Chương I Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017: Những quy định chung
Số hiệu: | 15/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 21/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 26/07/2017 | Số công báo: | Từ số 519 đến số 520 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cho phép sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh
Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 đã được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2017.
Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê trong các trường hợp:
- Tài sản được giao, đầu tư mua sắm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất.
- Tài sản không do ngân sách Nhà nước đầu tư được mua sắm theo dự án do cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động kinh doanh, cho thuê.
Thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh cho thuê cụ thể như sau:
- Đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan TW, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt đề án.
- Đối với tài sản khác do Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt.
Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có hiệu lực từ 01/01/2018 và thay thế Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về quản lý nhà nước đối với tài sản công; chế độ quản lý, sử dụng tài sản công; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng tài sản công.
Đối với tài sản công là tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Cơ quan nhà nước.
2. Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. Tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội.
6. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.
2. Nguồn lực tài chính từ tài sản công là tổng hợp các khả năng có thể khai thác được từ tài sản công thông qua các hình thức theo quy định của pháp luật nhằm tạo lập nguồn tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3. Trụ sở làm việc là đất, nhà làm việc và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội.
4. Cơ sở hoạt động sự nghiệp là đất, nhà làm việc, công trình sự nghiệp và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân là tài sản công được sử dụng trong chiến đấu, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và nghiệp vụ quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang nhân dân.
6. Tài sản chuyên dùng là những tài sản có cấu tạo, công năng sử dụng đặc thù được sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực.
7. Đấu giá tài sản công là hình thức bán tài sản công theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
8. Bán trực tiếp tài sản công là hình thức bán tài sản công thông qua việc niêm yết giá hoặc chỉ định người mua tài sản.
9. Sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết là việc cơ quan, người có thẩm quyền cho phép sử dụng tài sản công để hợp tác với tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh có thời hạn theo quy định của pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước.
10. Dự án sử dụng vốn nhà nước là các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển, nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh.
11. Tài sản bị tịch thu là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân bị tịch thu theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
12. Hệ thống thông tin về tài sản công là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin về tài sản công.
13. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công là tập hợp các dữ liệu về tài sản công được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
Tài sản công tại Luật này được phân loại như sau:
1. Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, trừ tài sản quy định tại khoản 4 Điều này (sau đây gọi là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị);
2. Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình kết cấu hạ tầng xã hội và vùng đất, vùng nước, vùng biển gắn với công trình kết cấu hạ tầng, bao gồm: hạ tầng giao thông, hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng đô thị, hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, hạ tầng thương mại, hạ tầng thông tin, hạ tầng giáo dục và đào tạo, hạ tầng khoa học và công nghệ, hạ tầng y tế, hạ tầng văn hóa, hạ tầng thể thao, hạ tầng du lịch và hạ tầng khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản kết cấu hạ tầng);
3. Tài sản công tại doanh nghiệp;
4. Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
5. Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật bao gồm: tài sản bị tịch thu; tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế và tài sản khác thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự; tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước; tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động; tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án;
6. Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và dự trữ ngoại hối nhà nước;
7. Đất đai; tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước, tài nguyên Internet, phổ tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và các tài nguyên khác do Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước có chính sách đầu tư, khai thác và bảo vệ tài sản công.
2. Nhà nước thực hiện hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý tài sản công nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công; bảo đảm nguồn nhân lực và tài chính phục vụ quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước thực hiện:
a) Đầu tư vốn, khoa học và công nghệ để phát triển tài sản công và hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công theo quy định của pháp luật;
b) Nhận chuyển giao quyền đầu tư, khai thác hoặc thuê quyền khai thác tài sản công theo quy định của pháp luật;
c) Cung cấp dịch vụ về tài sản công theo quy định của pháp luật.
1. Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hoả hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.
4. Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật.
5. Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
6. Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.
7. Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
1. Giao quyền sử dụng tài sản công.
2. Cấp quyền khai thác tài sản công.
3. Cho thuê tài sản công.
4. Chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công.
5. Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, liên doanh, liên kết.
6. Sử dụng tài sản công để thanh toán các nghĩa vụ của Nhà nước.
7. Bán, thanh lý tài sản công.
8. Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
1. Việc công khai tài sản công phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật; trường hợp không thực hiện công khai hoặc công khai không đầy đủ, kịp thời, chính xác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung công khai bao gồm:
a) Văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, định mức, thủ tục hành chính về tài sản công;
b) Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công;
c) Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công.
3. Hình thức công khai bao gồm:
a) Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công;
c) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công;
d) Hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm công khai được quy định như sau:
a) Bộ Tài chính có trách nhiệm công khai đối với tài sản công của cả nước;
b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm công khai đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý;
c) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm công khai đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý, sử dụng;
d) Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm công khai kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài sản công và các hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát bởi cộng đồng, trừ tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận và cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức việc giám sát của cộng đồng đối với tài sản công.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hoặc thông qua các thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, đề nghị giám sát của Nhân dân; chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát đối với tài sản công theo kế hoạch và quy định của pháp luật.
3. Nội dung giám sát bao gồm:
a) Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công;
c) Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công;
d) Việc thực hiện công khai tài sản công.
4. Hình thức giám sát bao gồm:
a) Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý, sử dụng tài sản công liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân để có ý kiến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức đoàn giám sát;
c) Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
d) Giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được thành lập ở cấp xã.
1. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt, chiếm giữ và sử dụng trái phép tài sản công.
2. Đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.
3. Giao tài sản công cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không có nhu cầu sử dụng.
4. Sử dụng xe ô tô và tài sản công khác do tổ chức, cá nhân tặng cho không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.
5. Sử dụng hoặc không sử dụng tài sản công được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không phù hợp với mục đích sử dụng của tài sản, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao; sử dụng tài sản công để kinh doanh trái pháp luật.
6. Xử lý tài sản công trái quy định của pháp luật.
7. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công.
8. Chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản công.
9. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.
10. Hành vi bị nghiêm cấm khác trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình và phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
This Law deals with state management of public property; policies on management and use of public property; rights and obligations of organizations and individuals in management and use of public property.
Public property including money in state budget, non-state budget financial funds, foreign exchange reserves shall be managed and used in accordance with regulations of relevant law.
1. State authorities.
2. People’s Armed Forces.
3. Public service providers.
4. Communist Party of Vietnam.
5. Socio-political organizations; socio-political and professional organizations; social organizations, social-professional organizations and other organizations that are established according to regulations of law on associations.
6. Other enterprises, organizations and individuals relevant to management and use of public property.
For the purposes of this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. “Public property” is property under public ownership and managed by the State, including: public property serving management, provision of public services, maintenance of national security for organizations and individuals; infrastructural property serving national and public interests; property established under public ownership; public property of enterprise; money in state budget, non-state budget financial funds, foreign exchange reserves; land and other resources.
2. “Financial resources obtained from public property” means the combination of capacities got from operation of public property as prescribed in regulations of law to provide funding for socio-economic development and ensure national security.
3. “Workplace” includes land, office building and other property pertaining to land serving management of a state authority, an authority affiliated to the Communist Party of Vietnam, a socio-political organization, socio-political and professional organization, social organization, social-professional organization or another organization that is established according to regulations of law on associations.
4. “Public service facility” includes land, office building, construction works and other property pertaining to land serving management and provision of public services of a public service provider.
5. “Special-purpose property of people’s armed forces” means public property used for fighting, training in pre-fighting and national security provided by People’s Armed Forces.
6. “Single-purpose property” is property having specific structure, design and utility used in certain fields.
7. “Public property auction” is a form of selling public property with rules and procedures as prescribed in regulations of law on property auction.
8. “Direct sale of public property” means selling public property through price listing or appointing a property buyer.
9. “Use of public property for joint venture purposes” means an act of an organization or individual that is permitted to use public property to cooperate with another organization or individual in fixed-term business operation to ensure national interests.
10. “State-funded project” is a project on development investment or science and technology funded with state budget capital, official development assistance, preferential loans of foreign donors or capital from sources of income left for investment but not included in the balance of state budget, capital from public service development funds, development investment credit capital of the State or guaranteed by the Government.
11. “Confiscated property” is property taken away from an organization or individual according to a court’s judgment/decision or a competent authority's decision.
12. “Information system on public property” is an integrated system of information technology infrastructure, software, data and procedures developed to collect, store, update, process, analyze, classify and retrieve information about public property.
13. “National database on public property” is a collection of data on public property that is organized for access, operation, management and updating through electronic means.
Article 4. Classification of public property
Public property shall be classified as follows:
1. Public property used to manage and provide public services and ensure national security of competent state authorities, people’s armed forces, public service providers, authorities affiliated to Communist Party of Vietnam, socio-political organizations, socio-political and professional organization, social organization, social-professional organization or another organization that is established according to regulations of law on associations, except for the property specified in Clause 4 this Article (hereinafter referred to as “public property of authorities and organizations”);
2. Infrastructural property serving national or public interests are technical infrastructure works, social infrastructure facilities, land areas, water areas or sea areas associated with infrastructure works, including: transport infrastructure, power supply infrastructure, irrigation infrastructure and response to climate change, urban infrastructure, industry cluster infrastructure, industrial zones, economic zones, high-tech zones, commercial infrastructure, information infrastructure, educational and training infrastructure, science and technology infrastructure, medical infrastructure, cultural infrastructure, sports infrastructure, tourism infrastructure and other infrastructure in accordance with provisions of law (hereinafter referred to as “infrastructural property”);
3. Public property of enterprises;
4. Property of state-funded projects;
5. Property established for public ownership according to provisions of law, including: confiscated property; property without owners, property whose owner is unidentified; property that is dropped, forgotten, buried, hidden, sunk and found; property without inheritors and other property belonging to the State as prescribed in provisions of the Civil Code; property whose owner voluntarily transfers ownership to the State; property transferred by the foreign-invested enterprises without reimbursement to the Vietnamese State according to their commitments after the expiry of their operation duration; property invested in the form of public-private partnerships and transferred to the Vietnamese State under project contracts;
6. Money of the state budget, non-state budget financial funds and foreign exchange reserves of the State;
7. Land; water resources, forest resources, mineral resources, marine resources, airspace, telephone numbers and other numbers serving state management, Internet resources, radio frequency spectrum, orbit satellites and other resources managed by the State according to regulations of law.
Article 5. Policies on management and use of public property
1. The State shall formulate policies on public property investment, operation and protection.
2. The State shall modernize and professionalize management of public property to enhance efficiency and effectiveness of management and use of public property; to ensure personnel and financial resources for the management and use of public property.
3. The State shall encourage both domestic and foreign organizations and individuals to:
a) Invest in science and technology to increase public property and modernize management of public property;
b) Transfer rights to invest, operate or lease of public property;
c) Provide services related to public property.
Article 6. Rules for management and use of public property
1. The State shall authorize management and use of each public property corresponding to each organization and individual in accordance with this Law and relevant law.
2. Public property invested by the State shall be managed, operated, maintained, repaired, statistically and financially accounted for both exhibits and value; highly risky property due to natural disasters, fires and other force majeure events shall be managed through insurance or other instruments as regulated by law.
3. Public property are resources that shall be inventoried, prepared statistics on exhibits, provided information in line with nature and characteristics of property; managed, protected and operated according to the planning and plans in order to ensure cost-effectiveness and lawfulness.
4. Public property serving management and provision of public services and assurance of national security shall be used cost-effectively for the right purposes, utility, subjects, standards, norms and policies as prescribe by law.
5. Use of financial resources obtained from public property shall be subjected to market mechanism, effectiveness, transparence and lawfulness.
6. Management and use of public property shall apply the principle of transparence and ensure thrift practice, waste combat, corruption prevention and control.
7. Management and use of public property shall be monitored, inspected and audited; any violations against management and use of public property shall be promptly and strictly handled according to regulations of law.
Article 7. Forms of using financial resources obtained from public property
1. Assign the right to use public property.
2. Grant the right to operate public property.
3. Lease out public property.
4. Transfer or lease out the right to operate or use public property.
5. Use public property for commercial or for joint venture purposes.
6. Use public property to fulfill state obligations.
7. Sell or liquidate public property.
8. Other forms as prescribed by law.
Article 8. Publishing of information about public property
1. Publishing of information about public property shall be carried out fully, promptly and accurately; otherwise actions against violations shall be taken.
2. Published information shall include:
a) Legislative documents, standards, norms and administrative procedures for public property;
b) Construction investment, purchase, distribution, lease, use, withdrawal, transfer, utility conversion, sale, liquidation, destruction and other forms to dispose of public property;
c) Use of financial resources obtained from public property.
3. Forms of publishing:
a) Publishing information about public property on websites of the Government, Ministry of Finance, ministries, ministerial authorities, governmental authorities, other central authorities and People's Committees of provinces;
b) Making public lists and displaying them at workplaces of organizations that are assigned to manage and use public property;
c) Making announcements at meetings of organizations that are assigned to manage and use public property;
d) Other forms of publishing as prescribed by law.
4. Responsibilities for publishing:
a) The Ministry of Finance shall publish information about public property nationwide;
b) Ministries, ministerial authorities, governmental authorities, other central authorities and People's Committees of all levels shall publish information about public property within their scope of management;
c) Organizations that are assigned to manage and use public property shall publish information about public property within their scope of management and use;
d) State Audit Office of Vietnam shall publish information about auditing results of management and use of public property and other activities related to that as prescribed in regulations of the Law on State audit.
5. The Government shall specify this Article in details.
Article 9. Community-based monitoring of public property
1. Management and use of public property shall be monitored by the community, except for property related to the state secrets as stipulated in regulations of law on state secret protection. The Vietnamese Fatherland Front shall undertake and cooperate with its members and relevant organizations to organize community-based monitoring of public property.
2. The Vietnamese Fatherland Fronts of all levels or their members shall receive information and requests for monitoring from people; take charge of making plans and organize the monitoring of public property on schedule and according to regulations of law.
3. Contents of monitoring:
a) Compliance with regulations of law on management and use of public property;
b) Construction investment, purchase, distribution, lease, use, withdrawal, transfer, utility conversion, sale, liquidation, destruction and other forms to dispose of public property;
c) Use of financial resources obtained from public property;
d) Publishing of information about public property.
4. Forms of monitoring:
a) Studying and reviewing documents of competent state authorities on management and use of public property related to legitimate rights and interests of people;
b) Organizing monitoring delegations;
c) Organizing monitoring visits with competent organizations;
d) Monitoring through activities of People's Inspectorates and Investment Monitoring Boards of communes.
Article 10. Banned actions in management and use of public property;
1. Take advantage of positions and power to illegally occupy and use public property.
2. Invest in construction, purchase, distribute, lease or use public property for the improper purposes and policies or exceeding criteria and norms.
3. Transfer public property to an organization or individual that exceeds the criteria and norms or has no demand for use of public property.
4. Use cars and other public property that are given by an organization or individual for the improper purposes and policies or exceeding criteria and norms.
5. Use or fail to use transferred public property resulting in waste; use public property for commercial purposes, for lease or for joint venture purposes that fails to serve purposes of use of the property and makes an adverse impact on implementation of functions and tasks assigned by the State; or use public property for illegal business.
6. Dispose of public property illegally.
7. Destroy or intentionally damage public property.
8. Occupy or use public property illegally.
9. Fail to fulfill all responsibilities or obligations in management and use of public property.
10. Other banned actions in management and use of public property as prescribed in regulations of relevant law.
Article 11. Actions against violations of regulations on management and use of public property
1. Authorities, organizations and other entities that commit violations against regulations on management and use of public property shall be disciplined, imposed penalties for administrative violations or criminal prosecution depending on nature and seriousness of the violations; or shall compensate for damage to the State (if any).
2. Heads of authorities or organizations shall explain and take full responsibility or jointly take responsibility if there are any violations against regulations on management and use of public property happening at their workplaces; and they shall be disciplined or face criminal prosecution depending on nature and seriousness of the violations.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra bộ
Điều 6. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công
Điều 8. Công khai tài sản công
Điều 12. Nội dung quản lý nhà nước về tài sản công
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công
Mục 3. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Điều 31. Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
Điều 32. Thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
Điều 33. Khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 34. Sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 38. Thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 41. Thu hồi tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 42. Điều chuyển tài sản công
Điều 43. Bán tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 45. Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 46. Tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 47. Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
Điều 48. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
Mục 4. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Điều 52. Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 53. Thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 54. Sử dụng, quản lý vận hành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 56. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh
Điều 57. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích cho thuê
Điều 58. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết
Điều 62. Xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
Mục 5. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
Điều 68. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị - xã hội
Điều 69. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp
Mục 7. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC
Điều 78. Hồ sơ, thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng
Điều 97. Tài sản công tại doanh nghiệp
Mục 1. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 103. Xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án
Điều 104. Xử lý tài sản là kết quả của dự án
Điều 113. Quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai
Điều 125. Hệ thống thông tin về tài sản công
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
Mục 2. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN
Điều 106. Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 107. Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 108. Bảo quản tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 110. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 111. Tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 112. Quản lý số tiền thu được từ việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
Mục 3. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Mục 4. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Mục 5. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
Điều 67. Quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam
Điều 68. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị - xã hội
Điều 69. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp