Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động
Số hiệu: | 39/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 21/06/2016 | Số công báo: | Từ số 397 đến số 398 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động áp dụng cho người làm động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không theo hợp đồng lao động, người thử việc, học nghề...
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng của Nghị định 39/2016/NĐ-CP
- Nghị định 39 hướng dẫn việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động quản lý nhà nước…
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không theo hợp đồng lao động, người thử việc, học nghề, tập nghề, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng… là những đối tượng áp dụng theo các quy định tại Nghị định 39/2016.
2. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo Nghị định số 39/2016
- Một số nguyên tắc cốt lõi khi kiểm soát đó là: thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; có quy trình kiếm soát; có người hoặc phân công bộ phận chịu trách nhiệm kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; lưu hồ sơ, công bố kết quả cho người lao động…
- Nội dung kiểm soát gồm theo Nghị định số 39 gồm có: nhận diện và đánh giá; xác định mục tiêu và các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
- Khi gặp các sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng cần có phương án xử lý với các nội dung như lực lượng tham gia xử lý sự cố tại chỗ, lực lượng hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh lân cận; có các phương tiện kỹ thuật theo quy định và thiết bị đo lường cần có cho quá trình xử lý…
3. Quy định việc khai báo, điều tra, báo cáo tai nạn lao động, thành lập các Đoàn điều tra tai nạn lao động, chi phí cho việc điều tra các tai nạn lao động sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
- Có 3 loại tai nạn lao động: Tai nạn lao động làm chết người lao động, tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng và tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ.
- Khi có tai nạn lao động xảy ra phải báo cáo một cách nhanh nhất cho Thanh tra Sở Lao động -Thương binh và xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, phường hoặc Công an cấp huyện, xã, phường, thị trấn…
- Thành lập các Đoàn điều tra tai nạn lao động ở các cấp để tiến hành các hoạt động điều tra các vấn đề liên quan đến tai nạn lao động. Ngoài ra, Nghị định 39 còn có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động, việc khai báo, báo cáo, điều tra tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài…
- Chi phí điều tra tai nạn lao động theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP thì người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các khoản như dựng lại hiện trường, in, chụp hình, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân… và các khoản này được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh ở lĩnh vực như khai thác khoáng sản, thi công công trình xây dựng, sửa chữa, đóng tàu biển, truyền tải và phân phối điện… đảm bảo điều kiện có từ 01 đến 03 nhân viên phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động tùy theo số lượng người lao động tại cơ sở.
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh những ngành nghề, lĩnh vực khác thì cần đảm bảo từ 01 đến 02 người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động và cũng tùy theo số lượng lao động tại cơ sở.
Ngoài ra, Nghị định 39/2016 còn quy định việc tổ chức bộ phận y tế tại các cơ sở, đồng thời có những yêu cầu nhất định đối với làm công tác chuyên trách hoặc bán chuyên trách bộ phận an toàn, vệ sinh lao động.
Nghị định 39/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi Tiết một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; khai báo, Điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
3. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Người sử dụng lao động.
5. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Đối tượng quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định tại Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;
2. Phải có người hoặc bộ phận được phân công chịu trách nhiệm về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải quy định việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đến từng tổ, đội, phân xưởng;
3. Lưu hồ sơ về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phù hợp quy định Luật An toàn, vệ sinh lao động, các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định này và quy định pháp luật chuyên ngành;
4. Công khai kết quả kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động được biết;
5. Có quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm phù hợp với Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động, các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định này và quy định pháp luật chuyên ngành.
1. Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
2. Xác định Mục tiêu và các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
3. Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
1. Phân tích đặc Điểm Điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan và kết quả kiểm tra nơi làm việc.
2. Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc.
3. Trường hợp không nhận diện, đánh giá được đầy đủ, chính xác bằng cảm quan thì phải sử dụng máy, thiết bị phù hợp để đo, kiểm các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Căn cứ vào việc nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, người sử dụng lao động xác định Mục tiêu và các biện pháp phù hợp để phòng, chống tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Loại trừ các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu;
b) Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật và áp dụng các biện pháp tổ chức, hành chính (thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng nội quy, quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động).
2. Xác định rõ thời gian, địa Điểm và nguồn lực để thực hiện Mục tiêu, biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
1. Người sử dụng lao động hướng dẫn người lao động biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.
2. Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 lần/năm; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải được kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.
3. Việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:
a) Tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc;
b) Việc sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; các loại thuốc thiết yếu, phương tiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ;
c) Việc quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
d) Kiến thức và khả năng của người lao động trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp;
đ) Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
e) Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, Điều tra tai nạn lao động.
4. Việc đánh giá hiệu quả biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:
a) Việc tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;
b) Kết quả cải thiện Điều kiện lao động.
1. Phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật An toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung sau đây:
a) Lực lượng tham gia xử lý sự cố tại chỗ và nhiệm vụ của từng thành viên tham gia; lực lượng hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh lân cận;
b) Phương tiện kỹ thuật phải có theo quy định của pháp luật chuyên ngành; thiết bị đo lường cần thiết dùng trong quá trình xử lý sự cố (các thiết bị này phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường);
c) Cách thức, trình tự xử lý sự cố.
2. Phê duyệt hoặc gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và định kỳ tổ chức diễn tập phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn phải khai báo theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động như sau:
a) Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Công an cấp huyện);
b) Nội dung khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động, ngoài việc thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành, người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra tai nạn phải khai báo như sau:
a) Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn và với Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho Công an cấp huyện;
b) Nội dung khai báo được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, thì việc khai báo theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:
a) Ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị thương nặng do tai nạn lao động, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động;
b) Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Công an cấp huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
a) Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải thành lập ngay Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động, nhưng nạn nhân là người lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động khác, thì người sử dụng lao động tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đồng thời mời đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân tham gia Đoàn Điều tra.
2. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh
a) Khi nhận được tin báo xảy ra tai nạn làm chết người hoặc làm từ 02 người bị tai nạn nặng trở lên thuộc thẩm quyền Điều tra, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cử người đến hiện trường trong thời hạn 02 giờ và thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh.
b) Đối với các vụ tai nạn quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định này, sau khi nhận đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, tiến hành Điều tra và lập biên bản xác minh tai nạn lao động.
c) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương
Việc thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương theo Khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương, trừ các vụ tai nạn lao động được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động;
b) Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc Bộ trưởng các bộ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 21 Nghị định này thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động;
c) Quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Trưởng Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết định tiến hành việc Điều tra ngay, kể cả trường hợp vắng một trong các thành viên Đoàn Điều tra;
b) Phân công cụ thể nhiệm vụ đối với từng thành viên trong Đoàn Điều tra;
c) Tổ chức thảo luận về kết quả Điều tra vụ tai nạn lao động; quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với kết quả Điều tra tai nạn lao động;
d) Tổ chức, chủ trì cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
2. Các thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt động chung của Đoàn Điều tra;
b) Có quyền nêu và bảo lưu ý kiến; trường hợp không thống nhất với quyết định của Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động thì báo cáo lãnh đạo cơ quan cử tham gia Đoàn Điều tra;
c) Không được Tiết lộ thông tin, tài liệu trong quá trình Điều tra khi chưa công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
1. Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
2. Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết).
4. Phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.
5. Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định này.
7. Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động bao gồm:
a) Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động;
b) Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản;
c) Thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;
d) Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn;
đ) Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở.
8. Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
9. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động có người bị nạn đặt trụ sở chính; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động.
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
1. Thực hiện các nội dung như quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 13 Nghị định này.
2. Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này tại cơ sở hoặc tại trụ sở Ủy ban nhân cấp xã nơi xảy ra tai nạn.
4. Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động gồm:
a) Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động;
b) Thành viên đoàn Điều tra tai nạn lao động;
c) Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trong trường hợp người lao động bị tai nạn làm việc theo hợp đồng lao động; đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn trong trường hợp người lao động bị tai nạn làm việc không theo hợp đồng lao động;
d) Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc, người có liên quan đến vụ tai nạn;
đ) Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở trong trường hợp người lao động bị tai nạn làm việc theo hợp đồng lao động;
e) Mời đại diện cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân đã tham gia Điều tra trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người.
5. Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động; người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản ký tên, đóng dấu (nếu có) vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới các cơ quan có thành viên trong Đoàn Điều tra tai nạn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, người sử dụng lao động và nạn nhân hoặc thân nhân người bị nạn.
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
1. Sau khi có quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động, Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động thông báo ngay cho các cơ quan thuộc thành phần Đoàn Điều tra tai nạn lao động tham gia Điều tra tai nạn lao động;
2. Đoàn Điều tra tai nạn lao động đến ngay nơi xảy ra tai nạn, yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan có thẩm quyền cung cấp các tài liệu, hồ sơ, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn và phối hợp với Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh tiến hành Điều tra tại chỗ để lập biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm thương tích, thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn;
3. Thực hiện nội dung như quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và 4 Điều 14 Nghị định này;
4. Thành viên dự họp có ý kiến chưa nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên của mình vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động; người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản ký tên, đóng dấu (nếu có) vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động và Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới các cơ quan có thành viên trong Đoàn Điều tra tai nạn lao động, người sử dụng lao động và nạn nhân hoặc thân nhân người bị nạn; trường hợp vụ tai nạn lao động được Điều tra theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 21 Nghị định này thì đồng thời phải gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập Hồ sơ vụ tai nạn lao động. Hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);
b) Sơ đồ hiện trường;
c) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
d) Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
đ) Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
g) Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
h) Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
i) Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);
k) Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).
2. Trong một vụ tai nạn lao động, nếu có nhiều người bị tai nạn lao động thì mỗi người bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng.
3. Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động
a) Người sử dụng lao động lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 8 Điều 18 Nghị định này.
b) Cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, cấp trung ương lưu trữ hồ sơ vụ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động, nếu có khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật thì việc Điều tra lại tai nạn lao động thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
b) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không nhất trí với ý kiến trả lời của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết nêu tại Điểm a, Khoản này mà vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền Điều tra theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để tiến hành Điều tra lại tai nạn lao động, đồng thời thông báo bằng văn bản kết quả Điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố cáo biết; trường hợp không tiến hành Điều tra lại thì phải nêu rõ lý do;
c) Cơ sở để xảy ra tai nạn và Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp tỉnh;
d) Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương;
đ) Kết luận của Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương là kết luận cuối cùng.
2. Biên bản Điều tra tai nạn lao động trước sẽ hết hiệu lực pháp lý khi biên bản Điều tra lại được công bố.
1. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động, nếu có khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật thì việc Điều tra lại tai nạn lao động thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
b) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không nhất trí với ý kiến trả lời của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết nêu tại Điểm a, Khoản này mà vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền Điều tra theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để tiến hành Điều tra lại tai nạn lao động, đồng thời thông báo bằng văn bản kết quả Điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố cáo biết; trường hợp không tiến hành Điều tra lại thì phải nêu rõ lý do;
c) Cơ sở để xảy ra tai nạn và Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp tỉnh;
d) Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương;
đ) Kết luận của Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương là kết luận cuối cùng.
2. Biên bản Điều tra tai nạn lao động trước sẽ hết hiệu lực pháp lý khi biên bản Điều tra lại được công bố.
1. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
2. Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
3. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
b) Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra theo quy định của Nghị định này và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
4. Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.
5. Tạo Điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.
6. Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để Điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
7. Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.
8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:
a) 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;
b) Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.
9. Thanh toán các Khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
10. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.
1. Ngoài việc phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại, người sử dụng lao động, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn phải thực hiện việc khai báo, Điều tra, báo cáo theo quy định tại Điều này khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đi làm việc theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Người lao động Việt Nam thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài do người sử dụng lao động giao phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam đối với các công việc sau đây: tham dự hội nghị, hội thảo, học tập ngắn hạn, nghiên cứu thực tế ở nước ngoài.
2. Việc khai báo đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Khi xảy ra tai nạn lao động thì người bị nạn hoặc người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài cùng với nạn nhân biết sự việc phải báo ngay cho người sử dụng lao động biết;
b) Đối với các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được tin báo tai nạn, phải khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở Việt Nam tại nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; nội dung khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc Điều tra, xác minh đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Người lao động Việt Nam bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ do người sử dụng lao động giao tại địa Điểm và thời gian hợp lý thì được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động;
b) Đối với các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong thời hạn 05 ngày kể từ khi kết thúc Điều tra, người sử dụng lao động phải cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều này cho Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở Việt Nam tại nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động để xem xét và lập biên bản xác minh tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Người sử dụng lao động phải lập, lưu giữ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động, bao gồm:
a) Quyết định của cơ sở cử người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) Bản dịch có chứng thực và bản sao biên bản khám nghiệm hiện trường của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
c) Bản dịch và bản sao sơ đồ hiện trường của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; ảnh hiện trường; ảnh nạn nhân;
d) Bản dịch có chứng thực và bản sao biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích;
đ) Bản dịch có chứng thực biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có);
e) Bản dịch có chứng thực và bản sao giấy chứng nhận tai nạn của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
g) Bản dịch có chứng thực và bản sao giấy chứng thương của cơ sở y tế nước ngoài hoặc giấy chứng thương của cơ sở y tế Việt Nam;
h) Bản dịch có chứng thực và bản sao giấy ra viện của cơ sở y tế nước ngoài hoặc giấy ra viện của cơ sở y tế Việt Nam, nếu Điều trị ở Việt Nam.
1. Việc phối hợp Điều tra tai nạn lao động chết người thực hiện như sau:
a) Khi phát hiện hoặc nhận được tin báo tai nạn lao động chết người, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát Điều tra có thẩm quyền Điều tra ban đầu thực hiện việc sau đây: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai, thu thập hồ sơ và tài liệu liên quan; đồng thời thông báo cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi;
b) Cơ quan đến nơi xảy ra tai nạn lao động trước có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đến sau (cơ quan Cảnh sát Điều tra thông báo cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh thông qua Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Sau khi thông báo, nếu Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh chưa đến kịp, cơ quan Cảnh sát Điều tra vẫn tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai, thu thập hồ sơ và tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thông báo cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh những công việc mà cơ quan Cảnh sát Điều tra đã tiến hành thuộc phạm vi quan hệ phối hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Khi Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu chuyên môn về an toàn, vệ sinh lao động và thông tin, tài liệu phục vụ việc Điều tra, giải quyết vụ tai nạn lao động;
d) Sau khi kết thúc lập biên bản khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi, Cơ quan Cảnh sát Điều tra cung cấp bản sao biên bản khám nghiệm hiện trường, bản sao biên bản khám nghiệm tử thi cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh;
đ) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc việc phối hợp Điều tra ban đầu, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có công văn gửi Cơ quan Cảnh sát Điều tra và Viện Kiểm sát nhân dân tham gia phối hợp, ghi rõ quan Điểm về nguyên nhân, lỗi của người có liên quan và tai nạn này là tai nạn lao động hay không;
e) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, Cơ quan Cảnh sát Điều tra có văn bản trả lời vụ tai nạn này là tai nạn lao động hay không hoặc chưa xác định rõ;
g) Trường hợp Cơ quan Cảnh sát Điều tra xác định là tai nạn lao động thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tiến hành Điều tra, kết luận theo quy định tại Điều 14 Nghị định này và thông báo kết quả đến Cơ quan cảnh sát Điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp;
h) Trường hợp Cơ quan Cảnh sát Điều tra chưa xác định là tai nạn lao động thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tạm dừng việc Điều tra tai nạn cho đến khi có kết luận của Cơ quan Cảnh sát Điều tra.
2. Việc phối hợp Điều tra tai nạn lao động có dấu hiệu tội phạm thực hiện như sau:
a) Trong quá trình Điều tra tai nạn lao động theo thẩm quyền quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và các Điều 13, 14, 15, 17, 19, 21 và 22 Nghị định này, nếu phát hiện tình Tiết có dấu hiệu tội phạm, thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động gửi văn bản kiến nghị khởi tố, kèm theo bản chính các tài liệu, chuyển giao đồ vật, phương tiện liên quan (nếu có) cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra để xem xét, khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật; đồng thời gửi văn bản kiến nghị đến Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp;
b) Cơ quan Cảnh sát Điều tra có trách nhiệm giải quyết kiến nghị khởi tố và thông báo kết quả giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của Cơ quan Cảnh sát Điều tra trong trường hợp quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động như sau:
a) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động, Cơ quan Cảnh sát Điều tra có trách nhiệm gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp quyết định không khởi tố này và tài liệu có liên quan;
b) Trong vòng 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý không khởi tố của Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan Cảnh sát Điều tra gửi quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động này, đồng thời tiến hành bàn giao tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ án cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động đối với vụ án được kiến nghị theo Điểm a Khoản 2 Điều này, hoặc cho cơ quan có thẩm quyền thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động tương ứng với vụ tai nạn lao động theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 21 Nghị định này.
4. Trách nhiệm của Cơ quan Cảnh sát Điều tra trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động như sau:
a) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động, Cơ quan Cảnh sát Điều tra gửi quyết định khởi tố này kèm theo tài liệu liên quan cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; đồng thời gửi bản sao quyết định khởi tố này cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội;
b) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày có kết luận Điều tra, Cơ quan Cảnh sát Điều tra gửi bản kết luận Điều tra đến Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội;
c) Trong vòng 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý đình chỉ Điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan Cảnh sát Điều tra tiến hành bàn giao tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ án cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động đối với vụ án được đề nghị theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này, hoặc cho cơ quan có thẩm quyền thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 21 Nghị định này.
5. Khi tiến hành giao nhận tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm b Khoản 3, Điểm c Khoản 4 Điều này phải lập biên bản bàn giao. Các tài liệu, đồ vật, phương tiện bàn giao gồm có:
a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;
b) Biên bản khám nghiệm hiện trường;
c) Sơ đồ hiện trường;
d) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân (nếu có);
đ) Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể; biên bản khám nghiệm tử thi (nếu có);
e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân (nếu có), của người làm chứng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ tai nạn lao động;
g) Kết quả trưng cầu giám định tư pháp (nếu có);
h) Đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động (nếu có) thuộc diện được phép chuyển giao theo quy định của pháp luật, kèm theo biên bản thu giữ, tạm giữ.
6. Định kỳ hằng năm, Cơ quan công an cấp tỉnh thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình tai nạn lao động có dấu hiệu tội phạm đã khởi tố, không khởi tố, đình chỉ Điều tra và đề nghị truy tố.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp tỉnh và Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy chế phối hợp Điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm.
Tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì việc Điều tra tai nạn thực hiện như sau:
1. Điều tra tai nạn theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Đối với các vụ tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động làm từ hai người lao động bị thương nặng trở lên mà pháp luật chuyên ngành không quy định việc Điều tra tai nạn lao động, thì các cơ quan Điều tra theo thẩm quyền như sau:
a) Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực phóng xạ;
b) Bộ Giao thông vận tải thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trên các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không; các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác dầu khí trên biển;
c) Bộ Công Thương thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, trừ trường hợp xảy ra trên các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác dầu khí trên biển;
d) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thuộc thẩm quyền quản lý;
đ) Đoàn Điều tra tai nạn lao động quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này phối hợp với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động, hoặc Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện Điều tra; quy trình, thủ tục Điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
3. Đối với các vụ tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động làm một người lao động bị thương nặng mà pháp luật chuyên ngành không quy định việc Điều tra tai nạn lao động thì người sử dụng lao động tiến hành Điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 và Điều 13 Nghị định này.
4. Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX và Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
Đối với vụ tai nạn lao động làm bị thương người lao động thuộc thẩm quyền Điều tra của người sử dụng lao động, nhưng sau đó người lao động bị chết trong thời gian Điều trị hoặc do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra thì việc phối hợp Điều tra được quy định như sau:
1. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến tai nạn lao động đang Điều tra cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh;
2. Trường hợp Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở chưa Điều tra hoặc chưa hoàn thành việc Điều tra thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tiếp tục Điều tra theo quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động chết người quy định tại Điều 14 Nghị định này;
3. Trường hợp Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở đã hoàn thành Điều tra vụ tai nạn lao động thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh xem xét hồ sơ vụ tai nạn lao động nhận được và đánh giá kết quả Điều tra của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở; khi xét thấy cần thiết thì tiến hành Điều tra lại và lập biên bản Điều tra đối với vụ tai nạn lao động này theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động hoặc khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm việc về nơi ở thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động có thẩm quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 11 và Điều 21 Nghị định này tiến hành xác minh, lập biên bản Điều tra tai nạn lao động căn cứ vào một trong các văn bản, tài liệu sau đây:
1. Hồ sơ giải quyết tai nạn giao thông của cơ quan cảnh sát giao thông;
2. Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai nạn;
3. Văn bản xác nhận bị tai nạn của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.
Việc báo cáo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:
1. Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định này. Báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động với Ủy ban nhân dân cấp huyện theo mẫu quy định Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định này trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 05 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định này trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
4. Trách nhiệm báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
a) Báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ hai người lao động trở lên về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tổng hợp tình hình tai nạn lao động xảy ra trong 6 tháng đầu năm và một năm trên địa bàn tỉnh; gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV và Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định này về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động) và Cục Thống kê tỉnh trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
5. Các cơ quan chủ trì thực hiện Điều tra tai nạn lao động trong lĩnh vực đặc thù theo quy định tại Khoản 4 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 21 Nghị định này có trách nhiệm báo cáo tình hình tai nạn lao động thuộc thẩm quyền Điều tra, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thống kê trường hợp tai nạn lao động khám và Điều trị tại cơ sở, gửi Sở Y tế trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Sở Y tế tổng hợp người bị tai nạn lao động khám và Điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định, gửi Bộ Y tế trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
3. Bộ Y tế gửi báo cáo tổng hợp về người bị tai nạn lao động khám và Điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31 tháng 7 đối với số liệu 6 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 02 năm sau đối với số liệu năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Khi xảy ra sự cố làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người trở lên mà nạn nhân không phải là người lao động thuộc quyền quản lý hoặc có người lao động bị nạn nhưng chưa rõ thương vong thì người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra sự cố phải khai báo bằng cách nhanh nhất với thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra sự cố, với Công an cấp huyện nếu nạn nhân bị chết theo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Ngoài việc khai báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này, các sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng phải được khai báo, Điều tra, thống kê và báo cáo theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Đối với những sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng mà pháp luật chuyên ngành không quy định việc khai báo thì thực hiện như sau:
a) Người phát hiện hoặc nhận được tin báo xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng báo ngay cho người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra sự cố hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố. Người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo ngay về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra sự cố;
b) Đối với sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương thì người sử dụng lao động, địa phương nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm báo ngay về Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Sau khi tiến hành Điều tra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật chuyên ngành, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì Điều tra gửi kết quả hoặc kết luận, biên bản Điều tra tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan.
1. Chi phí Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các chi phí bao gồm: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết); khám nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình Điều tra tai nạn lao động; tổ chức cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
b) Cơ quan có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động, cơ quan cử người tham gia Điều tra tai nạn lao động chi trả các Khoản công tác phí cho người tham gia theo quy định của pháp luật của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;
c) Chi phí Điều tra tai nạn lao động từ người sử dụng lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; trường hợp người sử dụng lao động là đơn vị sự nghiệp, chi phí Điều tra tai nạn lao động được hạch toán vào chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế theo quy định; trường hợp người sử dụng lao động là cơ quan hành chính, kinh phí Điều tra tai nạn lao động được bố trí trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
2. Chi phí hợp lý liên quan đến Điều tra tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động do Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan nhà nước có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động chi trả, hạch toán trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Việc giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động trong trường hợp vụ tai nạn lao động có quyết định khởi tố vụ án hình sự theo Khoản 11 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:
1. Trường hợp đã hết thời hạn Điều tra mà cơ quan Cảnh sát Điều tra không xác định được người gây ra tai nạn hoặc vụ án hình sự bị đình chỉ thì người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đối với người lao động bị nạn theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động như đối với trường hợp tai nạn lao động xảy ra không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động gây ra;
2. Trường hợp cơ quan Cảnh sát Điều tra ra quyết định khởi tố bị can mà người lao động bị nạn không phải là bị can, thì người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội vẫn phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đối với người lao động bị nạn theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động như đối với trường hợp tai nạn lao động xảy ra không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động gây ra.
1. Chỉ sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi khi có đủ các Điều kiện sau đây:
a) Người lao động cao tuổi phải là người có kinh nghiệm, với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; trong đó có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục tính đến trước thời Điểm ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi;
b) Người lao động cao tuổi là người có tay nghề cao, có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật; người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, sát hạch trước khi ký hợp đồng lao động;
c) Người lao động cao tuổi phải có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành tương ứng với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong 01 năm;
d) Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi;
đ) Phải bố trí ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm với người lao động cao tuổi khi triển khai công việc tại một nơi làm việc;
e) Có đơn của người lao động cao tuổi về sự tự nguyện làm việc để người sử dụng lao động xem xét trước khi ký hợp đồng lao động.
2. Người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải lập phương án, gửi Bộ có thẩm quyền quản lý ngành với các nội dung cơ bản sau đây:
a) Chức danh nghề, công việc, kèm theo mô tả đặc Điểm Điều kiện lao động của nghề, công việc sử dụng người lao động cao tuổi;
b) Đề xuất và đánh giá từng Điều kiện cụ thể sử dụng người cao tuổi quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Bộ quản lý ngành quy định chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được sử dụng người lao động cao tuổi và Điều kiện cụ thể trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Việc sử dụng người cao tuổi làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải thực hiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này như đối với người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
1. Trong hợp đồng cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với bên thuê lại lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 65 Luật An toàn, vệ sinh lao động gồm nội dung chính sau đây:
a) Khám sức khỏe trước khi bố trí vị trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp;
b) Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;
c) Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động;
d) Khai báo, Điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
đ) Chế độ cho người lao động thuê lại bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
e) Phối hợp và kiểm tra bên thuê lại lao động thực hiện việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại.
2. Nội dung về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động phải bảo đảm theo nguyên tắc sau đây:
a) Không được có những quyền, lợi ích thấp hơn những nội dung trong hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động thuê lại;
b) Nội dung về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại không được thấp hơn so với người lao động của bên thuê lại lao động trong cùng một Điều kiện làm việc.
Trách nhiệm về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp cho thuê lại lao động theo Khoản 1 Điều 65 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:
1. Phải bảo đảm đầy đủ quyền, lợi ích của người lao động thuê lại thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động. Trường hợp bên thuê lại lao động không cam kết hoặc không thực hiện đầy đủ các cam kết về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động đã ký, thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm đầy đủ quyền, lợi ích của người lao động thuê lại;
2. Phối hợp với bên thuê lại lao động trong việc Điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuê lại thuộc thẩm quyền Đoàn Điều tra tai nạn lao động cơ sở; thực hiện các chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 38 và Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động;
3. Lưu giữ hồ sơ về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến người lao động thuê lại; thực hiện báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại các Điều 36 và 37 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 24 Nghị định này;
4. Thông báo cho người lao động thuê lại các các nội dung về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động; cử người thường xuyên giám sát, phối hợp và kiểm tra việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại của bên thuê lại lao động;
5. Thực hiện đầy đủ các cam kết khác về an toàn, vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại lao động ghi trong hợp đồng thuê lại lao động.
Trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động theo Khoản 2 Điều 65 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động và các nội dung hướng dẫn tại Nghị định này; không được phân biệt đối xử về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
2. Thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động, khám sức khỏe và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuê lại theo quy định tại các
Điều 21 và 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
4. Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định tại Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã tổ chức huấn luyện cho người lao động thuê lại, bên thuê lại lao động có trách nhiệm huấn luyện bổ sung những nội dung phù hợp với thực tế Điều kiện lao động tại nơi người lao động thuê lại làm việc như đối với người lao động của bên thuê lại lao động được hướng dẫn.
5. Khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại, bên thuê lại lao động có trách nhiệm như sau:
a) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người bị nạn;
b) Khai báo theo quy định tại Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Khoản 1 Điều 10 Nghị định này;
c) Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đối với các vụ tai nạn thuộc thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định này; chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để Điều tra tai nạn lao động; thực hiện các chế độ đối với người lao động bị nạn đúng theo cam kết trong hợp đồng cho thuê lại lao động.
6. Khi phát hiện người lao động thuê lại bị bệnh nghề nghiệp, bên thuê lại lao động phải kịp thời thông báo ngay với doanh nghiệp cho thuê lao động để thực hiện các chế độ đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp đúng theo cam kết trong hợp đồng cho thuê lại lao động.
7. Tổng hợp tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại gửi doanh nghiệp cho thuê lại lao động để thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định tại các Điều 36 và 37 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 24 Nghị định này.
8. Lưu và sao gửi các hồ sơ về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến người lao động thuê lại đến doanh nghiệp thuê lại lao động.
Trách nhiệm hỗ trợ của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành theo Khoản 3 Điều 70 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho học sinh, sinh viên bị tai nạn.
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi Điều trị ổn định cho học sinh, sinh viên bị tai nạn như sau:
a) Tạm ứng và thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh Mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế;
b) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với học sinh, sinh viên không tham gia bảo hiểm y tế.
3. Giới thiệu để học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động được giám định y khoa xác định mức độ tổn thương cơ thể tại Hội đồng giám định y khoa và thanh toán phí khám, giám định mức độ tổn thương cơ thể.
4. Hỗ trợ 01 lần bằng tiền cho học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 0,6 lần mức lương cơ sở nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% mức suy giảm khả năng lao động được hỗ trợ thêm 0,16 lần mức lương cơ sở nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất bằng 12 lần mức lương cơ sở cho học sinh, sinh viên bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân học sinh, sinh viên bị chết do tai nạn lao động;
c) Thực hiện hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày có giấy báo tử đối với trường hợp bị chết do tai nạn.
5. Hồ sơ, thủ tục để học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động hưởng hỗ trợ của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này như hồ sơ, thủ tục để người lao động bị tai nạn lao động hưởng trợ cấp từ người sử dụng lao động.
6. Đối với những trường hợp học sinh, sinh viên là người lao động do người sử dụng lao động cử đi học thì cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề có trách nhiệm:
a) Thực hiện trách nhiệm đối với học sinh, sinh viên quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Phối hợp với người sử dụng lao động để khai báo, Điều tra, báo cáo tai nạn lao động theo đúng quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động và Nghị định này.
1. Việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng và thực hiện chính sách, chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao phải phù hợp với tính chất nghề nghiệp theo các yếu tố đặc thù cơ bản sau đây:
a) Tuổi đời, tuổi nghề, quá trình học nghề, tập nghề;
b) Thời gian, địa Điểm luyện tập, tập huấn, thi đấu, biểu diễn;
c) Tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội;
d) Các Điều kiện khách quan như thời Tiết, khán giả.
2. Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trách nhiệm ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động theo Khoản 2 Điều 71 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Tuyên truyền, phổ biến, đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong phạm vi quản lý thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
2. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong phạm vi quản lý, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác;
3. Phối hợp với các đoàn kiểm tra, thanh tra an toàn, vệ sinh lao động, đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu;
4. Tổng hợp, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong phạm vi quản lý về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khi được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Việc tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động theo Khoản 1 Điều 72 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất, sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim, thi công công trình xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất, truyền tải và phân phối điện, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 50 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 50 đến dưới 300 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 1.000 người lao động, phải bố trí ít nhất 02 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng sử dụng trên 1.000 người lao động phải thành lập phòng an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí ít nhất 03 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách.
2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động, phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 1.000 người lao động, phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng sử dụng trên 1.000 người lao động, phải thành lập phòng an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí ít nhất 2 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách.
3. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng một trong các Điều kiện sau đây:
a) Có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;
b) Có trình độ cao đẳng thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;
c) Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm các công việc kỹ thuật; có 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
4. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng một trong các Điều kiện sau đây:
a) Có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật;
b) Có trình độ cao đẳng thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;
c) Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm các công việc kỹ thuật; có 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
Việc tổ chức bộ phận y tế quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 500 người lao động ít nhất phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động ít nhất phải có 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 người lao động phải có 01 bác sỹ và 1 người làm công tác y tế khác.
3. Người làm công tác y tế ở cơ sở quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sỹ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;
b) Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.
4. Người sử dụng lao động phải thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở theo mẫu tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.
5. Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây:
a) Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây: cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa;
b) Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.
Việc tổ chức hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở theo Khoản 1 Điều 75 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động phải thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động lao động cơ sở trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định này và sử dụng từ 300 người lao động trở lên;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Điểm a Khoản này, có sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên;
c) Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh khác với cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Khoản 1 Điều này thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động nếu thấy cần thiết và đủ Điều kiện để hoạt động.
Phân công xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động của các Bộ theo Khoản 3 Điều 87 Luật An toàn, vệ sinh lao động như sau:
1. Bộ Y tế
a) An toàn, vệ sinh lao động đối với các yếu tố vệ sinh lao động trong môi trường lao động, trừ các yếu tố phóng xạ, bức xạ quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều này.
b) An toàn lao động đối với trang thiết bị y tế có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) An toàn, vệ sinh lao động (trừ máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động) đối với: nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi; vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; phân bón; sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; phụ gia, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật, động vật; công trình thủy lợi, đê Điều.
b) An toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong nhóm máy, thiết bị, vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản.
3. Bộ Giao thông vận tải
a) An toàn, vệ sinh lao động (trừ máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động) đối với: các loại phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào Mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá); trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển.
b) An toàn lao động đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong nhóm máy, thiết bị sau: phương tiện giao thông vận tải phải thực hiện đăng kiểm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải; phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển.
4. Bộ Công Thương
a) An toàn, vệ sinh lao động (trừ máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động) đối với: công nghiệp cơ khí, luyện kim; sản xuất, truyền tải, phân phối điện; năng lượng mới, năng lượng tái tạo; khai thác than; khai thác, chế biến, vận chuyển, phân phối, tồn chứa dầu khí và sản phẩm dầu khí, trừ phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển.
b) An toàn lao động đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong nhóm máy, thiết bị, vật tư sau: vật liệu nổ công nghiệp; thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp; trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển.
c) An toàn, vệ sinh lao động đối với hóa chất (bao gồm cả hóa dược), trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm c Khoản 10 Điều này.
5. Bộ Xây dựng
a) An toàn, vệ sinh lao động trong việc lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công xây dựng công trình.
b) An toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ
a) An toàn, vệ sinh lao động đối với lò phản ứng hạt nhân, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, chất phóng xạ, thiết bị bức xạ.
b) Tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông
a) An toàn, vệ sinh lao động (trừ các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động) đối với công trình viễn thông; mạng lưới viễn thông, điện tử và công nghệ thông tin.
b) An toàn lao động đối với loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong nhóm máy, thiết bị viễn thông; thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện.
c) An toàn, vệ sinh lao động đối với tần số vô tuyến điện có trong môi trường lao động, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
8. Bộ Quốc phòng
a) An toàn, vệ sinh lao động đối với phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng không thuộc đối tượng bí mật quốc gia.
b) An toàn lao động đối với các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chuyên sử dụng cho Mục đích quốc phòng, đặc thù quân sự.
9. Bộ Công an
a) An toàn, vệ sinh lao động đối với trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược, khí tài, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ và các loại sản phẩm khác sử dụng cho lực lượng Công an nhân dân không thuộc đối tượng bí mật quốc gia, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này.
b) An toàn lao động đối với máy, thiết bị phòng cháy, chữa cháy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
10. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
a) An toàn, vệ sinh lao động đối với phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; đồ dùng, thiết bị kỹ thuật trong cơ sở dạy nghề; sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường không quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 5, Điểm a Khoản 6, Điểm a Khoản 7, Điểm a Khoản 8, Điểm a Khoản 9 Điều này, trừ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường không được Thủ tướng Chính phủ phân công theo quy định tại Điểm d Khoản này;
b) An toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trừ máy, thiết bị, vật tư quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3, Điểm b Khoản 4, Điểm b Khoản 5, Điểm a Khoản 6, Điểm b Khoản 7, Điểm b Khoản 8, Điểm b Khoản 9 Điều này và trừ máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động không được Thủ tướng Chính phủ phân công theo quy định tại Điểm d Khoản này;
c) An toàn, vệ sinh lao động cho người lao động tham gia hoạt động hóa chất; quản lý việc sử dụng hóa chất trong các cơ sở dạy nghề;
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường mới hoặc liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ phát sinh trong quá trình Điều hành, quản lý.
11. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động phải tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan; lấy ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế trước khi gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định.
12. Việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống.
13. Các cơ quan thông báo và Điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại thuộc các Bộ có trách nhiệm cung cấp thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động cho Bộ Khoa học và Công nghệ để đảm bảo việc thực thi nghĩa vụ minh bạch hóa trong WTO và các Hiệp định thương mại tự do khác mà Việt Nam là thành viên.
1. Các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý.
2. Các tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị, góp ý về quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; góp ý kiến cho dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; chủ trì biên soạn hoặc tham gia biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động để đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định, công bố.
Việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động theo Điều 88 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động là tổ chức tư vấn cho Chính phủ về việc xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động gồm các thành viên sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Phó chủ tịch Hội đồng bao gồm các thành viên sau đây: Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Thứ trưởng Bộ Y tế; Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
c) Ủy viên hội đồng bao gồm các thành viên là đại diện lãnh đạo các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Công an, Quốc phòng, Nội vụ, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động hoạt động theo quy định sau đây:
a) Hằng năm, Hội đồng tổ chức đối thoại nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Chủ tịch Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động quy định quy chế làm việc của Hội đồng, đơn vị thường trực và bộ phận thư ký của Hội đồng;
c) Chủ tịch Hội đồng được mời thêm chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu để tham vấn ý kiến hoặc tham gia các cuộc họp của Hội đồng;
d) Kinh phí hoạt động của Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động (không bao gồm lương và các Khoản phụ cấp theo lương của các thành viên Hội đồng) do ngân sách trung ương bảo đảm, được tổng hợp và bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh theo Điều 88 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh là tổ chức tư vấn cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương, với các nội dung chính sau đây:
a) Biện pháp chỉ đạo, Điều hành thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương;
b) Xây dựng Chương trình an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
c) Chính sách hỗ trợ cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tại địa phương.
3. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh gồm các thành viên sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng là Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Phó chủ tịch Hội đồng bao gồm Giám đốc hoặc Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện lãnh đạo Sở Y tế, đại diện lãnh đạo Liên đoàn Lao động cấp tỉnh;
c) Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện lãnh đạo các Sở: Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân cấp tỉnh và đại diện một số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Hoạt động của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Hằng năm, Hội đồng tổ chức đối thoại nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương;
b) Chủ tịch Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh quy định quy chế làm việc của Hội đồng, cơ quan giúp việc và bộ phận thư ký của Hội đồng;
c) Chủ tịch Hội đồng được mời thêm các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu để tham vấn ý kiến hoặc tham gia các cuộc họp của Hội đồng;
d) Kinh phí hoạt động của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh (không bao gồm lương và các Khoản phụ cấp theo lương của các thành viên Hội đồng) do ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn, vệ sinh lao động; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang thông báo kế hoạch thanh tra an toàn, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực này về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi tổ chức thanh tra để phối hợp triển khai.
3. Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thanh tra đột xuất về an toàn, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 2 Điều này trong những trường hợp sau đây:
a) Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
b) Khi có phát hiện các nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động gây tai nạn hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động;
c) Theo đề nghị của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động trong trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của mình thì mời đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham gia; gửi kết quả kiểm tra, kiến nghị cho Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xử lý, giải quyết kết quả kiểm tra, kiến nghị về an toàn, vệ sinh lao động của các bộ, cơ quan ngang bộ theo thẩm quyền; thông báo kết quả cho cơ quan gửi kiến nghị.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành thuộc địa phương trong thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan xây dựng Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động theo từng giai đoạn 05 năm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Việc xây dựng Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động phải lấy ý kiến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các bộ, cơ quan ngang bộ.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan liên quan xây dựng, cập nhật hằng năm công bố Hồ sơ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động theo định kỳ tối đa 05 năm 01 lần. Hồ sơ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động được cập nhật hằng năm và ít nhất; phải gồm những thông tin sau đây:
a) Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; hệ thống các cơ quan nghiên cứu, đào tạo về an toàn, vệ sinh lao động;
d) Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các tổ chức liên quan;
đ) Các chương trình, sự kiện an toàn, vệ sinh lao động cấp quốc gia và cấp tỉnh;
e) Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền. Phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
g) Các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động;
h) Các dữ liệu về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động.
1. Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý thống nhất việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn Quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Các quy định tại Điều 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, Điểm a, b và c Khoản 6 Điều 34 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Các quy định tại Điều 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, Điểm a, b và c Khoản 6 Điều 34 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hướng dẫn thi hành Điều, Khoản được giao trong Nghị định này và biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
MẪU HỒ SƠ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Mục I. Mẫu Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HỒ SƠ
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Tên cơ sở lao động: ____________________________________________________
Ngành sản xuất: _______________________________________________________
Đơn vị chủ quản: ______________________________________________________
Địa chỉ: ______________________________________________________________
Điện thoại: ______________________________ Số Fax: ________________________
E-mail: _________________________________ Web-site: _______________________
Ngày lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động: __________________________________
Năm: _______
Phần I
TÌNH HÌNH CHUNG
1. Tên cơ sở lao động: __________________________________________________
- Cơ quan quản lý trực tiếp: ______________________________________________
- Địa chỉ: _____________________________________________________________
- Sản phẩm ngành sản xuất, kinh doanh (Các sản phẩm chính), dịch vụ: ___________
_____________________________________________________________________
- Năm thành lập: _______________________________________________________
- Tổng số người lao động: ________________________________________________
- Số lao động trực tiếp: __________________________________________________
- Số lao động tiếp xúc với yếu tố có hại, nguy hiểm: ____________________________
- Số lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: ____________________________________________________________
2. Quy mô (Sản lượng sản phẩm):
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
3. Tóm tắt quy trình công nghệ, dịch vụ:
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
- Số lượng nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong 01 năm:
+ Nguyên liệu: __________________________________________________________
+ Nhiên liệu: ___________________________________________________________
+ Năng lượng: __________________________________________________________
- Số lượng, chủng loại các chất thải công nghiệp/sản xuất/y tế/khác (lỏng, rắn, khí, bụi, vi sinh) trong 24 giờ:
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
- Các công trình thiết bị xử lý chất thải công nghiệp/sản xuất/y tế/khác:
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
4. Yếu tố có hại trong môi trường lao động và biện pháp khắc phục
- Các yếu tố có hại có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở lao động (nguồn gây ô nhiễm; các khu vực ảnh hưởng)1
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
- Các giải pháp hiện có xử lý yếu tố có hại trong môi trường lao động:
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
5. Vệ sinh môi trường xung quanh:
- Khoảng cách gần nhất từ các nguồn thải đến khu dân cư: _____________________
- Khoảng cách gần nhất từ các nguồn thải đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân (trạm cấp nước, giếng khoan, giếng khơi, hồ, ao): __________________
- Hệ thống nước sinh hoạt tại cơ sở lao động (nước máy, nước giếng khoan, nước giếng khơi, nước ao, hồ, sông,...): __________________________
- Hệ thống nước thải tại cơ sở lao động:
+ Có được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành: ____________________
+ Không được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành: ___________________
- Tỷ lệ đất để trồng cây xanh trong khuôn viên cơ sở lao động: ___________________
6. Các công trình phúc lợi cho người lao động (NLĐ):
+ Công trình vệ sinh (Bình quân 1 hố xí/số NLĐ/1 ca): _________________________
+ Nhà tắm (Bình quân 1 vòi tắm/số NLĐ/1 ca): _______________________________
+ Nhà nghỉ giữa ca: không [ ] có [ ] Số chỗ: ______________________
+ Nhà ăn: không [ ] có [ ] Số chỗ: ______________________
+ Công trình phúc lợi khác: _____________________________________________
7. Tổ chức y tế:
- Tổ chức phòng y tế: Có [ ] Không [ ] Hợp đồng: ___________________
- Giường bệnh: Có [ ] Không [ ] Số lượng: ……..
- Tổng số cán bộ y tế: .... trong đó: Bác sĩ: .... Y sĩ ...
Điều dưỡng: ... Khác: ...
- Cơ sở làm việc của tổ chức y tế tại cơ sở lao động (mô tả; địa chỉ nếu là đơn vị hợp đồng y tế):
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
- Cơ số thuốc, phương tiện và dụng cụ phục vụ sơ cấp cứu tại chỗ:
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
- Phương án tổ chức cấp cứu tại chỗ:
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
Phần II
VỆ SINH LAO ĐỘNG CÁC PHÂN XƯỞNG, KHU VỰC LÀM VIỆC
(Mỗi phân xưởng, khu vực, bộ phận ghi 1 trang)
1. Tên phân xưởng, khu vực, bộ phận làm việc: ________________________________
2. Quy mô và nhiệm vụ: ___________________________________________________
_______________________________________________________________________
3. Thay đổi, cải tạo, mở rộng: _______________________________________________
_______________________________________________________________________
4. Môi trường lao động và số lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại tại nơi làm việc:
Yếu tố có hại phải quan trắc (Người sử dụng lao động tự điền theo phụ lục……)2 |
Số người tiếp xúc |
Trong đó số nữ |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần III
THỐNG KÊ CÁC THIẾT BỊ BẢO ĐẢM VỆ SINH LAO ĐỘNG
(mỗi phân xưởng, khu vực, bộ phận ghi 1 trang tương ứng với phần II)
Năm |
Phương pháp |
Chủng loại và thiết bị vệ sinh môi trường lao động (Ghi rõ số lượng) |
Hoạt động (còn sử dụng được, hỏng) |
|
Thông gió |
|
|
|
|
||
|
|
||
Chiếu sáng |
|
|
|
|
|
||
|
|
||
Chống ồn, rung |
|
|
|
|
|
||
|
|
||
Chống bụi |
|
|
|
|
|
||
|
|
||
Chống hơi khí độc |
|
|
|
|
|
||
|
|
||
Chống tác nhân vi sinh vật |
|
|
|
|
|
||
|
|
||
|
|
||
|
Khác |
|
|
|
|
||
|
|
||
|
|
Phần IV
TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI TẠI CƠ SỞ LAO ĐỘNG CẦN QUAN TRẮC
TT |
Yếu tố có hại cần quan trắc |
Số vị trí cần quan trắc |
Số lượng mẫu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HỒ SƠ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Phần I. Tình hình chung
1. Tên cơ sở lao động.
2. Quy mô.
3. Tóm tắt quy trình công nghệ, dịch vụ.
4. Yếu tố có hại trong môi trường lao động và biện pháp khắc phục.
5. Vệ sinh môi trường xung quanh.
6. Các công trình phúc lợi cho người lao động.
7. Tổ chức y tế:
Phần II: Vệ sinh lao động các phân xưởng, khu vực làm việc
Phần III: Thống kê các thiết bị bảo đảm vệ sinh lao động
Phần IV: Tổng hợp các yếu tố có hại tại cơ sở lao động cần quan trắc.
Ghi chú:
- Người sử dụng lao động phải khai báo đầy đủ, chính xác các yếu tố có hại tại nơi làm việc vào Hồ sơ vệ sinh lao động;
- Hồ sơ vệ sinh lao động là căn cứ để người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động, cải thiện Điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Kết quả quan trắc môi trường lao động định kỳ hàng năm được cập nhật và bổ sung vào Hồ sơ vệ sinh lao động.
Mục II. Danh Mục các yếu tố có hại trong môi trường lao động
CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
1. Yếu tố vi khí hậu bất lợi:
- Nhiệt độ:
- Độ ẩm:
- Tốc độ gió:
- Bức xạ nhiệt:
2. Yếu tố vật lý:
- Ánh sáng:
- Tiếng ồn theo dải tần:
- Rung chuyển theo dải tần:
- Vận tốc rung đứng hoặc ngang:
- Phóng xạ:
- Điện từ trường tần số công nghiệp:
- Điện từ trường tần số cao:
- Bức xạ tử ngoại:
- Các yếu tố vật lý khác (ghi rõ):
3. Yếu tố bụi các loại:
- Bụi toàn phần:
- Bụi hô hấp:
- Bụi thông thường:
- Bụi silic: phân tích hàm lượng silic tự do:
- Bụi amiăng:
- Bụi kim loại (chì, mangan, cadimi,... đề nghị ghi rõ):
- Bụi than:
- Bụi talc:
- Bụi bông:
- Các loại bụi khác (ghi rõ):
4. Yếu tố hơi khí độc (Liệt kê ghi rõ các yếu tố có giới hạn cho phép theo quy chuẩn vệ sinh lao động) như:
- Thủy ngân:
- Asen:
- Oxit cac bon:
- Benzen và các hợp chất (Toluene, Xylene):
- Trinitro toluen (TNT):
- Nicotin:
- Hóa chất trừ sâu:
- Các hóa chất khác (Ghi rõ):
5. Yếu tố tâm sinh lý và ec-gô-nô-my
- Đánh giá gánh nặng thần kinh tâm lý:
- Đánh giá ec-gô-nô-my:
6. Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp
- Yếu tố vi sinh vật:
- Yếu tố gây dị ứng, mẫn cảm:
- Dung môi:
DANH MỤC CÁC CHẤN THƯƠNG ĐỂ XÁC ĐỊNH LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG NẶNG
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
MÃ SỐ |
TÊN CHẤN THƯƠNG |
01 |
Đầu, mặt, cổ |
011. |
Các chấn thương sọ não hở hoặc kín; |
012. |
Dập não; |
013. |
Máu tụ trong sọ; |
014. |
Vỡ sọ; |
015. |
Bị lột da đầu; |
016. |
Tổn thương đồng tử mắt; |
017. |
Vỡ và dập các xương cuốn của sọ; |
018. |
Vỡ các xương hàm mặt; |
019. |
Tổn thương phần mềm rộng ở mặt; |
0110. |
Bị thương vào cổ, tác hại đến thanh quản và thực quản. |
02 |
Ngực, bụng |
021. |
Tổn thương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên trong; |
022. |
Hội chứng chèn ép trung thất; |
023. |
Dập lồng ngực hay lồng ngực bị ép nặng; |
024. |
Gãy xương sườn; |
025. |
Tổn thương phần mềm rộng ở bụng; |
026. |
Bị thương và dập mạnh ở bụng tác hại tới các cơ quan bên trong; |
027. |
Thủng, vỡ tạng trong ổ bụng; |
028. |
Đụng, dập, ảnh hưởng tới vận động của xương sống; |
029. |
Vỡ, trật xương sống; |
0210. |
Vỡ xương chậu; |
0211. |
Tổn thương xương chậu ảnh hưởng lớn tới vận động của thân và chi dưới; |
0212. |
Tổn thương cơ quan sinh dục. |
03 |
Phần chi trên |
031. |
Tổn thương xương, thần kinh, mạch máu ảnh hưởng tới vận động của chi trên; |
032. |
Tổn thương phần mềm rộng khắp ở các chi trên; |
033. |
Tổn thương ở vai, cánh tay, bàn tay, cổ tay làm hại đến các gân; |
034. |
Dập, gẫy, vỡ nát các xương đòn, bả vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay; |
035. |
Trật, trẹo các khớp xương. |
04 |
Phần chi dưới |
041. |
Chấn thương ở các chi dưới gây tổn thương mạch máu, thần kinh, xương ảnh hưởng tới vận động của các chi dưới; |
042. |
Bị thương rộng khắp ở chi dưới; |
043. |
Gẫy và dập xương hông, khớp hông, đùi, đầu gối, ống, cổ chân, bàn chân và các ngón. |
05 |
Bỏng |
051. |
Bỏng độ 3; |
052. |
Bỏng do nhiệt rộng khắp độ 2, độ 3; |
053. |
Bỏng nặng do hóa chất độ 2, độ 3; |
054. |
Bỏng điện nặng; |
055. |
Bị bỏng lạnh độ 3; |
056. |
Bị bỏng lạnh rộng khắp độ 2, độ 3. |
06 |
Nhiễm độc các chất sau ở mức độ nặng |
061. |
Ô xít cácbon: bị ngất, mê sảng, rối loạn dinh dưỡng của da, sưng phổi, trạng thái trong người bàng hoàng, tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ, có những biến đổi rõ rệt trong bộ phận tuần hoàn; |
062. |
Ô xít nitơ: hình thức sưng phổi hoàn toàn, biến chứng hoặc không biến chứng thành viêm phế quản; |
063. |
Hydro sunfua: kích thích mạnh, trạng thái động kinh, có thể sưng phổi, mê sảng; |
064. |
Ô xít các bon níc ở nồng độ cao: ngừng thở, sau đó thở chậm chạp, chảy máu ở mũi, miệng và ruột, suy nhược, ngất; |
065. |
Nhiễm độc cấp các loại hóa chất bảo vệ thực vật; |
066. |
Các loại hóa chất độc khác thuộc danh Mục phải khai báo, đăng ký. |
MẪU KHAI BÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN (NẾU CÓ) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Địa chỉ: ……………………………. Điện thoại/Fax: …………………… Email: ……………………………… |
……, ngày …. tháng …. năm…….. |
KHAI BÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG
Kính gửi: |
- Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội …1… |
1. Thông tin về vụ tai nạn:
- Thời gian xảy ra tai nạn: … giờ ... phút.. ngày ... tháng ... năm …;
- Nơi xảy ra tai nạn: ……………………………………………………………………………….
- Tóm tắt diễn biến/ hậu quả vụ tai nạn: ………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
2. Thông tin về các nạn nhân:
TT |
Họ và tên nạn nhân |
Năm sinh |
Giới tính |
Nghề nghiệp3 |
Tình trạng tai nạn |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
…. |
|
|
|
|
|
NGƯỜI KHAI BÁO |
_______________
1 Ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2 Ghi tên đơn vị hành chính cấp huyện.
3 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
MẪU BÁO CÁO NHANH TAI NẠN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC KHÔNG THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG.... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………, ngày …. tháng …. năm …. |
Kính gửi: |
- Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội …… |
1. Thông tin xã/phường:
- Xã/phường nơi xảy ra tai nạn: …………………………………………………………….
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………..
- Điện thoại: ………………. ; Fax:……………… ;
2. Thông tin vụ tai nạn lao động
- Thời gian xảy ra tai nạn lao động; Giờ.. ..phút … ngày … tháng …. năm....
- Nơi xảy ra tai nạn lao động: ……………………………………………………………….
3. Sơ lược thông tin nạn nhân
- Họ và tên: …………………………………….Nam/Nữ:…………………………………..
- Ngày tháng năm sinh: …………………………………………………………………….
4. Sơ bộ diễn biến vụ tai nạn lao động:
5. Tình trạng thương tích của nạn nhân:
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP ĐOÀN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG CẤP CƠ SỞ
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
TÊN CƠ SỞ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .... /QĐ-ĐTTNLĐ |
…………., ngày …. tháng ….. năm ……. |
QUYẾT ĐỊNH
V/v thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động
CHỨC DANH CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
Theo đề nghị của …….,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập đoàn Điều tra tai nạn lao động của1 ……………………………
Gồm các ông, bà có tên dưới đây:
1. Họ tên ……………………………, Chức danh ………………….., Trưởng đoàn;
2. Họ tên ……………………………, Chức danh ………………….., Thành viên;
3. ..................................................................................................................................
Điều 2. Đoàn Điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm tiến hành Điều tra vụ tai nạn lao động xảy ra tại ……………… hồi .... giờ .... phút, ngày .... tháng .... năm ....
Điều 3. Các Ông, Bà có tên tại Điều 1, các cá nhân có liên quan đến vụ tai nạn lao động chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG |
__________________
1 Ghi tên cơ sở
MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP ĐOÀN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG CẤP TỈNH
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
UBND TỈNH (THÀNH PHỐ)…….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. /QĐ-LĐTBXH |
………., ngày …. tháng …. năm…… |
QUYẾT ĐỊNH
V/v thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động
GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
Theo đề nghị của Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập đoàn Điều tra tai nạn lao động của tỉnh (thành phố) ……..1………..
Gồm các ông, bà có tên dưới đây:
1. Họ tên …………….., Chức danh ……………, Cơ quan …………., Trưởng đoàn;
2. Họ tên……………..., Chức danh ……………, Cơ quan …………., Thành viên;
3. ……………………………………………………………………………………………….
Điều 2. Đoàn Điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm tiến hành Điều tra vụ tai nạn lao động xảy ra tại ……………………………………….. hồi .... giờ .... phút, ngày .... tháng .... năm ....
Điều 3. Chánh thanh tra Sở, các Ông, Bà có tên tại Điều 1, Giám đốc (chủ cơ sở) và các cá nhân có liên quan đến vụ tai nạn lao động chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
___________________
1 Ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP ĐOÀN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG CẤP TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
BỘ …………………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …../QĐ-……….. |
…………, ngày …. tháng … năm ….. |
QUYẾT ĐỊNH
V/v thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động
BỘ TRƯỞNG/THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ ……………
Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
Theo đề nghị của ………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương, gồm các ông, bà có tên dưới đây:
1. Họ tên …………….., Chức danh ……………., Cơ quan …………., Trưởng đoàn;
2. Họ tên …………….., Chức danh ……………., Cơ quan …………., Thành viên;
3. .......................................................................................................................................
Điều 2. Đoàn Điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm tiến hành Điều tra vụ tai nạn lao động xảy ra tại ………………………… hồi .... giờ ....phút, ngày ... tháng .. năm ....
Điều 3. Các Ông, Bà có tên tại Điều 1, Giám đốc (chủ cơ sở) và …….. có liên quan đến vụ tai nạn lao động chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG/THỦ TRƯỞNG |
MẪU BIÊN BẢN LẤY LỜI KHAI
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
ĐOÀN ĐIỀU TRA TNLĐ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………./ |
|
BIÊN BẢN LẤY LỜI KHAI
Hồi... giờ ... ngày...tháng... năm...
Tại …………………………………………………………………………………………………………..
Tôi: ……………………………………………; Chức vụ:………………………………………………..
và ông/bà: ………………………………….; Chức vụ:…………………………………………………
Tiến hành lấy lời khai của:
Ông/bà: …………………………………………………………………………………………………….;
Tên gọi khác: ………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày...tháng...năm....tại:…………………………………………………………………………….
Nơi đăng ký thường trú:………………………………………………………………………
Chỗ ở:…………………………………………………………………………………………………….
Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………………………….
Làm việc tại:………………………………………………………………………………………………
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu, hoặc căn cước công dân) số ………………, cấp ngày....tháng....năm ……. Nơi cấp: ……….
Mối quan hệ với người bị tai nạn: …………………………………………………………………….
Tư cách người khai: Người bị nạn/ người biết sự việc/ người có liên quan đến vụ tai nạn lao động
Ông/bà ……………………………… đã được giải thích quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật và ký tên xác nhận dưới đây:
HỎI VÀ ĐÁP
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Việc lấy lời khai kết thúc hồi ...giờ ...ngày...tháng ...năm...
Biên bản này đã được đọc lại cho người khai nghe, công nhận đúng và ký tên xác nhận dưới đây.
NGƯỜI KHAI |
ĐẠI DIỆN NGƯỜI LẤY LỜI KHAI |
_____________
1 Ghi Trung ương hoặc ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc tên cơ sở.
MẪU BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG CỦA ĐOÀN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG CẤP CƠ SỞ
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
(Tên cơ sở) ... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày …. tháng ….. năm …… |
BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
…………1….. (Nhẹ hoặc nặng) …………
1. Cơ sở để xảy ra tai nạn lao động:
- Tên cơ sở: ……………………………………………………………………………………………..
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………
thuộc tỉnh/thành phố: …………………………………………………………………………………..
- Số điện thoại, Fax, E-mail: …………………………………………………………………………..
- Lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ sở: …….2……………………………………………………..
- Tổng số lao động (quy mô sản xuất của cơ sở): ………………………………………………….
- Loại hình cơ sở: …………..3…………………………………………………………………………
- Tên, địa chỉ của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có): ……………………………………
2. Thành phần đoàn Điều tra (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ của từng người):
………………………………………………………………………………………………………….
3. Tham dự Điều tra (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ của từng người):
………………………………………………………………………………………………………….
4. Sơ lược lý lịch những người bị nạn:
- Họ tên: …………………………………………..…..; Giới tính: ……………………. Nam/Nữ;
- Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………….
- Quê quán: …………………………………………………………………………………………..
- Nơi thường trú: ……………………………………………………………………………………..
- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con): ………………………………………..
- Nơi làm việc (tên tổ/phân xưởng hoặc tên, địa chỉ cơ sở): …………………………………..
- Nghề nghiệp: ………….4…………………………………………………………………………
- Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động: ……………….(năm)
- Tuổi nghề: …………………(năm); Bậc thợ (nếu có): ……………………………………
- Loại lao động:
Có hợp đồng lao động: ………..5………. / Không có hợp đồng.
- Đã được huấn luyện về ATVSLĐ: ……………….. có/ không.
5. Thông tin về vụ tai nạn:
- Ngày, giờ xảy ra tai nạn: Vào hồi ... giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm ...;
- Nơi xảy ra tai nạn: ………………………………………………………………………………..
- Thời gian bắt đầu làm việc: ……………………………………………………………………..
- Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra:... giờ ... phút.
6. Diễn biến của vụ tai nạn: …………………………………………………………………………..
7. Nguyên nhân gây ra tai nạn: (trong đó phải xác định rõ tai nạn lao động xảy ra do một trong các nguyên nhân sau: lỗi của người sử dụng lao động; lỗi của người lao động; lỗi của cả người sử dụng lao động và người lao động; nguyên nhân khác không do lỗi của người sử dụng lao động và người lao động).
8. Kết luận về vụ tai nạn: (phải xác định rõ vụ tai nạn đó là một trong các trường hợp sau: tai nạn lao động; tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động; không phải là tai nạn lao động).
9. Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý: …………………………
10. Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn:
- Nội dung công việc: ………………………………………………………………………………
- Người có trách nhiệm thi hành: …………………………………………………………………
- Thời gian hoàn thành: …………………………………………………………………………….
11. Tình trạng thương tích:
- Vị trí vết thương: ………………………………………………………………………………………..
- Mức độ tổn thương: ……………………………………………………………………………………
12. Nơi Điều trị và biện pháp xử lý ban đầu: ……………………………………………..
13. Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện:
- Chi phí do người sử dụng lao động trả (nếu có):
Tổng số: …………………đồng, trong đó:
+ Chi phí y tế: …………………..đồng;
+ Trả lương trong thời gian Điều trị: …………………đồng;
+ Bồi thường hoặc trợ cấp: …………………..đồng;
- Thiệt hại tài sản/thiết bị: ………………….đồng.
CÁC THÀNH VIÊN KHÁC |
TRƯỞNG ĐOÀN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG |
NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ ĐIỀU TRA |
|
_______________
1 Căn cứ danh Mục yếu tố gây chấn thương.
2 Ghi tên ngành, mã ngành theo Hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
3 Ghi tên, mã số theo danh Mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành trong báo cáo thống kê.
4 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
5 Ghi rõ: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng.
MẪU ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG CỦA ĐOÀN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG CẤP TỈNH/CẤP TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Mẫu số 10a - Biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
ĐOÀN ĐIỀU TRA TNLĐ ….1… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày ….. tháng …. năm…… |
BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
…..2….. (Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh/cấp trung ương)………….
1. Cơ sở xảy ra tai nạn:
- Tên cơ sở: ………………………………………………………………………………………
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………..
thuộc tỉnh/thành phố: ……………………………………………………………………………
- Số điện thoại, Fax, E-mail: ……………………………………………………………………..
- Lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ sở: ………3…………………………………………….
- Tổng số lao động (quy mô sản xuất của cơ sở): ……………………………………………
- Loại hình cơ sở: ……………………………………4………………………………………..
- Tên, địa chỉ của Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có): …………………………….
2. Thành phần đoàn Điều tra (họ tên, chức vụ, cơ quan của từng người):
………………………………………………………………………………………………………..
3. Tham dự Điều tra (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ của từng người):
………………………………………………………………………………………………………
4. Sơ lược lý lịch những người bị nạn:
- Họ tên: ……………………………..; Giới tính: …………………………….Nam /Nữ;
- Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………
- Quê quán: …………………………………………………………………………………………
- Nơi thường trú: …………………………………………………………………………………..
- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con): ………………………………………
- Nơi làm việc (tên tổ/phân xưởng hoặc tên, địa chỉ cơ sở): ………………………………….
- Nghề nghiệp: ……………………..5…………………………………………………………….
- Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động: ……………………………….(năm)
- Tuổi nghề: ……………………….. (năm); Bậc thợ (nếu có): ………………….
- Loại lao động:
Có Hợp đồng lao động: …………………….6…………………. /Không có hợp đồng.
- Đã được huấn luyện về ATVSLĐ: có/ không.
5. Thông tin về vụ tai nạn:
- Ngày, giờ xảy ra tai nạn: Vào hồi.... giờ .... phút, ngày ... tháng ... năm……;
- Nơi xảy ra tai nạn: ……………………………………………………………………………
- Thời gian bắt đầu làm việc:
- Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra:…. giờ…. phút.
6. Diễn biến của vụ tai nạn: ……………………………………………………………………….
7. Nguyên nhân gây ra tai nạn: (trong đó phải xác định rõ tai nạn lao động xảy ra do một trong các nguyên nhân sau: lỗi của người sử dụng lao động; lỗi của người lao động; lỗi của cả người sử dụng lao động và người lao động; nguyên nhân khác không do lỗi của người sử dụng lao động và người lao động).
8. Kết luận về vụ tai nạn: (phải xác định rõ vụ tai nạn đó là một trong các trường hợp sau: tai nạn lao động; tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động; không phải là tai nạn lao động)
9. Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý:…………………………………
10. Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn: ………………………..
11. Tình trạng thương tích: Chết hoặc bị thương (ghi vị trí vết thương theo phụ lục danh Mục các chấn thương).
12. Nơi Điều trị và biện pháp xử lý ban đầu:
- Nội dung công việc: ………………………………………………………………………………
- Người có trách nhiệm thi hành: ………………………………………………………………….
- Thời gian hoàn thành: ……………………………………………………………………………..
13. Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện:
- Chi phí do người sử dụng lao động trả (nếu có): Tổng số:………đồng, trong đó:
+ Chi phí y tế: ……………đồng;
+ Trả lương trong thời gian Điều trị: ……………đồng;
+ Bồi thường hoặc trợ cấp: ……………….đồng;
+ Chi phí khác (mai táng, thăm hỏi...): ……………đồng.
- Thiệt hại tài sản/thiết bị: ………………..đồng.
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG |
TRƯỞNG ĐOÀN ĐOÀN ĐIỀU TRA TNLĐ |
_______________
1 Ghi Trung ương hoặc đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2 Căn cứ danh Mục yếu tố gây chấn thương.
3 Ghi tên ngành, mã ngành theo Hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê;
4 Ghi tên, mã số theo danh Mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành trong báo cáo thống kê.
5 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
6 Ghi rõ: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng.
Mẫu số 10b - Biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động
ĐOÀN ĐIỀU TRA TNLĐ...1... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………/ |
…………, ngày …… tháng …. năm ….. |
BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
……..2……. (Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh/trung ương) ……….
1. Nơi xảy ra tai nạn:
- Tên địa phương xảy ra tai nạn lao động (cấp xã): ……………………………………………….
- Thuộc huyện, tỉnh: ………………………………………………………………………………….
- Số điện thoại, Fax, E-mail: ……………………………………………………………………….
2. Thành phần đoàn Điều tra (họ tên, chức vụ, cơ quan của từng người):
…………………………………………………………………………………………………………..
3. Tham dự Điều tra (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ của từng người):
…………………………………………………………………………………………………………..
4. Sơ lược lý lịch những người bị nạn:
- Họ tên: …………………………………..; Giới tính: ………………………. Nam/Nữ;
- Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………
- Quê quán: ……………………………………………………………………………………………
- Nơi thường trú: ……………………………………………………………………………………….
- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con): ………………………………………….
- Nghề nghiệp: ……………………..3………………………………………………………………….
………………………………………………………………..
- Đã được huấn luyện về ATVSLĐ: có/không.
5. Thông tin về vụ tai nạn:
- Ngày, giờ xảy ra tai nạn: Vào hồi….. giờ ….. phút, ngày …. tháng …. năm …..;
- Nơi xảy ra tai nạn: ………………………………………………………………………………..
- Thời gian bắt đầu làm việc: ……………………………………………………………………….
- Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra: ... giờ …… phút.
6. Diễn biến của vụ tai nạn: ………………………………………………………………….
7. Nguyên nhân gây ra tai nạn: (trong đó phải xác định rõ tai nạn lao động xảy ra do một trong các nguyên nhân sau: lỗi của người lao động bị nạn; lỗi của người khác; lỗi của cả người lao động bị nạn và người khác; nguyên nhân khác).
8. Kết luận về vụ tai nạn: (là tai nạn lao động hoặc không phải là tai nạn lao động).
9. Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý: ………………………………
10. Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn: ……………………….
11. Tình trạng thương tích: Chết hoặc bị thương (ghi vị trí vết thương theo phụ lục danh Mục các chấn thương).
12. Nơi Điều trị và biện pháp xử lý ban đầu:
- Nội dung công việc: …………………………………………………………………………………
- Người có trách nhiệm thi hành: ……………………………………………………………………..
- Thời gian hoàn thành: ……………………………………………………………………….
13. Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện:
- Tổng số: …………………đồng, trong đó:
+ Chi phí y tế: ………………….. đồng;
+ Chi phí khác (mai táng, thăm hỏi,...): ………………….đồng.
- Thiệt hại tài sản/thiết bị: …………………….đồng.
|
TRƯỞNG ĐOÀN ĐOÀN ĐIỀU TRA TNLĐ |
_______________
1 Ghi Trung ương hoặc đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2 Căn cứ danh Mục yếu tố gây chấn thương.
3 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
MẪU BIÊN BẢN CUỘC HỌP CÔNG BỐ BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Mẫu số 11a - Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
BIÊN BẢN CUỘC HỌP
CÔNG BỐ BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
Vào lúc ……… giờ…… phút, ngày ….. tháng ….. năm …………
Tại ……………………………………………………………………………………………………….
Đoàn Điều tra tai nạn lao động tổ chức tiến hành cuộc họp công bố biên bản Điều tra vụ tai nạn lao động.
I. Thành phần tham dự cuộc họp gồm có:
1. Đoàn Điều tra tai nạn lao động: ………………………………1…………………………………
2. Cơ sở để xảy ra tai nạn lao động: …………………………...2………………………………..
3. Cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): ………………………………………………………….
4. Cơ sở (hoặc cá nhân) có liên quan: …………………………3………………………………..
II. Nội dung cuộc họp
…………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………..
Cuộc họp kết thúc vào lúc ….. giờ …. phút cùng ngày, biên bản đã được đọc lại cho các thành phần dự họp cùng nghe và cùng ký tên dưới đây./.
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
|
TRƯỞNG ĐOÀN |
THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐIỀU TRA
|
|
CƠ SỞ (HOẶC CÁ NHÂN) CÓ LIÊN QUAN KHÁC THAM DỰ HỌP |
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN |
____________
1 Ghi họ tên, chức vụ, cơ quan của từng người.
2 Ghi họ tên, chức vụ của:
- Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được ủy quyền;
- Đại diện Công đoàn hoặc là người được tập thể người lao động chọn cử.
3 Ghi rõ họ tên của những nạn nhân, người biết sự việc, người có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
Mẫu số 11b - Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BIÊN BẢN CUỘC HỌP
CÔNG BỐ BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
Vào lúc …….. giờ …… phút, ngày ……. tháng …… năm ……………..
Tại ………………………………………………………………………………………………………….
Đoàn Điều tra tai nạn lao động tổ chức tiến hành cuộc họp công bố biên bản Điều tra vụ tai nạn lao động.
I. Thành phần tham dự cuộc họp gồm có:
1. Đoàn Điều tra tai nạn lao động: …………………………………………………………1…………
2. UBND xã nơi xảy ra tai nạn lao động: …………………………2…………………………………
3. Cơ sở (hoặc cá nhân) có liên quan: ………………………………………3…………………….
II. Nội dung cuộc họp
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Cuộc họp kết thúc vào lúc …….. giờ …. phút cùng ngày, biên bản đã được đọc lại cho các thành phần dự họp cùng nghe và cùng ký tên dưới đây./.
|
TRƯỞNG ĐOÀN
|
THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐIỀU TRA
|
|
CƠ SỞ (HOẶC CÁ NHÂN) |
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN |
_________________
1 Ghi họ tên, chức vụ, cơ quan của từng người.
2 Đại diện UBND cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động
3 Ghi rõ họ tên của những nạn nhân, người biết sự việc, người có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG CẤP CƠ SỞ (6 THÁNG HOẶC CẢ NĂM)
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Đơn vị báo cáo: (ghi tên cơ sở)
Địa chỉ: |
Mã huyện, quận1: |
|
|
|
|
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
Kỳ báo cáo (6 tháng hoặc cả năm) ...năm ...
Ngày báo cáo: ………………
Thuộc loại hình cơ sở 2(doanh nghiệp): …………….. Mã loại hình cơ sở: |
|
|
|
|
Đơn vị nhận báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Lĩnh vực sản xuất chính của cơ sở: ………3…………………. Mã lĩnh vực: |
|
|
|
|
Tổng số lao động của cơ sở: …………. người, trong đó nữ: ………… người
Tổng quỹ lương: …………. triệu đồng
I. Tình hình chung tai nạn lao động
Tên chỉ tiêu thống kê |
Mã số |
Phân loại TNLĐ theo mức độ thương tật |
||||||||||
Số vụ ( Vụ) |
Số người bị nạn (Người) |
|||||||||||
Tổng số |
Số vụ có người chết |
Số vụ có từ 2 người bị nạn trở lên |
Tổng số |
Số LĐ nữ |
Số người chết |
Số người bị thương nặng |
||||||
Tổng số |
Nạn nhân không thuộc quyền quản lý |
Tổng số |
Nạn nhân không thuộc quyền quản lý |
Tổng số |
Nạn nhân không thuộc quyền quản lý |
Tổng số |
Nạn nhân không thuộc quyền quản lý |
|||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
1. Tai nạn lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1. Phân theo nguyên nhân xảy ra TNLĐ4 |
||||||||||||
a. Do người sử dụng lao động |
||||||||||||
Không có thiết bị an toàn hoặc thiết bị không đảm bảo an toàn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Không có phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân không tốt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ chức lao động chưa hợp lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chưa huấn luyện hoặc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động chưa đầy đủ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Không có quy trình an toàn hoặc biện pháp làm việc an toàn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điều kiện làm việc không tốt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b. Do người lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vi phạm nội quy, quy trình, quy chuẩn, biện pháp làm việc an toàn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
c. Khách quan khó tránh/ Nguyên nhân chưa kể đến |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. 2. Phân theo yếu tố gây chấn thương5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3. Phân theo nghề nghiệp6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật ATVSLĐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Tổng số (3=1+2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Thiệt hại do tai nạn lao động
Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động (kể cả ngày nghỉ chế độ) |
Chi phí tính bằng tiền (1.000 đ) |
Thiệt hại tài sản (1.000 đ) |
|||
Tổng số |
Khoản chi cụ thể của cơ sở |
||||
Y tế |
Trả lương trong thời gian Điều trị |
Bồi thường /Trợ cấp |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG |
_______________
1 Ghi mã số theo Danh Mục đơn vị hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
2 Ghi tên, mã số theo danh Mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành trong báo cáo thống kê.
3 Ghi tên ngành, mã ngành theo Hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
4 Ghi 01 nguyên nhân chính gây tai nạn lao động.
5 Ghi tên và mã số theo danh Mục yếu tố gây chấn thương.
6 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
MẪU BÁO CÁO NHANH TAI NẠN LAO ĐỘNG CHẾT NGƯỜI
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
............., ngày ……. tháng …. năm……….. |
Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Thông tin vụ tai nạn lao động:
- Tên cơ sở để xảy ra tai nạn lao động:
- Địa chỉ:
- Điện thoại: Fax: ;
- Cơ quan quản lý cấp trên (nếu có):
2. Thông tin vụ tai nạn lao động:
- Thời gian xảy ra tai nạn lao động:
- Nơi xảy ra tai nạn lao động:
3. Sơ lược thông tin nạn nhân:
- Họ và tên:
- Ngày tháng năm sinh: Nam/ Nữ
4. Sơ bộ diễn biến vụ tai nạn lao động:
5. Tình trạng thương tích của nạn nhân:
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG TỪ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ (6 THÁNG HOẶC CẢ NĂM)
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Đơn vị báo cáo: Sở Lao động-TBXH tỉnh/thành phố ……………… Mã tỉnh: |
|
|
|
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
KỲ BÁO CÁO (6 tháng hoặc cả năm)…… NĂM ...
Ngày báo cáo: ………………………………
Đơn vị nhận báo cáo:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Cục Thống kê ………….
I. Thông tin tổng quan
Loại hình cơ sở |
Mã số |
Cơ sở |
Lực lượng lao động |
Tổng số TNLĐ |
Tần suất TNLĐ1 |
Ghi chú |
||||||
Tổng số |
Số cơ sở tham gia báo cáo |
Tổng số lao động |
Số LĐ của cơ sở tham gia báo cáo |
Số lao động nữ |
Số người bị nạn |
KTNLĐ |
Kchết |
|||||
Tổng số |
Số người bị chết |
Số người bị thương nặng |
||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo loại hình cơ sở |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Phân loại TNLĐ
Tên chỉ tiêu thống kê |
Mã số |
Theo mức độ thương tật |
Thiệt hại do TNLĐ |
|||||||||||
Số vụ TNLĐ |
Số người bị nạn TNLĐ |
Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động |
Chi phí tính bằng tiền (1.000 đ) |
Thiệt hại tài sản (1.000 đ) |
||||||||||
Tổng số |
Số vụ có người chết |
Số vụ có từ 2 người bị nạn trở lên |
Tổng số |
Số lao động nữ |
Số người chết |
Số người bị thương nặng |
Tổng số |
Khoản chi cụ thể của cơ sở |
||||||
Y tế |
Trả lương trong thời gian Điều trị |
Bồi thường /Trợ cấp |
||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo ngành2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo nguyên nhân3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo yếu tố gây chấn thương4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo nghề nghiệp5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO |
GIÁM ĐỐC |
_______________
1 Tần suất TNLĐ được tính theo công thức: . Trong đó: N số người bị TNLĐ hoặc số người chết trong kỳ báo cáo; P là tổng số lao động của cơ sở tham gia báo cáo.
2 Ghi tên ngành, mã ngành theo Hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
3 Ghi 01 nguyên nhân chính gây tai nạn lao động.
4 Ghi tên và mã số theo danh Mục yếu tố gây chấn thương.
5 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
MẪU BÁO CÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC KHÔNG THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Đơn vị báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố....
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
Kỳ báo cáo (6 tháng hoặc cả năm)... năm ...
Ngày báo cáo: ……………….
Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Tên chỉ tiêu thống kê |
|
Phân loại TNLĐ theo mức độ thương tật |
|||||||
Số vụ (vụ) |
Số người bị nạn (người) |
||||||||
Tổng số |
Số vụ có người chết |
Số vụ có từ 2 người bị nạn trở lên |
Tổng số |
Số LĐ nữ |
Số người chết |
Số người bị thương nặng |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
|
Phân theo nghề nghiệp1 |
|||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số: |
|||||||||
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO |
GIÁM ĐỐC |
___________
1 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
MẪU BÁO CÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC KHÔNG THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG....1
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
Kỳ báo cáo (6 tháng hoặc cả năm) ... năm ...
Ngày báo cáo: ………………….
Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố2
Tên chỉ tiêu thống kê |
Phân loại TNLĐ theo mức độ thương tật |
||||||||||
Số vụ (Vụ) |
Số người bị nạn (Người) |
||||||||||
Tổng số |
Số vụ có người chết |
Số vụ có từ 2 người bị nạn trở lên |
Tổng số |
Số LĐ nữ |
Số người chết |
Số người bị thương nặng |
|||||
Tổng số |
Số xảy ra tại nơi thuộc phạm vi quản lý người sử dụng lao động4 |
Tổng số |
Số xảy ra tại nơi thuộc phạm vi quản lý người sử dụng lao động4 |
Tổng số |
Số xảy ra tại nơi thuộc phạm vi quản lý người sử dụng lao động4 |
Tổng số |
Số xảy ra tại nơi thuộc phạm vi quản lý người sử dụng lao động4 |
||||
Phân theo nghề nghiệp3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN .... |
______________
1 Trường hợp Ủy ban nhân dân huyện/quận báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì ghi tên Ủy ban nhân dân huyện/quận.
2 Trường hợp Ủy ban nhân dân huyện/quận báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì ghi tên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
3 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
4 Số người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động bị tai nạn lao động tại nơi làm việc của người sử dụng lao động trên địa bàn.
MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CHUYÊN NGÀNH THỰC HIỆN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG (6 THÁNG HOẶC CẢ NĂM)
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Đơn vị báo cáo: ………………………………………………………….
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
KỲ BÁO CÁO (6 tháng hoặc cả năm) ... NĂM ...
Ngày báo cáo: ……………………
Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
I. Thông tin tổng quan
Loại hình cơ sở |
Mã số |
Cơ sở |
Lực lượng lao động |
Tổng số TNLĐ |
Tần suất TNLĐ1 |
Ghi chú |
||||||
Tổng số |
Số cơ sở tham gia báo cáo |
Tổng số lao động |
Số LĐ của cơ sở tham gia báo cáo |
Số lao động nữ |
Số người bị nạn |
KTNLĐ |
Kchết |
|||||
Tổng số |
Số người bị chết |
Số người bị thương nặng |
||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo loại hình cơ sở |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Phân loại TNLĐ
Tên chỉ tiêu thống kê |
Mã số |
Theo mức độ thương tật |
Thiệt hại do TNLĐ |
|||||||||||
Số vụ TNLĐ |
Số người bị nạn TNLĐ |
Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động |
Chi phí tính bằng tiền (1.000 đ) |
Thiệt hại tài sản (1.000 đ) |
||||||||||
Tổng số |
số vụ có người chết |
Số vụ có từ 2 người bị nạn trở lên |
Tổng số |
Số lao động nữ |
Số người chết |
Số người bị thương nặng |
Tổng số |
Khoản chi cụ thể của cơ sở |
||||||
Y tế |
Trả lương trong thời gian Điều trị |
Bồi thường /Trợ cấp |
||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo ngành2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo nguyên nhân3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo yếu tố gây chấn thương4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo nghề nghiệp5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
_______________
1 Tần suất TNLĐ được tính theo công thức: . Trong đó: N số người bị TNLĐ hoặc số người chết trong kỳ báo cáo; P là tổng số lao động của cơ sở tham gia báo cáo.
2 Ghi tên ngành, mã ngành theo Hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
3 Ghi 01 nguyên nhân chính gây tai nạn lao động.
4 Ghi tên và mã số theo danh Mục yếu tố gây chấn thương.
5 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
MẪU BÁO CÁO CÁC TRƯỜNG HỢP TAI NẠN LAO ĐỘNG ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………./BC-... |
……….., ngày ….. tháng … năm ….. |
BÁO CÁO
Các trường hợp tai nạn lao động được khám và Điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Kính gửi: Sở Y tế tỉnh/thành phố...1
TT |
Họ và tên |
Tuổi |
Giới |
Ngày bị tai nạn |
Nghề nghiệp |
Bộ phận bị tổn thương |
Được sơ cứu tại chỗ |
Phương tiện chuyển đến cơ sở KB,CB |
Thời gian Điều trị |
Kết quả Điều trị |
Ghi chú |
||||
Nam |
Nữ |
Có |
Không |
Khỏi |
Khỏi, để lại di chứng |
Tử vong |
|||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
_____________
1 Đối với các Bệnh viện thuộc khối các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế thì gửi trực tiếp Bộ Y tế
MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP CÁC TRƯỜNG HỢP TAI NẠN LAO ĐỘNG ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
UBND TỈNH/THÀNH PHỐ .... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………./BC-... |
………….., ngày …. tháng …. năm ….. |
BÁO CÁO
Các trường hợp tai nạn lao động được khám và Điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Kính gửi: Bộ Y tế
TT |
Họ và tên |
Tuổi |
Giới |
Ngày bị tai nạn |
Nghề nghiệp |
Bộ phận bị tổn thương |
Được sơ cứu tại chỗ |
Phương tiện chuyển đến cơ sở KB,CB |
Thời gian Điều trị |
Kết quả Điều trị |
Ghi chú |
||||
Nam |
Nữ |
Có |
Không |
Khỏi |
Khỏi, để lại di chứng |
Tử vong |
|||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
MẪU THÔNG BÁO VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG KHÁM, ĐIỀU TRỊ TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TRÊN TOÀN QUỐC
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …….. |
…….., ngày …. tháng …. năm……. |
BÁO CÁO CÁC TRƯỜNG HỢP NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG KHÁM, ĐIỀU TRỊ TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TRÊN TOÀN QUỐC
Kỳ thống kê (6 tháng hoặc cả năm) ... năm ...
Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
I. Tổng quan về các trường hợp người bị tai nạn lao động khám, Điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc
|
Chỉ tiêu |
Số lượng (người) |
Ghi chú |
1 |
Số người chỉ được sơ, cấp cứu (không Điều trị) |
|
Số liệu thống kê không tính trùng các trường hợp sơ cứu, cấp cứu, Điều trị tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh |
2 |
Số người được Điều trị lần đầu trong năm đối với một vụ tai nạn lao động |
|
|
3 |
Tổng số người bị tai nạn lao động đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh |
|
II. Phân loại các trường hợp người bị tai nạn lao động khám, Điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc theo việc sơ cấp cứu, Điều trị
TT |
Địa phương |
Số người được sơ cứu tại chỗ |
Số người được Điều trị |
Ghi chú |
|||
Tổng số |
Khỏi |
Khỏi, để lại di chứng |
Tử vong |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. Phân loại các trường hợp người bị tai nạn lao động khám, Điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc theo nghề nghiệp
TT |
Địa phương |
Số người bị tai nạn lao động đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân theo nghề nghiệp chính |
Ghi chú |
|||
Nghề: ... 1 |
Nghề:.... |
Nghề:….. |
…. |
|||
1 |
2 |
4 |
5 |
…. |
… |
…. |
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO |
LÃNH ĐẠO BỘ Y TẾ |
__________
1 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
MẪU THÔNG BÁO THÔNG TIN CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC Y TẾ CƠ SỞ
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…….. /TB-.... |
………….., ngày …. tháng …. năm ….. |
THÔNG BÁO
Về thông tin của người làm công tác y tế cơ sở
Kính gửi: Sở Y tế …………….
Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Tên cơ sở sản xuất kinh doanh: ……………………. đại diện ông (bà) ………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………
Điện thoại ……………………………… Fax: …………………
Thông báo người làm công tác y tế thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho cơ sở sản xuất kinh doanh (tên cơ sở sản xuất kinh doanh): …………, cụ thể:
- Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………
- Trình độ chuyên môn: ……………………………………………………………………………..
- Số điện thoại liên hệ: ……………………………………………………………………………
- Chứng nhận, chứng chỉ về y tế lao động: …………………………………………………….
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG |
MẪU THÔNG BÁO THÔNG TIN CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CUNG CẤP DỊCH VỤ CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………./TB-.... |
…………, ngày …. tháng …. năm ….. |
THÔNG BÁO
Về thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ chăm sóc và quản lý sức khỏe người lao động
Kính gửi: Sở Y tế.
Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Tên cơ sở sản xuất kinh doanh: …………………………..đại diện ông (bà)……………..
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………….
Điện thoại …………………………..Fax:………………………………………………………
Thông báo đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh tên cơ sở sản xuất kinh doanh): …………………………cụ thể:
- Tên cơ sở cung cấp dịch vụ: …………………………………………………………………….
- Địa chỉ ………………………………………………………………………………………………..
- Số điện thoại liên hệ:
- Nội dung cung cấp dịch vụ: …………………………………………………………………
- Thời gian cung cấp dịch vụ: ………………………………………………………………….
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 39/2016/ND-CP |
Hanoi, 15 May 2016 |
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF SOME ARTICLES OF THE LAW ON OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Pursuant to the Law on organization of Government dated 19/6/2015;
Pursuant to the Code of Labor dated 18/6/2012;
Pursuant to the Law on occupational safety and sanitation dated 25/6/2015;
At the request of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs;
The Government issues this Decree detailing the implementation of some articles of the Law on occupational safety and sanitation.
Article 1. Scope of regulation
This Decree details some articles of the Law on occupational safety and sanitation on control of some dangerous and harmful factors at workplace; notification, investigation, statistics and report on occupational accidents and technical incidents causing occupational unsafety and insanitation and technical incidents causing serious occupational unsafety and insanitation; occupational safety and sanitation form some specific labor; occupational safety and sanitation for business and production establishment; state management over occupational safety and sanitation.
Article 2. Subject of application
1. Employees working under labor contract, probationers, apprentices to work for employers.
2. Employees not working under labor contract.
3. Vietnamese employees working abroad under labor contract and foreign employees working in Vietnam.
4. Employers
5. Other bodies, organizations and individuals pertaining to the occupational safety and sanitation.
Persons specified in Paragraphs 1, 2 and 3 of this Article are generally referred to as employees.
CONTROL OVER DANGEROUS AND HARMFUL FACTORS AT WORKPLACE
Article 3. Principle of control over dangerous and harmful factors at workplace
To control the dangerous and harmful factors at workplace as specified in Article 18 of the Law on occupational safety and sanitation, the employers must ensure the following principles:
1. Regularly monitor and supervise the dangerous and harmful factors at workplace;
2. There must be person or department assigned to take responsibility for control over dangerous and harmful factors at workplace; for business and production establishments, the control over dangerous and harmful factors must be stipulated to each group, team and workshop.
3. Retain dossier for control over dangerous and harmful factors in accordance with the provisions in the Law on occupational safety and sanitation, the Articles 4, 5, 6 and 7 of this Decree and specialized legal regulations.
4. Publicize the result of control over dangerous and harmful factors to the employees for information;
5. There must be procedure for control over dangerous and harmful factors at workplace in accordance with the Article 18 of the Law on occupational safety and sanitation and Articles 4, 5, 6 and 7 of this Decree and specialized legal regulations.
Article 4. Contents of control over dangerous and harmful factors at workplace
1. Identify and assess the dangerous and harmful factors.
2. Determine the objectives and measures to prevent and control dangerous and harmful factors.
3. Implement and assess the effectiveness of measures to prevent and control dangerous and harmful factors.
Article 5. Identification and assessment of dangerous and harmful factors
1. Analyze the relevant labor characteristics and conditions and working procedures and result of inspection at workplace.
2. Survey the employees about the factors which can cause injury, disease impairing their health at their workplace.
3. In case of failure to identify and assess completely and correctly perceptibly, use appropriate machine or equipment to measure or test the dangerous and harmful factors; set up dossier of labor environment sanitation for harmful factors and occupational disease prevention and control under the Form specified in Appendix I issued with this Decree..
Article 6. Determine the objectives and measures to prevent and control dangerous and harmful factors
1. Based on the identification and assessment of dangerous and harmful factors, the employer shall determine the appropriate objectives and measures to prevent and control the damaging effects of dangerous and harmful factors at workplace in the prioritized order as follows:
a) Eliminate the dangerous and harmful factors right from the phase of workshop design, choice of technology, equipment and raw materials;
b) Prevent, limit exposure and minimize the damaging effects of dangerous and harmful factors by the use of technical measures and application of administrative and organizational measures (information, communication and education, training of safety, occupational sanitation, formulation of rules and procedures for safe work, occupational sanitation, labor protection regulation, health care for workers; management of machine, equipment, supplies and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation).
2. Determine the time, location and resources to achieve the objectives and take measures to prevent and control the dangerous and harmful factors.
Article 7. Implement and assess the effectiveness of measures to prevent and control the dangerous and harmful factors
1. The employers shall instruct their employees on the measures to prevent and control the dangerous and harmful factors at their workplace.
2. The employers shall make plan and organize the inspection and assessment of effectiveness of measures to prevent and control the dangerous and harmful factors at least 01 time/year; for the business and production establishments, the inspection and assessment must be done to the level of group, team and workshop.
3. The inspection of measures to prevent and control the dangerous and harmful factors at workplace comprises of the following contents:
a) Condition of occupational safety and sanitation of machine, equipment, workshop, warehouse and workplace;
b) Use and storage of personal protection equipment, equipment of fire prevention and fighting, essential medications and first-aid facilities in place;
c) Use and management of machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation;
d) Employees’ knowledge and ability in urgent incident response and handling.
dd) Implementation of regulations on occupational protection and health care for the employees;
e) Compliance with recommendations of inspection teams over occupational safety and sanitation and investigation of occupational accident.
4. The assessment of effectiveness of measures to prevent and control the dangerous and harmful factors at workplace comprises of the following contents:
a) The implementation of measures to prevent and control the dangerous and harmful factors at workplace;
b) Result of occupational condition improvement.
Article 8. Measures to handle the technical incidents causing serious occupational unsafety and insanitation
1. Plan to handle the technical incidents causing serious occupational unsafety and insanitation is specified in Paragraph 1, Article 19 of the Law on occupational safety and sanitation must have the following contents:
a) Forces involved in on-the-spot handling and duties of each participant; supporting forces from the surrounding business and production establishments.
b) Technical equipment is required according to regulations of specialized law; necessary measurement equipment used in incident handling (such equipment must be tested and calibrated under the current regulation of law on measurement);
c) Mode and order to handle incidents
2. Approve or send the plan for handling of technical incident causing serious occupational unsafety and insanitation under current specialized laws to the competent authorities for approval.
3. Promptly inform the local government upon occurrence of technical incidents causing serious occupational unsafety and insanitation as stipulated in Article 26 of this Decree.
NOTIFICATION, INVESTIGATION AND REPORT ON OCCUPATIONAL ACCIDENTS AND TECHNICAL INCIDENTS CAUSING SERIOUS OCCUPATIONAL UNSAFETY AND INSANITATION
Article 9. Classification of occupational accidents
1. Occupational accident causing employee’s death (hereafter referred to as fatal occupational accident) is the occupational accidents causing employee’s death in one of following cases:
a) Death at the scene of accident;
b) Death on the way to an emergency or during an emergency;
c) Death during treatment or death from wound recurrence caused by occupational accidents according to the conclusions in the record of forensic examination;
d) The employee is declared dead according to the conclusion of the Court for missing case.
2. Occupational accident causing serious injury to employee (hereafter referred to as serious occupational accident) is the one which causes at least one of injury to the employee as stipulated in Appendix II issued with this Decree.
3. Occupational accident causing light injury to employee (hereafter referred to as mild occupational accident) is the one not specified in Paragraph 1 and 2 of this Article.
Article 10. Time and content of notification of occupational accident
1. When notified of occupational accident which causes death or injures 02 employees or more, the employer of the facility where the accident occurs must make notification as specified under Point b, Paragraph 1, Article 34 of the Law on occupational safety and sanitation as follows:
a) Notifies by the fastest way (directly or phone, fax, telegram, electronic mail) to the Inspectorate of Department of Labor – Invalids and Social Affairs of the place of accident occurrence; case of fatal accident while informing the police agency of district, town, provincial city, city of centrally-run city (hereafter referred to as district-level Police);
b) The content of notification is under the Form specified in Appendix III issued with this Decree.
2. When notified of occupational accident which causes death or injures 02 employees or more in the fields of radioactivity, exploration and extraction of oil and gas, means of transport of railway, waterway, roadway, airway and the units of the people’s armed forces as specified under Point c, Paragraph 1, Article 34 of the Law on occupational safety and sanitation, the employer of the facility where the accident occurs must give notice as follows:
a) Notifies by the fastest way (directly or phone, fax, telegram, electronic mail) to the Inspectorate of Department of Labor – Invalids and Social Affairs of the place of accident occurrence and to the Ministry managing such sector or field under authority specified in Paragraph 2, Article 21 of this Decree, unless otherwise specified by the specialized law; in case of fatal accident, notifies the district-level police;
b) The content of notification is under the Form specified in Appendix III issued with this Decree.
3. When the occupational accident occurs to the employee not working under labor contract, the notification specified under Point Article, Paragraph 1, Article 34 of the Law on occupational safety and sanitation is made as follows:
a) Immediately after learning the workers is dead or seriously injured due to occupational accident, the family of the victim or the discoverer shall have to immediately make a notification to the People's Committee of communes, wards and townlets (hereinafter referred to as the commune-level People's Committee) where the occupational accident occurs.
b) When notified of occupational accident which causes death or seriously injures 02 employees or more, the communal People’s Committee where the accident occurs must notify by the fastest way (directly or phone, fax, telegram, electronic mail) to the Inspectorate of Department of Labor – Invalids and Social Affairs and district-level police under the Form specified in Appendix IV issued with this Decree.
Article 11. Decision on establishing occupational accident investigation Team
1. Grassroots occupational accident investigation Team
a) When notified of mild or serious occupational accident which causes serious injury to 01 employee under the management of the employer specified in Paragraph 1, Article 35 of the Law on occupational safety and sanitation, the employer must immediately establish a grassroots occupational accident investigation Team under the Form specified in Appendix V issued with this Decree.
b) For occupational accidents which occur at the place under the management of the employer, but the victim is the employee under the management of another employer, the employer at the place of accident occurrence must establish a grassroots occupational accident investigation Team while inviting the employer’s representative of the victim to participate in the Team.
2. Provincial occupational accident investigation Team
a) When notified of occupational accident which causes death or seriously injures 02 employees or more under the investigation authority, the Inspectorate of Department of Labor – Invalids and Social Affairs shall appoint its inspector within 02 hours and notify the bodies to appoint their employees to participate in the provincial occupational accident investigation Team.
b) For accidents specified under Point b, Paragraph 3, Article 19 of this Decree, after fully receiving dossier and documents related to the accident, the Inspectorate of Department of Labor – Invalids and Social Affairs shall notify the bodies which appoint their employees to participate in the provincial occupational accident investigation Team to conduct their investigation and make a record to verify the occupational accident.
c) Director of Department of Labor – Invalids and Social Affairs shall decide on establishing the provincial occupational accident investigation Team at the request of the Chief Inspector of Department of Labor - Invalids and Social Affairs under the Form specified in Appendix VI issued with this Decree.
3. Central occupational accident investigation Team
The establishment of central occupational accident investigation Team is specified in Paragraph 3, Article 35 of the Law on occupational safety and sanitation as follows:
a) The Minister of Labor – Invalids and Social Affairs shall decide to establish a central occupational accident investigation Team, except for occupational accidents specified under Point c, Paragraph 1, Article 34 of the Law on occupational safety and sanitation;
b) The Head of competent authorities according to the specialized law or the Minister of the Ministries specified in Paragraph 1 and 2, Article 21 of this Decree shall establish the central occupational accident investigation Team to investigate the cases of occupational accident which occur in the areas specified under Point c, Paragraph 1, Article 34 of the Law on occupational safety and sanitation;
c) The decision on establishing the central occupational accident investigation Team is made under the Form specified in Appendix VII issued with this Decree.
Article 12. Duties of member of occupational accident investigation Team
1. The Head of occupational accident investigation Team is responsible for:
a) Deciding the immediate investigation, even in case of absence of one of the members of investigation Team;
b) Assigning specific duties to each member of the Team;
c) Discussing the result of investigation of occupational accident; deciding and taking responsibility for his decision on the result of investigation of occupational accident;
d) Holding meeting to announce the Record of occupational accident investigation;
2. The members of occupational accident investigation Team are responsible for:
a) Performing duties assigned by the Head of the Team and participating in the general activities of the investigation Team;
b) Having the right to give and reserve their comments; in case of disagreement with the decision of the Head of the Team, the member can report to the Leader of bodies appointing employees to participate in the investigation Team;
c) Not disclosing information and documents during the investigation when the Record of occupational accident investigation has not yet been announced;
Article 13. Procedures for occupational accident investigation of the grassroots occupational accident investigation Team
The grassroots occupational accident investigation Team shall perform the investigation by the following procedures:
1. Collects traces, evidence and documents related to occupational accident.
2. Obtains the victim’s testimony, the person knowing the facts or person involved in the occupational accident under Form specified in Appendix VIII issued with this Decree.
3. Requests the technical inspection or forensic examination (if needed).
4. Analyzes the conclusion about: development and cause of occupational accident; conclusion about occupational accident; seriousness of violation and recommends the form of handling to the person who is at fault in the occupational accident; takes measures to remedy and prevent the recurrence of similar occupational accidents.
5. Makes record of occupational accident investigation under the Form specified in Appendix IV issued with this Decree.
6. Holds meetings to announce the Record of occupational accident investigation under the Form specified in Appendix XI issued with this Decree.
7. Participants of meeting to announce the Record of occupational accident investigation:
a) Head of occupational accident investigation Team;
b) Employer and person authorized in writing by the employer;
c) Members of occupational accident investigation Team;
d) Victim or victim’s representative, person who knows the facts or person concerned;
dd) Representative of the grassroots trade union executive committee or the direct superior trade union executive committee in case there is no grassroots trade union executive committee at such units.
8. If the participant attending the meeting does not agree with the content of the Record of occupational accident investigation, he can write his comments and sign in the Record.
9. Within 03 working days after the date of meeting to announce the Record of occupational accident investigation, the grassroots occupational accident investigation Team shall send the Record of occupational accident investigation and the Minutes of meeting to announce the Record of occupational accident investigation to the victim’s relative; Inspectorate of Department of Labor – Invalids and Social Affairs of employer’s head office; Inspectorate of Department of Labor – Invalids and Social Affairs at the place of accident occurrence.
Article 14. Procedures for occupational accident investigation of the provincial occupational accident investigation Team
The provincial occupational accident investigation Team performs its investigation by the following procedures:
1. Performs the contents specified in Paragraphs 1, 2, 3 and 4, Article 13 of this Decree.
2. Makes Record of occupational accident investigation under the Form specified in Appendix X issued with this Decree.
3. Holds meeting and prepares the Minutes of meeting to announce the Record of occupational accident investigation under the Form specified in Appendix XI issued with this Decree at the unit or the communal People’s Committee at the place of accident occurrence.
4. Participants of meeting to announce the Record of occupational accident investigation:
a) Head of occupational accident investigation Team;
b) Member of occupational accident investigation Team;
c) Employer and person authorized in writing by the employer in case the employee having accident works under labor contract; representative of communal People’s Committee at the place of accident occurrence in case the employee having accident does not work under labor contract;
d) Victim or victim’s representative, person who knows the facts or person concerned;
Representative of the grassroots trade union executive committee or the direct superior trade union executive committee at the place having no grassroots trade union executive committee in case the victim works under labor contract;
e) Invites the representatives of police agency and People's Procuracy which have joined the investigation in the event of fatal occupational accident.
5. If any participant of meeting does not agree with the content of the Record of occupational accident investigation, he can write comments and signs in the Minutes of meeting to announce the Record of occupational accident investigation; the employer or person authorized in writing by the employer shall sign and seal (if any) in the Minutes of meeting to announce the Record of occupational accident investigation.
6. Within 03 working days after the date of meeting to announce the Record of occupational accident investigation, the occupational accident Team shall send the Record of occupational accident investigation and the Minutes of meeting to announce the Record of occupational accident investigation to the bodies having members in the occupational accident investigation Team, the Ministry of Labor – Invalid and Social Affairs, the employers, victim or victim’s relative.
Article 15. Procedures for occupational accident investigation of the central occupational accident investigation Team
The central occupational accident investigation Team performs its investigation by the following procedures:
1. After the decision on establishing the occupational accident investigation Team, the Head of occupational accident investigation Team must notify immediately the bodies whose employees are members of occupational accident investigation Team.
2. The occupational accident investigation Team shall come to the place of accident occurrence and require the employer and the competent authorities to provide documents and means related to the accident and coordinate with the district or provincial Police to conduct the on-the-spot investigation to make a record of scene examination, injury examination, collection of trace, evidence and documents related to the accident.
3. Performs the contents specified in Paragraph 2, 3 and 4, Article 14 of this Decree.
4. If any participant of meeting does not agree with the content of the Record of occupational accident investigation, he can write comments and signs in the Minutes of meeting to announce the Record of occupational accident investigation; the employer or person authorized in writing by the employer shall sign and seal (if any) in the Minutes of meeting to announce the Record of occupational accident investigation.
5. Within 03 working days after the date of meeting to announce the Record of occupational accident investigation, the central occupational accident Team shall send the Record of occupational accident investigation and the Minutes of meeting to announce the Record of occupational accident investigation to the bodies having members in the occupational accident investigation Team, the employer, the victim or the victim’s relative or the Ministry of Labor – Invalid and Social Affairs where the occupational accident is investigated under the provisions of Paragraph 1 and 2 of Article 21 of this Decree.
Article 16. Dossier of occupational accident
1. The employer must prepare the occupational accident. The dossier comprises of the original or copy of the following documents:
a) Record of scene examination (if any);
b) Scene outline;
c) Photos of scene and victim;
d) Record of autopsy or injury examination, except for missing case as declared by the Court;
dd) Record of technical inspection, forensic examination and conclusion of judicial expertise (if any);
e) Record of testimony of the victim, the person who knows the facts or person concerned;
g) Record of occupational accident investigation;
h) Minutes of meeting to announce the Record of occupational accident investigation;
i) Certificate of injury of the medical facility which has treated the victim’s injury (if any);
k) Certificate of discharge of the medical facility which has treated the victim’s injury (if any);
2. In a case of occupational accident, if there are many persons having occupational accident, each person shall have a separate dossier.
3. Retention of dossiers of occupational accident;
a) The employer shall retain the dossiers of occupational accident in accordance with the provisions in Paragraph 8, Article 18 of this Decree.
b) The body establishing the provincial or central occupational accident investigation Team shall retain the dossiers of occupational accident in accordance with regulations of law on retention.
Article 17. Occupational accident re-investigation upon complaint or denunciation
1. Within 90 days after announcement of Record of occupational accident investigation, if there is any complaint or denunciation in accordance with regulations of law, the occupational accident re-investigation is done as follows:
a) Within 10 working days after receiving the complaint or denunciation, the body establishing the occupational accident investigation Team must review and handle such complaint or denunciation in accordance with the order, procedure and authority specified in the Law on Complaint and the Law on Denunciation;
b) Where the person making complaint or denunciation does not agree with the answer of the body or organization in charge of settlement specified under Point a of this Paragraph and continues making complaint or denunciation, the body having the authority to investigate in accordance with the provisions in Paragraph 2 and 3, Article 35 of the Law on occupational safety and sanitation shall establish the occupational accident investigation Team to conduct the occupational accident re-investigation while informing in writing the result of re-investigation to the complainant or denouncer or stating the reasons in case of failure to conduct the re-investigation.
c) The establishment where the accident occurs and the grassroots occupational accident investigation Team must provide all documents, objects and means related to the occupational accident to the provincial occupational accident investigation Team;
d) The occupational accident investigation Team must provide all documents, objects and means related to the occupational accident to the central occupational accident investigation Team;
dd) Conclusion of the central occupational accident investigation Team is occupational accident final conclusion.
2. The previous Record of occupational accident investigation shall be invalidated when the Record of occupational accident re-investigation is announced.
Article 18. Responsibility of employer of facility where the occupational accident occurs
1. Promptly provides first-aid and emergency to the victim.
2. Notifies the occupational accident under the provisions of Article 10 of this Decree.
3. Keeps intact the scene of fatal occupational accident or serious occupational accident by the following principles:
a) In case of required emergency to the victim and preventing risks and damages potentially occurring to other people which disturbs the scene, the employer of the facility where the occupational accident occurs must draw the scene outline, make a record, take photos or film the scene (if possible)
b) Only removes the scene and bury the corpse (if any) after finishing the investigation steps in accordance with regulations of this Decree with the written consent of the provincial occupational accident investigation Team or police agency.
4. Immediately provides documents, objects and means related to the accident as required by the superior occupational accident investigation Team and takes responsibility before law for such documents, objects and means.
5. Creates the conditions for the employee related to the accident to provide information for the occupational accident investigation Team as required.
6. Establishes the grassroots occupational accident investigation Team to investigate the occupational accidents under the authority specified in Paragraph 1, Article 35 of the Law on occupational safety and sanitation and Paragraph 1, Article 11 of this Decree.
7. Provides all relevant information on occupational accident for all employees of his facility.
8. Completes and retain dossier of occupational accident for the employee during the period of time as follows:
a) 15 years for fatal occupational accidents;
b) Until the employee’s retirement for other occupational accidents.
9. Makes payment of expenses for occupational accident investigation including the re-investigation as stipulated under Point a, Paragraph 1, Article 27 of this Decree, except for case of occupational accident re-investigation as required by the social insurance body.
10. Takes remedial measures and settle the consequences due to occupational accident; learns from experience; implements and reports the result of implementation of recommendations specified in the record of occupational accident investigation; handles under authority the persons at fault for occupational accident.
Article 19. Notification, investigation and report on occupational accident towards Vietnamese employees working abroad
1. In addition to compliance with the law of the host country, the employers and employees working abroad still have to follow the notification, investigation and report as stipulated in this Article upon occurrence of occupational accident towards the employees in the following cases:
a) The employees going to work abroad under the contract of sending the employee to work abroad with the winning and contracting enterprises or organizations or individuals making investment abroad and sending employees to work abroad according to the Law on Vietnamese employees working abroad under labor contract;
b) The employees going to work abroad under the contract to send employees abroad to work in the form of internship for skill improvement with the enterprises sending employees abroad to work in the form of internship for skill improvement according to the Law on Vietnamese employees working abroad under labor contract;
c) The Vietnamese employees who perform duties abroad as assigned by the employers in accordance with the laws of Vietnam for the following duties: seminar or conference attendance, short-term study, reality study abroad.
2. The notification in cases specified in Paragraph 1 of this Article is specified as follows:
a) When the occupational accident occurs, the victim or the Vietnamese employee working abroad with the victim knowing the facts must notify the employer.
b) In case of occupational accident which cause death or seriously injure 02 or more Vietnamese employees working abroad, within 05 working days after receiving the notification of accident, the employer must notify by the fastest way (directly, phone, fax, telegram, email) the Inspectorate of Labor- Invalids and Social Affairs at the place of employer’s head office; the content of notification is under the Form specified in Appendix III issued with this Decree.
3. The investigation and verification for cases specified in Paragraph 1 of this Article are defined as follows:
a) The Vietnamese employee having accident while performing duties assigned by the employer at the rational location and time shall be entitled to the compensation and allowances as stipulated in Article 38 and 39 of the Law on occupational safety and sanitation.
b) In case of occupational accident which cause death or seriously injure 02 or more Vietnamese employees working abroad, within 05 working days after finishing the investigation, the employer must provide dossier and documents related to the occupational accident as stipulated in Paragraph 4 of this Article for the Inspectorate of Labor- Invalids and Social Affairs in Vietnam at the place of employer’s head office for reviewing and making record of verification of occupational accident under the Form specified in Appendix X issued with this Decree.
4. The employer must prepare and retain dossier and documents related to the occupational accident, including:
a) Decision of the facility sending the employee to work abroad;
b) Certified translation copy and copy of record of scene examination of foreign competent authorities;
c) Translation copy of copy of scene outline of the foreign competent authorities; scene photo; victim’s photo;
d) Certified translation copy and copy of record of autopsy or injury examination;
Certified translation copy of record of testimony of the victim, person knowing the facts or person concerned (if any);
e) Certified translation copy and copy of accident certificate of foreign competent authorities.
g) Certified translation copy and copy of injury certificate of foreign medical facility or injury certificate of Vietnam medical facility;
h) Certified translation copy and copy of certificate of discharge of foreign medical facility or injury certificate of Vietnam medical facility in case of treatment in Vietnam;
Article 20. Coordinated investigation of fatal occupational accident and other occupational accidents with criminal signs
1. The coordinated investigation of fatal occupational accident is done as follows:
a) When detecting or receiving information on fatal occupational accident, the provincial occupational accident Team shall coordinate with the investigation police agency having the authority for the initial investigation to carry out the following: scene examination, autopsy, testimony obtaining, collection of relevant dossier and documents while informing the People’s Procuracy at the same level to control the scene examination and autopsy;
b) The body which come to the place of occupational accident occurrence in advance shall notify the body coming later (the investigation police agency shall inform the provincial occupational accident investigation Team through the Inspectorate of Labor- Invalids and Social Affairs). After informing, if the provincial occupational accident investigation Team, the investigation police agency still conducts the scene examination, autopsy, testimony obtaining, collection of relevant dossier and documents as prescribed by law and notifies the provincial occupational accident investigation Team of the activities which the investigation police agency has done within the range of coordinated relation specified under Point a of this Paragraph;
c) As required by the investigation police agency and the People’s Procuracy, the provincial occupational accident investigation Team must provide the specialized information and documents on occupational safety and sanitation and information and documents for the purpose of investigation and settlement of occupational accident;
d) After finishing the making of record of scene examination and autopsy, the investigation police agency shall provide the copy of record of scene examination and copy of record of autopsy for the provincial occupational accident investigation Team;
dd) Within 10 working days after finishing the coordinated initial investigation, the provincial occupational accident investigation Team shall send the official letter to the investigation police agency and the People’s Procuracy with coordinate participation, specifying the viewpoint of cause and fault of persons concerned and if such accident is an occupational accident or not;
e) Within 10 working days after receiving the official letter from the provincial occupational accident investigation Team, the investigation police agency shall reply in writing if such accident is an occupational accident or not or not yet defined;
g) Where the investigation police agency defined it as occupational accident, the provincial occupational accident investigation Team shall conduct the investigation and draw conclusion as stipulated in Article 14 of this Decree and inform the result to the investigation police agency and the People’s Procuracy at the same level;
h) Where the investigation police agency has not defined it as occupational accident, the provincial occupational accident investigation Team shall suspend the occupational accident investigation until the conclusion of the investigation police agency.
2. The coordinated occupational accident investigation with criminal sign is done as follows:
a) During the occupational accident investigation under the authority specified in Paragraphs 1, 2 and 3, Article 35 of the Law on occupational safety and sanitation and the Articles 13, 14, 15, 17, 19, 21 and 22 of this Decree, if detecting the circumstances with criminal signs, the occupational accident investigation Team shall send document to recommend the prosecution, enclosed with the original documents, transfer of relevant objects and means (if any) to the investigation police agency for review and prosecution of criminal case as prescribed by law while sending document to the People’s Procuracy at the same level;
b) The investigation police agency must settle the recommendations of prosecution and inform the settlement result as prescribed by law.
3. Responsibility of investigation police agency in case of deciding not to prosecute the criminal case to the occupational accident is as follows:
a) Within 24 hours after issuing the decision on non-prosecution of criminal case to the occupational accident, the investigation police agency shall send this decision and relevant documents to the People’s Procuracy at the same level;
b) Within 03 days, after receiving the written consent to no prosecution of the People’s Procuracy, the investigation police agency shall send this decision on non-prosecution of criminal case and hand over the objects and means related to the case to the occupational accident investigation Team for case which is recommended under Point a, Paragraph 2 of this Article, or to the body having the authority to establish the occupational accident investigation Team corresponding to the occupational accident as stipulated in Paragraphs 1, 2 and 3 of the Law on occupational safety and sanitation and Article 21 of this Decree.
4. Responsibility of investigation police agency in case of deciding to prosecute the criminal case to the occupational accident is as follows:
a) Within 24 hours after issuing the decision on prosecution of criminal case, the investigation police agency shall send this decision and relevant documents to the People’s Procuracy at the same level while sending the copy of this decision to the Department of Labor – Invalids and Social Affairs;
b) Within 02 days after the conclusion of investigation, the investigation police agency shall send the investigation conclusion to the People’s Procuracy at the same level and the Department of Labor – Invalids and Social Affairs;
c) Within 03 days after receiving the written consent to suspension of investigation from the People’s Procuracy, the investigation police agency shall hand over the documents, objects and means related to the case to the occupational accident investigation Team for case which is recommended under Point a, Paragraph 2 of this Article, or to the body having the authority to establish the occupational accident investigation Team corresponding to the occupational accident as stipulated in Paragraphs 1, 2 and 3 of the Law on occupational safety and sanitation and Article 21 of this Decree.
5. When handing over the documents, objects and means related to the occupational accident as specified under Point a, Paragraph 2, Point b, Paragraph 3, Point c, Paragraph 4 of this Article, there must be a document of handover. The documents, objects and means handed over comprise of:
a) Decision on non-prosecution of criminal case in case specified under Point b, Paragraph 3 of this Article;
b) Record of scene examination;
c) Scene outline;
d) Photos of scene and victim (if any);
dd) Record of examination of traces on the body; record of autopsy (if any);
e) Record of testimony of the victim (if any), the witness and the persons having interests and obligations related to the occupational accident;
g) Result of judicial expertise (if any);
h) Objects and means related to the occupational accident (if any) subject to be handed over as prescribed by law and the record of seizure.
6. On the basis of each year, the provincial police agency shall inform the Department of Labor – Invalids and Social Affairs of the reality of occupational accident with criminal signs with prosecution, non-prosecution, investigation suspension and prosecution.
7. The Department of Labor – Invalids and Social Affairs, the provincial police agency and the provincial People’s Procuracy shall develop the regulation on coordinated investigation of fatal occupational accident and other occupational accidents with criminal signs.
Article 21. Occupational accident investigation in particular fields
Where the occupational accidents occur in the fields of radioactivity, exploration and oil and gas extraction, the means of transportation of railway, waterway, roadway, airway and units of the people’s armed forces, the occupational accident investigation is done as follows:
1. Accident investigation according to regulations of specialized law.
2. For fatal occupational accidents and occupational accidents which seriously injure two employees or more but the specialized law does not define the occupational accident, the investigation bodies shall conduct the investigation under their authority as follows:
a) The Ministry of Science and Technology shall set up an occupational accident investigation Team to investigate the occupational accidents which have occurred in the field of radioactivity;
b) The Ministry of Transport shall set up an occupational accident investigation Team to investigate the occupational accidents which have occurred on the means of transportation of railway, waterway, roadway, airway; means and equipment of oil and gas exploration and extraction at sea;
c) The Ministry of Industry and Trade shall set up an occupational accident investigation Team to investigate the occupational accidents which have occurred in the field of oil and gas exploration and extraction; except for case of occurrence on means and equipment of oil and gas exploration and extraction at sea;
d) The Ministry of Defense and the Ministry of Public Security shall set up the occupational accident investigation Team to investigate the occupational accidents occurring in the units of the people’s armed force under their management.
dd) The occupational accident investigation Team specified under Points a, b, c and d of this Paragraph shall coordinate with the Inspectorate of Labor – Invalids and Social Affairs to investigate; the procedures for investigation shall comply with the provisions in Article 15 of this Decree.
3. For mild occupational accidents or the ones which seriously injure one employee but the specialized law does not define the occupational accident investigation, the employer shall conduct the occupational accident investigation as stipulated in Paragraph 1, Article 11 and 13 of this Decree.
4. The Record of occupational accident investigation under the Form specified in Appendix IX and X issued with this Decree.
Article 22. Investigate occupational accidents which injure one employee and turn into fatal occupational accident
For occupational accidents which injure the employee under the employer’s investigation authority, but after that, the employee died during the treatment or due to the recurrence of injury caused by the occupational accident, the coordinated investigation is stipulated as follows:
1. The grassroots occupational accident investigation Team must hand over all documents related to the occupational accident under investigation to the provincial occupational accident investigation Team;
2. Where the grassroots occupational accident investigation Team has not yet conducted its investigation, the provincial occupational accident investigation Team shall continue its investigation by the procedures for fatal occupational accident specified in Article 14 of this Decree;
3. Where the grassroots occupational accident investigation Team has finished its investigation of occupational accident, the provincial occupational accident investigation Team shall review the dossier of occupational accident which it receives and assess the result of investigation of the grassroots occupational accident investigation Team; in case of necessity, it shall conduct the re-investigation and make a record of investigation for this occupational accident as stipulated in Article 17 of this Decree.
Article 23. Traffic accident investigation related to labor
Where the employee has traffic accident while performing the occupational work or duties or while going from his residence to workplace or vice versa, the occupational accident investigation Team having the authority specified in Paragraphs 1, 2, 3 and 4, Article 35 of the Law on occupational safety and sanitation, Article 11 and 21 of this Decree shall conduct its verification and make record of occupational accident investigation based on one of the following documents:
1. Dossier for settlement of traffic accident of the traffic police agency;
2. Written certification of the accident of the communal police agency where the accident occurs.
3. Written certification of accident of local government where the accident occurs.
Article 24. Time and form of occupational accident report
The occupational accident report as stipulated in Article 36 of the Law on occupational safety and sanitation is made as follows:
1. The employer shall send the general report on the reality of occupational accident to the Department of Labor – Invalids and Social Affairs where the employer’s head office is situated; the report must be sent before the 5th of July annually for the first 06 months and before the 10th of January of the subsequent year of the annual report under the Form specified in Appendix XII issued with this Decree. The report is sent by one of the following forms: directly, fax, post, email.
2. The communal People’s Committee shall report the occupational accident and technical incident which causes serious occupational accident unsafety and insanitation related to the employee who does not work under labor contract and occurs in the area specified in Paragraph 2, Article 36 of the Law on occupational safety and sanitation to the district People’s Committee under the Form specified in the Appendix XVI issued with this Decree before the 5th of July for the first 06 month report and before the 5th of January of subsequent year for the annual report.
3. The district People’s Committee shall summarize the occupational accidents and technical incidents causing serious occupational accident unsafety and insanitation related to the employee who does not work under labor contract and occurs in the area and report to the Department of Labor – Invalids and Social Affairs under the Form specified in Appendix XVI issued with this Decree before the 10th of July for the first 06 month report and before the 10th of January of subsequent year for the annual report.
4. Reporting responsibility of the Department of Labor – Invalids and Social Affairs:
a) Rapidly reports the fatal occupational accidents and serious occupational accidents which injure 02 employees or more to the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs under the Form specified in the Appendix XIII issued with this Decree.
b) Summarizes the reality of occupational accidents in the first 06 months and 01 year in the provincial areas; sends the general report on reality of occupational accident under the Form specified in Appendix XIV and Appendix XV issued with this Decree to the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs (Bureau for safe work) and the provincial Department of Statistics before the 15th of July for the first 06 month report and before the 25h of January of subsequent year for the annual report.
5. The bodies in charge of occupational accident investigation in the particular fields as stipulated in Paragraph 4, Article 35 of the Law on occupational safety and sanitation and Article 21 of this Decree must report the reality of occupational accident under their investigation authority and send it to the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs before the 15th of July for the first 06 month report and before the 25h of January of subsequent year for the annual report under the Form specified in Appendix XVII issued with this Decree.
Article 25. Provision of information about the case where the victim of occupational accident is examined and treated at the medical facility
1. The medical facility shall make statistics of cases of occupational accident which are examined and treated at the facility and sends it to the Department of Health before the 5th of July for the first 06 month report and before the 10th of January of subsequent year for the annual report under the Form specified in Appendix XVIII issued with this Decree.
2. The Department of Health shall make a summary of victims of occupational accident who are examined and treated at the medical facility in the areas under the Form specified in Appendix XIX issued with this Decree and send it to the Ministry of Health before the 15th of July for the first 06 month report and before the 25th of January of subsequent year for the annual report.
3. The Ministry of Health shall send the summary of victims of occupational accident who are examined and treated at the medical facility to the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs before the 31st of July for data of the first 06 month and before the 15th of February of the subsequent year for the annual data under the Form specified in Appendix XX issued with this Decree.
Article 26. Notification, investigation and report on technical incidents causing occupational unsafety and insanitation and technical incident causing serious occupational unsafety and insanitation
1. Upon occurrence of incident which causes death or serious injury to 02 persons or more but the victims are not the employees under the employer’s management or when the employee is in distress but the casualty is unknown, the employer of the facility where the incident occurs must notify it by the fastest way to the Inspectorate of Department of Labor – Invalids and Social Affairs where the incident occurs and to the district Police if the victim is dead under the Form specified in Appendix III issued with this Decree.
2. In addition to the notification specified in Paragraph 1 of this Article, the technical incidents causing occupational unsafety and insanitation and technical incident causing serious occupational unsafety and insanitation must be notified, investigated, counted and reported in accordance with the specialized laws.
3. For the technical incident causing serious occupational unsafety and insanitation but the specialized laws have not yet defined the notification, the following provisions must be observed:
a) The person who detects or receives the notification of technical incident causing serious occupational unsafety and insanitation must notify immediately the employer of the facility where the incident has occurred or to the communal People’s Committee where the incident has occurred. The employer or the communal People’s Committee must notify immediately the district People’s Committee where the incident has occurred;
b) For technical incident causing serious occupational unsafety and insanitation pertaining to the many business and production establishments and localities, the employer and locality where the incident has occurred must notify immediately the district and provincial People’s Committee.
4. After conducting the investigation of technical incident causing serious occupational unsafety and insanitation in accordance with the specialized laws, the competent state authorities shall take responsibility for investigation and send the result, conclusion and investigation record to the provincial Department of Labor – Invalids and Social Affairs where the incident has occurred, the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs and the relevant bodies.
Article 27. Expenses of occupational accident investigation
1. The expenses of occupational accident investigation for the employees working under labor contract are stipulated as follows:
a) The employer is responsible for paying all expenses, including: scene reconstruction, shooting, printing, photo enlargement of scene and victim; technical inspection solicitation and forensic examination (in case of necessity); autopsy, printing of documents related to the occupational accident; vehicles at the place of occupational accident occurrence for the investigation of occupational accident; meeting to announce the record of occupational accident investigation;
b) The body having the authority to investigate the occupational accident and the body appointing its employee to participate in occupational accident investigation shall pay the traveling expenses to the participants under the current laws.
c) The expenses of occupational accident investigation from the employer shall be accounted in the costs of business and production and are the rational expenses to calculate and pay the corporate income tax in accordance with the provisions of the Law on corporate income tax; where the employer is a non-business enterprise, these expenses shall be accounted in the expenses and price of non-business services and are the rational expenses to calculate and pay tax according to regulation; where the employer is an administrative body, these expenses shall be allocated in its regular operational costs of the units and bodies.
2. The rational expenses pertaining to the occupational accident investigation of the employee who does not work under labor contract shall be paid by the communal People’s Committee and the state body having the authority to investigate the occupational accident in the regular operational costs of the units and bodies.
Article 28. Settlement of occupational accident benefits for the employee in case the occupational accident has decision on criminal case prosecution
The settlement of occupational accident benefits for the employee in case the occupational accident has decision on criminal case prosecution as stipulated in Paragraph 11, Article 35 of the Law on occupational safety and sanitation is specified as follows:
1. Where the time limit for investigation is over but the investigation police agency cannot identify the person who causes the accident or the criminal case is suspended, the employer and the social insurance body must fully implement the responsibility to the affected person as stipulated in the Law on occupational safety and sanitation like the case where the occupational accident occurs not due to entirely the employee’s fault.
2. Where the investigation police agency issues a decision on prosecuting the accused but the affected employee is not the accused, the employer and the social insurance body still have to fully implement the responsibilities to the affected employee as prescribed in the Law on occupational safety and sanitation like the case where the occupational accident occurs not due to entirely the employee’s fault.
OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION FOR THE EMPLOYEES AS ELDERLY, RE-EMPLOYED EMPLOYEE, PUPILS, STUDENTS AND PERSONS WORKING IN THE FIELD OF ARTS AND SPORTS
Article 29. Conditions for employing the elderly employee to perform the heavy, dangerous and hazardous trades and jobs
1. Only employ the elderly employees to perform the heavy, dangerous and hazardous trades and jobs which badly affect their health when meeting the following conditions:
a) The elderly employee must have experience with seniority of full 15 years or more in which there is at least 10 consecutive years of practice before the time of signing labor contract with the elderly employee;
b) The elderly employee must have high professional skills and certificate or be recognized as artisan according to the regulations of law; the employer must carry out the examination and testing before signing labor contract;
c) The elderly employees must be physically fit according to health standards issued by the Ministry of Health after the comments of the specialized ministry corresponding to the heavy, hazardous and dangerous trades and jobs and their health must be checked up at least 02 times 01 year;
d) Only employ each elderly employee for not more than 05 years;
dd) There must be 01 employee who is not the elderly employee to work together with the elderly employee when performing work at a workplace;
e) The elderly employee has to submit application for voluntary work to the employer to review before signing labor contract.
2. The employer has a need to employ the elderly employee for heavy, dangerous or hazardous trades and jobs must make a plan and send it to the Ministry having authority to manage the sector with the following basic contents:
a) Title of trades and jobs with the description of characteristics and working conditions of trades and jobs employing elder employees;
b) Recommendations and evaluation of each specific condition for employing elder employees specified in Paragraph 1 of this Article.
3. The line ministry stipulates the title of heavy, hazardous and dangerous trades and jobs which can employ elderly employees and specific conditions in the sectors and areas under its management.
4. The employment of elderly people for heavy, dangerous or hazardous trades and jobs must follow the provisions in Paragraphs 1, 2 and 3 of this Article like the employment of elderly employees for heavy, hazardous and dangerous trades and jobs.
Article 30. Contents of occupation safety and sanitation in the re-employment contract between the re-employment provider and the re-employment party
1. In the re-employment contract between the re-employment provider and the re-employment party as stipulated under Point a, Paragraph 1, Article 65 of the Law on occupational safety and sanitation including the following main contents:
a) Checkup before work or position placement, periodical checkup and occupational checkup;
b) Training about occupational safety and sanitation;
c) Occupational personal protection equipment
d) Notification, investigation, statistics and report on occupational accident or occupational disease;
dd) Benefits for the re-employed employee who has occupational accident or occupational disease;
e) Coordinate and inspect the re-employment party to ensure the occupational safety and sanitation for the re-employed employee;
2. The contents of occupational safety and sanitation in the re-employment contract must ensure the following principles:
a) There must not the rights and interests lower than the contents specified in the labor contract which the re-employment provider has signed with the re-employed employee;
b) The contents to ensure the occupational safety and sanitation for the re-employed employee must not be lower than the employee of the re-employment party in the same working conditions.
Article 31. Responsibility of re-employment provider
Responsibility for ensuring the occupational safety and sanitation of the re-employment provider specified in Paragraph 1, Article 65 of the Law on occupational safety and sanitation is as follows:
1. Must ensure all rights and interests of the re-employed employees under the responsibility of the employer as stipulated in the Law on occupational safety and sanitation. Where the re-employment party does not commit or fully follow its commitment about ensuring the occupational safety and sanitation in the signed re-employment contract, the re-employment provider must take responsibility in ensuring all rights and interests of the re-employed employees.
2. Coordinates with the re-employment party in investigating the occupational accident which injure mildly or seriously 01 re-employed employee under the authority of the grassroots occupational accident investigation Team; carries out the benefits for the employee who has occupational accident or occupational disease as specified in Paragraphs 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 and 10, Article 38 and 39 of the Law on occupational safety and sanitation;
3. Retains dossiers of occupational safety and sanitation related to the re-employed employee; reports the occupational accident or occupational disease in accordance with the provisions in Article 36 and 37 of the Law on occupational safety and sanitation and Article 24 of this Decree;
4. Informs the re-employed employee of the contents to ensure the occupational safety and sanitation in the re-employment contract; appoints employee to regularly monitor, coordinate and inspect the occupational safety and sanitation assurance for the re-employed employee of the re-employment party;
5. Fully follows other commitments about the occupational safety and sanitation under the responsibility of the re-employment provider specified in the re-employment contract.
Article 32. Responsibility for ensuring the occupational safety and sanitation of the re-employment party for the re-employed employee
The responsibility for ensuring the occupational safety and sanitation of the re-employment party is stipulated as follows:
1. Implements the employer’s responsibility and power for the occupational safety and sanitation in accordance with the provisions in Article 17 of the Law on occupational safety and sanitation and the guiding contents in this Decree; do not discriminate on occupational safety and sanitation to the re-employed employee compared with its employees.
2. Follows the regulation on personal protection equipment in work; general checkup and checkup for detection of occupational disease for the re-employed employee as stipulated in Article 21 and 22 of the Law on occupational safety and sanitation.
3. Informs and provides instructions for the re-employed employee on labor rules, dangerous and harmful factors and the measures to ensure the occupational safety and sanitation at the workplace.
4. Provides training on occupational safety and sanitation for the re-employed employee as stipulated in Article 14 of the Law on occupational safety and sanitation. Where the re-employment provider has provided the training for the re-employed employee, the re-employment party shall provide additional training of contents in line with the reality and working conditions at the re-employed employee workplace like the instructions to the re-employment party’s employees.
5. Upon the occurrence of occupational accident or technical incident causing the occupational unsafety and sanitation for the re-employed employee, the re-employment party must:
a) Provides timely first-aid and emergency for the victim:
b) Notifies the accident as stipulated in Article 34 of the Law on occupational safety and sanitation and Paragraph 1, Article 10 of this Decree.
c) Establishes the grassroots occupational accident investigation Team for the accidents under the authority as stipulated in Paragraph 1, Article 11 of this Decree; coordinates with the re-employment provider for occupational accident investigation; implements the benefits for the affected employee in line with the commitments in the re-employment contract.
6. When detecting the re-employed employee has occupational disease, the re-employment party must notify immediately the re-employment provider to implement the benefits for such re-employed employee in line with the commitments in the re-employment contract.
7. Summarizes the reality of occupational accident and occupational disease of the re-employed employees and sends it to the re-employment provider to make periodical report as stipulated in Article 36 and 37 of the Law on occupational safety and sanitation and Article 24 of this Decree.
8. Retains, copies and sends dossiers of occupational safety and sanitation related to the re-employed employee to the re-employment enterprise;
Article 33. Support from educational establishments and vocational establishments for pupils and students who have occupational accident during their practice
The responsibility of educational establishments and vocational establishments for pupils and students who have occupational accident during their practice specified in Paragraph 3, Article 70 of the Law on occupational safety and sanitation is provided for as follows:
1. Promptly provide first-aid and emergency for affected pupils and students.
2. Pays medical fees from first-aid and emergency to stable treatment for the affected pupils and students as follows:
a) Pays in advance and pays the co-payments and the expenses not included in the list paid by the health insurance for pupils and students who participate in health insurance;
b) Pays all medical expenses for pupils and students who do not participate in health insurance;
3. Introduces the affected pupils and students for medical examination to determine the body injury at the medical examination Council and pays the fees of consultation and examination of body injury.
4. Provides one-time assistance in cash for the affected pupils and students as follows:
a) At least equal to 0.6 time of base salary in case of reduction between 5% and 10% of working capacity; then increase by 1% in working capacity reduction, the pupils and students shall receive additional 0.16 time of base salary in case of working capacity reduction from 11% to 80%;
b) At least equal to 12 times of base salary for pupils and students with working capacity reduction by 8% or more or for their relatives of pupils and students who died from occupational accident;
c) Implements the assistance to the affected pupils and students within 05 days after the conclusion of the medical examination Council on the working capacity reduction or from the date of death certificate in case of death due to accident.
5. The dossier and procedures for the affected pupils and students to receive the assistance of the educational establishments and vocational establishments are in accordance with the provisions in Paragraphs 2, 3 and 4 of this Article like the dossier and procedures for the affected employee to receive the allowance from the employer.
6. In case the pupils and students are the employees who are sent to study by the employer, the educational establishments and vocational establishments must:
a) Implement the responsibility for the pupils and students as stipulated in Paragraph 1 of this Article;
b) Coordinate with the employer to notify, investigate and report the occupational accident in accordance with the provisions in the Law on occupational safety and sanitation and this Decree.
Article 34. Occupational safety and sanitation for employees working in the field of arts and sports
1. The occupational safety and sanitation assurance, development and compliance with policies and benefits of occupational accident or occupational disease for the employee working in the field of arts and sports must be in line with the occupational characteristics according to the following basic factors:
a) Age, seniority, process of trade learning and apprenticeship;
b) Time and location of practice, training, competition, performance;
c) Salary, remuneration, social insurance;
d) Other objective conditions such as weather and audiences.
2. Based on the provisions in Paragraph 1 of this Article, the Minister of Culture, Sports and Tourism providing for the occupational safety and sanitation for the employees working in the field of arts and sports after having the agreement from the Minister of Labor - Invalids and Social Affairs.
OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION FOR BUSINESS AND PRODUCTION ESTABLISHMENTS
Article 35. Responsibility of management boards of economic zones, industrial parks, export processing zones, high-tech zones for occupational safety and sanitation
The responsibility of management of economic zones, industrial parks, export processing zones, high-tech zones for occupational safety and sanitation as specified in Paragraph 2, Article 71 of the Law on occupational safety and sanitation is as follows:
1. Propagate, disseminate and urge the business and production establishments under their management to comply with the regulations of law on occupational safety and sanitation.
2. Inspect the implementation of occupational safety and sanitation towards the business and production establishments under their management, unless otherwise specified by the specialized law;
3. Coordinate with occupational safety and sanitation inspection Teams and occupational accident investigation Teams as required;
4. Summarize and report the occupational safety and sanitation and reality of occupational accident and occupational disease of the business and production establishments under their management to the Department of Labor - Invalids and Social Affairs as authorized in accordance with regulations of law;
Article 36. Organization of occupational safety and sanitation division
The organization of occupational safety and sanitation division specified in Paragraph 1, Article 72 of the Law on occupational safety and sanitation is provided for as follows:
1. For the business and production establishments operating the fields and business lines of mining, coke production, making of refined petroleum products, chemical production, production of metal and metal products, production of non-metallic mineral products, construction works performance, ship building and repairment, power production and transmission, the employer must organize the occupational safety and sanitation division to ensure the minimum requirements as follows:
a) The business and production establishments which employ fewer than 50 persons must have at least 01 person to carry out the activities of occupational safety and sanitation in the form of part-time;
b) The business and production establishments which employ between 50 and fewer than 300 persons must have at least 01 person to carry out the activities of occupational safety and sanitation in the form of full-time;
c) The business and production establishments which employ between 300 and less than 1000 persons must have at least 02 persons to carry out the activities of occupational safety and sanitation in the form of full-time;
d) The business and production establishments which employ over 1000 persons must form the occupational safety and sanitation department or must be arranged at least 03 persons to carry out the activities of occupational safety and sanitation in the form of full-time;
2. For the business and production establishments operating the fields and business lines different from the ones specified in Paragraph 1 of this Article, the employer must set up the occupational safety and sanitation division at the establishment to ensure the minimum requirements as follows:
a) The business and production establishments which employ fewer than 300 persons must have at least 01 person to carry out the activities of occupational safety and sanitation in the form of part-time;
b) The business and production establishments which employ between 300 and 1000 persons must have at least 01 person to carry out the activities of occupational safety and sanitation in the form of full-time;
c) The business and production establishments which employ over 1000 persons must form the occupational safety and sanitation department or must be arranged at least 02 persons to carry out the activities of occupational safety and sanitation in the form of full-time;
3. The persons performing the activities of occupational safety and sanitation in the form of full-time specified in Paragraph 1 and 2 of this Article must meet one of the following conditions:
a) Have university level of engineering specialties; have at least 01 year of experience working in the field of business and production of the establishment.
b) Have college level of engineering specialties; have at least 03 years of experience working in the field of business and production of the establishment.
c) Have intermediate level of engineering specialties or directly perform technical work; have at least 05 years of experience working in the field of business and production of the establishment.
4. The persons performing the activities of occupational safety and sanitation in the form of part-time specified in Paragraph 1 and 2 of this Article must meet one of the following conditions:
a) Have university level of engineering specialties;
b) Have college level of engineering specialties; have at least 01 year of experience working in the field of business and production of the establishment.
c) Have intermediate level of engineering specialties or directly perform technical work; have 03 years of experience working in the field of business and production of the establishment.
Article 37. Organization of medical division
The organization of medical division specified in Paragraph 1, Article 73 of the Law on occupational safety and sanitation is provided for as follows:
1. For the business and production establishments operating the fields and business lines of processing and preservation of aquatic products and products from aquatic products, mining, production of textile, leather, shoes, coke production, chemical production, making of products from rubber and plastic, waste recycling, environmental sanitation, metal production, ship building and repairment, production of constructional materials, the employer must organize the medical division at the establishment to ensure the minimum requirements as follows:
a) The business and production establishments which employ fewer than 300 persons must have at least 01 person to carry out the medical activities with intermediate educational level;
b) The business and production establishments which employ between 300 and 500 persons must have at least 01 doctor/physician and 01 person to carry out the medical activities with intermediate educational level;
c) The business and production establishments which employ between 500 and under 1000 persons must have at least 01 doctor and each shift must have 01 person to carry out the medical activities with intermediate educational level;
d) The business and production establishments which employ 1000 persons or more must establish the medical facility in the form and structure in accordance with regulations of law on health examination and treatment.
2. For the business and production establishments operating the fields and business lines different from the ones specified in Paragraph 1 of this Article, the employer must organize the medical division at the establishment to ensure the minimum requirements as follows:
a) The business and production establishments which employ fewer than 500 persons must have at least 01 person to carry out the medical activities with intermediate educational level;
b) The business and production establishments which employ between 500 and 1000 persons must have at least 01 physician and 01 person to carry out the medical activities with intermediate educational level;
c) The business and production establishments which employ over 1000 persons must have at least 01 doctor and 01 person to carry out other medical activities.
3. The persons performing the medical activities at the establishments specified in Paragraph 1 and 2 of this Article must meet all following conditions:
a) Have medical qualifications including: doctor, doctor of preventive medicine, bachelor of nursing, physician, intermediate-level nurse and midwife;
b) Have occupational health certificate.
4. The employer must notify the information of the grassroots health workers under the Form XXI issued with this Decree with the provincial Department of Health where the head office of the establishment is situated.
5. Where the establishment does not arrange the health workers or does not set up its medical division as stipulated in Paragraphs 1, 2 and 3 of this Article, the business and production establishment shall:
a) Sign contract with the qualified medical facility in accordance with the following regulations: providing a sufficient number of health workers prescribed in Paragraphs 1, 2 and 3 of this Article; promptly be present at the business and production establishment upon the occurrence of emergency within 30 minutes for the plain, towns, cities and 60 minutes for mountainous areas and remote areas;
b) Notify the information of the medical facility under the Form in the Appendix XXII issued with this Decree to the provincial Department of Health where the head office of the establishment is situated.
Article 38. Organization of grassroots occupational safety and sanitation Council
The organization of grassroots occupational safety and sanitation Council specified in Paragraph 1, Article 75 of the Law on occupational safety and sanitation is provided as follows:
1. The employer must set up the grassroots occupational safety and sanitation Council in the following cases:
a) The business and production establishments which belong to the areas and business lines specified in Paragraph 1, Article 36 of this Decree and employ 300 persons or more;
b) The business and production establishments which are operating in areas and business lines different from the business and production establishments specified under Point a of this Paragraph and employ 1000 persons or more;
c) State economic groups and corporations.
2. The business and production establishments which are different from those specified in Paragraph 1 of this Article should set up the occupational safety and sanitation Council in case of necessity and eligibility for operation.
STATE MANAGEMENT OVER OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Section 1. DEVELOPING THE NATIONAL STANDARDS, DEVELOPING AND ISSUING THE NATIONAL REGULATIONS ON OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Article 39. Responsibility for developing and issuing the national regulations on occupational safety and sanitation
Assigning the development and issuance of national regulations on occupational safety and sanitation of the Ministries as specified in Paragraph 3, Article 87 of the Law on occupational safety and sanitation as follows:
1. Ministry of Health
a) Occupational safety and sanitation for the occupational sanitary factors in working environment, except for radioactive and radiative factors specified under Point a, Paragraph 6 of this Article.
b) Occupational safety for medical equipment with strict requirements on occupational safety.
2. Ministry of Agriculture and Rural Development
a) Occupational safety and sanitation (except for machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety) for: agricultural products, forestry products, aquatic products, salt, livestock, poultry and livestock; agricultural, forestry and aquatic materials, fertilizer; products in farming, harvesting, processing, storage and transportation of agricultural products, forestry products, aquatic products, salt, additive and chemical used in agriculture, forestry and fisheries; plant and animal protection products, irrigation works and dykes.
b) Occupational safety for equipment, machine and materials with strict requirements on occupational safety in the group of machine, equipment and materials of agriculture, forestry, salt production and fisheries.
3. Ministry of Transport
a) Occupational safety and sanitation (except for machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety) for means of transportation, means and equipment of loading and unloading, specialized performance in transportation (except for means used for national defense, security and fishing boat); technical equipment of transportation; means and equipment for exploration and exploitation at sea;
b) Occupational safety for machine and equipment with strict requirements on occupational safety in the group of machine and equipment: means of transportation must be registered in accordance with regulations of law in the field of transportation; means and equipment of loading and unloading and specialized performance in transportation; means and equipment for exploration and exploitation at sea;
4. Ministry of Industry and Trade
a) Occupational safety and sanitation (except for machine and equipment with strict requirements on occupational safety) for mechanical industry, metallurgy; production, transmission and distribution of electricity, new energy and renewable energy; coal mining; mining, processing, transportation, distribution and storage of oil and gas and petroleum products, except for means and equipment for exploration and exploitation at sea;
b) Occupational safety for machine and equipment with strict requirements on occupational safety in the group of machine and equipment: industrial explosive materials, pressure equipment, industrial lifting equipment; equipment used for mining, oil and gas extraction, excluding equipment and means for exploration and exploitation at sea.
c) Occupational safety and sanitation for chemicals (including pharmaceutical chemistry), except for cases specified under Point a, Paragraph 1 and Point c, Paragraph 10 of this Article.
5. Ministry of Construction
a) Occupational safety and sanitation in developing technical measures and organization of works construction.
b) Occupational safety for machine and equipment with strict requirements on occupational safety used in construction.
6. Ministry of Science and Technology
a) Occupational safety and sanitation for nuclear reactors, nuclear materials, nuclear source materials, radioactive substances and radiative equipment.
b) Assessment of draft of national technical regulations on occupational safety and sanitation as stipulated in the Law on technical regulations and standards.
7. Ministry of Information and Communications
a) Occupational safety and sanitation (except for machine and equipment with strict requirements on occupational safety) for telecommunication works; telecommunication networks, electronics and information technology.
b) Occupational safety and sanitation for machine and equipment with strict in the requirements on occupational safety in the group of telecommunication machine and equipment; radio transmitters and transceivers.
c) Occupational safety and sanitation for radio frequency in working environment, unless otherwise specified under Point a, Paragraph 1 of this Article.
8. Ministry of Defense
a) Occupational safety and sanitation for military means and equipment, weapons and ammunition, products for national defense and national defense works not subject to state secrets.
b) Occupational safety for machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety specially used for the purpose of national defense and military characteristics.
9. Ministry of Public Security
a) Occupational safety and sanitation for technical equipment, weapons and ammunition, military equipment, explosive materials and other products used for people police forces not subject to state secrets unless otherwise specified under Point a, Paragraph 8 of this Article.
b) Occupational safety for machine and equipment used for fire prevention and fighting with strict requirements on occupational safety.
10. Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs
a) Occupational safety and sanitation for personal protection equipment for the employees; technical equipment in vocational establishment; products, goods, services, process and environment not specified under Point a of Paragraph 1, Point a of Paragraph 2, Point a of Paragraph 3, Point a of Paragraph 4, Point a of Paragraph 5, Point a of Paragraph 6, Point a of Paragraph 7, Point a of Paragraph 8, Point a of Paragraph 9 of this Article, except for products, goods, services, process and environment not assigned by the Prime Minister under the provisions of Point Article of this Paragraph;
b) Occupational safety for machine, equipment and materials with strict requirement on occupational safety, except for machine and equipment specified under Point b of Paragraph 1, Point b of Paragraph 2, Point b of Paragraph 3, Point b of Paragraph 4, Point b of Paragraph 5, Point b of Paragraph 6, Point b of Paragraph 7, Point b of Paragraph 9 of this Article excluding machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety not assigned by the Prime Minister according to the provisions under Point d of this Paragraph;
c) Occupational safety and sanitation for the employees involved in chemical activities and management of chemical use in vocational establishments;
d) Coordinates with the ministries and ministerial agencies to request the Prime Minister to assign the tasks of development and issuance of national technical regulations on occupational safety and sanitation for new products, goods, services, process and environment or related to the range of management of ministries and ministerial agencies arising during operation and management.
11. During the development of draft of national technical regulations on occupational safety and sanitation, the ministries and ministerial agencies must gather the opinions publicly and widely from relevant organizations and individuals and opinions from the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health before sending it the Ministry of Science and Technology for assessment;
12. The development of national technical regulations on occupational safety and sanitation must ensure the consistency and uniformity in the entire system.
13. The information providing bodies and inquiry points concerning the technical barriers in trade of the Ministries are responsible for giving information on legal normative documents related to the quality measurement standards in the field of occupational safety and sanitation to the Ministry of Science and Technology to ensure the implementation of transparency in WTO and other free trade Agreements in which Vietnam is a member.
Article 40. Development of national standards on occupational safety and sanitation
1. The ministries and heads of ministerial agencies are responsible for developing the draft of national standards on occupational safety and sanitation within the sectors and areas assigned for management.
2. The organizations and individuals have the right to make suggestions or give comments about the plan for development of national standards on occupational safety and sanitation; give comments about the draft of standards of national standards on occupational safety and sanitation; develop or participate in development of draft of standards of national standards on occupational safety and sanitation to request the Ministry of Science and Technology to conduct the assessment and announcement.
Section 2. NATIONAL COUNCIL FOR OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION, PROVINCIAL COUNCIL FOR OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Article 41. National council for occupational safety and sanitation
The establishment, functions, duties, organizations and operation of the national Council for occupational safety and sanitation are provided for in Article 88 of the Law on occupational safety and sanitation as follows:
1. The Prime Minister shall decide on the establishment of national Council for occupational safety and sanitation based on the recommendations of the Minister of Labor - Invalids and Social Affairs.
2. The national Council for occupational safety and sanitation is the organization which shall give advice to the Government about new development, amendment or addition of policies and laws on occupational safety and sanitation.
3. The national Council for occupational safety and sanitation comprises of the following members:
a) Council Chairman is the Minister of Labor - Invalids and Social Affairs;
b) Council Vice Chairmen: Deputy Minister of Labor - Invalids and Social Affairs; Deputy Minister of Health and Vice Chairman of Vietnam General Confederation of Labor;
c) Council Members: Leadership representatives of the Ministries of Science and Technology, Public Security, Defense, Interior, Industry and Trade, Construction, Transport, Agriculture and Rural Development, Vietnam Cooperative Alliance, Vietnam Farmer’s Association, Chamber of Commerce and Industry of Vietnam and a number of agencies, organizations, experts and scientists under the decision of the Prime Minister.
4. The national Council for occupational safety and sanitation operates in accordance with the following provisions:
a) Annually, the Council shall organize dialogues to share information and strengthen the understanding between employers and employees, trade union, representative organization of employers and state agencies in new development, amendment and addition of policies and laws on occupational safety and sanitation operates in accordance with the following provisions:
b) The Council Chairman shall provide for the working regulation of the Council and its standing unit and secretary division.
c) The Council Chairman can invite experts, scientists or researchers for consultation or participation in the Council’s meetings;
d) The funding for operation of the national Council for occupational safety and sanitation (excluding salary and other allowances of the Council’s members) shall be supported by the central budget, aggregated and allocated in the annual budget estimate of the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs.
Article 42. Provincial Council for occupational safety and sanitation
The establishment, functions, duties, organization and operation of the provincial Council for occupational safety and sanitation are provided for in Article 88 of the Law on occupational safety and sanitation as follows:
1. The Chairman of provincial People’s Committee shall decide on the establishment of provincial Council for occupational safety and sanitation based on the recommendations of Director of Department of Labor - Invalids and Social Affairs.
2. The provincial Council for occupational safety and sanitation is the organization which shall give advice to the provincial People’s Committee about implementation of policies and laws on occupational safety and sanitation with the following main contents:
a) Measures to direct and run the implementation of guidelines and policies of the Party and laws of State on occupational safety and sanitation at localities;
b) Development of occupational safety and sanitation Program within localities and insertion in the social-economic development plan;
c) Polices on supporting the employees who do not work under labor contract at localities.
3. The provincial Council for occupational safety and sanitation comprises of the following members:
a) Council Chairman is the Vice Chairman of provincial People’s Committee or Director of Department of Labor - Invalids and Social Affairs;
b) Council Vice Chairmen are the Director or Deputy Director of Department of Labor - Invalids and Social Affairs, leadership representative of Department of Health and leadership representative of provincial Federation of Labor;
c) Council Members are the leadership representatives of Departments: Industry and Trade, Construction, Agriculture and Rural Development, Transport, Science and Technology; leadership of provincial Social Insurance body, Vietnam Cooperative Alliance, Provincial Farmer’s Association and representatives of businesses, agencies, organizations, experts and other scientists by decision of the Chairman of provincial People’s Committee.
4. Operation of the Council includes the following basic contents:
a) Annually, the Council shall organize dialogues to share information and strengthen the understanding between employers and employees, trade union, representative organization of employers and state agencies in implementation of policies and laws on occupational safety and sanitation at localities;
b) The Chairman of provincial Council for occupational safety and sanitation provides for the working regulation of the Council, the assisting body and secretary division of the Council.
c) The Chairman of Council can invite experts, scientists or researchers for consultation or participation in the Council’s meetings;
d) The funding for operation of the provincial Council for occupational safety and sanitation (excluding salary and other allowances of the Council’s members) shall be supported by the local budget as decentralized by the law of state budget.
Section 3. COORDINATED INSPECTION AND EXAMINATION OF OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Article 43. Coordinated inspection and examination of occupational safety and sanitation
1. The Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs shall coordinate with the ministries and ministerial agencies and governmental agencies to carry out the inspection and examination of occupational safety and sanitation and handle under authority the acts of violation of law on occupational safety and sanitation.
2. The state management agency over the areas of radioactivity, exploration and extraction of oil and gas, means of transportation of railway, waterway, roadway, airway and units of armed forces shall announce the plan for inspection and examination of occupational safety and sanitation in these fields to the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs and the Department of Labor - Invalids and Social Affairs of localities where the inspection is held for coordinated implementation.
3. The Inspectorate of occupational safety and sanitation of the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs shall carry out the irregular inspection of occupational safety and sanitation in the areas specified in Paragraph 2 of this Article in the following cases:
a) Under the direction of the Prime Minister;
b) Upon detection of risks of occupational unsafety and insanitation causing serious accident or effect on the employee’s health;
c) At the request of the line ministries.
4. The ministries and ministerial agencies carrying out the inspection of occupational safety and sanitation within their duties and powers of state management shall invite the representative of the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs to participate and send the result of inspection and recommendations to the Inspectorate of occupational safety and sanitation of the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs.
5. The Inspectorate of occupational safety and sanitation of the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs shall handle and settle the result of inspection and recommendations of occupational safety and sanitation of the ministries and ministerial agencies under its authority and announce the result to the agency sending the recommendations.
6. The provincial People’s Committee shall provide for the coordination between the Departments and Sectors of localities in inspection or examination of occupational safety and sanitation at localities.
Section 4. DEVELOPMENT OF NATIONAL PROGRAM AND NATIONAL DOSSIER OF OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Article 44. Development of national Program of occupational safety and sanitation
1. The Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs shall coordinate with the ministries and ministerial agencies of the Government, provincial People’s Committee and the relevant agencies to develop the national Program of occupational safety and sanitation by each phase of 05 years and submit it to the Prime Minister for approval.
2. The development of national Program of occupational safety and sanitation must have the consultation from the Vietnam General Confederation of Labor.
Article 45. Coordinated development of national Dossier, provision of information and propagation of occupational safety and sanitation
1. The Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs shall coordinate with the ministries, ministerial agencies, provincial People’s Committees, political organizations, social – political organizations, occupational – social organizations and relevant agencies to annually develop, update and announce the national Dossier of occupational safety and sanitation for every 05 years/01 time. The national Dossier of occupational safety and sanitation is annually updated and at least comprises of the following information:
a) Guidelines and policies of the Party and State in occupational safety and sanitation;
b) System of legal normative documents on occupational safety and sanitation;
c) Organization of apparatus performing the state management over the occupational safety and sanitation; system of bodies which study and provide the training about the occupational safety and sanitation;
d) Coordinated mechanism of state management bodies, trade union organization, employer’s representative organization and relevant organizations;
dd) Programs and events of occupational safety and sanitation at national and provincial level;
e) Activities of inspection, examination, propagation and dissemination of law on occupational safety and sanitation.
g) Services in the field of occupational safety and sanitation;
h) Data of occupational accident and occupational disease and technical incident causing the occupational unsafety and insanitation;
2. The Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs shall coordinate with the ministries and ministerial agencies, governmental agencies and provincial People’s Committee to organize the activities of information and propagation on occupational safety and sanitation.
Section 5. TECHNICAL AND SCIENTIFIC STUDY AND APPLICATION IN OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Article 46. Technical and scientific study and application in occupational safety and sanitation
1. The Ministry of Science and Technology uniformly manages the technical and scientific study and application in occupational safety and sanitation.
2. The Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs shall coordinate with the Ministry of Science and Technology and the relevant agencies to study and recommend the building of laboratory and testing of national standards in service of occupational safety and sanitation.
1. This Decree takes effect from 01/07/2016.
2. The provisions in Articles 9, 10, 11, 12, 13 and 14 of Decree No. 45/2013/ND-CP dated 10/5/2013 of the Government detailing some Articles of the Labor Code on working time, break time and occupational safety and sanitation, Point a, b and c, Paragraph, Article 34 of Decree No. 59/2015/ND-CP dated 18/6/2015 of the Government on management of construction investment project shall be invalidated from the effective date of this Decree.
Article 48. Responsibility for implementation
1. The Minister of Labor - Invalids and Social Affairs provides the instructions on implementation of this Decree.
2. The Ministers and Heads of ministerial agencies provide the instructions on implementation of Article and Paragraphs assigned in this Decree and measures to implement the state management over the occupational safety and sanitation within their duties and powers.
3. The Ministers and Heads of ministerial agencies, Heads of governmental agencies, Chairmen of People’s Committees of provinces and centrally-run cities are liable to execute this Decree./.
|
FOR THE GOVERNMENT |
APPENDIX I
SAMPLE DOCUMENT ON ENVIRONMENTAL AND OCCUPATIONAL HEALTH FOR HARMFUL FACTORS AND OCCUPATIONAL DISEASE PREVENTION AND CONTROL
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
Section I. Sample document on environmental and occupational health for harmful factors and occupational disease prevention and control
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
DOCUMENT ON ENVIRONMENTAL AND OCCUPATIONAL HEATLH
Workplace name: ____________________________________________________
Production industry: ____________________________________________________
Host institution: ____________________________________________________
Address: ____________________________________________________
Phone number: ______________________________ Fax number: ___________________
E-mail address: ______________________________ Website: ______________________
Date of formulation of the document on environmental and occupational health: _________
Year:________
Part I
GENERAL OVERVIEW
1. Workplace name: ____________________________________________________
- Institution in charge: __________________________________________________
- Address: ____________________________________________________
- Products in the manufacturing, trading (main products) and service industry: _________
_____________________________________________________________________
- Year of incorporation:___________________________________________________
- Total number of employees:______________________________________________
- Number of direct employees: _____________________________________________
- Number of employees in contact with harmful or hazardous factors: _________________
- Number of workers engaged in extremely arduous, harmful or hazardous occupations or work, and in arduous, harmful or hazardous occupations or work: _____________________________
2. Scale (Production output):
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
3. Brief description of technology or service process:
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
- Quantity of raw materials, fuels or energy consumed within 01 year:
+ Raw materials:_________________________________________________________
+ Fuels: _______________________________________________________________
+ Energy:_______________________________________________________________
- Volume and types of industrial/production/healthcare/other (liquid, solid, gaseous, dusty, microbiological) wastes within 24 hours:
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
- Facilities and equipment used for treating industrial/production/healthcare/other wastes:
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
4. Harmful factors existing in work environment and remedial actions
- Harmful factors that may be produced during workplace operations (sources of pollution and affected areas)1
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
- Currently available measures to treat harmful factors existing in work environment:
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
5. Ambient environment sanitation:
- Shortest distance from sources of waste discharge to residential areas: ___________
- Shortest distance from sources of waste discharge to the centralized drinking water source (water supply stations, borewells, dug wells, lakes or ponds): ___________________
- Drinking water supply system at workplace (taps, borewells, dug wells, ponds, lakes or rivers, etc.): _____
- Wastewater treatment system at workplace:
+ Wastewater is treated in accordance with applicable laws: ___________________
+ Wastewater is not treated in accordance with applicable laws: ___________________
- Percent of land area under cultivation of plants within the precincts of the workplace: ____
6. Welfare facilities for employees:
+ Sanitation facilities (Average number of employees/1 pit/1 shift): ___________________
+ Bathroom (Average number of employees/1 tap/1 shift):___________________________
+ Mid-shift rest house: No [ ] Yes [ ] Number of spaces: ________________
+ Eating facility: No [ ] Yes [ ] Number of seats: ___________________
+ Other welfare facilities: _______________________________________________
7. Healthcare service providers:
- Healthcare division: Yes [ ] No [ ] Contract: ___________________
- + Medical bed: Yes [ ] No [ ] Number of beds: ……….
- Total number of health officers: ...., including: Doctor:.......... Pharmacist: .......
Nurse: …. Other: …..
- Office of a healthcare organization at workplace (Describe and give address if it is a party to a healthcare service agreement):
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
- Amount of drugs, equipment and instruments used for on-site first aid and medical emergency services:
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
- On-site medical emergency plans:
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
Part II
OCCUPATIONAL SANITATION FOR PRODUCTION WORKSHOPS OR WORK SITES
(Each production workshop, work site or department filling in 1 page)
1. Name of production workshop, work site or department: _________________________
2. Scale and duties: ___________________________________________________
_______________________________________________________________________
3. Alteration, improvement or expansion: _______________________________________
_______________________________________________________________________
4. Work environment and number of employees in contact with harmful or hazardous factors at workplace:
Harmful factors to be monitored (Employer must fill in this field according to the appendix ...)2 |
Number of employees exposed to harmful factors |
Including number of female employees |
Remark |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Part III
INVENTORY LIST OF EQUIPMENT FOR OCCUPATIONAL HEALTH ASSURANCE
(Each production workshop, work site or department filling in 1 page as equivalent to part II)
Year |
Method |
Environmental and occupational health equipment and type (specify quantity) |
Operating condition (in use or out of order) |
|
Ventilation |
|
|
|
|
||
|
|
||
Lighting |
|
|
|
|
|
||
|
|
||
Noise or vibration resistance |
|
|
|
|
|
||
|
|
||
Dust resistance |
|
|
|
|
|
||
|
|
||
Poisonous gas resistance |
|
|
|
|
|
||
|
|
||
Resistance to microbiological agents |
|
|
|
|
|
||
|
|
||
|
|
||
|
Others |
|
|
|
|
||
|
|
||
|
|
Part IV
GENERAL LIST OF HARMFUL FACTORS AT WORKPLACE TO BE MONITORED
No. |
Harmful factors to be monitored |
Number of positions to be monitored |
Sample quantity |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
DOCUMENT ON ENVIRONMENTAL AND OCCUPATIONAL HEATLH
Part I. General overview
1. Workplace name.
2. Scale.
3. Brief description of technology or service process.
4. Harmful factors existing in work environment and remedial actions.
5. Ambient environment sanitation.
6. Welfare facilities for employees.
7. Healthcare service providers:
Part II: Occupational sanitation for production workshops or work sites
Part III: Inventory list of equipment for occupational health assurance
Part IV: General list of harmful factors at workplace to be monitored
Remark:
- Employees must provide sufficient and accurate information about harmful factors at workplace in the occupational health document.
- Occupational health document is considered as the basis for employer’s formulation of the plan for work environment monitoring, work condition improvement and prevention of occupational accidents or diseases.
- Work environment monitoring results shall be updated and additionally included in the occupational health document.
Section II. List of harmful factors existing in work environment
HARMFUL FACTORS EXISTING IN WORK ENVIRONMENT
1. Harmful microclimate agents:
- Temperature:
- Humidity:
- Wind flow velocity:
- Thermal radiation:
2. Physical agents:
- Light:
- Noise classified by the frequency bandwidths:
- Noise classified by the frequency bandwidths:
- Vertical or horizontal vibration velocity:
- Radioactive agents:
- Electromagnetic fields at the industrial frequency:
- High-frequency electromagnetic fields:
- Ultraviolet radiation:
- Other physical agents (give details):
3. Dust of different types:
- Total dust:
- Respirable dust:
- Normal dust:
- Silica dust: analyzing concentration of free silica:
- Asbestos dust:
- Metal dust (lead, manganese, cadmium, etc. which should be clarified):
- Coal dust:
- Talc dust:
- Cotton dust:
- Dust of other kinds (give details):
4. Poisonous gases (Describe in detail agents to which limits on exposure conform to occupational health regulations), including:
- Mercury:
- Arsenic:
- Carbon monoxide:
- Benzene and compounds (Toluene, Xylene):
- Trinitrotoluene (TNT):
- Nicotine:
- Pesticide chemicals:
- Chemical of other kinds (give details):
5. Psychological, physiological and ergonomic agents
- Neuropsychological burden assessment:
- Ergonomic assessment:
6. Assessment of occupational contact factors
- Microbiological agents:
- Allergy or sensitivity-inducing agents:
- Solvents:
APPENDIX II
LIST OF INJURIES FOR CLASSIFICATION OF SERIOUS OCCUPATIONAL ACCIDENTS
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
CODE |
INJURY NAME |
01 |
Head, face, neck |
011. |
Open or closed head injuries; |
012. |
Cerebral contusion; |
013. |
Intracranial haematoma; |
014. |
Skull fracture; |
015. |
Scalp laceration; |
016. |
Iris trauma; |
017. |
Turbinate bone fracture and bruise; |
018. |
Facial and mandibular fracture; |
019. |
Injury to facial soft tissue on a vast area; |
0110. |
Penetrating injury to the neck, harmful effects on larynx and esophagus. |
02 |
Chest and abdomen |
021. |
Rib injury causing damage to internal organs; |
022. |
Mediastinal compression syndrome; |
023. |
Rib contusion or highly compressed rib; |
024. |
Rib fracture; |
025. |
Injury to abdominal soft tissue on a vast area; |
026. |
Abdominal injury and contusion causing damage to internal organs; |
027. |
Intra-abdominal organ perforation or trauma; |
028. |
Collision or contusion injury to spine causing effects on spinal mobility; |
029. |
Vertebral fracture or displacement; |
0210. |
Hip fracture; |
0211. |
Hip injury causing effects on mobility of lower body and pelvic limbs; |
0212. |
Genital injury. |
03 |
Pectoral limbs |
031. |
Bone, nerve and blood vessel injury causing effects on mobility of pectoral limbs; |
032. |
Injury to soft tissue of pectoral limbs on a vast area; |
033. |
Injury to shoulders, arms, palms or wrists causing effects on tendons; |
034. |
Contusion, fracture or rupture injury to clavicular, scapular, humerus, forearm, wrist, palm and finger bones; |
035. |
Joint dislocation or deformation. |
04 |
Pelvic limbs |
041. |
Injury to pelvic limbs causing damage to blood vessels, nerves or bones which affects mobility of pelvic limbs; |
042. |
Injury to pelvic limbs on a vast area; |
043. |
Fracture and contusion injury to hip, hip joint, femur, knee, shin, ankle, foot and toe. |
05 |
Burn injury |
051. |
Third-degree burn; |
052. |
Second or third-degree thermal burn covering a vast area of body; |
053. |
Serious second or third-degree chemical burn; |
054. |
Severe electrical burn; |
055. |
Third-degree cold burn; |
056. |
Second or third-degree cold burn covering a vast area of body. |
06 |
Severe poisoning by the following agents |
061. |
Carbon monoxide poisoning with symptoms such as collapse, unconsciousness, nutritional disorder of skin, lung tissue swelling, confusion, weakness, tiredness, memory deficit and significant changes in the circulatory system organs; |
062. |
Nitrogen oxide poisoning presented in the form of pulmonary edema with or without bronchitis complications; |
063. |
Hydrogen sulfide poisoning causing strong irritant reaction, epilepsy state and likely to cause swelling of lungs and unconsciousness; |
064. |
High-concentration carbon dioxide poisoning causing symptoms such as stopped or slowed breathing, bleeding in the nose, mouth and intestine, asthenia or collapse; |
065. |
Chronic poisoning caused by exposure to pesticide chemicals; |
066. |
Poisoning caused by exposure to other chemicals in the classification of chemicals subject to declaration and registration. |
APPENDIX II
SAMPLE REPORT ON OCCUPATIONAL ACCIDENTS
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
HIGHER-LEVEL REGULATORY AUTHORITY (IF ANY) |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Address: ………………………..... Tel/fax:…………………………. Email:……………………………. |
……, date…….. |
REPORT ON OCCUPATIONAL ACCIDENTS
Dear |
- Inspectorate of the Department of Labour, War Invalids and Social Affairs …1… - Police department of the district …2… |
1. Information about an occupational accident:
- Occurrence time and date:………………;
- Occurrence place:……………………………………………………………………………….
- Summary of events that have occurred/ consequences:……………………………………
………………………………………………………………………………………………………
2. Information about victims:
No. |
Full name |
Birth year |
Gender |
Occupation3 |
Post-accident condition (dead/slightly or severely injured) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
…. |
|
|
|
|
|
PREPARED BY |
_______________
1 Give name of the administrative subdivision at the provincial level.
2 Give name of the administrative subdivision at the district level.
3 Give name and code of the occupation according to the classification of occupations adopted by the Prime Minister under regulations laid down in the Statistics Law.
APPENDIX IV
SAMPLE FAST REPORT ON OCCUPATIONAL ACCIDENTS FOR NON-CONTRACT EMPLOYEES
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
PEOPLE’S COMMITTEE OF COMMUNE/WARD… |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
|
………, date …. |
Dear |
- Inspectorate of the Department of Labour, War Invalids and Social Affairs … - Police department of the district … |
1. Information about commune/ward:
- Commune/ward where an occupational accident takes place:……………………………………………………………………………….
- Address: …………………………………………………………………………………
- Tel/fax:………………………….; Fax:…………………..;
2. Information about an occupational accident
- Occurrence time and date:………………;
- Occurrence place:……………………………………………………………………………….
3. Brief information about victims:
- Full name:…………………………..Male/female:………………………………………….
- Date of birth:………………………………………………………………….
4. Brief information about the occupational accident:
5. Victim’s injury assessment:
|
PP. PEOPLE’S COMMITTEE |
APPENDIX V
SAMPLE DECISION ON ESTABLISHMENT OF THE GRASSROOTS-LEVEL COMMISSION FOR INVESTIGATION INTO OCCUPATIONAL ACCIDENT
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
ESTABLISHMENT’S NAME |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: .... /QD-DTTNLD |
…………., date ……. |
DECISION
Regarding establishment of the commission for investigation into occupational accident
TITLE OF EMPLOYER
Pursuant to the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016 specifying implementation of certain articles of the Law on Labor Safety and Health;
Upon the request of…….,
HEREBY DECIDES:
Article 1. Establish the commission for investigation into occupational accident of1…………………………….
The commission is composed of the following persons:
1. Full name…………………………, Title……………………………, holding the post as the Head;
2. Full name…………………………, Title……………………………, holding the post as the Member;
3. ..................................................................................................................................
Article 2. The commission for investigation into occupational accident shall be responsible for carrying out investigation in the occupational accident that took place at (place)............on (give specific time and date)................
Article 3. The persons defined in Article 1 and those involved in an occupational accident shall be responsible for implementing this Decision./.
|
EMPLOYER |
__________________
1 Specify the establishment’s name.
APPENDIX VI
SAMPLE DECISION ON ESTABLISHMENT OF THE PROVINCIAL-LEVEL COMMISSION FOR INVESTIGATION INTO OCCUPATIONAL ACCIDENT
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
PEOPLE'S COMMITTEE OF PROVINCE (CITY)........... DEPARTMENT OF LABOUR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: ……. /QD-LDTBXH |
………., date…… |
DECISION
Regarding establishment of the commission for investigation into occupational accident
DIRECTOR OF THE DEPARTMENT OF LABOUR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
Pursuant to the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016 specifying implementation of certain articles of the Law on Labor Safety and Health;
Upon the request of the Chief Inspector of the Department of Labour, War Invalids and Social Affairs,
HEREBY DECIDES:
Article 1. Establish the commission for investigation into occupational accident of province (city)…………1………….
The commission is composed of the following persons:
1. Full name…………………………, Title……………………………, holding the post as the Head;
2. Full name…………………………, Title……………………………, Host institution……………, holding the post as the Member;
3. ……………………………………………………………………………………………….
Article 2. The commission for investigation into occupational accident shall be responsible for carrying out investigation in the occupational accident that took place at (place)............on (give specific time and date)................
Article 3. The Chief Inspector, the persons defined in Article 1, Director (owner of an establishment) and those involved in an occupational accident shall be responsible for implementing this Decision./.
|
DIRECTOR |
___________________
1 Give name of the administrative subdivision at the provincial level.
APPENDIX VII
SAMPLE DECISION ON ESTABLISHMENT OF THE CENTRAL-LEVEL COMMISSION FOR INVESTIGATION INTO OCCUPATIONAL ACCIDENT
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
MINISTRY…………….. |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: …../QD-……….. |
…………, date ….. |
DECISION
Regarding establishment of the commission for investigation into occupational accident
MINISTER/HEAD OF MINISTRY-LEVEL AGENCY ………….
Pursuant to the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016 specifying implementation of certain articles of the Law on Labor Safety and Health;
Upon the request of…….,
HEREBY DECIDES:
Article 1. Establish the central-level commission for investigation into occupational accident which is composed of the following persons:
1. Full name…………………………, Title……………………………, holding the post as the Head;
2. Full name…………………………, Title……………………………, Host institution……………, holding the post as the Member;
3. .......................................................................................................................................
Article 2. The commission for investigation into occupational accident shall be responsible for carrying out investigation in the occupational accident that took place at (place)............on (give specific time and date)................
Article 3. The persons defined in Article 1, Director (owner of an establishment) and ……… involved in an occupational accident shall be responsible for implementing this Decision./.
|
MINISTER/HEAD |
APPENDIX VIII
SAMPLE WRITTEN ACCOUNT
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
COMMISSION FOR INVESTIGATION IN OCCUPATIONAL ACCIDENT ………1…….. |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: ………./ |
|
SAMPLE WRITTEN ACCOUNT
At (time)......on (date)……….
At ……………………………………………………………………………………………………
I (full name)…………………………, title……………………………
And Mr./Mrs.…………………………, title……………………………
Are writing the account given by:
Mr./Mrs.:…………………………………………………………………………………………….;
Also known as:………………………………………………………………………………………
Date of birth:………………..; Place of birth:…………………………………………
Registered permanent residence:…………………………………………………………………
Current residence:…………………………………………………………………………………..
Occupation:…………………………………………………………………………………………..
Workplace:……………………………………………………………………………………………
ID card (or Passport, Citizen Identification Card) number:………….., issue date:…………………, issue place:……………………..
Relationship with accident victims:…………………………………………………………………
Status of account giver: Accident victim/ Witness/ Person involved.
Mr./ Mrs. …………………………….has been informed of legal rights and obligations and signed his/her name hereunder:
QUESTION AND ANSWER
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Writing this account is completed at (time)........on (date)............
This account is orally read again to the account giver who then is required to give his/her attestation and signature hereunder.
ACCOUNT GIVER |
REPRESENTATIVE OF ACCOUNT WRITERS |
_____________
1 Specify the central level or name of the administrative subdivision at the provincial or grassroots level.
APPENDIX IX
SAMPLE REPORT ON INVESTIGATION INTO OCCUPATIONAL ACCIDENT OF THE GRASSROOTS-LEVEL COMMISSION FOR INVESTIGATION INTO OCCUPATIONAL ACCIDENT
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
(Establishment’s name)… No.: ………./ |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
|
……, date …… |
REPORT ON INVESTIGATION INTO OCCUPATIONAL ACCIDENT (Slight or serious degree)…………
1. Occupational accident-causing establishment:
- Establishment's name:…………………………………………………………………………
- Address: …………………………………………………………………………………
Located within the city/province:………………………………………………………………..
- Phone number, Fax and Email: ………………………………………………………………
- Scope of operation:…………….2………………………………………………………………
- Total number of employees (manufacturing scale): …………………………………………
- Type of establishment:……………3……………………………………………………………
- Name and address of direct higher-level authority (if any):…………………………………
2. Composition of the commission for investigation (Full name, host institution and title of each member):
………………………………………………………………………………………………………..
3. Participants in investigation (Full name, host institution and title of each participant):
……………………………………………………………………………………………………….
4. Background information about accident victims:
- Full name:…………………………; Gender:…………………………… Male/Female;
- Date of birth:………………………………………………………………….
- Birth place: ………………………………………………………………………………………
- Registered permanent residence:………………………………………………………………
- Family background (natural father, mother, spouse, son or daughter): ……………………
- Workplace (name of work group/workshop or name and address of establishment):........
- Occupation:……………4………………………………………………………………………….
- Work duration:……………….(year)
- Occupational experience: …………………..(year); Attainment of engineering grade (if any):................................
- Employment type:
Having an employment contract:…………..5……………/ Having none of employment contract.
- Have been trained for labor safety and health: …………………yes/no.
5. Information about an occupational accident:
- Occurrence time and date:………………;
- Occurrence place:……………………………………………………………………………….
- Work commencement time:………………………………………………………………………
- Number of hours of work determined as of occurrence time:………(hours)……(minutes).
6. Accident description:………………………………………………………………………….
7. Causes of accident: (clearly define the occupational accident occurring due to the following causes: employer’s faults; employee’s faults; faults of both employer and employee; causes other than faults of either employer or employee).
8. Conclusion of accident: (clearly define whether that accident occurs in one of the following cases: occupational accident; accidents of which victims are entitled to benefits referred to in Clause 2 Article 39 of the Law on Labor Safety and Health; non-occupational accident).
9. Determination of persons at fault and recommendation of disciplinary actions: .....
10. Suggested actions to preventing similar occupational accidents or those that may recur:
- Workload:……………………………………………………………………………….
- Persons responsible for implementing these actions:……………………………………………………………………
- Completion time:………………………………………………………………………
11. Injury condition:
- Injured body part:…………………………………………………………………………………
- Injury degree:………………………………………………………………………………………
12. Medical treatment service provider and primary approach: …………………………
13. Loss or expenses incurred due to occupational accident:
- Costs covered by employer (if any):
Total amount: VND…………….., including:
+ Medical cost: VND…………….;
+ Salary paid during medical treatment period: VND...................;
+ Compensation or subsidy amount: VND ……………………;
- Value of loss of or damage to assets/equipment: VND………………
OTHER MEMBERS OF THE INVESTIGATION COMMISSION |
HEAD OF THE INVESTIGATION COMMISSION |
PARTICIPANTS IN INVESTIGATION |
|
_______________
1 Refer to the classification of injury-causing factors.
2 Give name and code in the classification of economic activities adopted by the Prime Minister under regulations laid down in the Statistics Law.
3 Specify name and code in the classification and code of economic establishments or public service or administrative units in accordance with applicable laws in the statistical report.
4 Give name and code of the occupation according to the classification of occupations adopted by the Prime Minister under regulations laid down in the Statistics Law.
5 Clearly specify indefinite term, definite term ranging from 12 months to 36 months, seasonal or specified employment with under-12-month term.
APPENDIX X
SAMPLE INVESTIGATION INTO OCCUPATIONAL ACCIDENT OF THE PROVINCIAL/CENTRAL-LEVEL COMMISSION FOR INVESTIGATION INTO OCCUPATIONAL ACCIDENT
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
Form No.10a - Report on investigation into occupational accidents for contract employees
COMMISSION FOR INVESTIGATION IN OCCUPATIONAL ACCIDENT ………1…….. No.: ………../ |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
|
………., date…… |
REPORT ON INVESTIGATION INTO OCCUPATIONAL ACCIDENT
…..2….. (provincial/central-level commission for investigation into occupational accident)……….
1. Accident-causing establishment:
- Establishment's name:…………………………………………………………………………………………………
- Address: …………………………………………………………………………………
Located within the city/province:……………………………………………………………………
- Phone number, Fax and Email: ………………………………………………………………….
- Scope of operation:………………3…………………………………………………………….
- Total number of employees (manufacturing scale): ……………………………………………
- Type of establishment:……………4………………………………………………………………
- Name and address of direct higher-level authority (if any):……………………………………
2. Composition of the commission for investigation (Full name, title and host institution of each member):
………………………………………………………………………………………………………..
3. Participants in investigation (Full name, host institution and title of each participant):
………………………………………………………………………………………………………
4. Background information about accident victims:
- Full name:…………………………; Gender:…………………………… Male/Female;
- Date of birth:………………………………………………………………….
- Birth place: ………………………………………………………………………………………
- Registered permanent residence:………………………………………………………………
- Family background (natural father, mother, spouse, son or daughter): ……………………
- Workplace (name of work group/workshop or name and address of establishment):.......
- Occupation:……………5…………………………………………………………………………
- Work duration:……………….(year)
- Occupational experience: …………………..(year); Attainment of engineering grade (if any):.....................................
- Employment type:
Having an employment contract:……………………….6………………………/ Having none of employment contract.
- Have been trained for labor safety and health: yes/no.
5. Information about an occupational accident:
- Occurrence time and date:………………;
- Occurrence place:……………………………………………………………………………….
- Work commencement time:
- Number of hours of work determined as of occurrence time:……(hours)………(minutes).
6. Accident description:…………………………………………………………………………
7. Causes of accident: (clearly define the occupational accident occurring due to the following causes: employer’s faults; employee’s faults; faults of both employer and employee; causes other than faults of either employer or employee).
8. Conclusion of accident: (clearly define whether that accident occurs in one of the following cases: occupational accident; accidents of which victims are entitled to benefits referred to in Clause 2 Article 39 of the Law on Labor Safety and Health; non-occupational accident).
9. Determination of persons at fault and recommendation of disciplinary actions: ...................................
10. Suggested actions to preventing similar occupational accidents or those that may recur: ……………………..
11. Injury condition: Dead or injured (specify the injury position referred to in the classification of injuries).
12. Medical treatment service provider and primary approach:
- Workload:……………………………………………………………………………….
- Persons responsible for implementing these actions:……………………………………………………………………
- Completion time:………………………………………………………………………
13. Loss or expenses incurred due to occupational accident:
- Costs covered by employer (if any): Total amount: VND………., comprising:
+ Medical cost: VND…………….;
+ Salary paid during medical treatment period: VND...................;
+ Compensation or subsidy amount: VND ……………………;
+ Other costs (burial or visit, etc.): VND…………….
- Value of loss of or damage to assets/equipment: VND………………
EMPLOYER |
HEAD OF THE INVESTIGATION COMMISSION |
_______________
1 Specify the central level or name of the administrative subdivision at the provincial level.
2 Refer to the classification of injury-causing factors.
3 Give name and code in the classification of economic activities adopted by the Prime Minister under regulations laid down in the Statistics Law;
4 Specify name and code in the classification and code of economic establishments or public service or administrative units in accordance with applicable laws in the statistical report.
5 Give name and code of the occupation according to the classification of occupations adopted by the Prime Minister under regulations laid down in the Statistics Law.
6 Clearly specify indefinite term, definite term ranging from 12 months to 36 months, seasonal or specified employment with under-12-month term.
Form No.10b - Report on investigation into occupational accidents for non-contract employees
COMMISSION FOR INVESTIGATION IN OCCUPATIONAL ACCIDENT ………1…….. |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: …………/ |
…………, date …….. |
REPORT ON INVESTIGATION INTO OCCUPATIONAL ACCIDENT
……..2……. (Provincial/central-level commission for investigation into occupational accident)……….
1. Location where the occupational accident took place:
- Name of the administrative subdivision where the occupational accident took place (commune level):…………………………………………………………………………….
- Located within the city/province:…………………………………………………………………
- Phone number, Fax and Email: …………………………………………………………………
2. Composition of the commission for investigation (Full name, title and host institution of each member):
…………………………………………………………………………………………………………
3. Participants in investigation (Full name, host institution and title of each participant):
…………………………………………………………………………………………………………
4. Background information about accident victims:
- Full name:…………………………; Gender:…………………………… Male/Female;
- Date of birth:………………………………………………………………………………………
- Birth place: ………………………………………………………………………………………
- Registered permanent residence:………………………………………………………………
- Family background (natural father, mother, spouse, son or daughter): ……………………
- Occupation:……………3…………………………………………………………………………
………………………………………………………………..
- Have been trained for labor safety and health: yes/no.
5. Information about an occupational accident:
- Occurrence time and date:………………;
- Occurrence place:……………………………………………………………………………….
- Work commencement time:………………………………………………………………………
- Number of hours of work determined as of occurrence time:……(hours)………(minutes).
6. Accident description:…………………………………………………………………………
Causes of accident: (clearly define the occupational accident occurring due to the following causes: employee victim’s faults; faults of other person; faults of both employee victim and other person; other cause).
8. Accident conclusion: (occupational accident or non-occupational accident).
9. Determination of persons at fault and recommendation of disciplinary actions: ......
10. Suggested actions to preventing similar occupational accidents or those that may recur:……………………….
11. Injury condition: Dead or injured (specify the injury position referred to in the classification of injuries).
12. Medical treatment service provider and primary approach:
- Workload:……………………………………………………………………………….
- Persons responsible for implementing these actions:……………………………………………………………………
- Completion time:………………………………………………………………………
13. Loss or expenses incurred due to occupational accident:
- Total amount: VND…………….., including:
+ Medical cost: VND…………….;
+ Other costs (burial or visit, etc.): VND…………….
- Value of loss of or damage to assets/equipment: VND………………
|
HEAD OF THE INVESTIGATION COMMISSION |
_______________
1 Specify the central level or name of the administrative subdivision at the provincial level.
2 Refer to the classification of injury-causing factors.
3 Give name and code of the occupation according to the classification of occupations adopted by the Prime Minister under regulations laid down in the Statistics Law.
APPENDIX XI
SAMPLE MINUTES OF THE MEETING ON PUBLIC DISCLOSURE OF REPORT ON INVESTIGATION INTO OCCUPATIONAL ACCIDENT
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
Form No. 11a – Minutes of the meeting on public disclosure of report on investigation into occupational accident for contract employees
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------------
MINUTES OF THE MEETING ON PUBLIC DISCLOSURE OF REPORT ON INVESTIGATION INTO OCCUPATIONAL ACCIDENT
At (time)…..(date)……….
At ……………………………………………………………………………………………………
The commission for investigation into occupational accident held the meeting on public disclosure of report on investigation into occupational accident.
I. Participants in the meeting:
1. The commission for investigation into occupational accident: ………………………………1………………………………….
2. Accident-causing establishment:…………………………...2……………………………….
3. Direct higher-level authority (if any):………………………………………………………….
4. Establishment (or individual) involved: ………………………3……………………………….
II. Meeting contents
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
The meeting ends at (time)………..on the same date, and the meeting minutes have been orally read again to participants and signed hereunder./.
EMPLOYER
|
HEAD OF THE INVESTIGATION COMMISSION |
MEMBER OF THE INVESTIGATION COMMISSION
|
|
ESTABLISHMENT (OR INDIVIDUAL) ATTENDING THE MEETING |
MEETING MINUTES RECORDER |
____________
1 Specify full name, title and host institution of each participant.
2 Specify full name and title of:
- Employer (establishment owner) or authorized persons;
- Representatives of the Trade Union or persons assigned by an employee collective.
3 Specify full name of accident victims, witnesses or persons involved.
Form No. 11b – Minutes of the meeting on public disclosure of report on investigation into occupational accident for non-contract employees
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------
MINUTES OF THE MEETING ON PUBLIC DISCLOSURE OF REPORT ON INVESTIGATION INTO OCCUPATIONAL ACCIDENT
At (time)…..(date)……….
At ……………………………………………………………………………………………………
The commission for investigation into occupational accident held the meeting on public disclosure of report on investigation into occupational accident.
I. Participants in the meeting:
1. The commission for investigation into occupational accident: ………………………………1………………………………….
2. People’s Committee of the commune where an occupational accident took place:……………………………2……………………………………….
3. Establishment (or individual) involved: ………………………3……………………………….
II. Meeting contents
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
The meeting ends at (time)………..on the same date, and the meeting minutes have been orally read again to participants and signed hereunder./.
|
HEAD OF THE INVESTIGATION COMMISSION
|
MEMBER OF THE INVESTIGATION COMMISSION
|
|
ESTABLISHMENT (OR INDIVIDUAL) INVOLVED ATTENDING THE MEETING |
MEETING MINUTES RECORDER |
_________________
1 Specify full name, title and host institution of each participant.
2 Representative of the People’s Committee of the commune where an occupational accident took place.
3 Specify full name of accident victims, witnesses or persons involved.
APPENDIX XII
SAMPLE GENERAL EVALUATION REPORT ON OCCUPATIONAL ACCIDENTS AT THE GRASSROOTS LEVEL (6 MONTHS OR ENTIRE YEAR)
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
Report-making establishment: (specify the name of the establishment)
Address: |
Code of the (rural) urban district1: |
|
|
|
|
GENERAL EVALUATION REPORT ON OCCUPATIONAL ACCIDENTS
Report period (6 months or entire year)…of the year…
Report date: ……………..
Type of establishment2 (enterprise):…………… Code of establishment type: |
|
|
|
|
Report recipient: Department of Labour, War Invalids and Social Affairs.
Main activity scope of the establishment: ……..3…….Code of activity: |
|
|
|
|
Total number of employees: ………, out of which female employees are........
Total payroll: VND……….million.
I. General evaluation of occupational accidents
Name of statistical indicators |
Code |
Classification of occupational accidents by injury levels |
||||||||||
Number of cases (case) |
Number of victims (persons) |
|||||||||||
Total |
Number of cases involving deaths |
Number of cases involving at least 2 victims |
Total |
Number of female employees |
Number of deaths |
Number of severely injured victims |
||||||
Total |
Victims outside of its scope of authority |
Total |
Victims outside of its scope of authority |
Total |
Victims outside of its scope of authority |
Total |
Victims outside of its scope of authority |
|||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
1. Occupational accident |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1. Classification of occupational accidents by causes4 |
||||||||||||
a. Employer’s faults |
||||||||||||
Do not provide safety equipment or provide equipment that fail to meet safety standards |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Do not have personal safety equipment or provide personal safety equipment that fail to meet quality standards |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Organize work in an inappropriate manner |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Have yet to provide labor safety and health training or do not fully provide such training |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Do not adopt safe work processes or methods |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Create unacceptable work environment |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b. Employee’s faults |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Violate safe work rules, regulations, processes and methods |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Do not use personal safety equipment |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
c. Unavoidable causes/ Unknown causes |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. 2. Classification of occupational accidents by injury-causing factors5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3. Classification of occupational accidents by occupations6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Occupational accidents for which benefits are paid as prescribed by Clause 2 Article 39 of the Law on Labor Safety and Health |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Aggregation (3=1+2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Loss or damage incurred due to occupational accidents
Total number of days off due to occupational accidents (including paid leaves) |
Expenses expressed in cash (VND 1,000) |
Asset loss or damage (VND 1,000) |
|||
Total |
Specific expenses |
||||
Medical expenses |
Salary or wage payments made during the medical treatment period |
Compensation/ Benefit |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
REPRESENTATIVE OF THE EMPLOYER |
_______________
1 Give name and code specified in the classification of administrative subdivisions adopted by the Prime Minister under regulations laid down in the Statistics Law.
2 Specify name and code in the classification and code of economic establishments or public service or administrative units in accordance with applicable laws in the statistical report.
3 Give name and code in the classification of economic activities adopted by the Prime Minister under regulations laid down in the Statistics Law.
4 Specify 01 main cause of occupational accident.
5 Give name and code specified in the classification of injury-causing factors.
6 Give name and code of the occupation according to the classification of occupations adopted by the Prime Minister under regulations laid down in the Statistics Law.
APPENDIX XIII
SAMPLE FAST REPORT ON OCCUPATIONAL ACCIDENTS INVOLVING DEATHS
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
PEOPLE’S COMMITTEE |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
|
............., date……….. |
Dear Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs,
1. Information about an occupational accident:
- Occupational accident-causing establishment:
- Address:
- Telephone: Fax:
- Higher-level regulatory authority (if any):
2. Information about an occupational accident:
- Accident occurrence time:
- Accident occurrence place:
3. Brief information about victims:
- Full name:
- Birth date: Male/female
4. Brief description of the occupational accident:
5. Victim's injury or wound conditions:
|
DIRECTOR |
APPENDIX XIV
SAMPLE CONSOLIDATION OF REPORTS ON OCCUPATIONAL ACCIDENTS PREPARED BY EMPLOYERS IN CITIES OR PROVINCES (6 MONTHS OR ENTIRE YEAR)
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
Report preparer: Department of Labour, War Invalids and Social Affairs of the city/province……..Provincial code: |
|
|
|
GENERAL EVALUATION REPORT ON OCCUPATIONAL ACCIDENTS
REPORT PERIOD (6 months or entire year)…of the YEAR…
Report date: ……………..
Recipient of the report:
- Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs
- Statistical Office of………….
I. General information
Establishment type |
Code |
Establishment |
Workforce |
Total number of occupational accidents |
Occupational accident frequency1 |
Remark |
||||||
Total |
Number of establishment submitting reports |
Total number of employees |
Number of employees working for establishment submitting reports |
Number of female employees |
Number of accident victims |
KTNLD |
Kchet |
|||||
Total |
Number of deaths |
Number of severely injured victims |
||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
Total |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Classified by establishment types |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Classification of occupational accidents
Name of statistical indicators |
Code |
Classification by injury levels |
Loss or damage caused by occupational accidents |
|||||||||||
Number of occupational accident cases |
Number of occupational accident victims |
Total number of days off due to occupational accidents |
Expenses expressed in cash (VND 1,000) |
Asset loss or damage (VND 1,000) |
||||||||||
Total |
Number of cases involving deaths |
Number of cases involving at least 2 victims |
Total |
Number of female employees |
Number of deaths |
Number of severely injured victims |
Total |
Specific expenses |
||||||
Medical expense |
Salary or wage payments made during the medical treatment period |
Compensation/Benefit |
||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
Total |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Classified by sectors2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Classified by causes3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Classified by injury-causing factors4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Classified by occupations5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
REPORT MAKER |
DIRECTOR |
_______________
1 Occupational accident frequency measured by the formula: Where: N refers to number of occupational accident victims or number of deaths reported during a report period; P refers to total number of employees working for establishments submitting reports.
2 Give name and code in the classification of economic activities adopted by the Prime Minister under regulations laid down in the Statistics Law.
3 Specify 01 main cause of occupational accident.
4 Give name and code specified in the classification of injury-causing factors.
5 Give name and code of the occupation according to the classification of occupations adopted by the Prime Minister under regulations laid down in the Statistics Law.
APPENDIX XV
SAMPLE REPORT ON OCCUPATIONAL ACCIDENTS FOR NON-CONTRACT EMPLOYEES IN CITIES OR PROVINCES
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
Report maker: Department of Labour, War Invalids and Social Affair…..
GENERAL EVALUATION REPORT ON OCCUPATIONAL ACCIDENTS
Report period (6 months or entire year)…of the year…
Report date: ……………..
Dear Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs,
Name of statistical indicators |
|
Classification of occupational accidents by injury levels |
|||||||
Number of cases (case) |
Number of victims (persons) |
||||||||
Total |
Number of cases involving deaths |
Number of cases involving at least 2 victims |
Total |
Number of female employees |
Number of deaths |
Number of severely injured victims |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
|
Classified by occupations1 |
|||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Total: |
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
REPORT MAKER |
DIRECTOR |
___________
1 Give name and code of the occupation according to the classification of occupations adopted by the Prime Minister under regulations laid down in the Statistics Law.
APPENDIX XVI
SAMPLE REPORT ON OCCUPATIONAL ACCIDENTS FOR NON-CONTRACT EMPLOYEES AT A SPECIFIED SUBDIVISION
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
PEOPLE’S COMMITTEE OF THE COMMUNE/WARD…1
GENERAL EVALUATION REPORT ON OCCUPATIONAL ACCIDENTS
Report period (6 months or entire year)…of the year…
Report date: ……………..
Dear People’s Committee of the district/district-level town/city2
Name of statistical indicators |
Classification of occupational accidents by injury levels |
||||||||||
Number of cases (case) |
Number of victims (persons) |
||||||||||
Total |
Number of cases involving deaths |
Number of cases involving at least 2 victims |
Total |
Number of female employees |
Number of deaths |
Number of severely injured victims |
|||||
Total |
Number of occupational accidents taking place within the scope of authority of the employer4 |
Total |
Number of occupational accidents taking place within the scope of authority of the employer4 |
Total |
Number of occupational accidents taking place within the scope of authority of the employer4 |
Total |
Number of occupational accidents taking place within the scope of authority of the employer4 |
||||
Classified by occupations3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
REPORT MAKER |
PP. PEOPLE’S COMMITTEE… |
______________
1 If the People’s Committee of the rural or urban district submits reports to the Department of Labour, War Invalids and Social Affair, specify the name of that People’s Committee.
2 If the People’s Committee of the rural or urban district submits reports to the Department of Labour, War Invalids and Social Affair, specify the name of that Department.
3 Give name and code of the occupation according to the classification of occupations adopted by the Prime Minister under regulations laid down in the Statistics Law.
4 Specify number of non-contract employees involved in occupational accidents at the employer’s workplace in that subdivision.
APPENDIX XVII
SAMPLE CONSOLIDATION OF EVALUATION REPORTS ON OCCUPATIONAL ACCIDENTS PREPARED BY SECTORAL REGULATORY AGENCIES CONDUCTING INVESTIGATION INTO OCCUPATIONAL ACCIDENTS (6 MONTHS OR ENTIRE YEAR)
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
Reporting establishment: ……………………………………………………………………
GENERAL EVALUATION REPORT ON OCCUPATIONAL ACCIDENTS
REPORT PERIOD (6 months or entire year)…of the YEAR…
Report date: ……………..
Report recipient: Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs
I. General information
Establishment type |
Code |
Establishment |
Workforce |
Total number of occupational accidents |
Occupational accident frequency1 |
Remark |
||||||
Total |
Number of establishment submitting reports |
Total number of employees |
Number of employees working for establishment submitting reports |
Number of female employees |
Number of accident victims |
KTNLD |
Kchet |
|||||
Total |
Number of deaths |
Number of severely injured victims |
||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
Total |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Classified by establishment types |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Classification of occupational accidents
Name of statistical indicators |
Code |
Classification by injury levels |
Loss or damage caused by occupational accidents |
|||||||||||
Number of occupational accident cases |
Number of occupational accident victims |
Total number of days off due to occupational accidents |
Expenses expressed in cash (VND 1,000) |
Asset loss or damage (VND 1,000) |
||||||||||
Total |
Number of cases involving deaths |
Number of cases involving at least 2 victims |
Total |
Number of female employees |
Number of deaths |
Number of severely injured victims |
Total |
Specific expenses |
||||||
Medical expenses |
Salary or wage payments made during the medical treatment period |
Compensation/Benefit |
||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
Total |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Classified by sectors2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Classified by causes3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Classified by injury-causing factors4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Classified by occupations5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
REPORT MAKER |
HEAD OF THE ESTABLISHMENT |
_______________
1 Occupational accident frequency measured by the formula: Where: N refers to number of occupational accident victims or number of deaths reported during a report period; P refers to total number of employees working for establishments submitting reports.
2 Give name and code in the classification of economic activities adopted by the Prime Minister under regulations laid down in the Statistics Law.
3 Specify 01 main cause of occupational accident.
4 Give name and code specified in the classification of injury-causing factors.
5 Give name and code of the occupation according to the classification of occupations adopted by the Prime Minister under regulations laid down in the Statistics Law.
APPENDIX XVIII
SAMPLE REPORT ON CASES OF OCCUPATIONAL ACCIDENTS OF WHICH VICTIMS HAVE ACCESS TO MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT SERVICES AT HEALTHCARE SERVICE ESTABLISHMENTS
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
HOST INSTITUTION |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: ………./BC-... |
……….., date ….. |
REPORT
Cases of occupational accidents of which victims have access to medical examination and treatment services at healthcare service establishments
Dear Department of Health of the city/province…1
No. |
Full name |
Age |
Gender |
Date on which occupational accident took place |
Occupation |
Injured organ |
Are you provided with on-site first aid services |
Transport equipment used for transfer to healthcare service establishments |
Medical treatment duration |
Medical treatment results |
Remark |
||||
Male |
Female |
Yes |
No |
Recovered |
Recovered with sequelae |
Deceased |
|||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
DIRECTOR |
_____________
1 As for hospitals belonging to the conglomeration of public service entities directly affiliated to the Ministry of Health, send it directly to the Ministry of Health.
APPENDIX XIX
SAMPLE GENERAL REPORT ON CASES OF OCCUPATIONAL ACCIDENTS OF WHICH VICTIMS HAVE ACCESS TO MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT SERVICES AT HEALTHCARE SERVICE ESTABLISHMENTS IN CITIES OR PROVINCES
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
PEOPLE'S COMMITTEE OF THE CITY/PROVINCE.... |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: ………./BC-... |
………….., date….. |
REPORT
Cases of occupational accidents of which victims have access to medical examination and treatment services at healthcare service establishments
Dear Ministry of Health
No. |
Full name |
Age |
Gender |
Date on which occupational accident took place |
Occupation |
Injured organ |
Are you provided with on-site first aid services |
Transport equipment used for transfer to healthcare service establishments |
Medical treatment duration |
Medical treatment results |
Remark |
||||
Male |
Female |
Yes |
No |
Recovered |
Recovered with sequelae |
Deceased |
|||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
DIRECTOR |
APPENDIX XX
SAMPLE NOTIFICATION OF CASES INVOLVING VICTIMS OF OCCUPATIONAL ACCIDENTS PROVIDED MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT SERVICES BY NATIONWIDE HEALTHCARE SERVICE ESTABLISHMENTS
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
MINISTRY OF HEALTH |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: …….. |
…….., date……. |
REPORT ON CASES INVOLVING VICTIMS OF OCCUPATIONAL ACCIDENTS PROVIDED MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT SERVICES BY NATIONWIDE HEALTHCARE SERVICE ESTABLISHMENTS
Report period (6 months or entire year)…of the year…
Dear Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs,
I. Overview of cases involving victims of occupational accidents provided medical examination and treatment services by nationwide healthcare service establishments
|
Indicator |
Number of victims (person) |
Remark |
1 |
Number of victims provided with medical first aid or emergency services (non-treatment) |
|
Statistical data do not include the repeated number of victims provided with medical first aid, emergency and treatment services by multiple healthcare service establishments |
2 |
Number of victims provided with initial medical treatment services within a given year in an occupational accident |
|
|
3 |
Total number of occupational accident victims hospitalized |
|
II. Classification of cases of occupational accident victims provided with medical examination and treatment services at nationwide healthcare service establishments by medical first aid, emergency and treatment services
No. |
Administrative subdivision |
Number of victims provided with on-site medical first aid services |
Number of victims cured |
Remark |
|||
Total |
Recovered |
Recovered with sequelae |
Deceased |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. Classification of cases of occupational accident victims provided with medical examination and treatment services at nationwide healthcare service establishments by occupations
No. |
Administrative subdivision |
Number of occupational accident victims hospitalized, classified by main occupations |
Remark |
|||
Occupation: … 1 |
Occupation: … |
Occupation: … |
…. |
|||
1 |
2 |
4 |
5 |
…. |
… |
…. |
|
|
|
|
|
|
|
REPORT MAKER |
MINISTRY OF HEALTH’S HEAD |
__________
1 Give name and code of the occupation according to the classification of occupations adopted by the Prime Minister under regulations laid down in the Statistics Law.
APPENDIX XXI
SAMPLE NOTICE OF INFORMATION ABOUT GRASSROOTS-LEVEL HEALTH WORKERS
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
HOST INSTITUTION |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.:…….. /TB-.... |
………….., date ….. |
NOTICE
Regarding information about grassroots-level health workers
Dear Department of Health of……….
Pursuant to the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016 specifying implementation of certain articles of the Law on Labor Safety and Health.
Name of the business entity: …………………….Representative: Mr. (Mrs.)……………………
Address: …………………………………………………………………………………
Telephone:…………………………. Fax:…………………..
Provides the following information about health workers assigned duties related to healthcare and occupational disease prevention and control activities for this business entity (name of the business entity):
- Full name:…………………………………………………………………………………………….
- Professional qualification:……………………………………………………………………………
- Telephone contact number:………………………………………………..…………………..
- Occupational healthcare certificates or licenses:………………………………………………
|
REPRESENTATIVE OF THE EMPLOYER |
APPENDIX XXII
SAMPLE NOTICE OF INFORMATION ABOUT HEALTHCARE SERVICE ESTABLISHMENTS PROVIDING HEALTH CARE AND MANAGEMENT SERVICES FOR EMPLOYEES
(Issued together with the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016)
HOST INSTITUTION |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: ………./TB-.... |
…………, date…..….. |
NOTICE
Regarding information about healthcare service establishments providing health care and management services for employees
Dear Department of Health.
Pursuant to the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016 specifying implementation of certain articles of the Law on Labor Safety and Health.
Name of the business entity: …………………….Representative: Mr. (Mrs.)…………………
Address: …………………………………………………………………………………
Telephone:…………………………. Fax:…………………..
Provides the following information about the entity providing healthcare services for employees at this business entity (name of the business entity):………………….:
- Name of the entity providing healthcare services:………………………………………………
- Address: …………………………………………………………………………………
- Telephone contact number:………………………….
- Contents of healthcare services provided:…………………………………………………
- Time of provision of healthcare services:…………………………………………………
|
REPRESENTATIVE OF THE EMPLOYER |
1 According to the List of harmful factors existing in work environment, Section II of this Appendix.
2 According to the List of harmful factors existing in work environment, Section II of this Appendix.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
Điều 10. Thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động
Điều 11. Quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động
Điều 17. Điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo
Điều 18. Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
Điều 20. Phối hợp Điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm
Điều 23. Điều tra tai nạn giao thông liên quan đến lao động
Điều 24. Thời Điểm, mẫu báo cáo tai nạn lao động
Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại
Điều 36. Tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động
Điều 38. Tổ chức hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở
Điều 39. Trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động