Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về phân định ranh giới rừng
Số hiệu: | 31/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 08/03/2019 | Số công báo: | Từ số 273 đến số 274 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này quy định về phân định ranh giới rừng.
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến phân định ranh giới rừng.
Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiểu khu có diện tích khoảng 1.000 ha, trong cùng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). Thứ tự tiểu khu được ghi số bằng chữ số Ả Rập trong phạm vi của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), từ tiểu khu số 1 đến tiểu khu cuối cùng (ví dụ: Tiểu khu 1, Tiểu khu 2).
2. Khoảnh có diện tích khoảng 100 ha, trong cùng đơn vị hành chính cấp xã. Thứ tự khoảnh được ghi số bằng chữ số Ả Rập, từ khoảnh 1 đến khoảnh cuối cùng, trong phạm vi từng tiểu khu (ví dụ: Khoảnh 1, Khoảnh 2).
3. Lô có diện tích khoảng 10 ha, có trạng thái rừng hoặc đất lâm nghiệp tương đối đồng nhất, cùng địa bàn trong cấp xã. Thứ tự lô được ghi số bằng chữ số Ả Rập, từ lô 1 đến lô cuối cùng, trong phạm vi từng khoảnh (ví dụ: Lô 1, Lô 2).
Số thứ tự của tiểu khu, khoảnh, lô được ghi số theo trình tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, trường hợp được bổ sung thì bên cạnh tiểu khu, khoảnh, lô gốc bổ sung ký hiệu A, B, C (ví dụ Tiểu khu 1A, Khoảnh 1A, Lô 1A).
4. Mốc phân định ranh giới là vật thể cố định được sử dụng để đánh dấu các vị trí quan trọng trên đường ranh giới cần phân định trên thực địa.
5. Điểm đặc trưng là các điểm địa hình, địa vật, dông núi, sông, suối, đường giao thông, đường phân thủy, đường tụ thủy.
6. Bản đồ hiện trạng rừng là bản đồ chuyên đề thể hiện ranh giới các lô trạng thái rừng theo hệ thống phân loại rừng hiện hành trên nền bản đồ địa hình tương ứng với từng loại tỷ lệ.
1. Bản đồ hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016.
2. Một trong các tài liệu sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định thành lập khu rừng; quyết định giao đất; quyết định thuê đất; quyết định giao rừng; quyết định thuê rừng.
1. Phân định ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới chủ rừng trên bản đồ hiện trạng rừng.
2. Thiết kế vị trí các mốc, bảng phân định ranh giới trên bản đồ hiện hạng rừng.
1. Sử dụng bản đồ hiện trạng rừng làm bản đồ phân định ranh giới rừng.
2. Trường hợp có sự thay đổi về ranh giới, diện tích do chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng; điều chỉnh địa giới hành chính; chuyển nhượng có thay đổi tên chủ rừng, thực hiện hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng để sử dụng làm bản đồ phân định ranh giới theo trình tự sau:
a) Cập nhật, thu thập số liệu, tài liệu về sự thay đổi ranh giới, diện tích rừng;
b) Chuyển ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới chủ rừng lên bản đồ hiện trạng rừng.
3. Đơn vị thực hiện
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hiệu chỉnh bản đồ hiện hạng rừng cấp tỉnh;
b) Cơ quan kiểm lâm cấp huyện hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng cấp huyện và xã; trường hợp không có cơ quan kiểm lâm cấp huyện, cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh thực hiện.
1. Sử dụng bản đồ phân định ranh giới rừng tại Điều 5 Thông tư này để xác định sơ đồ vị trí mốc, bảng.
2. Vị trí mốc: chỉ xác định vị trí mốc đối với ranh giới tiếp giáp giữa các chủ rừng lân cận tại các vị trí đổi hướng của đường ranh giới, nơi không có điểm đặc trưng, khó phân định ranh giới; không xác định mốc ở những nơi đường ranh giới có các điểm đặc trưng. Khoảng cách giữa các mốc không quá 2.000 m. Trường hợp những nơi giáp khu dân cư có nhiều nguy cơ bị xâm hại, nơi ranh giới khó nhận biết do có quá ít các điểm đặc trưng như vùng đồi bát úp hoặc đất bằng ven biển, khoảng cách các mốc không quá 1.000 m. Số hiệu mốc đánh theo thứ tự từ mốc số 1 đến mốc cuối cùng trên đường ranh giới theo chiều kim đồng hồ.
3. Vị trí bảng: được xác định ở các vị trí có đường giao thông qua lại hoặc nơi gần các khu dân cư, nơi rừng có nguy cơ bị xâm hại cao.
1. Bản đồ phân định ranh giới quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Sơ đồ vị trí mốc, bảng trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Một trong các tài liệu sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định thành lập khu rừng; quyết định giao đất; quyết định thuê đất; quyết định giao rừng; quyết định thuê rừng.
4. Hồ sơ mốc ranh giới sử dụng đất theo quyết định giao đất, quyết định giao rừng, quyết định cho thuê đất, quyết định thuê rừng được cấp thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
1. Những khu rừng đã được phân định ranh giới trên thực địa, không thực hiện phân định lại ranh giới rừng.
2. Trường hợp chưa thực hiện phân định ranh giới rừng trên thực địa hoặc có sự thay đổi về ranh giới rừng, tiến hành phân định ranh giới rừng theo trình tự sau:
a) Thu thập tài liệu và bản đồ quy định tại Điều 7 Thông tư này;
b) Mô tả đường phân định ranh giới rừng trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 5 Thông tư này;
c) Xác định vị trí mốc, bảng trên thực địa theo sơ đồ vị trí mốc, bảng trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 6 Thông tư này;
d) Cắm mốc, bảng trên thực địa.
3. Đơn vị thực hiện:
a) Đối với nội dung quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức thực hiện;
b) Đối với nội dung quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, chủ rừng thực hiện có sự chứng kiến của cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh đối với những địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.
4. Đối với những khu vực có tranh chấp mà không thỏa thuận được giữa các chủ rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì lập biên bản đối với từng trường hợp cụ thể theo Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Thông tư này; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thẩm quyền. Sau khi khu vực có tranh chấp được giải quyết, thực hiện phân định ranh giới rừng theo khoản 2 Điều này.
1. Nội dung mô tả: các điểm đặc trưng, hướng, tọa độ, khoảng cách giữa các điểm đặc trưng và chiều dài đường ranh giới rừng.
2. Phương pháp mô tả
a) Trường hợp đường phân định ranh giới khu rừng đã có kết quả mô tả hoặc khu rừng liền kề đã mô tả thì sử dụng kết quả mô tả đó.
b) Trường hợp đường phân định ranh giới khu rừng chưa được mô tả, thực hiện như sau: đường phân định ranh giới bắt đầu từ điểm đặc trưng đầu tiên tại điểm cực Bắc của khu rừng, mô tả theo chiều kim đồng hồ, bảo đảm tính liên tục, khép kín trên toàn bộ đường phân định ranh giới rừng. Trường hợp trên đường phân định ranh giới khu rừng không có điểm đặc trưng, sử dụng máy định vị (GPS) để xác định tọa độ và mô tả đường phân định ranh giới theo tọa độ đó.
3. Lập bản mô tả đường phân định ranh giới rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
4. Lập bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường phân định ranh giới rừng theo Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Thông tư này. Tọa độ các điểm đặc trưng đo 03 lần bằng GPS và lấy giá trị bình quân.
1. Những khu rừng đã xác định vị trí mốc, bảng phù hợp với kết quả thiết kế vị trí các mốc, bảng theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, không thực hiện xác định lại vị trí.
2. Trường hợp không thuộc khoản 1 Điều này, tiến hành xác định vị trí mốc, bảng như sau:
a) Căn cứ kết quả thiết kế vị trí các mốc, bảng theo quy định tại Điều 6 Thông tư này để xác định vị trí mốc, bảng ngoài thực địa, trừ các vị trí mốc trùng với điểm đặc trưng;
b) Căn cứ kết quả tại điểm a khoản này để xác định cụ thể tọa độ vị trí mốc, bảng trên đường phân định ranh giới của khu rừng. Tọa độ vị trí mốc, bảng được đo 03 lần bằng GPS lấy giá trị bình quân và lập bản tọa độ vị trí mốc, bảng theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
c) Lập bảng tổng hợp vị trí tọa độ mốc, bảng theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp vị trí mốc, bảng trên thực địa có sai khác so với thiết kế trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 6 Thông tư này, phải hiệu chỉnh vị trí mốc, bảng trên bản đồ cho phù hợp với thực địa.
1. Quy định về mốc
a) Mốc làm bằng bê tông cốt thép đảm bảo bền vững, chắc chắn, có tiết diện hình chữ nhật, kích thước mốc: cao 100 cm, rộng 30 cm, dày 12 cm, có đế dùng để cắm mốc.
b) Mốc ghi tên chủ rừng, loại rừng và số hiệu mốc. Phần mốc nổi trên mặt đất sơn màu trắng, chữ số được viết trên mặt bên của mốc, cách mặt trên của mốc 3 cm; chữ in hoa đều nét, cỡ chữ cao 3 cm, rộng 2 cm bằng sơn đỏ.
2. Quy định về bảng
a) Bảng làm bằng bê tông cốt thép đảm bảo bền vững, chắc chắn, kích thước cao 100 cm, rộng 150 cm, dày 5 cm.
b) Bên trái bảng thể hiện sơ đồ khu rừng, bên phải ghi tên khu rừng và nội dung yêu cầu quản lý, bảo vệ rừng.
3. Đối với những nơi đã cắm mốc, bảng khác với quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này, vẫn được tiếp tục sử dụng mốc, bảng cũ.
1. Những khu rừng đã cắm mốc, bảng phù hợp với quy định tại Điều 10 Thông tư này, không thực hiện cắm lại.
2. Trường hợp không thuộc khoản 1 Điều này, tiến hành cắm mốc, bảng như sau:
a) Mốc được cắm cố định xuống đất trên đường phân định ranh giới rừng bảo đảm bền vững, chắc chắn, phần nổi trên mặt đất cao 50 cm, mặt ghi số hiệu mốc và tên khu rừng quay ra phía ngoài.
b) Bảng được gắn vào cột hình vuông cao 300 cm, rộng 15 cm, dày 15 cm, được cắm cố định xuống đất, phần chôn sâu dưới mặt đất 100 cm đảm bảo vững chắc.
1. Chủ rừng có trách nhiệm quản lý, bảo vệ mốc, bảng trong phạm vi ranh giới diện tích được giao, được thuê.
2. Trường hợp mốc, bảng bị xê dịch, bị mất hay hư hỏng, chủ rừng thực hiện khôi phục lại mốc, bảng theo đúng vị trí ban đầu.
1. Sơ đồ vị trí mốc, bảng trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Bản mô tả đường phân định ranh giới rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
3. Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường phân định ranh giới rừng theo Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
4. Bản tọa độ vị trí mốc, bảng theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
5. Bảng tổng hợp vị trí tọa độ vị trí mốc, bảng theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
1. Thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
2. Hồ sơ của chủ rừng là tổ chức được lập thành 04 bộ, quản lý tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh trong trường hợp không có cơ quan kiểm lâm cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ rừng.
3. Hồ sơ của các chủ rừng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này do chủ rừng tự lập và quản lý.
1. Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi cả nước.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện Thông tư này trên địa bàn tỉnh.
3. Chủ rừng có trách nhiệm cắm mốc, bảng trên thực địa và quản lý, bảo vệ mốc, bảng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Quyết định số 3031/1997/QĐ-BNNPTNT ngày 20 tháng 11 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy chế xác định ranh giới và cắm mốc các loại rừng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
(Kèm theo Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mẫu số 01 |
Biên bản kiểm tra hiện trạng khu vực ranh giới rừng có tranh chấp |
Mẫu số 02 |
Bản mô tả đường phân định ranh giới rừng |
Mẫu số 03 |
Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường phân định ranh giới rừng |
Mẫu số 04 |
Bản tọa độ vị trí mốc, bảng |
Mẫu số 05 |
Bảng tổng hợp tọa độ vị trí mốc, bảng |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Địa danh), ngày... tháng... năm...
BIÊN BẢN KIỂM TRA HIỆN TRẠNG KHU VỰC RANH GIỚI RỪNG CÓ TRANH CHẤP
Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà): đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .......................................
2. Ông (bà): đại diện chủ rừng .....................................................................................
2. Ông (bà): đại diện chủ rừng liền kề có tranh chấp ......................................................
3. Ông (bà): đại diện kiểm lâm địa bàn: ........................................................................
Sau khi đã cùng nhau kiểm tra trên bản đồ, hồ sơ và khu vực thực địa trên đường ranh giới có tranh chấp, cụ thể như sau:
- Khu vực ranh giới tranh chấp: thuộc tiểu khu………………khoảnh……………lô………………. của chủ rừng:………………….........; thuộc Tiểu khu…………….khoảnh……….lô……….của chủ rừng liền kề có tranh chấp.
- Diện tích tranh chấp:……………………..(ha), chiều dài ranh giới tranh chấp………………(m)
- Hiện trạng rừng khu vực tranh chấp ............................................................................
- Nguyên nhân tranh chấp: ...........................................................................................
- Hồ sơ kèm theo: .......................................................................................................
Đề xuất, kiến nghị: .......................................................................................................
...................................................................................................................................
Biên bản này làm tại:....................................................................................................
Chúng tôi thống nhất cùng ký tên./.
Đại diện chủ rừng liền kề |
Đại diện chủ rừng |
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Địa danh), ngày... tháng... năm...
BẢN MÔ TẢ ĐƯỜNG PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI RỪNG
Tên chủ rừng: xã (tên xã); huyện (tên huyện); tỉnh (tên tỉnh)
Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà): đại diện Sở Nông nghiệp và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2. Ông (bà): đại diện chủ rừng .....................................................................................
3. Ông (bà): đại diện cho đơn vị tư vấn (nếu có): ..........................................................
Sau khi đã cùng nhau xem xét trên bản đồ và thực địa dọc theo đường phân định ranh giới, chúng tôi thống nhất mô tả đường phân định ranh giới như sau:
Đoạn 1: bắt đầu từ điểm đặc trưng số…… (tọa độ X = ………m; Y = ………m) đến điểm đặc trưng số....(X = ……..m; Y = …….m), chiều dài ……… m (mô tả chi tiết các địa hình, địa vật, sông, suối... mà đoạn ranh giới gặp)
Đoạn 2: từ điểm đặc trưng số..., đến điểm đặc trưng số …... (X = ………m; Y = ………… m).................chiều dài ….……….m (mô tả chi tiết các địa hình, địa vật, sông, suối... mà đoạn ranh giới gặp)
Đoạn 3: từ điểm đặc trưng số … đến điểm đặc trưng số………. (X = ……..m; Y = …….. m)…………..chiều dài ………..….m (mô tả chi tiết các địa hình, địa vật, sông, suối... mà đoạn ranh giới gặp)
Đoạn ...: từ điểm đặc trưng số …..…., ranh giới ……......m đến điểm đặc trưng số…….. (mô tả chi tiết các địa hình, địa vật, sông, suối... mà đoạn ranh giới gặp)
Bản mô tả được làm tại ………. tổng số đoạn mô tả....; tổng chiều dài ...m.
Đại diện Đơn vị |
Đại diện chủ rừng |
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Địa danh), ngày... tháng... năm...
BẢNG TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG TRÊN ĐƯỜNG PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI RỪNG
Tên chủ rừng: xã (tên xã); huyện (tên huyện); tỉnh (tên tỉnh)
STT điểm |
Tọa độ (m) |
Xã |
Chủ rừng liền kề (nếu có) |
|
|
Kinh độ (X) |
Vĩ độ (Y) |
|
|
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
Đại diện Đơn vị |
Đại diện chủ rừng |
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Địa danh), ngày... tháng... năm...
Tên chủ rừng: xã (tên xã); huyện (tên huyện); tỉnh (tên tỉnh)
Số hiệu mốc, bảng: .....................................................................................................
Thuộc khu rừng: ..........................................................................................................
SƠ ĐỒ VỊ TRÍ MỐC, BẢNG
O
|
Nơi cắm mốc, bảng: …………………………………..Tỷ lệ …………………………………….
Tại: xã ……………………huyện …………………….- tỉnh…………
Vị trí mốc, bảng có tọa độ địa lý theo hệ quy chiếu VN 2000, kinh tuyến trục………..
Tọa độ |
Độ, phút, giây |
m |
Ghi chú |
Vĩ độ |
|
………….. m |
|
Kinh độ |
|
………….. m |
|
UBND xã |
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Địa danh), ngày... tháng... năm...
BẢNG TỔNG HỢP TỌA ĐỘ VỊ TRÍ MỐC, BẢNG
Tên chủ rừng: xã (tên xã); huyện (tên huyện); tỉnh (tên tỉnh)
STT mốc |
Tọa độ (m) |
Tọa độ (độ, phút, giây) |
Xã |
Ghi chú |
||
Kinh độ (X) |
Vĩ độ (Y) |
Kinh độ (X) |
Vĩ độ (Y) |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại diện Đơn vị tư vấn |
Đại diện chủ rừng |
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 31/2018/TT-BNNPTNT |
Hanoi, November 16, 2018 |
REGARDING FOREST BOUNDARY DELIMITATION
Pursuant to the Prime Minister’s Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural development;
Pursuant to the 2017 Law on Forestry;
At the proposal of the Director General of the Vietnam Administration of Forestry;
The Minister of Agriculture and Rural development promulgates a Circular regarding forest boundary delimitation.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular provides for forest boundary delimitation.
2. This Circular applies to organizations, households, individuals and residential communities involving in forest boundary delimitation.
In this Circular, the undermentioned terms shall be defined as follows:
1. “compartment” means an area of approximately 1,000 ha located within one commune, ward or commune-level town (hereinafter referred to as “commune”). Every compartment within a province or central-affiliated city (hereinafter referred to as “province-level”) is assigned an Arabic numeral, from compartment No.1 to the last compartment (e.g. Compartment 1, Compartment 2).
2. “sub-compartment” means an area of approximately 100 ha located within one commune. Every sub-compartment within a compartment is assigned an Arabic numeral, from sub-compartment 1 to the last sub-compartment (e.g. Sub-compartment 1, Sub-compartment 2).
3. “plot” means an area of approximately 10 ha with relatively consistent state of forest or forestry land and is located within one commune. Every plot within a sub-compartment is assigned an Arabic numeral, from plot 1 to the last plot (e.g. Plot 1, Plot 2).
Compartments, sub-compartments and plots of forest are numbered from top to bottom, from left to right; in case of addition, A, B, C characters are added next to compartments, sub-compartments and/or plots of forest (e.g. Compartment 1A, Sub-compartment 1A, Plot 1A).
4. “marker" means a fixed object used to mark an important location on a boundary that needs delimiting on field.
5. “geographical feature” means a feature of topography, geographical objects, mountain ridges, rivers, streams, traffic roads, drainage divides or tributary streams.
6. “forest status map” means a specialized map showing boundaries of current forest plots based on current systems of forest classification on topographic maps corresponding with each type of scale.
Section 1. DELIMITATION OF FOREST BOUNDARIES ON MAPS
Article 3. Bases for forest boundary delimitation
1. Forest status maps in compliance with the Vietnamese standard No. TCVN 11565:2016.
2. One of the following documents: certificate of land use right; decision of forest zone establishment; land allocation decision; land rent decision; forest allocation decision; forest rent decision.
Article 4. Contents of forest boundary delimitation
1. Delimiting boundaries of compartments, sub-compartments, plots of forest and boundaries of forest owners on forest status maps.
2. Designing locations of markers and signs of boundary delimitation on forest status maps.
Article 5. Delimiting boundaries of compartments, sub-compartments, plots of forest and boundaries of forest owners on maps
1. Use forest status maps as maps for forest boundary delimitation.
2. In case there is change to boundaries and/or areas due to repurposing of land/forest; adjustment to administrative boundaries; transfer of land/forest use right and change of forest owner’s name, forest status maps shall be modified so as to be used as maps for forest boundary delimitation in the following order:
a) Updating, collecting data and documents on changes to forest boundaries and/or areas;
b) Transferring boundaries of compartments, sub-compartments, plots of forest and boundaries of forest owners onto forest status maps.
3. Implementing units:
a) Departments of Agriculture and Rural development shall take charge in adjusting maps of current province-level forest status;
b) District-level forest ranger organizations shall modify maps of current district- and commune-level forest status; in case there is no district-level forest ranger organization, province-level forest ranger organizations shall be in charge.
Article 6. Designing marker/sign locations of boundaries of forest owners
1. Use the maps for forest boundary delimitation in Article 5 of this Circular to determine outlines of marker/sign locations.
2. Locations of markers: only plant markers for boundaries between adjacent forest owners where there are changes in direction, for places with no geographical feature, thus hard to delimit boundaries; do not plant markers at places with geographical features. Distance between markers shall be no further than 2,000 m. For places near residential areas facing high risk of encroachment, places where boundaries are hard to discern due to scarce geographical features such as areas of domed hills or coastal plains, the distance between markers shall be no further than 1,000 m. Each marker shall be assigned clockwise a number sign starting from marker No.1 to the last marker on the boundary line.
3. Locations of signs: plant signs at places with traffic roads or near residential areas, areas with high risk of forest encroachment.
Section 2. DELIMITATION OF FOREST BOUNDARIES ON FIELD
Article 7. Bases for delimitation of forest boundaries on field
1. Maps for forest boundary delimitation prescribed in Article 5 of this Circular.
2. Outlines of marker/sign locations on the maps for forest boundary delimitation prescribed in Article 6 of this Circular.
3. One of the following documents: certificate of land use right; decision of forest zone establishment; land allocation decision; land rent decision; forest allocation decision; forest rent decision.
4. Dossiers of markers of boundaries for land use in accordance with land allocation decision, forest allocation decision, land lease decision, forest rent decision approved by competent authorities (if any).
Article 8. Contents of delimitation of forest boundaries on field
1. Forest zones whose boundaries are delimited on field shall not have their boundaries delimited again.
2. In case forest boundary delimitation is yet to be carried out or there are changes to forest boundaries, forest boundary delimitation shall be carried out as follows:
a) Collect the documents and maps prescribed in Article 7 of this Circular;
b) Describe forest boundaries on the maps for forest boundary delimitation prescribed in Article 5 of this Circular;
c) Determine marker/sign locations on field based on outlines of marker/sign locations on the maps for forest boundary delimitation prescribed in Article 6 of this Circular.
d) Plant markers or signs on field.
3. Implementing units:
a) For contents prescribed in point a, b, c clause 2 of this Article, Departments of Agriculture and Rural development shall take charge and organize their implementation;
b) For contents prescribed in point d clause 2 of this Article, forest owners shall implement with the presence of district-level forest ranger organizations or province-level forest ranger organizations for localities without district-level forest ranger organizations.
4. For areas under dispute where forest owners fail to reach a settlement, Departments of Agriculture and Rural development shall take charge in formulating records for each specific situation in the format of Form No.01 of the Appendix enclosed with this Circular; submitting a consolidated report to province-level People’s Committees for ex officio resolution. After disputes are resolved, these areas shall be delimited in accordance with clause 2 of this Article.
Article 9. Descriptions of forest boundaries
1. Contents of description: geographical features, directions, coordinates, distance between geographical features and length of forest boundaries.
2. Methods of description
a) In case forest boundaries or boundaries of adjacent forests are already described, those descriptions shall be used.
b) In case forest boundaries are not yet described, their descriptions shall be as follows: a boundary shall begin from the first geographical feature of the northernmost point of the forest zone and be described in a clockwise direction, ensuring continuity and completion of the whole boundary. In case a forest boundary has no geographical feature, the global positioning system (GPS) shall be employed to determine the coordinates and the boundary shall be described based on those coordinates.
3. Enter descriptions of forest boundaries in Form No.02 of the Appendix enclosed with this Circular.
4. Enter coordinates of geographical features on forest boundaries in Form No.03 of the Appendix enclosed with this Circular. Coordinates of each geographical feature shall be the average value after identifying 03 times using the GPS.
Article 10. Determining locations of markers and signs
1. Locations of markers and signs shall not be re-identified for forest zones whose existing markers and signs are appropriate to the designs of marker/sign locations in Article 6 of this Circular.
2. For other cases beside clause 1 of this Article, markers and signs shall be located as follows:
a) Determine locations of markers and signs on field based on the designs of marker/sign locations prescribed in Article 6 of this Circular, except markers with the same locations as geographical features.
b) Determine specific coordinates of markers and signs on forest boundaries based on results from point a of this clause. Coordinates of each marker or sign shall be the average value after identifying 03 times using the GPS and records of marker/sign coordinates shall be in the format of Form No.04 of the Appendix enclosed with this Circular.
c) Enter the coordinates of the markers/signs in Form No.05 of the Appendix enclosed with this Circular.
3. In case the actual location of a marker or sign is different from the design in the maps for forest boundary delimitation prescribed in Article 6 of this Circular, the location on the maps must be adjusted according to the actual location.
Article 11. Regulations on markers and signs
1. Regulations on markers are as follows
a) Markers shall be made of reinforced concrete to ensure durability and stability, with rectangular cross-section, the size of 100 cm x 30 cm x 12 cm, and a base for planting.
b) Markers shall bear the forest owner’s name, forest type and marker’s number sign. The part above ground shall be painted white, with numbers written on its side at 3 cm lower than the top. The characters shall be written capitalized with even strokes, a font size of 3 cm x 2 cm and in red paint.
2. Regulations on signs are as follows
a) Signs shall be made of reinforced concrete to ensure durability and stability with the size of 100 cm x 150 cm x 5 cm.
b) The left side of a sign shall show the map of the forest zone, and the right side shall show the forest zone’s name and requirements on forest management and protection.
3. Existing markers and signs different from those prescribed in clause 1 and 2 of this Article may continue to be used.
Article 12. Planting markers/signs on field
1. Markers and signs need not be planted in forest zones where existing markers and signs are appropriate to Article 10 of this Circular.
2. For other cases beside clause 1 of this Article, markers and signs shall be planted as follows:
a) Markers shall be planted securely into the ground on forest delimitation boundaries, ensuring durability and stability. The part above ground shall be 50 cm in height, with the marker’s number sign and forest zone’s name written on the side facing the outside.
b) Signs shall be attached to square columns with the size of 300 cm x 15 cm x 15 cm and planted securely into the ground. The underground part shall be 100 cm in length to ensure stability.
Article 13. Management and protection of markers and signs
1. Forest owners shall be responsible for managing and protecting markers and signs within the boundaries of their assigned or rented areas.
2. In case a marker or sign is moved, lost or damaged, the forest owner shall recover and return it to the original position.
Section 3. DOSSIERS OF FOREST BOUNDARY DELIMITATION
Article 14. Dossiers of forest boundary delimitation
1. Outlines of marker/sign locations on the maps for forest boundary delimitation prescribed in Article 6 of this Circular.
2. Descriptions of forest boundaries in the format of Form No.02 of the Appendix enclosed with this Circular.
3. Records of coordinates of geographical features on forest boundaries in the format of Form No.03 of the Appendix enclosed with this Circular.
4. Records of coordinates of markers and signs in the format of Form No.04 of the Appendix enclosed with this Circular.
5. Compilations of coordinates of markers and signs in the format of Form No.05 of the Appendix enclosed with this Circular.
Article 15. Management of dossiers of forest boundary delimitation
1. Contents of dossiers are prescribed in Article 14 of this Circular.
2. If the forest owner is an organization, its dossier shall be made into 04 copies and placed under the management of a Department of Agriculture and Rural development; district-level forest ranger organization or province-level forest ranger organization if there is no district-level forest ranger organization; commune-level People’s Committee and the forest owner.
3. Dossiers of forest owners beside those prescribed in clause 2 of this Article shall be self-formulated and self-managed.
Article 16. Responsibilities for implementing organization
1. The Vietnam Administration of Forestry shall be responsible for providing guidance and reviewing the implementation of this Circular throughout the country.
2. Departments of Agriculture and Rural development shall organize and provide guidance on the implementation of this Circular in provinces.
3. Forest owners shall be responsible for planting markers/signs on field, managing and protecting markers/signs within the areas under their management.
1. This Circular takes effect from January 01, 2019.
2. Decision No. 3031/1997/QD-BNNPTNT dated November 20, 1997 by the Minister of Agriculture and Rural development on boundary delimitation and marking for forest types is nullified from the date this Circular comes into force.
3. During the implementation of this Circular, agencies and units shall submit reports on difficulties (if any) to the Ministry of Agriculture and Rural development for consideration and resolution./.
|
PP. THE MINISTER |