Chương II Nghị định 39/2016/NĐ-CP: Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
Số hiệu: | 39/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 21/06/2016 | Số công báo: | Từ số 397 đến số 398 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động áp dụng cho người làm động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không theo hợp đồng lao động, người thử việc, học nghề...
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng của Nghị định 39/2016/NĐ-CP
- Nghị định 39 hướng dẫn việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động quản lý nhà nước…
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không theo hợp đồng lao động, người thử việc, học nghề, tập nghề, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng… là những đối tượng áp dụng theo các quy định tại Nghị định 39/2016.
2. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo Nghị định số 39/2016
- Một số nguyên tắc cốt lõi khi kiểm soát đó là: thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; có quy trình kiếm soát; có người hoặc phân công bộ phận chịu trách nhiệm kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; lưu hồ sơ, công bố kết quả cho người lao động…
- Nội dung kiểm soát gồm theo Nghị định số 39 gồm có: nhận diện và đánh giá; xác định mục tiêu và các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
- Khi gặp các sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng cần có phương án xử lý với các nội dung như lực lượng tham gia xử lý sự cố tại chỗ, lực lượng hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh lân cận; có các phương tiện kỹ thuật theo quy định và thiết bị đo lường cần có cho quá trình xử lý…
3. Quy định việc khai báo, điều tra, báo cáo tai nạn lao động, thành lập các Đoàn điều tra tai nạn lao động, chi phí cho việc điều tra các tai nạn lao động sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
- Có 3 loại tai nạn lao động: Tai nạn lao động làm chết người lao động, tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng và tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ.
- Khi có tai nạn lao động xảy ra phải báo cáo một cách nhanh nhất cho Thanh tra Sở Lao động -Thương binh và xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, phường hoặc Công an cấp huyện, xã, phường, thị trấn…
- Thành lập các Đoàn điều tra tai nạn lao động ở các cấp để tiến hành các hoạt động điều tra các vấn đề liên quan đến tai nạn lao động. Ngoài ra, Nghị định 39 còn có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động, việc khai báo, báo cáo, điều tra tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài…
- Chi phí điều tra tai nạn lao động theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP thì người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các khoản như dựng lại hiện trường, in, chụp hình, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân… và các khoản này được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh ở lĩnh vực như khai thác khoáng sản, thi công công trình xây dựng, sửa chữa, đóng tàu biển, truyền tải và phân phối điện… đảm bảo điều kiện có từ 01 đến 03 nhân viên phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động tùy theo số lượng người lao động tại cơ sở.
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh những ngành nghề, lĩnh vực khác thì cần đảm bảo từ 01 đến 02 người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động và cũng tùy theo số lượng lao động tại cơ sở.
Ngoài ra, Nghị định 39/2016 còn quy định việc tổ chức bộ phận y tế tại các cơ sở, đồng thời có những yêu cầu nhất định đối với làm công tác chuyên trách hoặc bán chuyên trách bộ phận an toàn, vệ sinh lao động.
Nghị định 39/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định tại Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;
2. Phải có người hoặc bộ phận được phân công chịu trách nhiệm về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải quy định việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đến từng tổ, đội, phân xưởng;
3. Lưu hồ sơ về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phù hợp quy định Luật An toàn, vệ sinh lao động, các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định này và quy định pháp luật chuyên ngành;
4. Công khai kết quả kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động được biết;
5. Có quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm phù hợp với Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động, các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định này và quy định pháp luật chuyên ngành.
1. Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
2. Xác định Mục tiêu và các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
3. Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
1. Phân tích đặc Điểm Điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan và kết quả kiểm tra nơi làm việc.
2. Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc.
3. Trường hợp không nhận diện, đánh giá được đầy đủ, chính xác bằng cảm quan thì phải sử dụng máy, thiết bị phù hợp để đo, kiểm các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Căn cứ vào việc nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, người sử dụng lao động xác định Mục tiêu và các biện pháp phù hợp để phòng, chống tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Loại trừ các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu;
b) Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật và áp dụng các biện pháp tổ chức, hành chính (thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng nội quy, quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động).
2. Xác định rõ thời gian, địa Điểm và nguồn lực để thực hiện Mục tiêu, biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
1. Người sử dụng lao động hướng dẫn người lao động biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.
2. Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 lần/năm; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải được kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.
3. Việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:
a) Tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc;
b) Việc sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; các loại thuốc thiết yếu, phương tiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ;
c) Việc quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
d) Kiến thức và khả năng của người lao động trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp;
đ) Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
e) Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, Điều tra tai nạn lao động.
4. Việc đánh giá hiệu quả biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:
a) Việc tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;
b) Kết quả cải thiện Điều kiện lao động.
1. Phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật An toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung sau đây:
a) Lực lượng tham gia xử lý sự cố tại chỗ và nhiệm vụ của từng thành viên tham gia; lực lượng hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh lân cận;
b) Phương tiện kỹ thuật phải có theo quy định của pháp luật chuyên ngành; thiết bị đo lường cần thiết dùng trong quá trình xử lý sự cố (các thiết bị này phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường);
c) Cách thức, trình tự xử lý sự cố.
2. Phê duyệt hoặc gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và định kỳ tổ chức diễn tập phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
CONTROL OVER DANGEROUS AND HARMFUL FACTORS AT WORKPLACE
Article 3. Principle of control over dangerous and harmful factors at workplace
To control the dangerous and harmful factors at workplace as specified in Article 18 of the Law on occupational safety and sanitation, the employers must ensure the following principles:
1. Regularly monitor and supervise the dangerous and harmful factors at workplace;
2. There must be person or department assigned to take responsibility for control over dangerous and harmful factors at workplace; for business and production establishments, the control over dangerous and harmful factors must be stipulated to each group, team and workshop.
3. Retain dossier for control over dangerous and harmful factors in accordance with the provisions in the Law on occupational safety and sanitation, the Articles 4, 5, 6 and 7 of this Decree and specialized legal regulations.
4. Publicize the result of control over dangerous and harmful factors to the employees for information;
5. There must be procedure for control over dangerous and harmful factors at workplace in accordance with the Article 18 of the Law on occupational safety and sanitation and Articles 4, 5, 6 and 7 of this Decree and specialized legal regulations.
Article 4. Contents of control over dangerous and harmful factors at workplace
1. Identify and assess the dangerous and harmful factors.
2. Determine the objectives and measures to prevent and control dangerous and harmful factors.
3. Implement and assess the effectiveness of measures to prevent and control dangerous and harmful factors.
Article 5. Identification and assessment of dangerous and harmful factors
1. Analyze the relevant labor characteristics and conditions and working procedures and result of inspection at workplace.
2. Survey the employees about the factors which can cause injury, disease impairing their health at their workplace.
3. In case of failure to identify and assess completely and correctly perceptibly, use appropriate machine or equipment to measure or test the dangerous and harmful factors; set up dossier of labor environment sanitation for harmful factors and occupational disease prevention and control under the Form specified in Appendix I issued with this Decree..
Article 6. Determine the objectives and measures to prevent and control dangerous and harmful factors
1. Based on the identification and assessment of dangerous and harmful factors, the employer shall determine the appropriate objectives and measures to prevent and control the damaging effects of dangerous and harmful factors at workplace in the prioritized order as follows:
a) Eliminate the dangerous and harmful factors right from the phase of workshop design, choice of technology, equipment and raw materials;
b) Prevent, limit exposure and minimize the damaging effects of dangerous and harmful factors by the use of technical measures and application of administrative and organizational measures (information, communication and education, training of safety, occupational sanitation, formulation of rules and procedures for safe work, occupational sanitation, labor protection regulation, health care for workers; management of machine, equipment, supplies and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation).
2. Determine the time, location and resources to achieve the objectives and take measures to prevent and control the dangerous and harmful factors.
Article 7. Implement and assess the effectiveness of measures to prevent and control the dangerous and harmful factors
1. The employers shall instruct their employees on the measures to prevent and control the dangerous and harmful factors at their workplace.
2. The employers shall make plan and organize the inspection and assessment of effectiveness of measures to prevent and control the dangerous and harmful factors at least 01 time/year; for the business and production establishments, the inspection and assessment must be done to the level of group, team and workshop.
3. The inspection of measures to prevent and control the dangerous and harmful factors at workplace comprises of the following contents:
a) Condition of occupational safety and sanitation of machine, equipment, workshop, warehouse and workplace;
b) Use and storage of personal protection equipment, equipment of fire prevention and fighting, essential medications and first-aid facilities in place;
c) Use and management of machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation;
d) Employees’ knowledge and ability in urgent incident response and handling.
dd) Implementation of regulations on occupational protection and health care for the employees;
e) Compliance with recommendations of inspection teams over occupational safety and sanitation and investigation of occupational accident.
4. The assessment of effectiveness of measures to prevent and control the dangerous and harmful factors at workplace comprises of the following contents:
a) The implementation of measures to prevent and control the dangerous and harmful factors at workplace;
b) Result of occupational condition improvement.
Article 8. Measures to handle the technical incidents causing serious occupational unsafety and insanitation
1. Plan to handle the technical incidents causing serious occupational unsafety and insanitation is specified in Paragraph 1, Article 19 of the Law on occupational safety and sanitation must have the following contents:
a) Forces involved in on-the-spot handling and duties of each participant; supporting forces from the surrounding business and production establishments.
b) Technical equipment is required according to regulations of specialized law; necessary measurement equipment used in incident handling (such equipment must be tested and calibrated under the current regulation of law on measurement);
c) Mode and order to handle incidents
2. Approve or send the plan for handling of technical incident causing serious occupational unsafety and insanitation under current specialized laws to the competent authorities for approval.
3. Promptly inform the local government upon occurrence of technical incidents causing serious occupational unsafety and insanitation as stipulated in Article 26 of this Decree.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
Điều 10. Thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động
Điều 11. Quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động
Điều 17. Điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo
Điều 18. Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
Điều 20. Phối hợp Điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm
Điều 23. Điều tra tai nạn giao thông liên quan đến lao động
Điều 24. Thời Điểm, mẫu báo cáo tai nạn lao động
Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại
Điều 36. Tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động
Điều 38. Tổ chức hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở
Điều 39. Trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động