Thông tư 45/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 45/2018/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 07/05/2018 | Ngày hiệu lực: | 02/07/2018 |
Ngày công báo: | 20/06/2018 | Số công báo: | Từ số 717 đến số 718 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/06/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về trích khấu hao tài sản cố định CQNN
Ngày 07/5/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 45/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Theo đó, khi trích khấu hao TSCĐ cần thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Đối với TSCĐ tại đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao TSCĐ vào giá dịch vụ thì thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.
- Đối với TSCĐ tại đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc trường hợp trên được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới thì:
Việc trích khấu hao thực hiện từ ngày TSCĐ được sử dụng vào hoạt động kinh doanh… và thôi trích khấu hao từ sau ngày kết thúc việc sử dụng TSCĐ vào kinh doanh, cho thuê.
- Chi phí khấu hao TSCĐ phải được phân bổ cho từng hoạt động để hạch toán chi phí tương ứng.
Thông tư 45/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 02/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định là tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 64 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
3. Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với:
a) Tài sản cố định tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Tài sản cố định là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội quy định tại khoản 1 Điều 69, khoản 2 Điều 70 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
c) Tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội áp dụng các quy định tại Thông tư này để quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 69, khoản 2 Điều 70 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn dưới đây:
a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.
3. Căn cứ đặc điểm tài sản sử dụng thực tế của ngành, lĩnh vực, địa phương và yêu cầu quản lý, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có thể ban hành Danh mục tài sản chưa đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là tài sản cố định đối với các tài sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) thuộc 01 trong 02 trường hợp sau đây:
a) Tài sản (trừ tài sản là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) có nguyên giá từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến dưới 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) và có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
b) Tài sản là trang thiết bị dễ hỏng, dễ vỡ có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
4. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định về giá trị đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.
1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản; bao gồm:
a) Tài sản cố định hữu hình
- Loại 1: Nhà, công trình xây dựng; gồm: Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hóa; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở; nhà công vụ; nhà, công trình xây dựng khác.
- Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi; giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác.
- Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác.
- Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải hàng không và phương tiện vận tải khác.
- Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác.
- Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.
- Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác.
b) Tài sản cố định vô hình
- Loại 1: Quyền sử dụng đất.
- Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.
- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.
- Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các yếu tố năng lực, chất lượng, uy tín, yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập và các yếu tố khác có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho đơn vị sự nghiệp công lập).
- Loại 7: Tài sản cố định vô hình khác.
2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản; bao gồm:
a) Tài sản cố định hình thành do mua sắm;
b) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng;
c) Tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển;
d) Tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại;
đ) Tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán;
e) Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.
1. Tài sản cố định không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập không xác định được chi phí hình thành được quy định là tài sản cố định đặc thù.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu quản lý đối với những tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Danh mục tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) để thống nhất quản lý.
3. Nguyên giá tài sản cố định đặc thù để ghi sổ kế toán, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được xác định theo giá quy ước. Giá quy ước tài sản cố định đặc thù được xác định là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).
1. Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
2. Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
3. Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ, liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và có chức năng hoạt động độc lập, đồng thời có sự đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
4. Súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm thì từng con súc vật có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
5. Vườn cây thuộc khuôn viên đất độc lập, có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên (không tính giá trị quyền sử dụng đất); hoặc từng cây lâu năm có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
Việc xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này (trừ tài sản cố định đặc thù quy định tại Điều 5 Thông tư này) như sau:
1. Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm được xác định theo công thức:
Nguyên giá tài sản cố định do mua sắm |
= |
Giá trị ghi trên hóa đơn |
- |
Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán (nếu có |
+ |
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử |
- |
Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử |
+ |
Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại); các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí |
+ |
Chi phí khác (nếu có) |
Trong đó:
a) Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán (nếu có) là các khoản được trừ vào giá trị ghi trên hóa đơn được áp dụng trong trường hợp giá trị ghi trên hóa đơn bao gồm cả các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán.
b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc mua sắm tài sản cố định mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (số lượng, giá trị ghi trên hóa đơn của tài sản cố định phát sinh chi phí chung).
2. Nguyên giá của tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng là giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
a) Trường hợp tài sản đã đưa vào sử dụng (do đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng) nhưng chưa có quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện ghi sổ và kế toán tài sản cố định kể từ ngày có Biên bản nghiệm thu đưa tài sản vào sử dụng. Nguyên giá ghi sổ kế toán là nguyên giá tạm tính. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:
- Giá trị đề nghị quyết toán;
- Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B;
- Giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt.
b) Khi được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính trên sổ kế toán theo giá trị quyết toán được phê duyệt; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định.
c) Trường hợp dự án bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau nhưng không dự toán, quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì thực hiện phân bổ giá trị dự toán, quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí cho phù hợp (diện tích xây dựng, số lượng, giá trị dự toán chi tiết của từng tài sản, hạng mục).
3. Nguyên giá tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển được xác định như sau:
Nguyên giá tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển |
= |
Giá trị ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản |
+ |
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử |
- |
Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử |
+ |
Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại); các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí |
+ |
Chi phí khác (nếu có) |
Trong đó:
a) Giá trị ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản là nguyên giá tài sản cố định đang theo dõi trên sổ kế toán hoặc giá trị còn lại của tài sản cố định giao, điều chuyển theo đánh giá lại tại thời điểm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển (đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán).
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản (đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán) trước khi trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản. Việc đánh giá lại giá trị của tài sản căn cứ vào chất lượng còn lại của tài sản và đơn giá thực tế mua mới tài sản đó tại thời điểm bàn giao.
Giá trị còn lại của tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển |
= |
Tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản |
x |
Giá mua hoặc giá xây dựng mới của tài sản (đối với nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) tại thời điểm bàn giao |
Trong đó:
- Tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản được xác định căn cứ vào tình trạng của tài sản, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại và thời gian đã sử dụng của tài sản.
- Giá mua của tài sản là giá của tài sản mới cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm bàn giao.
- Giá xây dựng mới của tài sản được xác định theo công thức sau:
Giá xây dựng mới của tài sản |
= |
Đơn giá 1m2 xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương nơi có tài sản) áp dụng tại thời điểm bàn giao |
x |
Diện tích xây dựng của tài sản |
b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định được giao, được điều chuyển mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản cố định đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung).
(Ví dụ 1 tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).
4. Nguyên giá tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại được xác định như sau:
Nguyên giá tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại |
= |
Giá trị của tài sản được tặng cho, khuyến mại |
+ |
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử |
- |
Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử |
+ |
Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại); các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí |
+ |
Chi phí khác (nếu có) |
Trong đó:
a) Giá trị của tài sản được tặng cho được xác định theo quy định tại pháp luật về xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
b) Giá trị của tài sản được khuyến mại do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được khuyến mại xác định theo giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất xứ.
c) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản cố định đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung).
5. Nguyên giá tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán được xác định như sau:
Nguyên giá tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa |
= |
Giá trị ghi trên Biên bản kiểm kê |
+ |
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử |
- |
Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử |
+ |
Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại); các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí |
+ |
Chi phí khác (nếu có) |
Trong đó:
a) Giá trị ghi trên Biên bản kiểm kê là giá trị còn lại của tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa theo đánh giá lại tại thời điểm kiểm kê.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp kiểm kê phát hiện thừa tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản để ghi vào Biên bản kiểm kê và xác định nguyên giá để ghi sổ kế toán. Việc đánh giá lại giá trị của tài sản căn cứ vào chất lượng còn lại của tài sản và đơn giá thực tế mua mới tài sản đó tại thời điểm kiểm kê.
Giá trị còn lại của tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa |
= |
Tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản |
x |
Giá mua hoặc giá xây dựng mới của tài sản (đối với nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) tại thời điểm kiểm kê |
Trong đó:
- Tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản được xác định căn cứ vào tài sản, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại và thời gian đã sử dụng của tài sản.
- Giá mua của tài sản là giá của tài sản mới cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm kiểm kê.
- Giá xây dựng mới của tài sản được xác định theo công thức sau:
Giá xây dựng mới của tài sản |
= |
Đơn giá 1m2 xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương tại nơi có tài sản) áp dụng tại thời điểm kiểm kê |
x |
Diện tích xây dựng của tài sản |
b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung).
Việc xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư này (trừ tài sản cố định đặc thù quy định tại Điều 5 Thông tư này) như sau:
1. Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tải sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Nghị định số 151/2017/NĐ-CP) là giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 102 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật về đất đai mà tiền thuê đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước là số tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả cộng (+) chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (nếu có và trong trường hợp chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa tính vào vốn đầu tư dự án, chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép trừ vào tiền thuê đất phải nộp).
3. Nguyên giá tài sản cố định vô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư này (trừ quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này) là toàn bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra để có được tài sản cố định vô hình đó (trong trường hợp các chi phí này chưa tính vào vốn đầu tư dự án, chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép trừ vào nghĩa vụ tài chính phải nộp theo quy định của pháp luật).
1. Nguyên giá tài sản cố định xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 5, Điều 7 và Điều 8 Thông tư này được sử dụng để ghi sổ kế toán, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
2. Nguyên giá tài sản cố định xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 5, Điều 7 và Điều 8 Thông tư này không sử dụng trong trường hợp tổ chức bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, xác định giá trị để góp vốn liên doanh, liên kết, sử dụng tài sản cố định để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao, sử dụng tài sản cố định để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư. Việc xác định giá trị tài sản cố định trong các trường hợp này thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
1. Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau:
a) Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thực hiện nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tháo dỡ hoặc lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định;
d) Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
2. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định (trừ tài sản cố định là quyền sử dụng đất quy định tại điểm d khoản 1 Điều này), cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện lập Biên bản ghi rõ lý do thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định.
(Ví dụ 2 tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).
Trường hợp dự án nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau nhưng không quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì thực hiện phân bổ giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí cho phù hợp (diện tích xây dựng, số lượng, giá trị dự toán chi tiết cho việc nâng cấp, mở rộng, sửa chữa của từng tài sản, hạng mục).
3. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định là quyền sử dụng đất, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện lập Biên bản ghi rõ lý do thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại giá trị quyền sử dụng đất để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định.
Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này được xác định lại gồm giá trị quyền sử dụng đất xác định lại cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Việc xác định lại giá trị quyền sử dụng đất thực hiện theo công thức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 102 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP với các chỉ tiêu về diện tích đất, mục đích sử dụng đất, giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm xác định lại giá trị quyền sử dụng đất.
1. Mọi tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm lập thẻ tài sản cố định, kế toán đối với toàn bộ tài sản cố định hiện có của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành; thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản cố định hiện có thực tế; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất kế toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có); thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.
1. Tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đều phải tính hao mòn, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Các tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập phải trích khấu hao theo quy định tại Điều 16 Thông tư này gồm:
a) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
b) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật.
3. Các loại tài sản cố định sau đây không phải tính hao mòn, khấu hao:
a) Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP;
b) Tài sản cố định đặc thù quy định tại Điều 5 Thông tư này, trừ tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
c) Tài sản cố định đang thuê sử dụng;
d) Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước:
đ) Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được;
e) Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hỏng không tiếp tục sử dụng được.
1. Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định
a) Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. Phạm vi tài sản cố định phải tính hao mòn là tất cả tài sản cố định hiện có quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tính hao mòn;
b) Tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này thực hiện tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
c) Trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì hao mòn tài sản cố định của năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền quyết định bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản;
d) Trường hợp kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền thì hao mòn tài sản cố định được xác định trên cơ sở giá trị đánh giá lại sau khi kiểm kê từ năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền xác định giá trị đánh giá lại.
2. Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định
a) Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định đối với tài sản cố định quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp;
b) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này thì việc trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện từ ngày tài sản cố định được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết và thôi trích khấu hao tài sản cố định từ sau ngày kết thúc việc sử dụng tài sản cố định vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;
c) Chi phí khấu hao tài sản cố định phải được phân bổ cho từng hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để hạch toán chi phí của từng hoạt động tương ứng.
1. Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định hữu hình thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với tài sản cố định hữu hình được sử dụng ở địa bàn có điều kiện thời tiết, điều kiện môi trường ảnh hưởng đến mức hao mòn của tài sản cố định, trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng của tài sản cố định khác với quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Việc điều chỉnh tỷ lệ hao mòn tài sản cố định không vượt quá 20% tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với tài sản cố định giao, điều chuyển chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản thực hiện xác định lại thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định giao, điều chuyển để cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được giao, nhận điều chuyển tài sản làm cơ sở để kế toán tài sản cố định.
Đối với tài sản cố định của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp kiểm kê phát hiện thừa thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện xác định lại thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định kiểm kê phát hiện thừa làm cơ sở để kế toán tài sản cố định.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
Thời gian sử dụng của một tài sản cố định vô hình không thấp hơn 04 (bốn) năm và không cao hơn 50 (năm mươi) năm.
Trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình dưới 04 năm thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.
1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định được tính theo công thức sau:
Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định |
= |
Nguyên giá của tài sản cố định |
x |
Tỷ lệ tính hao mòn (% năm) |
Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cho năm đó theo công thức sau:
Số hao mòn tài sản cố định lũy kế tính đến năm (n) |
= |
Số hao mòn tài sản cố định đã tính đến năm (n-1) |
+ |
Số hao mòn tài sản cố định tăng trong năm (n) |
- |
Số hao mòn tài sản cố định giảm trong năm (n) |
2. Đối với những tài sản cố định có thay đổi về nguyên giá thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp căn cứ các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi xác định lại theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Điều 14 Thông tư này để tiếp tục tính hao mòn tài sản cố định cho các năm còn lại.
3. Đối với tài sản cố định tiếp nhận từ việc bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định theo dõi trên sổ kế toán tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản được tính theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này; trong đó nguyên giá của tài sản cố định được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
4. Số hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn lũy kế đã thực hiện của tài sản cố định đó.
1. Đối với tài sản cố định quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này và tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, đơn vị thực hiện chế độ quản lý, trích khấu hao theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.
Đơn vị lập và gửi cơ quan quản lý thuế trực tiếp thông tin về tỷ lệ khấu hao, số khấu hao trong năm (theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) để theo dõi, quản lý; thời hạn gửi trước ngày 01 tháng 01 hàng năm.
2. Việc điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư này, trường hợp việc trích khấu hao theo quy định tại khoản 1 Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định cho phù hợp, đảm bảo chất lượng và giá dịch vụ sự nghiệp công mà đơn vị sự nghiệp cung cấp;
b) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này, trường hợp việc trích khấu hao theo quy định tại khoản 1 Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định đảm bảo phù hợp với lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định và không thấp hơn tỷ lệ hao mòn tài sản cố định tương ứng quy định tại Thông tư này;
c) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, trường hợp cần thiết trích khấu hao theo tỷ lệ hao mòn tài sản cố định tương ứng quy định tại Thông tư này, đơn vị sử dụng tài sản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết xem xét, quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định cho phù hợp.
3. Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này (trừ tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) vừa sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập thì thực hiện như sau:
a) Đơn vị tính toán, xác định tổng giá trị hao mòn trong năm của tài sản cố định theo tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Thông tư này;
b) Căn cứ thời gian sử dụng, tần suất sử dụng hoặc khối lượng công việc hoàn thành, đơn vị tính toán phân bổ số khấu hao và số hao mòn trong tổng giá trị hao mòn đã xác định tại điểm a khoản này; lập và gửi cơ quan quản lý thuế trực tiếp thông tin về số khấu hao và số hao mòn tài sản trong năm (theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) để theo dõi, quản lý; thời hạn gửi trước ngày 01 tháng 01 hàng năm;
c) Đơn vị thực hiện phân bổ số khấu hao đã đăng ký để hạch toán kế toán vào chi phí cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, chi phí kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; thực hiện hạch toán kế toán hao mòn tài sản cố định đối với số hao mòn.
(Ví dụ 3 tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).
4. Đối với tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này thì thực hiện như sau:
a) Việc xác định giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết thực hiện theo hướng dẫn tại Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan làm cơ sở để cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt giá trị thương hiệu của đơn vị thực hiện góp vốn liên doanh, liên kết;
b) Giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết do cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt được phân bổ tương ứng với thời gian góp vốn liên doanh, liên kết theo đề án sử dụng tài sản vào mục đích liên doanh, liên kết để hạch toán kế toán vào chi phí cung ứng dịch vụ của thời hạn liên doanh, liên kết.
5. Quản lý, sử dụng số tiền trích khấu hao:
Số tiền trích khấu hao đối với tài sản cố định quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Riêng trường hợp tài sản cố định được đầu tư, mua sắm từ nguồn vốn vay, vốn huy động thì số tiền trích khấu hao tài sản cố định được sử dụng để trả nợ gốc và lãi; số còn lại (nếu có) được bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
1. Đối với các tài sản cố định có tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Thông tư này thay đổi so với tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước thì từ năm tài chính 2018 xác định mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định theo nguyên giá của tài sản cố định và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Thông tư này để ghi sổ kế toán.
(Ví dụ 4 tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Đối với các tài sản cố định đã có quyết định giao, điều chuyển trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà trước khi giao, điều chuyển tài sản đó chưa được theo dõi trên sổ kế toán hoặc khi thực hiện bàn giao, tiếp nhận chưa đánh giá lại giá trị tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư này để ghi sổ kế toán, xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này làm cơ sở để kế toán tài sản cố định.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 7 năm 2018 và được áp dụng từ năm tài chính 2018.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.
3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 05 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
STT |
DANH MỤC TÀI SẢN |
THỜI GIAN SỬ DỤNG |
TỶ LỆ HAO MÒN |
Loại 1 |
Nhà, công trình xây dựng |
|
|
|
- Biệt thự, công trình xây dựng cấp đặc biệt |
80 |
1,25 |
|
- Cấp I |
80 |
1,25 |
|
- Cấp II |
50 |
2 |
|
- Cấp III |
25 |
4 |
|
- Cấp IV |
15 |
6,67 |
Loại 2 |
Vật kiến trúc |
|
|
|
- Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi |
20 |
5 |
|
- Giếng khoan, giếng đào, tường rào |
10 |
10 |
|
- Các vật kiến trúc khác |
10 |
10 |
Loại 3 |
Xe ô tô |
|
|
1 |
Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh |
|
|
|
- Xe 4 đến 5 chỗ |
15 |
6,67 |
|
- Xe 6 đến 8 chỗ |
15 |
6,67 |
2 |
Xe ô tô phục vụ công tác chung |
|
|
|
- Xe 4 đến 5 chỗ |
15 |
6,67 |
|
- Xe 6 đến 8 chỗ |
15 |
6,67 |
|
- Xe 9 đến 12 chỗ |
15 |
6,67 |
|
- Xe 13 đến 16 chỗ |
15 |
6,67 |
3 |
Xe ô tô chuyên dùng |
|
|
|
- Xe cứu thương |
15 |
6,67 |
|
- Xe cứu hỏa |
15 |
6,67 |
|
- Xe chở phạm nhân |
15 |
6,67 |
|
- Xe quét đường |
15 |
6,67 |
|
- Xe phun nước |
15 |
6,67 |
|
- Xe chở rác |
15 |
6,67 |
|
- Xe ép rác |
15 |
6,67 |
|
- Xe sửa chữa lưu động |
15 |
6,67 |
|
- Xe trang bị phòng thí nghiệm |
15 |
6,67 |
|
- Xe thu phát điện báo |
15 |
6,67 |
|
- Xe sửa chữa điện |
15 |
6,67 |
|
- Xe kéo, xe cứu hộ, cứu nạn |
15 |
6,67 |
|
- Xe cần cẩu |
15 |
6,67 |
|
- Xe tập lái |
15 |
6,67 |
|
- Xe thanh tra giao thông |
15 |
6,67 |
|
- Xe gắn thiết bị thu, phát vệ tinh |
15 |
6,67 |
|
- Xe phát thanh truyền hình lưu động |
15 |
6,67 |
|
- Xe tải các loại |
15 |
6,67 |
|
- Xe bán tải |
15 |
6,67 |
|
- Xe trên 16 chỗ ngồi các loại |
15 |
6,67 |
|
- Xe chuyên dùng khác |
15 |
6,67 |
4 |
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước |
15 |
6,67 |
5 |
Xe ô tô khác |
15 |
6,67 |
Loại 4 |
Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô) |
|
|
1 |
Phương tiện vận tải đường bộ |
10 |
10 |
2 |
Phương tiện vận tải đường sắt |
10 |
10 |
3 |
Phương tiện vận tải đường thủy |
|
|
|
- Tàu biển chở hàng hóa |
10 |
10 |
|
- Tàu biển chở khách |
10 |
10 |
|
- Tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy |
10 |
10 |
|
- Tàu chở hàng đường thủy nội địa |
10 |
10 |
|
- Tàu chở khách đường thủy nội địa |
10 |
10 |
|
- Phà đường thủy các loại |
10 |
10 |
|
- Ca nô, xuồng máy các loại |
10 |
10 |
|
- Ghe, thuyền các loại |
10 |
10 |
|
- Phương tiện vận tải đường thủy khác |
10 |
10 |
4 |
Phương tiện vận tải hàng không |
10 |
10 |
5 |
Phương tiện vận tải khác |
10 |
10 |
Loại 5 |
Máy móc, thiết bị |
|
|
1 |
Máy móc, thiết bị văn phòng phố biển |
|
|
|
- Máy vi tính để bàn |
5 |
20 |
|
- Máy vi tính xách tay (hoặc thiết bị điện tử tương đương) |
5 |
20 |
|
- Máy in |
5 |
20 |
|
- Máy fax |
5 |
20 |
|
- Tủ đựng tài liệu |
5 |
20 |
|
- Máy scan |
5 |
20 |
|
- Máy hủy tài liệu |
5 |
20 |
|
- Máy photocopy |
8 |
12,5 |
|
- Bộ bàn ghế ngồi làm việc trang bị cho các chức danh |
8 |
12,5 |
|
- Bộ bàn ghế họp |
8 |
12,5 |
|
- Bộ bàn ghế tiếp khách |
8 |
12,5 |
|
- Máy điều hòa không khí |
8 |
12,5 |
|
- Quạt |
5 |
20 |
|
- Máy sưởi |
5 |
20 |
|
- Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến khác |
5 |
20 |
2 |
Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị |
|
|
a |
Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng loại với máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến thì quy định thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn như quy định tại điểm 1 Loại 5 Phụ lục này |
|
|
b |
Máy móc, thiết bị khác phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị |
|
|
|
- Máy chiếu |
5 |
20 |
|
- Thiết bị lọc nước |
5 |
20 |
|
- Máy hút ẩm, hút bụi |
5 |
20 |
|
- Ti vi, đầu Video, các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác |
5 |
20 |
|
- Máy ghi âm |
5 |
20 |
|
- Máy ảnh |
5 |
20 |
|
- Thiết bị âm thanh |
5 |
20 |
|
- Tổng đài điện thoại, máy bộ đàm |
5 |
20 |
|
- Thiết bị thông tin liên lạc khác |
5 |
20 |
|
- Tủ lạnh, máy làm mát |
5 |
20 |
|
- Máy giặt |
5 |
20 |
|
- Thiết bị mạng, truyền thông |
5 |
20 |
|
- Thiết bị điện văn phòng |
5 |
20 |
|
- Thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu |
5 |
20 |
|
- Thiết bị truyền dẫn |
5 |
20 |
|
- Camera giám sát |
8 |
12,5 |
|
- Thang máy |
8 |
12,5 |
|
- Máy bơm nước |
8 |
12,5 |
|
- Két sắt |
8 |
12,5 |
|
- Bàn ghế hội trường |
8 |
12,5 |
|
- Tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật |
8 |
12,5 |
|
- Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung khác |
8 |
12,5 |
3 |
Máy móc, thiết bị chuyên dùng |
|
|
|
- Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ công thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo |
10 |
10 |
|
- Máy móc, thiết bị chuyên dùng là máy móc, thiết bị cùng loại với máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến có yêu cầu về tính năng, dung lượng, cấu hình cao hơn máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến thì quy định thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn như quy định tại điểm 1 Loại 5 Phụ lục này |
|
|
|
- Máy móc, thiết bị khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị |
10 |
10 |
4 |
Máy móc, thiết bị khác |
8 |
12,5 |
Loại 6 |
Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm |
|
|
1 |
Các loại súc vật |
8 |
12,5 |
2 |
Cây lâu năm, vườn cây lâu năm, vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, |
25 |
4 |
3 |
Thảm cỏ, thảm cây xanh, cây cảnh, vườn cây cảnh |
8 |
12,5 |
Loại 7 |
Tài sản cố định hữu hình khác |
8 |
12,5 |
PHỤ LỤC SỐ 02
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 05 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Mẫu số 01 |
Quy định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình |
Mẫu số 02 |
Quy định danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định |
Mẫu số 03 |
Quy định danh mục và giá quy ước tài sản cố định đặc thù |
Mẫu số 04 |
Đăng ký số khấu hao tài sản cố định |
Bộ/Tỉnh………………. |
THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH
STT |
DANH MỤC |
THỜI GIAN SỬ DỤNG (năm) |
TỶ LỆ HAO MÒN (% năm) |
Loại 1 |
Quyền tác giả |
|
|
|
- Tải sản A1 |
|
|
|
- Tài sản B1 |
|
|
|
…………………………… |
|
|
Loại 2 |
Quyền sở hữu công nghiệp |
|
|
|
- Tài sản A2 |
|
|
|
- Tài sản B2 |
|
|
|
…………………………… |
|
|
Loại 3 |
Quyền đối với giống cây trồng |
|
|
|
- Tài sản A3 |
|
|
|
- Tài sản B3 |
|
|
|
…………………………… |
|
|
Loại 4 |
Phần mềm ứng dụng |
|
|
|
- Cơ sở dữ liệu |
|
|
|
- Phần mềm kế toán |
|
|
|
- Phần mềm tin học văn phòng |
|
|
|
- Phần mềm ứng dụng khác |
|
|
Loại 5 |
Tài sản cố định vô hình khác |
|
|
Bộ/Tỉnh………………. |
DANH MỤC, THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
STT |
DANH MỤC |
THỜI GIAN SỬ DỤNG (năm) |
TỶ LỆ HAO MÒN (% năm) |
Loại 1 |
…………………………… |
|
|
|
- Tài sản A1 |
|
|
|
- Tài sản B1 |
|
|
|
- Tài sản C1 |
|
|
Loại 2 |
…………………………… |
|
|
|
- Tài sản A2 |
|
|
|
- Tài sản B2 |
|
|
|
- Tài sản C2 |
|
|
Loại 3 |
|
|
|
|
- Tài sản A3 |
|
|
|
- Tài sản B3 |
|
|
|
- Tài sản C3 |
|
|
……. |
…………………………… |
|
|
Ghi chú: Danh mục tài sản cố định quy định tại Mẫu này áp dụng đối với tài sản cố định thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Bộ/Tỉnh………………. |
DANH MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐẶC THÙ
STT |
DANH MỤC |
Loại 1 |
…………………………… |
|
- Tài sản A1 |
|
- Tài sản B1 |
|
- Tài sản C1 |
Loại 2 |
…………………………… |
|
- Tài sản A2 |
|
- Tài sản B2 |
|
- Tài sản C2 |
Loại 3 |
…………………………… |
|
- Tài sản A3 |
|
- Tài sản B3 |
|
- Tài sản C3 |
|
…………………………… |
Tên đơn vị: …………………………… |
ĐĂNG KÝ SỐ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Năm ………………
Đơn vị tính: đồng
STT |
TÀI SẢN |
NGUYÊN GIÁ |
SỐ HAO MÒN/ KHẤU HAO (NĂM) |
|||
Tỷ lệ (%) |
Tổng số |
Số khấu hao trong năm |
Số hao mòn trong năm |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) = (6) + (7) |
(6) |
(7) |
I |
Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư |
|
|
|
|
|
1 |
- Tài sản A |
|
|
|
|
|
2 |
- Tài sản B |
|
|
|
|
|
….. |
…………………….. |
|
|
|
|
|
II |
Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ |
|
|
|
|
|
1 |
- Tài sản A |
|
|
|
|
|
2 |
- Tài sản B |
|
|
|
|
|
…. |
…………………….. |
|
|
|
|
|
III |
Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới |
|
|
|
|
|
A |
Nhóm tài sản cố định sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết |
|
|
|
|
|
1 |
- Tài sản A |
|
|
|
|
|
2 |
- Tài sản B |
|
|
|
|
|
….. |
…………………….. |
|
|
|
|
|
B |
Nhóm tài sản cố định vừa sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị |
|
|
|
|
|
1 |
- Tài sản A |
|
|
|
|
|
2 |
- Tài sản B |
|
|
|
|
|
….. |
…………………….. |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
………, ngày ……. tháng …… năm …... |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 05 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Ví dụ 1: Tại đơn vị X, tài sản cố định A có nguyên giá 1.000 triệu đồng, đưa vào sử dụng năm 2012. Theo quy định tại Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008, Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tài sản cố định A có thời gian sử dụng 10 năm, tỷ lệ hao mòn 10% năm. Tính đến ngày 31/12/2017, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là 600 triệu đồng, thời gian sử dụng còn lại của tài sản là 04 năm, giá trị còn lại là 400 triệu đồng.
Trong năm 2018 thực hiện điều chuyển tài sản cố định A từ đơn vị X sang đơn vị Y. Trong quá trình điều chuyển phát sinh các chi phí liên quan là 100 triệu đồng.
* Cách xác định nguyên giá, số hao mòn tài sản cố định A cho các năm tiếp theo tại đơn vị Y như sau:
- Tài sản cố định A đã được theo dõi trên sổ sách kế toán của đơn vị X, do đó:
(i) Nguyên giá tài sản cố định A được điều chuyển đến đơn vị Y được xác định = 1.000 triệu đồng (nguyên giá cũ) + 100 triệu đồng (chi phí điều chuyển) = 1.100 triệu đồng;
(ii) Giá trị hao mòn lũy kế tính đến 31/12/2017 = 600 triệu đồng.
- Từ năm 2018, tại đơn vị Y, mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định A là: 1.100 triệu đồng x 10% = 110 triệu đồng.
- Tính đến ngày 31/12/2018, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là: 710 triệu đồng (600 triệu đồng + 110 triệu đồng), giá trị còn lại là: 390 triệu đồng (1.100 triệu đồng - 710 triệu đồng).
- Tính đến ngày 31/12/2019, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là: 820 triệu đồng (710 triệu đồng + 110 triệu đồng), giá trị còn lại là: 280 triệu đồng (1.100 triệu đồng - 820 triệu đồng).
- Tính đến ngày 31/12/2020, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là: 930 triệu đồng (820 triệu đồng + 110 triệu đồng), giá trị còn lại là: 170 triệu đồng (1.100 triệu đồng - 930 triệu đồng).
- Tính đến ngày 31/12/2021, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là: 1.040 triệu đồng (930 triệu đồng + 110 triệu đồng), giá trị còn lại là: 60 triệu đồng (1.100 triệu đồng - 1.040 triệu đồng).
- Tính đến ngày 31/12/2022, số hao mòn còn lại được tính trong năm 2022 của tài sản cố định A là 60 triệu đồng (1.100 triệu đồng - 1.040 triệu đồng), số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là: 1.100 triệu đồng, giá trị còn lại bằng 0 đồng.
- Từ năm 2023 trở đi, tài sản cố định A không phải tính hao mòn.
Như vậy, thời gian tính hao mòn của tài sản cố định A là 11 năm (gồm: 06 năm từ năm 2012 đến 2017 tại đơn vị X; 05 năm từ năm 2018 đến 2022 tại đơn vị Y).
Ví dụ 2: Tại đơn vị Z, tài sản cố định B có nguyên giá 1.000 triệu đồng, đưa vào sử dụng năm 2018, tỷ lệ hao mòn theo quy định tại Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính là 6,67% năm. Năm 2020, đơn vị Z thực hiện nâng cấp theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt với tổng mức đầu tư là 100 triệu đồng.
* Cách tính hao mòn tài sản cố định B tại đơn vị Z như sau:
a) Năm 2018 và năm 2019, mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định B là: 1.000 triệu đồng x 6,67% = 66,7 triệu đồng.
- Tính đến ngày 31/12/2018, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định B là: 66,7 triệu đồng, giá trị còn lại là: 933,3 triệu đồng (1.000 triệu đồng - 66,7 triệu đồng).
- Tính đến ngày 31/12/2019, số hao mòn lũy kế của tải sản cố định B là: 133,4 triệu đồng (66,7 triệu đồng + 66,7 triệu đồng), giá trị còn lại là: 866,6 triệu đồng (933,3 triệu đồng - 66,7 triệu đồng).
b) Năm 2020, sau khi nâng cấp, nguyên giá tài sản cố định B được xác định là 1.100 triệu đồng = 1.000 triệu đồng (nguyên giá cũ) + 100 triệu đồng (tổng mức đầu tư).
Từ năm 2020, mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định B là: 1.100 triệu đồng x 6,67% = 73,37 triệu đồng.
Tính đến ngày 31/12/2020, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định B là: 206,77 triệu đồng (133,4 triệu đồng + 73,37 triệu đồng), giá trị còn lại là: 793,23 triệu đồng (866,6 triệu đồng - 73,37 triệu đồng).
Ví dụ 3: Đơn vị Q là đơn vị sự nghiệp công lập (thuộc nhóm đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Trong năm 2018, đơn vị Q sử dụng tài sản cố định C có nguyên giá 100 triệu đồng, tỷ lệ hao mòn theo quy định tại Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính là 6,67% năm và tài sản cố định D có nguyên giá 1.000 triệu đồng, tỷ lệ hao mòn theo quy định tại Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính là 10% năm để liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Trong đó, tài sản cố định C sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động liên doanh liên kết, tài sản cố định D vừa được sử dụng vào mục đích hoạt động của đơn vị, vừa sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết theo đề án sử dụng tài sản vào mục đích liên doanh, liên kết được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
* Trong năm 2018 đơn vị Q thực hiện đăng ký số khấu hao tài sản cố định như sau:
1- Tài sản cố định C thực hiện chế độ quản lý, trích khấu hao theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.
Ví dụ, tỷ lệ khấu hao tài sản cố định C theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp là 10% năm.
2- Đối với tài sản cố định D:
- Đơn vị Q xác định tổng giá trị hao mòn tài sản cố định D trong năm là:
1.000 triệu đồng x 10% = 100 triệu đồng
- Căn cứ tình hình sử dụng, đơn vị Q phân bổ số khấu hao và số hao mòn trong tổng giá trị hao mòn đã xác định nêu trên. Ví dụ, đơn vị Q xác định phân bổ 70% sử dụng vào mục đích hoạt động của đơn vị, 30% sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết; theo đó, đơn vị Q lập và gửi cơ quan quản lý thuế trực tiếp thông tin về số khấu hao, số hao mòn tài sản trong năm theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính như sau:
Năm báo cáo: 2018
TT |
TÀI SẢN |
NGUYÊN GIÁ (triệu đồng) |
SỐ HAO MÒN/ KHẤU HAO (NĂM) |
|||
Tỷ lệ (%) |
Tổng số (triệu đồng) |
Số khấu hao trong năm (triệu đồng) |
Số hao mòn trong năm (triệu đồng) |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5)=(6)+(7) |
(6) |
(7) |
I |
Tài sản cố định tại đơn vị Q |
|
|
|
|
|
A |
Nhóm tài sản cố định sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết |
|
|
|
|
|
1 |
- Tài sản C |
100 |
10% |
10 |
10 |
0 |
B |
Nhóm tài sản cố định vừa sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị |
|
|
|
|
|
1 |
- Tài sản D |
1.000 |
10% |
100 |
30 |
70 |
|
Tổng cộng |
1.100 |
|
110 |
40 |
70 |
Ví dụ 4: Tài sản cố định E có nguyên giá 1.000 triệu đồng, đưa vào sử dụng năm 2015. Theo quy định tại Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tài sản cố định E có thời gian sử dụng 08 năm, tỷ lệ tính hao mòn là 12,5% năm. Như vậy, tính đến ngày 31/12/2017, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định E là 375 triệu đồng, thời gian sử dụng còn lại của tài sản là 05 năm và giá trị còn lại là 625 triệu đồng.
Theo quy định tại Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, từ năm tài chính 2018, thời gian sử dụng của tài sản cố định E quy định là 10 năm, tỷ lệ tính hao mòn là 10% năm.
* Cách xác định số hao mòn hàng năm của tài sản cố định E từ năm 2018 như sau:
- Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định E (tính từ năm tài chính 2018): 1.000 triệu đồng x 10% = 100 triệu đồng.
-Tính đến ngày 31/12/2018, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định E là: 475 triệu đồng (375 triệu đồng + 100 triệu đồng); giá trị còn lại của tài sản cố định E là: 525 triệu đồng (1.000 triệu đồng - 475 triệu đồng).
-Tính đến ngày 31/12/2019, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định E là: 575 triệu đồng (475 triệu đồng + 100 triệu đồng), giá trị còn lại của tài sản cố định E là: 425 triệu đồng (1.000 triệu đồng - 575 triệu đồng).
-Tính đến ngày 31/12/2020, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định E là: 675 triệu đồng (575 triệu đồng + 100 triệu đồng), giá trị còn lại của tài sản cố định E là: 325 triệu đồng (1.000 triệu đồng - 675 triệu đồng).
- Tính đến ngày 31/12/2021, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định E là: 775 triệu đồng (675 triệu đồng + 100 triệu đồng), giá trị còn lại của tài sản cố định E là: 225 triệu đồng (1.000 triệu đồng - 775 triệu đồng).
-Tính đến ngày 31/12/2022, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định E là: 875 triệu đồng (775 triệu đồng + 100 triệu đồng), giá trị còn lại của tài sản cố định E là: 125 triệu đồng (1.000 triệu đồng - 875 triệu đồng).
-Tính đến ngày 31/12/2023, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định E là: 975 triệu đồng (875 triệu đồng + 100 triệu đồng), giá trị còn lại của tài sản cố định E là: 25 triệu đồng (1.000 triệu đồng - 975 triệu đồng).
- Số hao mòn còn được tính trong năm 2024 của tài sản cố định E là: 25 triệu đồng (1.000 triệu đồng - 975 triệu đồng); số hao mòn lũy kế của tài sản cố định E tính đến ngày 31/12/2024 là: 1.000 triệu đồng (975 triệu đồng + 25 triệu đồng), giá trị còn lại của tài sản cố định E là: 0 đồng (1.000 triệu đồng - 1.000 triệu đồng).
- Từ năm 2025 trở đi, tài sản cố định E không phải tính hao mòn./.
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 45/2018/TT-BTC |
Hanoi, May 07, 2018 |
ON GUIDING THE REGIME FOR MANAGING AND CALCULATING DEPRECIATION OF FIXED ASSETS OF AGENCIES, ORGANIZATIONS OR UNITS AND FIXED ASSETS HANDED TO ENTERPRISES BY THE STATE WITHOUT CACULATION OF THE STATE CAPITAL PORTION OF SUCH ENTERPRISES
Pursuant to the Law on Management and Use of Public Property dated June 21, 2017;
Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;
Pursuant to the Government’s Decree No. 151/2017/ND-CP dated December 26, 2017 on guidelines for certain Articles of the Law on Management and Use of Public Property;
Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the request of the General Director of Department of Public Asset Management.
The Minister of Finance promulgates the Circular on guiding the regime for managing and calculating the depreciation of fixed assets of agencies, organizations or units and fixed assets handed to enterprises by the State without calculation of the state capital portion of such enterprises.
1. This Circular guides the regime for managing and calculating the depreciation of fixed assets of regulatory agencies, public sector entities, units of people’s armed force, agencies of Communist Party of Vietnam and organizations funded by the State (hereinafter referred to as “agencies, organizations, units”) and of fixed assets handed to enterprises by the State without calculation of the state capital portion of such enterprises.
2. Regulations of the Minister of National Defense and the Minister of Public Security shall apply to depreciation of special and specialized fixed assets of the units of people's armed force specified in clause 1, clause 2, Article 64 of the Law on Management and Use of Public Property,
3. Regulations of the Minister of National Defense and the Minister of Public Security shall apply to depreciation of infrastructure assets which serve national and public interests and are specified in clause 2, Article 4 of the Law on Management and Use of Public Property.
1. The regime for managing and calculating the depreciation of fixed assets specified in this Circular shall apply to:
a. Fixed assets of regulatory agencies, public sector entities, units of people's armed force, agencies of Communist Party of Vietnam and social-political organizations.
b. Fixed assets which are office buildings, public service facilities of social-political and professional organizations, social organizations, social-professional organizations and other organizations which are established in accordance with the regulations in clause 1, Article 69, clause 2, Article 70 of the Law on Management and Use of Public Property.
c. Fixed assets handed to the enterprises by the State without calculation of the state capital portion of such enterprises.
2. Social-political organizations, social organizations, social-professional organizations and other organizations, which are established according to the law shall be encouraged to apply the regulations specified in this Circular, with the aim to manage and calculate the depreciation of fixed assets which are not specified in clause 1, Article 69, clause 2, Article 70 of the Law on Management and Use of Public Property.
REGULATIONS ON MANAGEMENT OF FIXED ASSETS
Article 3. Identification of fixed assets
1. Identification of tangible fixed assets
A tangible fixed asset is an asset that has a physical form, independent structure, or is a system composed of multiple separate parts connected together to perform one or certain functions, and satisfy both requirements below:
a. The useful life is 01 (one) year or more.
b. The cost is 10.000.000 VND (ten million VND) or higher.
2. Identification of intangible fixed assets
An intangible fixed asset is an asset that does not have a physical form and its formation is invested by an agency, organization, unit or enterprise or through an operation process. Also, it must satisfy both requirements specified in point a and b, clause 1 of this Article.
3. Based on the properties of the assets of sectors, fields or localities which are practically used and on the management requirements, the Ministers and Heads of ministerial agencies, governmental agencies and other central agencies (hereinafter referred to as “Ministers and Heads of central agencies), People's Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “Provincial People’s Committees) may promulgate the list of assets, which do not satisfy the requirements specified in clause 1, clause 2 of this Article, as fixed assets. They are under the management of the Ministries, central agencies and localities (using form No. 2 in Appendix 02 hereto). Such assets must satisfy 01 of 02 following requirements:
a. The asset (except buildings, constructions and architectural structures) must have a cost from 5.000.000 VND (5 million VND) to under 10.000.000 VND (ten million VND) and has a useful life of 01 year or more.
b. The asset is a fragile asset and has a cost of 10.000.000 VND (ten million VND) or more.
4. Identification of the fixed assets specified in clause 1, Article 16 hereof shall be carried out in accordance with the regulations applied to enterprises.
Article 4. Classification of fixed assets
1. Classification based on physical properties:
a. Tangible fixed assets
- Type 1: Buildings and constructions: offices, warehouses, auditoriums, clubs, cultural buildings, sport stadiums, museums, kindergartens, workshops, classes, lecture halls, dormitories, hospitals, convalescent homes, guest houses, houses, public houses, other buildings and constructions.
- Type 2: Architectural structures: warehouses, storage tanks, parking lots, drying grounds, sports grounds, swimming pools, bore wells, dug wells, fences and other architectural structures.
- Type 3: Cars, including: official state cars, cars serving general work, specialized cars, cars serving state reception and other cars.
- Type 4: Other vehicles (except cars): road transport vehicles, rail transport vehicles, water transport vehicles, air transport vehicles and other transport vehicles.
- Type 5: Machinery and equipment: Popular official machinery and equipment, equipment serving general activities; specialized machinery and equipment and other machinery and equipment.
- Type 6: Perennial plants, draught animals and/or animals serving production.
- Type 7: Other tangible fixed assets
b. Intangible fixed assets
- Type 1: Land use rights
- Type 2: Patents and copyrights.
- Type 3: Industrial proprietorship
- Type 4: Rights to plant varieties
- Type 5: Software
- Type 6: Brands of the public sector entities (including the following elements: potential, quality, reputation, long history and other elements that can create economical rights and benefits for such public sector entities).
- Type 7: Other intangible fixed assets
2. Classification based on the origins of assets, including:
a. Fixed assets form from procurement
b. Fixed assets form from investment in construction
c. Fixed assets provided or transferred
d. Fixed assets given or promoted
dd. Fixed assets not listed in the account book.
e. Fixed assets form from other sources
1. Fixed assets of which costs of forming or real values are not determined, however, they require to be managed strictly, (such as: antiques, exhibits in museums, monuments, ranked historical relics), fixed assets which are brands of public sector entities and have undetermined costs of forming and are defined as special assets.
2. Based on the actual conditions and management requirements for the assets specified in clause 1 of this Article, Ministers and Heads of central agencies and People’s Committees of provinces shall promulgate the list of special assets under the management of ministries and central or local agencies (using form No. 03 in Appendix 02 hereto) in order to exercise unified management.
3. The cost of a special asset recorded in the accounting book and declared while logging information into National Asset Database shall be determined according to the conventional price. The conventional price of one special asset is 10.000.000 VND (ten million VND).
Article 6. Fixed assets recorded in the accounting book
1. An independent asset is a fixed asset to be recorded in the accounting book
2. If a system composed of multiple separate parts, which are connected to perform one or certain functions, lacks any of these parts making it unable to operate, then such system is determined as a fixed asset to be recorded in the accounting book.
3. If a system composed of multiple separate parts, which are connected to perform one or certain functions, lacks any of these parts making it unable to operate, then such system is determined as a fixed asset to be recorded in the accounting book.
4. If each drought animal and/or each producing animal has a value of 10.000.000 VND (ten million VND) or more, it shall be determined as a fixed asset to be recorded in the accounting book.
5. If each independent garden costs 10.000.000 VND (ten million VND) or more (without the value of land use rights) or each perennial plant costs 10.000.000 VND (ten million VND) or more, it shall be determined as a fixed asset to be recorded in the accounting book.
Article 7. Determination of costs of tangible fixed assets
The costs of tangible fixed assets specified in point a, clause 1, Article 4 hereof (except special assets mentioned in Article 5 hereof) are determined as follows:
1. The cost of a fixed asset formed from procurement is determined according to the following formula:
Cost of a fixed asset formed from procurement |
= |
Price on invoice |
- |
Discounts or reductions or charges imposed on sellers (if any) |
+ |
Costs of transport, loading, repair, upgrade, installation, test run |
- |
Revenue from products and refuses during test run |
+ |
Taxes (exclusive of tax refunds), other fees and charges according to the regulations on fees and charges |
+ |
Other costs (if any) |
Where:
a. Discounts or reductions or charges imposed on sellers (if any) are the amounts deducted to the value on the invoice. Such deduction shall be made if the value on invoice includes the above discounts or reductions or charges.
b. Other costs (if any) are the reasonable costs related to the procurement of fixed assets. They are paid by the agencies, organizations, units or enterprises before these fixed assets are put into use. If a general cost involves multiple fixed assets, it must be distributed among the assets according to appropriate criteria (quantity and value on their invoices)
2. The cost of a fixed asset formed from the investment in construction is the recorded value approved by a competent authority or a competent person in accordance with the regulation on investment and construction.
a. If an asset is brought into use (after the completion of investment in construction) without a recorded value or an approval from a competent agency or a competent person, it shall be recorded as a fixed asset into the accounting book by the agencies, organizations, units or enterprises from the date on which the Acceptance Record is received. The cost recorded in the accounting book is a temporary cost. The temporary cost in this case is selected according to the following priority order:
- Recorded value
- Value determined according to the Acceptance Record A-B
- Estimated value of the approved project
b. If the recorded value is approved by a competent agency or a competent person, the agencies, organizations, units or enterprises shall modify the temporary cost specified in the accounting book based on the recorded value which is approved; also, they shall determine the residual value and the accrued depreciation of the fixed asset in order to modify the accounting book and apply accounting.
c. If the project includes multiple different items or assets (entities to be recorded as fixed assets in the accounting book) which are not estimated and recorded respectively, the value estimated and recorded by a competent agency or a competent person must be allocated for each item or asset in order that such value will be recorded in the accounting book based on an appropriate standard (area, quantity and specific estimated value of each asset or item).
3. The cost of a fixed asset, which is provided or transferred, shall be determined as follows:
Cost of the provided or transferred fixed asset. |
= |
Value in the record on transfer and receipt of assets |
+ |
Costs of transport, loading, repair, upgrade, installation, test run |
- |
Revenue from products and refuses during test run |
+ |
Taxes (exclusive of tax refunds); other fees and charges according to the regulations on fees and charges |
+ |
Other costs (if any) |
Where:
a. Value in the record on transfer and receipt of assets is the cost of a fixed asset. Such value is recorded in the accounting book or is the residual value of the fixed asset which is provided and transferred according to the re-evaluation report submitted to a competent agency or a competent person who approves such provision and transfer (for the assets which are not recorded in the accounting book).
Agencies, organizations, units or enterprises that own the transferred assets or are assigned with the task for making plans to handle them shall revaluate such assets (for the assets which are not recorded in the accounting book) before reporting their values to a competent agency or a competent person who can make the decision to provide and transfer such assets. The revaluation of the assets shall be carried out based on the remaining useful life of such assets and the actual unit price of such assets being newly purchased at the time of transfer.
Remaining useful life of the fixed asset which is provided or transferred |
= |
Ratio % of the remaining useful life of such asset |
x |
The purchase price or the new construction price of such asset (for buildings, constructions and architectural structures) at the time of transfer |
Where:
- The ratio % of the remaining useful life of the asset is determined according to the current state of such asset, the depreciation time of the similar asset and the actual period during which the asset is used.
- The purchase price of the asset is the price of the similar and brand-new asset which is sold in the market at the time of transfer.
- The new construction price of the asset is determined according to the following formula:
The new construction price of the asset |
= |
Unit price of the newly constructed asset of 1m2 which has the similar standard as promulgated by the Administrative Ministry (or as specified in the regulations of the locality where the asset is located) at the time of transfer |
x |
The area of the asset |
b. Other costs (if any) are the reasonable costs related to the receipt of fixed assets which is provided or transferred. They are paid by the receiving agencies, organizations, units or enterprises before the fixed assets are put into use. If a general cost involves multiple fixed assets, it must be distributed among the assets according to appropriate criteria (quantity and value on their invoices)
(Example 1 in Appendix 03 hereto).
4. The cost of a fixed asset, which is given or promoted, is determined as follows:
Cost of the fixed asset which is given or promoted |
= |
Value of such asset |
+ |
Costs of transport, loading, repair, upgrade, installation, test run |
- |
Revenue from products and refuses during test run |
+ |
Taxes (exclusive of tax refunds); other fees and charges according to the regulations on fees and charges |
+ |
Other costs (if any) |
Where:
a. Value of a given asset is determined according to the regulation on assets under ownership of the public and handling of such assets.
b. Value of a promoted asset is determined by the agencies, organizations, units or enterprises that receive such asset, based on the market price of the similar asset or the asset which has similar technical standards or similar origin.
c. Other costs (if any) are reasonable costs related to the receipt of fixed assets which are given or promoted. Such costs are paid by the receiving agency, organization, unit or enterprise before the fixed assets are put into use. If a general cost involves multiple fixed assets, it must be distributed among the assets according to appropriate criteria (quantity and value on their invoices)
5. The cost of a fixed asset, which is detected as an extra asset and is not listed in the accounting book, shall be determined as follows:
Cost of an extra fixed asset after stocktaking |
= |
Value specified in the stocktaking record |
+ |
Costs of transport, loading, repair, upgrade, installation, test run |
- |
Revenue from products and refuses during test run |
+ |
Taxes (exclusive of tax refunds); other fees and charges according to the regulations on fees and charges |
+ |
Other costs (if any) |
Where:
a. The value specified in the Stocktaking Record is the residual value of the extra fixed asset which is detected on such record based on the revaluation at the time of stocktaking.
The agencies, organizations, units or enterprises that detect the extra fixed asset during stocktaking shall revaluate such asset in order to record it into the Stocktaking Record and to determine its cost and record such cost into the accounting book. The revaluation of the asset must be based on the remaining useful life of such asset and the actual unit price of such asset being newly purchased at the time of stocktaking
Residual value of the extra fixed asset |
= |
Ratio % of the remaining useful life of such asset |
x |
The purchase price or the price of the asset being newly constructed (for buildings, constructions and architectural structures) at the time of stocktaking. |
Where:
- The ratio % of the remaining useful life of the asset is determined according to the current state of asset, the depreciation time of the similar asset and the actual period during which the asset is used.
- The purchase price of the asset is the price of the similar and brand-new asset which is sold in the market at the time of stocktaking.
- The new construction price of the asset is determined according to the following formula:
The new construction price of the asset |
= |
Unit price of the newly constructed asset of 1m2 which has the similar standard as promulgated by the Administrative Ministry (or as specified in the regulations of the locality where the asset is located) at the time of transfer |
x |
The area of the asset |
b. Other costs (if any) are the reasonable costs paid by the agencies, organizations, units or enterprises before the fixed assets are put into use. If a general cost involves multiple fixed assets, it must be distributed among the assets according to appropriate criteria (quantity and value on their invoices)
Article 8. Determination of costs of intangible fixed assets
The costs of the intangible fixed assets specified in point b, clause 1, Article 4 hereof (except special assets specified in Article 5 hereof) shall be determined as follows:
1. The cost of an intangible fixed asset is the land use right. In certain cases, the value of such right must be determined to include in the value of asset as specified in Article 100 of the Government's Decree No. 151/2017/ND-CP dated December 26, 2017 (hereinafter referred to as “Decree No. 151/2017/ND-CP”). The value of the land use right is determined according to clause 1, 2 and 3 of Article 102 of the Decree No. 151/2017/ND-CP plus (+) taxes (exclusive of tax refunds) and other fees and charges specified in the law on fees and charges.
2. The cost of an intangible fixed asset is the right to use the land from the State. The lump sum land rent for the entire lease term is paid according to the law on land. The payment for such rent shall not be derived from state budget. The right to use the land is transferred to the agencies, organizations, units or enterprises. The sum of money received from the transfer of such right shall not be derived from state budget; it is the lump sum land payment for the entire lease term. The formula is: such sum of money plus (+) compensation cost or land clearance. This formula is applicable to the cases where the investor leases a land from the state and pays for the lump sum land rent for the entire lease term (if any, and for the cases where the compensation cost and land clearance cost are not included in the project investment cost and business production cost or are not approved to be deducted from the land rent by a competent agency or a competent person).
3. The costs of the intangible fixed assets specified in point b, clause 1, Article 4 hereof (except the land use right specified in clause 1, clause 2 of this Article) are the costs fully paid by the agencies, organizations, units or enterprises in order to own such assets (if these costs are not included in the project investment and business production cost or are not approved to be deducted from financial obligations according to the laws).
Article 9. Use of costs of fixed assets
1. The costs of the fixed assets which are determined according to the regulations in clause 3, Article 5, Article 7 and Article 8 hereof shall be recorded in the accounting book and declared while logging information into the Public Property National Database.
2. The costs of the fixed assets which are determined according to the regulations in clause 3, Article 5, Article 7 and Article 8 hereof shall not be used in cases where the assets are sold, the land use right is transferred and their values are determined to make capital contribution in joint venture and association and to use fixed assets to pay for the investors while carrying out the construction investment project in the form of build-transfer contract, to use fixed assets to participate in investment projects in the form of public-private partnerships. The determination of the values of such fixed assets shall be carried out in accordance with the Law on Management and Use of Public Property, Decree No. 151/2017/ND-CP and other related laws.
Article 10. Changes of costs of fixed assets
1. The cost of a fixed asset must be changed in the following cases:
a. The value of fixed asset is revaluated according to the decision of the competent regulatory agency.
b. The fixed asset is upgraded, expanded and repaired according to the project approved by a competent agency or a competent person.
c. One or certain parts of the fixed asset are dismantled or installed more.
d. The value of land use right is adjusted in the cases specified in clause 1, Article 8 hereof and according to the regulations in clause 1, Article 103 of the Decree No. 151/2017/ND-CP.
2. If there are changes made to cost of a fixed asset (unless the fixed asset is the land use right specified in point d, clause 1 of this Article), the agencies, organizations, units or enterprises shall make a report providing clear explanations about such changes; also, they shall re-establish the standards for the cost and the residual value of such asset in order to modify the accounting book and apply accounting.
(Example 2 in Appendix 03 hereto).
If the project on upgrading, expanding and repairing fixed assets includes multiple different items or assets (entities to be recorded as fixed assets in the accounting book) which are recorded respectively, the recorded value approved by a competent agency or a competent person must be allocated for each item or asset in order that it can be recorded in the accounting book based on appropriate standards (area, quantity and specific estimated value of the upgrade, expansion and repair of each asset or item).
3. If there are changes made to the cost of a fixed asset which is a land use right, the agencies, organizations, units or enterprises shall make a report providing clear explanations about such changes; also, they shall revaluate the land use right in order to adjust the accounting book and apply accounting.
The cost of an intangible fixed asset is the land use right regarding the cases specified in clause 1, Article 8 hereof. They are revaluated according to the formula: revaluated value of land use right plus (+) taxes (exclusive of the tax refunds) and other fees and charges according to the law on fees and charges.
The revaluation of land use right shall be carried out according to the formula specified in clause 1, clause 2, Article 102 of the Decree No. 151/2017/ND-CP, with the land area standards, land use purpose, land price and adjustment factor of land price at the time of revaluation of land use right.
Article 11. Management over fixed assets
1. All current fixed assets of agencies, organizations, units or enterprises shall be managed strictly regarding their physical states and values. Such management must comply with the law on management and use of public property and other related laws.
2. Agencies, organizations, units and enterprises shall tag their existing fixed assets in accordance with applicable accounting regulations; carry out annual stocktaking of fixed assets; submit reports to supervisory finance authorities for comparison between the stocktaking result and book values; submit reports on management and use of fixed assets in accordance with regulations of law on management and use of public assets.
3. The fixed asset of which the depreciation has been calculated and is still useful shall continue to be managed by the agencies, organizations, units or enterprises according to the law.
REGULATION ON DEPRECIATION OF FIXED ASSETS
Article 12. Scope of depreciation calculation of fixed assets
1. The current fixed assets of agencies, organizations and units and the fixed assets provided to the enterprises by the state without calculation of the state capital portion shall be calculated for their depreciation, except the cases specified in clause 2, clause 3 of this Article.
2. The fixed assets of public sector entities must be depreciated according to Article 16 hereof, including:
a. The fixed assets of public sector entities that pay for the regular expenses and investment expenses themselves.
b. The fixed assets of public sector entities which require its depreciation to be included in the service price according to the law.
c. The fixed assets of public sector entities which are not specified in point a and b of this clause shall be used in business activities, leasing activities, joint venture and association activities without establishing new legal entity.
3. The following fixed assets shall not be calculated for their depreciation:
a. The fixed assets are the land use rights which must be determined to be included in the value of such assets as specified in Article 100 of the Decree No. 151/2017/ND-CP
b. The special fixed assets specified in Article 5 hereof, except the fixed assets which are brands of public sector entities and are used in joint venture and association activities without establishing new legal entity according to point c, clause 2 of this Article.
c. Rented fixed assets.
d. Fixed assets being kept on behalf of the State.
dd. Fixed assets that are still usable after their depreciation is being fully calculated or their costs are being completely depreciated.
dd. Fixed assets that are not usable though their depreciation is not fully calculated and their costs are not completely depreciated.
Article 13. Rules for calculating depreciation of fixed assets and depreciate them
1. Rules for calculating depreciation of fixed assets
a. The depreciation of fixed assets shall be calculated once every year in December before the accounting book is closed. The scope of fixed assets being calculated for their depreciation is for all current fixed assets specified in clause 1, Article 12 hereof, by December 31 of the calculating year.
b. The depreciation of the fixed assets specified in point c, clause 2, Article 12 hereof shall be calculated and such assets shall also be depreciated according to the regulations in Article 16 hereof.
c. If the agencies, organizations, units or enterprises are transferred, split, merged or dissolved, the depreciation of their fixed assets during the financial year, in which the competent agency or the competent person decides such transfer, separation, merging and dissolution, shall be calculated at the receiving agencies, organizations, units or enterprises.
d. If the fixed assets are counted and evaluated according to the decision of the competent agency or the competent person, the depreciation of such assets shall be determined on the basis of revaluation after stocktaking in the financial year in which the competent agency or competent person determines the revaluated value.
2. Rules for depreciating fixed assets
a. The rules for depreciating the fixed assets specified in point a and b, clause 2 and Article 12 hereof shall be applied in accordance with the regulations for enterprises.
b. As for the fixed assets specified in point c, clause 2, Article 12 hereof, the depreciation shall be carried out from the date on which such assets are put into use in the following activities: business, leasing, joint venture and association. The depreciation of such assets shall be stopped after the date on which such assets stop being used for the above activities.
c. The depreciation cost shall be allocated for each professional activity, business activity, leasing activity, joint venture activity and association activity in order to record the cost of each corresponding activity.
Article 14. Determination of the useful life and depreciation rate of fixed assets
1. The useful life and depreciation rate of tangible fixed assets shall be determined according to the regulations in Appendix 01 hereto.
If the tangible fixed assets are used in the area where the weather and environmental conditions can affect their depreciation, in necessary cases, the useful life of such assets shall be stipulated differently from the regulations in Appendix 01 hereto. The Ministers and Heads of central agencies shall provide the specific regulation on such useful life after receiving the agreement from the Ministry of Finance; the People’s Committee of the province shall provide the specific regulation on such useful life after receiving the agreement from the Standing Committee of People's Council. The depreciation rate shall not be adjusted for more than 20% of the depreciation rate specified in Appendix 01 hereto.
If the fixed assets are provided and transferred without recording in the accounting book, the agencies, organizations, units or enterprises which own such assets or is assigned with the task of handling such assets shall re-examine their useful life and depreciation rate, in order for the agencies, organizations, units or enterprises assigned to transfer such assets to use the re-examined result as the basis for accounting such assets.
The useful life and depreciation rate of the extra fixed assets detected by agencies, organizations, units or enterprises shall be re-examined by them and used as the basis for accounting fixed assets.
2. The Ministers and Heads of central agencies and the People’s Committee of province shall promulgate the regulation on the list of intangible fixed assets under the management of Ministries and central or local agencies. Such regulation must specify the assets’ useful life and depreciation rate (using form No. 01 in Appendix 02 hereto).
The useful life of an intangible fixed asset shall not be lower than 04 (four) years and shall not exceed 50 (fifty) years.
In necessary cases where the useful life of an intangible fixed asset must be specified as less than 04 years, the Ministers and Heads of central agencies and the People's Committee of province shall provide specific regulation after receiving the agreement from the related Administrative Ministry.
Article 15. Methods for calculating the depreciation of fixed assets
1. The annual depreciation expense of each fixed asset shall be determined according to the following formula:
Annual depreciation expense of each fixed asset |
= |
Cost of such fixed asset |
x |
Depreciation rate (% per year) |
Annually, based on the depreciation that increases and decreases in the year, the agencies, organizations, units or enterprises shall calculate the total depreciation of all of their fixed assets as follows:
Accrued depreciation of the fixed asset in year (n) |
= |
Depreciation of the fixed asset in year (n -1) |
+ |
Depreciation of the fixed asset that increases in year (n) |
- |
Depreciation of the fixed asset that decreases in year (n) |
2. As for the fixed assets of which the prices are changed, the agency, organization, unit or enterprise shall rely on the price standards and residual value of such assets after re-determination according to Article 10 hereof, and the depreciation rate of such assets according to Article 14 hereof to continue calculate the depreciation of the fixed assets of the remaining years.
3. As for the fixed assets received from the transfer, separation, merging and dissolution of an agency, organization, unit or enterprise, the annual depreciation of the fixed assets recorded in the accounting book at the agency, organization, unit or enterprise receiving such assets shall be calculated according to the formula specified in clause 1 of this Article, where the value of fixed assets are determined according to the regulations in clause 3, Article 7 hereof, the depreciation rate of fixed assets are determined according to the regulations in clause 1, Article 14 hereof.
4. The depreciation expense in the last year of the useful life of a fixed asset is the difference between its cost and the accrued depreciation of the fixed asset.
Article 16. Regulations on depreciation of fixed assets
1. The fixed assets specified in point a and b, clause 2, Article 12 hereof and those specified in point c, clause 2, Article 12 hereof shall be used the whole time for the following activities: business, leasing, joint venture and association. The unit shall carry out management and apply depreciation method according to the regulations for enterprises.
The unit shall make a report about the annual depreciation rates and annual depreciation costs and send such report to the tax administration agency (using form No. 04 in Appendix 02 hereto) for supervision and management; the time limit for sending such report must be before January 01 every year.
2. The depreciation rates of the fixed assets specified in clause 1 of this Article shall be adjusted as follows:
a. As for the fixed assets specified in point a, clause 2, Article 12 hereof, if the depreciation specified in clause 1 of this Article affects the operation of the public sector entities, such entities shall make a report about this case and send it to the higher management agency (if any), in order for this agency to forward such report to the Ministers and Heads of central agencies and the People’s Committee of province for decision on adjustment of depreciation rate of fixed assets. The aim of such adjustment is to satisfy the requirements for prices for public services provided by the public sector entities.
b. As for the fixed assets specified in point b, clause 2, Article 12 hereof, if the depreciation carried out in accordance with clause 1 of this article affects the operation of public sector entities, such entities shall send a report about such case to the higher management agency (if any) in order for this agency to forward it to the Ministers and Heads of central agencies and People’s Committee of province for decision on adjustment of depreciation rates of fixed assets. Such adjustment aims to comply with the road map for calculating the public service prices promulgated by a competent agency or competent person according to the regulations. Also, these depreciation rates shall not be lower than the equivalent depreciation rates hereof.
c. As for the fixed assets specified in point c, clause 2, Article 12 hereof, which are used the whole time for the following activities: business, leasing, joint venture and association, if the depreciation of these assets is required to be carried out based on the depreciation rates of the equivalent fixed assets specified in this Decree, the units using these assets must send a report about this case to the higher management agency (if any) in order for this agency to forward this report to the competent agency or the competent person, who approves the scheme for using these assets in the following purposes: business, leasing, joint venture and association. This agency or person shall consider deciding the adjustment of depreciation rates of these fixed assets.
3. As for the fixed assets specified in point c, clause 2, Article 12 hereof (except the fixed assets which are brands of public sector entities) which are recently used in the following activities: business, leasing, joint venture and association based on the functions and tasks of the public sector entities:
a. The unit shall calculate and determine the annual total depreciation value of fixed assets based on their depreciation rates hereof.
b. Based on the useful life, use frequency or amount of finished works, the unit shall calculate and allocate the depreciation costs and the total depreciation cost which are determined in point a of this clause; make an annual report about the depreciation costs of such assets and send this report to the tax administration agency in person (using form No. 04 in Appendix 02 hereto) for supervision and management; the time limit for sending such report must be before January 01 every year.
c. The unit shall allocate the registered depreciation costs in order to aggregate them into the expenses on public professional service provision, business, leasing, joint venture and association; record the depreciation costs of fixed assets.
(Example 3 in Appendix 03 hereto).
4. As for the fixed assets which are brands of the public sector entities and are used in joint venture and association activities specified in point c, clause 2, Article 12 hereof:
a. The value of the brands of public sector entities shall be determined according to the guidelines of Vietnamese Valuation Standard System, the law on intellectual property and other related laws, in order to be used as the basis for the competent agency or the competent person to approve the value of the brands of such unit.
b. The value of the brands of public sector entities used as capital contribution in joint venture and association activities, which are approved by the competent agency or competent person, shall be allocated according to duration of the joint venture or association and the scheme for using assets in joint venture or association purposes in order to aggregate them into the expenses on service provision of the duration of joint venture.
5. Management and use of the amount from depreciation:
The amount from depreciation regarding the fixed assets specified in clause 1, 2, 3 and 4 hereof shall be added into to the Fund for Developing Professional Activities of the unit.
For the fixed assets which are invested and procured by using the lending and mobilizing sources, the amount from depreciation of these assets shall be used for making repayment both interest and principal; the residual amount (if any) shall be added into the Fund for Developing Professional Activities of the unit.
Article 17. Transitional provisions
1. As for the fixed assets of which the depreciation rates are changed in this Circular compared to the depreciation rates specified in Circular No. 162/2014/TT-BTC dated November 06, 2014 of the Ministry of Finance, from the financial year 2018, their annual depreciation costs shall be determined according the costs and the depreciation rates hereof in order to record them into the accounting book.
(Example 4 in Appendix 03 hereto).
2. As for the fixed assets which receive the decision to be provided and transferred before this Circular comes into force and are not recorded into the accounting book before such provision or transfer or are not revaluated during the provision or transfer process, then the receiving agencies, organizations, units or enterprises shall revaluate such assets according to the regulations in point a, clause 3, Article 7 hereof, in order to record them into the accounting book. They shall also determine the useful life and the depreciation rate of such assets according to the regulations in clause 1, Article 14, hereof, in order that such results are used as the basis for accounting such assets.
1. This Circular shall come into force from July 02, 2018 and shall be apply from the financial year of 2018.
2. This Circular shall replace Circular No. 162/2014/TT-BTC dated November 06, 2014 of the Ministry of Finance on guiding the regime for managing and calculating depreciation of fixed assets of regulatory agencies, public sector entities and organizations funded by state budget.
3. If there is any difficulty arisen during the implementation process, the agencies, organizations, units or enterprises shall send timely feedback to the Ministry of Finance for cooperation in handling such difficulty.
|
PP. MINISTER |
(Enclosed with the Circular No. 45/2018/TT-BTC dated May 07, 2018 of the Minister of Finance)
USEFUL LIFE AND DEPRECIATION RATE OF TANGIBLE FIXED ASSETS
NO. |
LIST OF ASSETS |
USEFUL LIFE (year) |
DEPRECIATION RATE (% year) |
Type 1 |
Buildings and constructions |
|
|
|
- Villas and constructions at special level |
80 |
1,25 |
|
- Level I |
80 |
1,25 |
|
- Level II |
50 |
2 |
|
- Level III |
25 |
4 |
|
- Level IV |
15 |
6,67 |
Type 2 |
Architectural structures |
|
|
|
- Warehouses, storage tanks, parking lots, drying grounds, sport playgrounds, swimming pools |
20 |
5 |
|
- Drilled wells, dug wells, fences |
10 |
10 |
|
- Other architectural structures |
10 |
10 |
Type 3 |
Automobile |
|
|
1 |
Official state cars |
|
|
|
- Car with 4 to 5 seats |
15 |
6,67 |
|
- Car with 6 to 8 seats |
15 |
6,67 |
2 |
Cars serving general purposes |
|
|
|
- Car with 4 to 5 seats |
15 |
6,67 |
|
- Car with 6 to 8 seats |
15 |
6,67 |
|
- Car with 9 to 12 seats |
15 |
6,67 |
|
- Car with 13 to 16 seats |
15 |
6,67 |
3 |
Specialized cars |
|
|
|
- Ambulance car |
15 |
6,67 |
|
- Fire engine |
15 |
6,67 |
|
- Prisoner transport vehicle |
15 |
6,67 |
|
- Mechanical street sweeper |
15 |
6,67 |
|
- Sprinkler truck |
15 |
6,67 |
|
- Garbage truck |
15 |
6,67 |
|
- Compactor truck |
15 |
6,67 |
|
- Mobile repair vehicle |
15 |
6,67 |
|
- Truck laboratory |
15 |
6,67 |
|
- Mail truck |
15 |
6,67 |
|
- Power line inspection vehicle |
15 |
6,67 |
|
- Rescue vehicle |
15 |
6,67 |
|
- Crane truck |
15 |
6,67 |
|
- Dual-control car |
15 |
6,67 |
|
- Traffic inspector vehicle |
15 |
6,67 |
|
- Satellite truck |
15 |
6,67 |
|
- Outside Broadcasting truck |
15 |
6,67 |
|
- Different types of trucks |
15 |
6,67 |
|
- Van |
15 |
6,67 |
|
- Car with more than 16 seats |
15 |
6,67 |
|
- Other specialized cars |
15 |
6,67 |
4 |
Cars serving state reception |
15 |
6,67 |
5 |
Other cars |
15 |
6,67 |
Type 4 |
Other transport vehicles (aside from cars) |
|
|
1 |
Road vehicles |
10 |
10 |
2 |
Rail road vehicles |
10 |
10 |
3 |
Waterborne vehicles |
|
|
|
- Cargo ship |
10 |
10 |
|
- Passenger ship |
10 |
10 |
|
- Rescue craft |
10 |
10 |
|
- Inland waterway container vessel |
10 |
10 |
|
- Inland waterway passenger vessel |
10 |
10 |
|
- Different types of ferry-boats |
10 |
10 |
|
- Different types of canoes, motor-boats |
10 |
10 |
|
- Different types of boats or ships |
10 |
10 |
|
- Other waterborne vehicles |
10 |
10 |
4 |
Airborne vehicles |
10 |
10 |
5 |
Other transport vehicles |
10 |
10 |
Type 5 |
Machinery and equipment |
|
|
1 |
Popular office machinery and equipment |
|
|
|
- Desktop computer |
5 |
20 |
|
- Laptop (or similar electrical equipment) |
5 |
20 |
|
- Printer |
5 |
20 |
|
- Fax machine |
5 |
20 |
|
- File cabinet |
5 |
20 |
|
- Scanner |
5 |
20 |
|
- Paper shredder |
5 |
20 |
|
- Photocopier |
8 |
12,5 |
|
- Office chairs and desks for people in high positions |
8 |
12,5 |
|
- Tables and chairs for conference rooms |
8 |
12,5 |
|
- Table sets |
8 |
12,5 |
|
- Air conditioner |
8 |
12,5 |
|
- Electric fans |
5 |
20 |
|
- Heater |
5 |
20 |
|
- Other popular office machinery and equipment |
5 |
20 |
2 |
Machinery and equipment serving the general activities of agencies, organizations and units |
|
|
a |
If the machinery and equipment serving the general activities of agencies, organizations or units are similar to the popular types, their useful life and depreciation rate shall satisfy the requirements in point 1, type 5 of this Appendix. |
|
|
b |
Other types of machinery and equipment serving the general activities of agencies, organizations or units |
|
|
|
- Projector |
5 |
20 |
|
- Water filter |
5 |
20 |
|
- Dehumidifier, vacuum cleaner |
5 |
20 |
|
- Televisions, video devices and other digital devices |
5 |
20 |
|
- Sound recorder |
5 |
20 |
|
- Camera |
5 |
20 |
|
- Audio device |
5 |
20 |
|
- Switchboard, walkie-talkie |
5 |
20 |
|
- Other communication devices |
5 |
20 |
|
- Refrigerator, cooler |
5 |
20 |
|
- Washing machine |
5 |
20 |
|
- Internet and media devices |
5 |
20 |
|
- Electronic equipment |
5 |
20 |
|
- Data storage and management equipment |
5 |
20 |
|
- Transmission equipment |
5 |
20 |
|
- Surveillance camera |
8 |
12,5 |
|
- Elevator |
8 |
12,5 |
|
- Water bump |
8 |
12,5 |
|
- Safe |
8 |
12,5 |
|
- Tables and chairs for meeting halls |
8 |
12,5 |
|
- File cabinet or display cabinet |
8 |
12,5 |
|
- Other machinery and equipment serving general activities |
8 |
12,5 |
3 |
Specialized machinery and equipment |
|
|
|
- Specialized machinery and equipment used for providing public services of health, education and training fields |
10 |
10 |
|
- If the specialized machinery and equipment are similar to the popular types but have higher functions, greater capacity and higher configuration, their useful life and depreciation rate shall satisfy the requirements in point 1, type 5 of this Appendix. |
|
|
|
- Other types of machinery and equipment serving the special tasks of agencies, organizations or units |
10 |
10 |
4 |
Other machinery and equipment |
8 |
12,5 |
Type 6 |
Perennial plants, draught animals and/or animals serving production. |
|
|
1 |
Different types of animals |
8 |
12,5 |
2 |
Perennial plant, perennial garden, industrial garden and fruit garden |
25 |
4 |
3 |
Lawn, tree, ornamental plant, ornamental garden |
8 |
12,5 |
Type 7 |
Other tangible fixed assets |
8 |
12,5 |