Nghị định 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Số hiệu: | 178/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/12/2007 | Ngày hiệu lực: | 26/12/2007 |
Ngày công báo: | 11/12/2007 | Số công báo: | Từ số 815 đến số 816 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/06/2012 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; chế độ làm việc và quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện theo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ.
3. Các quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ tại Chương III Nghị định này không áp dụng đối với cơ cấu tổ chức Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
4. Tên của Bộ, cơ quan ngang Bộ và tên của các đơn vị của Bộ, cơ quan ngang Bộ được dịch tiếng nước ngoài để giao dịch quốc tế theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.
Bộ, cơ quan ngang Bộ (dưới đây gọi chung là Bộ) là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành hoặc lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (dưới đây gọi chung là Bộ trưởng) là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo một Bộ; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực và tham gia vào hoạt động của tập thể Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong phạm vi cả nước và các công tác khác được giao, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các Điều 4, 6, 23, 24, 25, 26, 27, 28 của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, các quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Cấp phó của người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ (dưới đây gọi chung là Thứ trưởng) có trách nhiệm giúp Bộ trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Bộ trưởng và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nhiệm vụ được phân công.
Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng uỷ nhiệm thay Bộ trưởng giải quyết công việc của Bộ và Bộ trưởng.
3. Số lượng Thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá bốn người. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, dự án Pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
4. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
5. Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; nếu phát hiện những quy định do các cơ quan đó ban hành có dấu hiệu trái các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc Bộ quản lý thì xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các công trình quan trọng trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
2. Công bố chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sau khi được phê duyệt (trừ những vấn đề thuộc bí mật nhà nước); tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đó;
3. Thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng có liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;
4. Thẩm định trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ về nội dung các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các chương trình, dự án, đề án thuộc ngành, lĩnh vực của Bộ; chịu trách nhiệm về nội dung các báo cáo, dự án nêu trên do cơ quan và tổ chức của Bộ thực hiện; phê duyệt và quyết định đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật.
1. Trình Chính phủ chủ trương, biện pháp mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện páp bảo đạm thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ về ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
2. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
3. Ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia các tổ chức quốc tế theo sự phân công của Chính phủ.
5. Tổ chức thực hiện chủ trưởng, biện pháp mở rộng hợp tác quốc tế đã được Chính phủ phê duyệt. Thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật; cho phép các đơn vị trực thuộc, các cơ quan tổ chức nước ngoài do cơ quan trung ương cấp giấy phép hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
6. Kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án quốc tế tài trợ thuộc ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án quốc tế tài trợ của Bộ.
1. Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Bộ theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực của Bộ.
3. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Bộ, của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ; thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ tinh gọn, hợp lý, giảm đầu mối.
4. Thực hiện phân công, phân cấp cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc bảo đảm tách rõ quản lý nhà nước với hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nhà nước; trình Chính phủ quyết định việc phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho chính quyền địa phương.
5. Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính bao gồm rà soát, tự huỷ bỏ và sửa đổi theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền xem xét, sửa đổi, đơn giản, công khai các loại thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
6. Chỉ đạo việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính và chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp nhà nước; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của Bộ.
7. Quyết định và chỉ đạo thực hiện đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hoá công sở và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Bộ;
8. Báo cáo việc thực hiện cải cách hành chính hàng năm trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định.
1. Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về cung ứng các dịch vụ công; về thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới về tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; điều kiện, tiêu chí thành lập các tổ chức sự nghiệp nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực.
3. Banh hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật và thời gian thực hiện cung ứng các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực theo thẩm quyền.
4. Hướng dẫn, kiểm tra và hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện dịch vụ công hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
1. Đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc mọi thành phần kinh tế trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện theo danh mục Chính phủ quy định và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền.
3. Thanh tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động.
4. Ban hành tiêu chuẩn cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật; kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền vi phạm việc thực hiện tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá và dịch vụ theo quy định của pháp luật.
1. Công nhận ban vận động về thành lập hội, tổ chức phi Chính phủ; có ý kiến bằng văn bản với Bộ Nội vụ về việc cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho hội, tổ chức phi Chính phủ tham gia các hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu việc đề xuất, phản biện của hội, tổ chức phi Chính phủ để hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.
3. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của hội, tổ chức phi Chính phủ theo quy định của pháp luật.
1. Trình Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ; về thành lập, tổ chức lại, giải thể Tổng cục và tương đương Tổng cục thuộc Bộ; về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực;
2. Trình Thủ tướng Chính phủ về: thành lập, tổ chức lại, giải thể các vụ, cục và tương đương, tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước và tổ chức sự nghiệp thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục hoặc tương đương thuộc Bộ;
3. Quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức sự nghiệp nhà nước khác không thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định thành lập phòng thuộc vụ, thanh tra Bộ, văn phòng Bộ, chi cục thuộc cục theo quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
5. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của vụ, cục, (trừ những cục tương đương tổng cục), thanh tra, văn phòng; quy định về nhiệm vụ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức sự nghiệp nhà nước thuộc Bộ quản lý.
6. Ban hành Thông tư hoặc Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân các cấp.
7. Tổng hợp và báo cáo về tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ gửi Bộ Nội vụ theo quy định;
8. Xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm của Bộ và gửi Bộ Nội vụ; ban hành định mức biên chế sự nghiệp nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.
9. Quyết định giao biên chế hành chính cho các tổ chức thuộc Bộ; quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp đối với các đơn vị thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
1. Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Thứ trưởng và tương đương;
2. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ, bao gồm: tổng cục và tương đương, cục, vụ, thanh tra, văn phòng, các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ và Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc vụ, văn phòng Bộ, thanh tra Bộ.
Phân cấp cho người đứng đầu các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh còn lại của các tổ chức, đơn vị thuộc cấp mình quản lý.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức năng các bộ lãnh đạo, quản lý nêu trên thuộc Bộ thực hiện theo quy trình quy định của Đảng và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Quy định thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ.
4. Quyết định và thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức của Bộ; tổ chức thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí và quan liêu, hách dịch, cửa quyền đối với các đơn vị thuộc Bộ;
5. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển, nghỉ hưu, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
6. Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ; xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý để Bộ Nội vụ ban hành; ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Kiểm tra, thanh tra các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực của Bộ.
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, công dân liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
4. Thanh tra, kiểm tra chính quyền địa phương trong việc thực hiện phân cấp quản lý về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
1. Về quản lý tài chính:
a. Trình Chính phủ dự toán ngân sách hàng năm của Bộ;
b. Đối với phần kế hoạch tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Bộ trưởng quyết định phân bổ, kiểm tra việc chi tiêu, chịu trách nhiệm quyết toán và được điều chỉnh chi tiết trong phạm vi tổng mức thu chi tài chính nhưng không được thay đổi mục tiêu kế hoạch được duyệt;
c. Đối với phần kế hoạch tài chính do các Bộ, địa phương quản lý: Bộ trưởng có trách nhiệm kiểm tra thực hiện mục tiêu chương trình đã được duyệt và phối hợp với Bộ có chức năng quản lý nhà nước về tài chính và Bộ có chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư điều chỉnh chi tiết trong phạm vi kế hoạch tài chính đã được duyệt;
2. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản của nhà nước được giao cho Bộ theo phân cấp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật.
1. Các tổ chức giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước gồm:
a) Vụ;
b) Văn phòng;
c) Thanh tra;
d) Tổng cục và tương đương;
e) Cơ quan đại diện của Bộ ở địa phương và ở nước ngoài.
2. Các tổ chức sự nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ.
Các tổ chức sự nghiệp nhà nước được quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ chỉ bao gồm các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước và báo, tạp chí, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ.
Các tổ chức sự nghiệp khác hiện có đã được cấp có thẩm quyền thành lập, Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ ba hành danh sách các tổ chức sự nghiệp đó.
3. Số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này không quá 03 người.
4. Các vụ, cục, tổng cục và tương đương về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc Bộ được quy định cụ thể tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ.
1. Vụ được thành lập để giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.
2. Việc thành lập Vụ theo hướng một Vụ được giao nhiều việc có mối quan hệ liên thông với nhau, nhưng một việc không giao cho nhiều Vụ trong cùng cơ cấu tổ chức của Bộ.
3. Vụ được thành lập phòng trong vụ trên nguyên tắc vụ được giao tham mưu, tổng hợp nhiều lĩnh vực tương đối độc lập. Những vụ thành lập phòng được quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ.
4. Vụ không có con dấu; Vụ trưởng được ký các văn bản hành chính về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực do vụ chịu trách nhiệm và đóng dấu của Bộ theo thừa lệnh của Bộ trưởng.
1. Văn phòng Bộ thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng theo dõi, đôn đốc các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ; tổng hợp tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ.
2. Tổ chức thực hiện chức năng hành chính, văn thư, lưu trữ và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc; phục vụ chung cho hoạt động của Bộ và công tác quản trị nội bộ.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do pháp luật quy định hoặc do Bộ trưởng giao.
4. Văn phòng Bộ được thành lập phòng và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là phòng) theo các lĩnh vực công tác thuộc văn phòng.
5. Văn phòng Bộ có con dấu riêng để giao dịch; Chánh văn phòng được ký các văn bản hành chính theo uỷ quyền hoặc thừa lệnh của Bộ trưởng.
1. Thanh tra Bộ được thành lập để giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Thanh tra được thành lập phòng.
3. Thanh tra Bộ có con dấu riêng; Chánh Thanh tra được ký các văn bản hành chính theo uỷ quyền hoặc thừa lệnh của Bộ trưởng và được xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
1. Cục được thành lập để tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên sâu, ổn định và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Đối tượng quản lý của cục là những tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến chuyên ngành, lĩnh vực, chịu sự điều chỉnh của pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực đó; phạm vi hoạt động của cục không nhất thiết ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Cơ cấu tổ chức của cục, gồm:
a) Phòng;
b) Văn phòng;
c) Tổ chức sự nghiệp nhà nước trực thuộc (nếu có).
Cục được giao thực thi nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực phân cấp hạn chế cho địa phương, có thể được thành lập chi cục thuộc cục. Những cục có chi cục được quy định trong nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ. Khi cần thành lập mới thì Bộ quản lý ngành trình Thủ tướng Chính phủ cho phép và giao cho Bộ trưởng quyết định thành lập.
Việc thành lập tổ chức thanh tra thuộc cục để thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
4. Cục có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng; Cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ thuộc chuyên ngành, lĩnh vực do cục chịu trách nhiệm và không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
5. Việc thành lập cục theo yêu cầu chức năng, nhiệm vụ, trên nguyên tắc có đối tượng quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Tổng cục và tương đương (sau đây gọi chung là tổng cục) được thành lập để giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên sâu, ổn định và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp không phân cấp hoặc phân cấp hạn chế cho địa phương thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Đối tượng quản lý của tổng cục là những tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến chuyên ngành, lĩnh vực, chịu sự điều chỉnh của pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực đó.
3. Cơ cấu tổ chức của tổng cục, gồm:
a) Vụ;
b) Văn phòng;
c) Thanh tra;
d) Tổ chức sự nghiệp nhà nước trực thuộc.
Đối với tổng cục được tổ chức và quản lý theo hệ thống ngành dọc, cần có các cục trực thuộc đặt ở địa phương hoặc đối với những tổng cục cần có cục quản lý chuyên ngành trực thuộc được quy định tại quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của tổng cục.
4. Tổng cục có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng; Tổng cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ và không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
5. Tổng cục được thành lập theo yêu cầu chức năng, nhiệm vụ, trên nguyên tắc có đối tượng quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Việc thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước thuộc Bộ để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ hoặc để thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng cần thiết do Bộ thực hiện.
Chỉ thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước thuộc Bộ khi loại dịch vụ công đó nhà nước chưa chuyển giao cho các tổ chức ngoài khu vực nhà nước đảm nhiệm hoặc loại dịch vụ công đó các tổ chức ngoài khu vực nhà nước không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện.
Đối với những ngành, lĩnh vực đã có quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì việc thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đó.
2. Tổ chức sự nghiệp nhà nước không có chức năng quản lý nhà nước.
3. Tổ chức sự nghiệp nhà nước được tự chủ và tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật và chịu sự quản lý nhà nước của các Bộ chức năng theo từng ngành, lĩnh vực.
4. Tổ chức sự nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ; bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của Bộ và các đơn vị trực thuộc theo quy định; ban hành Quy chế làm việc của Bộ và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó.
1. Bộ trưởng chịu trách nhiệm chuẩn bị trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo Quy chế làm việc của Chính phủ.
2. Bộ trưởng chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ chuẩn bị; chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, công tác sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chịu trách nhiệm về hiệu quả các dự án, các chương trình, đề án của Bộ và việc sử dụng các nguồn lực của Bộ.
3. Bộ trưởng quyết định các công việc thuộc phạm vi quản lý của Bộ và chịu trách nhiệm về các quyết định đó.
4. Bộ trưởng chịu trách nhiệm về những công việc do Bộ trực tiếp quản lý; chịu trách nhiệm liên đới về những công việc đã phân cấp cho chính quyền địa phương, khi Bộ không thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra để xảy ra sự cố, thảm họa nguy hiểm, thất thoát, thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước và nhân dân;
5. Bộ trưởng chịu trách nhiệm thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
6. Bộ trưởng phân công cho Thứ trưởng giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng hoặc ủy nhiệm cho Thứ trưởng làm việc và giải quyết các đề nghị của các Bộ, địa phương, thì Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về những quyết định của Thứ trưởng được phân công hoặc ủy nhiệm giải quyết.
1. Thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước của Bộ về các ngành, lĩnh vực.
2. Không chuyển các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ lên Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ; không ban hành những văn bản trái với quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; những vấn đề vượt quá thẩm quyền được giao phải xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của thành viên Chính phủ theo Quy chế làm việc của Chính phủ.
1. Thực hiện các quy định quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của các Bộ khác; không ban hành những văn bản trái với quy định của các Bộ trưởng khác.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ để giải quyết những vấn đề quản lý nhà nước do Bộ phụ trách có liên quan đến chức năng của Bộ khác; trường hợp có ý kiến khác nhau thì Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Các vấn đề trong văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến Bộ khác, phải có ý kiến của Bộ trưởng đó bằng văn bản. Các Bộ trưởng được hỏi ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời bằng văn bản trong thời gian quy định.
1. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân thực hiện mục tiêu, chương trình, quy hoạch phát triển, kế hoạch, dự án về ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt; giải quyết các đề xuất, kiến nghị của Ủy ban nhân dân phù hợp với quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực của Bộ.
2. Hướng dẫn và chỉ đạo Ủy ban nhân dân về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.
3. Kiểm tra Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với người đứng đầu cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với người đứng đầu các tổ chức của Bộ đặt tại địa phương.
1. Khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội yêu cầu, thì Bộ trưởng có trách nhiệm trình bày hoặc cung cấp các tài liệu cần thiết; Bộ trưởng gửi các văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành đến Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội theo lĩnh vực mà Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban phụ trách.
2. Bộ trưởng có trách nhiệm trả lời các kiến nghị của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.
3. Bộ trưởng có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri về những vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
Bộ trưởng có trách nhiệm phối hợp với người đứng đầu tổ chức Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn và các tổ chức Đoàn thể khác trong khi thực hiện nhiệm vụ của Bộ; tạo điều kiện để các tổ chức nêu trên hoạt động, tham gia xây dựng chế độ, chính sách có liên quan.
1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.178/2007/ND-CP |
Hanoi, December 03, 2007 |
DEFINING THE FUNCTIONS, TASKS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURES OF MINISTRIES AND MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
At the proposal of the Minister of Home Affairs,
DECREES:
Article 1.- Scope and subjects of regulation.
1. This Decree provides for the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies; the work regimes, powers and responsibilities of ministers and heads of ministerial-level agencies.
2. The specific functions, tasks and powers of ministries or ministerial-level agencies in the management of branches or domains comply with the decrees defining their functions, tasks and organizational structures.
3. The provisions in Chapter III of this Decree on organizational structures of ministries do not apply to the organizational structures of the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security.
4. The names of ministries or ministerial-level agencies and the names of units under ministries or ministerial-level agencies shall be translated into foreign languages for international transactions under the guidance of the Ministry of Foreign Affairs.
Article 2.- Positions and functions
Ministries and ministerial-level agencies (below collectively referred to as ministries) are government agencies performing the state management of their assigned branches or domains nationwide; and the state management of public services within the branches or domains under the ministries’ state management.
Article 3.- Ministers, heads of ministerial-level agencies
1. Ministers and heads of ministerial-level agencies (below collectively referred to as ministers) are government members, heads and leaders of their respective ministries; are answerable to the Prime Minister and the National Assembly for the state management of branches or domains, and participate in activities of the Government collective; perform the state management of public services nationwide and other tasks assigned to them; and perform the tasks and exercise the powers defined in Articles 4, 6, 23, 24, 25, 26, 27 and 28 of the 2001 Law on Organization of the Government, this Decree and relevant legal documents.
2. Deputies of heads of ministries or ministerial-level agencies (below collectively referred to as vice-ministers) shall assist ministers in monitoring and directing some working aspects under the ministers' assignment and take responsibility for their assigned tasks before the ministers.
When ministers are absent, vice-ministers authorized by their ministers shall handle on the latter’s behalf affairs of their ministries and ministers.
3. The number of vice-ministers in a ministry must not exceed four. Special cases will be decided by the Prime Minister.
TASKS AND POWERS OF MINISTRIES AND MINISTERS
Article 4.- With regard to legal affairs
1. To submit to the Government draft laws, draft resolutions of the National Assembly, draft ordinances and draft resolutions of the National Assembly Standing Committee; draft resolutions and decrees of the Government under the approved annual legislative programs or plans of ministries, and projects and schemes under the assignment of the Government or the Prime Minister.
2. To submit to the Prime Minister draft decisions, directives and other documents under the directing and administering jurisdiction of the Prime Minister according to law.
3. To issue decisions, directives, circulars, standards, norms, processes, regulations, techno-economic norms on management of the branches or domains under the ministries' state management; guide and inspect the implementation of those documents.
4. To direct and organize the law propagation, dissemination and education under the ministries' state management.
5. To examine normative documents promulgated by ministries, People's Councils and People's Committees of provinces or centrally run cities which are related to the branches or domains under the ministries' state management; if detecting that regulations promulgated by those agencies show signs of contravening legal documents concerning the branches or domains managed by ministries, to handle them according to law.
Article 5.- With regard to strategies, plannings and plans
1. To submit to the Prime Minister long-term, five-year and annual development strategies, plannings and plans and important national works in the branches or domains under the deciding jurisdiction of the Prime Minister.
2. To publicize development strategies, plannings and plans after they are approved (except for matters belonging to state secrets); to direct and guide the implementation of those strategies, plannings and plans
3. To perform socio-economic, security and defense tasks related to the branches or domains falling under the ministries' state management.
4. To appraise, within the scope of ministries' state management, the contents of pre-feasibility study and feasibility study reports on programs, projects and schemes in the branches or domains managed by ministries; take responsibility for the contents of these reports or projects implemented by agencies or organizations of ministries; to approve and decide on investment projects falling under the ministries' jurisdiction according to law.
Article 6.- With regard to international cooperation
1. To submit to the government undertakings and measures to expand relations with foreign countries and international organizations; to negotiate on, sign, ratify, approve or accede to, and measures to ensure the implementation of, international treaties in the name of the State or the Government regarding the branches or domains under the ministries' state management.
2. To organize negotiations on and conclude treaties under competent state agencies' authorization and organize the implementation of treaties to which Vietnam is a contracting party within the branches or domains under the ministries' state management.
3. To conclude, and organize the implementation of, international agreements in the name of ministries according to law.
4. To participate in international organizations as assigned by the Government.
5. To organize the realization of undertakings and measures to expand international cooperation, already approved by the Government. To enter into international cooperation on branches or domains under the provisions of law; to permit attached units, foreign agencies or organizations, which are licensed by central agencies, to organize international conferences and seminars with contents related to the branches or domains under the ministries' state management.
6. To inspect the implementation of international aid programs or projects in the branches or domains managed by ministries; to direct and organize the implementation of international aid programs and projects of ministries.
Article 7.- With regard to administrative reform
1. To decide on, and organize the implementation of, administrative reform plans of ministries under the national administrative reform programs and plans of the Government and the direction of the Prime Minister.
2. To establish and perfect the systems of institutions and laws on the branches or domains under the ministries' state management.
3. To clearly define and perfect the functions, tasks and powers of ministries and their attached agencies or units; to streamline the organizational apparatuses of ministries towards higher rationality and fewer contacts.
4. To assign and decentralize to attached agencies or units the state management of activities of state-run enterprises and non-business units; to submit to the Government for decision the decentralization of the tasks of branch- or domain-related state management to local administrations.
5. To decide on and direct the implementation of administrative-procedure reform, covering the review, self-cancellation or rectification according to their competence or submission to competent authorities for consideration, rectification, simplification and publicity of administrative procedures in the branches or domains under the ministries' state management.
6. To direct the realization of regulations on autonomy and accountability in the management and use of payrolls, administrative management funds, applicable to administrative agencies and on autonomy and accountability in the performance of tasks, organization of apparatuses, payroll and finance, applicable to state-run non-business units; to apply the quality control system under standard TCVN ISO 9001: 2000 to ministries' activities.
7. To decide on, and direct the renovation of working styles, office modernization and application of information technology to ministries' activities.
8. To report on the implementation of administrative reforms under the ministries' state management according to regulations.
Article 8.- With regard to the state management of organizations providing public services in the branches or domains under the ministries' state management
1. To submit to the Government for promulgation mechanisms and policies on the provision of public services; and the socialization of public services in the branches or domains under the ministries' state management.
2. To submit to the Prime Minister plannings on network of non-business and public service-providing organizations; conditions and criteria for the establishment of state-run non-business organizations in the branches or domains under the ministries’ state management.
3. To promulgate criteria, national technical standards, techno-economic norms and time for the provision of public services in the branches or domains according to their competence.
4. To guide, inspect and support organizations providing public services in the branches or domains under the ministries' state management according to law.
Article 9.- With regard to the state management of enterprises, cooperatives and other collective or private economic establishments
1. To propose mechanisms and policies to encourage, support and orient the development of enterprises and cooperatives of all economic sectors within the branches or domains under the ministries' state management.
2. To guide and inspect the implementation of regulations on conditional business and services on the list made by the government and handle violations according to their competence.
3. To inspect and control the implementation of regulations on environmental protection, food hygiene and safety, labor hygiene and safety.
4. To promulgate base criteria and national technical standards of branches or domains according to law; to examine, inspect, and handle according to the ministries' competence violations of goods and service quality standards according to law.
Article 10.- With regard to the state management of activities of associations and non-governmental organizations
1. To recognize the steering boards for establishment of associations or non-governmental organizations; to send written opinions to the Ministry of Home Affairs on permission to set up, merge, separate, dissolve associations or non-governmental organizations operating in the branches or domains under the ministries' state management.
2. To guide and create conditions for associations and non-governmental organizations to participate in activities within the branches or domains under the ministries' state management; to gather comments and accept proposals and arguments of associations and non-government organizations to perfect regulations on state management of branches or domains.
3. To examine and inspect the implementation of legal provisions on associations and non-governmental organizations operating in the branches or domains under the ministries' state management; to handle or propose competent state agencies to handle law violations by associations or non-governmental organizations according to law.
Article 11.- With regard to organizational apparatus and payroll
1. To submit to the Government regulations on functions, tasks, powers and organizational structures of their ministries; on the establishment, re-organization and dissolution of general departments and equivalent bodies under ministries; and on autonomy and accountability mechanisms applicable to state-run non-business units in their branches or domains.
2. To submit to the Prime Minister the establishment, re-organization and dissolution of departments, bureaus, and equivalent bodies, non-business organizations serving state management work, and non-business organizations which fall under the deciding competence of the Prime Minister; regulations on functions, tasks, powers and organizational structures of general departments or equivalent bodies under ministries.
3. To decide on the establishment, re-organization and dissolution of other state-run non-business units, which do not fall under the jurisdiction of the Government or the Prime Minister according to law.
4. To decide on the establishment of sections under departments, ministry inspectorates, ministry offices, and sections under bureaus under the provisions of the decrees defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries, ministerial-level agencies or after getting the Prime Minister's permission.
5. To define the functions, tasks, powers and organizational structures of departments and bureaus (except for bureaus equivalent to general departments), inspectorates, offices; to define the autonomy and accountability tasks of state-run non-business units managed by ministries.
6. To promulgate circulars or joint circulars guiding the functions, tasks, powers and organizational structures of professional agencies of People's Committees of all levels.
7. To sum up and report on the organization of state-run administrative and non-business apparatuses of ministries and send them to the Ministry of Home Affairs according to regulations.
8. To draw up and send annual payroll plans of ministries to the Ministry of Home Affairs; to promulgate quotas on non-business payrolls in the branches or domains after consulting the Ministry of Home Affairs.
9. To decide on the assignment of non-business payrolls to organizations under ministries; to manage administrative and non-business payrolls of units managed by ministries according to law.
Article 12.- With regard to cadres, officials and public employees
1. To submit to the Prime Minister the appointment, relief from duty or dismissal of vice ministers and holders of equivalent positions.
2. To decide on the appointment, relief from duty or dismissal of heads or deputy-heads of organization under ministries, including general departments or equivalent agencies, bureaus, departments, inspectorates, offices and non-business organizations of ministries, and heads and deputy-heads of sections of departments, ministry offices or ministry inspectorates.
To decentralize to heads of organizations under ministries the appointment, relief from duty or dismissal of other titles of units under their respective management.
The appointment, relief from duty and dismissal of the above-mentioned leading or managerial officials of ministries comply with the regulations of the Party, the Government and the Prime Minister.
3. To define the competence and responsibilities of heads of organizations under ministries.
4. To decide on and apply specific measures to enhance administrative discipline among cadres, officials and public employees in ministries; to organize the prevention and combat of corruption, waste, red tape and authoritarianism in units under ministries.
5. To formulate and organize the implementation of plans on training and fostering of cadre, officials and public employees as well as the recruitment, employment, transfer, rotation, retirement, wage, commendation, discipline and other regimes applicable to cadres, officials and public employees managed by ministries according to law.
6. To promulgate criteria and professional standards of public-servant ranks in the branches or domains assigned or decentralized to ministries for management after obtaining the examination opinions of the Ministry of Home Affairs; to formulate professional standards of public-servant ranks in the branches or domains assigned or decentralized to ministries for management for the Ministry of Home Affairs to promulgate them; to promulgate specific professional standards of heads of professional bodies in the branches or domains managed by ministries, which are attached to provincial/municipal People's Committees.
Article 13.- With regard to examination and inspection
1. To guide, examine and inspect the implementation of policies and laws on the branches or domain under the ministries' state management.
2. To examine and inspect ministries, government-attached agencies and People's Committees of all levels in the performance of their tasks in the branches or domains under the ministries' state management.
3. To settle complaints, denunciations and petitions of organizations and citizens which are related to the branches or domains under the ministries' state management; to organize meetings with citizens according to law.
4. To inspect and examine local administrations in effecting the decentralization of management of the branches or domains under the ministries' state management.
Article 14.- With regard to financial and property management
1. On financial management:
a) To submit to the Government annual budget estimates of ministries;
b) For financial plans approved by competent authorities: The minister shall decide on the allocation, examine the spending, bear responsibility for the final settlement and may adjust in detail within the total financial revenue and expenditure limit, but may not alter the objectives of the approved plans.
c) For financial plans managed by ministries or localities: The ministers shall examine the implementation of the approved target programs and coordinate with the ministry functioning to perform the financial state management and the ministry functioning to perform the planning and investment state management in making detailed adjustments within the scope of approved financial plans.
2. To manage and take responsibility for state properties assigned to ministries under the decentralization by the Government or the Prime Minister and the provisions of law.
ORGANIZATIONAL STRUCTURES OF MINISTRIES
Article 15.- Organizational structure of a ministry
1. Organizations assisting the minister in performing the state management include:
a) Departments;
b) The Office;
c) The Inspectorate;
d) Bureaus;
e) General departments and the equivalent;
f) The ministry's representative offices in localities and overseas.
It is not necessary for ministries and ministerial-level agencies to be composed of all organizations defined at Points d, e and f of Clause 1 of this Article.
2. State-run non-business organizations attached to ministries
State-run non-business organizations specified in the decrees defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries only include non-business organizations serving state management work and newspapers, magazines, and training and fostering establishments for ministries' public servants and employees.
For other existing non-business organizations already set up by competent authorities, a list of those organizations shall be submitted by ministers to the Prime Minister for promulgation.
3. The number of deputy-heads of a ministry-attached organization specified in Clauses 1 and 2 of this Article must not exceed three.
4. Departments, bureaus, general departments and the equivalent specialized in the branches or domains managed by ministries are specified in the decree defining the functions, tasks, powers and organizational structures of each ministry or ministerial-level agency.
1. Departments are set up as advisory bodies to assist ministers in performing the function of state management of branches or domains.
2. The establishment of departments complies with the requirements that a department is assigned to perform many closely-linked tasks and that a task is not assigned to more than one department within the same organizational structure of a ministry.
3. Sections in a department may be set up on the principle that a department is assigned to advise on and synthesize many relatively independent domains.
Departments allowed to set up sections are specified in the decrees defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries.
4. Departments do not have their own seals; department heads are entitled to sign administrative documents related to professional activities managed by their departments and affix the ministry stamps under the ministers' orders.
1. A ministry offices functions to assist the minister in monitoring and urging attached organizations, agencies and units to implement the ministry's work programs and plans; and to sum up the implementation of the ministry's work programs and plans.
2. To organize the performance of administrative, clerical and archival work; to manage material and technical foundations, assets, operation fund, ensure working facilities and conditions; to provide general services for activities of the ministry and internal administration work.
3. To perform other tasks prescribed by law or assigned by the minister.
4. The ministry office may set up sections or equivalent organizations (below collectively referred to as sections) according to the working domains under its management.
5. The ministry office has its own seal for transactions; the director of the ministry office is entitled to sign administrative documents under the authorization or the order of the minister.
Article 18.- Ministry inspectorates
1. A ministry inspectorate is set up to assist the minister in performing administrative inspection and specialized inspection falling under the ministry’s state management in accordance with the law on inspection.
2. The ministry inspectorate may set up sections.
3. The ministry inspectorate has its own seal; the chief inspector is entitled to sign administrative documents under the authorization or the order of the minister and may handle administrative violations according to law.
Article 19.- Bureaus under ministries
1. Bureaus are set up to assist ministers in intensive and stable state management work and perform the tasks of state management of the branches or domains falling under the ministries' state management.
2. Subject to bureaus' management are organizations and individuals involved in activities related to specialized branches or domains and governed by laws on such branches or domains; the scope of bureaus' operation does not necessarily cover all provinces and centrally run cities.
3. The organizational structure of a bureau consists of:
a) Sections;
b) The Office;
c) Attached non-business organizations (if any).
Bureaus assigned to perform the tasks and powers of state management of branches or domains decentralized in a limited manner to localities may set up local sections. Those bureaus structured with local sections will be specified in the decrees defining the functions, tasks, powers and organizational structures of their ministries. When it is necessary to set up new bureaus, the branch-managing ministries shall report to the Prime Minister for permission and assignment to the ministers to decide on the establishment.
The establishment of inspectorate under bureaus for the performance of specialized inspection complies with the law on inspection.
4. Bureaus have the legal person status, bank accounts and own seals; bureau heads are entitled to issue documents of particular application, normative document applicable in their respective specialized branches or domains and may not issue legal documents.
5. The establishment of bureaus shall be based on their functions and tasks, follow the principle that they have their own subjects of specialized management in the branches or domains under the ministries' state management, and complies with the provisions of law.
Article 20.- General departments and equivalent organizations under ministries
1. General departments and the equivalent (below collectively referred to as general departments) are set up to assist ministers in intensive and stable state management work and perform the tasks of state management of large and complex branches or domains which cannot be decentralized or are decentralized in a limited manner to localities and fall under the ministries' state management.
2. Subject to a general department's management are organizations and individuals involved in activities related to specialized branches or domains and governed by laws on such branches or domains.
3. The organizational structure of a general department consists of:
a) Departments;
b) The Office;
c) The Inspectorate;
d) Attached state-run non-business organizations.
For general departments organized and managed according to a professional hierarchy and requiring attached bureaus to be set up in localities, and general departments requiring attached bureaus with specialized management functions, the establishment of these attached bureaus shall be specified in decisions on the establishment and the regulations on functions, tasks, powers and organizational structures of such general departments.
4. General departments have the legal person status, own accounts and seals. General department heads are entitled to issue documents of particular application, internal normative documents and may not promulgate legal documents.
5. The establishment of general departments shall be based on their functions and tasks, follow the principle that they have their own subjects of specialized management in the branches or domains under the ministries' state management, and comply with the provisions of law.
Article 21.- State-run non-business organizations under ministries
1. The establishment of state-run non-business organizations under ministries aims to serve the ministries' state management tasks or to provide important and necessary public services to be undertaken by ministries.
State-run non-business organizations under ministries shall be set up only when the State has not yet transferred such public services to non-state organizations or such public services are not provided or cannot be provided by non-state organizations.
For branches or domains with their own plannings on networks of non-business organizations, which are already approved by competent authorities, the establishment of state-run non-business organizations must be in line with these plannings.
2. State-run non-business organizations do not have state management functions.
3. State-run non-business organizations enjoy autonomy and accountability for their tasks, organizational apparatuses, payrolls and finance as provided for by law and are subject to the state management by concerned ministries according to branches or domains.
4. State-run non-business organizations have the legal person status, own seals and accounts.
WORKING REGIMES AND RESPONSIBILITIES OF MINISTERS
Article 22.- Working regimes of ministers
Ministers shall work under the regime of headship and the working regulations of the Government; ensure the principle of democratic centralism; follow the briefing and reporting regimes of ministries and attached units according to regulations; promulgate working regulations of their respective ministries, and direct and inspect the implementation of such regulations.
Article 23.- Ministers' responsibilities towards ministries
1. Ministers have the responsibility to prepare reports to the Government, the Prime Minister for decision on settlement of matters related to the branches or domains under their ministries' state management, which fall under the jurisdiction of the Government, the Prime Minister according to the working regulations of the Government.
2. Ministers are responsible for the quality and contents of legal documents drafted by their ministries; direct the implementation of development strategies, plannings and plans as well as programs after they are approved by the Prime Minister; take responsibility for the efficiency of projects, programs and schemes of their ministries and the use of resources of the ministries.
3. Ministers shall decide on affairs managed by their respective ministries and take responsibility for such decisions.
4. Ministers are responsible for affairs directly managed by their respective ministries; bear joint responsibility for affairs decentralized to local administrations when they fail to fulfill their examination or inspection responsibilities, resulting in incidents, dangerous disasters, loss or great damage to assets of the State and people.
5. Ministers shall exercise the right of representatives for ownership of state capital portions at state-financed enterprises according to law.
6. Ministers, who assign their vice-ministers to settle matters falling under the ministers' jurisdiction or authorize vice-ministers to work on and settle proposals of ministries, localities, shall bear responsibility for the decisions of the assigned or authorized vice-ministers.
Article 24.- Ministers' responsibilities towards the Government, the Prime Minister
1. To fulfill their ministries' functions of state management of branches or domains.
2. Not to transfer matters falling under the settling jurisdiction of their respective ministries to the Government or the Prime Minister; not to promulgate documents contrary to regulations of the Government, the Prime Minister; to report to the Prime Minister matters falling beyond their delegated competence.
3. To fulfill tasks of cabinet members according to the Government's Work Regulation.
Article 25.- Ministers' responsibilities towards one another
1. To observe other ministries' regulations on state management; not to promulgate documents contrary to regulations of other ministers.
2. To assume prime responsibility for, and coordinate with ministries in, settling state management-related matters under the charge of their respective ministries, which are related to the functions of other ministries; in case of divergent opinions, to report thereon to the Prime Minister for decision.
3. Matters in legal documents submitted by a minister to the Government or the Prime Minister, which are related to other ministries, must be commented in writing by such ministers. Ministers asked to give comments shall study and give their replies within the prescribed time limit.
Article 26.- Ministers' responsibilities towards provincial/municipal People's Committees
1. To direct the People's Committees to realize the approved development programs, plannings, plans and objectives related to their respective branches or domains; to handle the People's Committees suggestions and proposals in accordance with their respective ministries' regulations on state management of branches or domains.
2. To guide and direct the People's Committees in professions and operations related to the branches or domains managed by their ministries.
3. To inspect People's Committee presidents in the application of professional standards to the heads of the People's Committees' professional agencies for their respective branches or domains; to request People's Committee presidents to give their written opinions on the appointment, relief from duty, commendation or discipline of heads of their respective ministries' organizations in localities.
Article 27.- Ministers' responsibilities towards National Assembly agencies and deputies and towards voters
1. Upon request of the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council or National Assembly Committees, ministers shall present or supply necessary documents; minister shall send legal documents they have promulgated to the Nationality Council or National Assembly Committees, which are related to the domains falling into the charge of the National Council or National Assembly Committees.
2. Ministers have the responsibility to respond to petitions of the Nationality Council and National Assembly Committees within 15 days at most, counting from the date of receiving such petitions.
3. Ministers have the responsibility to respond to questions raised by National Assembly deputies and petitions of voters on matters related to the branches or domains under their ministries' state management.
Article 28.- Ministers' responsibilities towards socio-political organizations
Ministers shall coordinate with heads of the Vietnam Fatherland Front, trade unions and other mass organizations in performing their respective ministries' tasks; and create conditions for these organizations to operate and participate in formulating relevant regimes and policies.
Article 29.- Implementation effect
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.
2. To annul the Government’s Decree No. 86/2002/ND-CP dated November 5, 2002, defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies, and previous regulations contrary to this Decree.
Article 30.- Implementation responsibility
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |