn giá khởi điểm để đấu giá là giá thu cố định hoặc giá thu biến đổi theo nguyên tắc ưu tiên giá thu cố định khi có đầy đủ các yếu tố để xác định giá thu cố định; cụ thể như sau: Trường hợp đấu giá mức giá thu cố định thì giá thu biến đổi được giữ ổn định; trường hợp đấu giá mức giá thu biến đổi thì giá thu cố định được giữ ổn định.
4. Giá khởi điểm để đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được xác định trên cơ sở giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm chuyển nhượng theo đánh giá lại, thời gian tính hao mòn tài sản còn lại, giá trị đầu tư bổ sung, doanh thu và chi phí ước tính từ việc khai thác tài sản trong thời hạn chuyển nhượng.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định giá khởi điểm để đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản, giá khởi điểm chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gắn với đất, mặt nước không sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ, trong cơ cấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản không bao gồm tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gắn với đất, mặt nước sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ, trong cơ cấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản bao gồm tiền thuê đất, thuê mặt nước.
7. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.
1. Việc sử dụng quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo quy định tại Điều 118 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về đất đai.
2. Cơ quan, được giao quản lý tài sản lập Đề án khai thác quy đất, mặt nước trình Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có đất), báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
3. Nội dung của Đề án gồm:
a) Căn cứ, sự cần thiết của Đề án;
b) Diện tích đất, mặt nước dự kiến khai thác;
c) Hình thức sử dụng đất, mặt nước;
d) Tổng mức đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng hàng hải;
đ) Dự kiến số tiền thu được từ việc khai thác quỹ đất, mặt nước;
e) Các thông tin khác liên quan đến việc khai thác quỹ đất, mặt nước;
g) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
1. Danh mục phí, lệ phí hàng hải được thực hiện theo quy định của pháp luật phí, lệ phí.
2. Việc thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí hàng hải thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
3. Nhà nước ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải thực hiện thu phí, lệ phí hàng hải.
1. Trường hợp cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định tại Điều 13 Nghị định này:
a) Số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải là phí, lệ phí quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định này được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải là tiền thu từ cung cấp dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định này được quản lý, sử dụng theo cơ chế tài chính áp dụng đối với cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định.
2. Trường hợp khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, khai thác quỹ đất, mặt nước theo quy định tại các Điều 14, 15 và 17 Nghị định này:
a) Số tiền thu được từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, tiền thu được từ khai thác quỹ đất, mặt nước được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan sau đây làm chủ tài khoản:
Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khai thác;
Sở Tài chính (nơi cơ quan được giao quản lý tài sản đóng trụ sở) đối với tài sản do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án khai thác.
b) Chi phí có liên quan đến việc khai thác tài sản, khai thác quỹ đất, mặt nước phải được lập dự toán và được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, gồm:
Chi phí kiểm kê, xác định giá khởi điểm, tổ chức đấu giá và chi phí khác có liên quan trong trường hợp cho thuê quyền khai thác quy định tại Điều 14 Nghị định này;
Chi phí kiểm kê, xác định giá khởi điểm, tổ chức đấu giá và chi phí khác có liên quan trong trường hợp chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản quy định tại Điều 15 Nghị định này;
Chi phí có liên quan đến việc khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định tại Điều 17 Nghị định này.
3. Việc lập dự toán chi phí; trình tự, thủ tục thanh toán chi phí có liên quan đến việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, khai thác quỹ đất, mặt nước được thực hiện theo như quy định tại Điều 27 Nghị định này.
4. Định kỳ hàng quý, chủ tài khoản tạm giữ thực hiện nộp số tiền còn lại đối với các khoản thu từ khai thác tài sản đã hoàn thành việc thanh toán chi phí vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, khai thác quỹ đất, mặt nước đã nộp ngân sách nhà nước, được ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công, dự toán chi ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và phát triển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
1. Thu hồi tài sản.
2. Điều chuyển tài sản.
3. Bán tài sản.
4. Sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
5. Thanh lý tài sản.
6. Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
7. Hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.
1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Khi có sự thay đổi về quy hoạch, phân cấp quản lý;
b) Tài sản được giao không đúng đối tượng, sử dụng sai mục đích; cho mượn tài sản;
c) Bán, cho thuê, tặng, thế chấp, góp vốn, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
d) Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc khai thác không hiệu quả;
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền quyết định thu hồi:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gắn liền với đất, mặt nước không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải;
c) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
3. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thu hồi được xử lý theo các hình thức sau:
a) Điều chuyển theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
b) Bán theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
4. Hồ sơ đề nghị thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
b) Văn bản đề nghị thu hồi của cơ quan quản lý cấp trên: 01 bản chính;
c) Danh mục tài sản đề nghị thu hồi theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
d) Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao;
5. Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong trường hợp tự nguyện trả lại tài sản
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thu hồi tài sản quy định tại khoản 4 Điều này gửi Bộ Giao thông vận tải;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc có văn bản (kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này), báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định thu hồi tài sản;
c) Quyết định thu hồi tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau: Cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản thu hồi; cơ quan được giao thực hiện quyết định thu hồi; danh mục tài sản thu hồi (tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại); lý do thu hồi; trách nhiệm tổ chức thực hiện;
d) Sau khi có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về thu hồi tài sản, cơ quan được giao thực hiện quyết định thu hồi tổ chức việc tiếp nhận tài sản; lập phương án xử lý tài sản thu hồi theo quy định tại khoản 3 Điều này; tổ chức thực hiện xử lý tài sản theo phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; tổ chức thực hiện việc bảo quản, bảo vệ tài sản trong thời gian chờ xử lý.
6. Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đối với trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 5, khoản 7 Điều này:
a) Căn cứ đề nghị của cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan quản lý nhà nước khác, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc có văn bản báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định thu hồi tài sản;
b) Nội dung chủ yếu của Quyết định thu hồi và trách nhiệm của các cơ quan được giao quản lý tài sản, cơ quan được giao thực hiện quyết định thu hồi theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 5 Điều này.
7. Trường hợp thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gắn với đất theo quy định của pháp luật đất đai, trước khi có quyết định thu hồi đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định của pháp luật có văn bản gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có ý kiến về phương án thu hồi đất gắn với kết cấu hạ tầng hàng hải.
Văn bản lấy ý kiến cần nêu rõ lý do thu hồi đất, diện tích đất thu hồi, sự phù hợp của phương án thu hồi đất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt và các nội dung cần thiết khác.
1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được điều chuyển trong các trường hợp sau:
a) Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, phân cấp quản lý, phân loại tài sản;
b) Tài sản được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc khai thác không hiệu quả;
c) Trường hợp khác theo quy định.
2. Thẩm quyền quyết định:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải từ cơ quan được giao quản lý tài sản thuộc Bộ Giao thông vận tải sang doanh nghiệp quản lý theo phương thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này giữa Bộ Giao thông vận tải với bộ, cơ quan trung ương, địa phương;
c) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
3. Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chuyển tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
b) Văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, doanh nghiệp: 01 bản chính;
c) Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (trong đó nêu rõ mục đích sử dụng hiện tại và mục đích sử dụng dự kiến sau khi điều chuyển trong trường hợp việc điều chuyển gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản): 01 bản chính;
d) Hồ sơ liên quan đến chuyển đổi công năng sử dụng tài sản (trong trường hợp việc điều chuyển gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản): 01 bản sao;
đ) Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
4. Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
a) Khi có tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cần điều chuyển, cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản quy định tại khoản 3 Điều này, báo cáo Bộ Giao thông vận tải;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định điều chuyển tài sản theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị điều chuyển tài sản chưa phù hợp; gửi lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan để trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này xem xét, quyết định hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị điều chuyển tài sản chưa phù hợp;
c) Quyết định điều chuyển tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau: Cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản điều chuyển; cơ quan, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển; danh mục tài sản đề nghị điều chuyển (tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại); lý do điều chuyển; trách nhiệm tổ chức thực hiện;
d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan có tài sản điều chuyển và cơ quan, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản có trách nhiệm: Tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; thực hiện kế toán giảm, tăng tài sản theo chế độ kế toán hiện hành; thực hiện đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật (nếu có); báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;
đ) Chi phí hợp lý có liên quan trực tiếp đến việc bàn giao, tiếp nhận tài sản do đơn vị tiếp nhận tài sản chi trả theo quy định;
e) Không thực hiện thanh toán giá trị tài sản khi điều chuyển tài sản.
1. Việc bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản bị thu hồi theo quy định tại Điều 21 Nghị định này nhưng không còn nhu cầu sử dụng;
b) Tài sản đã được giao quản lý nhưng không còn nhu cầu sử dụng và việc khai thác không hiệu quả;
c) Chuyển mục đích sử dụng đất gắn với chuyển đổi công năng sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy hoạch được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, tài sản hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gắn với đất, mặt nước không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của các cơ quan có liên quan;
c) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
3. Việc bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
4. Hồ sơ đề nghị bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm:
a) Văn bản đề nghị bán tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
b) Danh mục tài sản đề nghị bán theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (trong đó nêu rõ lý do bán, mục đích sử dụng hiện tại): 01 bản chính;
c) Ý kiến của cơ quan chuyên môn về quy hoạch sử dụng đất (trong trường hợp bán tài sản gắn với đất, mặt nước): 01 bản sao;
d) Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
5. Trình tự, thủ tục bán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 hồ sơ đề nghị bán tài sản quy định tại khoản 4 Điều này, báo cáo Bộ Giao thông vận tải;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định bán tài sản theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị bán tài sản chưa phù hợp; gửi lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan để trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này xem xét, quyết định hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị bán tài sản chưa phù hợp;
c) Quyết định bán tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau: Cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản bán; danh mục tài sản được bán (tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ sách kế toán); phương thức bán tài sản; quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản; trách nhiệm, thời hạn tổ chức thực hiện;
d) Căn cứ quyết định bán tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức thực hiện việc xác định giá khởi điểm, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm và tổ chức thực hiện bán tài sản theo quy định;
đ) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày ký Hợp đồng mua bán tài sản, người mua tài sản có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài sản cho cơ quan được giao quản lý tài sản. Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm nộp tiền vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tiền bán tài sản.
Trường hợp quá thời hạn quy định tại điểm này mà người mua tài sản chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số tiền mua tài sản theo hợp đồng đã ký kết, thì người mua tài sản phải nộp khoản tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trong trường hợp này, cơ quan được giao quản lý tài sản có văn bản đề nghị kèm theo bản sao Hợp đồng mua bán tài sản và chứng từ về việc nộp tiền của người mua tài sản gửi Cục thuế (nơi có tài sản) để xác định và ra Thông báo về số tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Thời hạn nộp tiền cụ thể và quy định việc nộp tiền chậm nộp phải được ghi rõ tại Quy chế bán đấu giá, Hợp đồng mua bán tài sản.
e) Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm xuất hóa đơn bán tài sản công cho người mua theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Việc giao tài sản cho người mua được thực hiện tại nơi có tài sản sau khi người mua đã hoàn thành việc thanh toán;
g) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc bán đấu giá tài sản, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện kế toán giảm tài sản và báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.
1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thanh lý trong các trường hợp sau:
a) Tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
b) Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cũ để đầu tư xây dựng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải mới theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không sử dụng được theo công năng của tài sản;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
3. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thanh lý theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi được xử lý như sau:
a) Giao cho cơ quan có tài sản thanh lý để sử dụng vào công tác bảo trì đối với tài sản còn sử dụng được: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao vật liệu, vật tư thu hồi đưa vào sử dụng; trong trường hợp này, giá trị vật liệu, vật tư được giảm trừ trong dự toán, Hợp đồng bảo trì;
b) Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị để quản lý, sử dụng. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định điều chuyển cho cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài Bộ Giao thông vận tải theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
c) Bán vật liệu, vật tư không có nhu cầu sử dụng.
4. Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm:
a) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
b) Danh mục tài sản đề nghị thanh lý theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (trong đó nêu rõ lý do thanh lý): 01 bản chính;
c) Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
5. Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản quy định tại khoản 4 Điều này, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị bán tài sản chưa phù hợp. Trường hợp vật liệu, vật tư thu hồi từ thanh lý tài sản được xử lý theo hình thức điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải có văn bản đề nghị, gửi Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo thẩm quyền;
c) Quyết định thanh lý tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản thanh lý; danh mục tài sản thanh lý (tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, lý do thanh lý); hình thức thanh lý; hình thức xử lý vật liệu, vật tư thu hồi; quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý; trách nhiệm tổ chức thực hiện;
d) Căn cứ Quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản và xử lý vật liệu, vật tư thu hồi theo quy định. Việc bán vật liệu, vật tư thu hồi được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
đ) Sau khi hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện kế toán giảm tài sản, báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và pháp luật có liên quan.
1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị mất, bị hủy hoại trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm:
a) Văn bản đề nghị xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản chính;
b) Biên bản xác định tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản chính;
c) Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
d) Các hồ sơ chứng minh việc tài sản bị mất, bị hủy hoại (nếu có): 01 bản sao.
4. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phát hiện tài sản bị mất, bị hủy hoại, cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại;
c) Quyết định xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm những nội dung chủ yếu sau: Cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản bị mất, hủy hoại; danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại được ghi giảm tài sản (tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ sách kế toán); lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại; trách nhiệm tổ chức thực hiện.
5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện kế toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.
6. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho việc khắc phục hậu quả sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải để đảm bảo khôi phục hoạt động hàng hải an toàn, thông suốt.
Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì việc quản lý số tiền bồi thường thiệt hại tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này, sau khi trừ chi phí liên quan (nếu có) nộp ngân sách nhà nước theo quy định và được ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công, dự toán chi ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng tài sản thay thế theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
1. Việc đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo hình thức đối tác công - tư và việc chuyển giao tài sản được hình thành thông qua quá trình thực hiện dự án theo hình thức đối tác công - tư cho Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 95, Điều 96 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Việc sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao thực hiện theo quy định của Chính phủ về sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
3. Việc sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, trừ hình thức quy định tại khoản 2 Điều này được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải hiện có để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng tài sản hiện có để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư là cơ sở để quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về đầu tư công;
b) Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng tài sản hiện có để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt và hợp đồng ký kết, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện bàn giao tài sản cho nhà đầu tư thực hiện dự án. Việc bàn giao được lập thành Biên bản theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan sau đây làm chủ tài khoản:
a) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản công do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xử lý;
b) Sở Tài chính (nơi cơ quan quản lý tài sản đóng trụ sở) đối với tài sản do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định xử lý.
2. Tài khoản tạm giữ được theo dõi chi tiết đối với từng cơ quan có tài sản xử lý.
3. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải có trách nhiệm lập dự toán đối với các khoản chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm:
a) Chi phí kiểm kê, đo vẽ;
b) Chi phí di dời, phá dỡ, hủy bỏ;
c) Chi phí định giá và thẩm định giá;
d) Chi phí tổ chức bán;
đ) Chi phí hợp lý khác có liên quan.
4. Căn cứ lập dự toán chi phí quy định tại khoản 3 Điều này:
a) Đối với các nội dung; chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
b) Đối với các nội dung thuê dịch vụ liên quan đến xử lý tài sản được thực hiện theo Hợp đồng ký giữa cơ quan được giao quản lý tài sản và đơn vị cung cấp dịch vụ. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến xử lý tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Đối với các nội dung chi ngoài phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này, người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ bán, thanh lý tài sản quyết định mức chi, bảo đảm phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc xử lý tài sản, cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh toán gửi chủ tài khoản tạm giữ để chi trả. Người đứng đầu cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của khoản chi đề nghị thanh toán. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị thanh toán của cơ quan được giao quản lý tài sản (trong đó nêu rõ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản, tổng chi phí xử lý tài sản, thông tin về tài khoản tiếp nhận thanh toán) kèm theo bảng kê chi tiết các khoản chi: 01 bản chính;
b) Quyết định xử lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền: 01 bản sao;
c) Các hồ sơ, giấy tờ chứng minh cho các khoản chi như: Dự toán chi được duyệt; Hợp đồng thuê dịch vụ thẩm định giá, đấu giá, phá dỡ; hóa đơn, phiếu thu tiền (nếu có): 01 bản sao.
6. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm cấp tiền cho cơ quan được giao trách nhiệm tổ chức bán, thanh lý để thực hiện chi trả các khoản chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
7. Định kỳ hằng quý, chủ tài khoản tạm giữ thực hiện nộp số tiền còn lại đối với các khoản thu từ xử lý tài sản đã hoàn thành việc thanh toán chi phí vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
8. Trường hợp số tiền thu được từ bán, thanh lý tài sản không đủ bù đắp chi phí thì phần còn thiếu được chi từ dự toán ngân sách nhà nước giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản.
1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phải được báo cáo kê khai và được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải để quản lý thống nhất.
2. Hình thức báo cáo kê khai tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Báo cáo kê khai lần đầu đối với tài sản đang quản lý tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Báo cáo kê khai bổ sung đối với tài sản phát sinh mới hoặc có thay đổi thông tin về cơ quan quản lý, thông tin về tài sản sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Cơ quan được giao quản lý tài sản lập báo cáo kê khai tài sản theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Bộ Giao thông vận tải ký xác nhận để thực hiện nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải. Thời hạn gửi báo cáo kê khai là 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận tài sản theo quyết định giao quản lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền hoặc có thay đổi thông tin về cơ quan quản lý, tài sản đã kê khai.
4. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải: Hàng năm, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải của năm trước và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Hình thức báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản:
a) Báo cáo tình hình quản lý tài sản theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo tình hình xử lý tài sản theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Báo cáo tình hình khai thác tài sản theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Thời hạn gửi báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải hàng năm như sau:
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản lập báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải trước ngày 28 tháng 02;
b) Bộ Giao thông vận tải tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 3;
c) Bộ Tài chính tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong phạm vi cả nước báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội theo yêu cầu và thực hiện công khai về tài sản của cả nước.
1. Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải là một bộ phận của cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, được xây dựng và quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước; thông tin trong cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải có giá trị pháp lý như hồ sơ dạng giấy.
2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật cơ sở dữ liệu quốc gia, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin và định mức kinh tế-kỹ thuật;
b) Bảo đảm tính tương thích, khả năng tích hợp, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; chia sẻ thông tin và khả năng mở rộng các trường dữ liệu trong thiết kế hệ thống và phần mềm ứng dụng.
3. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản báo cáo kê khai, thực hiện nhập dữ liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định.
1. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
a) Chủ trì xây dựng, ban hành chế độ quy định bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn việc lập danh mục tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phục vụ việc kế toán, tính hao mòn, báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trên phạm vi cả nước để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền;
d) Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo hình thức cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này.
2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính:
a) Quy định chế độ kế toán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
b) Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
c) Hướng dẫn xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo hình thức cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc tích hợp cơ sở dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này.
3. Các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính trong việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định tại Nghị định này.
1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan hoàn thành việc rà soát, phân loại, xác định giá trị tài sản hiện có để thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định tại Nghị định này.
Trong thời gian thực hiện việc rà soát, phân loại, lập, phê duyệt phương án giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về tài sản công, pháp luật chuyên ngành hàng hải và pháp luật có liên quan, bảo đảm hoạt động hàng hải thông suốt, an toàn.
2. Đối với các Hợp đồng khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đã được cơ quan, người có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định đến hết thời hạn của Hợp đồng ký kết. Trường hợp sửa đổi, bổ sung Hợp đồng ký kết kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
3. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đã được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xử lý trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện theo văn bản đã ký; các công việc chưa thực hiện đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
4. Trường hợp phát sinh tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được đầu tư từ ngân sách nhà nước do bộ (trừ Bộ Giao thông vận tải), cơ quan trung ương, địa phương quản lý; bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính để phối hợp Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cơ chế quản lý, sử dụng tài sản phù hợp với quy định tại Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 3 năm 2018.
2. Các nội dung quy định tại mục 5 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải |
Mẫu số 02 |
Báo cáo kê khai tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải |
Mẫu số 03 |
Báo cáo tình hình quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải |
Mẫu số 04 |
Báo cáo tình hình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải |
Mẫu số 05 |
Báo cáo tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải |
Mẫu số 06 |
Danh mục tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đề nghị xử lý |
Mẫu số 07 |
Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG HẢI
Căn cứ Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
Căn cứ Quyết định số…. ngày... tháng... năm... của về việc...(1);
Hôm nay, ngày... tháng... năm...., tại………….., việc bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện như sau:
A. THÀNH PHẦN THAM GIA BÀN GIAO, TIẾP NHẬN
1. Đại diện bên giao:
Ông (Bà):............................................................... Chức vụ: ......................................
Ông (Bà):............................................................... Chức vụ: ......................................
2. Đại diện bên nhận:
Ông (Bà): .............................................................. Chức vụ: ......................................
Ông (Bà): .............................................................. Chức vụ: ......................................
3. Đại diện cơ quan chứng kiến (nếu có):
Ông (Bà): .............................................................. Chức vụ: .......................................
Ông (Bà): .............................................................. Chức vụ: .......................................
B. NỘI DUNG BÀN GIAO, TIẾP NHẬN
1. Danh mục tài sản bàn giao, tiếp nhận:
TT |
Tên tài sản (Chi tiết theo từng loại tài sản) |
Đơn vị tính |
Số lượng/khối lượng (2) |
Năm đưa vào sử dụng |
Diện tích đất, mặt nước (m2) (3) |
Diện tích sàn sử dụng (m2) (4) |
Nguyên giá (nghìn đồng) (5) |
Giá trị còn lại (nghìn đồng) (6) |
Tình trạng tài sản (7) |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài sản kết cấu hạ tầng cảng biển |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tài sản A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tài sản B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Các hồ sơ liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản bàn giao, tiếp nhận:
...................................................................................................................................
3. Trách nhiệm của các bên giao nhận:
a) Trách nhiệm của Bên giao:........................................................................................
b) Trách nhiệm của Bên nhận: ......................................................................................
4. Ý kiến của các bên tham gia bàn giao, tiếp nhận: ......................................................
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO |
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN |
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN CHỨNG KIẾN (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
_______________________
Ghi chú:
(1) Ghi rõ số, ngày tháng, trích yếu Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc giao tài sản/thu hồi tài sản /điều chuyển tài sản/ sử dụng tài sản để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư).
(2) Số lượng/khối lượng tại cột số 4 đối với tài sản là luồng hàng hải ghi theo chiều dài tuyến luồng.
(3) Diện tích đất kê khai tại cột số 6 được áp dụng đối với tài sản gắn liền với đất là diện tích trong quyết định giao đất; cho thuê đất hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền hoặc diện tích đất thực tế quản lý, sử dụng.
(4) Diện tích sàn sử dụng nhà kê khai tại cột số 7 được áp dụng đối với tài sản là nhà gắn liền với đất, mặt nước.
(5, 6) Nguyên giá, giá trị còn lại tại cột 8, cột 9 xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.
(7) Tình trạng tài sản tại cột 10 ghi: Đang sử dụng, hỏng không sử dụng.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
|
BÁO CÁO KÊ KHAI TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG HẢI
I. NỘI DUNG BÁO CÁO: Báo cáo kê khai lần đầu/Báo cáo kê khai bổ sung
II. DANH MỤC TÀI SẢN BÁO CÁO:
STT |
Danh mục tài sản |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Năm xây dựng |
Năm sử dụng |
Diện tích (m2) |
Nguyên giá (nghìn đồng) |
Giá trị còn lại (nghìn đồng) |
Tình trạng tài sản |
Ghi chú |
|
Diện tích đất |
Sàn sử dụng |
|
|
|
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài sản kết cấu hạ tầng cảng biển |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tài sản A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tài sản B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Số lượng/khối lượng đối với tài sản là luồng hàng hải tính theo chiều dài tuyến luồng.
- Diện tích đất kê khai tại cột số 7 được áp dụng đối với tài sản gắn liền với đất: Là diện tích trong quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền hoặc diện tích đất thực tế quản lý, sử dụng.
- Diện tích sàn sử dụng nhà kê khai tại cột số 8 được áp dụng đối với tài sản là nhà gắn liền với đất.
- Nguyên giá, giá trị còn lại xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.
- Tình trạng tài sản tại cột 11 ghi: Đang sử dụng, hỏng không sử dụng.
............, ngày..... tháng..... năm............. |
............, ngày..... tháng..... năm............. |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
|
BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG HẢI
Kỳ báo cáo:…….
STT |
Danh mục tài sản |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Năm xây dựng |
Năm sử dụng |
Diện tích (m2) |
Nguyên giá (nghìn đồng) |
Giá trị còn lại (nghìn đồng) |
Tình trạng tài sản |
Ghi chú |
|
Diện tích đất |
Sàn sử dụng |
|
|
|
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài sản kết cấu hạ tầng cảng biển |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tài sản A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tài sản B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Số lượng/khối lượng đối với tài sản là luồng hàng hải tính theo chiều dài tuyến luồng.
- Diện tích đất kê khai tại cột số 7 được áp dụng đối với tài sản gắn liền với đất: Là diện tích trong quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền hoặc diện tích đất thực tế quản lý, sử dụng.
- Diện tích sàn sử dụng nhà kê khai tại cột số 8 được áp dụng đối với tài sản là nhà gắn liền với đất.
- Nguyên giá, giá trị còn lại xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.
- Tình trạng tài sản tại cột 11 ghi: Đang sử dụng, hỏng không sử dụng.
............, ngày..... tháng..... năm............. |
............, ngày..... tháng..... năm............. |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
|
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XỬ LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG HẢI
Kỳ báo cáo:....
STT |
Danh mục tài sản |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Năm xây dựng |
Năm sử dụng |
Diện tích (m2) |
Nguyên giá (nghìn đồng) |
Giá trị còn lại (nghìn đồng) |
Tình trạng tài sản |
Hình thức xử lý |
Quản lý, sử dụng số tiền (nghìn đồng) |
Ghi chú |
|||
Diện tích đất |
Sàn sử dụng |
|
|
|
|
Tổng số tiền thu được |
Chi phí có liên |
Nộp NSNN |
|
||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài sản kết cấu hạ tầng cảng biển |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tài sản A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tài sản B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Số lượng/khối lượng đối với tài sản là luồng hàng hải tính theo chiều dài tuyến luồng.
- Diện tích đất kê khai tại cột số 7 được áp dụng đối với tài sản gắn liền với đất: Là diện tích trong quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền hoặc diện tích đất thực tế quản lý, sử dụng.
- Diện tích sàn sử dụng nhà kê khai tại cột số 8 được áp dụng đối với tài sản là nhà gắn liền với đất.
- Nguyên giá, giá trị còn lại xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.
- Tình trạng tài sản tại cột 11 ghi: Đang sử dụng, hỏng không sử dụng.
............, ngày..... tháng..... năm............. |
............, ngày..... tháng..... năm............. |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
|
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KHAI THÁC TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG HẢI
Kỳ báo cáo:....
STT |
Danh mục tài sản |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Diện tích (m2) |
Nguyên giá (nghìn đồng) |
Giá trị còn lại (nghìn đồng) |
Thời hạn khai thác |
Doanh nghiệp nhận khai thác |
Quản lý, sử dụng số tiền (nghìn đồng) |
Số tiền được thực hiện dự án |
Ghi chú |
|||
Diện tích đất |
Sàn sử dụng |
Tổng số tiền thu được |
Chi phí có liên quan |
Nộp NSNN |
|
|||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
|
TỔNG CỘNG (A+B+C) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A |
TÀI SẢN DO CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO QUẢN LÝ TRỰC TIẾP KHAI THÁC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài sản kết cấu hạ tầng cảng biển |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tài sản A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tài sản B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
TÀI SẢN CHO THUÊ QUYỀN KHAI THÁC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài sản kết cấu hạ tầng cảng biển |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tài sản A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tài sản B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C |
TÀI SẢN CHUYỂN NHƯỢNG CÓ THỜI HẠN QUYỀN KHAI THÁC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài sản kết cấu hạ tầng cảng biển |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tài sản A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tài sản B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Số lượng/khối lượng đối với tài sản là luồng hàng hải tính theo chiều dài tuyến luồng.
- Diện tích đất kê khai tại cột số 5 được áp dụng đối với tài sản gắn liền với đất: Là diện tích trong quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền hoặc diện tích đất thực tế quản lý, sử dụng.
- Diện tích sàn sử dụng nhà kê khai tại cột số 6 được áp dụng đối với tài sản là nhà gắn liền với đất.
- Nguyên giá, giá trị còn lại xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ
............, ngày..... tháng..... năm............. |
............, ngày..... tháng..... năm............. |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
|
DANH MỤC TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG HẢI ĐỀ NGHỊ XỬ LÝ
Hình thức xử lý: Thanh lý/ Điều chuyển/...
STT |
Danh mục tài sản |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Năm xây dựng |
Năm sử dụng |
Diện tích (m2) |
Nguyên giá (nghìn đồng) |
Giá trị còn lại (nghìn đồng) |
Tình trạng tài sản |
Ghi chú |
|
Diện tích đất |
Sàn sử dụng |
|
|
|
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài sản kết cấu hạ tầng cảng biển |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tài sản A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tài sản B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Số lượng/khối lượng đối với tài sản là luồng hàng hải tính theo chiều dài tuyến luồng.
- Diện tích đất kê khai tại cột số 7 được áp dụng đối với tài sản gắn liền với đất: Là diện tích trong quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền hoặc diện tích đất thực tế quản lý, sử dụng.
- Diện tích sàn sử dụng nhà kê khai tại cột số 8 được áp dụng đối với tài sản là nhà gắn liền với đất.
- Nguyên giá, giá trị còn lại xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.
- Tình trạng tài sản tại cột 11 ghi: Đang sử dụng, hỏng không sử dụng.
NGƯỜI LẬP BIỂU |
............, ngày..... tháng..... năm............. |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TSHH-ĐA |
……….…., ngày … tháng … năm … |
Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
Phương thức khai thác:….
I. CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017;
- Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
- Các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao quản lý tài sản.
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan được giao quản lý tài sản.
2.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan được giao quản lý tài sản trong 3 năm gần nhất và kế hoạch phát triển trong các năm tiếp theo.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN
1. Thực trạng quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1.1. Thực trạng quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Tổng quan tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
b) Thực trạng quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
1.2. Thực trạng khai thác tài sản: Mô tả thực trạng việc khai thác tài sản và nguồn thu từ việc khai thác tài sản theo từng phương thức: Trực tiếp tổ chức khai thác, cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản và hình thức khai thác khác (nếu có).
2. Đề xuất phương án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải (2)
2.1. Phương án khai thác tài sản
a) Danh mục tài sản đề nghị khai thác: Tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, tình trạng tài sản; phương thức khai thác (trực tiếp tổ chức khai thác/cho thuê quyền khai thác tài sản/chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác); thời hạn khai thác tài sản;
b) Sự cần thiết, sự phù hợp của Đề án với chức năng, nhiệm vụ được giao, quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật chuyên ngành hàng hải và pháp luật có liên quan.
2.2. Đánh giá sơ bộ hiệu quả của phương án khai thác
a) Dự kiến kết quả khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải: nguồn thu, chi phí có liên quan đến việc khai thác tài sản (trong đó làm rõ căn cứ và phương pháp xác định nguồn thu, chi phí; căn cứ và phương pháp xác định giá cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản trong trường hợp cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản);
b) Dự kiến số tiền nộp ngân sách nhà nước;
c) Dự kiến số tiền được ưu tiên bố trí vốn từ số tiền đã nộp ngân sách nhà nước (từ khai thác tài sản) trong kế hoạch đầu tư công, dự toán chi ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và phát triển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO QUẢN LÝ TÀI SẢN |
Ghi chú:
(1) Mỗi Đề án được lập cho 01 phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định tại Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.
(2) Nội dung báo cáo giải trình cho phương thức đề xuất khai thác.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 43/2018/ND-CP |
Hanoi, March 12, 2018 |
ON MANAGEMENT, USE AND OPERATION OF MARITIME INFRASTRUCTURE
Pursuant to Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to Law on Management and Use of Public Property dated June 21, 2017;
Pursuant to Maritime Code dated November 25, 2015;
At the request of the Minister of Finance;
The Government promulgates a Decree on management, use and operation of maritime infrastructure.
1. This Decree sets forth management, use and operation of maritime infrastructure invested and managed by the state.
2. The management, use and operation of maritime infrastructure invested by organizations or individuals are not governed by this Decree.
1. Maritime authorities.
2. Authorities designated to manage maritime infrastructure (hereinafter referred to as infrastructure supervisors).
3. Agencies and enterprises designated to use and operate marine infrastructure (hereinafter referred to as infrastructure operators).
4. Other entities related to management, use and operation of maritime infrastructure.
Article 3. Rules for management, use and operation of maritime infrastructure
1. Every maritime infrastructure is handed over to eligible supervisors or operators as per the law.
2. State management of maritime infrastructure shall be consistent and present clear decentralization, responsibilities of each regulatory body and responsibilities for cooperation between regulatory bodies; and separation between roles of regulatory bodies and business lines of enterprises.
3. The maritime infrastructure shall be operated in conformity with market mechanism and in an effective manner; the state encourages private sector involvement to mobilize social resources to maintain, develop and operate the maritime infrastructure.
4. Physical maritime infrastructure and its value shall be reckoned up and accounted for adequately, those at high risks of facing natural disasters, conflagration and other force majeure events are eligible for risk management through insurance and other instruments as per the law.
5. The management, use and operation of maritime infrastructure must be undertaken transparently; under supervision, inspection and audit; every violation against property management and use shall be dealt with a timely and strict manner as per the law.
MANAGEMENT, USE AND OPERATION OF MARITIME INFRASTRUCTURE
Section 1: MANAGEMENT OF MARITIME INFRASTRUCTURE
Article 4: Maritime infrastructure
Maritime infrastructure (including land area and water area associated with the infrastructure), inclusive of:
1. Seaport infrastructure:
a) Port terminals (including waterfront of wharves), floating terminals;
b) Portage areas, anchorage, storm shelters in port waters;
c) Headquarters, facilities, warehouses, storage yards, buildings and other auxiliary facilities;
d) Traffic, communications, electricity and water system.
2. Maritime safety infrastructure:
a) Lighthouses and light stations connected to lighthouses;
b) Floating beacons and floating beacon stations operating;
c) Vessel Traffic Service (VTS);
d) Breakwaters, sand breaks, flow-redirecting revetment, bank-protecting revetments;
dd) Navigable channels.
3. Maritime telecommunications network infrastructure refers to assets, structures, and equipment in service of Vietnam coastal communication system.
4. Maritime infrastructure prescribed in Clause 1, Clause 2, Clause 3 of this Article in conjunction with national defense and security shall be determined according to law on protection of national importance works in conjunction with national defense and security.
Article 5. Handover of maritime infrastructure
1. Maritime infrastructure shall be handed over to infrastructure supervisors as follows:
a) Maritime infrastructure prescribed in Clause 1, Points c, d, and dd Clause 2 Article 4 of this Decree is handed over to infrastructure supervisors being maritime authorities affiliated to the Ministry of Transport;
b) Maritime infrastructure prescribed in Clause 3 Article 4 of this Decree is handed over to coastal communication providers affiliated to the Ministry of Transport in the form of investment of state capital in enterprises in accordance with law on management and use of state capital invested in enterprises;
c) Maritime safety infrastructure prescribed in Points a and b Clause 2 Article 4 of this Decree is handed over to maritime safety providers affiliated to the Ministry of Transport in the form of investment of state capital in enterprises in accordance with law on management and use of state capital invested in enterprises.
2. The power to hand over maritime infrastructure prescribed in Point a Clause 1 of this Article.
a) The Prime Minister shall consider handing over maritime infrastructure in conjunction with national defense and security or property formed from projects subject to the Prime Minister’s decision to competent agencies at the request of the Ministry of Transport and relevant agencies;
b) The Minister of Transport shall consider handing over maritime infrastructure not prescribed in Point a of this Clause to competent agencies.
3) Request for management of maritime infrastructure prescribed in Point a Clause 1 of this Article includes:
a) Request form of infrastructure supervisor: 1 original;
b) A record of infrastructure classification or dossier of infrastructural facilities being handed over and brought into operation: 1 original;
c) A list of infrastructural facilities to be handed over (description, quantity, state, input value, residual value): 1 original;
d) Other documents (if any): 1 copy.
4. Procedures for handing over maritime infrastructure prescribed in Point a Clause 1 of this Article:
a) Within 12 months from the effective date of this Decree (in case of existing maritime infrastructure) or 60 days from the date on which the maritime infrastructure is brought into operation (in case of newly built or procured maritime infrastructure), the Ministry of Transport shall direct infrastructure supervisors to cooperate with entities which are managing or using infrastructure in reviewing, classifying and valuing the facilities, and then send a plan on handing over maritime infrastructure prescribed in Clause 3 hereof to Ministry of Transport. Funding for review and classification of facilities shall be financed from the state budget as prescribed in law on state budget;
b) Within 30 days from the date on which a satisfactory application is received, the Minister of Transport shall consider handing over maritime infrastructure within its authority;
c) Within 30 days from the date on which a satisfactory application is received, the Ministry of Transport shall send requests for consultation together with copies of the application provided in Clause 3 hereof to relevant agencies in terms of the plan in question within authority of Prime Minister;
Within 30 days from the date on which a satisfactory application is received, the Ministry of Transport and relevant agencies shall give consultations within their competence in terms of the plan in question;
Within 30 days from the date on which all consultations are received, the Ministry of Transport shall send a report on the plan in question (together with copies of the application prescribed in Clause 3 hereof and consultations made by relevant agencies) to the Prime Minister for consideration.
d) A decision to hand over maritime infrastructure shall at least contain: Name of infrastructure supervisor; a list of facilities to be handed over (description, quantity, state, input value, and residual value); responsibilities for implementation;
dd) Within 30 days from the competent authority prescribed in Clause 2 of this Article issues a decision, the Ministry of Transport shall entrust maritime infrastructure as prescribed. The entrusting of facilities shall be recorded in writing, using form No. 01 prescribed in Appendix thereto.
Article 6. Management of maritime infrastructure counted as state capital portion of the enterprise
1. The maritime infrastructure counted as state capital portion of the enterprise shall be managed and operated in accordance with law on management and use of state capital invested in enterprises, special law on maritime and relevant law provisions.
2. The Ministry of Transport shall direct infrastructure supervisors to cooperate with maritime safety providers or coastal communication providers in revaluation of infrastructural facilities prescribed in Point a, Point b Clause 2, Clause 3 Article 4 of this Decree, and then request the competent authority/person to allocate or adjust capital to the enterprise in accordance with law on management and use of state capital invested in enterprises.
The revaluation of maritime infrastructure to determine its value counted as state capital portion of the enterprise shall done in accordance with law on management and use of state capital invested in enterprises, law on prices and relevant law provisions.
Section 2: DOSSIER OF MANAGEMENT OR ACCOUNTING OF MARITIME INFRASTRUCTURE
Article 7. Dossier of management of maritime infrastructure
1. Dossier of management of maritime infrastructure includes:
a) Documentation relevant to forming of and changes to maritime infrastructure as prescribed in this Decree and relevant law provisions;
b) Declarations and reports on management and operation of maritime infrastructure prescribed in Article 28 of this Decree;
c) Maritime infrastructure database prescribed in Article 29 of this Decree.
2. Infrastructure supervisors shall:
a) Prepare dossiers of infrastructural facilities within their scope of management;
b) Manage and maintain adequate dossiers of infrastructural facilities under their management and send required reports to the Ministry of Transport and competent authorities as prescribed in this Decree.
Article 8: Accounting of maritime infrastructure
1. Any maritime infrastructure which is structurally-independent or a system combining individual parts intended for performing one or certain functions is considered as subject matter to be recorded.
If a system is handed over to multiple supervisors, the subject matter to be recorded is a part of infrastructure delivered to each supervisor.
2. An infrastructure supervisor shall set up accounting books of maritime infrastructure to be handed over in accordance with law on accounting.
3. Input value and residual value of maritime infrastructure shall be determined according to the following rules:
a) In case of maritime infrastructure being operated before effective date of this Decree: If the maritime infrastructure’s input value and residual value are known, such value shall be recorded in accounting books; if the maritime infrastructure’s costs and residual value remain unknown, the conventional price based to determine its input value shall be recorded in accounting books; the conventional price shall determined by the Ministry of Transport;
b) In case of maritime infrastructure which is brought into operation from effective date of this Decree, its value determined in procurement or investment shall be recorded in accounting books as prescribed;
c) If the maritime infrastructure is newly built and brought into operation but the final accounts have not been approved by competent authority, the provisional input value shall be recorded in accounting books. The provisional input value, in this case, shall be chosen according to the order of precedence below: Proposed value in the final accounts; value stated in the taking-over A-B; estimated value of the approved project. When the final accounts are approved, the accounting authority shall adjust the above value in accordance with law on accounting;
d) If the maritime infrastructure, during the operation period, is upgraded or expanded according to a project approved by competent authority, an increase in value shall be recorded.
4. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Transport in stipulating accounting regulations and calculation of depreciation of maritime infrastructure.
Section 3: MAINTENANCE OF MARITIME INFRASTRUCTURE
Article 9. Maintenance of maritime infrastructure
1. Maritime infrastructure must maintained in accordance with this Decree and relevant regulations and in compliance with prescribed procedures, plan and standards to keep it in good conditions for ordinary and safe operation.
2. Methods of maintenance of maritime infrastructure:
a) Performance-based maintenance:
Performance-based maintenance refers to maintenance carried out according to pre-determined quality standards, in a specific term with certain amount of money as specified in the contract.
The infrastructure supervisor shall determine the fixed price of maintenance for every facility under its management; and then submit it to competent authority for approval. The fixed price of maintenance shall be determined according to economic and technical norm approach or average cost approach in the last 3 consecutive years plus (+) inflation (if any) or a combination of above approaches.
The Ministry of Transport shall stipulate criteria for supervision and inspection of maintenance of maritime infrastructure according to the quality.
b) Quantity-based maintenance:
Quantity-based maintenance refers to maintenance and payments made according to workload which has been performed.
c) Maintenance and product exploitation shall be done in accordance with Article 11 of this Decree.
3. The Ministry of Transport shall decide or designate competent authorities to decide which maintenance approach is used as prescribed in Point a, Point b Clause 2 of this Article associated with maintenance of maritime infrastructure prescribed in this Decree, law on quality management and construction maintenance, and special law on maritime to ensure economical and effective factors.
4. The selection of a maritime infrastructure maintenance provider according to approaches prescribed in Clause 2 of this Article shall be done in accordance with law on bidding, special law on maritime and relevant law provisions.
In case of maintenance of maritime infrastructure prescribed in Points a, b and c Clause 5 of this Article, maintenance providers shall be selected in accordance with relevant regulations and laws.
5. Funding for maintenance of maritime infrastructure shall be allocated from state budget in accordance with law on state budget and other sources of funds as per the law; unless:
a) The maritime infrastructure has been counted as state capital portion of the enterprise;
b) The right to operate the maritime infrastructure has been leased to an operator which is obliged to carry out the maintenance as specified in the contract;
c) The right to operate the maritime infrastructure has been transferred, for a specific term, to the transferee which is obliged to carry out the maintenance as specified in the contract.
Article 10. State budgetary estimate of expenditures on maintenance of maritime infrastructure
1. Procedures for preparation and giving of annual budgetary estimates of expenditures on maintenance of maritime infrastructure shall be done in accordance with law on state budget:
a) According to technical standards, economic and technical norms, unit prices, workload to be performed and a maintenance plan that is approved by competent authority, the infrastructure supervisor shall prepare a budgetary estimate of expenditures on maintenance of maritime infrastructure (except for the case prescribed in Points a, b and c Clause 5 Article 9 of this Decree), and then submit it for the Ministry of Transport’s consideration in accordance with law on state budget;
b) On the basis of decision to give aforesaid estimate made by the competent authority, the Ministry of Transport shall give such estimate to the infrastructure supervisor;
c) The infrastructure supervisor shall initiate the state budgetary estimate of expenditures on maintenance of maritime infrastructure as per the law.
2. Procedures for preparation and giving of 3-year or 5-year estimates of expenditures on maintenance of maritime infrastructure shall be done in accordance with law on 3-year and 5-year financial plans.
Article 11. Maintenance and exploitation of product
1. Maintenance and exploitation of product means the state designates a maintenance provider to dredge and repair navigable channels in combination of exploitation of product to pay maintenance costs. This maintenance approach applies to the case of dredging and repairing navigable channels with presence of exploited products.
2. The maintenance and exploitation of product must be in form of a project which is executed in accordance with law on public investment and law on bidding.
3. Funding for maintenance of navigable channels and value of exploited products are determined as follows:
a) Funding for maintenance of navigable channels shall be determined and allocated in accordance with law on public investment, law on government budget and other relevant provisions;
b) The exploited products shall be valued according to their weight (reserves) and prices set by the People's Committee of province as per the law; excluding charges for granting mineral extraction right, taxes, fees and charges payable in accordance with law on taxes, fees and charges.
4. Funding for maintenance of navigable channels and value of exploited products prescribed in Clause 3 of this Article shall be adjusted in the event a competent authority:
a) Adjust scope and design of the navigable channels indicated in the plan approved by the competent authority;
b) Adjust weight (reserves) of exploited products as compared with those determined by competent authority.
5. Price of contract for maintenance and exploitation of product comprises difference between funding for maintenance of navigable channels and value of exploited products according to the contract and adjusted value prescribed in Clause 4 of this Article (if any). The price of contract for maintenance and exploitation of product shall be paid as follows:
a) If the funding for maintenance of navigable channels is less than the value of exploited products, the maintenance provider must pay the difference amount to the state budget;
b) If the funding for maintenance of navigable channels is greater than the value of exploited products, the state must pay the difference amount to the maintenance provider. The above-mentioned difference shall be financed from the funding for maintenance of maritime infrastructure of the realized year (if it is has been allocated) or included in plan and estimate of maintenance of maritime infrastructure in the subsequent year in accordance with law on state budget.
6. Matters prescribed in Clauses 3, 4 and 5 of this Article shall be stated in bidding documents, economic contract and Appendices of the contract between contracting parties (if any).
7. The power and procedures for maintenance in forms of dredging and repairing navigable channels and exploitation of product; criteria for supervision and inspection of navigable channels which are dredged and repaired and other relevant matters as prescribed by the Government on dredging management in seaport waters, inland waterways and relevant law provisions.
Section 4: OPERATION OF MARITIME INFRASTRUCTURE
Article 12. Operation methods and revenue sources from maritime infrastructure
1. The operation of maritime infrastructure shall be carried out according to following methods:
a) Designating the infrastructure supervisor to operate the maritime infrastructure directly;
b) Maritime infrastructure lease;
c) Maritime infrastructure concession for a specific term.
2. Revenue sources from maritime infrastructure:
a) Fees and charges in compliance with law on fees and charges;
b) Revenue earned from using price or services price as per the law;
c) Revenue earned from maritime infrastructure lease or concession for a specific term as prescribed in this Decree.
3. In case of maritime infrastructure serving the public interests that not applying any operation method prescribed in Clause 1, Clause 2 of this Article, the infrastructure supervisor shall manage and use it as prescribed; it is not required to prepare an operation scheme and submit it for competent authority’s approval as prescribed in this Section. The Minister of Transport shall determine a list of maritime infrastructure serving public interests not applying any operation method prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article in consideration of the infrastructure supervisor’s request.
Article 13. Infrastructure supervisor operating the maritime infrastructure directly
1. The infrastructure supervisor operates the maritime infrastructure directly in any of the following cases:
a) The maritime infrastructure is related to national security;
b) The directly-operating method proved more effective than the method prescribed in Points b and c Clause 1 Article 12 of this Decree;
c) No maintenance provider registers any method prescribed in Points b and c Clause 1 Article 12 of this Decree.
2. The power to approve operation scheme:
a) The Prime Minister shall consider approving operation schemes in conjunction with national defense and security or property formed from projects subject to the Prime Minister’s decision to competent authorities at the request of the Ministry of Transport and relevant agencies;
b) The Minister of Transport shall consider approving operation schemes not prescribed in Point a of this Clause to competent authorities.
3. Request for approving operation scheme includes:
a) An request form of infrastructure supervisor: 1 original;
b) An operation scheme (using Form No. 07 of Appendix thereto): 1 original;
c) Other documents (if any): 1 copy.
4. Preparation and approval for operation scheme:
a) The infrastructure supervisor shall prepare and send an request for operating maritime infrastructure as prescribed in Clause 3 of this Article to the Ministry of Transport;
b) Within 30 days, from the date on which a satisfactory application is received, the Minister of Transport shall consider approving the operation scheme within its authority or providing explanation in writing if the application is refused;
c) Within 30 days from the date on which a satisfactory application is received, the Ministry of Transport shall send requests for consultation together with copies of the application provided in Clause 3 hereof to the Ministry of Finance and relevant agencies in terms of the maritime infrastructure within authority of Prime Minister.
Within 30 days from the date on which a satisfactory application is received, the Ministry of Transport, the Ministry of Finance and relevant agencies shall give opinions within their competence in terms of the scheme in question;
Within 30 days from the date on which all consultations are received, the Ministry of Transport shall send a report on the plan in question (together with copies of the application prescribed in Clause 3 hereof and consultations made by relevant agencies) to the Prime Minister; the Prime Minister shall then consider approving the scheme in question and provide guidance if the application is refused.
5. According to the operation scheme approved by competent authority, the infrastructure supervisor shall operate the maritime infrastructure as per the law.
Article 14. Maritime infrastructure lease
1. Maritime infrastructure lease means the state enters into an agreement with an maritime infrastructure operator to assign the right to operate maritime infrastructure for a given period to receive a fixed sum of money.
2. The power to approve maritime infrastructure lease scheme:
a) The Prime Minister shall consider approving maritime infrastructure lease schemes in conjunction with national defense and security or property formed from projects subject to the Prime Minister’s decision to competent authorities at the request of the Ministry of Transport and relevant agencies;
b) The Minister of Transport shall consider approving maritime infrastructure lease schemes not prescribed in Point a of this Clause with consultation of the Ministry of Finance and relevant agencies.
3. Request for approving maritime infrastructure lease scheme includes:
a) Request form for approving maritime infrastructure lease scheme: 1 original;
b) A maritime infrastructure lease scheme (using Form No. 07 of Appendix thereto); 1 original;
c) Other documents (if any): 1 copy.
4. Preparation of and approval for maritime infrastructure lease scheme.
a) The infrastructure supervisor shall prepare and send an request for maritime infrastructure lease as prescribed in Clause 3 of this Article to the Ministry of Transport;
b) Within 30 days from the date on which a satisfactory application is received, the Ministry of Transport shall send requests for consultation together with copies of the application provided in Clause 3 hereof to relevant agencies in terms of the maritime infrastructure lease scheme;
c) Within 30 days, from the date on which satisfactory application is received, the Ministry of Finance and relevant agencies shall raise opinions: whether the application is adequate and valid, whether the scheme is deemed essential and appropriate to the operator, laws and regulations on management an use of public property, special law and relevant law provisions; whether the basis and method for valuation of leasing right to operate maritime infrastructure is suitable; and matters in the scheme that need modifications;
d) Within 30 days, from receiving consultations from the Ministry of Finance and relevant agencies, the Ministry of Transport shall direct the infrastructure supervisor to complete the application;
dd) The Minister of Transport shall consider approving the maritime infrastructure lease scheme within its authority or providing explanation in writing if the application is refused;
e) The Minister of Transport shall send a report on the plan in question (together with copies of the application prescribed in Clause 3 hereof and consultations made by relevant agencies) to the Prime Minister; the Prime Minister shall then consider approving the scheme in question and provide guidance if the application is refused.
5. According to the maritime infrastructure lease scheme approved by competent authority prescribed in Clause 2 of this Article, the Ministry of Transport shall direct the infrastructure supervisor to hold an auction to choose the maritime infrastructure operator as prescribed in law on auction and enter into a lease contract as per the law. The auction participants must meet conditions for qualifications in maritime infrastructure business in accordance with special law on maritime and relevant law provisions.
6. The lease contract shall at least contain:
a) Details of lessor;
b) Details of lessee;
c) A list of infrastructural facilities to be leased;
d) Lease term; lease price; payment method and period; maintenance responsibility and other necessities;
dd) Rights and obligations of parties;
e) Responsibilities for contract performance.
7. The lessee of right to operate maritime infrastructure has rights to:
a) Operate maritime infrastructure in accordance with laws and regulations and the contract;
b) Decide methods deemed suitable for operating maritime infrastructure in an effective manner;
c) Charge using price or service price as per the law and according to the contract;
d) have its rights and legitimate interests protected by the state; file a claim or lawsuit as per the law;
dd) Perform other rights of the lessee as per the law.
8. The lessee of right to operate maritime infrastructure has obligations to:
a) Preserve the leased infrastructure (including land and water surface); prevent loss and encroachment and other violations as per the law;
b) Use the leased infrastructure with proper purposes; refrain from transferring, selling, giving, mortgaging it, or contributing it as capital;
c) Maintain the collateral as specified in the contract;
d) Pay the rent fully and on schedule as specified in the contract; if the lessee fails to make payment or make full payment when it is due under the contract, it must pay a sum of late payment interest in compliance with law on tax administration. The infrastructure supervisor shall send a report enclosed with a copy or contract and payment document (if any) to the Department of Taxation (of province where the property is located) for consideration; the Department of Taxation shall then give notice of late payment interest amount in accordance with law on tax administration;
dd) Facilitate the inspection and supervision of the lessor and, in cooperation with the lessor, deal with difficulties arising;
e) Hand over the maritime infrastructure upon expiry of the contract and other cases prescribed in Clause 9 hereof;
g) Notify the infrastructure supervisor of the state of the maritime infrastructure on a regular or irregular basis as specified in the contract to ensure that the maritime transport operation keeps safe and smooth;
h) Fulfill other obligations of the lessee as per the law and under the contract.
9. During the lease term, if the maritime infrastructure operator voluntarily returns the property, or breaks the terms of contract, or the state deemed necessary to revoke it for national defense and security, national interests, public interests, actions against parties’ rights and obligations (if any) shall be taken in accordance with the contract, civil law and relevant law provisions.
Article 15. Maritime infrastructure concession for a specific term
1. Maritime infrastructure concession for a specific term means the state enters into an agreement with an enterprise to assign the right to operate maritime infrastructure for a given period associated with investment in upgrade and extension of existing maritime infrastructure according to a plan approved by the competent authority to receive a fixed sum of money.
2. The Prime Minister shall consider approving maritime infrastructure concession schemes in conjunction with national defense and security or property formed from projects subject to the Prime Minister’s decision to competent authorities at the request of the Ministry of Transport and relevant agencies.
3. The maritime infrastructure concession for a specific term shall be done through auctions. Criteria for selecting auction participants:
a) Their qualifications in maritime infrastructure investment and business in accordance with special law on maritime and relevant law provisions;
b) Financial capacity to execute the project in accordance with law on investment.
4. The specific transfer term shall be determined in every transfer contract but not exceeding 50 years.
5. A request for approving maritime infrastructure concession scheme includes:
a) A request form for maritime infrastructure concession: 1 original;
b) A scheme for transferring right to operate maritime infrastructure (using Form No. 07 of Appendix thereto); 1 original;
c) Other documents (if any): 1 copy.
6. Preparation of and approval for request for approving maritime infrastructure concession scheme:
a) The infrastructure supervisor shall prepare and send an request for transferring maritime infrastructure as prescribed in Clause 5 of this Article to the Ministry of Transport;
b) Within 30 days from the date on which a satisfactory application is received, the Ministry of Transport shall send requests for consultation together with copies of the application provided in Clause 5 hereof to relevant agencies in terms of the maritime infrastructure concession scheme;
c) Within 30 days, from the date on which satisfactory application is received, the Ministry of Finance and relevant agencies shall raise opinions about: whether the application is adequate and valid, whether the scheme is deemed essential and appropriate to the operator, laws and regulations on management an use of public property, special law and relevant law provisions; whether the basis and method for valuation of transferring right to operate maritime infrastructure is suitable; and matters in the scheme that need modifications;
d) Within 30 days, from receiving consultations from the Ministry of Finance and relevant agencies, the Ministry of Transport shall direct the infrastructure supervisor to complete the application; The Minister of Transport shall send a report on the scheme in question (together with copies of the application prescribed in Clause 5 hereof and consultations made by relevant agencies) to the Prime Minister; the Prime Minister shall then consider approving the scheme in question and provide guidance if the application is refused;
dd) According to the scheme for transferring right to operate maritime infrastructure approved by the Prime Minister prescribed in Clause 3 of this Article, the Ministry of Transport shall direct the infrastructure supervisor to hold an auction to choose the maritime infrastructure operator as prescribed in Clause 3 of this Article and enter into a concession contract as per the law.
7. The concession contract shall at least contain:
a) Details of transferor;
b) Details of transferee;
c) A list of infrastructural facilities to be conceded;
d) Transfer term; price; payment method and period; sections to be invested or upgraded and other necessities;
dd) Rights and obligations of parties;
e) Responsibilities for contract performance.
8. Within 90 days, from the date on which the contract is signed, the transferee shall pay a sum of concession price to the infrastructure supervisor. The infrastructure supervisor shall pay a sum of concession price to an escrow account within 3 working days from the date on which the concession payment is received.
Upon expiry of the aforesaid time limit in this Clause, if the transferee fails to pay or pay fully the sum under the contract, the infrastructure supervisor shall send a report enclosed with a copy or contract and payment document (if any) to the Department of Taxation (of province where the property is located) for consideration; the Department of Taxation shall then give notice of late payment interest amount in accordance with law on tax administration.
Deadline for payment and regulations on payment of late payment interest shall be specified in the Regulation on auctions and the concession contract.
9. The transferee has rights to:
a) Use and operate maritime infrastructure under the contract;
b) Charge using price or service price as per the law and according to the contract;
c) Enjoy incentive policies, investment incentives as prescribed in law on investment and relevant provisions;
d) Use property rights and conceded property to contribute as capital as per the law;
dd) File complaints or lawsuits as per the law if its rights and interests are infringed.
10. The transferee has obligations to:
a) Upgrade and extend the project as planned, on schedule and in good quality; maintain the infrastructure in accordance with the contract;
b) Notify the infrastructure supervisor of the state of infrastructure on a regular or irregular basis to ensure that the maritime transport operation keeps safe and smooth.
c) Take legal responsibility for any breach of the contract.
Article 16. Maritime infrastructure rent and maritime infrastructure concession price
1. Maritime infrastructure rent or maritime infrastructure concession price means a sum of money that a lessee or a transferee must pay to the state to operate the maritime infrastructure under the contract.
2. The maritime infrastructure rent includes fixed price and adjustable price.
Starting rent of facilities, warehouses, storage yards, buildings or auxiliary facilities shall be determined in conformity with market rents of the like-kind property or property that meets the same technical standards and quality requirements when the property is leased and fit for lease purposes.
3. The starting price of maritime infrastructure concession auction shall be determined as follows:
a) Fixed price is determined according to depreciation of property, principal and interests (if any), costs incurred when managing and operating the property;
b) Adjustable price is determined according to a percentage of annual revenue earned from operation of the maritime infrastructure;
c) The authority competent to approve the lease scheme shall choose the starting price either the fixed price or adjustable price according the rules that the fixed price is preferred when factors considered to determine fixed price are sufficient; in particular: If fixed price is used, the adjustable price remains unchanged; if the adjustable price is used, the fixed price remains unchanged.
4. The starting price of maritime infrastructure concession in the auction is determined according to residual value of the property at the concession time according to revaluation, remaining depreciation time, additional investment value, estimated expenses and revenues from the operation of maritime infrastructure during the concession time.
5. The Minister of Transport shall consider deciding the starting price of maritime infrastructure lease, starting price of maritime infrastructure concession as prescribed in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.
6. In case of maritime infrastructure associated with land and water surface not intended for business, the price of maritime infrastructure lease or concession is not inclusive of land rents or water surface rents.
In case of maritime infrastructure associated with land and water surface intended for business, the price of maritime infrastructure lease or concession is not inclusive of land rents or water surface rents.
7. The Ministry of Finance shall provide guidelines for this Article.
Article 17. Operation of land and water surface resources to establish funds for development of maritime infrastructure
1. The operation of land and water surface resources to establish funds for development of maritime infrastructure shall be carried out in accordance with Article 118 of Law on Management and Use of Public Property and legislation on land.
2. The infrastructure supervisor shall prepare and send a scheme for operating land and water surface to the Ministry of Transport, then the Ministry of Transport shall consult with the Ministry of Finance, relevant agencies and the People's Committee of province (where the land is located), and send the final scheme to the Prime Minister for consideration.
3. Contents of the scheme:
a) Bases and the necessity of scheme;
b) Area of land or water surface to be operated;
c) Methods for operating land or water surface;
d) Total investment in maritime infrastructure construction;
dd) Estimated proceeds from operation of land and water surface resources;
e) Other information about operation of land and water surface resources;
g) Responsibilities for scheme execution.
Article 18. Maritime-related fees
1. Schedules of maritime-related fees shall be made in accordance with laws and regulations on fees.
2. Maritime-related fees shall be collected, paid and managed in accordance with laws and regulations on fees and state budget and relevant law provisions.
3. The state shall empower maritime authorities to collect maritime-related fees.
Article 19. Management and use of proceeds from operation of maritime infrastructure and land and water surface resources to establish funds for development of maritime infrastructure
1. If the infrastructure supervisor operates the maritime infrastructure directly as prescribed in Article 13 hereof:
a) The proceeds from operation of maritime infrastructure being fees prescribed in Point a Clause 2 Article 12 hereof shall be managed and used in accordance with regulations and laws on fees and state budget;
b) The proceeds from operation of maritime infrastructure being revenues from provision of services prescribed in Point b Clause 2 Article 12 hereof shall be managed and used in accordance with financial mechanism applicable to the infrastructure supervisor as prescribed.
2. If maritime infrastructure or land and water surface resources are operated as prescribed in Articles 14, 15 and 17 hereof:
a) The proceeds from maritime infrastructure lease, maritime infrastructure concession and proceeds from operation of land and water surface resources shall be remitted to escrow accounts in the State Treasury held by:
The agency empowered to manage property prescribed in Clause 1 Article 19 of Law on Management and Use of Public Property, the operation scheme of which is subject to the Prime Minister’s approval;
or the Department of Finance (of province where the infrastructure supervisor is headquartered), if operation scheme of property is subject to the Minister of Transport’s approval.
b) Expenses associated with operation of property or land and water surface resources shall be estimated and submitted to the Ministry of Transport for approval, including costs of :
Stocktaking, determination of starting price, auction holding and other involved costs in case of maritime infrastructure lease prescribed in Article 14 hereof;
Stocktaking, determination of starting price, auction holding and other involved costs in case of maritime infrastructure concession prescribed in Article 15 hereof;
Operation of land and water surface resources to establish funds for development of maritime infrastructure as prescribed in Article 17 hereof.
3. The making of expense estimates; procedures for payment of expenses associated with operation of maritime infrastructure and land and water surface resources shall be carried out in accordance with Article 27 hereof.
4. Quarterly, the escrow account holder shall remit the remaining sum of proceeds from operation of property with paid costs to state budget in accordance with laws and regulations on state budget.
5. The proceeds from operation of maritime infrastructure and land and water surface resources that have remitted to state budget shall be preferred to be allocated in public projects, state budget expenditure estimates to build, upgrade, and innovate maritime infrastructure in accordance with law on public investment, state budget and relevant laws and regulations.
Section 5: ACTIONS AGAINST MARITIME INFRASTRUCTURE
Article 20. Actions against maritime infrastructure
1. Withdrawal.
2. Transfer.
3. Sale.
4. Using maritime infrastructure for payment to an investor in executing a construction project under a build-transfer contract (BT contract).
5. Disposal.
6. Action against maritime infrastructure in case of loss or damage.
7. Other actions as per the law.
Article 21. Withdrawal of maritime infrastructure
1. A maritime infrastructural facility shall be withdrawn in any of the following cases:
a) Any change to planning or decentralization takes place;
b) The facility is handed over to improper entities or for improper purposes; it is borrowed;
c) The facility is sold, leased, given, mortgaged, contributed as capital, and used in joint venture against the law;
d) The facility is handed over but no longer need for use or is operated in an ineffective manner;
dd) Other cases as per the law.
2. The power to withdraw:
a) The Prime Minister shall consider withdrawing maritime infrastructure in conjunction with national defense and security in consideration of request of Minister of Transport;
b) The Minister of Transport shall consider withdrawing maritime infrastructure which are associated with land and water surface not prescribed in Point a of this Clause in consideration of request of the Ministry of Transport;
c) The Minister of Transport shall consider withdrawing maritime infrastructure not prescribed in Points a and b of this Clause.
3. The maritime infrastructure to be withdrawn shall be:
a) transferred by competent authorities as prescribed in Article 22 hereof; or
b) sold as prescribed in Article 23 hereof.
4. A request for withdrawal of maritime infrastructure includes:
a) An request form of infrastructure supervisor: 1 original;
b) A request for withdrawal of the superior agency: 1 original;
c) A list of maritime infrastructural facilities to be withdrawn (using Form No. 06 of Appendix thereto): 1 original;
d) Other documents (if any): 1 copy;
5. Procedures for withdrawal of maritime infrastructure in case of voluntary return
a) The infrastructure supervisor shall prepare and send a request for withdrawal of maritime infrastructure as prescribed in Clause 4 of this Article to the Ministry of Transport;
b) Within 30 days from the date on which a valid request is received, the Minister of Transport shall consider withdrawing or request the competent authority (enclosed with copies of documentation prescribed in Clause 4 hereof) prescribed in Clause 2 hereof to consider withdrawing the maritime infrastructure;
c) The decision on withdrawal shall at least contain: The infrastructure supervisor which has the maritime infrastructure withdrawn; the authority which enforce the withdrawal decision; a list of infrastructural facilities (description, quantity, input value, and residual value); reasons for withdrawal; and implementation;
d) Upon receipt of the withdrawal decision, the decision enforcer shall receive maritime infrastructure in question; plan the actions against the infrastructure as prescribed in Clause 3 hereof; take planned actions which are approved as prescribed; and preserve and protect it while awaiting actions.
6. Procedures for withdrawal of maritime infrastructure in cases other than those prescribed in Clause 5, Clause 7 of this Article:
a) According to the request of an authority competent to inspect, audit, or impose penalties for administrative violations or a regulatory agency, the Minister of Transport shall consider withdrawing or request the competent authority prescribed in Clause 2 hereof to consider withdrawing the infrastructure;
b) Contents of the withdrawal decision and responsibilities of the infrastructure supervisor and decision enforcer as prescribed in Point c, Point d Clause 5 hereof.
7. In case of withdrawal of maritime infrastructure associated with land as prescribed in laws and regulations on land, before a decision on appropriation of land associated with maritime infrastructure, the competent authority shall appropriate land with consultation from the Ministry of Finance. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with involved agencies in providing consultation of plan for appropriation of land associated with maritime infrastructure.
The request for consultation must specify reasons for land appropriation, land area to be appropriated, proof that the land appropriation plan conforms to the land-use planning approved by competent authorities and other contents deemed necessary.
Article 22. Transfer of maritime infrastructure by competent authorities
1. A maritime infrastructural facility shall be transferred by competent authority in any of the following cases:
a) Any change to supervisor, decentralization, or property category;
b) The facility is handed over but no longer need for use or is operated in an ineffective manner;
c) Other cases as prescribed.
2. The power to decide transfer:
a) The Prime Minister shall consider transferring maritime infrastructure from an infrastructure supervisor affiliated to the Ministry of Transport to another enterprise in form of investment of state capital in enterprises or maritime infrastructure in conjunction with national defense and security at the request of the Minister of Transport, the Minister of Finance and involved agencies;
b) The Minister of Transport shall consider transferring maritime infrastructure not prescribed in Point a of this Clause between the Ministry of Transport and central and local ministries and agencies;
c) The Minister of Transport shall consider transferring maritime infrastructure not prescribed in Point a of this Clause between inferior agencies.
3. A request for transfer of maritime infrastructure includes:
a) A request for transferring maritime infrastructure made by infrastructure supervisor: 1 original;
b) A request for receipt of maritime infrastructure made by the recipient: 1 original;
c) A list of infrastructural facilities to be transferred using form No. 06 in the Appendix thereto (stating current purposes of use and expected purposes of use after transfer if the transfer is associated with switch of functional use): 1 original; <0}
d) Documentation in respect of switch of functional use (in case of transfer associated with switch of functional use): 1 copy;
dd) Other documents (if any): 1 copy.
4. Procedures for transfer of maritime infrastructure
a) The infrastructure supervisor shall prepare and send an request for transferring maritime infrastructure as prescribed in Clause 3 of this Article to the Ministry of Transport;
b) Within 30 days from the date on which a valid application is received, the Minister of Transport shall consider transferring the maritime infrastructure within their competence or give a reply if the application is not valid; or request the competent authority prescribed in Point a, Point b Clause 2 hereof for consideration after receiving consultation from involved agencies or give a reply if the application is not valid;
c) The decision on transfer shall at least contain: The infrastructure supervisor; infrastructure recipient; the list of infrastructural facilities to be transferred (description, quantity, input value, residual value); reasons for transfer; responsibilities for implementation;
d) Within 30 days, from the date on which the decision on transfer is issued, the infrastructure supervisor and the recipient shall: Hand over and receive the maritime infrastructure using Form No. 01 in Appendix thereto; record increase or decrease in property according to current accounting system; register ownership or use as per the law (if any); make declaration of property variation as prescribed in Article 28 hereof;
dd) Reasonable costs associated with transfer and receipt of maritime infrastructure shall be covered by the recipient as prescribed;
e) The infrastructure value shall not be paid upon its transfer.
Article 23. Selling maritime infrastructure
1. A maritime infrastructural facility shall be sold in any of the following cases:
a) It is withdrawn as prescribed in Article 21 hereof and is no longer intended for use;
b) The facility is handed over but no longer need for use or is operated in an ineffective manner;
c) The change in purpose of land use associated with change in functional use of maritime infrastructure takes place according to the planning approved by competent authority;
d) Other cases as per the law.
2. The power to sell maritime infrastructure
a) The Prime Minister shall consider selling maritime infrastructure in conjunction with national defense and security or property formed from projects subject to the Prime Minister’s decision to competent authorities at the request of the Ministry of Transport and relevant agencies;
b) The Minister of Transport shall consider selling maritime infrastructure which are associated with land and water surface not prescribed in Point a of this Clause in consideration of request of the Ministry of Transport and involved agencies;
c) The Minister of Transport shall consider selling maritime infrastructure not prescribed in Points a and b of this Clause.
3. The maritime infrastructure shall be sold in accordance with laws and regulations on property auction.
4. A request for sale of maritime infrastructure includes:
a) A request for sale made by infrastructure supervisor: 1 original;
b) A list of infrastructural facilities to be sold using Form No. 06 in Appendix thereto (stating reasons for sale, current purposes of use): 1 original;
c) Opinions of the specialized agency about land-use planning (in case of sale of infrastructure associated with land or water surface): 1 copy;
d) Other documents (if any): 1 copy.
5. Procedures for sale of maritime infrastructure
a) The infrastructure supervisor shall prepare and send a request for sale of maritime infrastructure as prescribed in Clause 4 of this Article to the Ministry of Transport;
b) Within 30 days from the date on which a valid request is received, the Minister of Transport shall consider selling the maritime infrastructure within their competence or give a reply if the request is not valid; or request the competent authority prescribed in Point a, Point b Clause 2 hereof for consideration after receiving consultation from involved agencies or give a reply if the application is not valid;
c) The decision on sale shall at least contain: The infrastructure supervisor; the list of facilities to be sold (description, quantity, input value, residual value according to accounting records); methods of sale; management and use of proceeds from the sale; responsibilities and deadline;
d) According to the decision on sale, the infrastructure supervisor shall determine the starting price and submit it to the competent authority for approval, and then sell the infrastructure as prescribed;
dd) Within 90 days, from the day on which the sale contract is signed, the purchaser shall make payment to the infrastructure supervisor. The infrastructure supervisor shall remit such a sum of purchase price to an escrow account within 3 working days from the date on which the payment is received.
Upon expiry of deadline prescribed in this Point, if the purchaser fails to pay or pay fully the purchase price under the contract, a late payment interest will be charged as prescribed in laws and regulations on tax administration. In this case, the infrastructure supervisor shall send a request enclosed with a copy of property sale contract and payment documents (if any) to the Department of Taxation (of province where the property is located) for consideration; the Department of Taxation shall then give notice of late payment interest amount in accordance with law on tax administration.
Deadline for payment and regulations on payment of late payment interest shall be specified in the Regulation on auctions and the sale contract.
e) The infrastructure supervisor shall issue sale invoice for public property to the purchaser in accordance with regulations and laws on management and use of public property. The infrastructure shall be handed over at the place where it is located after the purchaser makes the full payment;
g) Within 30 days, from the completion date of property auction, the infrastructure supervisor shall record the decrease in property and make a declaration of property variation as prescribed in Article 28 hereof.
Article 24. Disposal of maritime infrastructure
1. A maritime infrastructural facility shall be disposed of in any of the following cases:
a) The facility is damaged and cannot be used or the repair does not work;
b) Demolishing old maritime infrastructure to build new maritime infrastructure according to a project approved by the competent authority;
c) The competent authority adjusts a planning that leads a part or the whole of maritime infrastructure unusable, not as normal as its functions;
d) Other cases as per the law.
2. The Minister of Transport shall consider disposing of maritime infrastructure or empower certain authorities to do so.
3. A maritime infrastructural facility shall be disposed of in the form of demolition or destruction. The withdrawn materials shall be:
a) handed over to the agency acquiring the property to be disposed of to use them in maintenance if the property is usable: The Minister of Transport shall consider bringing withdrawn materials into operation; in this circumstance, their value shall be recorded as increase in the estimate or maintenance contract;
b) transferred to other entities for management and operation. The Minister of Transport shall consider transferring such materials to its inferior agencies; the Minister of Finance shall consider transferring such materials to agencies not affiliated to the Ministry of Transport at the request of the Ministry of Transport, central ministries, or involved the People's Committee of province;
c) sold, if they cannot be used<0}
4. A request for disposal of maritime infrastructure includes:
a) A request for disposal made by infrastructure supervisor: 1 original;
b) A list of infrastructural facilities to be disposed of using Form No. 06 in Appendix thereto (stating reasons for disposal): 1 original;
c) Other documents (if any): 1 copy.
5. Procedures for disposal of maritime infrastructure:
a) The infrastructure supervisor shall prepare and send a request for disposal of infrastructure prescribed in Clause 4 hereof to the competent authority prescribed in Clause 2 hereof;
b) Within 30 days, from the date on which a valid request is received, the competent authority prescribed in Clause 2 hereof shall consider disposing of the maritime infrastructure or give a reply if the request is invalid. If the materials withdrawn from disposal are transferred to an agency not affiliated to the Ministry of Transport, the Ministry of Transport shall request the Ministry of Finance to consider within its authority,
c) The decision on disposal shall at least contain: The infrastructure supervisor; a list of infrastructural facilities to be disposed of (description, quantity, input value, residual value, reasons for disposal); disposal method; actions against withdrawn materials; management and use of proceeds from disposal; responsibilities for implementation;
d) According to the decision on disposal made by the competent authority, the infrastructure supervisor shall demolish or destroy the infrastructure and take actions against the withdrawn materials as prescribed. The withdrawn materials shall be sold in accordance with Article 31 of Decree No. 151/2017/ND-CP dated December 26, 2017 on guidelines for Law on Management and Use of Public Property.
dd) From the completion date of disposal, the infrastructure supervisor shall record the decrease in property and make a declaration of property variation as prescribed in Article 28 hereof and relevant law provisions.
Article 25. Action against maritime infrastructure in case of loss or damage
1. The maritime infrastructure is considered lost or damaged it is so due to natural disasters or conflagration or other reasons.
2. The Minister of Transport shall take an action against maritime infrastructure or empower certain authorities to do so as prescribed in Clause 1 hereof.
3. A request for action against maritime infrastructure in case of loss or damage includes:
a) A request form for actions against maritime infrastructure being lost or damaged: 1 original;
b) A report confirming that the infrastructure is lost or damaged: 1 original;
c) A list of maritime infrastructural facilities which are lost or damaged (using Form No. 06 of Appendix thereto): 1 original;
d) Proof of loss or damage (if any): 1 copy.
4. Procedures for actions against maritime infrastructure in case of loss or damage
a) Within 30 days from the date on which the infrastructure is discover lost or damaged, the infrastructure supervisor shall prepare and send a request prescribed in Clause 3 hereof to the competent authority for consideration;
b) Within 30 days, from the date on which a valid request is received, the competent authority prescribed in Clause 2 hereof shall issue a decision on actions against the maritime infrastructure in case of loss or damage;
c) The decision on actions against the maritime infrastructure in case of loss or damage shall at least contain: the infrastructure supervisor; a list of lost or damaged infrastructural facilities accounted for as a decrease in accounting record (description, quantity, input value, residual value according to accounting records); reasons for loss or damage; responsibilities for implementation.
5. Within 30 days from the date on which the aforesaid decision is issued, the infrastructure supervisor shall account for a decrease as prescribed in laws and regulations on accounting; and make a declaration of property variation as prescribed in Article 28 hereof.
6. The state budget shall finance a source of fund for rectify the loss or damage to ensure that the maritime operation keeps safe and smooth.
If a sum of money is given as payment for damage or loss by an insurer or a relevant entity, such sum of money shall be managed as prescribed in Clause 1 Article 27 hereof, less relevant costs (if any) which are remitted to state budget and then allocated to a public project or state budget expenditure estimate to build an alternative infrastructure as prescribed in law on state budget, public investment and relevant law provisions.
Article 26. Management and use of maritime infrastructure in form of public-private partnership (PPP)
1. The building, management, and operation of maritime infrastructure in form of PPP and transfer of maritime infrastructure under PPP shall be done in accordance with Article 95, Article 96 of Law on Management and Use of Public Property.
2. If the maritime infrastructure is used to pay to the investor when executing construction project under the BT contract in accordance with Government's corresponding regulations on public property paid to investors.
3. The use of maritime infrastructure to participate in an investment project under PPP, other than the contract prescribed in Clause 2 of this Article is provided for as follows:
a) The Prime Minister shall consider using existing maritime infrastructure to participate in PPP investment projects at the request of the Minister of Transport, opinions of the Ministry of Finance and involved agencies.
A Prime Minister’s decision on use of existing property to participate in PPP investment projects is the rationale for the competent authority to decide or request other competent authorities to decide investment policies in accordance with laws on investment and public investment;
b) According to the Prime Minister’s decision on use of existing property to participate in PPP investment projects, the PPP investment projects approved by the competent authority and the equivalent contract, the infrastructure supervisor shall hand over the property to the investor for project execution. The handover shall be recorded in writing, using form No. 01 prescribed in Appendix thereto.
Article 27. Management and use of proceeds from actions against maritime infrastructure
1. All of proceeds from actions against maritime infrastructure shall be remitted to escrow accounts in State Treasury held by:
a) The agency empowered to manage property prescribed in Clause 1 Article 19 of Law on Management and Use of Public Property, the operation scheme of which is subject to the Prime Minister’s approval or the Minister of Finance’s approval;
b) The Department of Finance (of province where the supervisor is headquartered), if the maritime infrastructure is subject to the Minister of Transport’s approval.
2. The escrow account shall be monitored individually.
3. The infrastructure supervisor shall make budget estimates of expenses associated with actions against maritime infrastructure and send them to the Ministry of Transport for approval. The expenses associated with actions against maritime infrastructure include those incurred in:
a) Stocktaking, drawing;
b) Relocation, demolition, and destruction;
c) Valuation and appraisal;
d) Sale holding;
dd) Other reasonable involved costs.
4. Grounds for making of estimates prescribed in Clause 3 hereof:
a) Specific expenditures, expenditures with quotas and polices prescribed by competent authorities shall be estimated according to corresponding regulations;
b) Services relevant to actions against the maritime infrastructure shall be performed in conformity with the equivalent contract concluded by the infrastructure supervisor and the provider. The aforesaid provider shall be selected as per the law;
c) Amounts of expenditures not specified in Point a, Point b of this Clause shall be determined by the agency empowered to sell or dispose of maritime infrastructure in accordance with current financial management regulations and that agency shall take responsibility for such a determination.
5. Within 30 days, from the completion date of actions against maritime infrastructure, the infrastructure supervisor shall prepare and send a request for payment to the escrow account holder. The head shall take legal responsibility for the accuracy of the proposed payment. The request consists of:
a) A request form made by the infrastructure supervisor (stating proceeds from actions against maritime infrastructure, total costs thereof, details of accounts receiving payment) enclosed with a detailed list of expenses: 1 original;
b) A decision on action against maritime infrastructure: 1 copy;
c) Documents proving expenses: Expenditure estimate; contracts for valuation, auction, and demolition; invoices (if any): 1 copy.
6. Within 30 days, from the date on which satisfactory application, the escrow account holder shall allocate the sum of money to the agency empowered to sell or dispose of maritime infrastructure for paying costs associated with actions against maritime infrastructure.
7. Quarterly, the escrow account holder shall remit the remaining sum of proceeds from actions against maritime infrastructure with paid costs to state budget in accordance with laws and regulations on state budget.
8. If the proceeds from sale or disposal of maritime infrastructure are insufficient to cover the costs, the deficit shall be financed from state budget estimated fund managed by the infrastructure supervisor.
Section 6: REPORTING AND MARITIME INFRASTRUCTURE DATABASE
Article 28. Maritime infrastructure-related reports
1. Maritime infrastructure shall be declared and updated in the maritime infrastructure database for consistent management.
2. Forms of maritime infrastructure declarations:
a) Initial declaration in case of maritime infrastructure under management on the effective date of this Decree;
b) Additional declarations in case of new maritime infrastructure or maritime infrastructure from which any change to infrastructure supervisor or itself arises after the effective date of this Decree.
3. The infrastructure supervisor shall make and send declarations using Form No. 02 in Appendix thereto to the Ministry of Transport; the declarations bearing confirmation of the Ministry of Transport shall be inserted to the maritime infrastructure database. A declaration shall be submitted within 30 days, from the date on which maritime infrastructure is received according to the decision made by competent authority or any change to the supervisor or the maritime infrastructure itself arises.
4. Reports on management, use and operation of maritime infrastructure: The infrastructure supervisor shall send annual reports on management, use and operation of maritime infrastructure in the previous year and irregular reports at the request of competent authorities.
5. Forms of reports:
a) Report on management of maritime infrastructure (using Form No. 03 of Appendix thereto);
b) Report on actions against maritime infrastructure (using Form No. 04 of Appendix thereto);
c) Report on operation of maritime infrastructure (using Form No. 05 of Appendix thereto).
6. Deadline for submitting annual reports on management, use and operation of maritime infrastructure:
a) The infrastructure supervisor shall send such a report to the Ministry of Transport prior to February 28;
b) The Ministry of Transport shall send a final report on management and use of maritime infrastructure to the Ministry of Finance prior to March 15;
c) The Ministry of Finance shall send a report on management and use of maritime infrastructure nationwide to the Government for reporting to the National Assembly at the request and announcing the public maritime infrastructure.
Article 29. Maritime infrastructure database
1. The maritime infrastructure database is an integral part of the national database in respect of public property, which is built and managed nationwide; its contents are considered as lawful as those in hard copies.
2. The Ministry of Transport shall take charge and cooperate with the Ministry of Finance and involved agencies in building and managing maritime infrastructure database provided meeting the following requirements:
a) In accordance with Vietnam electronic government architectural framework, in conformity with national database technical standards, technical regulations and standards for information technology, information safety and security and economic and technical norms;
b) Ensure interoperability, the ability to integrate, and connect to the national database of public property; ensure information sharing and extensibility of data fields in system design and application software.
3. The Ministry of Transport shall direct the infrastructure supervisor to make and send declarations and insert them to the maritime infrastructure database as prescribed.
1. Responsibilities of the Ministry of Transport
a) Take charge for promulgating and issuing regulations on maintenance of maritime infrastructure;
b) Direct and provide guidelines for making of lists of maritime infrastructural facilities for the purposes of accounting, depreciation determination, reporting, and building of the maritime infrastructure database;
c) Take charge and cooperate with the Ministry of Finance in building maritime infrastructure database nationwide to integrate it into the national database of public property; send reports on management, use, and operation of maritime infrastructure in accordance with law on management and use of public property and at the request of competent authorities;
d) Cooperate with the Ministry of Finance in providing guidelines for determination of starting price for auction of maritime infrastructure operation in form of lease or concession;
dd) Perform other duties and rights as prescribed in this Decree.
2. Responsibilities of the Ministry of Finance:
a) Stipulate accounting regulations on maritime infrastructure;
b) Stipulate regulations on management and determination of maritime infrastructure depreciation;
c) Provide guidelines for determination of starting price for auction of maritime infrastructure operation in form of lease or concession;
d) Take charge and cooperate with the Ministry of Transport in provide guidelines for integrating maritime infrastructure database into national database of public property;
dd) Perform other duties and rights as prescribed in this Decree.
3. Ministries, central ministries and People's Committees of provinces shall cooperate with the Ministry of Transport and the Ministry of Finance in managing, using and operating maritime infrastructure as prescribed in this Decree.
Article 31. Transitional regulations
1. Within 12 months from the effective date of this Decree, the Ministry of Transport shall direct infrastructure supervisors prescribed in Clause 2 Article 2 of this Decree to cooperate with relevant agencies in reviewing, classifying, and valuing existing maritime infrastructure for the purposes of management, use and operation as prescribed in this Decree.
While the reviewing, classification, making, and approval for the plans for management of maritime infrastructure are in progress, the Ministry of Transport shall direct relevant agencies to manage and use maritime infrastructure in accordance with law on public property, special law on maritime and relevant law provisions, ensure that the maritime operation keeps safe and smooth.
2. Contracts for operation of maritime infrastructure signed by competent authorities before effective date of this Decree shall keep being executed until their expiry dates. All revisions to contracts made from the effective date of this Decree shall be conformable to this Decree.
3. Tasks stated in a document issued by a competent authority determining actions against maritime infrastructure before effective date of this Decree shall keep being performed; tasks remain unperformed until effective date of this Decree and management and use of proceeds from actions against the maritime infrastructure shall be done in accordance with this Decree.
4. In case of other state-funded maritime infrastructure under management of a ministry (other than the Ministry of Transport), central ministry, or local government, the corresponding ministry, central ministry, or the People's Committee of province shall request the Ministry of Finance to cooperate with the Ministry of Transport to report on management and use of maritime infrastructure to the Prime Minister in accordance with this Decree.
1. This Decree comes into force as of March 12, 2018.
2. Section 5 of Government's Decree No. 58/2017/ND-CP dated May 10, 2017 on guidelines for Vietnam Maritime Code in terms of management of maritime operation shall cease to be effective from effective date of this Decree.
3. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of governmental agencies, Chairpersons of provincial People's Committees and heads of involved agencies shall implement this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |