Chương IV Luật an toàn vệ sinh lao động 2015: Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù
Số hiệu: | 60/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/11/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2011 |
Ngày công báo: | 02/04/2011 | Số công báo: | Từ số 167 đến số 168 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Những quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động, Luật người khuyết tật và Luật này.
1. Chỉ sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật;
b) Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành;
c) Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi;
d) Có ít nhất một người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc;
đ) Có sự tự nguyện của người lao động cao tuổi khi bố trí công việc.
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Thỏa thuận với bên thuê lại lao động trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động thuê lại nhưng không được thấp hơn so với người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau; đưa các nội dung đã thỏa thuận trên vào hợp đồng cho thuê lại lao động và thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và Luật này;
b) Phối hợp và kiểm tra bên thuê lại lao động thực hiện việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại. Trường hợp bên thuê lại lao động không thực hiện đầy đủ các cam kết về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động đã ký kết, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm đầy đủ quyền lợi của người lao động thuê lại;
c) Lưu giữ hồ sơ về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến người lao động thuê lại; thực hiện báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 của Luật này.
2. Bên thuê lại lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng thuê lại lao động; không được phân biệt đối xử về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình;
b) Khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại, phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho nạn nhân, đồng thời thông báo ngay với doanh nghiệp cho thuê lao động và thực hiện khai báo, điều tra theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này;
c) Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định của Luật này, trừ trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã tổ chức huấn luyện phù hợp với công việc mà người lao động thuê lại được giao; định kỳ 6 tháng, hằng năm, tổng hợp tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại gửi doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
d) Phối hợp với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong việc điều tra tai nạn lao động; lưu giữ các hồ sơ về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến người lao động thuê lại.
3. Người lao động thuê lại phải tuân thủ nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động.
4. Chính phủ quy định chi tiết về an toàn, vệ sinh lao động trong trường hợp cho thuê lại lao động; trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại lao động, bên thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại, bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động thuê lại phù hợp với quy định của Bộ luật lao động và Luật này.
Tại nơi làm việc có nhiều người lao động thuộc nhiều người sử dụng lao động cùng làm việc thì chủ dự án hoặc chủ đầu tư phải tổ chức để những người sử dụng lao động cùng lập văn bản xác định rõ trách nhiệm của từng người trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động và cử người để phối hợp kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động.
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định tại Điều này bao gồm người lao động Việt Nam thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài do người sử dụng lao động cử đi và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Người sử dụng lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động của pháp luật nước sở tại và phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Bảo đảm thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động được quy định tại Luật này; trường hợp quy định của nước sở tại về những chế độ này có lợi hơn cho người lao động thì thực hiện theo quy định của nước sở tại;
b) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại trong việc tiến hành điều tra tai nạn, bệnh tật xảy ra cho người lao động;
c) Đối với tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng thì phải cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động của cấp tỉnh ở Việt Nam tại nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động.
3. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng, các biện pháp phòng, chống cháy, nổ trong gia đình có liên quan đến công việc của lao động là người giúp việc gia đình; thực hiện các chế độ có liên quan đến bảo đảm an toàn và chăm sóc sức khỏe của lao động là người giúp việc gia đình.
2. Lao động là người giúp việc gia đình có trách nhiệm chấp hành đúng hướng dẫn sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng và phòng, chống cháy, nổ.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động được áp dụng đối với lao động là người giúp việc gia đình.
1. Người lao động khi thỏa thuận bằng văn bản với người sử dụng lao động về việc giao công việc về làm tại nhà trên cơ sở căn cứ vào việc người lao động bảo đảm được yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc được giao tại nhà.
2. Nếu xảy ra tai nạn lao động khi làm việc tại nhà, thì người lao động hoặc thân nhân của họ phải báo cáo ngay để người sử dụng lao động biết.
Trường hợp người bị tai nạn lao động đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được giải quyết các chính sách, chế độ liên quan đến người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật này.
Trường hợp người bị tai nạn lao động là người thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho người lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 38 của Luật này.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động nhận công việc về làm tại nhà; thực hiện các cam kết trong thỏa thuận với người lao động nhận công việc về làm tại nhà; báo cáo tai nạn lao động xảy ra khi làm việc tại nhà của người lao động cùng với báo cáo chung về tai nạn lao động quy định tại Điều 36 của Luật này.
1. Cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động cho học sinh, sinh viên, người học nghề trong thời gian thực hành, học nghề như đối với người lao động quy định tại các điều 15, 16, 18, 19, 20, 23, 24, 25 và khoản 1 Điều 27 của Luật này.
2. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người học nghề, tập nghề, thử việc như đối với người lao động tại Luật này, kể cả trường hợp bị tai nạn lao động.
3. Học sinh, sinh viên, người học nghề trong thời gian thực hành, học nghề, tập nghề phải tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề.
Trường hợp học sinh, sinh viên trong thời gian thực hành bị tai nạn lao động thì được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE ASSURANCE APPLICABLE TO PARTICULAR EMPLOYEES
Article 63. Occupational safety and hygiene applicable to female, minor or disabled employees
The occupational safety and hygiene applicable to female, minor or disabled employees shall comply with the Labor Code, Law on disabled people and this Law.
Article 64. Requirements for employment of elderly employees in heavy, harmful or dangerous occupations
1. An elderly employee shall only be employed in heavy, harmful or dangerous occupations or serious heavy, harmful or dangerous occupations that adversely affect their health if all requirements are satisfied:
a) The elderly employee has experience and professional skills with at least 15 years’ seniority; has professional certificates or recognized as a craftsman as prescribed;
b) The elderly employee has good health to work heavy, harmful or dangerous occupations according to the health standards promulgated by the Minister of Health with the consent of specialized Ministries;
c) The elderly employee has been employed for within 05 years;
d) There is at least one employee other than an elderly employee work with the elderly employee together;
dd) The elderly employee voluntarily work those occupations.
2. The Government shall provide guidance on this Article.
Article 65. Occupational safety and hygiene applicable to employee leasing
1. A subscribing enterprise must:
a) Agree with the leasing enterprise about respect for the right of leasing employees to have safe and hygienic working conditions provided that they are not lower than lawful rights and interests of employees of the leasing enterprise who have the same qualifications and same works; conclude an employee leasing and fulfill obligations of the employers as prescribed in the Labor Code and this Law;
b) Cooperate and inspect the implementation of occupational safety and hygiene applicable to the leasing employees carried out by the leasing enterprise. In case the leasing enterprise fails to fulfill all commitments to occupational safety and hygiene as mentioned in the employee leasing concluded, the subscribing enterprise shall be responsible for rights and interests of the leasing employees;
c) Keep record of occupational safety and hygiene related to the leasing employees; and send reports on occupational accidents or occupational diseases as prescribed in Article 36 and Article 37 of this Law.
2. A leasing enterprise must:
a) Fulfill all commitments as mentioned in the employee leasing; and do not discriminate between the leasing employees and their employees in terms of occupational safety and hygiene;
c) When a leasing employee has an occupational accident or a safety threat, he/she must be received first aid and emergency aid, and the leasing enterprise must inform the subscribing enterprise, and report and conduct an investigation as prescribed in Article 34 and 35 of this Law;
c) Provide training in occupational safety and hygiene for the leasing employees as prescribed in this Law, unless the subscribing enterprise has provided such training for the leasing employees; and send reports on occupational accidents or occupational diseases involved by the leasing employees to the subscribing enterprise twice or once a year;
d) Cooperate with the subscribing enterprise in investigation into occupational accidents; and keep record of documents on occupational safety and hygiene related to the leasing employees.
3. The leasing employees must comply with internal regulations, process and measures for assurance of occupational safety and hygiene of the leasing enterprise.
4. The Government shall provide guidance on occupational safety and hygiene in terms of employee leasing; responsibility of subscribing enterprises and leasing enterprises for leasing employees, respect for rights and interests of leasing employees in accordance with the Labor Code and this Law.
Article 66. Occupational safety and hygiene applicable to workplace having employees of multiple employers
With regard to the workplace having employees of multiple employers, the project owner or the investor shall request the employers to conclude an agreement on allocation of responsibility for employees in terms of occupational safety and hygiene and send persons to cooperate with them in inspection of occupational safety and hygiene.
Article 67. Occupational safety and hygiene applicable to Vietnamese employees working abroad
1. Vietnamese employees working abroad prescribed in this Article consist of Vietnamese employees sent by their employers and worked under agreement as prescribed in the Law on Vietnamese employees working abroad under agreement.
2. The employer must comply with regulations on occupational safety and hygiene of home country and following regulations:
a) Carry out sufficient measures for occupational safety and hygiene, the insurance benefits and responsibility of employers for employees prescribed in this Law; if regulations of the home country on such benefits are more favorable to employers, those regulations shall apply;
b) Cooperate with competent agencies of the home country in investigations into accidents or injuries involved by the employees;
c) Provide documents related to the fatal or serious occupational accidents for Occupational Safety and Hygiene Inspectorate of provinces of Vietnam where the premises of the employer are located.
3. Each Vietnamese employee working abroad must comply with Vietnam legislation, home country legislation, unless otherwise prescribed by the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 68. Occupational safety and hygiene applicable to domestic workers
1. Each employer must give instructions on how to use machinery, equipment or devices, in measures for fire safety in the house related to works of their domestic workers; and ensure safety and healthcare for their domestic workers.
2. Domestic workers must conform to instructions on how to use those machinery, equipment or devices and practice fire safety.
3. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide guidance on occupational safety and hygiene applicable to domestic workers.
Article 69. Occupational safety and hygiene applicable to work-from-home employees
1. When an employee concludes an agreement on work-from-home with an employer, the employee should base on the assurance of occupational safety and hygiene offered by the employer.
2. When the employee has an occupational accident when working from home, the employee or their relatives shall immediately report to the employer.
If the victim has bought the insurance, he/she shall be entitled to the insurance benefits as prescribed in this Law.
If the employee suffering from the occupational accident is not required to buy the insurance, the employer shall ensure the interests of the employee as prescribed in Clause 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 10 Article 38 of this Law.
3. The employer must inspect workplace of work-from-home employees; fulfill commitments as mentioned in the agreement concluded with the employee; and send reports on occupational accidents involved by the employee together with the reports prescribed in Article 36 of this Law.
Article 70. Occupational safety and hygiene applicable to students, apprentices, and interns
1. Educational institutions and vocational institutions shall ensure requirements for occupational safety and hygiene applicable to students, apprentices during their practice duration similarly to the employees prescribed in Article 15, 15, 18, 19, 20, 23, 24, 25 and Clause 1 Article 27 of this Law.
2. The employer shall implement regulations on occupational safety and hygiene applicable to apprentices and interns similarly to the employees prescribed in this Law, including cases in which they have occupational accidents.
3. During the practice duration, students, apprentices must comply with regulations on occupational safety and hygiene promulgated by the educational institutions or vocational institutions.
If a student has an occupational accident during the practice duration, he/she shall receive benefits as prescribed by the Government.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 42. Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 44. Mức đóng, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 53. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 56. Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 85. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ trưởng Bộ Y tế
Điều 86. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 18. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
Điều 34. Khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
Điều 64. Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Điều 65. An toàn, vệ sinh lao động trong trường hợp cho thuê lại lao động
Điều 70. An toàn, vệ sinh lao động đối với học sinh, sinh viên, người học nghề, tập nghề, thử việc
Điều 71. Thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh
Điều 72. Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động
Điều 75. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở
Điều 88. Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh
Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 44. Mức đóng, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 46. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Điều 56. Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp