Chương II Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017: Nội dung quản lý nhà nước về tài sản công và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước đối với tài sản công
Số hiệu: | 15/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 21/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 26/07/2017 | Số công báo: | Từ số 519 đến số 520 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cho phép sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh
Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 đã được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2017.
Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê trong các trường hợp:
- Tài sản được giao, đầu tư mua sắm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất.
- Tài sản không do ngân sách Nhà nước đầu tư được mua sắm theo dự án do cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động kinh doanh, cho thuê.
Thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh cho thuê cụ thể như sau:
- Đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan TW, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt đề án.
- Đối với tài sản khác do Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt.
Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có hiệu lực từ 01/01/2018 và thay thế Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Quản lý việc giao tài sản công; đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công; xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
3. Quản lý việc sử dụng, bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công.
4. Quản lý việc thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý khác đối với tài sản công.
5. Kiểm kê, báo cáo tài sản công.
6. Xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin về tài sản công và Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
7. Hợp tác quốc tế về tài sản công.
8. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng tài sản công.
9. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
10. Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng tài sản công.
11. Quản lý hoạt động dịch vụ về tài sản công.
12. Nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết về quản lý, sử dụng tài sản công; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công theo thẩm quyền.
2. Thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công theo quy định của pháp luật. Thống nhất quản lý tài sản công theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan, bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý tài sản công.
3. Quy định chi tiết về: quản lý vận hành, chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công, khai thác tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; sử dụng tài sản công để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao; thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 106 của Luật này; xử lý tài sản công; công cụ tài chính quản lý rủi ro đối với tài sản công; xử lý tài sản công trong trường hợp đấu giá không thành; quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác, xử lý tài sản công; thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước; Hệ thống thông tin về tài sản công và Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; khai thác kho số phục vụ quản lý nhà nước; sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị bảo đảm đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức.
4. Quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định:
a) Giao, mua sắm, thuê, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Giao, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng; phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng;
d) Sử dụng tài sản công để tham gia dự án theo hình thức đối tác công tư; sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao;
đ) Xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản; phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
e) Mua sắm, thuê, phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước.
5. Tổ chức thực hiện việc bảo vệ, điều tra, khảo sát, lập kế hoạch khai thác và xử lý đối với tài sản công chưa giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đối tượng khác quản lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
6. Chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc quản lý, sử dụng tài sản công; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công theo yêu cầu của Quốc hội.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tài sản công, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài sản công, các hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công và báo cáo, công khai kết quả kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
1. Là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài sản công.
2. Chủ trì xây dựng, trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về:
a) Chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; việc phân cấp thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, xe ô tô, tài sản công của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan Việt Nam ở nước ngoài), máy móc, thiết bị và các tài sản công được sử dụng phổ biến tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, trừ nhà ở công vụ và tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Chế độ quản lý tài chính đối với đất đai, tài nguyên; chế độ quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại doanh nghiệp; chế độ quản lý, sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước và tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
3. Tham gia với Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chế độ quản lý, sử dụng và tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ đó.
4. Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ; ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý, sử dụng tài sản công trong phạm vi được phân công; công khai tài sản công của cả nước.
5. Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin về tài sản công và Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; tổng hợp số liệu, tình hình quản lý, sử dụng tài sản công; thực hiện công tác thống kê, phân tích, dự báo về tài sản công.
6. Tổng hợp, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội tình hình quản lý, sử dụng tài sản công.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tài sản công, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ.
8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Luật này, pháp luật có liên quan và phân cấp của Chính phủ.
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương) có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ; công khai tài sản công thuộc phạm vi quản lý;
b) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
c) Kiểm tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tài sản công, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Luật này, pháp luật có liên quan và phân cấp của Chính phủ.
2. Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về tài sản công; thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ.
1. Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc thi hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Căn cứ quy định của Luật này, phân cấp của Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
1. Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo quy định của pháp luật. Thống nhất quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương; công khai tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài chính hoặc yêu cầu của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên hoặc Hội đồng nhân dân cùng cấp.
3. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tài sản công, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Luật này, pháp luật có liên quan và phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính giao cơ quan quản lý tài sản công thuộc Bộ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về tài sản công quy định tại Điều 15 của Luật này;
b) Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương giao một cơ quan, đơn vị đang thuộc quyền quản lý của Bộ, cơ quan trung ương làm đầu mối giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với tài sản công quy định tại Điều 16 của Luật này;
b) Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan tài chính cùng cấp giúp Ủy ban nhân dân:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với tài sản công quy định tại Điều 18 của Luật này;
b) Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.
4. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tài sản công theo quy định của pháp luật.
MANAGEMENT, RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF STATE AUTHORITIES TOWARDS PUBLIC PROPERTY
Article 12. State management of public property
1. Promulgate and comply with regulations of legislative documents on management and use of public property.
2. Manage transfer of public property; invest in construction, purchase, lease, provide fixed funding for using public property; establish public ownership for property.
3. Manage the use, protection, maintenance and repair of public property; use financial resources obtained from public property.
4. Manage withdrawal, transfer, utility conversion, sale, liquidation, destruction and other forms to dispose of public property.
5. Compile inventories and make reports on public property.
6. Develop and operate information systems and national database on public property.
7. Carry out international cooperation on public property.
8. Manage and monitor exercise of rights and fulfillment of obligations of authorities and organizations in management and use of public property.
9. Inspect, audit, monitor, follow and assess the compliance with regulations of law on management and use of public property and actions against violations of regulations thereon.
10. Settle claims on management and use of public property.
11. Manage services related to public property.
12. Other contents prescribed in regulations of relevant law.
Article 13. Rights and responsibilities of the Government
1. Submit bills, ordinances or resolutions on management and use of public property to the National Assembly or the Standing Committee of National Assembly; promulgate legislative documents on management and use of public property within the Government’s power.
2. Act as an owner’s representative of public property. Ensure consistency of public property management as specified in this Law and relevant law and ensure cooperation among state authorities in management of public property.
3. Issue detailed regulations on: management of operation, utility conversion of public property, operation of public property of authorities and organizations; use of public property for commercial purposes, for lease or joint venture purposes; management, use and operation of infrastructural property; use of public property to participate in investment projects in the form of public-private partnerships; use of public property to make payments to investors when carrying out construction projects in the form of build-transfer contracts; procedures for establishing public ownership of property as stipulated in Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 106 herein; disposal of public property; financial instruments for risk management of public property; disposal of public property in case of unsuccessful auctions; management and use of proceeds from operation and disposal of public property; collection of land levy, land rental or water surface rental; information systems and national database on public property; operation of telephone numbers serving state management; rearrangement of management and use of public property of authorities and organizations for the right purposes, criteria and norms.
4. Decide or grant power to decide to:
a) Transfer, purchase, lease and dispose of public property of authorities and organizations;
b) Use public property for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes at authorities and organizations;
c) Transfer or dispose of infrastructural property; approve projects on operation of infrastructural property.
d) Use public property to participate in projects in the form of public-private partnerships; use public property to make payments to investors when carrying out construction projects in the form of build-transfer contracts;
dd) Establish public ownership of property; approve plans for disposal of property whose public ownership is established;
e) Purchase, lease and approve plans for disposal of property serving state-funded projects.
5. Protect, investigate, conduct surveys or make plans for operation and disposal of public property that has not been assigned to authorities, organizations or other entities as specified in provisions of this Law and relevant law.
6. Take responsibility to the National Assembly for performance of its rights and responsibilities in management and use of public property; report management and use of public property at the request of the National Assembly.
7. Inspect, settle claims against public property, take actions against violations of management and use of public property.
8. Execute other rights and fulfill other responsibilities as prescribed in provisions of this Law and relevant law.
Article 14. Rights and responsibilities of the State Audit Office of Vietnam
State Audit Office of Vietnam shall audit management and use of public property and activities related to that; report and publish information about auditing results according to regulations of the Law on State audit.
Article 15. Rights and responsibilities of the Ministry of Finance
1. Act as a focal point to assist the Government in ensuring the consistency of state management of public property.
2. Take charge of preparing and submitting to competent authorities for issuing legislative documents on:
a) Policies on management and use of public property of authorities and organizations; granting power to make a decision on management and use of public property;
b) Criteria and norms for the use of workplaces, cars and public property of diplomatic representative offices, consular representative offices, representative offices of international organizations under provisions of law on Vietnamese representative offices and other Vietnamese authorities and organizations in foreign countries (hereinafter referred to as “overseas Vietnamese authorities”), machines, equipment and public property that are commonly used at authorities and organizations, except for official-duty houses and special-purpose property of people's armed forces;
c) Policies on financial management of land and natural resources; policies on management and disposal of public ownership; policies on management and use of enterprises’ public property; policies on management and use of property of state-funded projects and property formed from performing scientific and technological tasks funded by the State.
3. Cooperate with ministries or ministerial authorities in producing legislative documents on management and use, criteria and norms to use public property within scope of state management of such ministries or ministerial authorities.
4. Execute rights and fulfill responsibilities of owner’s representatives towards public property as prescribed in regulations of law and assigned by the Government; issue and execute legislative documents on management and use of public property within its power and assigned scope; publish information about public property nationwide.
5. Develop, manage and operate information systems and national database on public property; process data related to management and use of public property; prepare statistics, analyses and forecasts on public property.
6. Gather information about management and use of public property and submit it to the Government to report to the National Assembly.
7. Inspect, settle claims against public property, take actions against violations of management and use of public property as prescribed by regulations of law and assigned by the Government.
8. Execute other rights and fulfill other responsibilities as specified in this Law and relevant law and assigned by the Government.
Article 16. Rights and responsibilities of ministries, ministerial authorities, governmental authorities and other central authorities
1. Ministries, ministerial authorities, governmental authorities and other central authorities (hereinafter referred to as “ministries and central authorities”) shall have the rights and responsibilities to:
a) Execute rights and fulfill responsibilities of owner’s representatives towards public property within scope of their management as prescribed by law and assigned by the Government; publish information about public property within scope of their management;
b) Report management and use of public property in accordance with guidelines of the Ministry of Finance;
c) Inspect, settle claims against public property, take actions against violations of management and use of public property as stipulated by law and assigned by the Government;
d) Execute other rights and fulfill other responsibilities as specified in this Law and relevant law and assigned by the Government.
2. Apart from the rights and responsibilities specified in Clause 1 this Article, ministries and central authorities shall execute management of public property; inspect management and use of public property as prescribed in regulations of law and assigned by the Government.
Article 17. Rights and responsibilities of People’s Councils of all levels
1. People's Councils of all levels shall monitor the compliance with regulations of law on management and use of public property within scope of their management; execute other rights and fulfill other responsibilities as prescribed in this Law and relevant law.
2. According to provisions of this Law, assignment given by the Government, People’s Councils of provinces or power granted to manage and use public property shall be controlled within areas of provinces.
Article 18. Rights and responsibilities of People’s Committees of all levels
1. Execute rights and fulfill responsibilities of owner’s representatives towards public property within scope of their management. Ensure consistency of management of public property; publish information about public property within scope of their management;
2. People’s Committees of provinces shall report management and use of public property in accordance with guidelines of the Ministry of Finance or upon requests of People’s Councils of provinces. People’s Committees of districts and communes shall report management and use of public property within scope of their management at the request of People’s Committees of provinces or People’s Councils of districts and communes.
3. Inspect, settle claims against public property and take actions against violations of management and use of public property.
4. Execute other rights and fulfill other responsibilities as specified in this Law and relevant law and assigned by People’s Councils of provinces.
Article 19. Responsibility for management of public property
1. The Minister of Finance shall assign ministerial authorities responsible for the management of public property to:
a) Execute rights and fulfill responsibilities for state management of public property as specified in Article 15 herein;
b) Directly manage and dispose of certain public property as prescribed in this Law and relevant law.
2. Ministers or heads of central authorities shall assign ministerial authorities or central authorities to:
a) Execute rights and fulfill responsibilities for state management of public property as specified in Article 16 herein;
b) Directly manage and dispose of certain public property as prescribed in this Law and relevant law.
3. People’s Committees of provinces or districts shall assign finance authorities of provinces or districts to:
a) Execute rights and fulfill responsibilities for state management of public property as specified in Article 18 herein;
b) Directly manage and dispose of certain public property as prescribed in this Law and relevant law.
4. Specialized authorities affiliated to People’s Committees of provinces or districts shall assist People’s Committees thereof in fulfilling responsibility for state management of public property.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực