Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng
Số hiệu: | 32/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 08/03/2019 | Số công báo: | Từ số 275 đến số 276 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2018/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2018 |
QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ RỪNG; KHUNG GIÁ RỪNG
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá năm 2012 và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng.
Thông tư này quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến phương pháp định giá rừng; khung giá rừng.
1. Giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (Gtn) được tính bằng tiền cho 01 ha (đồng/ha), bao gồm giá cây đứng (Gcđ) và giá quyền sử dụng rừng (Gsd), công thức tính như sau:
Gtn = Gcđ + Gsd
2. Giá cây đứng (Gcđ) là giá trị cây gỗ tại rừng, được tính bằng tiền cho 01 ha (đồng/ha) của khu rừng;
3. Giá quyền sử dụng rừng (Gsd) là tổng thu nhập được tính bằng tiền cho 01 ha (đồng/ha) mà chủ rừng được hưởng từ rừng trong thời gian được giao rừng, cho thuê rừng.
Giá cây đứng được xác định dựa vào giá thị trường và thực hiện như sau:
1. Thu thập, tổng hợp, xác định tổng trữ lượng gỗ và trữ lượng gỗ bình quân theo từng nhóm gỗ cho khu rừng cần định giá, bao gồm:
a) Trữ lượng gồ: xác định tổng trữ lượng, trữ lượng từng nhóm gỗ cho 01 ha;
b) Nhóm gỗ: xác định theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Xác định giá bán gỗ tròn tại bãi giao (bãi giao là nơi dự kiến tập kết gỗ có điều kiện giao thông thuận lợi để vận chuyển gỗ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định), bao gồm:
a) Thu thập, tổng hợp thông tin giá bán gỗ tròn trên địa bàn gần với khu rừng định giá; thông tin về đấu giá gỗ; các quy định về giá gỗ tròn để tính thuế tài nguyên;
b) Thu thập, tổng hợp thông tin tại các khu rừng có khai thác và phỏng vấn các bên liên quan;
c) Xác định giá bán gỗ tròn theo nhóm gỗ;
d) Trường hợp không xác định được giá gỗ tròn tại bãi giao, thì áp dụng giá gỗ tròn ở địa bàn lân cận có đặc điểm và điều kiện tương đương.
3. Xác định các chi phí liên quan đến khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ từ rừng đến bãi giao, thuế tài nguyên và các chi phí khác, bao gồm:
a) Thu thập, tổng hợp thông tin về định mức cho hoạt động khai thác rừng;
b) Thu thập tài liệu, hồ sơ tính toán chi phí khai thác rừng ở thời điểm gần nhất; các quy định về thuế tài nguyên, phí và các thông tin liên quan khác;
c) Thu thập thông tin, phỏng vấn các bên liên quan về chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển tới bãi giao và các chi phí hợp lý khác;
d) Xác định chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển đến bãi giao (tính bình quân cho 01 m3 gỗ tròn). Trường hợp không có thông tin về chi phí khai thác, thì ước tính chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển ở nơi có khai thác và điều kiện tương đương;
đ) Thu thập, tổng hợp thông tin về thuế tài nguyên phải nộp theo quy định.
4. Tính giá cây đứng
a) Giá cây đứng (đồng/ha) được tính như sau:
Trong đó:
Mi là trữ lượng gỗ của nhóm gỗ i tính bằng m3;
Pi là giá gỗ tròn tại bãi giao sau khi trừ chi phí khai thác, thuế và các chi phí khác của nhóm gỗ i tính bằng đồng cho 01 m3 gỗ tròn;
n là số lượng nhóm gỗ phân loại (n chạy theo nhóm gỗ, theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b) Ví dụ cách tính giá cây đứng tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
Giá quyền sử dụng rừng được xác định dựa trên thu nhập từ rừng trong thời gian quản lý và sử dụng rừng, bao gồm thu nhập từ khai thác lâm sản, dịch vụ môi trường rừng và các lợi ích khác, xác định như sau:
1. Xác định doanh thu bình quân từ khu rừng định giá trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá, bao gồm:
a) Doanh thu từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ);
b) Doanh thu từ dịch vụ môi trường rừng;
c) Doanh thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;
d) Doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
đ) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Xác định chi phí bình quân trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá, bao gồm:
a) Chi phí khai thác chính, khai thác tận thu, tận dụng và các chi phí khác liên quan tới khai thác;
b) Chi phí đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;
c) Chi phí đối với hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
d) Chi phí trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, bảo vệ rừng và duy tu bảo dưỡng công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
đ) Chi dịch vụ môi trường rừng;
e) Thuế, phí và các chi phí hợp lý khác;
Các chi phí trên được tính theo quy định của Nhà nước; nhân công theo định mức hoặc theo thực tế đã bỏ ra; giá nhân công tính tại thời điểm định giá; các chi phí không có quy định của Nhà nước tính theo giá thực tế tại thị trường địa phương tương ứng với khoảng thời gian trên (theo từng năm).
3. Xác định thời gian quản lý và sử dụng rừng: số năm còn lại được quản lý và sử dụng rừng được xác định trên cơ sở hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng.
4. Tính giá quyền sử dụng rừng (đồng/ha)
a) Trường hợp tính cho 1 năm theo công thức sau:
b) Trường hợp tính cho thời gian trên 1 năm theo công thức sau:
Trong đó:
B là tổng doanh thu bình quân của khu rừng cần định giá (đồng/ha) từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ), dịch vụ môi trường rừng, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn thu khác tính trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá;
C là tổng chi phí bình quân (đồng/ha) tính trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá;
t là thời gian quản lý và sử dụng rừng còn lại tính bằng năm (t chạy từ 1 đến n);
r là tỷ lệ chiết khấu được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) nhằm xác định giá trị hiện tại của dòng tiền. Tỷ lệ chiết khấu áp dụng là tỷ lệ lãi suất tiền gửi trung bình, được tính như sau:
- Xác định tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm cao nhất trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá của ngân hàng thương mại trên địa bàn;
- Xác định tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm thấp nhất trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá của ngân hàng thương mại trên địa bàn;
- Tính tỷ lệ lãi suất trung bình tiền gửi kỳ hạn 01 năm.
c) Trường hợp không xác định chính xác được thu nhập và chi phí làm cơ sở định giá rừng, áp dụng mức thu nhập và chi phí đối với khu rừng khác ở địa bàn lân cận có đặc điểm, điều kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.
d) Ví dụ cách tính giá quyền sử dụng rừng tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
1. Giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng trồng được tính bằng tiền (đồng/ha) cho 01 ha rừng trồng mà chủ rừng được hưởng từ rừng trong thời gian được giao rừng, cho thuê rừng.
2. Giá rừng trồng (Grt) bao gồm tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt) và thu nhập dự kiến (TNrt) đối với rừng trồng tại thời điểm định giá, được tính như sau:
Grt = CPrt + TNrt
3. Trường hợp rừng mới trồng chưa thành rừng có liên quan đến hoạt động thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giá rừng trồng tối thiểu được xác định bằng tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt).
1. Tổng chi phí đã đầu tư rừng trồng, được tính như sau:
Trong đó:
CPrt là tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng;
Ci là chi phí đầu tư tạo rừng trong năm thứ i;
i = 1 (năm bắt đầu đầu tư tạo rừng), 2, 3.... đến năm định giá;
r được tính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
n là thời gian tính từ năm bắt đầu đầu tư (năm 1) đến năm định giá.
2. Chi phí đã đầu tư là tổng hợp toàn bộ chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp từ thời điểm bắt đầu trồng rừng đến thời điểm định giá:
a) Chi phí trực tiếp, bao gồm: chi phí tạo rừng, trong đó có chi phí giống cây, vật liệu, nhân công, thiết bị, máy móc, công cụ lao động, chi phí bảo vệ rừng (nhân công bảo vệ, trang thiết bị, đầu tư các công trình phục vụ trực tiếp cho phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật hại rừng);
b) Chi phí gián tiếp, bao gồm: chi phí quản lý, khảo sát, thiết kế, giám sát, nghiệm thu, kiểm kê, thuế, phí; chi phí phân bổ khác về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;
c) Các chi phí khác.
3. Trường hợp không xác định được chi phí đầu tư làm cơ sở xác định giá rừng trồng, áp dụng mức chi phí đối với khu rừng khác ở địa bàn lân cận có đặc điểm, điều kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.
4. Ví dụ cách tính chi phí đầu tư tại mục 1 phần II Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
1. Thu nhập dự kiến của rừng trồng, được tính như sau:
Trong đó:
B là tổng doanh thu (đồng) của khu rừng cần định giá từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ), dịch vụ môi trường rừng, hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn thu khác từ thời điểm định giá cho đến hết chu kỳ kinh doanh rừng trồng. Đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là rừng trồng, tính từ thời điểm định giá cộng thêm 10 năm.
C là tổng chi phí (đồng) của khu rừng cần định giá tính từ thời điểm định giá cho đến hết chu kỳ kinh doanh rừng trồng;
r được tính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
t là thời gian sử dụng rừng còn lại (tính bằng năm) từ năm định giá đến hết thời hạn được giao rừng, cho thuê rừng.
2. Nguồn thu nhập dự kiến của rừng trồng, bao gồm:
a) Thu từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ);
b) Thu từ dịch vụ môi trường rừng;
c) Thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;
d) Thu từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
đ) Nguồn thu hợp pháp khác.
3. Trường hợp không xác định được thu nhập dự kiến làm cơ sở xác định giá rừng trồng áp dụng mức thu nhập của khu rừng khác trên địa bàn có đặc điểm, điều kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.
4. Ví dụ cách tính thu nhập dự kiến tại mục 2 phần II Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
1. Khảo sát, thu thập, tổng hợp thông tin về hiện trạng rừng, công trình, kết cấu hạ tầng gắn liền với mục đích bảo vệ, phát triển rừng tại thời điểm định giá.
2. Thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí hợp lý đã đầu tư tạo rừng tính từ thời điểm đầu tư đến thời điểm định giá.
3. Xác định nguồn thu nhập dự kiến của rừng trồng tại thời điểm định giá.
4. Xác định mức lãi suất bình quân tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 01 năm tại ngân hàng thương mại trên địa bàn ở thời điểm định giá.
5. Xác định các khoản lãi suất tương ứng với lãi tiền gửi ngân hàng đối với khoản chi phí đầu tư trong thời gian từ thời điểm đầu tư đến thời điểm định giá.
6. Xác định giá rừng trồng trên cơ sở các thông tin được thu thập, tổng hợp và phân tích theo trình tự định giá.
1. Trường hợp cho thuê rừng:
a) Giá cho thuê rừng là giá khởi điểm được tính bằng tiền (đồng/ha) trong thời gian cho thuê rừng;
b) Giá khởi điểm cho thuê rừng được tính như sau:
Trong đó:
GTtn là giá khởi điểm cho thuê rừng tự nhiên (đồng/ha);
Gsd là giá quyền sử dụng rừng tính trong 01 năm (đồng/ha);
r được tính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
t là thời gian cho thuê rừng tính bằng năm (từ 1 đến n năm).
c) Giá cho thuê rừng được xác định thông qua đấu giá cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về đấu giá.
2. Trường hợp thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn):
a) Giá rừng khi thu hồi rừng, thanh lý rừng được tính bằng giá quyền sử dụng rừng và được xác định theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
b) Giá rừng khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước được tính bằng giá cây đứng (đồng/ha) và được xác định theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn (chuyển nhượng vốn) nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật Lâm nghiệp được xác định như sau:
Trong đó:
Gtn là giá rừng tự nhiên được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;
BTtn là giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng tự nhiên;
Dtn là mức độ thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần mười cho 01 ha rừng tự nhiên;
Ktn là hệ số điều chỉnh thiệt hại về môi trường, chức năng sinh thái của rừng có giá trị bằng: 05 đối với rừng đặc dụng, 04 đối với rừng phòng hộ và 03 đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
4. Thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng:
a) Giá rừng làm cơ sở tính thuế, phí và lệ phí liên quan được tính trên giá quyền sử dụng rừng;
b) Xác định mức thuế, phí và lệ phí liên quan theo quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí.
1. Trường hợp cho thuê rừng:
a) Giá cho thuê rừng (GTrt) là giá khởi điểm được tính bằng tiền (đồng/ha) trong thời gian cho thuê rừng;
b) Giá khởi điểm cho thuê rừng, được tính như sau:
GTrt = TNrt x t
Trong đó:
TNrt là thu nhập dự kiến trong thời gian cho thuê (đồng/ha) được xác định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;
t là thời gian cho thuê rừng tính bằng năm.
c) Giá cho thuê rừng được xác định thông qua đấu giá cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về đấu giá.
2. Trường hợp thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn):
a) Giá rừng khi thu hồi rừng, thanh lý rừng được tính bằng tổng thu nhập dự kiến trong thời gian cho thuê và được xác định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;
b) Giá rừng khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước được tính bằng giá rừng trồng (Grt), bao gồm tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt) được xác định theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này và thu nhập dự kiến (TNrt) xác định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn (chuyển nhượng vốn) nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật Lâm nghiệp được xác định như sau:
BTrt = Grt x Drt x Krt
Trong đó:
BTrt là giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng trồng;
Grt là giá rừng trồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;
Drt là mức độ thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần mười cho 01 ha rừng trồng;
Krt là hệ số điều chỉnh thiệt hại về môi trường và chức năng sinh thái của rừng có giá trị bằng: 03 đối với rừng đặc dụng, 02 đối với rừng phòng hộ và 01 đối với rừng sản xuất.
4. Thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng:
a) Giá rừng tính thuế, phí và lệ phí liên quan được tính trên cơ sở xác định múc thu nhập dự kiến (TNrt);
b) Xác định mức thuế, phí và lệ phí liên quan theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế, phí và lệ phí.
1. Khung giá rừng được xác định bằng phương pháp định giá chung đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Căn cứ quy định của pháp luật về quản lý rừng, định giá rừng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành khung giá cho từng loại rừng trên phạm vi của tỉnh và kịp thời điều chỉnh khung giá rừng khi các yếu tố hình thành giá rừng thay đổi.
3. Khung giá rừng được xem xét điều chỉnh trong trường hợp có biến động tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian sáu (06) tháng trở lên.
1. Khung giá rừng quy định giá tối thiểu và giá tối đa cho các loại rừng, làm căn cứ xây dựng bảng giá các loại rừng trên từng địa bàn cụ thể.
2. Giá tối thiểu và giá tối đa đối với rừng tự nhiên được xác định như sau:
a) Giá tối thiểu đối với rừng tự nhiên được xác định dựa trên giá cây đứng và giá quyền sử dụng rừng tối thiểu. Giá cây đứng tối thiểu được xác định dựa trên giá bán gỗ tròn tối thiểu của các nhóm gỗ do Nhà nước quy định trong tính thuế tài nguyên. Giá quyền sử dụng rừng tối thiểu được tính dựa trên thu nhập tối thiểu thu được từ khu rừng;
b) Giá tối đa đối với rừng tự nhiên được xác định dựa trên giá cây đứng và giá quyền sử dụng rừng tối đa. Giá cây đứng tối đa được xác định dựa trên giá bán gỗ tròn tối đa của các nhóm gỗ do Nhà nước quy định trong tính thuế tài nguyên (hoặc theo thị trường trong trường hợp cụ thể). Giá quyền sử dụng rừng tối đa được tính dựa trên thu nhập tối đa thu được từ khu rừng.
3. Giá tối thiểu và giá tối đa đối với rừng trồng được xác định như sau:
a) Giá tối thiểu đối với rừng trồng được xác định dựa trên tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng tối đa và thu nhập dự kiến tối thiểu từ khu rừng;
b) Giá tối đa đối với rừng trồng được xác định dựa trên tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng tối thiểu và thu nhập dự kiến tối đa từ khu rừng.
1. Tổ chức kiểm tra việc ban hành khung giá rừng, định giá rừng tại các địa phương.
2. Tổng hợp, báo cáo tình hình hình xây dựng khung giá rừng, định giá rừng trên phạm vi cả nước.
1. Tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện Thông tư này và ban hành khung giá rừng tại địa phương.
2. Tổ chức kiểm tra, xử lý những vấn đề liên quan đến định giá rừng, ban hành khung giá rừng thuộc thẩm quyền.
3. Báo cáo tình hình xây dựng khung giá rừng, định giá rừng tại địa phương.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Bãi bỏ Điều 5, Điều 6, Điều 7 và các nội dung quy định về định giá rừng trồng tại Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 22 tháng 04 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp xác định giá trị rừng trồng, vườn cây để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh hoặc vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời phản ánh về Tổng cục Lâm nghiệp để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
VÍ DỤ VỀ CÁCH TÍNH GIÁ CÂY ĐỨNG ĐỐI VỚI RỪNG TỰ NHIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Yêu cầu: Xác định giá cây đứng của khu rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn có diện tích 36,5 ha.
II. Thực hiện: Trên cơ sở hướng dẫn, tiến hành các bước có kết quả sau:
1. Thu thập thông tin, xác định trữ lượng gỗ và phân loại gỗ
Dựa trên kết quả tổng hợp thông tin và kiểm tra hiện trường, xác định được trữ lượng gỗ theo nhóm gỗ cho khu rừng định giá như sau:
Bảng 1. Trữ lượng gỗ theo nhóm gỗ
TT |
Nhóm gỗ |
Trữ lượng gỗ (m3/ha) |
Tỷ lệ (%) |
Tổng lượng gỗ (m3) |
1 |
I |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
2 |
II |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
1 |
III |
7,5 |
5,0 |
182,5 |
2 |
IV |
15,0 |
10,0 |
365,0 |
3 |
V |
37,5 |
25,0 |
912,5 |
4 |
VI |
52,5 |
35,0 |
1.277,5 |
5 |
VII |
37,5 |
25,0 |
912,5 |
6 |
VIII |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
|
Tổng |
150,0 |
100,0 |
3.650,0 |
2. Thu thập thông tin, tổng hợp và xác định giá bán gỗ tròn tại bãi giao.
Giá bán gỗ tròn tại bãi giao dựa trên các thông tin về đấu giá gỗ và kết quả điều tra được tổng hợp như sau:
Bảng 2. Ước tính giá bán gỗ tròn tại bãi giao
TT |
Nhóm gỗ |
Giá gỗ tròn tại bãi giao (đồng/m3) |
Mức thuế suất thuế tài nguyên (%) |
1 |
I |
6.500.000 |
35 |
2 |
II |
4.800.000 |
30 |
1 |
III |
3.700.000 |
20 |
2 |
IV |
2700.000 |
18 |
3 |
V |
1.350.000 |
12 |
4 |
VI |
1.300.000 |
12 |
5 |
VII |
1.630.000 |
12 |
6 |
VIII |
1.200.000 |
12 |
3. Tính chi phí liên quan đến khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ từ rừng đến bãi giao và các chi phí khác (như thuế tài nguyên, v.v...)
Kết quả xác định chi phí liên quan đến khai thác, vận xuất, vận chuyển tới bãi giao. Thuế tài nguyên được tính dựa trên quy định tại biểu mức thuế suất thuế tài nguyên (tại Bảng 2) nhân với giá bán gỗ tròn và khối lượng gỗ từng loại.
Bảng 3. Ước tính chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển và thuế tài nguyên
TT |
Nhóm gỗ |
Chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển tới bãi giao (đồng) |
Chi phí thuế tài nguyên (đồng) |
1 |
I |
0 |
0 |
2 |
II |
0 |
0 |
1 |
III |
73.515.000 |
135.050.000 |
2 |
IV |
83.317.000 |
177.390.000 |
3 |
V |
133.307.200 |
147.825.000 |
4 |
VI |
405.802.800 |
199.290.000 |
5 |
VII |
109.782.400 |
178.485.000 |
6 |
VIII |
0 |
0 |
Tổng chi phí (đồng) |
805.724.400 |
838.040.000 |
4. Tính giá cây đứng
Giá cây đứng được tính dựa trên các thông tin về trữ lượng gỗ theo nhóm gỗ; giá gỗ tròn theo nhóm gỗ; chi phí khai thác vận xuất, vận chuyển tới bãi giao và thuế tài nguyên. Kết quả xác định giá cây đứng như sau;
Bảng 4. Giá cây đứng của khu rừng định giá
TT |
Nhóm gỗ |
Tổng lượng gỗ (m3) |
Giá gỗ tròn tại bãi giao (đồng/m3) |
Doanh thu (đồng) |
Chi phí khai thác (đồng) |
Thuế tài nguyên (đồng) |
Giá cây đứng (đồng) |
1 |
I |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
2 |
II |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
1 |
III |
182,5 |
3.700.000 |
675.250.000 |
73.515.000 |
135.050.000 |
466.685.000 |
2 |
IV |
365,0 |
2.700.000 |
985.500.000 |
83.317.000 |
177.390.000 |
724.793.000 |
3 |
V |
912,5 |
1.350.000 |
1.231.875.000 |
133.307.200 |
147.825.000 |
950.742.800 |
4 |
VI |
1.277,5 |
1.300.000 |
1.660.750.000 |
405.802.800 |
199.290.000 |
1.055.657.200 |
5 |
VII |
912,5 |
1.630.000 |
1.487.375.000 |
109.782.400 |
178.485.000 |
1,199.107.600 |
6 |
VIII |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
|
Tổng |
3.650,0 |
|
6.040.750.000 |
805.724.400 |
838.040.000 |
4.396.985.600 |
Như vậy, giá cây đứng bình quân của khu rừng định giá là:
Gcđ = 4.396.985.000 đồng/36,5 ha= 120.465.359 đồng/ha
VÍ DỤ VỀ TÍNH GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG RỪNG TỰ NHIÊN
(Ban hành kèm theo số: 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Yêu cầu: Xác định giá quyền sử dụng rừng của khu rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn có diện tích 36,5 ha.
II. Thực hiện: Trên cơ sở hướng dẫn, tiến hành các bước; có kết quả sau:
1. Xác định doanh thu bình quân từ khu rừng định giá trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá. Các nguồn thu từ khu rừng định giá, bao gồm: khai thác tận thu, lâm sản ngoài gỗ và tiền dịch vụ môi trường rừng. Khu rừng định giá không có nguồn thu từ nghỉ dưỡng, giải trí; hoạt động nghiên cứu khoa học. Tổng hợp các nguồn thu từ khu rừng định giá nêu tại bảng 1.
Bàng 1. Doanh thu từ lâm sản và dịch vụ môi trường rừng
Đơn vị tính: đồng
TT |
Nguồn thu |
2015 |
2016 |
2017 |
Trung bình |
1 |
Khai thác tận thu |
20.000.000 |
10.500.000 |
15.000.000 |
15.166.667 |
2 |
Lâm sản ngoài gỗ |
25.000.000 |
10.000.000 |
15.500 000 |
16.833.333 |
3 |
Nghỉ dưỡng, giải trí |
0 |
0 |
0 |
0 |
4 |
Hoạt động NCKH |
0 |
0 |
0 |
0 |
5 |
Tiền DVMTR |
10.950.000 |
14.600.000 |
10.950.000 |
12.166.667 |
Thu nhập bình quân năm (B) đồng/năm |
44.166.667 |
2. Xác định chi phí bình quân trong 03 năm liền kề thời điểm định giá
Các chi phí liên quan được xác định, bao gồm: chi phí cho khai thác tận thu, khai thác lâm sản ngoài gỗ, bảo vệ rừng. Không có các chi phí liên quan đến nghỉ dưỡng, giải trí; nghiên cứu khoa học. Tổng hợp các loại chi phí liên quan như sau:
Bảng 2. Chi phí liên quan đến doanh thu của khu rừng
Đơn vị tính: đồng
TT |
Hạng mục chi phí |
2015 |
2016 |
2017 |
Trung bình |
1 |
Khai thác tận thu |
8.500.000 |
4.500.000 |
5.000.000 |
6.000.000 |
2 |
Lâm sản ngoài gỗ |
7.500.000 |
5.500.000 |
4.000.000 |
5.666.667 |
3 |
Quản lý phí |
0 |
0 |
0 |
0 |
5 |
Bảo vệ rừng |
4.500.000 |
4.500.000 |
4.500.000 |
4.500.000 |
6 |
Duy tu bảo dưỡng hạ tầng lâm sinh |
0 |
0 |
0 |
0 |
7 |
Thuế, phí |
0 |
0 |
0 |
0 |
Chi phí bình quân (C) đồng/năm |
16.166.667 |
3. Xác định thu nhập bình quân cho 01 ha:
Thu nhập bình quân năm cho 01 ha rừng là:
Thu nhập bình quân = |
44.166.667đ - 16.166.667đ |
= 767.123 |
đ |
36,5ha |
ha |
||
năm |
4. Xác định tỷ lệ chiết khấu (%) bình quân
Tỷ lệ chiết khấu lấy theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm trung bình kỳ hạn 1 năm xác định trong 3 năm liền kề là 10%/năm.
5. Tính giá quyền sử dụng rừng
a) Giá quyền sử dụng rừng đối với khu rừng cần định giá trong 1 năm được tính như sau:
b) Giá quyền sử dụng rừng trong 20 năm đối với khu rừng cần định giá:
c) Giá quyền sử dụng rừng trong 10 năm đối với khu rừng cần định giá:
VÍ DỤ VỀ TÍNH GIÁ RỪNG TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Yêu cầu: Xác định giá rừng trồng keo tai tượng 5 năm tuổi trên diện tích 30 ha. Rừng trồng là rừng sản xuất với chu kỳ kinh doanh 10 năm.
II. Thực hiện: Trên cơ sở hướng dẫn, tiến hành các bước thu thập, xác định thông tin có kết quả sau:
1. Xác định tổng chi phí đầu tư đến năm hiện tại (rừng 5 năm tuổi).
Xác định các chi phí được dựa trên thiết kế, dự toán trồng rừng và các chứng từ hợp lệ. Kết quả xác định các chi phí đầu tư trồng rừng từ năm 1 đến thời điểm định giá được tổng hợp như sau (bảng 1). Tỷ lệ chiết khấu được xác định là 12%.
Bảng 1. Tổng hợp chi phí đầu tư
TT |
Hạng mục |
Chi phí đầu tư theo năm (đồng/ha) |
|||||
Năm 1 |
Năm 2 |
Năm 3 |
Năm 4 |
Năm 5 |
Tổng |
||
1 |
Chi phí trực tiếp |
12.500.000 |
3.500.000 |
2.500.000 |
1.000.000 |
3.000.000 |
22.500.000 |
2 |
Chi phí chung |
1.875.000 |
525.000 |
375.000 |
150.000 |
450.000 |
3.375.000 |
3 |
Chi phí khác |
500.000 |
300.000 |
0 |
0 |
0 |
800.000 |
4 |
Tổng chi phí |
14.875.000 |
4.325.000 |
2.875.000 |
1.150.000 |
3.450.000 |
26.675.000 |
5 |
Tỷ lệ chiết khấu (%) |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
|
6 |
Chi phí đầu tư quy về thời điểm định giá |
26.214.833 |
6.805.471 |
4.039.168 |
1.442.560 |
3.864.000 |
42.366.032 |
2. Xác định thu nhập dự kiến
Kết quả điều tra thu được như sau:
- Trữ lượng cây đứng hiện tại là 75 m3/ha; ước tính trữ lượng gỗ tại năm khai thác (năm thứ 10) là 150 m3/ha; lượng gỗ sử dụng cho gỗ xẻ là 60% và 40% là cho gỗ dăm;
- Giá bán gỗ xẻ tại bãi giao là 1.800.000 đồng/m3 và gỗ dăm là 600.000 đồng/m3;
- Thu nhập dự kiến chi từ nguồn khai thác gỗ; không có các nguồn thu nhập khác;
- Chi phí từ năm thứ 6 đến năm thứ 10 gồm chi phí bảo vệ rừng (300.000 đồng/ha/năm);
- Chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển đến bãi giao ước tính là 400.000 đồng/m3 gỗ;
- Chi phí khác (dụng cụ, vật tư) phục vụ khai thác là 10.000.000 đồng;
- Tỷ lệ chiết khấu xác định là 12%.
Trên cơ sở các số liệu điều tra, tính toán doanh thu dự kiến, các chi phí và thu nhập. Kết quả tại bảng 2.
Bảng 2. Thu nhập dự kiến từ năm thứ 6 đến năm thứ 10
TT |
Hạng mục |
Dự kiến theo năm (triệu đồng/ha) |
|||||
Năm 6 |
Năm 7 |
Năm 8 |
Năm 9 |
Năm 10 |
Tổng |
||
A |
Doanh thu dự kiến (B) |
0 |
0 |
0 |
0 |
198,0 |
198,0 |
1 |
Gỗ xẻ (60%) |
0 |
0 |
0 |
0 |
162,0 |
162,0 |
2 |
Gỗ dăm (40%) |
0 |
0 |
0 |
0 |
36,0 |
36,0 |
3 |
Lâm sản ngoài gỗ |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
4 |
Dịch vụ môi trường rừng |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
5 |
Khác |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
B |
Chi phí năm thứ 6 đến năm thứ 10 (C) |
0,3 |
0,3 |
0,3 |
0,3 |
70,3 |
71,5 |
1 |
Bảo vệ rừng |
0,3 |
0,3 |
0,3 |
0,3 |
0,3 |
1,5 |
2 |
Chi phí khai thác, vận xuất vận chuyển đến bãi giao |
0 |
0 |
0 |
0 |
60,0 |
60,0 |
3 |
Các chi phí khác |
0 |
0 |
0 |
0 |
10,0 |
10,0 |
C |
Thu nhập thuần (B-C) |
-0,3 |
-0,3 |
-0,3 |
-0,3 |
127,7 |
126,5 |
Với tỷ lệ chiết khấu 12% thì thu nhập dự kiến quy về thời điểm định giá (năm thứ 5) được xác định như sau:
(triệu đồng/ha)
3. Tính giá rừng trồng
Giá rừng trồng của khu rừng định giá sẽ là:
Grt = CPrt + TNrt = 42,4 + 71,5 = 113,9 triệu đồng/ha
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. : 32/2018/TT-BNNPTNT |
Hanoi, November 16, 2018 |
ON METHODS OF EVALUATING FOREST PRICE AND FOREST PRICE RANGE
Pursuant to Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government administering functions, tasks, powers and organizational structures of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the Law on Forestry dated November 15, 2017;
Pursuant to Law on Prices dated June 20, 2012;
Pursuant to Decree No. 177/2013/ND-CP dated November 14, 2013 of the Government on elaboration to implementation of a number of Articles of the Law on Prices in 2012 and Decree No. 149/2016/ND-CP dated November 11, 2016 of the Government amending a number of Articles of Decree No. 177/2013/ND-CP dated November 15, 2013;
At the request of Director General of Vietnam Administration of Forestry;
The Minister of Agriculture and Rural Development promulgates the Circular on methods of evaluating forest price and forest price range.
This Circular provides the methods for evaluating forest price and forest price range with respect to reserve forests, protection forests and production forest of the people.
This Circular applies to agencies, organizations, households, individuals or residential community whose operations involve methods of evaluating forest price and forest price range.
Section 1. NATURAL FOREST EVALUATION METHOD
Article 3. Natural forest price
1. The price of reserve forests, protection forests and production forest deemed as natural forest (Pnf) shall be evaluated in cash per 01 hectare (VND/ha), including timber value (TV) and forest use value (UV), the formula is as follows:
Pnf = TV + UV
2. The timber value (TV) refers to the value of timber in the forest and shall be evaluated in cash per 01 hectare (VND/ha) of the forest;
3. The forest use value (UV) refers to the total income in cash per 01 hectare (VND/ha) that the forest owner earns from the forest during the period of forest allocation or forest lease.
The timber value shall be evaluated based on the market price and by following the procedures below:
1. Collect, consolidate and identify the total stocking and average stocking for each wood type of the forest that needs to be evaluated. To be specific:
a) Stocking: determine the total stocking and stocking for each wood type per 01 hectare;
b) Wood type: determine according to provisions of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Determine the sale price of round timber at landing (landing refers to the timber consolidation site with convenient wood transportation conditions decided by the provincial People’s Committees). To be specific:
a) Collect and consolidate information regarding round timber price in the vicinity of the forest that needs to be evaluated; information regarding timber bidding; provisions on round timber price to calculate the natural resources tax;
b) Collect and consolidate information in extracted forest and interview related parties;
c) Determine the round timber price according to wood type;
d) If unable to determine the round timber price at the landing, apply the price of round timber in the vicinity having similar characteristics and conditions.
3. Determine expenditure relating to logging, delivery from the forest to the landing, natural resources tax and other expenditure. To be specific:
a) Collect and consolidate information regarding logging limits;
b) Collect the latest documents and files on logging expenditure; provisions on natural resources tax, fees and other relevant information;
c) Collect information and interview related parties about expenditure of logging, transporting to the landing and other legitimate expenditure;
d) Calculate the expenditure of logging and transporting to the landing (calculate the average amount for 01 m3 of round timber). If there is no information regarding logging expenditure, estimate the logging and transporting expenditure of another logging location having similar conditions;
dd) Collect and consolidate information regarding the natural resources tax which must be submitted as per law.
4. Calculate timber value
a) The timber value (VND/ha) shall be calculated as follows:
In which:
Gcđ refers to the timber value (TV)
Mi refers to the stocking of wood type i measured in m3;
Pi refers to the price of round timber after being deducted from logging expenditure, tax and other expenses of wood type i determined in VND per 01 m3 of round timber;
n refers to the number of wood types (n shall follow wood types according to provisions of the Ministry of Agriculture and Rural Development).
b) Examples of timber value calculation are specified in Appendix I issued together with this Circular.
Article 5. Forest use value evaluation
The forest use value shall be determined based on the revenues generated by the forest during the period of forest management and use, including revenues generated from forest product extraction, forest environmental services and other benefits. To be specific:
1. Determine the average revenue generated by the evaluated forest within the last 03 years of the evaluation date. To be specific:
a) Revenues from forest products (timber, non-timber forest products);
b) Revenues from the forest environmental services;
c) Revenues from scientific research, education and internship;
d) Revenues from ecotourism, vacation and recreation;
dd) Other legitimate revenues.
2. Determine the average expenditure within the last 03 years of the evaluation date. To be specific:
a) Expenditure on primary logging, salvage exploitation and other logging related expenditure;
c) Expenditure on scientific research, education and internship;
c) Expenditure on ecotourism, vacation and recreation;
d) Expenditure on planting, restoring, protecting the forest and carrying out maintenance of works directly serving the operation of ecotourism, vacation and recreation;
dd) Expenditure on the forest environmental services;
e) Tax, fees and other legitimate expenditure;
The expenditure mentioned above shall be determined according to provisions of the state; labor salaries according to regulations and law or according to actual used amount; labor salaries at the time of evaluation; other expenditure that is not regulated by law shall be determined according to the actual costs in the local market within the mentioned time period (in each year).
3. Determine the period of forest management and use: the remaining years of forest management and use shall be determined based on the forest allocation or forest lease documents.
4. Calculating the forest use value (VND/ha)
a) With respect to calculation for 1 year, apply the following formula:
b) With respect to calculation for more than 1 year, apply the following formula:
In which:
Gsd refers to the forest use value (UV)
B refers to the total average revenues of the forest that needs to be evaluated (VND/ha) generated from the forest products (timber, non-timber forest products), forest environmental services, scientific research, education, internship, the ecotourism, vacation, recreation service operation and other revenues within 03 years before the evaluation date;
C refers to the total average expenditure (VND/ha) within the last 03 years of the evaluation date;
t refers to the remaining duration of forest management and use calculated in “years” (with t runs from 1 to n);
r refers to the discount rate calculated in percentage (%) to determine the current value of the cash flow. The applied discount rate is the average deposit interest. To be specific:
- Determine the interest rate of the highest 1 year term deposit within the last 03 years of the evaluation date of the local commercial banks;
- Determine the interest rate of the lowest 1 year term deposit within the last 03 years of the evaluation date of the local commercial banks;
- Calculate the average interest of the 01 year term deposit.
c) If unable to accurately identify the revenues and the expenditure serving as the basis for determining the forest use value, apply the revenues and the expenditure of other forest in the vicinity area having similar characteristics, conditions and adjust (if necessary) depends on the terrain conditions and special characteristics of the forest that needs to be evaluated.
d) Examples of forest use value calculation are specified in the Appendix II issued together with this Circular.
Section 2. CULTIVATED FOREST EVALUATION METHODS
Article 6. Cultivated forest value
1. The value of reserve forests, protection forests and production forest deemed as cultivated forests shall be evaluated in cash (VND/ha) for 01 hectare of cultivated forest, which will generate revenues for the forest owner during the forest allocation, forest lease term.
2. The cultivated forests value (Vcf) includes the total expenditure invested to cultivate forest (IEcf) and estimated revenues (ERcf) with respect to the cultivated forests at the time of evaluation. To be specific:
Vcf = IEcf + ERcf
3. If the forest recently cultivated thus not fully grown is recalled, changed in use purposes, the minimum cultivated forest value shall be determined by the total expenditure invested to cultivate forest (IEcf).
Article 7. Total investment expenditure determination
1. The total investment expenditure of cultivated forests shall be determined as follows:
In which:
CPrt (or IEcf) refers to the total expenditure invested to cultivate forest;
Ci refers to the investment expenditure of the ith year;
i = 1 (the year of initiating forest investment), 2, 3, etc. until the year of the evaluation;
r shall be determined according to provisions specified in Point b Clause 4 Article 5 of this Circular;
n refers to the period between the year of initiating forest investment (year 1) and the year of the evaluation.
2. Invested expenditure means the total of direct expenditure and indirect expenditure calculating from the date of forest cultivation to the date of evaluation:
a) The direct expenditure includes: cultivation expenditure, which consists of expenditure on tree types, materials, labor, equipment, machinery, labor tools, forest protection expenditure (guard, equipment, investment in works serving forest fire prevention and fight, forest pest prevention);
b) The indirect expenditure includes: expenditure on management, survey, design, supervision, inspection, inventory, tax and fees; other allocated expenditure relating to forest protection, forest fire prevention and fight;
c) Other expenditure.
3. If unable to accurately identify the investment expenditure serving as the basis for determining the cultivated forest value, apply the expenditure of other forest in the vicinity area having similar characteristics, conditions and adjust (if necessary) depends on the terrain conditions and special characteristics of the forest that needs to be evaluated.
4. Examples of investment expenditure calculation are specified in Section 1 part II of the Appendix III issued together with this Circular.
Article 8. Estimated revenues determination
1. The estimated revenues of the cultivated forest shall be determined as follows:
In which:
TNrt or ERcf refers to the estimated revenues of the cultivated forest;
B refers to the total revenues (VND) of the forest that needs to be evaluated generated from forest products (timber, non-timber forest products), forest environmental services, scientific research, education, internship, the ecotourism, vacation, recreation service operation and other revenues from the evaluation date until the end of the cultivated forest business rotation; With respect to the protection forests, reserve forests deemed as cultivated forest, add 10 more years to the evaluation year.
C refers to the total expenditure (VND) of the forest that needs to be evaluated calculating from the evaluation year to the end of the cultivated forest business rotation;
r shall be determined according to provisions specified in Point b Clause 4 Article 5 of this Circular;
t refers to the remaining useful life (in years) calculating from the evaluation year until the end of the forest allocation, forest lease term.
2. The forest estimated revenues include:
a) Revenues from forest products (timber, non-timber forest products);
b) Revenues from the forest environmental services;
c) Revenues from the scientific research, education and internship;
d) Revenues from ecotourism, vacation and recreation;
dd) Other legitimate revenues.
3. If unable to accurately identify the estimated revenues serving as the basis for determining the cultivated forest value, apply the revenues and the expenditure of other forest having similar characteristics, conditions and adjust (if necessary) depends on the terrain conditions and special characteristics of the forest that needs to be evaluated.
4. Examples of estimated revenues calculation are specified in Section 2 part II of the Appendix III issued together with this Circular.
Article 9. Evaluation procedures for cultivated forest
1. Survey, collect and consolidate information regarding the state of the forest, works and infrastructure whose sole aim is to protect and improve the forest at the time of evaluation.
2. Collect and consolidate data regarding sufficient expenditure which has been invested to plant forest calculating from the date of investment to the evaluation date.
3. Identify the estimated sources revenue of the cultivated forest at the time of evaluation.
4. Determine the average interest rate of the 01 year term deposit in the local commercial banks at the time of evaluation.
5. Determine the interest similar to the interest of bank deposit of the investment expenditure in the period between the time of investment and the time of evaluation.
6. Determine the cultivated forest value based on the information collected, consolidated and analyzed according to the evaluation procedures.
Article 10. Forest evaluation principles
The forest evaluation principles are specified in Clause 2 Article 90 of the Law on Forestry.
Article 11. Natural forest evaluation
1. Forest for lease:
a) The leasing price shall be the starting price calculated in cash (VND/ha) during the lease term;
b) The starting price for forest lease is determined as follows:
In which:
GTtn or SPnf refers to the starting price for natural forest lease (VND/ha);
Gsd or UV refers to the forest use value calculated in 01 year (VND/ha);
r shall be determined according to provisions specified in Point b Clause 4 Article 5 of this Circular;
t refers to the forest lease term calculated in year (from 1 to n year).
c) The forest leasing price is determined via forest lease bidding according to bidding laws.
2. In the event of forest recall, forest liquidation, determination of capital contribution; equitization of state enterprises, state capital withdrawal (capital concession):
a) The forest value upon forest recall or liquidate determined by the forest use value shall be determined as specified in Article 5 of this Circular;
b) The forest value upon capital contribution, equitization of state enterprises, state capital withdrawal determined by the timber value (VND/ha) and will be determined according to Article 4 of this Circular. The equitization of state enterprises, state capital withdrawal (capital concession) shall comply with regulations and law.
3. Cases specified in Clause 3 Article 91 of the Law on Forestry shall be determined as follows:
In which:
Gtn or Pnf refers to price of natural forest indentified according to Clause 1 Article 3 of this Circular;
BTn (or Cnf) refers to the damages and compensation for natural forest;
Dtn (or Dnf) refers to the damage calculated in tenths for 01 ha of natural forest;
Ktn or Knf refers to the constant of adjustment to forest environment and ecology function damage with value of: 05 with respect to the reserve forests, 04 with respect to the protection forests and 03 with respect to production forests deemed as natural forest.
4. Forest related taxes, fees and charges:
a) The forest value used as the basis to determine relevant taxes, fees and charges shall be calculated based on the forest use value;
b) Determine the amount of relevant taxes, fees and charges according to the fees and charges laws.
Article 12. Cultivated forest evaluation
1. Forest for lease:
a) The leasing price (SPcf) shall be the starting price calculated in cash (VND/ha) during the lease term;
b) The starting price for forest lease is determined as follows:
SPcf = ERcf x t
In which:
ERcf refers to the estimated revenues during lease period (VND/ha) and shall be determined according to Article 8 of this Circular;
t refers to the forest lease term calculated in year (from 1 to n year).
c) The forest leasing price is determined via forest lease bidding according to bidding laws.
2. In the event of forest recall, forest liquidation, determination of capital contribution; equitization of state enterprises, state capital withdrawal (capital concession):
a) The forest value upon forest recall or liquidate shall be calculated based on the total estimated revenues during the lease period and shall be determined according to Article 8 of this Circular;
b) The forest value upon capital contribution; equitization of state enterprises, state budget concession shall be determined based on the cultivated forest value (Vcf), which includes the total expenditure invested to plant forest (IEcf) determined according to Article 7 of this Circular and estimated revenues (ERcf) determined according to Article 8 of this Circular. The equitization of State enterprises, State capital withdrawal (capital concession) shall comply with regulations and law.
3. Cases specified in Clause 3 Article 91 of the Law on Forestry shall be determined as follows:
Ccf = Vcf x Dcf x Kcf
In which:
Ccf refers to the damages and compensation for cultivated forest;
Vcf refers to value of the cultivated forest determined according to Clause 2 Article 6 of this Circular;
Dcf refers to the damage level calculated in tenths for 01 ha of cultivated forest;
Kcf refers to the constant of adjustment to forest environment and ecology function damage with value of: 03 with respect to the reserve forests, 02 with respect to the protection forests and 01 with respect to production forests.
4. Forest related taxes, fees and charges:
a) The forest value used as the basis to determine relevant taxes, fees and charges shall be calculated based on the estimated revenues (ERcf);
b) Determine the amount of relevant taxes, fees and charges according to the current fees and charges laws.
Article 13. Principles and authorization for establishment of forest price range
1. The forest price range shall be determined based on the general evaluation methods with respect to the reserve forests and production forest of the people as specified in this Circular and other relevant regulations and law.
2. Based on law provisions on forest management and evaluation, the provincial People’s Committees shall establish the price range for each type of forest in their provinces and promptly adjust the forest price range once any of the factors contributing to the forest price changes.
3. The adjustment of forest price range shall be considered if the forest price fluctuates more than 20% relative to the current price continuously for 06 months or longer.
Article 14. Forest price range determination
1. The forest price range specifies the minimum and maximum price for each type of forest, which is used as the basis to compile the list of forest price in respective areas.
2. The minimum and maximum price of natural forest shall be determined as follows:
a) The minimum price of natural forest is determined based on the minimum timber value and the minimum forest use value. The minimum timber value is determined based on the minimum price for round timber of wood types specified in the natural resources tax. The minimum forest use value is determined based on the minimum revenues generated by the forest;
b) The maximum price of natural forest shall be determined based on the maximum timber value and the maximum forest use value. The maximum timber value is determined based on the maximum price of round timber of wood types specified in the natural resources tax (or according to the market in particular situations). The maximum forest use value is determined based on the maximum revenues generated by the forest.
3. The minimum and maximum price of cultivated forest shall be determined as follows:
a) The minimum price of cultivated forest is determined based on the maximum total expenditure invested to cultivate the forest and the minimum estimated revenues generated by the forest;
b) The maximum price of cultivated forest is determined based on the minimum total expenditure invested to cultivate the forest and the maximum estimated revenues generated by the forest;
Article 15. Responsibilities of Vietnam Administration of Forestry
1. Examine the local forest price range establishment and forest price evaluation.
3. Consolidate and report on the nationwide development of forest price range and forest price evaluation.
Article 16. Responsibilities of Department of Agriculture and Rural Development
1. Direct the provincial People’s Committees to implement this Circular and to establish the local forest price range.
2. Examine and handle issues relating to forest price evaluation and forest price range establishment within their competence.
3. Report the local progress of forest price range establishment and forest price evaluation.
Article 17. Implementation clause
1. This Circular comes into force from January 01, 2019.
2. Joint Circular No. 65/2008/TTLT-BNN-BTC dated May 26, 2008 of the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Finance on implementation of Decree No. 48/2007/ND-CP dated March 28, 2007 of the Government on principles and methods of determining prices of forest types expires from the date this Circular comes into force.
3. Annul Article 5, Article 6, Article 7 and other contents relating evaluation of cultivated forest prices specified in Joint Circular No. 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC dated April 22, 2015 of the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Finance providing guidelines on price determination of cultivated forest and groves to arrange, modernize and improve, enhance the effectiveness of agricultural, forestry companies.
4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to Vietnam Administration of Forestry for consolidated report submission to the Ministry for consideration
|
PP. MINISTER |
EXAMPLES OF TIMBER VALUE CALCUALTION WITH RESPECT TO NATURAL FOREST
(Issued together with Circular No. 32/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018
of the Minister of Agriculture and Rural Development)
I. Requirements: Determine timber value of the natural upstream protection forest with area of 36.5 ha.
II. Implementation: According to the instruction, perform steps producing the following results:
1. Collect information and identify the wood stocking and classification
Based on the consolidated results of site information and inspection, identify the stocking for each type of wood in the forest that needs to be evaluated as follows:
Table 1. Stocking of each wood type
No. |
Wood type |
Stocking (m3/ha) |
Percentage (%) |
Total amount (m3) |
1 |
I |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
2 |
II |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
1 |
III |
7,5 |
5,0 |
182,5 |
2 |
IV |
15,0 |
10,0 |
365,0 |
3 |
V |
37,5 |
25,0 |
912,5 |
4 |
VI |
52,5 |
35,0 |
1.277,5 |
5 |
VII |
37,5 |
25,0 |
912,5 |
6 |
VIII |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
|
Total |
150,0 |
100,0 |
3.650,0 |
2. Collect information, consolidate and identify the round timber prices at the landing.
The round timber prices at the landing based on wood bidding information and inspection results shall be listed as follows:
Table 2. Estimate round timber prices at landing
No. |
Wood type |
Round timber prices at the landing (VND/m3) |
Natural resources tax rates (%) |
1 |
I |
6.500.000 |
35 |
2 |
II |
4.800.000 |
30 |
1 |
III |
3.700.000 |
20 |
2 |
IV |
2700.000 |
18 |
3 |
V |
1.350.000 |
12 |
4 |
VI |
1.300.000 |
12 |
5 |
VII |
1.630.000 |
12 |
6 |
VIII |
1.200.000 |
12 |
3. Calculate expenditure relating the extraction, delivery from the forest to the landing and other expenses (such as natural resources tax, etc.)
Results of the expenditure calculation above. The natural resources tax shall be determined by the multiplication of value at the natural resources tax schedule (in Table 2), the round timber prices and the weight of each wood type.
Table 3. Estimate the expenditure on logging, transportation and natural resources tax
No. |
Wood type |
Expenditure on logging and transportation to the landing (VND) |
Natural resources tax (VND) |
1 |
I |
0 |
0 |
2 |
II |
0 |
0 |
1 |
III |
73.515.000 |
135.050.000 |
2 |
IV |
83.317.000 |
177.390.000 |
3 |
V |
133.307.200 |
147.825.000 |
4 |
VI |
405.802.800 |
199.290.000 |
5 |
VII |
109.782.400 |
178.485.000 |
6 |
VIII |
0 |
0 |
Total expenditure (VND) |
805.724.400 |
838.040.000 |
4. Timber value calculation
The timber value shall be calculated based on information relating stocking of each wood type; the round timber value of each wood type; the expenditure on transportation to the landing and natural resources tax. The results of timber evaluation are as follows;
Table 4. Timber value of the forest needing evaluation
No. |
Wood type |
Total amount (m3) |
Round timber prices at the landing (VND/m3) |
Revenues (VND) |
Logging expenditure (VND) |
Natural resources (VND) |
Timber value (VND) |
1 |
I |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
2 |
II |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
1 |
III |
182,5 |
3.700.000 |
675.250.000 |
73.515.000 |
135.050.000 |
466.685.000 |
2 |
IV |
365,0 |
2.700.000 |
985.500.000 |
83.317.000 |
177.390.000 |
724.793.000 |
3 |
V |
912,5 |
1.350.000 |
1.231.875.000 |
133.307.200 |
147.825.000 |
950.742.800 |
4 |
VI |
1.277,5 |
1.300.000 |
1.660.750.000 |
405.802.800 |
199.290.000 |
1.055.657.200 |
5 |
VII |
912,5 |
1.630.000 |
1.487.375.000 |
109.782.400 |
178.485.000 |
1,199.107.600 |
6 |
VIII |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
|
Total |
3.650,0 |
|
6.040.750.000 |
805.724.400 |
838.040.000 |
4.396.985.600 |
Thus, the average timber value of the forest needing evaluation is:
TV = VND 4,396,985,000/ha = VND 120,465,359/ha
EXAMPLES OF NATURAL FOREST USE VALUE CALCULATION
(Issued together with Circular No. 32/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018
of the Minister of Agriculture and Rural Development)
I. Requirements: Determine the forest use value of the natural upstream protection forest with area of 36.5 ha.
II. Implementation: According to instruction, perform steps producing the following results:
1. Determine the average revenues generated by the forest needing evaluation within the last 03 years of the date of evaluation. The revenues generated by the forest needing evaluation, including: salvage logging, non-timber forest products and forest environmental services revenues. The forest needing evaluation does not generate revenues from vacation, recreation or scientific research. Consolidate the revenues generated by the forest needing evaluation and specify in Table 1.
Table 1. Revenues from the forest products and forest environmental services
Unit: VND
No. |
Revenue sources |
2015 |
2016 |
2017 |
Average |
1 |
Salvage logging |
20.000.000 |
10.500.000 |
15.000.000 |
15.166.667 |
2 |
Non-timber forest products |
25.000.000 |
10.000.000 |
15.500 000 |
16.833.333 |
3 |
Vacation, recreation |
0 |
0 |
0 |
0 |
4 |
Scientific research |
0 |
0 |
0 |
0 |
5 |
Forest environmental services |
10.950.000 |
14.600.000 |
10.950.000 |
12.166.667 |
Annual average revenues (B) VND/year |
44.166.667 |
2. Determine the average expenditure within the last 03 years of the evaluation date
The identified relevant expenditure includes: expenditure on salvage logging, non-timber forest product extraction, forest protection. Excludes the expenditure on vacation, recreation and scientific research. The consolidation of relevant expenditure is as follows:
Table 2. Expenditure relating to the forest revenues
Unit: VND
No. |
Expenditure |
2015 |
2016 |
2017 |
Average |
1 |
Salvage logging |
8.500.000 |
4.500.000 |
5.000.000 |
6.000.000 |
2 |
Non-timber forest products |
7.500.000 |
5.500.000 |
4.000.000 |
5.666.667 |
3 |
Management fee |
0 |
0 |
0 |
0 |
5 |
Forest protection |
4.500.000 |
4.500.000 |
4.500.000 |
4.500.000 |
6 |
Maintenance of forestry infrastructure |
0 |
0 |
0 |
0 |
7 |
Taxes, charges |
0 |
0 |
0 |
0 |
Average expenditure (C) VND/year |
16.166.667 |
3. Identify the average revenues generated by 01 ha:
The annual average revenues generated by 01 ha of forest:
Average revenues = |
VND 44,166,667 – VND 16,166,667 |
= 767.123 |
VND |
36.5 ha |
ha |
||
year |
4. Identify the average discount rate (%)
The discount rate according to the average interest rate of 01 year term deposit in 3 consecutive years is 10%/year.
5. Calculate the forest value
a) The forest value of the forest needing evaluation in 01 year shall be calculated as follows:
In which:
Gsd (or UV) refers to the forest use value
b) The use value of the forest needing evaluation in 20 years shall be calculated as follows:
c) The use value of the forest needing evaluation in 10 years shall be calculated as follows:
EXAMPLES OF CULTIVATED FOREST VALUE CALCULATION
(Issued together with Circular No. 32/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018
of the Minister of Agriculture and Rural Development)
I. Requirements Determine the value of acacia mangium cultivated forest with 5 years of age on 30 ha area. Cultivated forest is the production forest with the business rotation of 10 years.
II. Implementation: According to instruction, perform steps of collect and identify information to produce the following results:
1. Determine the total investment expenditure until the current year (5-year-old forest).
Determine the expenditure according to afforestation design, statement and valid records. The results of determining afforestation investment expenditure from year 1 until the evaluation date shall be listed as follows (table 1). The determined discount rate is 12%.
Table 1. Total investment expenditure
No. |
Category |
Investment expenditure in years (VND/ha) |
|||||
Year 1 |
Year 2 |
Year 3 |
Year 4 |
Year 5 |
Total |
||
1 |
Direct expenditure |
12.500.000 |
3.500.000 |
2.500.000 |
1.000.000 |
3.000.000 |
22.500.000 |
2 |
General expenditure |
1.875.000 |
525.000 |
375.000 |
150.000 |
450.000 |
3.375.000 |
3 |
Other expenditure |
500.000 |
300.000 |
0 |
0 |
0 |
800.000 |
4 |
Total expenditure |
14.875.000 |
4.325.000 |
2.875.000 |
1.150.000 |
3.450.000 |
26.675.000 |
5 |
Discount rate (%) |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
|
6 |
Investment expenditure at the evaluation time |
26.214.833 |
6.805.471 |
4.039.168 |
1.442.560 |
3.864.000 |
42.366.032 |
2. Determine estimated revenues
The inspection results are:
- The current standing volume is 75m3/ha; stocking estimates at the logging year (the 10th year) is 150m3/ha; the amount of wood turned into sawn wood is 60% while woodchips is 40%;
- The sawn wood price at the landing is VND 1,800,000/m3 and the woodchips price is VND 600,000/m3;
- The estimated revenues generated by logging; there is no other source of revenue;
- Expenditure from the 6th year to the 10th year includes the forest protection expenditure (VND 300,000/ha/year);
- The estimated expenditure on logging, transporting to the landing is VND 400,000/m3 of wood;
- Other expenditure (tool, material) assisting the logging is VND 10,000,000;
- The determined discount rate is 12%
Based on results of the inspection, calculate the estimated revenues, expenditure and income. The results are in table 2.
Table 2. Estimated revenues from the 6th year to the 10th year
No. |
Category |
Estimates in years (VND million/ha) |
|||||
Year 6 |
Year 7 |
Year 8 |
Year 9 |
Year 10 |
Total |
||
A |
Estimated revenues (B) |
0 |
0 |
0 |
0 |
198,0 |
198,0 |
1 |
Sawn wood (60%) |
0 |
0 |
0 |
0 |
162,0 |
162,0 |
2 |
Woodchips (40%) |
0 |
0 |
0 |
0 |
36,0 |
36,0 |
3 |
Non-timber forest products |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
4 |
Forest environmental services |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
5 |
Other |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
B |
Expenditure from the 6th year to the 10th year (C) |
0,3 |
0,3 |
0,3 |
0,3 |
70,3 |
71,5 |
1 |
Forest protection |
0,3 |
0,3 |
0,3 |
0,3 |
0,3 |
1,5 |
2 |
Expenditure on logging and transportation to the landing |
0 |
0 |
0 |
0 |
60,0 |
60,0 |
3 |
Other expenditure |
0 |
0 |
0 |
0 |
10,0 |
10,0 |
C |
Raw revenues (B-C) |
-0,3 |
-0,3 |
-0,3 |
-0,3 |
127,7 |
126,5 |
With respect to the 12% discount rate, the estimated revenues at the evaluation time (the 5th year) are determined as follows:
(VND million/ha)
In which:
TNrt (or ERcf) refers to the estimated value of the cultivated forest.
3. Cultivated forest value
The value of the cultivated forest in the forest needing evaluation is:
*Vcf = IEcf + ERcf = 42.4 + 71.5 = VND 113.9 million/ha
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực