Chương 3 Nghị định 178/2007/NĐ-CP: Cơ cấu tổ chức của bộ
Số hiệu: | 178/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/12/2007 | Ngày hiệu lực: | 26/12/2007 |
Ngày công báo: | 11/12/2007 | Số công báo: | Từ số 815 đến số 816 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/06/2012 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Các tổ chức giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước gồm:
a) Vụ;
b) Văn phòng;
c) Thanh tra;
d) Tổng cục và tương đương;
e) Cơ quan đại diện của Bộ ở địa phương và ở nước ngoài.
2. Các tổ chức sự nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ.
Các tổ chức sự nghiệp nhà nước được quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ chỉ bao gồm các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước và báo, tạp chí, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ.
Các tổ chức sự nghiệp khác hiện có đã được cấp có thẩm quyền thành lập, Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ ba hành danh sách các tổ chức sự nghiệp đó.
3. Số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này không quá 03 người.
4. Các vụ, cục, tổng cục và tương đương về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc Bộ được quy định cụ thể tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ.
1. Vụ được thành lập để giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.
2. Việc thành lập Vụ theo hướng một Vụ được giao nhiều việc có mối quan hệ liên thông với nhau, nhưng một việc không giao cho nhiều Vụ trong cùng cơ cấu tổ chức của Bộ.
3. Vụ được thành lập phòng trong vụ trên nguyên tắc vụ được giao tham mưu, tổng hợp nhiều lĩnh vực tương đối độc lập. Những vụ thành lập phòng được quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ.
4. Vụ không có con dấu; Vụ trưởng được ký các văn bản hành chính về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực do vụ chịu trách nhiệm và đóng dấu của Bộ theo thừa lệnh của Bộ trưởng.
1. Văn phòng Bộ thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng theo dõi, đôn đốc các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ; tổng hợp tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ.
2. Tổ chức thực hiện chức năng hành chính, văn thư, lưu trữ và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc; phục vụ chung cho hoạt động của Bộ và công tác quản trị nội bộ.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do pháp luật quy định hoặc do Bộ trưởng giao.
4. Văn phòng Bộ được thành lập phòng và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là phòng) theo các lĩnh vực công tác thuộc văn phòng.
5. Văn phòng Bộ có con dấu riêng để giao dịch; Chánh văn phòng được ký các văn bản hành chính theo uỷ quyền hoặc thừa lệnh của Bộ trưởng.
1. Thanh tra Bộ được thành lập để giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Thanh tra được thành lập phòng.
3. Thanh tra Bộ có con dấu riêng; Chánh Thanh tra được ký các văn bản hành chính theo uỷ quyền hoặc thừa lệnh của Bộ trưởng và được xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
1. Cục được thành lập để tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên sâu, ổn định và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Đối tượng quản lý của cục là những tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến chuyên ngành, lĩnh vực, chịu sự điều chỉnh của pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực đó; phạm vi hoạt động của cục không nhất thiết ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Cơ cấu tổ chức của cục, gồm:
a) Phòng;
b) Văn phòng;
c) Tổ chức sự nghiệp nhà nước trực thuộc (nếu có).
Cục được giao thực thi nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực phân cấp hạn chế cho địa phương, có thể được thành lập chi cục thuộc cục. Những cục có chi cục được quy định trong nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ. Khi cần thành lập mới thì Bộ quản lý ngành trình Thủ tướng Chính phủ cho phép và giao cho Bộ trưởng quyết định thành lập.
Việc thành lập tổ chức thanh tra thuộc cục để thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
4. Cục có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng; Cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ thuộc chuyên ngành, lĩnh vực do cục chịu trách nhiệm và không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
5. Việc thành lập cục theo yêu cầu chức năng, nhiệm vụ, trên nguyên tắc có đối tượng quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Tổng cục và tương đương (sau đây gọi chung là tổng cục) được thành lập để giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên sâu, ổn định và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp không phân cấp hoặc phân cấp hạn chế cho địa phương thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Đối tượng quản lý của tổng cục là những tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến chuyên ngành, lĩnh vực, chịu sự điều chỉnh của pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực đó.
3. Cơ cấu tổ chức của tổng cục, gồm:
a) Vụ;
b) Văn phòng;
c) Thanh tra;
d) Tổ chức sự nghiệp nhà nước trực thuộc.
Đối với tổng cục được tổ chức và quản lý theo hệ thống ngành dọc, cần có các cục trực thuộc đặt ở địa phương hoặc đối với những tổng cục cần có cục quản lý chuyên ngành trực thuộc được quy định tại quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của tổng cục.
4. Tổng cục có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng; Tổng cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ và không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
5. Tổng cục được thành lập theo yêu cầu chức năng, nhiệm vụ, trên nguyên tắc có đối tượng quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Việc thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước thuộc Bộ để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ hoặc để thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng cần thiết do Bộ thực hiện.
Chỉ thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước thuộc Bộ khi loại dịch vụ công đó nhà nước chưa chuyển giao cho các tổ chức ngoài khu vực nhà nước đảm nhiệm hoặc loại dịch vụ công đó các tổ chức ngoài khu vực nhà nước không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện.
Đối với những ngành, lĩnh vực đã có quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì việc thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đó.
2. Tổ chức sự nghiệp nhà nước không có chức năng quản lý nhà nước.
3. Tổ chức sự nghiệp nhà nước được tự chủ và tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật và chịu sự quản lý nhà nước của các Bộ chức năng theo từng ngành, lĩnh vực.
4. Tổ chức sự nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
ORGANIZATIONAL STRUCTURES OF MINISTRIES
Article 15.- Organizational structure of a ministry
1. Organizations assisting the minister in performing the state management include:
a) Departments;
b) The Office;
c) The Inspectorate;
d) Bureaus;
e) General departments and the equivalent;
f) The ministry's representative offices in localities and overseas.
It is not necessary for ministries and ministerial-level agencies to be composed of all organizations defined at Points d, e and f of Clause 1 of this Article.
2. State-run non-business organizations attached to ministries
State-run non-business organizations specified in the decrees defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries only include non-business organizations serving state management work and newspapers, magazines, and training and fostering establishments for ministries' public servants and employees.
For other existing non-business organizations already set up by competent authorities, a list of those organizations shall be submitted by ministers to the Prime Minister for promulgation.
3. The number of deputy-heads of a ministry-attached organization specified in Clauses 1 and 2 of this Article must not exceed three.
4. Departments, bureaus, general departments and the equivalent specialized in the branches or domains managed by ministries are specified in the decree defining the functions, tasks, powers and organizational structures of each ministry or ministerial-level agency.
1. Departments are set up as advisory bodies to assist ministers in performing the function of state management of branches or domains.
2. The establishment of departments complies with the requirements that a department is assigned to perform many closely-linked tasks and that a task is not assigned to more than one department within the same organizational structure of a ministry.
3. Sections in a department may be set up on the principle that a department is assigned to advise on and synthesize many relatively independent domains.
Departments allowed to set up sections are specified in the decrees defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries.
4. Departments do not have their own seals; department heads are entitled to sign administrative documents related to professional activities managed by their departments and affix the ministry stamps under the ministers' orders.
1. A ministry offices functions to assist the minister in monitoring and urging attached organizations, agencies and units to implement the ministry's work programs and plans; and to sum up the implementation of the ministry's work programs and plans.
2. To organize the performance of administrative, clerical and archival work; to manage material and technical foundations, assets, operation fund, ensure working facilities and conditions; to provide general services for activities of the ministry and internal administration work.
3. To perform other tasks prescribed by law or assigned by the minister.
4. The ministry office may set up sections or equivalent organizations (below collectively referred to as sections) according to the working domains under its management.
5. The ministry office has its own seal for transactions; the director of the ministry office is entitled to sign administrative documents under the authorization or the order of the minister.
Article 18.- Ministry inspectorates
1. A ministry inspectorate is set up to assist the minister in performing administrative inspection and specialized inspection falling under the ministry’s state management in accordance with the law on inspection.
2. The ministry inspectorate may set up sections.
3. The ministry inspectorate has its own seal; the chief inspector is entitled to sign administrative documents under the authorization or the order of the minister and may handle administrative violations according to law.
Article 19.- Bureaus under ministries
1. Bureaus are set up to assist ministers in intensive and stable state management work and perform the tasks of state management of the branches or domains falling under the ministries' state management.
2. Subject to bureaus' management are organizations and individuals involved in activities related to specialized branches or domains and governed by laws on such branches or domains; the scope of bureaus' operation does not necessarily cover all provinces and centrally run cities.
3. The organizational structure of a bureau consists of:
a) Sections;
b) The Office;
c) Attached non-business organizations (if any).
Bureaus assigned to perform the tasks and powers of state management of branches or domains decentralized in a limited manner to localities may set up local sections. Those bureaus structured with local sections will be specified in the decrees defining the functions, tasks, powers and organizational structures of their ministries. When it is necessary to set up new bureaus, the branch-managing ministries shall report to the Prime Minister for permission and assignment to the ministers to decide on the establishment.
The establishment of inspectorate under bureaus for the performance of specialized inspection complies with the law on inspection.
4. Bureaus have the legal person status, bank accounts and own seals; bureau heads are entitled to issue documents of particular application, normative document applicable in their respective specialized branches or domains and may not issue legal documents.
5. The establishment of bureaus shall be based on their functions and tasks, follow the principle that they have their own subjects of specialized management in the branches or domains under the ministries' state management, and complies with the provisions of law.
Article 20.- General departments and equivalent organizations under ministries
1. General departments and the equivalent (below collectively referred to as general departments) are set up to assist ministers in intensive and stable state management work and perform the tasks of state management of large and complex branches or domains which cannot be decentralized or are decentralized in a limited manner to localities and fall under the ministries' state management.
2. Subject to a general department's management are organizations and individuals involved in activities related to specialized branches or domains and governed by laws on such branches or domains.
3. The organizational structure of a general department consists of:
a) Departments;
b) The Office;
c) The Inspectorate;
d) Attached state-run non-business organizations.
For general departments organized and managed according to a professional hierarchy and requiring attached bureaus to be set up in localities, and general departments requiring attached bureaus with specialized management functions, the establishment of these attached bureaus shall be specified in decisions on the establishment and the regulations on functions, tasks, powers and organizational structures of such general departments.
4. General departments have the legal person status, own accounts and seals. General department heads are entitled to issue documents of particular application, internal normative documents and may not promulgate legal documents.
5. The establishment of general departments shall be based on their functions and tasks, follow the principle that they have their own subjects of specialized management in the branches or domains under the ministries' state management, and comply with the provisions of law.
Article 21.- State-run non-business organizations under ministries
1. The establishment of state-run non-business organizations under ministries aims to serve the ministries' state management tasks or to provide important and necessary public services to be undertaken by ministries.
State-run non-business organizations under ministries shall be set up only when the State has not yet transferred such public services to non-state organizations or such public services are not provided or cannot be provided by non-state organizations.
For branches or domains with their own plannings on networks of non-business organizations, which are already approved by competent authorities, the establishment of state-run non-business organizations must be in line with these plannings.
2. State-run non-business organizations do not have state management functions.
3. State-run non-business organizations enjoy autonomy and accountability for their tasks, organizational apparatuses, payrolls and finance as provided for by law and are subject to the state management by concerned ministries according to branches or domains.
4. State-run non-business organizations have the legal person status, own seals and accounts.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực