Chương III Thông tư 45/2018/TT-BTC: Quy định về tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định
Số hiệu: | 45/2018/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 07/05/2018 | Ngày hiệu lực: | 02/07/2018 |
Ngày công báo: | 20/06/2018 | Số công báo: | Từ số 717 đến số 718 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/06/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về trích khấu hao tài sản cố định CQNN
Ngày 07/5/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 45/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Theo đó, khi trích khấu hao TSCĐ cần thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Đối với TSCĐ tại đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao TSCĐ vào giá dịch vụ thì thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.
- Đối với TSCĐ tại đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc trường hợp trên được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới thì:
Việc trích khấu hao thực hiện từ ngày TSCĐ được sử dụng vào hoạt động kinh doanh… và thôi trích khấu hao từ sau ngày kết thúc việc sử dụng TSCĐ vào kinh doanh, cho thuê.
- Chi phí khấu hao TSCĐ phải được phân bổ cho từng hoạt động để hạch toán chi phí tương ứng.
Thông tư 45/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 02/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đều phải tính hao mòn, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Các tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập phải trích khấu hao theo quy định tại Điều 16 Thông tư này gồm:
a) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
b) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật.
3. Các loại tài sản cố định sau đây không phải tính hao mòn, khấu hao:
a) Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP;
b) Tài sản cố định đặc thù quy định tại Điều 5 Thông tư này, trừ tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
c) Tài sản cố định đang thuê sử dụng;
d) Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước:
đ) Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được;
e) Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hỏng không tiếp tục sử dụng được.
1. Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định
a) Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. Phạm vi tài sản cố định phải tính hao mòn là tất cả tài sản cố định hiện có quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tính hao mòn;
b) Tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này thực hiện tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
c) Trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì hao mòn tài sản cố định của năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền quyết định bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản;
d) Trường hợp kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền thì hao mòn tài sản cố định được xác định trên cơ sở giá trị đánh giá lại sau khi kiểm kê từ năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền xác định giá trị đánh giá lại.
2. Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định
a) Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định đối với tài sản cố định quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp;
b) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này thì việc trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện từ ngày tài sản cố định được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết và thôi trích khấu hao tài sản cố định từ sau ngày kết thúc việc sử dụng tài sản cố định vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;
c) Chi phí khấu hao tài sản cố định phải được phân bổ cho từng hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để hạch toán chi phí của từng hoạt động tương ứng.
1. Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định hữu hình thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với tài sản cố định hữu hình được sử dụng ở địa bàn có điều kiện thời tiết, điều kiện môi trường ảnh hưởng đến mức hao mòn của tài sản cố định, trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng của tài sản cố định khác với quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Việc điều chỉnh tỷ lệ hao mòn tài sản cố định không vượt quá 20% tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với tài sản cố định giao, điều chuyển chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản thực hiện xác định lại thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định giao, điều chuyển để cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được giao, nhận điều chuyển tài sản làm cơ sở để kế toán tài sản cố định.
Đối với tài sản cố định của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp kiểm kê phát hiện thừa thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện xác định lại thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định kiểm kê phát hiện thừa làm cơ sở để kế toán tài sản cố định.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
Thời gian sử dụng của một tài sản cố định vô hình không thấp hơn 04 (bốn) năm và không cao hơn 50 (năm mươi) năm.
Trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình dưới 04 năm thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.
1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định được tính theo công thức sau:
Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định |
= |
Nguyên giá của tài sản cố định |
x |
Tỷ lệ tính hao mòn (% năm) |
Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cho năm đó theo công thức sau:
Số hao mòn tài sản cố định lũy kế tính đến năm (n) |
= |
Số hao mòn tài sản cố định đã tính đến năm (n-1) |
+ |
Số hao mòn tài sản cố định tăng trong năm (n) |
- |
Số hao mòn tài sản cố định giảm trong năm (n) |
2. Đối với những tài sản cố định có thay đổi về nguyên giá thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp căn cứ các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi xác định lại theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Điều 14 Thông tư này để tiếp tục tính hao mòn tài sản cố định cho các năm còn lại.
3. Đối với tài sản cố định tiếp nhận từ việc bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định theo dõi trên sổ kế toán tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản được tính theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này; trong đó nguyên giá của tài sản cố định được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
4. Số hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn lũy kế đã thực hiện của tài sản cố định đó.
1. Đối với tài sản cố định quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này và tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, đơn vị thực hiện chế độ quản lý, trích khấu hao theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.
Đơn vị lập và gửi cơ quan quản lý thuế trực tiếp thông tin về tỷ lệ khấu hao, số khấu hao trong năm (theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) để theo dõi, quản lý; thời hạn gửi trước ngày 01 tháng 01 hàng năm.
2. Việc điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư này, trường hợp việc trích khấu hao theo quy định tại khoản 1 Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định cho phù hợp, đảm bảo chất lượng và giá dịch vụ sự nghiệp công mà đơn vị sự nghiệp cung cấp;
b) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này, trường hợp việc trích khấu hao theo quy định tại khoản 1 Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định đảm bảo phù hợp với lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định và không thấp hơn tỷ lệ hao mòn tài sản cố định tương ứng quy định tại Thông tư này;
c) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, trường hợp cần thiết trích khấu hao theo tỷ lệ hao mòn tài sản cố định tương ứng quy định tại Thông tư này, đơn vị sử dụng tài sản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết xem xét, quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định cho phù hợp.
3. Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này (trừ tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) vừa sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập thì thực hiện như sau:
a) Đơn vị tính toán, xác định tổng giá trị hao mòn trong năm của tài sản cố định theo tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Thông tư này;
b) Căn cứ thời gian sử dụng, tần suất sử dụng hoặc khối lượng công việc hoàn thành, đơn vị tính toán phân bổ số khấu hao và số hao mòn trong tổng giá trị hao mòn đã xác định tại điểm a khoản này; lập và gửi cơ quan quản lý thuế trực tiếp thông tin về số khấu hao và số hao mòn tài sản trong năm (theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) để theo dõi, quản lý; thời hạn gửi trước ngày 01 tháng 01 hàng năm;
c) Đơn vị thực hiện phân bổ số khấu hao đã đăng ký để hạch toán kế toán vào chi phí cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, chi phí kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; thực hiện hạch toán kế toán hao mòn tài sản cố định đối với số hao mòn.
(Ví dụ 3 tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).
4. Đối với tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này thì thực hiện như sau:
a) Việc xác định giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết thực hiện theo hướng dẫn tại Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan làm cơ sở để cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt giá trị thương hiệu của đơn vị thực hiện góp vốn liên doanh, liên kết;
b) Giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết do cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt được phân bổ tương ứng với thời gian góp vốn liên doanh, liên kết theo đề án sử dụng tài sản vào mục đích liên doanh, liên kết để hạch toán kế toán vào chi phí cung ứng dịch vụ của thời hạn liên doanh, liên kết.
5. Quản lý, sử dụng số tiền trích khấu hao:
Số tiền trích khấu hao đối với tài sản cố định quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Riêng trường hợp tài sản cố định được đầu tư, mua sắm từ nguồn vốn vay, vốn huy động thì số tiền trích khấu hao tài sản cố định được sử dụng để trả nợ gốc và lãi; số còn lại (nếu có) được bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
REGULATION ON DEPRECIATION OF FIXED ASSETS
Article 12. Scope of depreciation calculation of fixed assets
1. The current fixed assets of agencies, organizations and units and the fixed assets provided to the enterprises by the state without calculation of the state capital portion shall be calculated for their depreciation, except the cases specified in clause 2, clause 3 of this Article.
2. The fixed assets of public sector entities must be depreciated according to Article 16 hereof, including:
a. The fixed assets of public sector entities that pay for the regular expenses and investment expenses themselves.
b. The fixed assets of public sector entities which require its depreciation to be included in the service price according to the law.
c. The fixed assets of public sector entities which are not specified in point a and b of this clause shall be used in business activities, leasing activities, joint venture and association activities without establishing new legal entity.
3. The following fixed assets shall not be calculated for their depreciation:
a. The fixed assets are the land use rights which must be determined to be included in the value of such assets as specified in Article 100 of the Decree No. 151/2017/ND-CP
b. The special fixed assets specified in Article 5 hereof, except the fixed assets which are brands of public sector entities and are used in joint venture and association activities without establishing new legal entity according to point c, clause 2 of this Article.
c. Rented fixed assets.
d. Fixed assets being kept on behalf of the State.
dd. Fixed assets that are still usable after their depreciation is being fully calculated or their costs are being completely depreciated.
dd. Fixed assets that are not usable though their depreciation is not fully calculated and their costs are not completely depreciated.
Article 13. Rules for calculating depreciation of fixed assets and depreciate them
1. Rules for calculating depreciation of fixed assets
a. The depreciation of fixed assets shall be calculated once every year in December before the accounting book is closed. The scope of fixed assets being calculated for their depreciation is for all current fixed assets specified in clause 1, Article 12 hereof, by December 31 of the calculating year.
b. The depreciation of the fixed assets specified in point c, clause 2, Article 12 hereof shall be calculated and such assets shall also be depreciated according to the regulations in Article 16 hereof.
c. If the agencies, organizations, units or enterprises are transferred, split, merged or dissolved, the depreciation of their fixed assets during the financial year, in which the competent agency or the competent person decides such transfer, separation, merging and dissolution, shall be calculated at the receiving agencies, organizations, units or enterprises.
d. If the fixed assets are counted and evaluated according to the decision of the competent agency or the competent person, the depreciation of such assets shall be determined on the basis of revaluation after stocktaking in the financial year in which the competent agency or competent person determines the revaluated value.
2. Rules for depreciating fixed assets
a. The rules for depreciating the fixed assets specified in point a and b, clause 2 and Article 12 hereof shall be applied in accordance with the regulations for enterprises.
b. As for the fixed assets specified in point c, clause 2, Article 12 hereof, the depreciation shall be carried out from the date on which such assets are put into use in the following activities: business, leasing, joint venture and association. The depreciation of such assets shall be stopped after the date on which such assets stop being used for the above activities.
c. The depreciation cost shall be allocated for each professional activity, business activity, leasing activity, joint venture activity and association activity in order to record the cost of each corresponding activity.
Article 14. Determination of the useful life and depreciation rate of fixed assets
1. The useful life and depreciation rate of tangible fixed assets shall be determined according to the regulations in Appendix 01 hereto.
If the tangible fixed assets are used in the area where the weather and environmental conditions can affect their depreciation, in necessary cases, the useful life of such assets shall be stipulated differently from the regulations in Appendix 01 hereto. The Ministers and Heads of central agencies shall provide the specific regulation on such useful life after receiving the agreement from the Ministry of Finance; the People’s Committee of the province shall provide the specific regulation on such useful life after receiving the agreement from the Standing Committee of People's Council. The depreciation rate shall not be adjusted for more than 20% of the depreciation rate specified in Appendix 01 hereto.
If the fixed assets are provided and transferred without recording in the accounting book, the agencies, organizations, units or enterprises which own such assets or is assigned with the task of handling such assets shall re-examine their useful life and depreciation rate, in order for the agencies, organizations, units or enterprises assigned to transfer such assets to use the re-examined result as the basis for accounting such assets.
The useful life and depreciation rate of the extra fixed assets detected by agencies, organizations, units or enterprises shall be re-examined by them and used as the basis for accounting fixed assets.
2. The Ministers and Heads of central agencies and the People’s Committee of province shall promulgate the regulation on the list of intangible fixed assets under the management of Ministries and central or local agencies. Such regulation must specify the assets’ useful life and depreciation rate (using form No. 01 in Appendix 02 hereto).
The useful life of an intangible fixed asset shall not be lower than 04 (four) years and shall not exceed 50 (fifty) years.
In necessary cases where the useful life of an intangible fixed asset must be specified as less than 04 years, the Ministers and Heads of central agencies and the People's Committee of province shall provide specific regulation after receiving the agreement from the related Administrative Ministry.
Article 15. Methods for calculating the depreciation of fixed assets
1. The annual depreciation expense of each fixed asset shall be determined according to the following formula:
Annual depreciation expense of each fixed asset |
= |
Cost of such fixed asset |
x |
Depreciation rate (% per year) |
Annually, based on the depreciation that increases and decreases in the year, the agencies, organizations, units or enterprises shall calculate the total depreciation of all of their fixed assets as follows:
Accrued depreciation of the fixed asset in year (n) |
= |
Depreciation of the fixed asset in year (n -1) |
+ |
Depreciation of the fixed asset that increases in year (n) |
- |
Depreciation of the fixed asset that decreases in year (n) |
2. As for the fixed assets of which the prices are changed, the agency, organization, unit or enterprise shall rely on the price standards and residual value of such assets after re-determination according to Article 10 hereof, and the depreciation rate of such assets according to Article 14 hereof to continue calculate the depreciation of the fixed assets of the remaining years.
3. As for the fixed assets received from the transfer, separation, merging and dissolution of an agency, organization, unit or enterprise, the annual depreciation of the fixed assets recorded in the accounting book at the agency, organization, unit or enterprise receiving such assets shall be calculated according to the formula specified in clause 1 of this Article, where the value of fixed assets are determined according to the regulations in clause 3, Article 7 hereof, the depreciation rate of fixed assets are determined according to the regulations in clause 1, Article 14 hereof.
4. The depreciation expense in the last year of the useful life of a fixed asset is the difference between its cost and the accrued depreciation of the fixed asset.
Article 16. Regulations on depreciation of fixed assets
1. The fixed assets specified in point a and b, clause 2, Article 12 hereof and those specified in point c, clause 2, Article 12 hereof shall be used the whole time for the following activities: business, leasing, joint venture and association. The unit shall carry out management and apply depreciation method according to the regulations for enterprises.
The unit shall make a report about the annual depreciation rates and annual depreciation costs and send such report to the tax administration agency (using form No. 04 in Appendix 02 hereto) for supervision and management; the time limit for sending such report must be before January 01 every year.
2. The depreciation rates of the fixed assets specified in clause 1 of this Article shall be adjusted as follows:
a. As for the fixed assets specified in point a, clause 2, Article 12 hereof, if the depreciation specified in clause 1 of this Article affects the operation of the public sector entities, such entities shall make a report about this case and send it to the higher management agency (if any), in order for this agency to forward such report to the Ministers and Heads of central agencies and the People’s Committee of province for decision on adjustment of depreciation rate of fixed assets. The aim of such adjustment is to satisfy the requirements for prices for public services provided by the public sector entities.
b. As for the fixed assets specified in point b, clause 2, Article 12 hereof, if the depreciation carried out in accordance with clause 1 of this article affects the operation of public sector entities, such entities shall send a report about such case to the higher management agency (if any) in order for this agency to forward it to the Ministers and Heads of central agencies and People’s Committee of province for decision on adjustment of depreciation rates of fixed assets. Such adjustment aims to comply with the road map for calculating the public service prices promulgated by a competent agency or competent person according to the regulations. Also, these depreciation rates shall not be lower than the equivalent depreciation rates hereof.
c. As for the fixed assets specified in point c, clause 2, Article 12 hereof, which are used the whole time for the following activities: business, leasing, joint venture and association, if the depreciation of these assets is required to be carried out based on the depreciation rates of the equivalent fixed assets specified in this Decree, the units using these assets must send a report about this case to the higher management agency (if any) in order for this agency to forward this report to the competent agency or the competent person, who approves the scheme for using these assets in the following purposes: business, leasing, joint venture and association. This agency or person shall consider deciding the adjustment of depreciation rates of these fixed assets.
3. As for the fixed assets specified in point c, clause 2, Article 12 hereof (except the fixed assets which are brands of public sector entities) which are recently used in the following activities: business, leasing, joint venture and association based on the functions and tasks of the public sector entities:
a. The unit shall calculate and determine the annual total depreciation value of fixed assets based on their depreciation rates hereof.
b. Based on the useful life, use frequency or amount of finished works, the unit shall calculate and allocate the depreciation costs and the total depreciation cost which are determined in point a of this clause; make an annual report about the depreciation costs of such assets and send this report to the tax administration agency in person (using form No. 04 in Appendix 02 hereto) for supervision and management; the time limit for sending such report must be before January 01 every year.
c. The unit shall allocate the registered depreciation costs in order to aggregate them into the expenses on public professional service provision, business, leasing, joint venture and association; record the depreciation costs of fixed assets.
(Example 3 in Appendix 03 hereto).
4. As for the fixed assets which are brands of the public sector entities and are used in joint venture and association activities specified in point c, clause 2, Article 12 hereof:
a. The value of the brands of public sector entities shall be determined according to the guidelines of Vietnamese Valuation Standard System, the law on intellectual property and other related laws, in order to be used as the basis for the competent agency or the competent person to approve the value of the brands of such unit.
b. The value of the brands of public sector entities used as capital contribution in joint venture and association activities, which are approved by the competent agency or competent person, shall be allocated according to duration of the joint venture or association and the scheme for using assets in joint venture or association purposes in order to aggregate them into the expenses on service provision of the duration of joint venture.
5. Management and use of the amount from depreciation:
The amount from depreciation regarding the fixed assets specified in clause 1, 2, 3 and 4 hereof shall be added into to the Fund for Developing Professional Activities of the unit.
For the fixed assets which are invested and procured by using the lending and mobilizing sources, the amount from depreciation of these assets shall be used for making repayment both interest and principal; the residual amount (if any) shall be added into the Fund for Developing Professional Activities of the unit.