Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008 số 09/2008/QH12
Số hiệu: | 09/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 03/06/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2009 |
Ngày công báo: | 11/09/2008 | Số công báo: | Từ số 509 đến số 510 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật này quy định chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị), bao gồm trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định.
2. Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Mọi tài sản nhà nước đều được Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng.
2. Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước.
3. Tài sản nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm.
4. Tài sản nhà nước phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Tài sản nhà nước được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy định.
6. Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển, khai thác và bảo vệ tài sản nhà nước; thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có các quyền sau đây:
a) Sử dụng tài sản nhà nước phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Quyết định biện pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài sản nhà nước được giao;
c) Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;
d) Khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được Nhà nước giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có các nghĩa vụ sau đây:
a) Sử dụng tài sản nhà nước đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm;
b) Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ tài sản nhà nước theo chế độ quy định;
c) Lập và quản lý hồ sơ tài sản nhà nước; hạch toán, ghi chép tài sản; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được giao theo quy định của Luật này và pháp luật về kế toán, thống kê.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có các quyền sau đây:
a) Chỉ đạo tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có các nghĩa vụ sau đây:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền;
b) Chấp hành các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm sử dụng tài sản nhà nước đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và hiệu quả, tiết kiệm;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
1. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nhà nước dưới mọi hình thức.
2. Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
3. Sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ; sử dụng tài sản nhà nước lãng phí hoặc không sử dụng tài sản được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản nhà nước để kinh doanh trái pháp luật.
4. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nhà nước; chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản nhà nước.
5. Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
6. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài sản nhà nước và có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Phân cấp đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu hủy tài sản nhà nước;
c) Hằng năm báo cáo Quốc hội về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị lớn, trang bị phổ biến tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tài sản nhà nước và có trách nhiệm sau đây:
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
2. Quy định chế độ quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, xe ô tô và các tài sản khác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này;
3. Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nước, trừ tài sản quy định tại khoản 2 Điều 7 và khoản 1 Điều 9 của Luật này;
4. Tổ chức thực hiện công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
5. Phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác ở trung ương trong việc ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng;
6. Quyết định điều chuyển tài sản nhà nước giữa bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); mua sắm, thu hồi, thanh lý, bán tài sản nhà nước theo phân cấp của Chính phủ;
7. Hằng năm báo cáo Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong phạm vi cả nước;
8. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo thẩm quyền.
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác ở trung ương thực hiện quản lý nhà nước về tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý và có trách nhiệm sau đây:
1. Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trong việc ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý;
2. Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu hủy tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của Chính phủ;
3. Hằng năm báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Căn cứ quy định của Luật này, phân cấp của Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
1. Quyết định chủ trương, biện pháp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
2. Quyết định phân cấp đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu hủy tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
3. Giám sát việc thi hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại địa phương.
Căn cứ quy định của Luật này, phân cấp của Chính phủ, phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
2. Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu hủy tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
3. Hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
4. Lập và quản lý hồ sơ về tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
1. Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật, quyền sử dụng đất.
2. Nhà nước giao ngân sách để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản.
1. Nhà nước đầu tư xây dựng trụ sở làm việc để phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước bằng các phương thức sau đây:
a) Giao cho tổ chức có chức năng thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc;
b) Giao ngân sách cho cơ quan trực tiếp sử dụng trụ sở làm việc thực hiện đầu tư xây dựng.
2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng trụ sở làm việc quyết định phương thức đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc;
c) Thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng.
4. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng trụ sở làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Việc mua sắm tài sản nhà nước phải phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Kinh phí mua sắm tài sản nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Việc mua sắm tài sản nhà nước được thực hiện công khai, theo trình tự, thủ tục do pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan quy định.
4. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
1. Cơ quan nhà nước được thuê trụ sở làm việc, tài sản khác để phục vụ hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Khi chưa có trụ sở làm việc hoặc chưa được giao ngân sách đầu tư xây dựng, mua sắm;
b) Việc thuê trụ sở làm việc, tài sản khác có hiệu quả hơn việc đầu tư xây dựng, mua sắm.
2. Số lượng, chủng loại trụ sở làm việc, tài sản khác được thuê phải phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ; giá thuê được xác định theo cơ chế thị trường.
3. Nhà nước bảo đảm kinh phí thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Thẩm quyền quyết định thuê trụ sở làm việc, tài sản khác được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
1. Tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích, công năng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.
2. Cơ quan nhà nước không được sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cá nhân, cho thuê hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh khác.
1. Tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước phải được kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật.
2. Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan tài chính thống nhất quản lý, lưu trữ hồ sơ tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
Tài sản nhà nước phải được hạch toán kịp thời, đầy đủ cả về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
1. Thu hồi tài sản nhà nước là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu lại tài sản nhà nước đã giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng.
2. Tài sản nhà nước bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Không sử dụng;
b) Sử dụng sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức, chế độ;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Tài sản nhà nước bị thu hồi được điều chuyển theo quy định tại Điều 21 của Luật này hoặc được bán theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
4. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước được thực hiện theo phân cấp của Chính phủ.
1. Điều chuyển tài sản nhà nước là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản nhà nước giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Tài sản nhà nước được điều chuyển trong các trường hợp sau đây:
a) Từ nơi thừa sang nơi thiếu;
b) Để mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước được thực hiện theo phân cấp của Chính phủ.
1. Tài sản nhà nước được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản hết hạn sử dụng;
b) Tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
c) Trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản nhà nước được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản nhà nước của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
3. Việc thanh lý theo hình thức bán tài sản nhà nước được thực hiện công khai, theo cơ chế thị trường.
4. Tiền thu được từ việc thanh lý tài sản nhà nước, sau khi trừ các chi phí hợp lý liên quan đến việc thanh lý tài sản được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
1. Bán tài sản nhà nước là việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản nhà nước cho tổ chức, cá nhân để nhận khoản tiền tương ứng.
2. Tài sản nhà nước được bán trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng không có hiệu quả, trừ trường hợp tài sản không được bán theo quy định của pháp luật;
b) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc bán tài sản nhà nước được thực hiện công khai, theo cơ chế thị trường.
Việc bán tài sản nhà nước là trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Thẩm quyền quyết định bán tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước được thực hiện theo phân cấp của Chính phủ.
5. Tiền thu được từ việc bán tài sản nhà nước, sau khi trừ các chi phí hợp lý liên quan đến việc bán tài sản được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
1. Tiêu hủy tài sản nhà nước là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xóa bỏ sự tồn tại của tài sản nhà nước.
2. Tài sản nhà nước bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật.
3. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản nhà nước được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
c) Những người khác theo quy định của pháp luật;
4. Kinh phí tiêu hủy tài sản nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thực hiện việc kiểm kê, báo cáo số lượng, giá trị, tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về tài sản nhà nước phải công khai tình hình thực hiện chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải công khai việc mua sắm, đầu tư xây dựng, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Chính phủ quy định cụ thể nội dung, hình thức công khai trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan nhà nước của Việt Nam tại nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Luật này, phù hợp với quy chế ngoại giao và pháp luật của nước sở tại.
Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan nhà nước của Việt Nam tại nước ngoài.
Căn cứ các nguyên tắc quy định tại Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính là đơn vị có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp.
2. Thẩm quyền quyết định việc giao tài sản nhà nước được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định giao tài sản nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính thuộc phạm vi quản lý;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tài sản nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính có các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Luật này và các quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Luật này;
2. Bảo toàn, phát triển vốn và tài sản nhà nước được giao quản lý, sử dụng;
3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Không ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
2. Sử dụng tài sản đúng mục đích đầu tư xây dựng, mua sắm;
3. Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước;
4. Thực hiện theo cơ chế thị trường và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Tiền thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, liên doanh, liên kết phải được hạch toán đầy đủ theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng theo cơ chế tài chính áp dụng đối với doanh nghiệp.
2. Tiền thu được từ cho thuê tài sản, đơn vị phải hạch toán riêng, sau khi trừ chi phí hợp lý liên quan, nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước, đơn vị được sử dụng để phát triển hoạt động sự nghiệp.
Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính được thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước quy định tại chương III của Luật này.
1. Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật, quyền sử dụng đất, giao ngân sách để tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Tài sản được Nhà nước giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quản lý, sử dụng hoặc được Nhà nước giao ngân sách để đầu tư xây dựng, mua sắm thuộc sở hữu của Nhà nước; việc quản lý, sử dụng tài sản này được thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước quy định tại Chương III của Luật này.
1. Tài sản là trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất mà Nhà nước giao cho tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp quản lý, sử dụng thuộc sở hữu của Nhà nước; việc quản lý, sử dụng tài sản này được thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước quy định tại Chương III của Luật này. Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có trách nhiệm bảo vệ tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật và thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản bằng kinh phí của tổ chức.
2. Tài sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này mà Nhà nước giao cho tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp quản lý, sử dụng thuộc sở hữu của tổ chức; việc quản lý, sử dụng tài sản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, pháp luật có liên quan và Điều lệ của tổ chức.
1. Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghệp tự bảo đảm kinh phí đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản, Nhà nước không giao tài sản hoặc hỗ trợ ngân sách đầu tư, mua sắm tài sản cho tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
2. Tài sản là trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất mà Nhà nước đã giao cho tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp quản lý, sử dụng thuộc sở hữu của Nhà nước; việc quản lý, sử dụng tài sản này được thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước quy định tại Chương III của Luật này. Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có trách nhiệm bảo vệ tài sản nhà nước được giao theo quy định của pháp luật và thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản bằng kinh phí của tổ chức.
3. Tài sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này mà Nhà nước đã giao cho tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp quản lý, sử dụng thuộc sở hữu của tổ chức; việc quản lý, sử dụng tài sản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, pháp luật có liên quan và Điều lệ của tổ chức.
Giao Chính phủ thực hiện các công việc sau đây để bảo đảm thi hành Luật này:
1. Tổ chức sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo mục đích được giao, bảo đảm để tài sản nhà nước không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định phải được thu hồi trước ngày 31 tháng 12 năm 2010;
2. Quy định cụ thể việc chuyển nhà khách của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sang hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp;
3. Quy định cụ thể việc dùng hội trường, phương tiện vận tải của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chưa sử dụng hết công suất cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng theo đúng mục đích và thu một khoản kinh phí để bù đắp chi phí.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 09/2008/QH12 |
Hanoi, June 03rd, 2009 |
ON MANAGEMENT AND USE OF STATE PROPERTY
Pursuant t0 the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QII10;
The National Assembly promulgates the Law on Management and Use of State Property.
1. This Law provides for the management and use of state property at state agencies, people's armed force units, public non-business units, political organizations, socio-political organizations, socio-professional-political organizations, social organizations and socio-professional organizations (below collectively referred to as agencies, organizations and units), including working offices and other land-attached property; land use rights with regard to land for construction of working offices or non-business establishments of agencies, organizations or units; machinery, means of transport, working facilities and other kinds of property as defined by law.
2. The management and use of state property other than those specified in Clause 1 of this Article comply with the relevant provisions of law.
Article 2.- Principles for management and use of state property
1. All state property shall be assigned by the State to agencies, organizations or units for management and use.
2. The state management of state property shall be performed uniformly according to clearly assigned or decentralized powers and responsibilities of each state agency and responsibilities for coordination between state agencies.
3. State property must be invested, equipped and used for proper purposes, strictly according to the prescribed criteria, norms and regulations, ensuring equity, efficacy and economy.
4. State property must be fully accounted in kind and value in accordance with law. The determination of property value in purchase, sale, hire, lease, joint venture, cooperation and liquidation of property or in other transactions must comply with the market mechanism, unless otherwise prescribed by law.
5. State property shall be maintained, repaired and protected according to regulations.
6. The management and use of state property must be made public and transparent; all acts in violation of regulations on management and use of state property shall be handled promptly and strictly according to law.
Article 3.- Policies for management and use of state property
The State shall adopt policies for development investment, exploitation and protection of state property; modernization of the management of state property, and raising of the efficacy and effectiveness of management and use of state property.
Article 4.- Rights and obligations of agencies, organizations and units assigned to manage and use state property
1. Agencies, organizations and units assigned to manage and use state property have the following rights:
a/ To use state property for their operations according to their assigned functions find tasks;
b/ To decide on measures to protect, exploit and use efficiently the assigned state property;
c/ To have their lawful rights and interests protected by the State;
d/ To lodge complaints or initiate lawsuits in accordance with law.
2. Agencies, organizations and units assigned by the State to manage and use state property have the following obligations:
a/ To use state property for proper purposes, strictly according to the prescribed criteria, norms and regime, ensuring efficiency and economy;
b/To maintain, repair and protect state property according to regulations;
c/ To compile and manage state property dossiers; account and keep records of state property; report on the management and use of the assigned state property according to this Law and the laws on accounting and statistics.
Article 5.- Rights and obligations of heads of agencies, organizations and units assigned to manage and use state property
Heads of agencies, organizations and units assigned to manage and use state property have the following rights:
a/ To direct the management and use of state property at their agencies, organizations or units;
b/ To handle according to their competence or submit to competent authorities for handling violations of the law on management and use of state property.
2. Heads of agencies, organizations and units assigned to manage and use state property have the following obligations;
a/ To issue, and organize the implementation of, regulations on management and use of state property under their management according to their competence;
b/ To abide by the provisions of this Law and relevant laws, ensuring that state property is used for proper purposes, according to the prescribed criteria, norms and regimes and in an efficient and economical manner;
c/ To take responsibility before law for management and use of state property under their management.
1. Misusing of abusing one's position or powers to appropriate state property in any form.
2. Deliberately acting in contravention of state regulations on management and use of state property.
3. Using state property for improper purposes, not according to the prescribed criteria, norms or regimes; using state property wastefully or causing waste by leaving the property unused; using state property for illegal commercial purposes.
4. Destroying or deliberately damaging state property; illegally appropriating or using state property.
5. Showing irresponsibility in management, leading to the occurrence of violations of the law on management and use of state property,
6. Failing to perform or fully perform obligations towards the State in the management and use of state property.
STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES FOR STATE PROPERTY
Article 7. Responsibilities of the Government and the Prime Minister
1. The Government shall exercise the unified state management of state property, and:
a/ Promulgate according to its competence or submit to competent state agencies for promulgation, and organize the implementation of, legal documents on management and use of state property;
b/ Decentralize construction investment, procurement, hire, repair, maintenance, transfer, recovery, liquidation, sale, joint venture or cooperation, lease or destruction of state property;
c/ Report annually to the National Assembly on the situation of management and use of state property.
2. The Prime Minister shall prescribe criteria and norms for the use of working offices, cars and other property of high value and common use at agencies, organizations and units.
Article 8.- Responsibilities of the Ministry of Finance
The Ministry of Finance shall take responsibility before the Government for exercising the state management of state property, and:
1. Promulgate according to its competence or submit to competent state agencies for promulgation legal documents on management and use of state property.
2. Provide for the regime of management and use of working offices, cars and other property at agencies, organizations and units, except for property defined in Clause 1, Article 9 of this Law.
3. Prescribe criteria and norms on the use of state property, except for property defined in Clause 2 of Article 7 and Clause 1 of Article 9 of this Law.
4. Organize the management and use of state property.
5. Coordinate with other ministries, ministerial-level agencies and central agencies in promulgating criteria, norms and regimes for management und use of special-purpose property.
6. Decide on the transfer of state property between ministries, ministerial- level agencies, other central agencies, provinces and centrally run cities (below collectively referred to as provincial level); and the procurement, recovery, liquidation or sale of state property as decentralized by the Government.
7. Report annually to the Government on the situation of management and use of state property throughout the country.
8. Inspect, examine, settle complaints and denunciations, and handle violations of the law on management and use of state property according to its competence.
Article 9.- Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and other central agencies
Ministries, ministerial-level agencies and other central agencies shall exercise the state management of state property under their management, and:
1. Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, promulgating criteria, norms and regimes for management and use of special-purpose property at agencies, organizations and units under their management.
2. Decide on construction investment procurement, hire, repair, maintenance, transfer, recovery, liquidation, sale, joint venture or cooperation, lease or destruction of state property under their management as decentralized by the Government.
3. Report annually to the Ministry of Finance on the situation of management and use of state property under their management.
4. Inspect, examine, settle complaints and denunciations, and handle violations of the law on management and use of state property under their management.
Article 10. Responsibilities of provincial-level People's Councils
Based on the provisions of this Law and the Government's decentralization, provincial-level People's Councils shall:
1. Decide on undertakings and measures for management and use of state property at locally managed agencies, organizations and units.
2. Decide on decentralization of construction investment, procurement, hire, repair, maintenance, transfer, recovery, liquidation, sale, joint venture or cooperation, lease or destruction of state property at locally managed agencies, organizations and units.
3. Supervise the enforcement of the law on management and use of state property in localities.
Article 11.- Responsibilities of People's Committees at all levels
Based on the provisions of this Law, the Government's decentralization and decentralization by provincial-level People's Councils, People's Committees at all levels shall:
1. Formulate, and organize the implementation of, plans on management and use of locally managed state property.
2. Decide on construction investment, procurement, hire, repair, maintenance, transfer, recovery, liquidation, sale, joint venture or cooperation, lease or destruction of state property at locally managed agencies, organizations and units.
3. Report annually to the People's Councils of the same level and to the immediate superior People's Committees; provincial-level People's Committees shall report to the Ministry of Finance on the situation of management and use of locally managed state property.
4. Compile and manage dossiers on locally managed state property.
5. Inspect, examine, settle complaints and denunciations, and handle violations of the law on management and use of locally managed state property.
MANAGEMENT AND USE OF STATE PROPERTY AT STATE AGENCIES AND PEOPLE'S ARMED FORCE UNITS
Article 12.- Sources of state property at state agencies
1. Property assigned by the State in kind or land use rights.
2. Budget funds allocated by the State for the construction or procurement of property.
Article 13.-Investment in the constriction of working offices
1. The State shall invest in the construction of working offices for state agencies by the following modes:
a/ Assigning functional organizations to invest in the construction of working offices;
b/ Allocating budget funds for the construction of working offices to agencies which will directly use such working offices.
2. Agencies competent to decide on investment in the construction of working offices shall decide on modes of investment defined in Clause 1 of this Article.
3. Investment in the construction of working offices must meet the following requirements:
a/ Conformity with the planning already approved by a competent state agency;
b/ Conformity with the functions, tasks and organizational apparatus already approved by a competent State agency, and the criteria and norms for use of working offices;
c/ Adherence to the provisions of law on investment and construction.
4. The competence to decide on investment in the construction of working offices complies with the law on investment and construction, and relevant provisions of law.
Article 14.- Procurement of state property
1. The procurement of state property must conform to the prescribed criteria, norms and regimes for management and use of state property.
2. Funds for the procurement of state property shall be assured by the state budget according to the state budget law,
3. The procurement of state property shall be conducted publicly and according to the order and procedures provided for by the bidding law and relevant laws.
4. The competence to decide on the procurement of state property is provided for as follows:
a/ Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of other central agencies may decide or decentralize the decision on the procurement of state property at state agencies under their respective management;
b/ Provincial-level People's Councils may decentralize the decision on the procurement of state property at locally managed state agencies.
Article 15.- Hire of working offices and other property by state agencies for operation
1. State agencies may hire working offices or other property for their operation in the following cases:
a/ When they have no working offices or have not yet been allocated budget funds for construction investment and procurement;
b/ The hire of working offices or other property is more efficient than construction investment and procurement.
2. The quantity and kinds of working offices and other property to be hired must conform to the prescribed criteria, norms and regimes; rent rates shall be based on the market mechanism.
3. The State shall assure funds for the hire of working offices and other kinds of property for the operation of state agencies in accordance with the state budget law.
4. The competence to decide on the hire of working offices and other property in provided for as follows:
a/ Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of other central agencies shall decide or decentralize the decision on the hire of working offices or other property for the operation of state agencies under their respective management;
b/ Provincial-level People's Councils shall decentralize the decision on the hire working offices or other property for locally managed state agencies.
Article 16.- Use of state property
1. State property at state agencies must be used for proper purposes, utilities, criteria, norms and regime, ensuring efficiency and economy.
2. State agencies may not use state property for personal purposes, lease or other business activities.
Article 17.- Maintenance and repair of state property
1. State property at state agencies must be checked, maintained and repaired strictly according to the prescribed regimes, criteria and econo-technical norms.
2. Funds for the maintenance and repair of state property shall be assured by the state budget in accordance with the state budget law.
Article 18.- Compilation, management of state property dossiers
1. State agencies assigned to manage and use state property shall compile, manage and keep state property dossiers according to the laws on accounting and statistics and relevant provisions of law.
2. Finance agencies shall uniformly manage and keep state property dossiers under their management in accordance with law.
Article 19.- Accounting of state property
State property must be accounted promptly and fully m both kind and value according to the laws on accounting and statistics.
Article 20.- Recovery of state property
1. Recovery of state property means decision by competent state agencies to recover state property already assigned to state agencies for management and use.
2. State property shall be recovered in the following cases:
a/ It is unused;
b/ It is used for improper purposes, in excess of the prescribed criteria, norms or against the prescribed regimes.
3. Recovered property shall be transferred according to Article 21 of this Law or sold according to Article 23 of this Law,
4. The competence to decide on the recovery of state property at state agencies complies with the Government’s decentralization.
Article 21.- Transfer of state property
1. Transfer of state property means decision by competent state agencies to transfer state, property between state agencies, people's armed forces units, public non-business units, political organizations or socio-political organizations, except for special cases decided by the Prime Minister.
2. State property shall be transferred in the following cases:
a/ From redundant to deficient places;
b/ In order to bring about higher use efficiency;
c/ Other cases prescribed by law.
3. The competence to decide on the transfer of state property at state agencies complies with the Government's decentralization.
Article 22.- Liquidation of state property
1. State property shall be liquidated in the following cases:
a/ Upon the expiration of its use duration;
b/ It is so seriously damaged that it can no longer be used or its repair is not cost-effective;
c/ The working offices or other land attached property must be dismantled under decisions of competent state agencies, and other cases prescribed by law.
2. The competence to decide on the liquidation of state property is provided as follows:
a/ Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of other central agencies may decide or decentralize the decision on the liquidation of state decentralize the decision on the liquidation of state property under their respective management;
b/ Provincial-level People's Councils may decentralize the decision on the liquidation of state property at locally managed state agencies.
3. The liquidation of state property in the form of sale shall be conducted publicly according to the market mechanism.
4. Proceeds from the liquidation of state property shall, after offsetting related reasonable expenses, be managed and used according to law.
Article 23.- Sale of state property
1. Sale of state property means transfer of the ownership right over that property to organizations or individuals for a corresponding sum of money,
2.. State property shall be sold in the following cases:
a/ The property is no longer needed or its use is inefficient, except for cases in which the property must not be sold under law;
b/ Other cases prescribed by law.
3. The sale of state property shall be conducted publicly according to the market mechanism.
The sale of state property being working offices or other land-attached property must comply with this Law and relevant provisions of law.
4. The competence to decide on the sale of state property at state agencies complies with the Government's decentralization.
5. Proceeds from the sale of state property shall, after covering related reasonable expenses, be managed and used in accordance with law.
Article 24.- Destruction of state property
1. Destruction of state property means decision by competent state agencies to eliminate the existence of a state property.
2. State property shall be destroyed in accordance with the law on environmental protection and relevant provisions of law.
3. The competence to decide on the destruction of state property is prescribed as follows:
a/ Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of other central agencies may decide or decentralize the decision on the destruction of state property under their management;
b/ Provincial-level People's Councils may decentralize the decision on the destruction of locally managed state property;
c/ Other persons as prescribed by law.
4. Funds for the destruction of state property shall be assured by the state budget.
Article 25.- Inventory, report on state property
State agencies assigned to manage and use state property shall inventory and report on the quantity, value and situation of management and use of state property under their management in accordance with law.
Article 26.- Publicization of management and use of state property
1. State management agencies for state property shall publicize the implementation of regulations on management and use of state property.
2. State agencies assigned to manage and use state property shall publicize the procurement, investment in the construction and use of state property under their management,
The Government shall specify contents and forms of publicization of the management and use of state property.
Article 27.- Management and use of state property by overseas Vietnamese state agencies
The management and use of state property by overseas Vietnamese state agencies must comply with this Law and accord with diplomatic regulations and laws of the host countries.
The Government shall specify the management and use of state property by overseas Vietnamese state agencies.
Article 28.- Management and use of state property at people's armed forces units
Based on the principles provided for in this Law, the Government shall specify the management and use of state property at people's armed forces units.
MANAGEMENT AND USE OF STATE PROPERTY AT PUBLIC NON-BUSINESS UNITS WITH OR WITHOUT FINANCIAL AUTONOMY
Article 29.- Sources of state property at public non-business units
1. Property assigned by the State in kind or land use rights.
2. Budget funds allocated by the State for investment in the construction or procurement of property.
3. Property built with investment or procured with money originating from the state budget.
Article 30.- Management and use of state property at public non-business units with financial autonomy
1. Public non-business units with financial autonomy are units satisfying the Government-set conditions, whose property is valuated and assigned by the State to them for management in accordance with the mechanism on allocation of capital to enterprises.
2. The competence to decide on the assignment of state property is provided for as follows:
a/ Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of other central agencies may decide or decentralize the decision on the assignment of state property to public non-business units with financial autonomy under their management;
b/ Presidents of provincial-level People's Committees may decide on the assignment of state property to public non-business units with financial autonomy under local management
Article 31.- Rights and obligations of public non-business units with financial autonomy in management and use of state property
Public non-business units with financial autonomy have the rights and obligations of agencies, organizations and units assigned to manage and use state property defined in Articles 4 and 5 of this Law, and the following rights and obligations:
1. To use state property for production, service provision, lease, joint venture or cooperation under Articles 32 and 33 of this Law.
2. To preserve and develop state capital and property assigned to them for management and use.
3. To perform financial obligations towards the State in accordance with law.
Article 32.- Management and use of state property for production, service provision, lease, joint venture or cooperation at public non-business units with financial autonomy
The management and use of state property for production, service provision, lease, joint venture or cooperation must meet the following requirements:
1. Not affecting the performance of assigned functions and tasks.
2. Using the property for proper purposes of construction investment or procurement.
3. Promoting capacity and efficiency of the use of state property.
4. Following the market mechanism and complying with relevant provisions of law.
Article 33.- Management and use of proceeds from production, service provision, joint venture or cooperation, and lease of state property of public non-business units with financial autonomy
1. Proceeds from production, service provision, joint venture or cooperation activities must be fully accounted according to the laws on accounting and statistics, and be managed and used according to the financial mechanism applicable to enterprises.
2. Proceeds from the lease of the property must be accounted separately and may be used by units to develop their non-business activities after offsetting related reasonable expenses, paying taxes and fulfilling other financial obligations towards the State.
Article 34.- Management and use of state property at public non-business units without financial autonomy
The management and use of state property at public non-business units without financial autonomy must comply with regulations on management and use of state property at state agencies provided for in Chapter III of this Law.
MANAGEMENT AND USE OF STATE PROPERTY AT POLITICAL ORGANIZATIONS, SOCIO-POLITICAL ORGANIZATIONS, SOCIO-POLITICAL-PROFESSIONAL ORGANIZATIONS, SOCIAL ORGANIZATIONS AND SOCIO-PROFESSIONAL ORGANIZATIONS
Article 35.- Management and use of state property at political or socio-political organizations
1. The State shall assign property in kind or land use rights and allocate state budget funds for political or socio-political organizations to invest in construction or procure property according to their functions and tasks, and the criteria, norms and regimes of management and use of state property.
2. Property assigned by the State to political or socio-political organizations for management and use or state-allocated budget funds for construction investment or procurement come under the state ownership; the management and use of this property comply with this Law’s Chapter III provisions on management and use of state property at state agencies.
Article 36.- Management and use of state property at socio-political-professional organizations
1. Property being working offices or other land-attached property assigned by the State to socio-political-professional organizations for management and use come under the state ownership; the management and use of this property comply with this Law's Chapter III provisions on management and use of state property at state agencies. Socio-political-professional organizations assigned to manage and use state property shall protect state property according to law and maintain and repair such property with their own funds.
2. Property of those kinds not defined in Clause 1 of this Article assigned by the State to socio-political-professional organizations for management and use come under these organizations’ ownership; the management and use of this property comply with the civil law, relevant laws and the charters of these organizations.
Article 37.- Management and use of state property at social organizations, socio-professional organizations
1. Social organizations and socio-professional organizations shall themselves assure funds for investment in the construction and procurement of their property; the State shall not assign property or provide budget supports for investment in the construction or procurement of property at these organizations.
2. Property being working offices or other land-attached property already assigned by the State to social organizations or socio-professional organizations for management and use come under the slate ownership; the management and use of this property comply with this Law's Chapter III provisions on management and use of state property at state agencies Social organizations and socio-professional organizations assigned to manage and use state property shall protect the assigned state property according to law and maintain and repair such property with their own funds.
3. Property not defined in Clause 2 of this Article already assigned by the State to social organizations or socio-professional organizations for management and use come under these organizations' ownership; the management and use of this property comply with the civil law, relevant laws and the charters of these organizations.
Article 38.- Guidance for implementation
To assign the Government to perform the following tasks in order to ensure the enforcement of this Law.
1. To reorganize the management and use of state property for assignment purposes to ensure that state property which has not been used or used for improper purposes, in excess of the prescribed criteria or norms or against the prescribed regimes must be recovered before December 31, 2010;
2. To issue specific regulations on the switch of guest houses run by state agencies, political organizations or socio-political organizations to operate under mechanism applicable to public non-business units or enterprises.
3. To issue specific regulations on allowing the use of halls or means of transport of state agencies, political organizations which have not been used at full capacity by agencies, organizations or units for property purposes with the collection of a certain sum to offset expenses.
Article 39.- Implementation effect
This Law takes effect on January 1, 2009.
This law was passed on June 3, 2008, by the XII"1 National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 3rd session.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |