Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 13/2020/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Lê Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2021 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
05 thông tin về tai nạn lao động DN phải công bố định kỳ
Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Theo đó, định kỳ 06 tháng, hằng năm, người sử dụng lao động phải đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở cho người lao động biết.
Nội dung thông tin công bố bao gồm:
(1) Số vụ tai nạn lao động, số vụ tai nạn lao động chết người;
(2) Số người bị tai nạn lao động, số người bị chết do tai nạn lao động;
(3) Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn;
(4) Thiệt hại do tai nạn lao động gồm: tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động; các khoản chi về y tế, trả lương trong thời gian điều trị, bồi thường, trợ cấp, chi phí khác; thiệt hại tài sản;
(5) Sự biến động (về số lượng, tỷ lệ) các số liệu thống kê tại các mục (1), (2), (3) và (4) nêu trên so với cùng thời kỳ hoặc giai đoạn báo cáo;
Phân tích nguyên nhân biến động và hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (bao gồm phân tích về kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động, việc thực hiện kế hoạch).
Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2021.
Văn bản tiếng việt
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2020/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2020 |
HƯỚNG DẪN VIỆC THU THẬP, LƯU TRỮ, TỔNG HỢP, CUNG CẤP, CÔNG BỐ, ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ SỰ CỐ KỸ THUẬT GÂY MẤT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NGHIÊM TRỌNG
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Thông tư này hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Thông tư này áp dụng đối với người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Điều 3. Thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp thông tin tai nạn lao động
1. Trách nhiệm thu thập, lưu trữ thông tin tai nạn lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình; mở số thống kê tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; cập nhật đầy đủ, kịp thời vào phần mềm cơ sở dữ liệu về tai nạn lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kể từ ngày phần mềm hoạt động; trong đó, xác định yếu tố chính gây chấn thương theo danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) phải tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn; mở sổ thống kê tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; cập nhật đầy đủ, kịp thời vào phần mềm cơ sở dữ liệu về tai nạn lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kể từ ngày phần mềm hoạt động; trong đó, xác định yếu tố chính gây chấn thương theo danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Cơ quan chịu trách nhiệm điều tra các vụ tai nạn lao động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34, khoản 4 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 21 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi là Nghị định số 39/2016/NĐ-CP) tổ chức thu thập, lưu trữ; thông tin vụ tai nạn lao động thuộc trách nhiệm điều tra; mở sổ thống kê tai nạn lao động thuộc trách nhiệm điều tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trong đó, xác định yếu tố chính gây chấn thương theo danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động, bao gồm thông tin về các vụ tai nạn lao động có đề nghị khởi tố, vụ tai nạn lao động đã thực hiện khởi tố; báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người, sự cố kỹ thuật về an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn; cập nhật đầy đủ, kịp thời vào phần mềm cơ sở dữ liệu về tai nạn lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kể từ ngày phần mềm hoạt động;
đ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra trong cả nước.
2. Người sử dụng lao động và các cơ quan được quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào các thông tin được thu thập, lưu trữ, có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình tai nạn lao động theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 24 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP; cung cấp thông tin về tình hình tai nạn lao động khi được cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thẩm quyền yêu cầu.
Điều 4. Đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở theo quy định sau:
a) Định kỳ 06 tháng, hằng năm, đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở cho người lao động biết Thông tin phải được công bố trước ngày 10 tháng 7 đối với số liệu 06 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 năm sau đối với số liệu cả năm;
b) Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở và cấp tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban (đối với các tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban có xảy ra tai nạn lao động), tại hội nghị người lao động hằng năm của doanh nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có).
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn theo quy định sau:
a) Định kỳ 06 tháng, hằng năm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn. Thông tin phải được công bố trước ngày 10 tháng 7 đối với số liệu 06 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 năm sau đối với số liệu cả năm;
b) Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu có) và phát trên đài truyền thanh cấp xã.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn theo quy định sau:
a) Định kỳ 06 tháng, hằng năm, đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại địa phương. Thông tin phải được công bố trước ngày 20 tháng 7 đối với số liệu 06 tháng đầu năm và trước ngày 30 tháng 01 năm sau đối với số liệu cả năm;
b) Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
4. Cơ quan được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư này đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động thuộc trách nhiệm điều tra theo quy định sau:
a) Định kỳ 06 tháng, hằng năm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động thuộc thẩm quyền điều tra. Thông tin phải được công bố trước ngày 20 tháng 7 đối với số liệu 06 tháng đầu năm và trước ngày 30 tháng 01 năm sau đối với số liệu cả năm;
b) Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở của cơ quan, đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan và các phương tiện truyền thông của Bộ, ngành quản lý (nếu có).
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra trong cả nước theo quy định sau:
a) Định kỳ 06 tháng, hằng năm, đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra trong cả nước. Thông tin phải được công bố trước ngày 15 tháng 8 đối với số liệu 06 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 02 năm sau đối với số liệu cả năm;
b) Thông tin công bố phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Nội dung thông tin công bố tình hình tai nạn lao động:
a) Số vụ tai nạn lao động, số vụ tai nạn lao động chết người;
b) Số người bị tai nạn lao động, số người bị chết do tai nạn lao động;
c) Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn;
d) Thiệt hại do tai nạn lao động, bao gồm: tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động; các khoản chi về y tế, trả lương trong thời gian điều trị, bồi thường, trợ cấp, chi phí khác; thiệt hại tài sản;
đ) Sự biến động (về số lượng, tỷ lệ) các số liệu thống kê quy định tại các điểm a, b, c và d của khoản 6 này so với cùng thời kỳ hoặc giai đoạn báo cáo; phân tích nguyên nhân biến động và hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (bao gồm phân tích về kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động và việc thực hiện kế hoạch).
Điều 5. Thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, đánh giá, công bố về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
1. Việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, đánh giá, công bố về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Trên cơ sở thông tin do cơ quan chủ trì điều tra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng cung cấp theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá, công bố tình hình sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra trong cả nước cùng với tình hình tai nạn lao động.
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tăng cường các biện pháp cải thiện điều kiện lao động; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động để phòng ngừa tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn để phòng ngừa tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đến tất cả người sử dụng lao động tại địa phương.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở thuộc quyền quản lý thực hiện quy định tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2021.
2. Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF LABOR - WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 13/2020/TT-BLDTBXH |
Hanoi, November 27, 2020 |
GUIDING COLLECTION, STORAGE, CONSOLIDATION, PROVISION, PUBLICIZING AND ASSESSMENT OF OCCUPATIONAL ACCIDENTS AND TECHNICAL DIFFICULTIES CAUSING SERIOUS LOSS OF OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE
Pursuant to the Law on Occupational Safety and Hygiene dated June 25, 2015;
Pursuant to Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016 of the Government on elaborating to Law on Occupational Safety and Hygiene;
Pursuant to Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government administers functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs;
At request of Director of Work Safety Department;
Minister of Labor – War Invalids and Social Affairs promulgates Circular guiding collection, storage, consolidation, provision, publicizing and assessment of occupational accidents and technical difficulties causing serious loss of occupational safety and hygiene.
This Circular guides collection, storage, consolidation, provision, publicizing and assessment of occupational accidents and technical difficulties causing serious loss of occupational safety and hygiene.
This Circular applies to employers and agencies, organizations, individuals related to collection, storage, consolidation, provision, publicizing and assessment of occupational accidents and technical difficulties causing serious loss of occupational safety and hygiene.
Article 3. Collection, storage, consolidation and provision of information on occupational accidents
1. Responsibilities for collecting and storing information on occupational accidents are as follows:
a) Employers must organize collection and storage of information on occupational accidents that take place in their facilities; keep statistical records of occupational accidents using Form under Annex I attached to this Circular; fully and promptly update on database on occupational accidents of Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs from the date on which the database starts to operate; identify primary traumatizing factors according to the list under Annex IV attached to this Circular;
b) People’s Committees of communes, wards and towns (hereinafter referred to as “People’s Committees of communes”) must collect and store information on occupational accidents for workers who work without contracts within local administrative divisions; keep statistical records of occupational accidents using Form under Annex II attached to this Circular; fully and promptly update on database on occupational accidents of Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs from the date on which the database starts to operate; identify primary traumatizing factors according to the list under Annex IV attached to this Circular;
c) Agencies in charge of investigating occupational accidents specified under Point c Clause 1 Article 34, Clause 4 Article 35 of Law on Occupational Safety and Hygiene and Article 21 of Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016 of the Government on elaborating to Law on Occupational Safety and Hygiene (hereinafter referred to as “Decree No. 39/2016/ND-CP”) shall organize collection and storage of information on occupational accidents within their responsibilities; keep statistical records of occupational accidents using Form under Annex III attached to this Circular; identify primary traumatizing factors according to the list under Annex IV attached to this Circular;
d) Departments of Labor – War Invalids and Social Affairs must organize collection and storage of information on occupational accidents for accidents that have been filed for prosecution and accidents that have been prosecuted; provide brief reports on lethal accidents and serious technical difficulties regarding occupational safety and hygiene within local administrative divisions; fully and promptly update on database on occupational accidents of Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs from the date on which the database starts to operate;
dd) Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs shall organize collection and storage of information on occupational accidents that take place within the country.
2. Employers and agencies specified under Clause 1 of this Article shall rely on collected and stored information and be responsible for consolidating and submitting reports on occupational accidents according to Clause 1, 2, and 3 Article 36 of Law on Occupational Safety and Hygiene and Article 24 of Decree No. 39/2016/ND-CP; provide information on occupational accidents at request of employment regulatory agencies.
Article 4. Assessment and publicizing of occupational safety
1. Employers are responsible for assessing and publicizing occupational accidents that take place at the facilities as follows:
a) On a 6-month or yearly period, assess and publicize occupational accidents that take place at the facilities to employees; information on occupational accidents must be publicized before July 10 for figures of the first 6 months and before January 15 for figures of the whole year;
b) Publicized information must be posted publicly at head offices of the facilities and in other departments, teams, wards (for departments, teams, wards where occupational accidents take place), at annual worker seminars of enterprises and uploaded on website of the facilities (if any).
2. People’s Committees of communes are responsible for assessing and publicizing occupational accident situations for workers working without contracts within administrative divisions as follows:
a) On a 6-month or yearly basis, assess and publicize occupational accident situations for workers working without contracts within administrative divisions. Information on occupational accidents must be publicized before July 10 for figures of the first 6 months and before January 15 for figures of the whole year;
b) Publicized information must be posted publicly at head offices of People’s Committees of communes, uploaded on website of people’s Committees of communes (if any) and broadcasted by radio stations of communes.
3. Departments of Labor - War Invalids and Social Affairs of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “Departments of Labor - War Invalids and Social Affairs”) are responsible for assessment and publicizing occupational accidents that take place within administrative divisions as follows:
a) On a 6-month or yearly basis, publicize occupational accidents that take place within administrative divisions. Information on occupational accidents must be publicized before July 20 for figures of the first 6 months and before January 30 for figures of the whole year;
b) Publicized information must be posted publicly at head offices, uploaded on website of Departments of Social – War Invalids and Social Affairs and mass media of local administrative divisions.
4. Agencies specified under Point c Clause 1 Article 3 of this Circular shall assess and publicize occupational accidents within their investigation responsibility as follows:
a) On a 6-month or yearly basis, publicize occupational accidents within investigation responsibility. Information on occupational accidents must be publicized before July 20 for figures of the first 6 months and before January 30 for figures of the whole year;
b) Publicized information must be posted publicly at head offices of agencies and uploaded on website of agencies and media of supervisory ministries (if any).
5. Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs are responsible for assessing and publicizing occupational accidents that take place in the country as follows:
a) On a 6-month or yearly basis, publicize occupational accidents that take place within the country. Information on occupational accidents must be publicized before August 15 for figures of the first 6 months and before February 25 for figures of the whole year;
b) Publicized information must be uploaded on website of Departments of Social – War Invalids and Social Affairs and mass media.
6. Details of publicized information on occupational accidents:
a) Number of occupational accidents and number of lethal occupational accidents;
b) Number of victims of occupational accident and number of casualties of lethal occupational accidents;
c) Primary causes of accidents;
d) Damage caused by occupational accidents, including: total number of day off due to occupational accidents, expenses for medical and salary during treatment period, compensation, benefits, other expenses; tangible damage;
dd) Shift (in quantity or rate) of statistical figures specified under Points a, b, c, and d of this Clause compared to the same period or reporting period; analysis of causes of the shit and effectiveness of occupational accident precautions (including analysis of plans for occupational safety and hygiene and implementation thereof).
Article 5. Collection, storage, consolidation, provision, publicizing and assessment of technical difficulties causing serious loss of occupational safety and hygiene
1. Collection, storage, consolidation, provision, publicizing and assessment of technical difficulties causing serious loss of occupational safety and hygiene shall conform to specialized regulations and law.
2. On the basis of information provided by agencies in charge of investigating technical difficulties that cause serious loss of occupational safety and hygiene according to Clause 4 Article 26 of Decree No. 39/2016/ND-CP, Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs shall assess and publicize technical difficulties causing serious loss of occupational safety and hygiene across the country and occupational accidents.
Article 6. Responsibilities for implementation
1. Employers are responsible for adopting more measures for improving working conditions; publicizing and raising awareness of workers to prevent occupational accidents and technical difficulties causing serious loss of occupational safety and hygiene.
2. People’s Committees of communes are responsible for publicizing and raising awareness of workers working without contracts within local administrative divisions to prevent occupational accidents and technical difficulties causing serious loss of occupational safety and hygiene.
3. Departments of Labor – War Invalids and Social Affairs are responsible for publicizing, guiding and examining implementation of this Circular to employers in local administrative divisions.
4. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, People’s Committees of provinces are responsible for directing, inspecting and encouraging affiliated entities to implement this Circular.
1. This Circular comes into force from January 15, 2021.
2. Circular No. 08/2016/TT-BLDTBXH dated May 15, 2016 Minister of Labor – War Invalids and Social Affairs guiding collection, storage, consolidation, provision, publicizing and assessment of occupational accidents and technical difficulties causing serious loss of occupational safety and hygiene expires from the effective date of this Circular.
3. If documents referred in this Circular are amended or replaced, the new documents will prevail.
4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry for consideration./.
|
PP. MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực