Nghị định 119/2016/NĐ-CP về chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu
Số hiệu: | 119/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 23/08/2016 | Ngày hiệu lực: | 10/10/2016 |
Ngày công báo: | 07/09/2016 | Số công báo: | Từ số 909 đến số 910 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 119/2016/NĐ-CP quy định về một số chính sách đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu, quyền và nghĩa vụ trong quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển.
1. Quản lý rừng ven biển
2. Chính sách đầu tư của nhà nước trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển được Nghị định 119/NĐ-CP hướng dẫn như sau:
3. Nguồn vốn đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 119/2016/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2016 |
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG VEN BIỂN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.
1. Nghị định này quy định về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Rừng ven biển trong Nghị định này bao gồm: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và đất được quy hoạch để trồng rừng phòng hộ, đặc dụng ở vùng ven biển và hải đảo (sau đây gọi chung là rừng ven biển).
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng ven biển ở Việt Nam.
1. Các địa phương rà soát, chuyển đổi những diện tích đất ven biển quy hoạch trồng rừng sản xuất hoặc thuộc các loại đất khác mà đang bị xói lở hoặc bị ảnh hưởng của cát bay, cát di động nghiêm trọng, để quy hoạch trồng rừng phòng hộ ven biển. Trường hợp khu rừng ven biển đã giao cho hộ gia đình, tổ chức kinh tế nhưng có tầm quan trọng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thì Nhà nước xem xét thu hồi, mua lại hoặc bồi thường giá trị tài sản mà hộ gia đình, tổ chức đó đã đầu tư theo quy định của pháp luật để quy hoạch trồng rừng phòng hộ ven biển.
2. Các địa phương tổ chức rà soát, chuyển các công trình xây dựng có ảnh hưởng hoặc nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng ven biển ra khỏi khu vực quy hoạch rừng phòng hộ ven biển xung yếu và rất xung yếu, hành lang bảo vệ bờ biển. Đối với diện tích đất quy hoạch để bảo vệ và phát triển rừng ven biển nhưng người sử dụng đất tự ý chuyển đổi sai mục đích và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm thì Nhà nước thu hồi đất.
3. Các dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng và đất rừng ven biển thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về đất đai.
Điều 4. Chính sách đầu tư của nhà nước trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển
1. Ngân sách các địa phương bảo đảm kinh phí cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển theo kế hoạch, dự toán được duyệt và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, gồm:
a) Thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;
b) Tổ chức giao, cho thuê rừng ven biển;
c) Hoạt động của bộ máy Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
d) Tuyên truyền, giáo dục; khuyến lâm; nâng cao năng lực, nhận thức về vai trò, chức năng của rừng ven biển trong ứng phó với biến đổi khí hậu;
đ) Nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng ven biển;
e) Đầu tư, hỗ trợ kinh phí ngoài mức hỗ trợ và đầu tư từ ngân sách trung ương nêu tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này theo điều kiện thực tế của địa phương.
2. Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí sự nghiệp kinh tế cho khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng ven biển.
a) Mức kinh phí hỗ trợ khoán bảo vệ rừng ven biển tối đa bằng 1,5 lần so với mức bình quân khoán bảo vệ rừng phòng hộ theo quy định hiện hành.
b) Mức kinh phí khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 4 triệu đồng/hécta trong thời gian 5 năm (bình quân 800.000 đồng/hécta/năm).
c) Kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 50.000 đồng/hécta, chỉ thực hiện năm đầu tiên đối với diện tích mới khoán.
3. Ngân sách trung ương đầu tư phát triển rừng ven biển theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, gồm:
a) Điều tra, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển;
b) Trồng rừng mới, cải tạo rừng ven biển chất lượng kém không có khả năng phục hồi theo định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán được duyệt với thời gian trồng và chăm sóc 5 năm;
c) Khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung theo định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán được duyệt đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng ven biển là rừng tự nhiên chất lượng kém, chưa đủ tiêu chí thành rừng;
d) Xây dựng công trình chống sạt lở, gây bồi, tạo bãi để khôi phục, phát triển rừng ven biển trong các dự án lâm sinh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Xây dựng các công trình, mua sắm trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng ven biển;
e) Công tác quản lý, kiểm tra, nghiệm thu các dự án bảo vệ và phát triển rừng ven biển.
4. Việc lập, thẩm định, trình phê duyệt các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ven biển nêu tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư công.
Điều 5. Nguồn vốn đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển
1. Ngân sách nhà nước bố trí thông qua các Chương trình, dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh và các chương trình, dự án khác theo quy định hiện hành của nhà nước.
2. Vốn tài trợ, vốn vay quốc tế, vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác.
3. Kinh phí đầu tư được thực hiện lồng ghép từ các nguồn vốn nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này. Trong đó nguồn vốn sự nghiệp kinh tế:
a) Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách đầu tư, hỗ trợ vốn có mục tiêu từ ngân sách trung ương.
b) Các địa phương đã tự cân đối được ngân sách có trách nhiệm bố trí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng ven biển.
4. Thủ tục cấp phát, quản lý, sử dụng vốn thực hiện theo quy định riêng của từng nguồn vốn tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 6. Những hoạt động khuyến khích xã hội hóa đầu tư bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển
1. Đầu tư bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây lâm sản ngoài gỗ, sản xuất nông lâm kết hợp và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng trong khu vực có rừng ven biển.
2. Đầu tư xây dựng công trình gây bồi, chống xói lở bờ biển, phục hồi rừng ngập mặn ven biển, phát triển du lịch sinh thái và các dịch vụ môi trường rừng trong khu vực rừng được giao, khoán, cho thuê ổn định, lâu dài phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được giao đất, khoán rừng, cho thuê rừng ven biển để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.
4. Chủ rừng được liên kết với các tổ chức, cá nhân để thực hiện đầu tư các hoạt động nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 7. Quyền lợi của tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân đầu tư bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển
1. Được hưởng toàn bộ sản phẩm từ nguồn vốn tự đầu tư.
2. Tổ chức kinh tế được miễn tiền thuê rừng ven biển theo các trường hợp sau:
a) Trường hợp có quyết định thuê rừng sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, được miễn tiền thuê rừng ven biển trong 5 năm đầu kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho thuê rừng.
b) Trường hợp đã có quyết định cho thuê rừng trước thời Điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà thời hạn thuê rừng còn từ 5 năm trở lên thì được miễn tiền thuê rừng trong 5 năm kể từ khi Nghị định này có hiệu lực thi hành.
c) Trường hợp đã có quyết định cho thuê rừng trước thời Điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng thời hạn thuê rừng còn dưới 5 năm thì được miễn tiền thuê rừng đến hết thời hạn cho thuê còn lại ghi trong quyết định cho thuê rừng.
3. Được phát triển các thương hiệu sản phẩm kinh doanh có nguồn gốc từ môi trường rừng và hệ sinh thái rừng ven biển.
4. Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư theo quy định khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng.
5. Quyết định miễn tiền thuê rừng ven biển
a) Đối với trường hợp thuê rừng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này, thời gian miễn tiền thuê rừng được ghi trong Quyết định cho thuê rừng.
b) Đối với trường hợp thuê rừng quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này, tổ chức thuê rừng gửi văn bản đề nghị miễn tiền thuê rừng kèm theo bản sao Quyết định cho thuê rừng qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định miễn tiền thuê rừng cho tổ chức đề nghị. Thời gian miễn tiền thuê rừng được ghi cụ thể trong quyết định.
Điều 8. Nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển
1. Tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển có nghĩa vụ bảo vệ, không làm suy giảm diện tích và chất lượng khu rừng được giao, khoán, cho thuê; trồng, chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng đến khi thành rừng theo quy định; tổ chức phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của pháp luật; bảo vệ môi trường, cảnh quan; không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển.
2. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch sinh thái và dịch vụ môi trường rừng ven biển có nghĩa vụ:
a) Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo mức và cơ chế chi trả do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
b) Xây dựng cơ chế chia sẻ trách nhiệm và lợi ích có sự đồng thuận của các đối tượng tham gia đầu tư và liên kết.
Điều 9. Loại rừng, đối tượng, điều kiện được hỗ trợ và phương thức khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng ven biển
1. Loại rừng được hỗ trợ khoán bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: Diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty lâm nghiệp quản lý; diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý.
2. Đối tượng được hỗ trợ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống ổn định tại các xã ven biển thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng ven biển theo hợp đồng khoán.
3. Điều kiện được hỗ trợ
a) Thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.
b) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất rừng ven biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hợp đồng khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng ven biển của Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty lâm nghiệp hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Có cam kết bảo vệ rừng với Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty lâm nghiệp hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định.
d) Được bên giao khoán nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng.
4. Phương thức khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng ven biển thực hiện thông qua hợp đồng khoán theo quy định hiện hành.
a) Bên giao khoán: Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, Công ty lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Bên nhận khoán: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống ổn định tại các xã có rừng ven biển.
c) Hàng năm, bên giao khoán có trách nhiệm ký kết hợp đồng khoán, nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng đối với bên nhận khoán theo quy định. Kết quả nghiệm thu hàng năm là căn cứ để bên giao khoán thanh toán, quyết toán kinh phí.
Điều 10. Về dự toán vốn đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ven biển hàng năm
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tổng hợp dự toán bảo vệ và phát triển rừng ven biển trong kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm kế tiếp gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30 tháng 6 hàng năm để tổng hợp, trong đó:
a) Xác định diện tích, dự toán kinh phí khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng ven biển cho từng loại rừng và đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
b) Xác định khối lượng, dự toán kinh phí đầu tư phát triển rừng ven biển theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nêu tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kế hoạch khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng ven biển và phát triển rừng ven biển của các địa phương trước ngày 30 tháng 7 hàng năm, thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cân đối cấp ngân sách.
Điều 11. Trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan
1. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định này; chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ven biển.
b) Tổng hợp kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển trong kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm và 5 năm của toàn quốc gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
c) Ban hành các văn bản hướng dẫn kỹ thuật và định mức kinh tế kỹ thuật về bảo vệ và phát triển rừng ven biển; hướng dẫn rà soát quy hoạch hệ thống rừng ven biển; hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông lâm kết hợp, nuôi trồng thủy sản trong rừng ven biển; chủ trì thẩm định về kỹ thuật các dự án bảo vệ và phát triển rừng ven biển theo danh mục dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
d) Chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy trình, quy phạm kỹ thuật về bảo vệ và phát triển rừng ven biển.
đ) Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị định này; hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và gửi các bộ, ngành có liên quan.
2. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư thực hiện chính sách này. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chính sách.
3. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo nguồn vốn sự nghiệp cho quản lý, bảo vệ, phát triển rừng ven biển và các hoạt động quy định tại Nghị định này. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định hiện hành về tài chính.
4. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thu hồi đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trái pháp luật diện tích đất thuộc hành lang bảo vệ bờ biển, hành lang an toàn bảo vệ đê, diện tích quy hoạch để bảo vệ và phát triển rừng ven biển nhưng chuyển đổi sai mục đích để khôi phục và trồng lại rừng.
5. Trách nhiệm của các bộ, ngành khác: Theo chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện các nội dung có liên quan trong Nghị định này.
Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng ven biển
1. Bố trí vốn ngân sách địa phương và lồng ghép các nguồn vốn (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác) đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, hiệu quả việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển theo quy định hiện hành của Luật ngân sách, Nghị định này, các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan và thực tế của địa phương.
2. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp trong xã hội về vai trò, chức năng phòng hộ của rừng ven biển; vận động khuyến khích nhân dân và các thành phần kinh tế tích cực tham gia bảo vệ và đầu tư phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức quản lý, bảo vệ rừng ven biển theo các quy định hiện hành; triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách này tại địa phương.
3. Chỉ đạo cơ quan chức năng và các chủ rừng rà soát, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, phương án, kế hoạch có liên quan đến bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển theo quy định tại Nghị định này và các quy định hiện hành về đầu tư; trong đó, thể hiện rõ nội dung xã hội hóa đầu tư bảo vệ, sử dụng và phát triển bền vững rừng ven biển.
4. Tổ chức điều tra, rà soát và xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển; quy hoạch rừng ven biển được xác định cụ thể, rõ ràng ranh giới trên bản đồ và ngoài thực địa; thu hồi đối với những diện tích đất thuộc hành lang bảo vệ bờ biển, hành lang an toàn bảo vệ đê, diện tích quy hoạch để bảo vệ và phát triển rừng ven biển mà các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân lấn chiếm, sử dụng hoặc chuyển đổi sai mục đích để khôi phục, trồng lại rừng ven biển.
5. Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển trên địa bàn; hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2016.
2. Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển cùng một nội dung thì áp dụng theo quy định của Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 119/2016/ND-CP |
Hanoi, August 23, 2016 |
POLICIES ON SUSTAINABLE MANAGEMENT, PROTECTION AND DEVELOPMENT OF COASTAL FORESTS TO COPE WITH CLIMATE CHANGE
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on forest protection and development dated December 03, 2004;
Pursuant to the Law on land dated November 29, 2013;
Pursuant to the Law on resources and environment of sea and islands dated June 25, 2015;
At the request of Minister of Agriculture and Rural Development;
The Government promulgates a Decree to provide for policies on sustainable management, protection and development of coastal forests to cope with climate change.
1. This Decree provides for a number of policies on sustainable management, protection and development of coastal forests to cope with climate change.
2. Coastal forests mentioned in this Decree include special-purpose forests, protective forests and land planned for planting of protective and special-purpose forests in coastal area and islands (hereinafter referred to as coastal forests).
This Decree applies to domestic agencies, organizations, households, individuals and residential communities; Vietnamese people residing abroad and foreign organizations and individuals involved in the management, protection, use and development of coastal forests in Vietnam.
Article 3. Management of coastal forests
1. Local governments shall check and change use purpose of coastal land area planned for planting of production forests or other land area suffers from soil erosion or seriously affected by flowing or moving sand into land planned for planting of coastal protective forests. In case a coastal forest is allocated to a household or economic organization but it has importance to coping with climate change, the Government shall consider recovering, acquiring or compensating for the value of assets invested by that household or economic organization in accordance with the law regulations in order to make plan for planting of coastal protective forests.
2. Local governments check and relocate construction works which affect or pose threat to affect protective purposes of coastal forests to the outside of planning area for important and very important coastal protective forests, and coastal protection corridors. If a land user who has faced an administrative penalty for improper use of the land area which is planned for protection and development of coastal forests keeps committing that violation, the Government shall recover the land.
3. Investment projects that require change of use purpose of coastal forests and coastal forest land shall be executed in accordance with regulations of the law on forest protection and development, and the law on land.
Article 4. The Government's policies on investment in management, protection and development of coastal forests
1. Expenditures on management, protection and development of coastal forests shall be derived from local government budgets according to approved plans and/or estimates, and regulations of the law on stage budget, consisting of:
a) Forest inventory and statistics, and monitoring of changes in forest resources;
b) Allocation and lease of coastal forests;
c) Activities of management boards of coastal special-purpose and protective forests upon decision of competent state authorities;
d) Propagation, education; forestry extension; improvement of capacity and awareness of roles and functions of coastal forests in coping with the climate change;
dd) Research and application of technical and scientific advances to the protection, use and development of coastal forests;
e) Investments or supports other than those provided by the central-government budget as referred to in Clause 2 and Clause 3 of this Article may be made subject to actual conditions of each local region.
2. Administrative expenditures on contracted forest protection and regeneration of coastal natural forests shall be derived from the central-government budget.
a) The support rate for contracted protection of coastal forests shall be equal to 1.5 times the average support for contracted protection of protective forests in accordance with current regulations.
b) The expenditure level for regeneration of natural forests is 4 million VND/hectare for 5 years (average amount is VND 800,000/hectare/year).
c) The expenditure level on preparing documents of contracting for forest protection and regeneration of natural forests shall be VND 50,000/hectare and applied in the first year to forest area requiring protection on contractual basis.
3. Funding from the central-government budget shall be provided to make investment in development of coastal forests according to projects approved by competent state authorities, consisting of:
a) Investigation and planning for protection and development of coastal forests;
b) Afforestation and rehabilitation of coastal forests that have poor quality in accordance with technical – economic norms, approved design and estimates with the period for afforestation and caring of 5 years;
c) Regeneration in combination with additional afforestation of coastal protective forests and special-purpose forests which are natural forests, have poor quality and fail to meet forest criteria in accordance with technical – economic norms, approved design and estimates;
d) Construction of anti-landslide and alluvial ground works in order to restore and develop coastal forests in silvicultural projects approved by competent state authorities;
dd) Construction of works, purchase of equipment to directly serve the protection and development of coastal forests;
e) Management, inspection and acceptance of projects on protection and development of coastal forests.
4. Preparation, appraisal and submission for approving projects on investment in protection and development of coastal forests mentioned in Clause 2 and Clause 3 of this Article in accordance with regulations of applicable laws on public investment.
Article 5. Funding for management, protection and development of coastal forests
1. Funding from state budget shall be provided through programs/ projects approved by competent state authorities: Target program for sustainable development of forestry, National target program for sustainable poverty reduction, Target program for coping with climate change and green growth, and other programs/ projects in accordance with the Government’s regulations.
2. International assistance and loans, ODA and other legitimate sources of capital.
3. Investment expenditures are also derived from the sources of capital mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article. In which, non-business capital sources shall be executed as follows:
a) Local governments that fail to balance their budgets shall receive dedicated funding for investment and assistance from the central-government budget.
b) Local governments that have balanced their budgets shall provide funding from local-government budgets and mobilize other sources of capital to fulfill the task of protecting and developing coastal forests.
4. procedures for allocation, management and use of funding shall be carried out in accordance with specific regulations applied to each type of capital sources mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 6. Activities to encourage the private sector involvement in protection, development and use of coastal forests
1. Make investment in forest protection, afforestation, cultivation of non-timer forest trees, combined agricultural – forestry production, and aquaculture under the forest in coastal forest area.
2. Make investment in construction of anti-landslide and alluvial ground works, restoration of coastal mangrove forests, development of ecotourism and forest environment services within the forest area that is allocated, contracted or leased with stable and long-term period in conformity with planning for protection and development of forests approved by competent state authorities;
3. Organizations, individuals or households may receive land allocation, allocation of forest under contractual basis or may lease coastal forests in order to protect and develop forests in accordance with law regulations.
4. Forest owners may associate with other organizations or individuals to make investment in activities mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 7. Rights and benefits of organizations, enterprises, households and individuals making investment in protection, development and use of coastal forests
1. Receive benefits from products generated from the investment.
2. Economic organizations shall be exempted from payment of forest rents in the following cases:
a) An economic organization that obtains a decision on forest lease after the effective date of this Decree shall be exempted from payment of forest rents within the 5 first leasing years as of the issued date of that decision on forest lease.
b) An economic organization that obtains a decision on forest lease before the effective date of this Decree shall be exempted from payment of forest rents within the 5 years as of the effective date of this Decree provided that the forest leasing duration under that decision remains 5 years or more.
c) If a decision on forest lease is made before the effective date of this Decree but the remaining leasing duration is under 5 years, the economic organization shall be exempted from payment of forest rents until ending the leasing duration specified in that decision.
3. Develop trademarks of products originated from coastal forests and coastal forest ecosystems.
4. Receive compensation for working or investment results as referred by laws when the Government makes decision on withdrawal of forests.
5. Decision on exemption from coastal forest rents:
a) In case of lease of forests as regulated in Point a Clause 2 of this Article, the period of exemption from forest rents is specified in the issued decision on forest lease.
b) In case of lease of forests as regulated in Point b Clause 2 of this Article, the forest lessee must, by hand or by post, submit a written request for exemption from forest rents, enclosed with decision on forest lease, to provincial-level people’s committee.
c) Within 10 working days from the receipt of written request, the provincial-level people’s committee shall make a decision on exemption from forest rents to the forest lessee. The period of exemption from forest rents shall be specified in that decision.
Article 8. Obligations of organizations, enterprises, households and individuals making investment in protection, development and use of coastal forests
1. Organizations, enterprises, households and individuals making investment in protection, development and use of coastal forests must protect, not make reduction of area and quality of allocated, contracted or leased forest area; plant, care, protect and culture the forests until they meet forest criteria as regulated; implement forest fire fighting and prevention techniques, and forest pest control methods in accordance with law regulations; protect environment and landscape; not cause obstruction in protection of national security and sea transportation.
2. Providers of coastal forest ecotourism services and coastal forest environmental services shall discharge the following duties:
a) Pay forest environmental service charges according to the rate and payment methods adopted by provincial-level people’s committees.
b) Formulate regulations on sharing responsibilities and interests with the agreement of participants in investment and association.
Article 9. Types of forests, entities, conditions for assistance, and methods of contracted forest protection and regeneration of coastal natural forests
1. Types of forests eligible for receiving assistance for contracted forest protection and natural regeneration of forests: Coastal protective forests and coastal special-purpose forests managed by protective or special-purpose forest management boards or forestry companies; Coastal protective forests and coastal special-purpose forests which are not allocated or leased, and are managed by people’s committees of communes/wards/district-level towns (hereinafter referred to as communal-level people’s committees).
2. Assisted entities: Organizations, households and individuals that have stable residence at coastal communes and take charge of forest protection or regeneration of coastal forests under contractual basis.
3. Conditions to be satisfied to receive assistance:
a) Only entities mentioned in Clause 2 of this Article are eligible to receive assistance.
b) Have land-use right certificates and/or decisions on allocation of coastal forests issued by competent state authorities or contracts for protection or regeneration of coastal forests made by special-purpose forest management boards, protective forest management boards, forestry companies or communal-level people’s committees.
c) Have commitments on forest protection made with special-purpose forest management boards, protective forest management boards, forestry companies or communal-level people’s committees in accordance with prevailing regulations.
d) Forest protection results must be checked and accepted by contracting party.
4. Lump sum contracts for forest protection and regeneration of coastal natural forests shall be made in accordance with current laws.
a) Contracting party: Special-purpose forest management boards, protective forest management boards, forestry companies or communal-level people’s committees.
b) Contracted party: Organizations, households and individuals that have stable residence at coastal communes.
c) Annually, contracting party is responsible for signing contracts, acceptance and evaluation of works performed by contracted party as regulated. Contracting party shall base on annual acceptance results to make payments and statements of expenses.
Article 10. Annual estimates of funding for protection and development of coastal forests
1. People’s committees of provinces or cities shall aggregate estimates for protection and development of coastal forests in their plans for forest protection and development of the following year, and submit them to Ministry of Agriculture and Rural Development before June 30th of each year for summation, including the following contents:
a) Determine area and make estimates of expenditure on protection and regeneration of coastal forests on contractual basis for each type of forest and entity receiving assistance as referred to in Article 9 of this Decree.
b) Determine amount and make estimates of funding for development of coastal forests under projects approved by competent state authorities as referred to in Clause 3 Article 4 of this Decree.
2. Ministry of Agriculture and Rural Development combines local plans for contracted forest protection, regeneration and development of coastal forests ahead of July 30th annually, and carries out an agreement with Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment on the allocation of funding from state budget.
Article 11. Responsibilities of relevant ministries/ regulatory bodies
1. Responsibilities of Ministry of Agriculture and Rural Development:
a) Preside over and coordinate with relevant ministries/regulatory bodies in instructing local governments to effectively implement this Decree; instruct the propagation and dissemination of legislative documents on protection and development of coastal forests.
b) Aggregate plans for protection and development of coastal forests in annual and –year national plans for forest protection and development, and submit them to Ministry of Planning and Investment and/ or Ministry of Finance that shall ask for decisions thereof from Prime Minister.
c) Promulgate guidelines on techniques and technical-economic norms for protection and development of coastal forests; instruct and monitor planning for coastal forest systems; provide instructions on techniques for combined agricultural - forestry production and aquaculture under coastal forests; take charge of appraising techniques for projects on protection and development of coastal forests according to the list of projects approved by Prime Minister.
d) Instruct and carry out the inspection, and take actions against violations against legislative documents, regulations or technical rules on protection and development of coastal forests.
dd) Inspect and assess the implementation of this Decree; send reports on results thereof to the Government, Prime Minister and relevant ministries/regulatory bodies.
2. Responsibilities of Ministry of Planning and Investment:
Preside over and coordinate with Ministry of Finance and Ministry of Agriculture and Rural Development to balance and allocate funding for implementing policies herein. Coordinate with Ministry of Agriculture and Rural Development to inspect and evaluate the implementation of policies herein.
3. Responsibilities of Ministry of Finance:
Preside over and coordinate with Ministry of Planning and Investment and Ministry of Agriculture and Rural Development to ensure non-business capital sources for management, protection and development of coastal forests, and other activities mentioned in this Decree. Instruct relevant organizations and individuals in strictly complying with current regulations on finance.
4. Responsibilities of Ministry of Natural Resources and Environment:
Instruct and inspect the withdrawal of land area which is improperly used by organization, household or individual, land area in the coastal protection corridors, dike protection corridors, planning area for protection and development of coastal forests which use purposes are improperly changed in order to restore and regenerate forests.
5. Responsibilities of other ministries/ regulatory bodies: implement relevant contents in this Decree within the ambit of assigned functions and tasks.
Article 12. Responsibilities of people's committees of coastal provinces or cities
1. Allocate funding from local-government budget, and combine sources of funding (central-government budget, local-government budget and other sources of funding) to ensure the proper and efficient management, protection and development of coastal forests in accordance with current regulations of the Law on state budget, regulations in this Decree and other relevant legislative documents, and in conformity with actual conditions of each province/ city.
2. Organize the propagation and education to improve awareness for all social classes about roles and functions of coastal protective forests; encourage people and other economic sectors to actively participate in protection and development of coastal forests to cope with climate change; organize the management and protection of coastal forests in accordance with current regulations; effectively implement policies herein in provinces or cities.
3. Instruct relevant authorities and forest owners to check, prepare, appraise and consider approving investment projects, schemes and plans for protection, development and use of coastal forests in accordance with regulations in this Decree and current regulations on investment, including the contents of private sector involvement in investment in protection and development of coastal forests.
4. Investigate, monitor and make plans for protection and development of coastal forests; boundaries of planned coastal forests must be clearly shown in the map and in the field; withdraw land area in the coastal protection corridors, dike protection corridors, planning area for protection and development of coastal forests that are improperly used by organizations, household or individuals to restore and regenerate coastal forests.
5. Inspect the implementation of policies for management, protection and development of coastal forests in provinces or cities; submit annual reports on implementation results thereof to Ministry of Agriculture and Rural Development to aggregate and report to the Government and the Prime Minister.
1. This Decree comes into force as of October 10, 2016.
2. In case there are several policies on investment and support for management, protection and development of coastal forests with the same contents, this Decree shall be applied.
Ministries, Heads of ministerial-level agencies, heads of government’s affiliates, chairpersons of people’s committees of central-affiliated cities or provinces shall be responsible for implementing this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực