Chương 3 Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008: Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân
Số hiệu: | 09/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 03/06/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2009 |
Ngày công báo: | 11/09/2008 | Số công báo: | Từ số 509 đến số 510 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật, quyền sử dụng đất.
2. Nhà nước giao ngân sách để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản.
1. Nhà nước đầu tư xây dựng trụ sở làm việc để phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước bằng các phương thức sau đây:
a) Giao cho tổ chức có chức năng thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc;
b) Giao ngân sách cho cơ quan trực tiếp sử dụng trụ sở làm việc thực hiện đầu tư xây dựng.
2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng trụ sở làm việc quyết định phương thức đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc;
c) Thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng.
4. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng trụ sở làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Việc mua sắm tài sản nhà nước phải phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Kinh phí mua sắm tài sản nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Việc mua sắm tài sản nhà nước được thực hiện công khai, theo trình tự, thủ tục do pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan quy định.
4. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
1. Cơ quan nhà nước được thuê trụ sở làm việc, tài sản khác để phục vụ hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Khi chưa có trụ sở làm việc hoặc chưa được giao ngân sách đầu tư xây dựng, mua sắm;
b) Việc thuê trụ sở làm việc, tài sản khác có hiệu quả hơn việc đầu tư xây dựng, mua sắm.
2. Số lượng, chủng loại trụ sở làm việc, tài sản khác được thuê phải phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ; giá thuê được xác định theo cơ chế thị trường.
3. Nhà nước bảo đảm kinh phí thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Thẩm quyền quyết định thuê trụ sở làm việc, tài sản khác được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
1. Tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích, công năng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.
2. Cơ quan nhà nước không được sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cá nhân, cho thuê hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh khác.
1. Tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước phải được kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật.
2. Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan tài chính thống nhất quản lý, lưu trữ hồ sơ tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
Tài sản nhà nước phải được hạch toán kịp thời, đầy đủ cả về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
1. Thu hồi tài sản nhà nước là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu lại tài sản nhà nước đã giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng.
2. Tài sản nhà nước bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Không sử dụng;
b) Sử dụng sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức, chế độ;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Tài sản nhà nước bị thu hồi được điều chuyển theo quy định tại Điều 21 của Luật này hoặc được bán theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
4. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước được thực hiện theo phân cấp của Chính phủ.
1. Điều chuyển tài sản nhà nước là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản nhà nước giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Tài sản nhà nước được điều chuyển trong các trường hợp sau đây:
a) Từ nơi thừa sang nơi thiếu;
b) Để mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước được thực hiện theo phân cấp của Chính phủ.
1. Tài sản nhà nước được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản hết hạn sử dụng;
b) Tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
c) Trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản nhà nước được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản nhà nước của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
3. Việc thanh lý theo hình thức bán tài sản nhà nước được thực hiện công khai, theo cơ chế thị trường.
4. Tiền thu được từ việc thanh lý tài sản nhà nước, sau khi trừ các chi phí hợp lý liên quan đến việc thanh lý tài sản được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
1. Bán tài sản nhà nước là việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản nhà nước cho tổ chức, cá nhân để nhận khoản tiền tương ứng.
2. Tài sản nhà nước được bán trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng không có hiệu quả, trừ trường hợp tài sản không được bán theo quy định của pháp luật;
b) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc bán tài sản nhà nước được thực hiện công khai, theo cơ chế thị trường.
Việc bán tài sản nhà nước là trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Thẩm quyền quyết định bán tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước được thực hiện theo phân cấp của Chính phủ.
5. Tiền thu được từ việc bán tài sản nhà nước, sau khi trừ các chi phí hợp lý liên quan đến việc bán tài sản được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
1. Tiêu hủy tài sản nhà nước là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xóa bỏ sự tồn tại của tài sản nhà nước.
2. Tài sản nhà nước bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật.
3. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản nhà nước được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
c) Những người khác theo quy định của pháp luật;
4. Kinh phí tiêu hủy tài sản nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thực hiện việc kiểm kê, báo cáo số lượng, giá trị, tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về tài sản nhà nước phải công khai tình hình thực hiện chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải công khai việc mua sắm, đầu tư xây dựng, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Chính phủ quy định cụ thể nội dung, hình thức công khai trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan nhà nước của Việt Nam tại nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Luật này, phù hợp với quy chế ngoại giao và pháp luật của nước sở tại.
Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan nhà nước của Việt Nam tại nước ngoài.
Căn cứ các nguyên tắc quy định tại Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân.
MANAGEMENT AND USE OF STATE PROPERTY AT STATE AGENCIES AND PEOPLE'S ARMED FORCE UNITS
Article 12.- Sources of state property at state agencies
1. Property assigned by the State in kind or land use rights.
2. Budget funds allocated by the State for the construction or procurement of property.
Article 13.-Investment in the constriction of working offices
1. The State shall invest in the construction of working offices for state agencies by the following modes:
a/ Assigning functional organizations to invest in the construction of working offices;
b/ Allocating budget funds for the construction of working offices to agencies which will directly use such working offices.
2. Agencies competent to decide on investment in the construction of working offices shall decide on modes of investment defined in Clause 1 of this Article.
3. Investment in the construction of working offices must meet the following requirements:
a/ Conformity with the planning already approved by a competent state agency;
b/ Conformity with the functions, tasks and organizational apparatus already approved by a competent State agency, and the criteria and norms for use of working offices;
c/ Adherence to the provisions of law on investment and construction.
4. The competence to decide on investment in the construction of working offices complies with the law on investment and construction, and relevant provisions of law.
Article 14.- Procurement of state property
1. The procurement of state property must conform to the prescribed criteria, norms and regimes for management and use of state property.
2. Funds for the procurement of state property shall be assured by the state budget according to the state budget law,
3. The procurement of state property shall be conducted publicly and according to the order and procedures provided for by the bidding law and relevant laws.
4. The competence to decide on the procurement of state property is provided for as follows:
a/ Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of other central agencies may decide or decentralize the decision on the procurement of state property at state agencies under their respective management;
b/ Provincial-level People's Councils may decentralize the decision on the procurement of state property at locally managed state agencies.
Article 15.- Hire of working offices and other property by state agencies for operation
1. State agencies may hire working offices or other property for their operation in the following cases:
a/ When they have no working offices or have not yet been allocated budget funds for construction investment and procurement;
b/ The hire of working offices or other property is more efficient than construction investment and procurement.
2. The quantity and kinds of working offices and other property to be hired must conform to the prescribed criteria, norms and regimes; rent rates shall be based on the market mechanism.
3. The State shall assure funds for the hire of working offices and other kinds of property for the operation of state agencies in accordance with the state budget law.
4. The competence to decide on the hire of working offices and other property in provided for as follows:
a/ Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of other central agencies shall decide or decentralize the decision on the hire of working offices or other property for the operation of state agencies under their respective management;
b/ Provincial-level People's Councils shall decentralize the decision on the hire working offices or other property for locally managed state agencies.
Article 16.- Use of state property
1. State property at state agencies must be used for proper purposes, utilities, criteria, norms and regime, ensuring efficiency and economy.
2. State agencies may not use state property for personal purposes, lease or other business activities.
Article 17.- Maintenance and repair of state property
1. State property at state agencies must be checked, maintained and repaired strictly according to the prescribed regimes, criteria and econo-technical norms.
2. Funds for the maintenance and repair of state property shall be assured by the state budget in accordance with the state budget law.
Article 18.- Compilation, management of state property dossiers
1. State agencies assigned to manage and use state property shall compile, manage and keep state property dossiers according to the laws on accounting and statistics and relevant provisions of law.
2. Finance agencies shall uniformly manage and keep state property dossiers under their management in accordance with law.
Article 19.- Accounting of state property
State property must be accounted promptly and fully m both kind and value according to the laws on accounting and statistics.
Article 20.- Recovery of state property
1. Recovery of state property means decision by competent state agencies to recover state property already assigned to state agencies for management and use.
2. State property shall be recovered in the following cases:
a/ It is unused;
b/ It is used for improper purposes, in excess of the prescribed criteria, norms or against the prescribed regimes.
3. Recovered property shall be transferred according to Article 21 of this Law or sold according to Article 23 of this Law,
4. The competence to decide on the recovery of state property at state agencies complies with the Government’s decentralization.
Article 21.- Transfer of state property
1. Transfer of state property means decision by competent state agencies to transfer state, property between state agencies, people's armed forces units, public non-business units, political organizations or socio-political organizations, except for special cases decided by the Prime Minister.
2. State property shall be transferred in the following cases:
a/ From redundant to deficient places;
b/ In order to bring about higher use efficiency;
c/ Other cases prescribed by law.
3. The competence to decide on the transfer of state property at state agencies complies with the Government's decentralization.
Article 22.- Liquidation of state property
1. State property shall be liquidated in the following cases:
a/ Upon the expiration of its use duration;
b/ It is so seriously damaged that it can no longer be used or its repair is not cost-effective;
c/ The working offices or other land attached property must be dismantled under decisions of competent state agencies, and other cases prescribed by law.
2. The competence to decide on the liquidation of state property is provided as follows:
a/ Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of other central agencies may decide or decentralize the decision on the liquidation of state decentralize the decision on the liquidation of state property under their respective management;
b/ Provincial-level People's Councils may decentralize the decision on the liquidation of state property at locally managed state agencies.
3. The liquidation of state property in the form of sale shall be conducted publicly according to the market mechanism.
4. Proceeds from the liquidation of state property shall, after offsetting related reasonable expenses, be managed and used according to law.
Article 23.- Sale of state property
1. Sale of state property means transfer of the ownership right over that property to organizations or individuals for a corresponding sum of money,
2.. State property shall be sold in the following cases:
a/ The property is no longer needed or its use is inefficient, except for cases in which the property must not be sold under law;
b/ Other cases prescribed by law.
3. The sale of state property shall be conducted publicly according to the market mechanism.
The sale of state property being working offices or other land-attached property must comply with this Law and relevant provisions of law.
4. The competence to decide on the sale of state property at state agencies complies with the Government's decentralization.
5. Proceeds from the sale of state property shall, after covering related reasonable expenses, be managed and used in accordance with law.
Article 24.- Destruction of state property
1. Destruction of state property means decision by competent state agencies to eliminate the existence of a state property.
2. State property shall be destroyed in accordance with the law on environmental protection and relevant provisions of law.
3. The competence to decide on the destruction of state property is prescribed as follows:
a/ Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of other central agencies may decide or decentralize the decision on the destruction of state property under their management;
b/ Provincial-level People's Councils may decentralize the decision on the destruction of locally managed state property;
c/ Other persons as prescribed by law.
4. Funds for the destruction of state property shall be assured by the state budget.
Article 25.- Inventory, report on state property
State agencies assigned to manage and use state property shall inventory and report on the quantity, value and situation of management and use of state property under their management in accordance with law.
Article 26.- Publicization of management and use of state property
1. State management agencies for state property shall publicize the implementation of regulations on management and use of state property.
2. State agencies assigned to manage and use state property shall publicize the procurement, investment in the construction and use of state property under their management,
The Government shall specify contents and forms of publicization of the management and use of state property.
Article 27.- Management and use of state property by overseas Vietnamese state agencies
The management and use of state property by overseas Vietnamese state agencies must comply with this Law and accord with diplomatic regulations and laws of the host countries.
The Government shall specify the management and use of state property by overseas Vietnamese state agencies.
Article 28.- Management and use of state property at people's armed forces units
Based on the principles provided for in this Law, the Government shall specify the management and use of state property at people's armed forces units.