Chương II Luật lâm nghiệp 2017: Quy hoạch lâm nghiệp
Số hiệu: | 16/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 15/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 27/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1057 đến số 1058 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học;
b) Bảo đảm quản lý rừng bền vững; khai thác, sử dụng rừng gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế của rừng và giá trị văn hóa, lịch sử; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế của người dân;
c) Rừng tự nhiên phải được đưa vào quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;
d) Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; bảo đảm công khai, minh bạch và bình đẳng giới;
đ) Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải phù hợp với nội dung quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.
2. Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ căn cứ của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia;
b) Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lực của cả nước hoặc địa phương.
1. Thời kỳ quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia là 10 năm; tầm nhìn từ 30 năm đến 50 năm.
2. Nội dung quy hoạch lâm nghiệp phải phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch và bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thu thập, phân tích, đánh giá các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng tài nguyên rừng; chủ trương, định hướng phát triển, quy hoạch có liên quan; đánh giá nguồn lực phát triển và các vấn đề cần giải quyết;
b) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch lâm nghiệp kỳ trước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chế biến và thương mại lâm sản; đầu tư, khoa học và công nghệ, lao động;
c) Dự báo về nhu cầu và thị trường lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, tác động của biến đổi khí hậu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiến bộ công nghệ áp dụng trong lâm nghiệp;
d) Nghiên cứu bối cảnh, các mối liên kết ngành; xác định yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành;
đ) Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển lâm nghiệp;
e) Định hướng phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;
g) Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp;
h) Định hướng phát triển thị trường, vùng nguyên liệu, chế biến lâm sản;
i) Giải pháp, nguồn lực tổ chức thực hiện quy hoạch.
1. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.
2. Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lấy ý kiến cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan; tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
b) Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện thông qua hình thức công khai trên cổng thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng; gửi lấy ý kiến bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo;
c) Thời gian lấy ý kiến là 60 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến.
3. Thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
c) Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia tổ chức thẩm định và gửi kết quả thẩm định đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tiếp thu, giải trình về các nội dung thẩm định;
d) Nội dung thẩm định quy hoạch bao gồm sự phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; thực tiễn, nguồn lực, nhu cầu và khả năng sử dụng rừng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường; tính khả thi của quy hoạch.
4. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình.
5. Việc điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định như sau:
a) Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được điều chỉnh khi có thay đổi quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia làm thay đổi lớn đến nội dung quy hoạch lâm nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này;
b) Việc thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Việc lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về quy hoạch.
1. Cơ quan lập quy hoạch lâm nghiệp phải lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp phải có tư cách pháp nhân và đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của Chính phủ.
Article 10. Rules and bases for preparing forestry planning
1. The forestry planning shall be made in accordance with rules of law on planning and the following rules:
a) The forest planning shall be suitable for the overall national planning, national land use planning, national forestry development strategy and national strategy on biodiversity;
b) The forest planning shall ensure the sustainable forest management; harvest and use of forests associated with conservation of national resources, enhancement of economic value of forests and cultural - historical value; environmental safety, preparedness to climate change and improvement of people’s livelihood;
c) Natural forests shall be included in the planning of reserve forests, protection forests and production forests;
d) The forest planning shall ensure participation of organizations, households, individuals and communities; ensure publicity, transparency and sexual equality;
dd) Contents of forestry stated in the provincial and national forestry planning shall ensure consistency.
2. The forestry planning shall be made in accordance with bases of law on planning and the following bases:
a) The national forest planning shall be based on the overall national planning, national land use planning and national forestry development strategy;
b) Contents of forestry stated in the provincial and national forestry planning shall ensure consistency;
c) The forestry planning shall be based on natural and socio-economic conditions and national or local resources.
Article 11. Periods and contents of forestry planning
1. The period of national forestry planning shall be 10 years with an orientation from 30 to 50 years.
2. Forestry planning contents shall be in compliance with regulations law on planning including:
a) Collecting, analyzing and assessing data on natural and socio-economic conditions and actual state of forest resources; relevant policies and development orientation and planning; assessing development resources and problems need to be solved;
b) Assessing the implementation of previous forest planning on forest management, protection and development; forest products processing and trade; investment in science and technology and workforce;
c) Forecasting forest products demand and market, forest environmental services, effect of climate change, scientific and technical advances and technological advances applied to forestry;
d) Studying cases and connection of industries; determining requirements for socio-economic development of forestry;
dd) Determining points of view and development goals of forestry;
e) Sustainable development orientation of reserve forests, protection forests and production forests;
g) Development orientation of forestry infrastructure;
h) Development orientation of the market, material supplying areas and processing of forest products;
i) Solutions to and resources for implementing the planning.
Article 12. Preparation, comments, assessment, approval and adjustment of national forest planning
1. Responsibilities of organizations preparing national forest planning:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall prepare the national forest planning;
b) Ministries, ministerial authorities and People’s Committees of provinces shall cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in preparing the national forestry planning.
2. Comments on the national forest planning shall be collected as follows:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall collect comments from relevant state authorities, organizations, households, individuals and communities; consolidate, select and explain comments on the national forestry planning;
b) Comments on the national forestry planning shall be collected publicly through websites and mass media; sending comments in writing; organizing conferences or workshops;
c) The time limit for collecting comments shall be 60 days from the day on which a competent state authority makes a decision on collection of comments.
3. Assessment of the national forest planning:
a) The Prime Minister shall set up an assessment council responsible for the national forest planning;
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall be the standing authority of the assessment council of the national forest planning;
c) The assessment council shall carry out assessment of the national forestry planning and send results thereof to the Ministry of Agriculture and Rural Development. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall acknowledge and explain assessment contents;
d) Assessment contents shall include the compliance with the overall national planning, national forestry development strategy and national land use planning; actual situations, resources, demand and capability of using forests to satisfy requirements for sustainable development; socio-economic and environmental efficiency; and feasibility of the planning.
4. The Prime Minister shall approve the national forestry planning submitted by the Minister of Agriculture and Rural Development.
5. Adjustment of the national forest planning:
a) The national forest planning shall be adjusted if any change in the national overall planning, national land use planning or national forestry development strategy makes a big change in the forest planning contents mentioned in Clause 2 Article 11 herein;
b) The adjustment of the national forest planning shall be assessed and approved in accordance with the provisions of Clause 3 and Clause 4 this Article.
6. Preparation, comments, assessment, approval and adjustment of the national forest planning shall comply with provisions stated herein and regulations of law on planning.
Article 13. Provision of forestry planning preparation consulting services
1. Authorities preparing forest planning shall select qualified consulting service providers in compliance with regulations of law on bidding.
2. Consulting service providers shall have juridical person status and adequate qualifications in accordance with the Government’s regulations.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 20. Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Điều 25. Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ
Điều 29. Nguyên tắc đóng, mở cửa rừng tự nhiên
Điều 48. Phát triển rừng sản xuất
Điều 52. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
Điều 57. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
Điều 58. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Điều 59. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
Điều 63. Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 20. Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Điều 25. Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ
Điều 28. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững
Điều 31. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên
Điều 37. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
Điều 38. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
Điều 39. Phòng cháy và chữa cháy rừng
Điều 48. Phát triển rừng sản xuất
Điều 52. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
Điều 54. Ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng
Điều 55. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
Điều 57. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
Điều 58. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Điều 59. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
Điều 63. Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 6. Phân định ranh giới rừng
Điều 21. Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Điều 38. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
Điều 42. Kiểm tra nguồn gốc lâm sản
Điều 44. Phát triển giống cây lâm nghiệp
Điều 72. Quản lý thương mại lâm sản và kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng