Chương I Luật Thanh tra 2010: Những quy định chung
Số hiệu: | 15/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 21/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 26/07/2017 | Số công báo: | Từ số 519 đến số 520 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cho phép sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh
Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 đã được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2017.
Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê trong các trường hợp:
- Tài sản được giao, đầu tư mua sắm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất.
- Tài sản không do ngân sách Nhà nước đầu tư được mua sắm theo dự án do cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động kinh doanh, cho thuê.
Thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh cho thuê cụ thể như sau:
- Đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan TW, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt đề án.
- Đối với tài sản khác do Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt.
Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có hiệu lực từ 01/01/2018 và thay thế Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân.
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
2. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
4. Định hướng chương trình thanh tra là văn bản xác định phương hướng hoạt động thanh tra trong 01 năm của ngành thanh tra do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ.
5. Kế hoạch thanh tra là văn bản xác định nhiệm vụ chủ yếu về thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong 01 năm do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra xây dựng để thực hiện Định hướng chương trình thanh tra và yêu cầu quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
6. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
7. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
8. Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
1. Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);
c) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
d) Thanh tra sở;
đ) Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Hoạt động thanh tra do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện.
1. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong hoạt động thanh tra phải tuân theo quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra, có quyền giải trình về nội dung thanh tra, có quyền và trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra phải cung cấp đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp; có quyền và trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan Công an, Viện kiểm sát có trách nhiệm xem xét kiến nghị khởi tố vụ án hình sự do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyển đến và trả lời bằng văn bản về việc xử lý kiến nghị đó.
3. Cơ quan, tổ chức hữu quan khác khi nhận được yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra có trách nhiệm thực hiện và trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý đó.
1. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động.
Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đó hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để Ban thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ của mình.
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.
2. Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao.
3. Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
4. Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.
5. Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
6. Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra nhà nước; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.
7. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra.
8. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
9. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for the organization and activities of state inspection and people's inspection.
Article 2. Purposes of inspection activities
Inspection activities aim to detect loopholes in management mechanisms, policies and laws, then recommend remedies to competent state agencies; prevent, detect and handle law violations; assist agencies, organizations and individuals in properly observing law; bringing into play positive factors; contribute to raising the effect and effectiveness of state management activities; and protect the interests of the State and the rights and legitimate interests of agencies, organizations and individuals.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law the terms below are construed as follows:
1. State inspection means the examination, assessment and handling by competent state agencies of the implementation of policies and laws, and the performance of tasks and exercise of powers by agencies, organizations and individuals according to the order and procedures specified by law. State inspection includes administrative inspection and specialized inspection.
2. Administrative inspection means inspection conducted by competent state agencies of the implementation of policies and laws and the performance of tasks and exercise of powers by agencies, organizations and individuals under these agencies' management.
3. Specialized inspection means inspection conducted by competent slate agencies in specific sectors or domains of the observance of specialized laws, professional-technical regulations and management rules of these sectors or domains by agencies, organizations and individuals under these agencies' management.
4. Inspection program orientations means a document setting out the orientations for inspection activities of the inspection sector in a year proposed by the Inspector General of the Government Inspectorate and approved by the Prime Minister.
5. Inspection plan means a document selling out major inspection tasks of an agency performing the inspection function in a year and elaborated by the head of this agency for implementing the inspection program orientations and management requirements of the head of the state management agency of the same level.
6. Agencies assigned to perform the specialized inspection function means agencies performing the stale management in specific sectors or domains, including directorates and departments of ministries and branches of provincial-level departments, which are assigned to perform the specialized inspection function.
7. Person assigned to perform the specialized inspection task means a civil servant assigned to perform the inspection task of an agency assigned to perform the specialized inspection function.
8. People's inspection means a form of people's supervision through the people's inspection boards of the implementation of policies and laws, the settlement of complaints and denunciations, the observance of the law on grassroots democracy by responsible agencies, organizations and individuals in communes, wards, district townships, state agencies, public non-business units and state enterprises.
Article 4. Agencies performing the inspection function
1. State inspection agencies, including:
a/The Government Inspectorate;
b/ Inspectorates of ministries and ministerial-level agencies (below collectively referred to as ministerial inspectorates):
c/ Inspectorates of provinces and centrally run cities (below collectively referred to as provincial inspectorates);
d/ Inspectorates of provincial-level departments;
e/ Inspectorates of rural districts, urban districts, towns and provincial cities (below collectively referred to as district inspectorates).
2. Agencies assigned to perform the specialized inspection function.
Article. 5. Functions of state inspection agencies
State inspection agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, perform and assist competent state agencies in performing the state management of inspection work, settlement of complaints and denunciations and prevention and combat of corruption; and inspect and settle complaints and denunciations and prevent and combat corruption under law.
Article 6. Inspection activities
Inspection activities shall be conducted by inspection teams, inspectors and persons assigned to perform the specialized inspection task.
Article 7. Principles of inspection activities
1. Compliance with law; assurance of accuracy, objectiveness, honesty, publicity, democracy and promptness.
2. No overlap in the scope, subjects, contents and duration of inspection among agencies performing the inspection function: and no obstruction to normal operations of inspected agencies, organizations and individuals.
Article 8. Responsibilities of heads of state agencies
The Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People's Committees), heads of professional agencies of provincial-level People's Committees, chairpersons of People's Committees of rural districts, urban districts, towns and provincial cities (below referred to as district-level People's Committees) and heads of agencies assigned to perform the specialized inspection function shall, within the ambit of their respective tasks and powers, organize and direct inspection activities, and promptly respond to inspection conclusions and recommendations and be held responsible before law for their acts and decisions.
Article 9. Responsibilities of heads of state inspection agencies, heads of agencies assigned to perform the specialized inspection function, heads of inspection teams, inspectors, persons assigned to perform the specialized inspection task, inspection collaborators and other members of inspection teams
In inspection activities, heads of state inspection agencies, heads of agencies assigned to perform the specialized inspection function, heads of inspection teams, inspectors, persons assigned to perform the specialized inspection task, inspection collaborators and other members of inspection teams shall observe this Law and other relevant laws, and be held responsible before law for their acts and decisions.
Article 10. Responsibilities and rights of inspected and related agencies, organizations and individuals
1. Inspected agencies, organizations and individuals shall comply with inspection requests, recommendations and decisions, may explain inspection contents, and have other rights and responsibilities under this Law and other relevant laws.
2. Agencies, organizations and individuals that have information and documents related to inspection contents shall fully and promptly provide them at the request of inspection decision issuers, heads of inspection teams, inspectors, persons assigned to perform the specialized inspection task, inspection collaborators and other members of inspection teams, lake responsibility for the accuracy and truthfulness of provided information and documents, and have other rights and responsibilities under this Law and other relevant laws.
Article 11. Coordination between agencies performing the inspection function and concerned agencies and organizations
1. Agencies performing the inspection function shall, within their respective tasks and powers, coordinate with (he Public Security, the Procuracy and concerned agencies and organizations in preventing, detecting and handling law violations.
2. Within the ambit of their respective tasks and powers, the Public Security and the Procuracy shall consider recommendations on institution of criminal cases from agencies performing the inspection function and reply in writing on handling of these recommendations.
3. Upon receiving inspection requests, recommendations and handling decisions, other concerned agencies and organizations shall comply with these requests, recommendations and handling decisions and reply in writing on their compliance.
Article 12. People's inspection boards
1. People's inspection boards established in communes, wards and townships shall be organized and operate under the guidance and direction of the Vietnam Fatherland Front Committees in these communes, wards and townships.
People's inspection boards established in state agencies, public non-business units and state enterprises shall be organized and operate under the guidance and direction of the grassroots Trade Union Executive Committees in these agencies, units and enterprises.
2. Chairpersons of People's Committees of communes, wards and townships (below collectively referred to as commune-level People's Committees) and heads of state agencies, public non-business units and state enterprises shall create conditions for people's inspection boards to perform their tasks.
1. Abusing one's position or inspection powers to commit illegal acts, to harass for bribes, or cause difficulties or troubles to inspected subjects.
.2. Conducting inspection beyond assigned competence, scope or contents.
3. Intentionally refraining from issuing inspection decisions upon detecting signs of law violation; making untruthful conclusions, illegal decisions or handling; covering up agencies, organizations and individuals that commit law violations.
4. Disclosing information or documents on inspection contents in the inspection process before official conclusions are made.
5. Providing inaccurate or untruthful information or documents; appropriating or destroying documents or material evidences related to inspection contents.
6. Opposing, obstructing, bribing, intimidating, taking revenge on or bullying persons performing the inspection task or providing information or documents to state inspection agencies; causing difficulties to inspection activities.
7. Illegally intervening in inspection activities, taking advantage of one's influence on persons performing the inspection task.
8. Giving, receiving or brokering bribes.
9. Committing other acts prohibited by law.