Chương III Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017:Chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
Số hiệu: | 15/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 21/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 26/07/2017 | Số công báo: | Từ số 519 đến số 520 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cho phép sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh
Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 đã được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2017.
Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê trong các trường hợp:
- Tài sản được giao, đầu tư mua sắm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất.
- Tài sản không do ngân sách Nhà nước đầu tư được mua sắm theo dự án do cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động kinh doanh, cho thuê.
Thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh cho thuê cụ thể như sau:
- Đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan TW, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt đề án.
- Đối với tài sản khác do Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt.
Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có hiệu lực từ 01/01/2018 và thay thế Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ và tài sản khác gắn liền với đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ.
2. Quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ.
3. Xe ô tô và phương tiện vận tải khác; máy móc, thiết bị.
4. Quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu.
5. Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan nhà nước.
2. Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. Tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có các quyền sau đây:
a) Sử dụng tài sản công phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài sản công được giao theo chế độ quy định;
c) Được Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp;
d) Khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
đ) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo vệ, sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm;
b) Lập, quản lý hồ sơ tài sản công, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quy định của Luật này và pháp luật về kế toán;
c) Báo cáo và công khai tài sản công theo quy định của Luật này;
d) Thực hiện nghĩa vụ tài chính trong sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật;
đ) Giao lại tài sản công cho Nhà nước khi có quyết định thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền;
e) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; giám sát của cộng đồng, cán bộ, công chức, viên chức và Ban Thanh tra nhân dân trong quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
g) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có các quyền sau đây:
a) Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao;
b) Giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản công được giao quản lý, sử dụng;
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
d) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có các nghĩa vụ sau đây:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản công được Nhà nước giao;
b) Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật có liên quan, bảo đảm sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, tiết kiệm, hiệu quả;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng tài sản công được Nhà nước giao;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật;
đ) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là các quy định về chủng loại, số lượng, mức giá, đối tượng được sử dụng do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.
Quy định về mức giá trong định mức sử dụng tài sản công là giá đã bao gồm các loại thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; trường hợp được miễn các loại thuế thì phải tính đủ số thuế được miễn để xác định định mức.
2. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công được sử dụng làm căn cứ để lập kế hoạch và dự toán ngân sách; giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản công; quản lý, sử dụng và xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
1. Đúng thẩm quyền.
2. Tuân thủ trình tự, thủ tục ban hành theo quy định của pháp luật.
3. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; khả năng của ngân sách nhà nước; mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với các tài sản công sau đây:
a) Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;
c) Tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với các tài sản công sau đây:
a) Tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Nhà ở công vụ;
c) Máy móc, thiết bị và các loại tài sản công được sử dụng phổ biến tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, trừ tài sản công quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Căn cứ quy định của cơ quan, người có thẩm quyền tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
4. Căn cứ quy định của cơ quan, người có thẩm quyền tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, Bộ, cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
5. Căn cứ quy định của cơ quan, người có thẩm quyền tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
6. Đối với tài sản công không được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này quyết định tiêu chuẩn, định mức để áp dụng trong phạm vi quản lý.
7. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại đơn vị mình, trừ tiêu chuẩn, định mức diện tích làm việc, xe ô tô, máy móc, thiết bị của các chức danh quản lý.
1. Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm tự kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.
3. Việc kiểm tra tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công được thực hiện trong toàn bộ quy trình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, xử lý tài sản công.
4. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có hành vi vi phạm tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Nguồn hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước bao gồm:
a) Tài sản bằng hiện vật do Nhà nước giao;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành;
b) Phù hợp với nguồn tài sản và nguồn kinh phí được phép sử dụng;
c) Tuân thủ phương thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan;
d) Công khai, minh bạch và đúng chế độ quy định.
1. Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước trong trường hợp thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức.
2. Tài sản giao cho cơ quan nhà nước sử dụng bao gồm:
a) Tài sản do Nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm;
b) Tài sản thu hồi theo quy định tại Điều 41 của Luật này;
c) Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước quy định tại Mục 1 Chương VI của Luật này;
d) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân quy định tại Mục 2 Chương VI của Luật này;
đ) Đất được giao để xây dựng trụ sở theo quy định của pháp luật về đất đai;
e) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền quyết định giao tài sản công được thực hiện theo phân cấp của Chính phủ và các quy định sau đây:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giao tài sản công quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều này cho Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ tài sản quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định giao tài sản công quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều này do Bộ, cơ quan trung ương đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc quản lý cho cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
c) Ủy ban nhân dân các cấp quyết định giao tài sản công quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều này do cấp mình đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc quản lý cho cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao tài sản công quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Cơ quan đang quản lý tài sản công thực hiện bàn giao tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều này.
1. Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước được đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước chưa có trụ sở làm việc hoặc trụ sở làm việc hiện có không bảo đảm điều kiện làm việc theo quy định của pháp luật mà Nhà nước không có trụ sở làm việc để giao và không thuộc trường hợp thuê trụ sở làm việc;
b) Sắp xếp lại hệ thống trụ sở làm việc để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
2. Trụ sở làm việc được đầu tư xây dựng theo một trong các mô hình sau đây:
a) Khu hành chính tập trung;
b) Trụ sở làm việc độc lập.
3. Khu hành chính tập trung là tổ hợp trụ sở làm việc được quy hoạch và xây dựng tập trung tại một khu vực để bố trí cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng sử dụng. Việc đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, giảm chi phí hành chính và thuận tiện trong giao dịch cho các tổ chức và công dân;
b) Đáp ứng mục tiêu, yêu cầu hiện đại hóa công sở; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; phù hợp với định hướng biên chế được phê duyệt và tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc;
c) Nguồn kinh phí xây dựng khu hành chính tập trung được bố trí từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị được bố trí trụ sở làm việc tại khu hành chính tập trung có trách nhiệm bàn giao lại trụ sở làm việc tại vị trí cũ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc được thực hiện theo các phương thức sau đây:
a) Giao tổ chức có chức năng thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc theo mô hình khu hành chính tập trung;
b) Giao cơ quan nhà nước trực tiếp sử dụng trụ sở làm việc hoặc tổ chức có chức năng thực hiện đầu tư xây dựng theo mô hình trụ sở làm việc độc lập.
Cơ quan, tổ chức được giao thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc phải có đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan;
c) Đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư;
d) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
5. Việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc theo hình thức đối tác công tư:
a) Được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu. Trường hợp sử dụng trụ sở làm việc hiện có của cơ quan nhà nước để tham gia dự án thì phải có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Cơ quan nhà nước đang quản lý trụ sở làm việc có trách nhiệm theo dõi, báo cáo phần trụ sở làm việc được sử dụng để tham gia dự án trong quá trình thực hiện dự án;
c) Nhà đầu tư được quản lý, sử dụng, khai thác phần tài sản thuộc về nhà đầu tư trong thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng; nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng, khai thác phần tài sản của mình cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án, bảo đảm điều kiện kỹ thuật vận hành công trình bình thường, phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án.
Trường hợp thực hiện dự án đầu tư theo hình thức cùng khai thác thì việc khai thác phần tài sản thuộc về nhà đầu tư phải bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước;
d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và phương án xử lý đối với tài sản do nhà đầu tư chuyển giao theo quy định tại Mục 2 Chương VI của Luật này.
1. Việc mua sắm trụ sở làm việc và tài sản công khác được áp dụng trong trường hợp cơ quan nhà nước chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức nhưng Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công.
2. Việc mua sắm tài sản công được thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung hoặc mua sắm phân tán.
3. Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng bắt buộc đối với tài sản thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Đối với tài sản không thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản cùng loại thì có thể thống nhất gộp thành một gói thầu để giao cho một trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mua sắm hoặc giao cho đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc mua sắm.
4. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
1. Cơ quan nhà nước được thuê tài sản phục vụ hoạt động khi chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà nước không có tài sản để giao theo quy định tại Điều 29 của Luật này và không thuộc trường hợp khoán kinh phí theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;
b) Sử dụng tài sản trong thời gian ngắn hoặc sử dụng không thường xuyên;
c) Việc thuê tài sản hiệu quả hơn so với việc đầu tư xây dựng, mua sắm.
2. Phương thức thuê, việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp thuê mua tài sản thì thực hiện theo quy định tại Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Việc khoán kinh phí sử dụng tài sản công được áp dụng đối với nhà ở công vụ, xe ô tô phục vụ chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan nhà nước và tài sản khác theo chế độ quản lý, sử dụng đối với từng loại tài sản công.
2. Việc khoán kinh phí được áp dụng đối với các đối tượng có tiêu chuẩn sử dụng tài sản công.
3. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, phương pháp xác định mức khoán và việc thanh toán kinh phí khoán sử dụng tài sản công.
1. Việc sử dụng tài sản công phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 6 của Luật này.
2. Không được cho mượn, sử dụng tài sản công vào mục đích cá nhân.
3. Cơ quan nhà nước được sử dụng hội trường, phương tiện vận tải chưa sử dụng hết công suất cho cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội sử dụng chung theo đúng công năng của tài sản, bảo đảm an ninh, an toàn và được thu một khoản kinh phí để bù đắp chi phí trực tiếp liên quan đến vận hành tài sản trong thời gian sử dụng theo quy định của Chính phủ.
4. Cơ quan nhà nước được sử dụng nhà ở công vụ, quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và tài sản công khác để khai thác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; việc quản lý, sử dụng số tiền thu được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Phương thức quản lý vận hành tài sản công bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công trực tiếp thực hiện quản lý vận hành tài sản công được giao quản lý, sử dụng;
b) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý khu hành chính tập trung thực hiện việc quản lý vận hành khu hành chính tập trung;
c) Thuê đơn vị có chức năng thực hiện quản lý vận hành.
2. Nội dung quản lý vận hành tài sản công bao gồm:
a) Điều khiển, duy trì hoạt động, bảo dưỡng thường xuyên tài sản công;
b) Cung cấp dịch vụ bảo vệ, vệ sinh môi trường và dịch vụ khác bảo đảm cho tài sản công hoạt động bình thường.
