Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020
Số hiệu: | Nghị định 75/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/09/2015 | Ngày hiệu lực: | 02/11/2015 |
Ngày công báo: | 21/09/2015 | Số công báo: | Từ số 995 đến số 996 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hộ nghèo thuộc đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người Kinh sinh sống tại các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi tham gia trồng rừng sẽ được hỗ trợ theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP . Cụ thể:
- Được hỗ trợ từ 05 đến 10 triệu đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công bằng tiền đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ tùy theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng theo thiết kế - dự toán.
Ngoài mức hỗ trợ này, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) hoặc Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn còn hỗ trợ cho vay không có tài sản bảo đảm phần giá trị đầu tư còn lại với mức tối đa 15 triệu đồng/ha, lãi suất 1,2%/năm.
- Được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc được lương thực.
- Bên cạnh đó, Ngân hàng CSXH còn hỗ trợ cho vay không có tài sản bảo đảm để chăn nuôi trâu, bò, gia súc khác với mức vay tối đa 50 triệu đồng với mức lãi suất là 1,2%/năm…
Nghị định 75/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/11/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2015 |
VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG, GẮN VỚI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO NHANH, BỀN VỮNG VÀ HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.
Nghị định này quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ, nâng cao thu nhập gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.
1. Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng: bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng.
2. Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Điều 54 Luật Đất đai, tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, thực hiện bảo vệ rừng được giao hoặc rừng nhận khoán.
3. Tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng
1. Đối tượng rừng khoán bảo vệ được hỗ trợ:
a) Diện tích rừng Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ;
b) Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên Nhà nước giao cho các công ty lâm nghiệp quản lý;
c) Diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý.
2. Đối tượng và hạn mức nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ:
a) Đối tượng: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn quy định tại Khoản 1, 2, Điều 2 của Nghị định này;
b) Hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 3 Điều này tối đa là 30 héc-ta (ha) một hộ gia đình.
3. Quyền lợi và trách nhiệm của người nhận khoán:
a) Được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;
b) Được hưởng lợi từ rừng và thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước.
4. Trách nhiệm, quyền hạn của người giao khoán:
a) Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, Công ty lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý đối tượng rừng quy định tại Khoản 1 của Điều này thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng theo quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
b) Lập dự toán, tổ chức kiểm tra, giám sát và thanh toán kịp thời tiền hỗ trợ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 của Điều này cho đối tượng nhận khoán.
Điều 4. Hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung
1. Đối tượng rừng: Rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
2. Đối tượng được hỗ trợ:
a) Hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng được giao có trồng bổ sung;
b) Cộng đồng dân cư thôn quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này thực hiện bảo vệ rừng được giao.
a) Hỗ trợ bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;
b) Hỗ trợ trồng rừng bổ sung, mức hỗ trợ theo thiết kế - dự toán, tối đa không quá 1.600.000 đồng/ha/năm trong 03 năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 03 năm tiếp theo. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
4. Trách nhiệm và quyền lợi của hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn được hưởng chính sách bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 5. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ
1. Diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch phát triển rừng sản xuất đã giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình được hỗ trợ một lần cho chu kỳ đầu tiên để trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ.
2. Mức hỗ trợ từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công bằng tiền đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ tùy theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng theo thiết kế - dự toán. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và thiết kế - dự toán.
3. Quyền lợi và trách nhiệm của hộ gia đình được hưởng chính sách về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 6. Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ
Diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch trồng rừng phòng hộ đã giao cho hộ gia đình thi được Nhà nước cấp kinh phí theo thiết kế - dự toán để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và được hưởng lợi từ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 7. Trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy
Hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Nghị định này thì được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức và thời gian trợ cấp, nhưng tối đa không quá 7 năm.
1. Căn cứ thiết kế - dự toán trồng rừng, ngoài số tiền được hỗ trợ quy định tại Điều 5 của Nghị định này để trồng rừng sản xuất phát triển lâm sản ngoài gỗ, hộ gia đình được Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay không có tài sản bảo đảm phần giá trị đầu tư còn lại như sau:
- Hạn mức vay: Tối đa là 15.000.000 đồng/ha.
- Thời hạn cho vay: Từ khi trồng đến khi khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng nhưng không quá 20 năm.
Mức vay và thời gian vay cụ thể do ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận phù hợp với quy định tại Nghị định này. Thời hạn trả gốc và lãi một lần khi khai thác chính.
2. Cho vay phát triển chăn nuôi:
Hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này được Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho vay không có tài sản bảo đảm để chăn nuôi trâu, bò, gia súc khác như sau:
- Hạn mức vay: Tối đa 50.000.000 đồng.
- Thời hạn cho vay: Tối đa 10 năm.
Mức vay và thời gian vay cụ thể do ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận phù hợp với quy định tại Nghị định này.
3. Lãi suất và hỗ trợ lãi suất vay:
a) Hộ gia đình được vay theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này với mức lãi suất là 1,2%/năm;
b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ phần lãi suất tiền vay còn lại.
4. Cơ cấu lại nợ và xử lý rủi ro: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Điều 9. Nguồn vốn thực hiện chính sách
1. Ngân sách nhà nước đảm bảo các khoản chi quy định tại các Điều 3, 4, 5, 6 và 7 của Nghị định này và được bố trí hàng năm trong Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, phân bổ như sau:
a) Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi;
b) Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% kinh phí đối với địa phương có tỷ lệ điều tiết nguồn thu về Trung ương dưới 50%, ngân sách địa phương đảm bảo 50% nhu cầu kinh phí;
c) Các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương thực hiện.
2. Ngân sách trung ương thực hiện cấp hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
Điều 10. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, đề xuất biện pháp xử lý và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền;
b) Hướng dẫn thực hiện Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền;
c) Định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáo Chính phủ hàng năm.
2. Ủy ban Dân tộc
Quyết định công nhận các thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực II, III vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu, cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch 05 năm và hàng năm để thực hiện Nghị định này.
4. Bộ Tài chính
a) Bố trí ngân sách thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định này;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp phát, quản lý và thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ quy định tại Nghị định này;
c) Hướng dẫn cơ chế hỗ trợ lãi suất thực hiện chính sách tín dụng quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a) Chỉ đạo và hướng dẫn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện cho vay đầu tư trồng rừng sản xuất, chăn nuôi quy định tại Điều 8 Nghị định này;
b) Kiểm tra, giám sát, xử lý và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
6. Các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các quy định tại Nghị định này.
Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách quy định tại Nghị định này ở địa phương.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã điều tra thực tế, xác định xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II, III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp và báo cáo Ủy ban Dân tộc để xem xét và quyết định công nhận; rà soát, công nhận hộ nghèo theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Hướng dẫn xác định loài cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để làm căn cứ hỗ trợ, cho vay; chỉ đạo xây dựng, ban hành định mức về giống, phân bón, nhân công cụ thể cho từng loại cây trồng trên địa bàn; hướng dẫn lập thiết kế - dự toán khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 11 năm 2015.
2. Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung thì áp dụng theo quy định của Nghị định này.
3. Sau năm 2020, việc trợ cấp gạo theo Điều 7 Nghị định này vẫn được thực hiện tiếp và không quá 7 năm theo quy định; hợp đồng cho vay tín dụng giữa ngân hàng và hộ gia đình để trồng rừng, chăn nuôi quy định tại Điều 8 Nghị định này được tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc hợp đồng.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 75/2015/ND-CP |
Hanoi, 09 September 2015 |
DECREE
ON MECHANISM AND POLICY OF FOREST DEVELOPMENT ASSOCIATED WITH THE POLICY ON SUSTAINABLE AND RAPID POVERTY REDUCTION AND ASSISTANCE TO ETHNIC MINORITIES FOR THE PERIOD 2015 – 2020
Pursuant to the Law on Organization of Government dated 25/11/2001;
Pursuant to the Law on Forest Protection and Development dated 03/12/2004;
At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development
The Government issues this Decree on mechanism and policy of forest development associated with the policy on sustainable and rapid poverty reduction and assistance to ethnic minorities for the period 2015 – 2020.
Article 1. Scope of adjustment
This Decree provides for the mechanism and policy on encouraging forest protection, regeneration, afforestation, non-wood forest product development, income improvement associated with policy on sustainable and rapid poverty reduction for the period 2015 – 2020.
Article 2. Subjects of application
1. The poor households of ethnic minorities and Kinh households stably living in communes with difficult social - economic conditions (region II and III) of ethnic and mountainous areas under the criteria stipulated by the Prime Minister, implementing one of the activities for protection and development of forests: protection and regeneration of natural forests; afforestation, non-wood forest trees on land planned for forest development and allocated by the State for forest protection on contracts.
2. The hamlet population communities are allocated forest as provided for in Article 29 of the Law on Forest Protection and Development and Article 54 of the Land Law, in the communes with difficult social-economic conditions (region II and III) of the ethnic and mountainous areas under the criteria specified by the Prime Minister to implement forest protection assigned or contracted forest.
3. Other relevant organizations and individuals.
Article 3. Assistance to contracted forest protection
1. Forest protected on contract:
a) The forest area allocated to the management Board of special-use forest and protection forest;
b) The special-use forest and protection forest are the natural forest allocated to the forestry companies by the State for management;
c) The forest area not yet allocated or leased under the management of People’s Committee of commune, ward and town (referred to as communal People’s Committee).
2. Assistance to subjects and limit of contracted forest protection:
a) Subject: Households, hamlet population communities specified in Clause 1, 2, Article 2 of this Decree.
b) The limit of contracted forest area provided with assistance in accordance with the provisions in Clause 3 of this Article is a maximum of 30 ha/household.
3. Interests and responsibilities of contracted persons:
a) Receive an amount for contracted forest protection of 400,000 dong/ha/year;
b) Receive benefits from forest and take responsibility for forest protection under the current regulations of law of state.
4. Responsibilities and power of contracting persons:
a) The management Board of special-use forest and protection forest, forestry companies and communal People’s Committee managing the forest subjects specified in Clause 1 of this Article shall implement their responsibility and power of forest owner in accordance with regulations of law on forest protection and development.
b) Make estimate, organize inspection and monitoring and make timely assistance payment as stipulated under Point a, Clause 3 of this Article to the contracted persons.
Article 4. Assistance to forest protection and regeneration with additional plantation
1. Forest subject: Protection forest and production forest as natural forest.
2. Subject entitled to assistance:
a) The households specified in Clause 1, Article 2 of this Decree implementing the allocated forest protection, regeneration and additional plantation;
b) The hamlet population community specified in Clause 2, Article 2 of this Decree implementing the protection of allocated forest.
3. Assistance rate:
a) The assistance rate of forest protection is 400,000 dong/ha/year;
b) The assistance to additional plantation and assistance under the design – estimate with a maximum of 1,600,000 dong/ha/year in the first 03 years and 600,000 dong for the next 03 years. The chairman of provincial People’s Committees shall decide the specific assistance rate consistent with the actual conditions of localities.
4. The responsibilities and interests of the households and hamlet population community entitled to policy on forest protection and regeneration shall comply with the regulations of law on forest protection and development.
Article 5. Assistance to production forest growing and non-wood forest product development
1. The forestry land area planned for development of production forest stably and long allocated to households shall be provided with one-time assistance for the first cycle for the production forest growing with trees for timber and non-wood forest trees.
2. The assistance rate from 5,000,000 to 10,000,000 dong/ha to buy the seedling, fertilizer and a portion of fees for employees in cash for growing trees for timber and non-wood forest trees depending on the business cycle of tree species under the design and estimate. The chairman of provincial People’s Committee shall decide the specific assistance rate in accordance with the actual condition of localities and design and estimate.
3. The interests and responsibilities entitled to the policy on forest protection and development shall comply with current regulations of law.
Article 6. Assistance to protection forest plantation
The area of forestry land planned for protection forest plantation allocated to the households shall be funded by the State under the design and estimate for forest plantation, care and development and entitled to benefits from forest in accordance with regulations of law on forest protection and development.
Article 7. Rice subsidy for afforestation instead of burnt-over land
The poor households involved in afforestation specified in Article 5 and 6 of this Decree shall be subsidized 15kg of rice/person/month or an amount of money equivalent to 15 kg of rice/person/month at the time of subsidy during the time of less self-sufficiency of food. The chairman of provincial People’s Committee shall decide the rate and time of subsidy but not more than 7 years.
Article 8. Credit policy
1. Based on the afforestation design and estimate, in addition to the amount of money of assistance provided for in Article 5 of this Decree for production forest growing and development of non-wood forest product, the households shall get the loan from the Social Policy Bank or the Bank for Agriculture and Rural Development without mortgage of the remaining investment value as follows:
- Loan rate: A maximum of 15,000,000 dong/ha.
- Loan term: From forest growing to main exploitation according to the business cycle of tree species but not more than 20 years.
The specific loan rate and duration shall be agreed upon by the bank and customer in accordance with the provisions in this Decree. The schedule of principal and interest repayment once upon main exploitation.
2. Loan for livestock development:
The households specified in Clause 1, Article 2 of this Decree shall get loans from the Social Policy Bank or the Bank for Agriculture and Rural Development without mortgage to raise cattle and other domestic animals as follows:
- Loan limit: A maximum of 50,000,000 dong.
- Loan term: A maximum of 10 years.
The specific loan rate and duration shall be agreed upon by the bank and customer in accordance with the provisions in this Decree.
3. Interest and loan interest assistance:
a) The households shall get loans as stipulated in Clause 1 and 2 of this Article with the interest of 1.2%/year;
b) The state budget shall finance the remaining loan interest.
4. Debt restructuring and risk handling: Comply with the provisions in Decree No. 55/2015/ND-CP dated 09/06/2015 of the Government on credit policy for rural and agricultural development.
Article 9. Capital for policy implementation
1. The state budget ensure the expenditures specified in Articles 4, 5, 6 and 7 of this Decree and annually allocated in the forest protection and development Plan as follows:
a) The central budget shall finance 100% to the localities which cannot balance their balance and the province of Quang Ngai;
b) The central budget shall finance 50% to the localities which the percentage of revenue regulation of less than 50% and the local budget ensures 50% of funding needs.
c) The remaining localities use the local budget for implementation.
2. The central budget shall provide the interest subsidy to the banks as stipulated in Article 8 of this Decree.
Article 10. Responsibility of Ministries and sectors
1. Ministry of Agriculture and Rural Development
a) Coordinates with the relevant Ministries, sectors and localities to carry out the inspection and monitoring of implementation of provisions in this Decree and recommend the measures to deal with and solve the difficulties and problems arising during the implementation and make report to the Prime Minister on issues beyond its authority;
b) Provides instructions on implementation of this Decree under its functions, duties and authority;
c) Makes annual preliminary and final report to the Government.
2. Committee for Ethnic Minorities
Makes decision on recognizing the hamlets with particularly difficult conditions and the communes of area II and III in ethnic and mountainous regions for the period 2016 – 2020 under the current regulations of the Prime Minister.
3. Ministry of Planning and Investment
Coordinates with the Ministry of Finance, Ministry of Agriculture and Rural Development to aggregate the needs, balance and allocate the development investment capital under the 5-year and annual plan to implement this Decree.
4. Ministry of Finance
a) Allocates the budget for implementation of policies specified in this Decree.
b) Provides instructions and inspect the allocation, management, payment and finalization of assistance funding specified in this Decree.
c) Provides instructions on mechanism of interest assistance to implement the credit policy specified in Article 8 of this Decree.
5. State Bank of Vietnam
a) Steers and guides the systems of Social Policy Bank and the Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam in loan for production forest growing and raising specified in Article 8 of this Decree.
b) Inspects, monitors, handles and solves the difficulties and problems during the implementation.
6. The relevant Ministries and sectors within their functions and duties shall direct the implementation of provisions in this Decree.
Article 11. Responsibility of provincial People’s Committees
1. Steer, implements, inspects, monitors, assesses and makes periodical report on result of implementation of mechanisms and policies specified in this Decree at localities.
2. Directs the district and communal People’s Committee to make actual investigation and identify the communes with difficult socio-economic conditions (area II and III) of the ethnic and mountainous regions under the current regulations of the Prime Minister, aggregates and reports to the Committee for Ethnic Minorities for consideration and recognition; reviews and recognizes poor households as guided by the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs.
3. Guides the identification of tree and domestic animal species consistent with the local actual conditions as a basis for assistance and loan; directs the development and issue of criteria for specific seedlings, fertilizer and employees for tree species in the area; guides the formulation of design and estimate for forest regeneration and additional afforestation.
1. This Decree takes effect from 02/11/2015.
2. In case of many assistance mechanisms and polices of the same contents, apply the provisions of this Decree.
3. After 2020, the rice subsidy as stipulated in Article 7 of this Decree shall be continued but not more than 07 years as prescribed; the credit loan contract between the bank and households for afforestation and raising specified in Article 8 of this Decree shall be continued to execute until the end of contract.
Article 13. Responsibility for implementation
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government, chairman of People's Committees of provinces and centrally-run cities directly within their functions and tasks are responsible for guiding the implementation of this Decree. /.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực