Quyết định 32/2008/QĐ-BTC về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 32/2008/QĐ-BTC | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Phạm Sỹ Danh |
Ngày ban hành: | 29/05/2008 | Ngày hiệu lực: | 05/07/2008 |
Ngày công báo: | 20/06/2008 | Số công báo: | Từ số 355 đến số 356 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2008/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NUỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP VÀ CÁC TỔ CHỨC CÓ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
- Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;
- Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
Để quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và được áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, thay thế cho Quyết định số 351-TC/QĐ/CĐKT ngày 22/5/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và tính hao mòn tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Chế độ ban hành theo Quyết định này được áp dụng cho tất cả các tài sản cố định. Đối với các tài sản cố định có trước ngày 1/1/2009, đơn vị phải căn cứ các số liệu trên sổ kế toán và hồ sơ của tài sản cố định để xác định nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định làm cơ sở lập danh mục tài sản cố định theo tiêu chuẩn mới, tiếp tục theo dõi, quản lý, sử dụng các tài sản cố định này theo các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn luỹ kế theo đúng như quy định trong chế độ này. Những tài sản cố định không đủ tiêu chuẩn theo quy định mới được chuyển sang theo dõi, quản lý, sử dụng như công cụ, dụng cụ lâu bền.
Điều 3. Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai áp dụng Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước kèm theo Quyết định này tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Điều 4. Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận |
KT. BỘ TRƯỞNG
|
QUẢN LÝ VÀ TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP VÀ CÁC TỔ CHỨC CÓ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Chế độ này áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị)
Việc quản lý, tính hao mòn tài sản cố định quy định tại Chế độ này được áp dụng đối với tất cả tài sản cố định hiện có tại cơ quan, đơn vị.
Căn cứ quy định tại Chế độ này, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định cụ thể việc quản lý, tính hao mòn tài sản cố định đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Điều 3. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định
1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình:
Tài sản cố định hữu hình là tài sản mang hình thái vật chất, có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thoả mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn dưới đây:
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
- Có nguyên giá từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên.
2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình:
Tài sản cố định vô hình là tài sản không mang hình thái vật chất cụ thể mà cơ quan đơn vị phải đầu tư chi phí cho việc tạo lập như: Giá trị quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế, phần mềm máy vi tính, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả..., thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 4. Quy định tiêu chuẩn nhận biết đối với tài sản đặc thù
1. Những tài sản quy định tại điểm b,c,d,đ,e,f và g của tiết 1.1 khoản 1 Điều 6 Chế độ này, có nguyên giá từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng và có thời gian sử dụng trên một năm, được quy định là tài sản cố định hữu hình.
2. Tài sản không thể đánh giá được giá trị thực của tài sản (được gọi là tài sản đặc biệt), nhưng yêu cầu đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật (hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử, ..), được quy định là tài sản cố định hữu hình.
3. Tài sản có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên nhưng dễ hỏng, dễ vỡ (các đồ dùng bằng thuỷ tinh, bằng sành sứ...) thì không quy định là tài sản cố định, trừ các trang thiết bị thí nghiệm, nghiên cứu khoa học.
4. Ngoài các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào đặc thù tài sản của mình có thể quy định thêm các tài sản chưa đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Chế độ này là tài sản cố định.
Điều 5. Đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định
1. Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
2. Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
3. Một hệ thống gồm có nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ, liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và có chức năng hoạt động độc lập, đồng thời có sự đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
4. Súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm thì từng con súc vật được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
5. Vườn cây (hoặc lô cây) thuộc khuôn viên độc lập, có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên (không tính giá trị quyền sử dụng đất) được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
Điều 6. Phân loại tài sản cố định
Để quản lý, tính hao mòn tài sản cố định tại các cơ quan, đơn vị, tài sản cố định được phân loại như sau.
1. Phân loại theo kết cấu bao gồm:
1.1. Tài sản cố định hữu hình:
a. Nhà cửa, vật kiến trúc:
- Nhà: Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường, nhà câu lạc bộ nhà văn hoá, nhà tập và thi đấu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng, nhà trẻ nhà mẫu giáo, nhà xưởng, trường học, giảng đường, ký túc xá, bệnh viện, trạm xá, nhà an dưỡng, nhà khách, nhà ở, nhà công vụ, nhà công thự, nhà khác, .....
- Vật kiến trúc: Giếng khoan, giếng đào, sân chơi, sân phơi, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, đê, đập, đường sá (do đơn vị đầu tư xây dựng), sân vận động, bể bơi, trường bắn, các lăng tẩm, tượng đài, tường rào bao quanh,...
b. Máy móc, thiết bị:
- Máy móc, thiết bị văn phòng: Máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy chiếu, máy huỷ tài liệu, máy đun nước, thiết bị lọc nước, máy hút ẩm, máy hút bụi, máy điều hoà không khí, tủ lạnh, tủ đá, máy giặt, thiết bị nghe nhìn, thiết bị lưu trữ thông tin dữ liệu, thiết bị phòng cháy chữa cháy, bộ bàn ghế, tủ, két sắt,...
- Máy móc thiết bị dùng cho công tác chuyên môn: Máy công cụ, máy móc thiết bị đo lường phân tích, máy móc thiết bị thí nghiệm,...
c. Phương tiện vận tải, truyền dẫn:
- Phương tiện vận tải đường bộ (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện vận tải đường bộ khác); phương tiện vận tải đường thuỷ (ca nô, xuồng máy các loại; tàu thuỷ các loại; ghe thuyền các loại, phương tiện vận tải đường thuỷ khác); Phương tiện vận tải đường không (máy bay các loại),...
- Phương tiện truyền dẫn: Hệ thống dây điện thoại, tổng đài điện thoại, phương tiện truyền dẫn điện,...
d. Thiết bị, dụng cụ quản lý: Bàn, ghế, tủ, giá kệ đựng tài liệu,...
e. Súc vật làm việc, súc vật nuôi phục vụ nghiên cứu hoặc lấy sản phẩm, cây lâu năm, vườn cây cảnh, cây ăn quả, hòn non bộ.
f. Tài sản đặc biệt: Hiện vật bảo tàng, cổ vật, tác phẩm nghệ thuật, sách, lăng tẩm, di tích lịch sử,...
g. Tài sản cố định khác.
1.2. Tài sản cố định vô hình
a. Giá trị quyền sử dụng đất;
b. Giá trị bằng phát minh sáng chế;
c. Giá trị bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích;
d. Giá trị phần mềm máy vi tính;
2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản gồm:
- Tài sản cố định hình thành do mua sắm;
- Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản;
- Tài sản cố định do được cấp, được điều chuyển đến;
- Tài sản cố định được tặng cho.
Điều 7. Xác định nguyên giá tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
a. Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm: Là giá mua thực tế (giá ghi trên hóa đơn trừ (-) đi các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá - nếu có) cộng (+) với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử, các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng.
b. Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng: Là giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
c. Nguyên giá tài sản cố định được điều chuyển đến: Là giá trị của tài sản ghi trong Biên bản bàn giao tài sản điều chuyển cộng (+) với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử, các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có), mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng.
d. Nguyên giá tài sản cố định được tặng cho: Là giá trị của tài sản được cơ quan tài chính tính làm căn cứ để hạch toán hoặc giá trị do các tổ chức có chức năng định giá tài sản nhà nước đánh giá lại và được cơ quan tài chính cùng cấp thống nhất cộng (+) với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử, các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có), mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng.
đ. Nguyên giá tài sản đặc biệt: Được sử dụng giá quy ước làm căn cứ ghi sổ kế toán. Giá quy ước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ chuyên ngành quản lý quy định.
2. Nguyên giá tài sản cố định vô hình
a. Giá trị quyền sử dụng đất:
Đối với đất được giao có thu tiền sử dụng đất; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp; đất được thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê thì giá trị quyền sử dụng đất được xác định là tiền sử dụng đất phải nộp khi được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc số tiền thuê đất đã trả 1 lần cho toàn bộ thời gian thuê cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có).
Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/01/2006 của Chính phủ về xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có).
b. Giá trị bằng phát minh sáng chế: Là các chi phí cơ quan, đơn vị phải trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế hoặc đơn vị mua lại bản quyền bằng sáng chế của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài.
c. Giá trị bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích: Là tổng số tiền chi thù lao cho tác giả và được Nhà nước công nhận cho tác giả độc quyền phát hành và bán tác phẩm của mình.
d. Giá trị phần mềm máy vi tính: Là số tiền chi trả cho việc thuê lập trình hoặc mua phần mềm máy vi tính theo các chương trình của đơn vị (khi thực hiện ghi chép, quản lý bằng máy vi tính).
Đối với giá trị phần mềm máy vi tính được tặng cho: nguyên giá được xác định là giá trị của tài sản được cơ quan tài chính tính làm căn cứ để hạch toán hoặc giá trị do các tổ chức có chức năng định giá tài sản nhà nước đánh giá lại và được cơ quan tài chính cùng cấp thống nhất.
Điều 8. Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau
- Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn tài sản cố định.
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định.
Khi thay đổi nguyên giá tài sản cố định, đơn vị phải lập Biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn luỹ kế của tài sản cố định trên sổ kế toán và tiến hành hạch toán theo các quy định hiện hành.
Điều 9. Quản lý tài sản cố định
1. Tài sản cố định tại các cơ quan, đơn vị được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản và được hạch toán theo chế độ kế toán.
2. Tài sản cố định đã tính hao mòn hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được, cơ quan, đơn vị vẫn tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định
1. Các loại tài sản cố định không phải tính hao mòn:
- Tài sản cố định là giá trị quyền sử dụng đất.
- Tài sản cố định đặc biệt được quy định tại khoản 2 Điều 4 Chế độ này;
- Tài sản cố định đơn vị thuê sử dụng;
- Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất trữ hộ Nhà nước.
- Các tài sản cố định đã tính hao mòn hết nguyên giá mà vẫn còn sử dụng được;
- Các tài sản cố định chưa tính hao mòn hết nguyên giá mà đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được.
2. Hao mòn tài sản cố định được tính mỗi năm 1 lần vào tháng 12, trước khi khoá sổ kế toán hoặc bất thường (đối với các trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, đơn vị hoặc tổng kiểm kê đánh giá lại tài sản cố định theo chủ trương của Nhà nước).
Điều 11. Xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định
1. Thời gian sử dụng tài sản cố định và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định hữu hình được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình do cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng quyết định cho phù hợp nhưng không quá 50 năm. Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định xác định thời gian sử dụng, tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định thuộc phạm vi quản lý đối với tài sản cố định chưa được quy định thời gian sử dụng, tỷ lệ tính hao mòn theo quy định tại Quyết định này.
Điều 12. Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định hữu hình
1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định được tính theo công thức sau:
Mức hao mòn hàng năm của từng TSCĐ |
|
Nguyên giá của TSCĐ |
|
Tỷ lệ tính hao mòn (% năm) |
= |
x |
|||
|
|
Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong năm, đơn vị tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản cố định tại cơ quan, đơn vị cho năm đó theo công thức:
Số hao mòn TSCĐ tính đến năm (n) |
|
Số hao mòn TSCĐ đã tính đến năm (n-1) |
|
Số hao mòn TSCĐ tăng trong năm (n) |
|
Số hao mòn TSCĐ giảm trong năm (n) |
= |
+ |
- |
||||
|
|
|
2. Trường hợp thời gian sử dụng, nguyên giá của tài sản cố định thay đổi thì cơ quan, đơn vị xác định lại mức tính hao mòn trung bình năm của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã quy định trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định.
3. Mức tính hao mòn cho năm cuối cùng thuộc thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số hao mòn luỹ kế đã thực hiện của tài sản cố định đó.
Điều 13. Trích khấu hao đối với tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và góp vốn liên doanh
Mọi tài sản cố định của các cơ quan, đơn vị sử dụng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới hoặc cho thuê (nếu có) đều phải trích khấu hao tài sản. Việc trích khấu hao đối với những tài sản này được thực hiện như sau:
- Đối với tài sản cố định sử dụng toàn bộ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; được đưa vào góp vốn, liên kết không hình thành pháp nhân mới hoặc cho thuê (nếu có), cơ quan, đơn vị phải thực hiện trích khấu hao theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định tại các doanh nghiệp.
- Đối với những tài sản cố định vừa sử dụng phục vụ theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, vừa được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; cơ quan, đơn vị phải tính toán phân bổ khấu hao căn cứ vào thời gian, số lần sử dụng hoặc khối lượng công việc hoàn thành cho phù hợp.
Khấu hao tài sản cố định của cơ quan, đơn vị được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc chi phí trong hoạt động liên doanh, liên kết. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định của cơ quan, đơn vị được sử dụng theo quy định của pháp luật./.
THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ TÍNH HAO MÒN CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Danh mục các nhóm tài sản cố định |
Thời gian sử dụng (năm) |
Tỷ lệ tính hao mòn (% năm) |
1 |
2 |
3 |
I- Nhà, vật kiến trúc |
|
|
1. Nhà cấp I, nhà đặcbiệt |
80 |
1,25 |
2. Nhà cấp II |
50 |
2 |
3. Nhà cấp III |
25 |
4 |
4. Nhà cấp IV |
15 |
6,5 |
5. Kho chứa, bể chứa, cầu đường, bãi đỗ, sân phơi |
20 |
5 |
6. Kè, đập, cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu... |
20 |
5 |
7. Các vật kiến trúc khác |
10 |
10 |
II- Máy móc, thiết bị |
|
|
A- Máy móc, thiết bị văn phòng |
|
|
- Máy vi tính |
5 |
20 |
- Thiết bị mạng truyền thông |
5 |
20 |
- Phương tiện lưu trữ số liệu |
5 |
20 |
- Các thiết bị tin học khác |
5 |
20 |
- Máy in |
5 |
20 |
- Máy chiếu |
5 |
20 |
- Máy Fax |
5 |
20 |
- Máy huỷ tài liệu |
5 |
20 |
- Máy đun nước |
5 |
20 |
- Máy, thiết bị lọc nước |
5 |
20 |
- Máy hút ẩm |
5 |
20 |
- Máy hút bụi |
5 |
20 |
- Ti vi |
5 |
20 |
- Video |
5 |
20 |
- Máy CD |
5 |
20 |
- Máy DVD |
5 |
20 |
- Thiết bị âm thanh |
5 |
20 |
- Máy ghi âm |
5 |
20 |
- Máy ảnh |
5 |
20 |
- Tủ lạnh |
5 |
20 |
- Tủ đá |
5 |
20 |
- Máy giặt |
5 |
20 |
- Máy Photocopy |
8 |
12,5 |
- Két sắt các loại |
8 |
12,5 |
- Máy phát điện |
8 |
12,5 |
- Máy phát động lực |
8 |
12,5 |
- Máy biến áp điện và thiết bị nguồn |
8 |
12,5 |
- Máy móc thiết bị động lực khác |
8 |
12,5 |
- Máy điều hoà lưu thông không khí, |
8 |
12,5 |
- Phương tiện phòng cháy chữa cháy |
8 |
12,5 |
- Thang máy |
8 |
12,5 |
- Thang nâng hàng |
8 |
12,5 |
- Máy móc thiết bị văn phòng khác |
8 |
12,5 |
B- Máy móc, thiết bị dùng cho công tác chuyên môn |
|
|
- Máy công cụ |
10 |
10 |
- Máy khai khoáng xây dựng |
8 |
12,5 |
- Máy kéo |
8 |
12,5 |
- Máy dùng cho nông, lâm nghiệp |
8 |
12,5 |
- Máy bơm nước và xăng dầu |
8 |
12,5 |
- Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại |
10 |
10 |
- Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất |
10 |
10 |
- Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh |
8 |
12,5 |
- Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác |
12 |
8 |
- Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in, văn phòng phẩm và văn hoá phẩm |
10 |
10 |
- Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt |
10 |
10 |
- Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc |
8 |
12,5 |
- Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy |
10 |
10 |
- Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm |
10 |
10 |
- Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế |
8 |
12,5 |
- Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình |
8 |
12,5 |
- Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm |
8 |
12,5 |
- Máy móc, thiết bị khác |
10 |
10 |
- Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học |
10 |
10 |
- Thiết bị quang học và quang phổ |
10 |
10 |
- Thiết bị điện và điện tử |
8 |
12,5 |
- Thiết bị đo và phân tích lý hoá |
10 |
10 |
- Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ |
10 |
10 |
- Thiết bị chuyên ngành đặc biệt |
8 |
12,5 |
- Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác |
10 |
10 |
- Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc |
5 |
20 |
III- Phương tiện vận tải, truyền dẫn |
|
|
A- Phương tiện vận tải |
|
|
1. Phương tiện vận tải đường bộ |
10 |
10 |
2. Phương tiện vận tải đường sắt |
10 |
10 |
3. Phương tiện vận tải đường thuỷ |
10 |
10 |
4. Phương tiện vận tải đường không |
10 |
10 |
7. Thiết bị và phương tiện vận khác tải |
10 |
10 |
B- Thiết bị truyền dẫn |
|
|
1. Phương tiện truyền dẫn thông tin |
5 |
20 |
2. Hệ thống dây điện thoại |
5 |
20 |
3. Tổng đài điện thoại |
5 |
20 |
4. Điện thoại di động, cố định |
5 |
20 |
5. Máy bộ đàm |
5 |
20 |
6. Phương tiện truyền dẫn điện |
5 |
20 |
7. Phương tiện truyền dẫn các loại khác |
5 |
20 |
IV- Thiết bị, dụng cụ quản lý |
|
|
- Bàn làm việc |
8 |
12,5 |
- Ghế ngồi làm việc |
8 |
12,5 |
- Bộ bàn ghế tiếp khách |
8 |
12,5 |
- Tủ đựng tài liệu |
8 |
12,5 |
- Tủ trưng bày |
8 |
12,5 |
- Giá kệ để tài liệu chứng từ |
8 |
12,5 |
- Bộ Bàn ghế họp |
8 |
12,5 |
- Thiết bị, phương tiện quản lý khác |
8 |
12,5 |
V- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm |
|
|
1. Các loại súc vật |
8 |
12,5 |
2. Cây lâu năm, vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm. |
25 |
4 |
3. Thảm cỏ, thảm cây xanh, cây cảnh, vườn cây cảnh, hòn non bộ |
8 |
12,5 |
|
|
|
VÍ DỤ TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Ví dụ: Đơn vị A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 10.000.000 đồng, chiết khấu (khuyến mãi) mua hàng là 1.000.000 đồng, chi phí vận chuyển là 300.000 đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử tới khi dưa vào sử dụng là 2.000.000 đồng. Thời gian sử dụng của tài sản cố định là 10 năm (phù hợp với qui định tại phụ lục số 1) tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 01-01-2000.
Nguyên giá tài sản cố định = 10.000.000 đ - 1.000.000 đ + 300.000đ + 2.000.000 đ = 11.300.000 đ
Mức tính hao mòn trung bình hàng năm = 11.300.000 đ x 10% = 1.130.000 đồng/năm
Hàng năm đơn vị tính hao mòn 1.130.000 đồng ghi giảm kinh phí đã hình thành tài sản cố định.
Trong năm sử dụng thứ 5, đơn vị nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 5.000.000 đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 7 năm (tăng 2 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 01/01/2005.
Nguyên giá tài sản cố định = 11.300.000 đ + 5.000.000 đ = 16.300.000 đ
Số hao mòn luỹ kế đã tính = 1.130.000 đ x 5 năm = 5.650.000 đồng
Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 16.300.000 đ - 5.650.000 đ = 10.650.000 đ
Mức hao mòn năm = 10.650.000 đồng: 7 năm = 1.521.000 đ
Từ năm 2005 trở đi, đơn vị tính hao mòn mỗi năm 1.521.000 đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp (Riêng năm cuối cùng sẽ tính hao mòn toàn bộ giá trị còn lại).
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 32/2008/QĐ-BTC |
Hanoi, May 29th 2008 |
TO ISSUE THE REGIME FOR MANAGING AND CALCULATING DEPRECIATION OF FIXED ASSETS OF STATE AGENCIES, PUBLIC SERVICE PROVIDERS, AND ORGANIZATIONS FUNDED BY THE STATE BUDGET
THE MINISTER OF FINANCE
- Pursuant to the Law on State budget No. 01/2002/QH11 dated December 16th 2002;
- Pursuant to the Government's Decree No. 178/2007/NĐ-CP dated December 03rd 2007 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of Ministries and ministerial agencies;
- Pursuant to the Government's Decree No. 77/2003/NĐ-CP dated July 01st 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
For the sound management and efficiency of assets of state agencies, public service providers and organizations funded by the State budget.
At the request of the Director of the Department of Public Asset Management,
DECIDES
Article 1. To issue the “Regime for managing and calculating depreciation of fixed assets of state agencies, public service providers, and organizations funded by the State budget”.
Article 2. This Decree takes into force after 15 days from the date on which it is published on the Official Gazette, is applicable from January 01st 2009, and supersedes the Decision No. 351-TC/QĐ/CĐKT dated May 22nd 1997 of the Minister of Finance issuing the Regime for the management, use, and calculation of depreciation of fixed assets in administrative units.
The Regime issued together with this Decision is applicable to every fixed asset. The input value and residual value of fixed assets acquired before January 01st 2009 shall be determined based on the accounting books and papers in order to make a list of fixed assets according to new standards. Those fixed assets shall be monitored, managed, and used in accordance with the criteria for determining costs, residual values, and accumulated depreciation in this Regime. The fixed assets that do not meet the new standards shall be monitored, managed, and used as long-lasting instruments.
Article 3. State agencies, public service providers, and organizations funded by the State budget are responsible for the implementation of this Decision.
Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, other central agencies, People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall direct and organize the application of this Regime at state agencies, public service providers, and organizations funded by the State budget under their management.
Article 4. The Director of the Department of Public Asset Management, the Director of the Financial and Administrative Department, the Director of the Department of The State Budget, the Director of the Accounting and Audit Regime, Directors of units affiliated to Ministries, within their area of competence, shall organize, provide guidance, and inspect the implementation of this Decision./.
|
PP THE MINISTER |
FOR MANAGING AND CALCULATING DEPRECIATION OF FIXED ASSETS OF STATE AGENCIES, PUBLIC SERVICE PROVIDERS, AND ORGANIZATIONS FUNDED BY THE STATE BUDGET
(Issued together with the Decision No. 32/2008/QĐ-BTC dated May 29th 2008 of the Minister of Finance)
Article 1. Scope of application
This Regime is applicable to state agencies, public service providers, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations funded by the State budget (hereinafter referred to as units)
Article 2. Scope of application
The regulations on managing and calculating depreciation of fixed assets in this Regime are applicable to all existing fixed assets of units.
The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall specify the management and calculation of depreciation of fixed assets in National defense and security in accordance with this Regime.
Article 3. Identification of fixed assets
1. Identification of tangible fixed assets
A tangible fixed asset is an asset that has a physical form, independent structure, or is a system composed of multiple separate assets that are connected to perform certain functions, and satisfy both requirements below:
- The useful life is 1 year or more;
- The cost value is 10,000,000 VND or higher.
2. Identification of intangible fixed assets
An intangible fixed asset is an asset that does not have a physical form and its formation is invested by the unit, such as: the value of rights to use land, patents, computer software, industrial designs, solutions, copyrights, etc. and meet both requirements in Clause 1 of this Article.
Article 4. Identification of special assets
1. The assets prescribed in Points b, c, d, dd, e, f, and g of Clause 1.1.1 Article 6 of this Regime, of which costs are from 5 million VND to below 10 million VND and useful life is longer than 1 years, are classified as tangible fixed assets.
2. The assets of which actual values are not identifiable (hereinafter referred to as special assets) that require tight management (exhibits in museums, mausoleums, historical remains, etc.) are classified as tangible fixed assets.
3. Fragile assets of which costs are 10,000,000 VND or higher (such as glass and porcelain) are not classified as fixed assets, except for laboratory instruments.
4. Apart from the regulations in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article, the Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, other central agencies, provincial People’s Committees may classified the assets that do not meet the requirements in Article 3 of this Regime as fixed assets depending on the characteristics of such assets.
Article 5. Fixed asset entries
1. Each independent asset is a fixed asset entry.
2. A system composed of multiple separate assets that are connected to perform certain functions, which is unable to work if any of them is missing, is a fixed asset fixed asset entry.
3. A system composed of separate assets that are connected, each of them has a different useful life and an independent function that needs separate management, each of such assets is a fixed asset entry.
4. Each draught animal or producing animal is a fixed asset entry.
5. Each plantation (or group of tree) in independent premises that is valued at 10 million VND or higher (excluding the value of the right to use land) is a fixed asset entry.
Article 6. Classification of fixed assets
For the purpose of managing and calculating the depreciation of fixed assets of units, fixed assets are classified as follows:
1. Classification by structure:
1.1. Tangible fixed assets:
a. Buildings and constructions:
- Buildings: Offices, warehouses, auditoriums, sport stadiums, museums, kindergartens, workshops, schools, universities, lecture halls, dormitories, hospitals, infirmaries, convalescent homes, guest houses, houses, public houses, other houses, etc.
- Constructions: wells, playgrounds, drying grounds, bridges and drainage systems, dykes, dams, roads (invested by units), stadiums, swimming pools, shooting ranges, mausoleums, monuments, fences, etc.
b. Machinery and equipment:
- Office equipment: computers, printers, photocopiers, projectors, paper shredders, water heaters, water filters, dehumidifiers, vacuum cleaners, air conditioners, refrigerators, freezers, washing machines, audio and video devices, information storage devices, fire protection equipment, tables and chairs, cabinets, safes, etc.
- Specialized machinery and equipment: machinery and equipment for measurement, analysis, laboratories, etc.
c. Vehicles and transmission equipment
- Road vehicles (cars, trucks, motorbikes, other road vehicles); waterborne vehicles (speedboats, motor boats, ships, vessels, other watercraft); airborne vehicles (airplanes), etc.
- Transmission equipment: telephone line systems, switchboards, electricity transmission equipment, etc.
d. Administrative instruments: desks, chairs, file cabinets, etc.
e. Draught animals, animals serving research or production, perennial plants, ornamental plants and fruit plantations, and penjing.
f. Special assets: exhibits in museums, relics, works of art, books, mausoleums, historical remains, etc.
g. Other fixed assets.
1.2. Intangible fixed assets
a. Value right to use land;
b. Value of patent;
c. Value of copyright, industrial design, solution;
d. Value of computer software;
2. Classification by origin:
- Tangible fixed assets form from procurement;
- Fixed assets formed from investment in fundamental construction;
- Fixed assets provided or transferred;
- Fixed assets given or donated.
Article 7. Determination of costs of fixed assets
1. Tangible fixed assets:
a. Costs of fixed assets formed from procurements are actual purchase prices (the prices on invoice minus (-) discounts or reductions – if any, plus (+) the costs of transport, loading, repair, upgrade, installation, test run, the taxes, fees and charges that are paid by the unit before fixed assets are put into use minus (-) revenues from products or refuses during test run.
b. Costs of fixed assets formed from investment in construction are recorded values approved by competent authorities in accordance with the current Regulation on Investment and Construction Management.
c. Costs of transferred fixed assets are values of assets written in the record on transfer of assets plus (+) the costs of transport, loading, repair, upgrade, installation, test run, the taxes, fees and charges that are paid by the unit before fixed assets are put into use, minus (-) the revenue from products and refuses during test run.
c. Costs of transferred fixed assets are values of assets written in the record on transfer of assets plus (+) the cost of transport, loading, repair, upgrade, installation, test run, the taxes, fees and charges that are paid by the unit before fixed assets are put into use, minus (-) the revenue from products and refuses during test run.
dd. Costs of special assets are the given prices in accounting books. Given prices shall be specified by the Ministries and ministerial agencies in charge.
2. Costs of intangible fixed assets
a. Value of right to use land:
For the land that are not exempt from land levies, lawfully transferred land; leased land of which rent is paid in a lump sum, the value of the right to use land is the amount of land levies payable when the state gives land that are not exempt from land levies, or the amount paid when the right to use land is transferred, or the land rent paid in a lump sum plus (+) taxes, fees and charges (if any).
Where the given land is exempt from land levies, the value of the right to use land is determined in accordance with Article 4, Article 5, and Article 6 of the Government's Decree No. 13/2006/NĐ-CP dated January 24th 2006 on the determination of land use right value to include it in the value of assets or organizations receiving land exempt from land levies from the State, plus (+) taxes, fees and charges (if any).
b. The value of a patent is the payment for researches and experimental productions that are issued with patents, or the units that buy patents from Vietnamese and foreign researchers.
c. The value of a copyright, industrial design, or solution is the total amount paid to the author, and the work is allowed by the state to be sold exclusively by the author.
d. The value of computer software is the payment for programmers or purchase of computer software according to the unit plan (when recording or managing on computers).
The cost of given or donated computer software is a value determined by a financial authority as the basis for bookkeeping, or a value determined by an organization licensed to valuate State-owned property, and agreed by a financial authority at the same level.
Article 8. Costs of fixed assets are changed in the following cases
- The values of fixed assets are reassessed under decisions of competent state authorities.
- Fixed assets undergo major repair or upgrade.
- One or some components of a fixed asset is removed.
When changing the cost of a fixed asset, the unit shall make a record, specifying the basis for such change and criteria for determining the cost, residual value, accumulated depreciation of the fixed asset in accounting books, and record it in accordance with current regulations.
Article 9. Management of fixed assets
1. Fixed assets of units shall be managed in accordance with the laws on asset management and recorded in accordance with the accounting regime.
2. If a fixed asset is still usable after its value is completely depreciated, it is still under the management of the unit.
CALCULATING DEPRECIATION OF FIXED ASSETS
Article 10. Rules for calculating depreciation of fixed assets
1. Fixed assets exempt from depreciation
- Values of right to use land.
- Special fixed assets prescribed in Clause 2 Article 4 of this Regime;
- Rented fixed assets.
- Fixed assets being kept on behalf of the State.
- Fixed assets that are still usable after their costs are completely depreciated;
- Fixed assets that are not usable though their costs are not completely depreciated;
2. Depreciation of fixed assets shall be calculated once a year in December before the accounting book is closed, or when the unit is divided, merged, dissolved, or when fixed assets are reassessed under decisions of the State.
Article 11. Determination of useful life and depreciation rate of fixed assets
1. The useful life of fixed assets and depreciation rates of fixed assets are specified in Appendix 1 to this Circular..
2. The useful life of intangible fixed assets shall be decided by the unit, but it must not exceed 50 years. Special cases shall be decided by Ministers, Heads of ministerial agencies, Governmental agencies, and other central agencies, and Presidents of provincial People’s Committees.
3. Ministers, Heads of ministerial agencies, Governmental agencies, and other central agencies, and Presidents of provincial People’s Committees shall determined the useful life and depreciation rates of the fixed assets of which useful life and depreciation rates are not specified in this Decision.
Article 12. Methods of depreciation of tangible fixed assets
1. Annual depreciation expense of each fixed asset is calculated as follows:
Annual depreciation expense of a fixed asset |
|
Cost of the fixed asset |
|
Depreciation rate (% per year) |
= |
x |
|||
|
|
Annually, based on the depreciation that increase and decrease in the year, the unit shall calculate the total depreciation of all fixed assets of the unit as follows:
Depreciation in year n |
|
Depreciation in year n - 1 |
|
Depreciation that increases in year n |
|
Depreciation that decreases in year n |
= |
+ |
- |
||||
|
|
|
2. During the useful life, when the cost of a fixed asset is changed, the annual depreciation expense of that fixed asset shall be recalculated by dividing its residual value by its reassessed useful life or residual useful life (which is the difference between the initial useful life and the actual period during which the asset is used).
3. The depreciation expense in the last year of the useful life of a fixed asset is the difference between its cost and the accumulated depreciation of the fixed asset.
Article 13. Depreciating fixed assets used for production, service provision, and capital contribution
All fixed assets used for production, service provision, and capital contribution without the establishment of a new legal entity must be depreciated. Those assets are depreciated as follows;
- Fixed assets used for the entire production, service provision, and capital contribution without the establishment of a new legal entity shall be depreciated in accordance with the regime for managing, using, and depreciating fixed assets of enterprises.
- Fixed assets that serve both the operation of the unit and the production or service provision shall be depreciated based on the actual usage and the amount of finished works.
Depreciation of fixed assets shall be recorded as cost of production or service provision, or cost of cooperation. The amount from depreciation shall be used in accordance with law./.
USEFUL LIFE AND DEPRECIATION RATE OF FIXED ASSETS
(Issued together with the Decision No. 32/2008/QĐ-BTC dated May 29th 2008 of the Minister of Finance)
List of fixed assets |
Useful life (year) |
Depreciation rate (% per year) |
1 |
2 |
3 |
I- Buildings and constructions: |
|
|
1. First-class house, special house |
80 |
1.25 |
2. Second-class house |
50 |
2 |
3. Third-class house |
25 |
4 |
4. Fourth-class house |
15 |
6.5 |
5. Warehouse, reservoir, bridge, road, parking lot, playground |
20 |
5 |
6. Embankment, dam, sewer system, ditch, port, dock, etc. |
20 |
5 |
7. Other constructions |
10 |
10 |
II- Machinery and equipment |
|
|
A- Office equipment |
|
|
- Computer |
5 |
20 |
- Network and telecommunications device |
5 |
20 |
- Data storage device |
5 |
20 |
- Other IT equipment |
5 |
20 |
- Printer |
5 |
20 |
- Projector |
5 |
20 |
- Fax |
5 |
20 |
- Paper shredder |
5 |
20 |
- Water heater |
5 |
20 |
- Water filter |
5 |
20 |
- Dehumidifier |
5 |
20 |
- Vacuum cleaner |
5 |
20 |
- Television |
5 |
20 |
- Video player |
5 |
20 |
- CD player |
5 |
20 |
- DVD player |
5 |
20 |
- Audio device |
5 |
20 |
- Sound recorder |
5 |
20 |
- Camera |
5 |
20 |
- Refrigerator |
5 |
20 |
- Freezer |
5 |
20 |
- Washing machine |
5 |
20 |
- Photocopier |
8 |
12.5 |
- Safe |
8 |
12.5 |
- Generator |
8 |
12.5 |
- Power tool |
8 |
12.5 |
- Transformer and power supply |
8 |
12.5 |
- Other machinery and equipment |
8 |
12.5 |
- Air conditioners |
8 |
12.5 |
- Fire prevention and fighting equipment |
8 |
12.5 |
- Elevators |
8 |
12.5 |
- Cargo lift |
8 |
12.5 |
- Other office equipment |
8 |
12.5 |
B- Specialized machinery and equipment: |
|
|
- Power tool |
10 |
10 |
- Construction and excavation machinery |
8 |
12.5 |
- Tractor |
8 |
12.5 |
- Machinery used for agriculture and forestry |
8 |
12.5 |
- Water and oil pump |
8 |
12.5 |
- Equipment for metallurgy, surface processing against rust and corrosion |
10 |
10 |
- Equipment for chemical production |
10 |
10 |
- Machinery and equipment for producing building materials, porcelain, and glass |
8 |
12.5 |
- Equipment used for producing electronic components, optical equipment, precise engineering equipment. |
12 |
8 |
- Machinery and equipment for tanning, printing, office supplies and cultural products. |
10 |
10 |
- Machinery and equipment for textile industry |
10 |
10 |
- Machinery and equipment for garment industry |
8 |
12.5 |
- Machinery and equipment for paper industry |
10 |
10 |
- Machinery and equipment for producing and processing food |
10 |
10 |
- Machinery and equipment for medicine and movie industry |
8 |
12.5 |
- Machinery and equipment for telecommunications, communication, information technology, and television. |
8 |
12.5 |
- Machinery and equipment for producing pharmaceuticals |
8 |
12.5 |
- Other machinery and equipment: |
10 |
10 |
- Equipment for measuring and testing mechanical quantities, acoustic quantities, and thermal quantities. |
10 |
10 |
- Optical and spectroscopy equipment |
10 |
10 |
- Electric and electronic equipment |
8 |
12.5 |
- Equipment for physical and chemical analysis and measurement |
10 |
10 |
- Equipment for radiation measurement |
10 |
10 |
- Equipment for special disciplines |
8 |
12.5 |
- Other measuring and testing equipment |
10 |
10 |
- Mould used for casting |
5 |
20 |
III-. Vehicles and transmission equipment |
|
|
A- Vehicles |
|
|
1. Road vehicles |
10 |
10 |
2. Rail road vehicles |
10 |
10 |
3. Waterborne vehicles |
10 |
10 |
4. Airborne vehicles |
10 |
10 |
7. Other vehicles |
10 |
10 |
B- Transmission equipment |
|
|
1. Information transmission equipment |
5 |
20 |
2. Telephone line system |
5 |
20 |
3. Switchboard |
5 |
20 |
4. Telephone and cell phone |
5 |
20 |
5. Walkie-talkie |
5 |
20 |
6. Electricity transmission equipment |
5 |
20 |
7. Other transmission equipment |
5 |
20 |
IV- Administrative instruments: |
|
|
- Desk |
8 |
12.5 |
- Office chair |
8 |
12.5 |
- Table sets |
8 |
12.5 |
- File cabinet |
8 |
12.5 |
- Showcase |
8 |
12.5 |
- Document shelf |
8 |
12.5 |
- Tables and chairs for conference rooms |
8 |
12.5 |
- Other administrative instruments: |
8 |
12.5 |
V- Perennial plant, draught animal and producing animal |
|
|
1. Animal |
8 |
12.5 |
2. Perennial plant, industrial plant, fruit plant |
25 |
4 |
3. Lawn, tree, ornamental plant, penjing |
8 |
12.5 |
|
|
|
EXAMPLES OF DEPRECIATION OF FIXED ASSETS
(Issued together with the Decision No. 32/2008/QĐ-BTC dated May 29th 2008 of the Minister of Finance)
Example: Unit A buys a new fixed asset (100% new). The price on the invoice is 10,000,000 VND. The discount (promotion) is 1,000,000 VND. The cost of transport is 300,000 VND. The cost of installation and testing until it is put into use is 2,000,000 VND. The useful life of this fixed asset is 10 years (which is conformable with Appendix 1). It is put into use on January 01st 2000.
Cost of fixed asset = 10,000,000 VND - 1,000,000 VND + 300,000 VND + 2,000,000 VND = 11,300,000 VND
Annual depreciation expense = 11,300,000 VND x 10% = 1,130,000 VND/year
The annual depreciation expense is 1,130,000 is recorded as a decrease in the cost of fixed asset.
In the fifth year of use, the unit upgrades the fixed asset at 5,000,000 VND, the reassessed useful life is 7 years (2 more years in comparison the initial useful life). It is put into use on January 01st 2005.
Cost of fixed asset = 11,300,000 VND + 5,000,000 VND = 16,300,000 VND
Accumulated depreciation = 1,130,000 VND x 5 years = 5,650,000 VND
Residual value in book = 16,300,000 VND – 5,650,000 VND = 10,650,000 VND
Annual depreciation expense = 10,650,000 : 7 years = 1,521,000 VND
From 2005 onwards, the annual depreciation expense of the upgraded fixed asset is 1,521,000 VND (the residual value shall be depreciated in the last year)