3. Việc lựa chọn đơn vị có chức năng quản lý vận hành tài sản công trong trường hợp áp dụng phương thức quản lý vận hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Cơ quan nhà nước có tài sản công hoặc cơ quan, đơn vị được giao quản lý khu hành chính tập trung ký hợp đồng và thanh toán chi phí cho đơn vị quản lý vận hành tài sản công.
1. Cơ quan nhà nước được giao đất sử dụng ổn định lâu dài theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước được giao đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Trước khi quyết định giao, thu hồi đất thuộc trụ sở làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính đối với trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc trung ương hoặc của Sở Tài chính đối với trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc địa phương về sự phù hợp của phương án giao, thu hồi với chức năng, nhiệm vụ, biên chế và tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.
1. Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công và cơ quan, đơn vị được giao quản lý khu hành chính tập trung có trách nhiệm lập, quản lý hồ sơ đối với tài sản được giao quản lý.
2. Hồ sơ về tài sản công bao gồm:
a) Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản;
b) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và các báo cáo khác về tài sản;
c) Dữ liệu về tài sản tại cơ quan nhà nước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
1. Tài sản công phải được thống kê, kế toán kịp thời, đầy đủ về hiện vật, giá trị theo quy định của pháp luật về thống kê, pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.
2. Tài sản công là tài sản cố định phải được tính hao mòn theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm và kiểm kê theo quyết định kiểm kê, đánh giá lại tài sản công của Thủ tướng Chính phủ, xác định tài sản thừa, thiếu và nguyên nhân để xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công.
4. Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Giao, kiểm kê, điều chuyển tài sản mà tài sản đó chưa được hạch toán trên sổ kế toán;
d) Bán, thanh lý tài sản;
đ) Tài sản bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, hoả hoạn hoặc nguyên nhân khác;
e) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
5. Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.
1. Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công hoặc cơ quan, đơn vị quản lý vận hành tài sản công có trách nhiệm thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này ban hành.
2. Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại cơ quan nhà nước theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật.
3. Thẩm quyền ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công:
a) Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
b) Đối với tài sản công chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại điểm a khoản này, căn cứ vào hướng dẫn của nhà sản xuất và thực tế sử dụng tài sản, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hoặc phân cấp thẩm quyền quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa áp dụng đối với tài sản công tại các cơ quan thuộc phạm vi quản lý.
1. Thu hồi.
2. Điều chuyển.
3. Bán.
4. Sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
5. Thanh lý.
6. Tiêu hủy.
7. Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
8. Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
1. Tài sản công bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng;
b) Được Nhà nước giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây dựng trụ sở khác để thay thế;
c) Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn;
d) Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
đ) Tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ;
e) Phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
g) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước;
h) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước có tài sản bị thu hồi có trách nhiệm bàn giao tài sản cho cơ quan quy định tại khoản 3 Điều này theo đúng quyết định thu hồi. Nghiêm cấm việc tháo dỡ, thay đổi các bộ phận của tài sản đã có quyết định thu hồi.
3. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này có trách nhiệm:
a) Tổ chức tiếp nhận tài sản thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; thực hiện hoặc ủy quyền cho cơ quan nhà nước có tài sản thu hồi thực hiện việc bảo quản, bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trong thời gian chờ xử lý;
b) Lập phương án xử lý, khai thác tài sản thu hồi trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện xử lý, khai thác tài sản theo phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
4. Tài sản công bị thu hồi được xử lý theo các hình thức sau đây:
a) Giao cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều 29 của Luật này;
b) Điều chuyển theo quy định tại Điều 42 của Luật này;
c) Bán, thanh lý theo quy định tại Điều 43 và Điều 45 của Luật này;
d) Tiêu hủy theo quy định tại Điều 46 của Luật này;
đ) Hình thức xử lý khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Tài sản công được điều chuyển trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý;
b) Từ nơi thừa sang nơi thiếu theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
c) Việc điều chuyển tài sản mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn;
d) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhưng không có nhu cầu sử dụng thường xuyên;
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc điều chuyển tài sản công chỉ được thực hiện giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
3. Cơ quan nhà nước có tài sản điều chuyển chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận tài sản thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận tài sản. Cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản có trách nhiệm thanh toán các chi phí hợp lý có liên quan đến việc bàn giao, tiếp nhận tài sản. Không thực hiện thanh toán giá trị tài sản trong trường hợp điều chuyển tài sản công.
1. Tài sản công được bán trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản công bị thu hồi được xử lý theo hình thức bán quy định tại Điều 41 của Luật này;
b) Cơ quan nhà nước được giao sử dụng tài sản công không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức hoặc thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và nguyên nhân khác mà không xử lý theo hình thức thu hồi hoặc điều chuyển;
c) Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản công;
d) Tài sản công được thanh lý theo hình thức bán quy định tại Điều 45 của Luật này.
2. Việc bán tài sản công được thực hiện theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp bán các loại tài sản công có giá trị nhỏ theo hình thức niêm yết giá công khai hoặc bán chỉ định theo quy định của Chính phủ.
3. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này hoặc cơ quan nhà nước có tài sản bán có trách nhiệm tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước cho phép sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao quy định tại pháp luật về đầu tư.
2. Việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao được thực hiện theo nguyên tắc ngang giá; giá trị tài sản công được xác định theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán theo quy định của pháp luật.
3. Giá trị dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao được xác định theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.
4. Việc lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
5. Giá trị tài sản công được sử dụng để thanh toán dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao được tổng hợp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
6. Việc sử dụng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao phải thực hiện quy định tại Điều này và Điều 117 của Luật này.
1. Tài sản công được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản công hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
b) Tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả;
c) Nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tài sản công được thanh lý theo các hình thức sau đây:
a) Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán;
b) Bán.
3. Căn cứ quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý có trách nhiệm tổ chức thanh lý theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này. Việc thanh lý theo hình thức bán thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này.
1. Tài sản công bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.
2. Hình thức tiêu hủy tài sản công bao gồm:
a) Sử dụng hóa chất;
b) Sử dụng biện pháp cơ học;
c) Hủy đốt, hủy chôn;
d) Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan nhà nước có tài sản hoặc cơ quan, đơn vị khác thuộc phạm vi quản lý có chức năng tiêu hủy thực hiện việc tiêu hủy tài sản công theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này và pháp luật có liên quan.
1. Trường hợp tài sản công bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn hoặc nguyên nhân khác, cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm:
a) Báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền về việc tài sản bị mất, bị hủy hoại và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Thực hiện ghi giảm tài sản và xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Trường hợp tài sản bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì việc giao tài sản được bồi thường bằng hiện vật hoặc sử dụng số tiền bồi thường để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản thay thế được thực hiện theo quy định tại các điều 28, 29, 30 và 31 của Luật này.
1. Số tiền thu được từ xử lý tài sản công được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, sau khi trừ đi chi phí có liên quan đến xử lý tài sản, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.
2. Chi phí có liên quan đến xử lý tài sản công phải được lập dự toán và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chi phí có liên quan đến xử lý tài sản công bao gồm:
a) Chi phí kiểm kê, đo vẽ;
b) Chi phí di dời, phá dỡ, hủy bỏ, tiêu hủy;
c) Chi phí định giá và thẩm định giá tài sản;
d) Chi phí tổ chức bán đấu giá;
đ) Chi phí hợp lý khác có liên quan.
3. Trường hợp cơ quan nhà nước được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép xử lý tài sản công để mua sắm tài sản thay thế thì được ưu tiên bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước.
Trường hợp cơ quan nhà nước được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép xử lý tài sản công là trụ sở làm việc và có dự án đầu tư xây dựng, mua sắm, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc thì được ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công và ưu tiên bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước.
1. Việc quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam ban hành theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Việc quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được áp dụng theo thứ tự như sau:
a) Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước sở tại là thành viên;
b) Pháp luật của nước sở tại;
c) Pháp luật của Việt Nam.
3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
1. Nguồn hình thành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
a) Tài sản công bằng hiện vật do Nhà nước giao theo quy định áp dụng đối với cơ quan nhà nước tại Điều 29 của Luật này;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khấu hao tài sản, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Việc hình thành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.
3. Đối với việc hình thành tài sản công quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, ngoài việc tuân thủ nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có đề án liên doanh, liên kết, phương án vay vốn, huy động vốn và hoàn trả vốn được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự chịu trách nhiệm trả nợ và các chi phí khác có liên quan; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hiệu quả của việc vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết.
1. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp, kể cả trong trường hợp sử dụng vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết, được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Chưa có cơ sở hoạt động sự nghiệp hoặc cơ sở hoạt động sự nghiệp hiện có còn thiếu diện tích so với tiêu chuẩn, định mức;
b) Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp thuê cơ sở hoạt động sự nghiệp.
2. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.
3. Không bố trí vốn đầu tư công, ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng mới tài sản chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
4. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp theo hình thức đối tác công tư được thực hiện theo quy định áp dụng đối với đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước tại khoản 5 Điều 30 của Luật này.
1. Việc mua sắm cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản công khác được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức;
b) Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản.
2. Không bố trí ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản công chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
3. Phương thức mua sắm tài sản công, hình thức lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 31 của Luật này.
1. Việc sử dụng tài sản công phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 6 của Luật này.
2. Không được cho mượn, sử dụng tài sản công vào mục đích cá nhân.
3. Việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được thực hiện theo quy định tại các điều 55, 56, 57 và 58 của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng nhà ở công vụ, quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và tài sản công khác để khai thác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; việc quản lý, sử dụng số tiền thu được thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Đơn vị sự nghiệp công lập không được sử dụng tài sản công để thế chấp hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản công do Nhà nước giao;
b) Tài sản công được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước;
c) Quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà tiền thuê đất đã trả một lần cho cả thời gian thuê không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước sau khi được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương cho phép đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý.
6. Việc quản lý vận hành, lập, quản lý hồ sơ về tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định áp dụng đối với cơ quan nhà nước tại Điều 35 và Điều 37 của Luật này.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 1 Điều 57 và khoản 1 Điều 58 của Luật này.
2. Việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 57 và khoản 2 Điều 58 của Luật này cho phép;
b) Không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao;
c) Không làm mất quyền sở hữu về tài sản công; bảo toàn và phát triển vốn, tài sản Nhà nước giao;
d) Sử dụng tài sản đúng mục đích được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
đ) Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản;
e) Tính đủ khấu hao tài sản cố định, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước theo quy định của pháp luật;
g) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định;
h) Thực hiện theo cơ chế thị trường và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết có trách nhiệm:
a) Lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định;
b) Tổ chức thực hiện đề án đã được phê duyệt;
c) Cập nhật thông tin về việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
d) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này có trách nhiệm:
a) Thẩm định để trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 57 và khoản 2 Điều 58 của Luật này quyết định hoặc có ý kiến về đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
b) Tiếp nhận, quản lý và công khai thông tin về việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
5. Số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phải được hạch toán riêng và kế toán đầy đủ theo quy định của pháp luật về kế toán và được quản lý, sử dụng như sau:
a) Chi trả các chi phí có liên quan;
b) Trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có);
c) Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
d) Phần còn lại được quản lý, sử dụng theo quy định của Chính phủ.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động kinh doanh mà không do ngân sách nhà nước đầu tư.
2. Thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt đề án đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ;
b) Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt đề án đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được cho thuê tài sản công trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để cho thuê mà không do ngân sách nhà nước đầu tư.
2. Thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án cho thuê đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ;
b) Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt đề án cho thuê đối với tài sản không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
3. Phương thức và giá cho thuê tài sản được quy định như sau:
a) Đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ thực hiện theo phương thức đấu giá; giá cho thuê là giá trúng đấu giá;
b) Đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này thực hiện theo phương thức thoả thuận; giá cho thuê tài sản do người cho thuê và người đi thuê tài sản thoả thuận theo giá thuê trên thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động liên doanh, liên kết mà không do ngân sách nhà nước đầu tư;
c) Việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết đem lại hiệu quả cao hơn trong việc cung cấp dịch vụ công theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương phê duyệt đề án sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý vào mục đích liên doanh, liên kết sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương vào mục đích liên doanh, liên kết sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.
3. Trường hợp tài sản được tính thành vốn góp khi liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật, việc xác định giá trị tài sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Đối với tài sản là quyền sử dụng đất đủ điều kiện góp vốn theo quy định của pháp luật về đất đai, giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá thị trường tại thời điểm góp vốn liên doanh, liên kết;
b) Đối với tài sản gắn liền với đất đủ điều kiện góp vốn theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan, giá trị tài sản được xác định phù hợp với giá trị thực tế còn lại theo kết quả đánh giá lại tại thời điểm góp vốn liên doanh, liên kết;
c) Đối với tài sản là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập, việc xác định giá trị thương hiệu để góp vốn liên doanh, liên kết được thực hiện theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan;
d) Đối với tài sản không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này, giá trị tài sản được xác định phù hợp với giá thị trường tại thời điểm liên doanh, liên kết của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ.
1. Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập phải được thống kê, kế toán kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thống kê và pháp luật có liên quan.
2. Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Giao, kiểm kê, điều chuyển tài sản mà tài sản đó chưa được hạch toán trên sổ kế toán;
d) Bán, thanh lý tài sản công;
đ) Tài sản bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, hoả hoạn hoặc nguyên nhân khác;
e) Sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự;
g) Xử lý tài sản công khi chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
h) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.
4. Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm và kiểm kê theo quyết định kiểm kê, đánh giá lại tài sản công của Thủ tướng Chính phủ, xác định tài sản thừa, thiếu và nguyên nhân để xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công.
1. Việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 39 của Luật này.
2. Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập do đơn vị tự bảo đảm bằng nguồn kinh phí được phép sử dụng; đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết thì thực hiện theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 55 của Luật này.
1. Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập được tính hao mòn. Các tài sản cố định sau đây tại đơn vị sự nghiệp công lập phải trích khấu hao:
a) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
b) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật.
2. Chi phí khấu hao tài sản cố định phải được phân bổ cho từng hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để hạch toán chi phí của từng hoạt động tương ứng.
3. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định được bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập. Trường hợp tài sản cố định được đầu tư, mua sắm từ nguồn vốn vay, vốn huy động thì số tiền trích khấu hao tài sản cố định được dùng để trả nợ; số còn lại bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
1. Hình thức xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
a) Hình thức xử lý quy định tại Điều 40 của Luật này;
b) Xử lý tài sản công trong trường hợp chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Việc xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập theo hình thức quy định tại Điều 40 của Luật này được thực hiện theo quy định tại các điều 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Luật này.
Việc xử lý tài sản công trong trường hợp chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định tại Điều 63 của Luật này.
3. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công, sau khi trừ đi chi phí có liên quan, trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có) và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, phần còn lại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng để bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau khi trừ đi chi phí có liên quan, được xử lý như sau:
a) Nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có dự án đầu tư xây dựng, mua sắm, cải tạo, nâng cấp cơ sở hoạt động sự nghiệp thì được ưu tiên bố trí trong kế hoạch đầu tư công và ưu tiên bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước;
b) Bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong trường hợp quyền sử dụng đất có nguồn gốc nhận chuyển nhượng hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà số tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
1. Khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp, việc xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như sau:
a) Tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản đang quản lý, sử dụng;
b) Xử lý đối với tài sản thừa, thiếu, tài sản không có nhu cầu sử dụng, tài sản chờ thanh lý theo chế độ quy định;
c) Xác định giá trị tài sản để tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập được chuyển đổi;
d) Quyết định giao tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập cho doanh nghiệp sau khi chuyển đổi;
đ) Bàn giao tài sản cho doanh nghiệp được chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập;
e) Sau khi nhận bàn giao, doanh nghiệp được chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập phải hoàn thành hồ sơ về tài sản, đất đai và gửi đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện chuyển quyền quản lý, sử dụng tài sản từ đơn vị sự nghiệp công lập sang doanh nghiệp; thực hiện thủ tục hành chính và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân là tài sản Nhà nước giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, sử dụng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ khác do Nhà nước giao, bao gồm:
1. Tài sản đặc biệt:
a) Vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đặc biệt; phương tiện đặc chủng, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ;
b) Đất và công trình gắn liền với đất, bao gồm: công trình chiến đấu, công trình phòng thủ chiến lược; công trình nghiệp vụ an ninh; công trình nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, thử nghiệm vũ khí, khí tài quan trọng và công cụ hỗ trợ đặc biệt.
a) Đất, nhà và tài sản khác gắn liền với đất thuộc doanh trại, trụ sở đóng quân, kho tàng, học viện, trường đào tạo nghiệp vụ quốc phòng, an ninh, trường bắn, thao trường, bãi tập, cơ sở giam giữ của lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng quốc phòng, an ninh;
c) Công cụ hỗ trợ khác ngoài công cụ hỗ trợ đặc biệt; tài sản khác có cấu tạo đặc biệt phục vụ công tác, chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Tài sản phục vụ công tác quản lý là tài sản sử dụng trong công tác, huấn luyện, nghiệp vụ, học tập của đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân:
a) Đất, nhà và tài sản khác gắn liền với đất thuộc nhà trường, trừ học viện, trường đào tạo nghiệp vụ quốc phòng, an ninh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà an dưỡng, nhà điều dưỡng; nhà khách, nhà công vụ; nhà thi đấu, nhà tập luyện thể dục, thể thao và cơ sở khác không thuộc khuôn viên doanh trại, trụ sở đóng quân của lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Xe ô tô chỉ huy, xe ô tô phục vụ công tác chung, các loại phương tiện vận tải khác;
c) Máy móc, thiết bị;
d) Tài sản khác.
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục cụ thể tài sản đặc biệt, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đặc biệt;
b) Ban hành danh mục cụ thể tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Ban hành quy chế xây dựng công trình chiến đấu, công trình phòng thủ chiến lược, công trình nghiệp vụ an ninh, công trình nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, thử nghiệm vũ khí, khí tài quan trọng và công cụ hỗ trợ đặc biệt;
d) Quy định hệ thống sổ và mẫu biểu theo dõi tài sản đặc biệt;
đ) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phương thức mua sắm, hình thức bán tài sản đặc biệt.
2. Việc hình thành, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Việc hình thành, sử dụng tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng phải phù hợp với biên chế tài sản, bảo đảm an toàn, bí mật;
b) Việc đầu tư xây dựng công trình chiến đấu, công trình nghiệp vụ, an ninh phải bảo đảm bí mật nhà nước; thực hiện giám sát an ninh theo quy định;
c) Hồ sơ và báo cáo về tài sản đặc biệt được quản lý, lưu trữ theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
d) Không được sử dụng tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết và hình thức kinh doanh khác;
đ) Việc xử lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng chỉ được thực hiện sau khi tài sản đó được loại ra khỏi biên chế tài sản; phế liệu thu hồi từ việc thanh lý tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đặc biệt được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
e) Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển tài sản đặc biệt, trừ trường hợp điều chuyển giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
g) Trước khi sử dụng tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định đưa tài sản công vào biên chế tài sản; khi không còn sử dụng tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thực hiện loại khỏi biên chế tài sản.
3. Các nội dung về hình thành, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân không được quy định tại khoản 2 Điều này được áp dụng quy định có liên quan tại Mục 3 Chương này; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì được áp dụng quy định có liên quan tại Mục 4 Chương này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Việc hình thành, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản phục vụ công tác quản lý tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này; việc hình thành, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản phục vụ công tác quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương này.
2. Trước khi sử dụng tài sản phục vụ công tác quản lý, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định đưa vào biên chế tài sản; khi không còn sử dụng tài sản phục vụ công tác quản lý, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định loại khỏi biên chế tài sản.
1. Tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm:
a) Tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật và tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước;
b) Tài sản đã có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển giao quyền sở hữu; tài sản được hình thành từ đảng phí và nguồn thu khác của Đảng.
2. Việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công quy định tại Luật này và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật, giao ngân sách nhà nước để tổ chức chính trị - xã hội đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Việc hình thành, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này; đối với tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương này.
1. Tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp tại tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp được Nhà nước giao hoặc được hình thành từ ngân sách nhà nước là tài sản công.
Tài sản khác mà Nhà nước giao cho tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp sử dụng thuộc sở hữu của tổ chức; việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, pháp luật có liên quan và Điều lệ của tổ chức.
2. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công theo quy định tại Mục 3 Chương này; bảo vệ tài sản công theo quy định của pháp luật và thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công bằng kinh phí của tổ chức.
Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp sử dụng tài sản công được giao vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định;
b) Được cơ quan, người có thẩm quyền theo phân cấp của Chính phủ phê duyệt đề án;
c) Sử dụng tài sản đúng mục đích đầu tư xây dựng, mua sắm; không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Điều lệ của tổ chức;
d) Không làm mất quyền sở hữu tài sản công; bảo toàn và phát triển vốn, tài sản Nhà nước giao;
đ) Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản;
e) Tính đủ và nộp toàn bộ số tiền khấu hao tài sản cố định vào ngân sách nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện theo cơ chế thị trường và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.
3. Việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết thực hiện theo quy định áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Mục 4 Chương này.
Số tiền thu được từ việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phải được hạch toán riêng và kế toán đầy đủ theo quy định của pháp luật về kế toán và được quản lý, sử dụng như sau:
a) Chi trả các chi phí có liên quan;
b) Trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có);
c) Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
d) Phần còn lại được quản lý, sử dụng theo quy định của Chính phủ.
1. Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội tự bảo đảm tài sản để phục vụ hoạt động.
2. Tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp tại tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội đã được Nhà nước giao hoặc đã được hình thành từ ngân sách nhà nước là tài sản công. Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội có trách nhiệm quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công theo quy định tại Mục 3 Chương này; bảo vệ tài sản được giao theo quy định của pháp luật và thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản bằng kinh phí của tổ chức.
Việc sử dụng tài sản công được giao vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết và quản lý, sử dụng số tiền thu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 69 của Luật này.
3. Việc quản lý, sử dụng đối với tài sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, pháp luật có liên quan và Điều lệ của tổ chức.
1. Tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan dự trữ nhà nước bao gồm:
a) Tài sản công phục vụ công tác quản lý của cơ quan dự trữ nhà nước;
b) Hệ thống kho dự trữ quốc gia.
2. Hàng hóa, vật tư thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia.
1. Việc quản lý, sử dụng tài sản công phục vụ công tác quản lý của cơ quan dự trữ nhà nước được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này.
2. Việc quản lý, sử dụng hệ thống kho dự trữ quốc gia được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này, pháp luật về dự trữ quốc gia và quy định sau đây:
a) Cơ quan dự trữ nhà nước sử dụng kho để bảo quản tài sản công đã có quyết định thu hồi hoặc đã có quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân trong thời gian chờ xử lý theo nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao;
b) Cơ quan dự trữ nhà nước được khai thác kho khi chưa sử dụng hết công suất. Việc khai thác kho phải bảo đảm phù hợp với công năng, không làm ảnh hưởng tới bí mật, an toàn dự trữ quốc gia, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và phải được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép.
Số tiền thu được từ việc khai thác, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Việc quản lý, sử dụng hàng hóa, vật tư thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC PROPERTY OF AUTHORITIES AND ORGANIZATIONS
Section 1. GENERAL PROVISIONS ON MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC PROPERTY OF AUTHORITIES AND ORGANIZATIONS
Article 20. Public property of authorities and organizations
1. Office buildings, public service works, official-duty houses and other property pertaining to the land of workplaces, public service facilities and official-duty houses.
2. Use rights of the land of workplaces, public service facilities and official-duty houses.
3. Cars and other means of transport; machines and equipment.
4. Intellectual property rights, application software and database.
5. Other public property as prescribed by law.
Article 21. Authorities and organizations that are assigned to manage and use public property
1. State authorities.
2. People’s armed forces.
3. Public service providers.
4. Communist Party of Vietnam.
5. Socio-political organizations; socio-political and professional organizations; social organizations, social-professional organizations and other organizations that are established according to regulations of law on associations.
Article 22. Rights and obligations of authorities and organizations that are assigned to manage and use public property
1. Rights of authorities and organizations:
a) Use public property to serve their operations according to assigned functions and tasks;
b) Take measures for protect, operate and use distributed public property effectively in accordance with prescribe policies;
c) Have legitimate rights and interests protected by the State;
d) File complaints according to regulations of law;
dd) Other rights as prescribed by law.
2. Obligations of authorities and organizations:
a) Protect and use public property for the right purposes, standards, norms and policies; ensure cost-effectiveness;
b) Prepare and manage documents on public property, keeping financial accounts, compile inventories, reassess public property as stipulated regulations of this Law and law on accounting;
c) Report and publish information about public property as prescribed herein;
d) Fulfill financial obligations in the use of public property;
dd) Transfer public property to the State if there is any decision on its withdrawal made by competent authorities;
e) Be subject to inspection and monitoring carried out by competent state authorities; community-based monitoring of officials, public employees and people’s inspectorate in management and use of public property within their scope of management;
g) Other obligations as prescribed by law.
Article 23. Rights and obligations of heads of authorities and organizations that are assigned to manage and use public property
1. Rights of heads of authorities and organizations:
a) Ensure implementation of management and use of public property to carry out functions and tasks assigned by the State;
b) Monitor and inspect management and use of public property;
c) Take actions against violations of management and use of public property within their power or submit such violations to competent authorities for resolutions;
d) Other rights as prescribed by law.
2. Obligations of heads of authorities and organizations:
a) Issue and ensure implementation of regulations on management and use of public property distributed by the State;
b) Comply with regulations of this Law and relevant law; ensure the use of public property for the right purposes, standards, norms and policies; and ensure cost-effectiveness;
c) Take legally responsibilities for management and use of public property distributed by the State;
d) Resolve complaints within their power and take responsibilities for their explanations as prescribed in regulations of law;
dd) Other obligations as prescribed by law.
Section 2. STANDARDS AND NORMS FOR THE USE OF PUBLIC PROPERTY OF AUTHORITIES AND ORGANIZATIONS
Article 24. Criteria and norms for the use of public property
1. Criteria and norms for the use of public property of authorities and organizations are regulations on types, quantity, prices and entities eligible to use public property and are issued by competent authorities.
Prices in norms of using public property are defined as prices including payable taxes; in the cases where tax exemption is granted, exempted tax amounts shall be fully accounted for.
2. Criteria and norms for the use of public property are used as a basis for making plans and estimating costs; assignment, construction investment, purchase and lease of property, provide fixed funding for public property; management, use and disposal of public property of authorities and organizations.
Article 25. Rules for issuance of criteria and norms for the use of public property
1. Within competence.
2. Following procedures for issuance as prescribed by law.
3. In accordance with assigned functions and tasks; capacity of the state budget; degree of autonomy of public service providers.
Article 26. Power to issue criteria and norms for the use of public property
1. The Government shall set criteria and norms for the use of the following public property:
a) Workplaces, public service facilities;
b) Cars;
c) Public property of overseas Vietnamese authorities.
2. The Prime Minister shall set criteria and norms for the use of the following public property:
a) Special-purpose property of people’s armed forces;
b) Official-duty house;
c) Machines, equipment and public property that are commonly used in authorities and organizations, except for the public property specified in Clause 1 this Article.
3. Based on regulations of competent authorities specified in Clause 1 and Clause 2 this Article, ministries and ministerial authorities shall provide detailed guidelines for criteria and norms for the use of single-purpose property within scope of their management.
4. Based on regulations of competent authorities specified in Clauses 1, 2 and 3 this Article, ministries and central authorities shall set or grant power to make a decision on application of criteria and norms for the use of single-purpose property of authorities and organizations within scope of their management, except for provisions of Clause 7 this Clause.
5. Based on regulations of competent authorities specified in Clauses 1, 2 and 3 this Article and after reaching an agreement with the Standing Committees of People’s Councils and People's Committees of provinces shall set or grant power to make a decision on application of criteria and norms for the use of single-purpose property of authorities and organizations within scope of their management, except for provisions of Clause 7 this Clause.
6. For the public property that is not specified in Clauses 1, 2 and 3 this Clause, competent authorities stated in Clause 4 and Clause 5 this Clause shall set standards and norms to apply within their scope of management.
7. Heads of public service providers shall ensure operating costs and investment costs to make a decision on application of criteria and norms for the use of public property at their workplaces, excluding criteria and norms for area of workplaces, cars, machines and equipment of managing titles.
Article 27. Responsibility for inspection of criteria and norms for the use of public property
1. Ministries, central authorities and People’s Committees of all levels shall conduct inspection of the compliance with criteria and norms for the use of public property within scope of assigned tasks and entitlements.
2. Authorities and organizations that are assigned to manage and use public property shall inspect the compliance with criteria and norms for the use of public property.
3. Inspection of the compliance with criteria and norms for the use of public property shall be carried out in the entire process of construction investment, purchase, distribution, lease, use and disposal of public property.
4. During the process of inspection, if any violations against regulations on criteria and norms for the use of public property are found, authorities and organizations specified in Clause 1 and Clause 2 this Article shall promptly take actions against such violations within their competence or report them to competent authorities.
Section 3. POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC PROPERTY OF STATE AUTHORITIES
Article 28. How to form public property of state authorities
1. Formed public property of state authorities shall include:
a) Property in kind that is distributed by the State;
b) Property that is built or purchased by provision of the state budget or other funding as prescribed in regulations of law.
2. The form of public property of state authorities shall:
a) Comply with assigned functions and tasks; criteria and norms for the use of public property issued by competent authorities;
b) Comply with source of property and funding to be used;
d) Follow methods and procedures specified in this Law and relevant law;
d) Ensure publicity, transparence and proper policies.
Article 29. Distribution of property in kind from the State to state authorities
1. The State shall distribute property in kind to state authorities if there is lack of property compared to standards and norms.
2. Property distributed to state authorities shall include:
a) Property invested in construction or purchased by the State;
b) Confiscated property as specified in Article 41 herein;
c) Property of state-funded projects as specified in Section 1 Chapter VI herein;
d) Property whose public ownership is established as specified in Section 2 Chapter VI herein;
dd) Land distributed to build workplaces as prescribed in regulations of law on land;
e) Other property as prescribed by law.
3. Power to distribute public property shall be granted by the Government and according to the following provisions:
a) The Minister of Finance shall distribute public property in accordance with provisions of Points a, b, c, d and e Clause 2 this Article to ministries, central authorities and People’s Committees of provinces, except for the property specified in Point b and Point c this Clause;
b) Ministers and heads of central authorities shall distribute public property that is specified in Points a, b, c, d and e Clause 2 this Article and invested in construction, purchased or managed by ministries and central authorities to state authorities within scope of their management;
c) People’s Committees of all levels shall distribute public property that is specified in Points a, b, c, d and e Clause 2 this Article and invested in construction, purchased or managed by them to state authorities within scope of their management;
d) People’s Committees of provinces shall distribute public property according to provisions of Point dd Clause 2 this Article and regulations of law on land.
4. Authorities managing public property shall transfer property according to decisions made by competent authorities specified in Points a, b and c Clause 3 this Article.
Article 30. Investment in construction of workplaces of state authorities
1. Workplaces of state authorities shall be invested in construction if:
a) State authorities whose workplaces are not available or fails to satisfy working conditions as prescribed in regulations of law that the State has no workplace and not subject to lease of workplaces;
b) Workplace systems are rearranged to satisfy requirements for administrative reform.
2. Construction investment of workplaces shall be made in any of the following forms:
a) Administration complexes;
b) Separate workplaces.
3. Administration complex means a complex of workplaces whose planning and construction are put together in one place that is convenient for the use of multiple authorities and organizations. Investment in construction of administration complex shall:
a) Ensure cost-effectiveness, reduction in administrative costs and simplification in transaction for organizations and individuals;
b) Meet targets and requirements for working modernization; planning and plans for land use, urban planning; approved payroll orientation, criteria and norms for the use of workplaces;
c) Funding for construction of an administration complex shall be provided from the state budget and other capital as prescribed in regulations of law; authorities and organizations whose workplaces are located in an administration complex shall transfer their workplaces located in the previous locations to competent authorities.
4. Construction investment of workplaces shall be made in any of the following forms:
a) Assign a qualified organization to invest in construction of workplaces in the form of an administration complex;
b) Assign a state authority to directly use workplaces or a qualified organization to invest in construction of workplaces in the form of separate workplaces.
Such authority and organization shall have full capacity to invest in construction of workplaces in accordance with regulations of law on construction and relevant law;
c) Invest in construction in the form of public-private partnerships;
d) Other forms as prescribed by law.
5. Investment in construction of workplaces in the form of public-private partnerships:
a) Investment in construction of workplaces shall comply with regulations of law on investment, law on construction and law on bidding. The use of current workplaces of state authorities to participate in a project shall have a decision given by a competent authority.
b) State authorities managing workplaces shall follow and make a report on proportion of workplaces used to participate in the project in the execution of the project;
c) Investors are entitled to manage, use and operate the proportion of their own property within the agreed term of the contract; investors shall transfer ownership, rights to use and operate the proportion of their own property to the State according to the contract, ensure technical requirements for normal operation of the works and compliance with conditions of the contract.
If the investment project is executed in the form of jointly operation, the proportion of investors' property shall ensure not to affect operation of state authorities;
d) Competent state authorities shall establish public ownership and take measures for property transferred by investors as stipulated in Section 2 Chapter VI herein.
Article 31. Purchase of public property serving operation of state authorities
1. Purchase of workplaces and other public property shall apply in the cases where state authorities lack property compared to criteria and norms but the State has no property to distribute and not subject to lease or provision of fixed funding for the use of public property.
2. Public property shall be purchased in the form of which the purchase is made once (concentrated purchase) or multiple times.
3. Concentrated purchase shall compulsorily apply to property on the list of concentrated purchase as prescribed in regulations of law on bidding.
In the cases where the property is not on the list of concentrated purchase but multiple authorities and organizations wish to purchase the same property, they may gather contracts as one to assign the purchase to one of the purchasing authorities or organizations or concentrated purchasing units.
4. Selection of contractors providing property shall be made according to regulations of law on bidding.
Article 32. Lease of property serving operation of state authorities
1. State authorities are entitled to lease property serving their operation when they lack property compared to criteria and norms if:
a) The State has no property to distribute as specified in Article 29 herein and is not subject to provision of fixed funding as stipulated in Clause 1 Article 33 herein;
b) The property is used for a short period of time or irregularly;
c) Lease of property is more effective than investment in construction and purchase.
2. Form of lease and selection of contractors providing property lease service shall be made according to regulations of law.
3. Lease purchase of property shall comply with provisions of this Article and relevant law.
Article 33. Provision of fixed funding for the use of public property of state authorities
1. Provisions of fixed funding for the use of public property shall apply to official-duty houses, cars for transporting officials, cars serving general business of state authorities and other property in accordance with policies on management and use of each type of public property.
2. Provision of fixed funding shall apply to entities that are eligible for using public property.
3. The Government shall specify subjects and methods to determine amount of and payment for fixed funding to use public property.
Article 34. Use of public property of state authorities
1. Use of public property shall conform to the rules specified in Article 6 herein.
2. Lending or using public property for private purposes shall be banned.
3. State authorities are allowed to use the hall and means of transport which have not yet been fully used to distribute to state authorities, people's armed forces, public service providers, authorities affiliated to the Communist Party of Vietnam, socio-political organizations for jointly use in accordance with utility of property, security and safety and have to rights to collect an expense to cover direct expenses related to operation of the property in the period of use according to regulations of the Government.
4. State authorities are eligible to use official-duty houses, intellectual property rights, application software, database and other public property to operate in accordance with regulations of this Law and relevant law; management and use of proceeds shall comply with regulations of law.
Article 35. Operations management of public property of state authorities
1. Methods of operations management of public property:
a) State authorities assigned to manage and use public property shall directly manage the operation of such property;
b) Authorities assigned to manage administration complexes shall manage the operation of administration complexes; or
c) Hiring units responsible for operations management of public property.
2. Contents of operations management of public property:
a) Control, maintain operation and keep the public property in good conditions regularly;
b) Provide security, environmental services and other services to ensure regular operation of public property.
3. Selection of units responsible for operations management of public property specified in Point c Clause 1 this Article shall comply with regulations of law on bidding. State authorities having public property or authorities assigned to manage administration complexes shall conclude contracts and pay for administration costs to units responsible for operations management of public property.
Article 36. Use of land pertaining to workplaces of state authorities
1. State authorities shall be distributed land for long-term use without collection of land levy to build workplaces in accordance with functions and assigned tasks, criteria and norms for the use of public property, planning and plans for using land.
2. Rights and obligations of state authorities whose land is distributed shall comply with regulations of law on land.
3. Before deciding to distribute or withdraw land pertaining to workplaces, competent state authorities shall seek written opinions on workplaces of central state authorities from the Ministry of Finance or ask Departments of Finance of provinces for written opinions on workplaces of local state authorities regarding the compliance of plans for distribution and withdrawal with functions, tasks, payrolls and criteria and norms for the use of public property.
Article 37. Preparation and management documents on public property of state authorities
1. State authorities assigned to manage and use public property and authorities assigned to manage administration complexes shall prepare and manage documents on distributed property.
2. Documents on public property shall contain:
a) Documents related to property form and fluctuation;
b) Reports on property management and use and other reports on property;
c) Data on property of state authorities in national database on public property.
Article 38. Preparation of statistics, keeping financial accounts, inventory, re-evaluation and making reports on public property of state authorities
1. Public property shall be statistically and financially accounted for both exhibits and value in accordance with regulations of law on statistics, law on accounting and relevant law.
2. Public property is a fixed asset and shall be depreciated according to regulations of law.
3. State authorities assigned to manage and use public property shall compile an inventory of property at the end of the annual accounting period and an inventory under a decision on inventory and re-evaluation of public property made by the Prime Minister; determine the excess or lack of property and causes for handling according to regulations of law; make reports on management and use of public property.
4. Re-evaluation of public property value shall be carried out in the following cases:
a) Compiling an inventory or re-evaluating public property according to the Prime Minister’s decision;
b) Upgrading or extending the property according to a project approved by a competent authority;
c) Distributing, compiling an inventory or transferring property which has not been aggregated on accounts;
d) Selling or liquidating property;
dd) Property that is extremely damaged due to natural disasters, fire or other causes;
e) Other cases as prescribed by law.
5. Re-evaluation of public property value shall comply with regulations of this Law, law on accounting and relevant law.
Article 39. Maintenance and repair of public property of state authorities
1. State authorities assigned to manage and use public property or authorities responsible for operations management of public property shall maintain and repair the property in accordance with policies, criteria, economic-technical norms issued by competent authorities specified in Clause 3 this Article.
2. The State shall ensure funding for maintenance and repair of public property of state authorities under policies, criteria and economic-technical norms.
3. Power to issue policies, criteria and economic-technical norms for maintenance and repair:
a) Ministries responsible for management of lines and fields shall specify policies, criteria and economic-technical norms for maintenance and repair of public property within scope of their management;
b) For public property that is not subject to policies, criteria and economic-technical norms as defined in Point a this Clause, based on manufacturers' instructions and actual use of property, ministers and heads if central authorities and chairmen of People's Committees or provinces shall specify or grant power to specify policies, criteria and economic-technical norms for maintenance and repair applicable to public property within scope of their management.
Article 40. Forms to dispose of public property of state authorities
1. Withdrawal.
2. Transfer.
3. Sale.
4. Using public property to make payments to investors when executing construction projects in the form of build-transfer contracts.
5. Liquidation.
6. Destruction.
7. Dealing with public property if it is lost or damaged.
8. Other forms as prescribed by law.
Article 41. Withdrawal of public property of state authorities
1. Public property shall be withdrawn if:
a) A workplace has not been operated continuously for over 12 months;
b) The State appoints a new location of workplace or invests in construction of another workplace to replace the current one;
c) Property is used for improper subjects, exceeding criteria and norms; used for improper purposes or lent;
d) Property is transferred, sold, given, contributed capital or used to ensure the fulfillment of civil obligations illegally; used for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes illegally;
dd) Property has been distributed, invested in construction, purchases but no longer used or the use and operation of property is not effective or demand for use is declined due to change in organizational structure, functions or tasks;
e) Property is replaced due to demand for technical and technological innovation according to a competent authority's decision;
g) A competent state authority assigned to manage and use property voluntarily returns it to the State;
h) Other cases as prescribed by law.
2. State authorities having property withdrawn shall transfer it to the authorities specified in Clause 3 this Article in compliance with a decision on withdrawal. Dismantling or change of components of the property that have been withdrawn shall be banned.
3. Authorities assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein shall:
a) Receive withdrawn property according to a competent authority's decision; carry out or authorize a state authority having property withdrawn to carry out storage, protection, maintenance or repair of property pending the disposal of the property;
b) Make plans to dispose of or operate withdrawn property to submit them to a competent authority for approval; dispose of or operate property according to plans approved by a competent authority.
4. Measures to be taken for withdrawn public property:
a) Distribute property to an authority or organization to manage or use as specified in Article 29 herein;
b) Transfer property as specified in Article 42 herein;
b) Sell or liquidate property as specified in Article 43 and Article 45 herein;
d) Destroy property as specified in Article 46 herein;
dd) Other measures depending on the Prime Minister’s decision.
Article 42. Transfer of public property
1. Public property shall be transferred if:
a) There is a change in managing authorities, organizational structure or power to manage of public property;
b) The transfer is made from the excess to lack of property according to criteria and norms for the use of public property specified by a competent authority.
c) The property transfer brings in higher efficiency;
d) A state authority is assigned to manage and use property but has no demand for regular use;
dd) Other cases as prescribed by law.
2. Transfer of public property shall only be made among state authorities, people’s armed forces, public service providers, authorities affiliated to the Communist Party of Vietnam, socio-political organizations, except for a special case decided by the Prime Minister at the request of the Minister of Finance and relevant ministers, heads of central authorities and chairmen of People’s Committees of provinces.
3. State authorities having property transferred shall undertake and cooperate with authorities or organizations eligible for receiving property in property transfer and receipt. Authorities or organizations eligible for receiving property shall make payments for reasonable costs related to property transfer and receipt. There shall be no payment for value of property when the property is transferred.
Article 43. Sale of public property of state authorities
1. Public property shall be sold if:
a) Withdrawn property is offered for sale as prescribed in Article 41 herein;
b) A state authority assigned to use public property no long uses or less uses due to change in organizational structure, functions, tasks or other causes in which the property is not withdrawn or transferred;
c) Management and use of public property are rearranged;
d) Public property is liquidated as specified in Article 45 herein;
2. Public property shall be sold in the form of an auction, excluding the cases of selling public property with low value when the price listing is made public or assigned sale as prescribed in regulations of the Government.
3. Authorities assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein or state authorities having property for sale shall make the sale of property in accordance with regulations of law.
Article 44. Use of public property to make payments to investors when executing construction projects in the form of build-transfer contracts
1. The State allows using public property to make payments to investors when executing construction projects in the form of build-transfer contracts as stipulated in regulations of law on investment.
2. Use of public property to make payments to investors when executing construction projects in the form of build-transfer contracts shall comply with principle of equal value; the value of public property shall be determined according to the market price from the day on which the payment is made.
3. The value of construction projects executed in the form of build-transfer contracts shall be determined according to regulations of law on investment, law on construction and relevant law.
4. Selection of investors that are eligible to execute construction projects in the form of build-transfer contracts shall conform to regulations of law on bidding.
5. The value of public property used to make payments to for construction projects executed in the form of build-transfer contracts shall be aggregated with the state budget in compliance with regulations of law on the state budget.
6. Exercise of land use rights and use of land and property pertaining to land to make payments to investors when executing construction projects in the form of build-transfer contracts shall comply with provisions of this Article and Article 117 herein.
Article 45. Liquidation of public property of state authorities
1. Public property shall be liquidated if:
a) Public property expires in accordance with regulations of law;
b) Public property has not expire but has been damaged that fails to be repaired;
c) Office buildings or other property pertaining to land must be demolished according to a competent state authority’s decision.
2. Public property shall be liquidated in the forms of:
a) Demolition or destruction. Materials withdrawn from such demolition or destruction shall be offered for sale;
b) Sale.
3. Based on regulations of competent authorities, state authorities having property liquidated shall carry out liquidation in the forms specified in Clause 2 this Article. Liquidation of public property in the form of sale shall comply with provisions of Article 43 herein.
Article 46. Destruction of public property of state authorities
1. Public property shall be destroyed according to regulations of law on state secret protection, law on environmental protection and relevant law.
2. Forms of public property destruction shall include:
a) Using chemicals;
b) Taking mechanical measures;
c) Burning or burying;
d) Other forms as prescribed by law.
3. Ministers, heads of central authorities and chairmen of People’s Committees of provinces shall assign authorities having property or other authorities responsible for property destruction to destroy public property according to the forms specified in Clause 2 this Article and relevant laws.
Article 47. What to do with lost and damaged public property
1. If public property is lost or damaged due to natural resources, fire or other causes, a state authority assigned to manage and use public property shall:
a) Report on lost or damaged property and liability of relevant entities to a competent authority;
b) Make property write-offs and handle the liability of relevant entities according to a competent authority’s decision.
2. If the lost or damaged property is compensated by an insurance company or a relevant entity, the distribution of the property shall be compensated in kind or the amount of compensation shall be used for investment in construction or purchase of new property to replace the lost or damaged one shall comply with provision of Articles 28, 29, 30 and 31 herein.
Article 48. Management and use of proceeds earned from disposal of public property of state authorities
1. The proceeds earned from disposal of public property shall be transferred to temporary accounts at a state treasury after deducting expenses related to the disposal of the property, the remainder shall be transferred to the state budget.
2. Costs related to disposal of public property shall be estimated and approved by a competent state authority. Costs related to disposal of public property shall consist of:
a) Cost of inventory or measurement;
b) Cost of relocation, demolition or destruction;
c) Cost of evaluation of property;
d) Cost of holding an auction;
dd) Other reasonable costs.
3. State authorities that are granted permission to dispose of public property to purchase new property shall be given priority in allocation of fixed funding provided by the state budget.
State authorities that are granted permission to dispose of public property which is a workplace and have a project on construction, purchase, renovation or upgrading of workplace shall be given priority in capital allocation of public investment scheme and priority in allocation of fixed funding provided by the state budget.
Article 49. Management and use of public property of overseas Vietnamese authorities
1. Management and use of public property of overseas Vietnamese authorities shall comply with criteria, norms and policies issued by competent authorities in Vietnam as prescribed in regulations of this Law and relevant law.
2. Management and use of public property of overseas Vietnamese authorities shall apply in the following order:
a) International agreement to which the Socialist Republic of Vietnam and a host country are signatories;
b) Law of the host country;
c) Vietnam law.
3. The Government shall specify policies on management and use of public property of overseas Vietnamese authorities.
Section 4. POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC PROPERTY OF PUBLIC SERVICE PROVIDERS
Article 50. The form of public property of public service providers
1. Sources to form public property of a public service provider shall include:
a) Public property in kind distributed by the State to the state authorities specified in Article 29 herein;
b) Property that is built or purchased by provision of the state budget, public service development funds, property depreciation funds or other funding as prescribed in regulations of law;
c) Property formed from loans, mobilized capital, joint venture with organizations or individuals.
2. The form of public property of public service providers shall conform to the rules specified in Clause 2 Article 28 herein.
3. For the form of public property specified in Point c Clause 1 this Article, apart from conforming to the rules stipulated in Clause 2 Article 28 herein, it is required that the following provisions be applied:
a) There shall be projects on joint venture; methods of loan borrowing, mobilization and refund that are approved by a competent authority;
b) Public service providers shall refund debts and other relevant costs; take responsibility for efficiency of loan borrowing and mobilization or joint venture.
Article 51. Investment in construction of public service facilities
1. The investment in construction of public service facilities, including the use of borrowed capital, mobilized capital and joint ventures shall be carried out when the following requirements are fully satisfied:
a) There is no public service facility or a public service facility whose area is inadequate compared to criteria and norms;
b) The State has no property to distribute and has the public service facility is not for lease.
2. Investment in construction of public service facilities shall comply with regulations of law on public investment, law on construction and relevant law.
3. There is no allocation of public investments or state budget to invest in construction of new property that is used for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes only.
4. Investment in construction of public service facilities in the form of public-private partnerships shall apply to investment in construction of workplaces of state authorities as specified in Clause 5 Article 30 herein.
Article 52. Purchase of public property serving operation of public service facilities
1. Purchase of a public service facilities and other property shall be made when the following requirements are fully met:
a) There is lack of property compared to criteria and norms;
b) The State has no property to distribute and the public service facility is not either for lease or provided fixed funding for using property.
2. There is no allocation of state budget to purchase public property that is used for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes only.
3. Forms of purchasing public property and methods of selecting contractor providing property serving the operation of public service providers shall comply with provisions of Clauses 2, 3 and 4 Article 31 herein.
Article 53. Lease of property and provision of fixed funding for the use of public property of public service providers
Lease of property and provision of fixed funding for the use of public property of public service providers shall conform to regulations of Article 32 and Article 33 herein.
Article 54. Use and operations management of public property of public service providers
1. Use of public property shall conform to the rules specified in Article 6 herein.
2. Lending or using public property for private purposes shall be banned.
3. Use of public property for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes shall comply with regulations of Articles 55, 56, 57 and 58 herein.
4. Public service providers are entitled to use official-duty houses, intellectual property rights, application software, database and other public property to operate in accordance with provisions of this Law and relevant law; management and use of proceeds shall comply with regulations of law.
5. Public service providers are not permitted to use public property for mortgage or take measures for ensuring the fulfillment of other civil obligations if:
a) The public property is distributed by the State;
b) The public property is built or purchased by provision of the state budget;
c) Land use rights, except for land use rights used for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes and the land rental has been paid in lump sum without origin from the state budget after ministers or heads of central authorities grant permission to central-affiliated public service providers and chairmen of People’s Committees of provinces grant permission to public service providers of provinces.
6. Operations management, preparation and management of documents on public property of public service providers shall apply to the state authorities specified in Article 35 and Article 37 herein.
Article 55. General provisions on use of public property of public service providers for commercial purposes, for lease and for joint venture purposes
1. Public service providers are entitled to use public property for commercial purposes, for lease and for joint venture purposes in the cases specified in Clause 1 Article 56, Clause 1 Article 57 and Clause 1 Article 58 herein.
2. Use of public property for commercial purposes, for lease or joint venture purposes shall satisfy the following requirements:
a) Being granted permission by the competent authorities specified in Clause 2 Article 56, Clause 2 Article 57 and Clause 2 Article 58 herein;
b) Not affecting the performance of functions and tasks assigned by the State;
c) Not losing the public property ownership; preserving and developing capital and property distributed by the State;
d) Using the property for the right purposes assigned and purposes of construction investment, purchase; fulfilling functions and tasks of public services providers;
dd) Increasing capacity and efficiency of using the property;
e) Ensuring the depreciation of fixed assets, fulfilling obligations on tax, fees, charges and other state financial obligations;
g) The State shall not provide funding for maintenance or repair of public property that is used for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes only; public service providers shall use proceeds earned from business, lease or joint ventures to maintain or repair public property;
h) Ensuring the market mechanism and complying with regulations of relevant law.
3. Public service providers using public property for commercial purposes, for lease or joint venture purposes shall:
a) Make plans for using public property for commercial purposes, for lease or joint venture purposes to submit them to a competent authority for approval;
b) Implement approved plans;
c) Update information about the use of public property for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes to the national database on public property;
d) Fulfill all requirements specified in Clause 2 this Article.
4. Authorities assigned to manage public property specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 19 herein shall:
a) Assess and submit plans for using public property for commercial purposes, for lease and for joint venture purposes to competent authorities specified in Clause 2 Article 56, Clause 2 Article 57 and Clause 2 Article 58 herein or make a request for such plans according to the Ministry of Finance’s guidelines;
b) Receive, manage and publish information about the use of public property for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes.
5. The proceeds earned from business, lease or joint ventures shall be aggregated separately and kept all accounts as prescribed in regulations of law on accounting and shall be managed and used as follows:
a) Making payment for relevant costs;
b) Making repayment for loans or mobilized capital (if any);
c) Fulfilling state financial obligations;
d) Managing and using the remaining proceeds according to regulations of the Government.
Article 56. Use of public property of public service providers for commercial purposes
1. A public service provider is entitled to use public property for commercial purposes if:
a) The property is distributed, invested in construction or purchased to perform tasks assigned by the State but it has not been used at full capacity;
b) The property is invested in construction or purchased in accordance with a project approved by a competent authority for commercial purposes that is not funded by the state budget.
2. Power to approve plans for using property for commercial purposes:
a) Ministers, heads of central authorities and chairmen of People’s Committees of provinces shall approve plans towards property which is public service facilities; other property with high value as prescribed by the Government;
b) Management councils or heads of public service providers shall approve plans towards property that is not specified in Point a of this Clause.
Article 57. Use of public property of public service providers for lease
1. A public service provider is entitled to lease out public property if:
a) The property is distributed, invested in construction or purchased to perform tasks assigned by the State but it has not been used at full capacity;
b) The property is invested in construction or purchased in accordance with a project approved by a competent authority for lease that is not funded by the state budget.
2. Power to approve plans for the lease of public property of public service providers:
a) Ministers, heads of central authorities and chairmen of People’s Committees of provinces shall approve plans towards property which is public service facilities; other property with high value as prescribed by the Government;
b) Management councils or heads of public service providers shall approve plans towards property that is not specified in Point a of this Clause.
3. Form of lease and property rental:
a) The property which is a public service facility and other property with high value as prescribed by the Government shall be leased out in the form of an auction; property rental shall be the final bid;
b) The property that is not specified in Point a this Clause shall be leased out by negotiation; property rental shall be negotiated by and between the lessor and the lessee according to the rental listed on the market of the property with the same type or the property having the same specification, quality or origin.
Article 58. Use of public property of public service providers for joint venture purposes
1. A public service provider is entitled to use public property to associate with a foreign or domestic entity if:
a) The property is distributed, invested in construction or purchased to perform tasks assigned by the State but it has not been used at full capacity;
b) The property is invested in construction or purchased in accordance with a project approved by a competent authority for joint venture purposes that is not funded by the state budget;
c) Use of public property for joint venture purposes brings in greater efficiency in providing public services according to assigned functions and tasks.
2. Ministers or heads of central authorities shall approve plans for using of property of public service providers within scope of their management for joint venture purposes after a written opinion of the Ministry of Finance is given; chairmen of People’s Committees of provinces shall approve plans for using property of public service providers within their power for joint venture purposes after written opinions of Standing Committee of People’s Councils of provinces are given.
3. In the cases where the property is treated as contributed capital when carrying out joint venture according to regulations of law, the value of the property shall be determined as follows:
a) If the property is the use right of the land subject to capital contribution as prescribed in regulations of law on land, the value of land use right shall be determined according to the market price from the day on which the capital is contributed for joint venture;
b) If the property pertains to the land subject to capital contribution as prescribed in regulations of law on land and relevant law, the value of the property shall be determined according to the remaining actual value as a result of re-evaluation from the day on which the capital is contributed for joint venture;
c) If the property is a brand of a public service provider, the value of such brand to contribute capital for joint venture shall be determined according to Vietnam’s valuation standards, law on intellectual property and relevant law;
d) If the property is not specified in Points a, b and c this Clause, the value of property shall be determined according to the market price on the date of carrying out joint venture of the property with the same type or property having the same specifications, quality or origin.
Article 59. Preparation of statistics, keeping financial accounts, inventory, re-evaluation and making reports on public property of public service providers
1. Public property of public service providers shall be promptly and fully prepared statistics and kept financial accounts according to regulations of law on accounting, law on statistics and relevant law.
2. Re-evaluation of public property value shall be carried out in the following cases:
a) Compiling an inventory or re-evaluating public property according to the Prime Minister’s decision;
b) Upgrading or extending the property according to a project approved by a competent authority;
c) Distributing, compiling an inventory or transferring property which has not been aggregated on accounts;
d) Selling or liquidating public property;
dd) Property that is extremely damaged due to natural disasters, fire or other causes;
e) Using the property for joint venture purposes to ensure the fulfillment of civil obligations;
g) Disposing of public property when converting the operation of a public service provider;
h) Other cases as prescribed by law.
3. Re-evaluation of public property value shall comply with regulations of this Law, law on accounting and relevant law.
4. Public service providers assigned to manage and use public property shall compile an inventory of property at the end of the annual accounting period and an inventory under a decision on inventory and re-evaluation of public property made by the Prime Minister; determine excess or lack of property and causes for handling according to regulations of law; make reports on management and use of public property.
Article 60. Maintenance and repair of public property of public service providers
1. Maintenance and repair of public property of public service providers shall comply with regulations of Clause 1 and Clause 3 Article 39 herein.
2. Funding for maintenance and repair of public property of public service providers shall be guaranteed by their funding that is permitted to use; the public property used for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes shall apply to provisions of Point g Clause 2 Article 55 herein.
Article 61. Depreciation of fixed assets of public service providers
1. Fixed assets of public service providers shall be depreciated. Fixed assets of public service providers that are depreciated shall include:
a) Fixed assets that are guaranteed to be operating costs and investment costs;
b) Fixed assets subject to full depreciation of fixed assets into service charges;
c) Fixed assets that are not specified in Point a and Point b this Clause and used for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes.
2. Depreciation expense of each fixed asset shall be allocated for each activity related to public service, business, lease or joint venture to aggregate with cost of each activity.
3. The money depreciated from fixed assets shall be added to public service development funds of public service providers. Where the fixed assets are invested or purchased from loans or mobilized capital, the money depreciated from such fixed assets shall be used for debt payment; the remaining amount of money shall be added to public service development funds of public service providers.
Article 62. Disposal of public property of public service providers
1. Forms of disposal of public property of a public service provider:
a) Disposal of public property shall be in the forms specified in Article 40 herein;
b) Disposal of public property shall be carried out when the operation of the public service provider is converted.
2. Disposal of public property of public service providers in the forms specified in Article 40 herein shall comply with regulations of Articles 41, 42, 43, 44, 45, 46 and 47 herein.
Disposal of public property when the operation of public service providers is converted shall conform to regulations of Article 63 herein.
3. The remaining amount of proceeds earned from disposal of public property after deducting relevant costs, repaying loans or mobilized capital (if any) and fulfilling state financial obligations shall be added to public service development funds; if public service providers have operating costs covered by the State, such remaining amount shall be transferred to the state budget.
The remaining amount of proceeds earned from transfer of land use rights after deducting relevant costs shall be:
a) Submitted to the state budget according to regulations of law on state budget. Public service providers having projects on construction investment, purchases, renovation or upgrading public service facilities shall be given priority in capital allocation of public investment scheme and priority in allocation of fixed funding provided by the state budget;
b) Added to a public service development fund in case land use rights are formed from receiving transfer or lease of land whose land rental is paid in lump sum and the land rental is not covered by the state budget.
Article 63. Disposal of public property when the operation of public service providers is converted
1. Disposal of public property carried out by a public service provider converted to an enterprise when receiving a written decision on operation conversion from a competent authority:
a) Compile an inventory and classify managed and used property;
b) Dispose of abundant or inadequate property, property that is no long used or property in the process of liquidation;
c) Determine the property value to add to value of the converted public service provider;
d) Decide to distribute public property of the public service provider to the enterprise after conversion;
dd) Transfer property to the enterprise after being converted from the public service provider;
e) After the transfer, the enterprise converted from the public service provider shall complete the documents on property and land and submit them to a competent authority to hand over management and use of the property from the public service provider to the enterprise; follow administrative procedures and fulfill financial procedures according to regulations of law on land and relevant law.
2. The Government shall specify this Article in detail.
Section 5. POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC PROPERTY OF PEOPLE'S ARMED FORCES
Article 64. Public property of people's armed forces
Public property of people’s armed forces is the property that the State distributes to the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security for the purposes of management and use to ensure national security and other tasks assigned by the State, including:
1. Special-purpose property:
a) Weapons, military equipment, explosives, special support instruments; vehicles, and technical professional equipment;
b) Land and construction works pertaining to land, including: combat works, strategic defense works; works to ensure security operations; works serving research, fabrication, manufacture, repair, testing of weapons, important military equipment and special support instruments.
2. Single-purpose property:
a) Land, buildings and other property pertaining to land that belongs to camps, headquarters buildings, warehouses, academies, national security training centers, shooting fields, field sites, training grounds and detention facilities of people's armed forces;
b) Vehicles used for national security purposes;
c) Other support instruments apart from special support instruments; other property with special designed for operation of people’s armed forces.
3. Property used for management is the property that is used for the purposes of operation, training and education in people’s armed forces, including:
a) Land, buildings and other property pertaining to land that belongs to schools, except for academies, national security training centers; health facilities, nursing homes; guest houses, official-duty houses; stadiums, gymnasiums and other facilities that are not included in campuses or headquarters buildings of people's armed forces;
b) Commander cars, cars serving general business and other means of transport;
c) Machines and equipment;
d) Other property.
Article 65. Management and use of special-purpose and single-purpose property of people's armed forces
1. Responsibilities of the Minister of National Defense and the Minister of Public Security:
a) Make a detailed list of special-purpose property and criteria and norms for the use of special-purpose property and submit it to the Prime Minister;
b) Issue a detailed list of single-purpose property to people’s armed forces;
c) Issue regulations on construction of combat works, strategic defense works, works to ensure security operations; works serving research, fabrication, manufacture, repair, testing of weapons, important military equipment and special support instruments;
d) Specify records and forms to keep track of special-purpose property;
dd) Submit a decision on methods of purchase and sale of special-purpose property to the Prime Minister.
2. The form, management, use and disposed of special-purpose and single-purpose property:
a) The form and use of special-purpose and single-purpose property shall comply with of distribution of property and ensure safety and confidentiality;
b) Investment in construction of combat works, professional security works shall ensure state secrets; ensure security as prescribed;
c) Documents and reports on special-purpose property shall be managed and stored according to regulations of law on state secret protection;
d) Use of special-purpose and single-purpose property for commercial purposes, for lease, for joint venture purposes or other forms of business shall be banned;
dd) Disposal of special-purpose or single-purpose property shall be carried out only after such property is not included in property distribution; waste withdrawn from liquidation of property which is weapons, explosives or special support instruments shall comply with regulations of law on management and use of weapons, explosives and special support instruments;
e) The Prime Minister shall make a decision on transfer of special-purpose property, except for the transfer made among authorities affiliated to the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security;
g) Before putting special-purpose property or single-purpose property to use, the Minister of National Defense or the Minister of Public Security shall decide or authorize an authority to decide to include the public property in property distribution; when such property is no longer used, the Minister of National Defense or the Minister of Public Security shall decide or authorize an authority to decide to remove it from the property distribution.
3. The contents of how to form, management, use and disposal of special-purpose property and single-purpose property of people’s armed forces that are not specified in Clause 2 this Article shall conform to regulations of Section 3 this Chapter; for public service providers affiliated to people’s armed forces, such contents shall apply to provisions of Section 4 this Chapter.
4. The Government shall specify this Article in details.
Article 66. Management and use of property serving the management of people's armed forces
1. How to form, management, use and disposal of the property serving management of people's armed forces shall comply with regulations of Section 3 this Chapter; how to form, management, use and disposal of the property serving management of public service providers affiliated to people's armed forces shall comply with regulations of Section 4 this Chapter.
2. Before putting the property serving management to use, the Minister of National Defense or the Minister of Public Security shall decide or authorize an authority to decide to include the public property in property distribution; when such property is no longer used, the Minister of National Defense or the Minister of Public Security shall decide or authorize an authority to decide to remove it from the property distribution.
Section 6. POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC PROPERTY OF ORGANIZATIONS
Article 67. Management and use of public property of authorities affiliated to the Communist Party of Vietnam
1. Property of an authority affiliated to the Communist Party of Vietnam shall consist of:
a) Property distributed in kind by the State and property built or purchased by provision of the state budget;
b) Property whose ownership is transferred under a competent state authority’s decision; property formed from party dues and other revenue of the Communist Party.
2. Management and use of property of authorities affiliated to the Communist Party of Vietnam shall abide by the rules of management and use of public property specified herein and Charter of the Communist Party of Vietnam.
3. The Government shall specify this Article in details.
Article 68. Management and use of public property of socio-political organizations
1. The State shall distribute the property in kind and allocate state budget to socio-political organizations for investing in construction, purchasing, lease or providing fixed funding for the use of property in accordance with functions, tasks, criteria, norms and policies on management and use of public property.
2. How to form, management, use and disposal of public property specified in Clause 1 this Article shall comply with regulations of Section 3 this Chapter; the public property of public service providers affiliated to socio-political organizations shall conform to regulations of Section 4 this Chapter.
Article 69. Management and use of public property of socio-professional organizations
1. Property that is a workplace or a public service establishment of a socio-professional organization and is distributed by the State or formed from provision of state budget shall be treated as public property.
Management, use and disposal of other property that is distributed to socio-professional organizations by the State and is under ownership of such organizations shall comply with regulations of the civil affairs, relevant law and charters of organizations.
2. Socio-professional organizations shall manage, use and dispose of public property according to provisions of Section 3 this Chapter; protect public property according to regulations of law and maintain and repair public property in accordance with their budget.
A socio-professional organizations using distributed public property for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes shall:
a) Make plans for using public property for commercial purposes, for lease or joint venture purposes to report them to a competent authority;
b) Have the plans approved by a competent authority assigned by the Government;
c) Use public property for the right purposes of construction investment; Not affect the performance of functions and tasks assigned by the charter of organization;
d) Not lose the public property ownership; preserve and develop capital and property distributed by the State;
dd) Increase capacity and efficiency of using the property;
e) Ensure the depreciation of fixed assets and transfer depreciated amount of money thereof to the state budget; fulfill obligations on tax, fees, charges and other state financial obligations;
g) Ensure the market mechanism and comply with regulations of relevant law.
3. Use of public property for commercial purposes, for lease and for joint venture purposes shall apply to public service providers specified in Section 4 this Chapter.
The proceeds earned from the use of public property for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes shall be aggregated separately and kept all accounts as prescribed in regulations of law on accounting and shall be managed and used as follows:
a) Making payment for relevant costs;
b) Making repayment for loans or mobilized capital (if any);
c) Fulfilling state financial obligations;
d) Managing and using the remaining proceeds according to regulations of the Government.
Article 70. Management and use of public property of social organizations, socio-professional organizations and other organizations that are established according to regulations of law on associations
1. Social organizations, socio-professional organizations and other organizations that are established according to regulations of law on associations shall guarantee property for their operation.
2. Property that is a workplace or a public service establishment of a social organization, socio-professional organization or another organization and is distributed by the State or formed from provision of state budget shall be treated as public property. Social organizations, socio-professional organizations and other organizations shall manage, use and dispose of public property according to provisions of Section 3 this Chapter; protect public property according to regulations of law and maintain and repair public property in accordance with their budget.
Use of distributed public property for commercial purposes, for lease and for joint venture purposes; management and use of the proceeds earned from using such property shall comply with regulations of Clause 2 and Clause 3 Article 69 herein.
3. Management and use of the property that is not specified in Clause 2 this Article shall comply with regulations of law on civil affairs, relevant law and charters of organizations.
Section 7. POLICIES ON MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC PROPERTY OF STATE RESERVE AUTHORITIES
Article 71. Public property of state reserve authorities
1. Public property serving the operation of state reserve authorities shall include:
a) Public property serving the operation of state reserve authorities shall include:
b) Systems of national reserve warehouses.
2. Goods and materials on the list of national reserves.
Article 72. Management and use of public property serving the operation of state reserve authorities
1. Management and use of public property serving the operation of state reserve authorities shall conform to regulations of Section 3 this Chapter.
2. Management and use of systems of national reserve warehouses shall conform to regulations of Section 3 this Chapter, law on national reserves and the following regulations:
a) State reserve authorities shall be entitled to use warehouses to store public property when a decision on withdrawal or decision on establishment of public ownership has been given during the process of handling according to tasks assigned by a competent authority;
b) State reserve authorities shall be eligible to operate warehouses that are not used at full capacity. Warehouse operation shall ensure the compliance with utility; not affect national reserve secrets and safety, performance of assigned functions and tasks and shall be granted permission by a competent authority.
The remaining amount of proceeds earned from disposal of public property shall be transferred to the state budget after deducting relevant costs.
3. The Government shall specify this Article in details.
Article 73. Management and use of goods and materials on the list of national reserves
Management and use of goods and materials on the list of national reserves shall conform to regulations of law on national reserves.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra bộ
Điều 6. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công
Điều 8. Công khai tài sản công
Điều 12. Nội dung quản lý nhà nước về tài sản công
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công
Mục 3. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Điều 31. Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
Điều 32. Thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
Điều 33. Khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 34. Sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 38. Thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 41. Thu hồi tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 42. Điều chuyển tài sản công
Điều 43. Bán tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 45. Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 46. Tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 47. Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
Điều 48. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
Mục 4. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Điều 52. Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 53. Thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 54. Sử dụng, quản lý vận hành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 56. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh
Điều 57. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích cho thuê
Điều 58. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết
Điều 62. Xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
Mục 5. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
Điều 68. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị - xã hội
Điều 69. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp
Mục 7. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC
Điều 78. Hồ sơ, thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng
Điều 97. Tài sản công tại doanh nghiệp
Mục 1. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 103. Xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án
Điều 104. Xử lý tài sản là kết quả của dự án
Điều 113. Quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai
Điều 125. Hệ thống thông tin về tài sản công
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
Mục 2. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN
Điều 106. Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 107. Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 108. Bảo quản tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 110. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 111. Tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 112. Quản lý số tiền thu được từ việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
Mục 3. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Mục 4. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Mục 5. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
Điều 67. Quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam
Điều 68. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị - xã hội
Điều 69. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp