Chương VII Luật lâm sản 2017: Chế biến và thương mại lâm sản
Số hiệu: | 16/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 15/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 27/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1057 đến số 1058 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính sách phát triển chế biến lâm sản được quy định như sau:
a) Hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác, liên doanh, liên kết với chủ rừng để tạo vùng nguyên liệu, quản lý rừng bền vững, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới và giải pháp tăng trưởng xanh, nâng cao giá trị gia tăng;
b) Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản;
c) Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong chế biến lâm sản.
2. Chính sách phát triển chế biến lâm sản quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Cơ sở chế biến và hoạt động chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn thực phẩm và phù hợp với Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
2. Việc chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và mẫu vật các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp từ cơ sở trồng cấy nhân tạo hoặc gây nuôi;
b) Mẫu vật có nguồn gốc khai thác hợp pháp từ tự nhiên;
c) Mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật.
3. Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng thông thường phải bảo đảm có nguồn gốc hợp pháp.
1. Cơ sở chế biến lâm sản có quyền sau đây:
a) Sản xuất những mặt hàng lâm sản Nhà nước không cấm;
b) Được Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp; hỗ trợ liên kết chuỗi sản xuất, chế biến; áp dụng chính sách quy định tại Điều 66 của Luật này và pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp trong khu vực nông thôn, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa.
2. Cơ sở chế biến lâm sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, lao động, tài chính; quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
b) Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng phải thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này;
c) Chấp hành sự quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình sản xuất.
1. Chính sách phát triển thị trường lâm sản được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân hợp tác, liên kết, thu mua, tiêu thụ lâm sản được cung cấp tín dụng ưu đãi theo quy định của pháp luật;
b) Nhà nước hỗ trợ hoạt động xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, cung cấp thông tin thị trường lâm sản trong nước và quốc tế.
2. Chính sách phát triển thị trường lâm sản quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Cơ sở thương mại lâm sản có quyền sau đây:
a) Kinh doanh những mặt hàng lâm sản Nhà nước không cấm;
b) Được Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp; hỗ trợ hợp tác, liên kết chuỗi kinh doanh lâm sản; áp dụng chính sách quy định tại Điều 70 của Luật này và pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp trong khu vực nông thôn, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa.
2. Cơ sở thương mại lâm sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, lao động, tài chính; quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
b) Chấp hành sự quản lý, kiểm tra, thanh tra trong quá trình kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Quản lý thương mại lâm sản được quy định như sau:
a) Dự báo thị trường và định hướng phát triển chế biến lâm sản trong từng thời kỳ;
b) Đàm phán điều ước quốc tế về thương mại, mở cửa thị trường lâm sản, công nhận lẫn nhau về gỗ hợp pháp và tiêu chí quản lý rừng bền vững;
c) Cấp giấy phép, giấy chứng nhận đối với lâm sản xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
d) Việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng vì mục đích thương mại phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
đ) Thương mại nội địa lâm sản phải thực hiện quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
e) Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
2. Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng được quy định như sau:
a) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp phải bảo đảm truy xuất nguồn gốc và quản lý theo chuỗi từ khai thác, trồng cấy, gây nuôi đến chế biến và tiêu dùng;
b) Mẫu vật các loài quy định tại điểm a khoản này phải được đánh dấu xác định nguồn gốc hợp pháp phù hợp với tính chất và chủng loại của từng loại mẫu vật, bảo đảm chống làm giả hoặc tẩy xoá;
c) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ truy xuất nguồn gốc và đánh dấu mẫu vật các loài quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
FOREST PRODUCTS PROCESSING AND TRADE
Section 1. FOREST PRODUCTS PROCESSING
Article 66. Policies on development of forest products processing
1. Policies on development of forest products processing include:
a) Assisting enterprises in cooperation, joint venture or association with forest owners to produce materials, managing forests sustainably, consuming products, applying high/state-of-the-art/new science and technology and solutions to green growth and increase in value added;
b) Giving priority to supporting industry development in forest products processing;
c) Assisting provision of personnel training in forest products processing.
2. The policies on development of forest products processing mentioned in Clause 1 this Article shall be carried out in accordance with the Government's regulations.
Article 67. Processing of specimens of forest plant and animal species
1. Processors of specimens of forest plant and animal species shall comply with provisions of this Law; regulations of law on investment, enterprises, environmental protection, protection and quarantine of plants and animals, goods quality, food safety and conform to regulations of the CITES.
2. Processing of specimens of endangered/rare/wild species of forest plants and animals provided in the CITES Appendices shall satisfy the following requirements:
a) Specimens legally derive from nurseries or farms;
b) Specimens legally derive from natural use;
c) Specimens are confiscated under regulations of law.
3. Processing of specimens of other forest plant and animal species shall ensure legal origins.
Article 68. Rights and obligations of forest products processors
1. The processor of forest products shall have the following rights:
a) Produce forest products that are not banned by the State;
b) Have legitimate rights and interests guaranteed by the State; be assisted in production and processing lines; implement the policies stated in Article 66 herein and regulations of law on investment and enterprises in rural areas, especially remote and isolated areas.
2. The processor of forest products shall fulfill the following obligations:
a) Comply with regulations of law on investment, enterprises, environmental protection, labor, finance; regulations on legal documents on forest products and inspect origins of forest products;
b) Process specimens of forest plant and animal species in compliance with the provision of Article 67 herein;
c) Facilitate management and inspection carried out by a competent state authority in the production process.
Article 69. National timber legality assurance system
1. The State shall develop and operate the national timber legality assurance system; issue criteria, power, procedures for classification of enterprises using, transporting, consuming, processing and exporting timbers or timber products.
2. The Government shall specify this Article.
Section 2. TRADE IN FOREST PRODUCTS
Article 70. Policies on development of forest products market
1. Policies on development of forest products processing shall be implemented as follows:
a) Entities cooperating, associating, purchasing or consuming forest products shall be provided with credit incentives;
b) The State shall assist development of brands, promote trade, develop market and provide information about domestic and global markets.
2. The policies on development of forest products market mentioned in Clause 1 this Article shall be carried out in accordance with the Government's regulations.
Article 71. Rights and obligations of forest products traders
1. The trader of forest products shall have the following rights:
a) Trade in forest products that are not banned by the State;
b) Have legitimate rights and interests guaranteed by the State; be assisted in business lines; implement the policies stated in Article 70 herein and regulations of law on investment and enterprises in rural areas, especially remote and isolated areas.
2. The trader of forest products shall have the following rights:
a) Comply with regulations of law on investment, enterprises, environmental protection, labor, finance; regulations on legal documents on forest products and inspect origins of forest products;
b) Facilitate management and inspection carried out by a competent state authority in the business process.
Article 72. Trading management of forest products and trading in specimens of forest plant and animal species
1. Trading management of forest products includes:
a) Market forecast and development orientation of forest products processing in each period;
b) Negotiating international agreements on trade, opening the market of forest products and mutual recognition on legal timbers and criteria for sustainable forest management;
c) Issuance of licenses for or certificates of eligible exported/imported forest products that is suitable for international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
d) Export, import, temporary import, temporary export or transit of specimens of forest plant and animal species for commercial purposes shall comply with regulations of Vietnam law and the CITES;
dd) Domestic trade in forest products shall conform to regulations on legal documents on forest products and inspection of origins thereof;
e) The Government shall specify this Article.
2. Trade in specimens of forest plant and animal species:
a) Trade in specimens of endangered/rare/wild species of forest plants and animals provided in the CITES Appendices shall ensure origins and management of from use, transplant, nurture to processing and consumption;
b) The specimens of species stated in Point a this Clause shall be marked to identify legal origins in accordance with characteristics and categories of each specimen and ensure anti-falsification;
c) The Minister of Agriculture and Rural Development shall specify procedures and documents on detecting origins and marking the specimens of species mentioned in Points a and b this Clause.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực