Chương III Nghị định 39/2016/NĐ-CP: Khai báo, điều tra, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
Số hiệu: | 39/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 21/06/2016 | Số công báo: | Từ số 397 đến số 398 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động áp dụng cho người làm động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không theo hợp đồng lao động, người thử việc, học nghề...
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng của Nghị định 39/2016/NĐ-CP
- Nghị định 39 hướng dẫn việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động quản lý nhà nước…
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không theo hợp đồng lao động, người thử việc, học nghề, tập nghề, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng… là những đối tượng áp dụng theo các quy định tại Nghị định 39/2016.
2. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo Nghị định số 39/2016
- Một số nguyên tắc cốt lõi khi kiểm soát đó là: thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; có quy trình kiếm soát; có người hoặc phân công bộ phận chịu trách nhiệm kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; lưu hồ sơ, công bố kết quả cho người lao động…
- Nội dung kiểm soát gồm theo Nghị định số 39 gồm có: nhận diện và đánh giá; xác định mục tiêu và các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
- Khi gặp các sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng cần có phương án xử lý với các nội dung như lực lượng tham gia xử lý sự cố tại chỗ, lực lượng hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh lân cận; có các phương tiện kỹ thuật theo quy định và thiết bị đo lường cần có cho quá trình xử lý…
3. Quy định việc khai báo, điều tra, báo cáo tai nạn lao động, thành lập các Đoàn điều tra tai nạn lao động, chi phí cho việc điều tra các tai nạn lao động sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
- Có 3 loại tai nạn lao động: Tai nạn lao động làm chết người lao động, tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng và tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ.
- Khi có tai nạn lao động xảy ra phải báo cáo một cách nhanh nhất cho Thanh tra Sở Lao động -Thương binh và xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, phường hoặc Công an cấp huyện, xã, phường, thị trấn…
- Thành lập các Đoàn điều tra tai nạn lao động ở các cấp để tiến hành các hoạt động điều tra các vấn đề liên quan đến tai nạn lao động. Ngoài ra, Nghị định 39 còn có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động, việc khai báo, báo cáo, điều tra tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài…
- Chi phí điều tra tai nạn lao động theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP thì người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các khoản như dựng lại hiện trường, in, chụp hình, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân… và các khoản này được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh ở lĩnh vực như khai thác khoáng sản, thi công công trình xây dựng, sửa chữa, đóng tàu biển, truyền tải và phân phối điện… đảm bảo điều kiện có từ 01 đến 03 nhân viên phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động tùy theo số lượng người lao động tại cơ sở.
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh những ngành nghề, lĩnh vực khác thì cần đảm bảo từ 01 đến 02 người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động và cũng tùy theo số lượng lao động tại cơ sở.
Ngoài ra, Nghị định 39/2016 còn quy định việc tổ chức bộ phận y tế tại các cơ sở, đồng thời có những yêu cầu nhất định đối với làm công tác chuyên trách hoặc bán chuyên trách bộ phận an toàn, vệ sinh lao động.
Nghị định 39/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn phải khai báo theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động như sau:
a) Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Công an cấp huyện);
b) Nội dung khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động, ngoài việc thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành, người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra tai nạn phải khai báo như sau:
a) Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn và với Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho Công an cấp huyện;
b) Nội dung khai báo được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, thì việc khai báo theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:
a) Ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị thương nặng do tai nạn lao động, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động;
b) Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Công an cấp huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
a) Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải thành lập ngay Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động, nhưng nạn nhân là người lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động khác, thì người sử dụng lao động tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đồng thời mời đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân tham gia Đoàn Điều tra.
2. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh
a) Khi nhận được tin báo xảy ra tai nạn làm chết người hoặc làm từ 02 người bị tai nạn nặng trở lên thuộc thẩm quyền Điều tra, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cử người đến hiện trường trong thời hạn 02 giờ và thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh.
b) Đối với các vụ tai nạn quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định này, sau khi nhận đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, tiến hành Điều tra và lập biên bản xác minh tai nạn lao động.
c) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương
Việc thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương theo Khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương, trừ các vụ tai nạn lao động được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động;
b) Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc Bộ trưởng các bộ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 21 Nghị định này thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động;
c) Quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Trưởng Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết định tiến hành việc Điều tra ngay, kể cả trường hợp vắng một trong các thành viên Đoàn Điều tra;
b) Phân công cụ thể nhiệm vụ đối với từng thành viên trong Đoàn Điều tra;
c) Tổ chức thảo luận về kết quả Điều tra vụ tai nạn lao động; quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với kết quả Điều tra tai nạn lao động;
d) Tổ chức, chủ trì cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
2. Các thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt động chung của Đoàn Điều tra;
b) Có quyền nêu và bảo lưu ý kiến; trường hợp không thống nhất với quyết định của Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động thì báo cáo lãnh đạo cơ quan cử tham gia Đoàn Điều tra;
c) Không được Tiết lộ thông tin, tài liệu trong quá trình Điều tra khi chưa công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
1. Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
2. Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết).
4. Phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.
5. Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định này.
7. Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động bao gồm:
a) Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động;
b) Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản;
c) Thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;
d) Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn;
đ) Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở.
8. Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
9. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động có người bị nạn đặt trụ sở chính; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động.
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
1. Thực hiện các nội dung như quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 13 Nghị định này.
2. Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này tại cơ sở hoặc tại trụ sở Ủy ban nhân cấp xã nơi xảy ra tai nạn.
4. Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động gồm:
a) Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động;
b) Thành viên đoàn Điều tra tai nạn lao động;
c) Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trong trường hợp người lao động bị tai nạn làm việc theo hợp đồng lao động; đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn trong trường hợp người lao động bị tai nạn làm việc không theo hợp đồng lao động;
d) Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc, người có liên quan đến vụ tai nạn;
đ) Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở trong trường hợp người lao động bị tai nạn làm việc theo hợp đồng lao động;
e) Mời đại diện cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân đã tham gia Điều tra trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người.
5. Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động; người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản ký tên, đóng dấu (nếu có) vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới các cơ quan có thành viên trong Đoàn Điều tra tai nạn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, người sử dụng lao động và nạn nhân hoặc thân nhân người bị nạn.
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
1. Sau khi có quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động, Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động thông báo ngay cho các cơ quan thuộc thành phần Đoàn Điều tra tai nạn lao động tham gia Điều tra tai nạn lao động;
2. Đoàn Điều tra tai nạn lao động đến ngay nơi xảy ra tai nạn, yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan có thẩm quyền cung cấp các tài liệu, hồ sơ, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn và phối hợp với Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh tiến hành Điều tra tại chỗ để lập biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm thương tích, thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn;
3. Thực hiện nội dung như quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và 4 Điều 14 Nghị định này;
4. Thành viên dự họp có ý kiến chưa nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên của mình vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động; người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản ký tên, đóng dấu (nếu có) vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động và Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới các cơ quan có thành viên trong Đoàn Điều tra tai nạn lao động, người sử dụng lao động và nạn nhân hoặc thân nhân người bị nạn; trường hợp vụ tai nạn lao động được Điều tra theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 21 Nghị định này thì đồng thời phải gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập Hồ sơ vụ tai nạn lao động. Hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);
b) Sơ đồ hiện trường;
c) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
d) Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
đ) Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
g) Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
h) Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
i) Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);
k) Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).
2. Trong một vụ tai nạn lao động, nếu có nhiều người bị tai nạn lao động thì mỗi người bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng.
3. Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động
a) Người sử dụng lao động lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 8 Điều 18 Nghị định này.
b) Cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, cấp trung ương lưu trữ hồ sơ vụ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động, nếu có khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật thì việc Điều tra lại tai nạn lao động thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
b) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không nhất trí với ý kiến trả lời của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết nêu tại Điểm a, Khoản này mà vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền Điều tra theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để tiến hành Điều tra lại tai nạn lao động, đồng thời thông báo bằng văn bản kết quả Điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố cáo biết; trường hợp không tiến hành Điều tra lại thì phải nêu rõ lý do;
c) Cơ sở để xảy ra tai nạn và Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp tỉnh;
d) Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương;
đ) Kết luận của Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương là kết luận cuối cùng.
2. Biên bản Điều tra tai nạn lao động trước sẽ hết hiệu lực pháp lý khi biên bản Điều tra lại được công bố.
1. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động, nếu có khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật thì việc Điều tra lại tai nạn lao động thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
b) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không nhất trí với ý kiến trả lời của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết nêu tại Điểm a, Khoản này mà vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền Điều tra theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để tiến hành Điều tra lại tai nạn lao động, đồng thời thông báo bằng văn bản kết quả Điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố cáo biết; trường hợp không tiến hành Điều tra lại thì phải nêu rõ lý do;
c) Cơ sở để xảy ra tai nạn và Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp tỉnh;
d) Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương;
đ) Kết luận của Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương là kết luận cuối cùng.
2. Biên bản Điều tra tai nạn lao động trước sẽ hết hiệu lực pháp lý khi biên bản Điều tra lại được công bố.
1. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
2. Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
3. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
b) Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra theo quy định của Nghị định này và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
4. Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.
5. Tạo Điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.
6. Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để Điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
7. Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.
8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:
a) 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;
b) Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.
9. Thanh toán các Khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
10. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.
1. Ngoài việc phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại, người sử dụng lao động, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn phải thực hiện việc khai báo, Điều tra, báo cáo theo quy định tại Điều này khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đi làm việc theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Người lao động Việt Nam thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài do người sử dụng lao động giao phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam đối với các công việc sau đây: tham dự hội nghị, hội thảo, học tập ngắn hạn, nghiên cứu thực tế ở nước ngoài.
2. Việc khai báo đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Khi xảy ra tai nạn lao động thì người bị nạn hoặc người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài cùng với nạn nhân biết sự việc phải báo ngay cho người sử dụng lao động biết;
b) Đối với các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được tin báo tai nạn, phải khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở Việt Nam tại nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; nội dung khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc Điều tra, xác minh đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Người lao động Việt Nam bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ do người sử dụng lao động giao tại địa Điểm và thời gian hợp lý thì được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động;
b) Đối với các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong thời hạn 05 ngày kể từ khi kết thúc Điều tra, người sử dụng lao động phải cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều này cho Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở Việt Nam tại nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động để xem xét và lập biên bản xác minh tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Người sử dụng lao động phải lập, lưu giữ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động, bao gồm:
a) Quyết định của cơ sở cử người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) Bản dịch có chứng thực và bản sao biên bản khám nghiệm hiện trường của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
c) Bản dịch và bản sao sơ đồ hiện trường của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; ảnh hiện trường; ảnh nạn nhân;
d) Bản dịch có chứng thực và bản sao biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích;
đ) Bản dịch có chứng thực biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có);
e) Bản dịch có chứng thực và bản sao giấy chứng nhận tai nạn của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
g) Bản dịch có chứng thực và bản sao giấy chứng thương của cơ sở y tế nước ngoài hoặc giấy chứng thương của cơ sở y tế Việt Nam;
h) Bản dịch có chứng thực và bản sao giấy ra viện của cơ sở y tế nước ngoài hoặc giấy ra viện của cơ sở y tế Việt Nam, nếu Điều trị ở Việt Nam.
1. Việc phối hợp Điều tra tai nạn lao động chết người thực hiện như sau:
a) Khi phát hiện hoặc nhận được tin báo tai nạn lao động chết người, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát Điều tra có thẩm quyền Điều tra ban đầu thực hiện việc sau đây: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai, thu thập hồ sơ và tài liệu liên quan; đồng thời thông báo cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi;
b) Cơ quan đến nơi xảy ra tai nạn lao động trước có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đến sau (cơ quan Cảnh sát Điều tra thông báo cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh thông qua Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Sau khi thông báo, nếu Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh chưa đến kịp, cơ quan Cảnh sát Điều tra vẫn tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai, thu thập hồ sơ và tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thông báo cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh những công việc mà cơ quan Cảnh sát Điều tra đã tiến hành thuộc phạm vi quan hệ phối hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Khi Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu chuyên môn về an toàn, vệ sinh lao động và thông tin, tài liệu phục vụ việc Điều tra, giải quyết vụ tai nạn lao động;
d) Sau khi kết thúc lập biên bản khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi, Cơ quan Cảnh sát Điều tra cung cấp bản sao biên bản khám nghiệm hiện trường, bản sao biên bản khám nghiệm tử thi cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh;
đ) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc việc phối hợp Điều tra ban đầu, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có công văn gửi Cơ quan Cảnh sát Điều tra và Viện Kiểm sát nhân dân tham gia phối hợp, ghi rõ quan Điểm về nguyên nhân, lỗi của người có liên quan và tai nạn này là tai nạn lao động hay không;
e) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, Cơ quan Cảnh sát Điều tra có văn bản trả lời vụ tai nạn này là tai nạn lao động hay không hoặc chưa xác định rõ;
g) Trường hợp Cơ quan Cảnh sát Điều tra xác định là tai nạn lao động thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tiến hành Điều tra, kết luận theo quy định tại Điều 14 Nghị định này và thông báo kết quả đến Cơ quan cảnh sát Điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp;
h) Trường hợp Cơ quan Cảnh sát Điều tra chưa xác định là tai nạn lao động thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tạm dừng việc Điều tra tai nạn cho đến khi có kết luận của Cơ quan Cảnh sát Điều tra.
2. Việc phối hợp Điều tra tai nạn lao động có dấu hiệu tội phạm thực hiện như sau:
a) Trong quá trình Điều tra tai nạn lao động theo thẩm quyền quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và các Điều 13, 14, 15, 17, 19, 21 và 22 Nghị định này, nếu phát hiện tình Tiết có dấu hiệu tội phạm, thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động gửi văn bản kiến nghị khởi tố, kèm theo bản chính các tài liệu, chuyển giao đồ vật, phương tiện liên quan (nếu có) cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra để xem xét, khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật; đồng thời gửi văn bản kiến nghị đến Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp;
b) Cơ quan Cảnh sát Điều tra có trách nhiệm giải quyết kiến nghị khởi tố và thông báo kết quả giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của Cơ quan Cảnh sát Điều tra trong trường hợp quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động như sau:
a) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động, Cơ quan Cảnh sát Điều tra có trách nhiệm gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp quyết định không khởi tố này và tài liệu có liên quan;
b) Trong vòng 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý không khởi tố của Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan Cảnh sát Điều tra gửi quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động này, đồng thời tiến hành bàn giao tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ án cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động đối với vụ án được kiến nghị theo Điểm a Khoản 2 Điều này, hoặc cho cơ quan có thẩm quyền thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động tương ứng với vụ tai nạn lao động theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 21 Nghị định này.
4. Trách nhiệm của Cơ quan Cảnh sát Điều tra trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động như sau:
a) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động, Cơ quan Cảnh sát Điều tra gửi quyết định khởi tố này kèm theo tài liệu liên quan cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; đồng thời gửi bản sao quyết định khởi tố này cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội;
b) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày có kết luận Điều tra, Cơ quan Cảnh sát Điều tra gửi bản kết luận Điều tra đến Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội;
c) Trong vòng 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý đình chỉ Điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan Cảnh sát Điều tra tiến hành bàn giao tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ án cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động đối với vụ án được đề nghị theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này, hoặc cho cơ quan có thẩm quyền thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 21 Nghị định này.
5. Khi tiến hành giao nhận tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm b Khoản 3, Điểm c Khoản 4 Điều này phải lập biên bản bàn giao. Các tài liệu, đồ vật, phương tiện bàn giao gồm có:
a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;
b) Biên bản khám nghiệm hiện trường;
c) Sơ đồ hiện trường;
d) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân (nếu có);
đ) Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể; biên bản khám nghiệm tử thi (nếu có);
e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân (nếu có), của người làm chứng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ tai nạn lao động;
g) Kết quả trưng cầu giám định tư pháp (nếu có);
h) Đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động (nếu có) thuộc diện được phép chuyển giao theo quy định của pháp luật, kèm theo biên bản thu giữ, tạm giữ.
6. Định kỳ hằng năm, Cơ quan công an cấp tỉnh thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình tai nạn lao động có dấu hiệu tội phạm đã khởi tố, không khởi tố, đình chỉ Điều tra và đề nghị truy tố.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp tỉnh và Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy chế phối hợp Điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm.
Tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì việc Điều tra tai nạn thực hiện như sau:
1. Điều tra tai nạn theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Đối với các vụ tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động làm từ hai người lao động bị thương nặng trở lên mà pháp luật chuyên ngành không quy định việc Điều tra tai nạn lao động, thì các cơ quan Điều tra theo thẩm quyền như sau:
a) Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực phóng xạ;
b) Bộ Giao thông vận tải thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trên các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không; các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác dầu khí trên biển;
c) Bộ Công Thương thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, trừ trường hợp xảy ra trên các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác dầu khí trên biển;
d) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thuộc thẩm quyền quản lý;
đ) Đoàn Điều tra tai nạn lao động quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này phối hợp với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động, hoặc Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện Điều tra; quy trình, thủ tục Điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
3. Đối với các vụ tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động làm một người lao động bị thương nặng mà pháp luật chuyên ngành không quy định việc Điều tra tai nạn lao động thì người sử dụng lao động tiến hành Điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 và Điều 13 Nghị định này.
4. Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX và Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
Đối với vụ tai nạn lao động làm bị thương người lao động thuộc thẩm quyền Điều tra của người sử dụng lao động, nhưng sau đó người lao động bị chết trong thời gian Điều trị hoặc do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra thì việc phối hợp Điều tra được quy định như sau:
1. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến tai nạn lao động đang Điều tra cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh;
2. Trường hợp Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở chưa Điều tra hoặc chưa hoàn thành việc Điều tra thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tiếp tục Điều tra theo quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động chết người quy định tại Điều 14 Nghị định này;
3. Trường hợp Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở đã hoàn thành Điều tra vụ tai nạn lao động thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh xem xét hồ sơ vụ tai nạn lao động nhận được và đánh giá kết quả Điều tra của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở; khi xét thấy cần thiết thì tiến hành Điều tra lại và lập biên bản Điều tra đối với vụ tai nạn lao động này theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động hoặc khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm việc về nơi ở thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động có thẩm quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 11 và Điều 21 Nghị định này tiến hành xác minh, lập biên bản Điều tra tai nạn lao động căn cứ vào một trong các văn bản, tài liệu sau đây:
1. Hồ sơ giải quyết tai nạn giao thông của cơ quan cảnh sát giao thông;
2. Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai nạn;
3. Văn bản xác nhận bị tai nạn của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.
Việc báo cáo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:
1. Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định này. Báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động với Ủy ban nhân dân cấp huyện theo mẫu quy định Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định này trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 05 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định này trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
4. Trách nhiệm báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
a) Báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ hai người lao động trở lên về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tổng hợp tình hình tai nạn lao động xảy ra trong 6 tháng đầu năm và một năm trên địa bàn tỉnh; gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV và Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định này về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động) và Cục Thống kê tỉnh trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
5. Các cơ quan chủ trì thực hiện Điều tra tai nạn lao động trong lĩnh vực đặc thù theo quy định tại Khoản 4 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 21 Nghị định này có trách nhiệm báo cáo tình hình tai nạn lao động thuộc thẩm quyền Điều tra, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thống kê trường hợp tai nạn lao động khám và Điều trị tại cơ sở, gửi Sở Y tế trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Sở Y tế tổng hợp người bị tai nạn lao động khám và Điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định, gửi Bộ Y tế trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
3. Bộ Y tế gửi báo cáo tổng hợp về người bị tai nạn lao động khám và Điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31 tháng 7 đối với số liệu 6 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 02 năm sau đối với số liệu năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Khi xảy ra sự cố làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người trở lên mà nạn nhân không phải là người lao động thuộc quyền quản lý hoặc có người lao động bị nạn nhưng chưa rõ thương vong thì người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra sự cố phải khai báo bằng cách nhanh nhất với thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra sự cố, với Công an cấp huyện nếu nạn nhân bị chết theo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Ngoài việc khai báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này, các sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng phải được khai báo, Điều tra, thống kê và báo cáo theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Đối với những sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng mà pháp luật chuyên ngành không quy định việc khai báo thì thực hiện như sau:
a) Người phát hiện hoặc nhận được tin báo xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng báo ngay cho người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra sự cố hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố. Người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo ngay về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra sự cố;
b) Đối với sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương thì người sử dụng lao động, địa phương nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm báo ngay về Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Sau khi tiến hành Điều tra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật chuyên ngành, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì Điều tra gửi kết quả hoặc kết luận, biên bản Điều tra tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan.
1. Chi phí Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các chi phí bao gồm: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết); khám nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình Điều tra tai nạn lao động; tổ chức cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
b) Cơ quan có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động, cơ quan cử người tham gia Điều tra tai nạn lao động chi trả các Khoản công tác phí cho người tham gia theo quy định của pháp luật của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;
c) Chi phí Điều tra tai nạn lao động từ người sử dụng lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; trường hợp người sử dụng lao động là đơn vị sự nghiệp, chi phí Điều tra tai nạn lao động được hạch toán vào chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế theo quy định; trường hợp người sử dụng lao động là cơ quan hành chính, kinh phí Điều tra tai nạn lao động được bố trí trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
2. Chi phí hợp lý liên quan đến Điều tra tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động do Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan nhà nước có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động chi trả, hạch toán trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Việc giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động trong trường hợp vụ tai nạn lao động có quyết định khởi tố vụ án hình sự theo Khoản 11 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:
1. Trường hợp đã hết thời hạn Điều tra mà cơ quan Cảnh sát Điều tra không xác định được người gây ra tai nạn hoặc vụ án hình sự bị đình chỉ thì người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đối với người lao động bị nạn theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động như đối với trường hợp tai nạn lao động xảy ra không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động gây ra;
2. Trường hợp cơ quan Cảnh sát Điều tra ra quyết định khởi tố bị can mà người lao động bị nạn không phải là bị can, thì người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội vẫn phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đối với người lao động bị nạn theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động như đối với trường hợp tai nạn lao động xảy ra không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động gây ra.
NOTIFICATION, INVESTIGATION AND REPORT ON OCCUPATIONAL ACCIDENTS AND TECHNICAL INCIDENTS CAUSING SERIOUS OCCUPATIONAL UNSAFETY AND INSANITATION
Article 9. Classification of occupational accidents
1. Occupational accident causing employee’s death (hereafter referred to as fatal occupational accident) is the occupational accidents causing employee’s death in one of following cases:
a) Death at the scene of accident;
b) Death on the way to an emergency or during an emergency;
c) Death during treatment or death from wound recurrence caused by occupational accidents according to the conclusions in the record of forensic examination;
d) The employee is declared dead according to the conclusion of the Court for missing case.
2. Occupational accident causing serious injury to employee (hereafter referred to as serious occupational accident) is the one which causes at least one of injury to the employee as stipulated in Appendix II issued with this Decree.
3. Occupational accident causing light injury to employee (hereafter referred to as mild occupational accident) is the one not specified in Paragraph 1 and 2 of this Article.
Article 10. Time and content of notification of occupational accident
1. When notified of occupational accident which causes death or injures 02 employees or more, the employer of the facility where the accident occurs must make notification as specified under Point b, Paragraph 1, Article 34 of the Law on occupational safety and sanitation as follows:
a) Notifies by the fastest way (directly or phone, fax, telegram, electronic mail) to the Inspectorate of Department of Labor – Invalids and Social Affairs of the place of accident occurrence; case of fatal accident while informing the police agency of district, town, provincial city, city of centrally-run city (hereafter referred to as district-level Police);
b) The content of notification is under the Form specified in Appendix III issued with this Decree.
2. When notified of occupational accident which causes death or injures 02 employees or more in the fields of radioactivity, exploration and extraction of oil and gas, means of transport of railway, waterway, roadway, airway and the units of the people’s armed forces as specified under Point c, Paragraph 1, Article 34 of the Law on occupational safety and sanitation, the employer of the facility where the accident occurs must give notice as follows:
a) Notifies by the fastest way (directly or phone, fax, telegram, electronic mail) to the Inspectorate of Department of Labor – Invalids and Social Affairs of the place of accident occurrence and to the Ministry managing such sector or field under authority specified in Paragraph 2, Article 21 of this Decree, unless otherwise specified by the specialized law; in case of fatal accident, notifies the district-level police;
b) The content of notification is under the Form specified in Appendix III issued with this Decree.
3. When the occupational accident occurs to the employee not working under labor contract, the notification specified under Point Article, Paragraph 1, Article 34 of the Law on occupational safety and sanitation is made as follows:
a) Immediately after learning the workers is dead or seriously injured due to occupational accident, the family of the victim or the discoverer shall have to immediately make a notification to the People's Committee of communes, wards and townlets (hereinafter referred to as the commune-level People's Committee) where the occupational accident occurs.
b) When notified of occupational accident which causes death or seriously injures 02 employees or more, the communal People’s Committee where the accident occurs must notify by the fastest way (directly or phone, fax, telegram, electronic mail) to the Inspectorate of Department of Labor – Invalids and Social Affairs and district-level police under the Form specified in Appendix IV issued with this Decree.
Article 11. Decision on establishing occupational accident investigation Team
1. Grassroots occupational accident investigation Team
a) When notified of mild or serious occupational accident which causes serious injury to 01 employee under the management of the employer specified in Paragraph 1, Article 35 of the Law on occupational safety and sanitation, the employer must immediately establish a grassroots occupational accident investigation Team under the Form specified in Appendix V issued with this Decree.
b) For occupational accidents which occur at the place under the management of the employer, but the victim is the employee under the management of another employer, the employer at the place of accident occurrence must establish a grassroots occupational accident investigation Team while inviting the employer’s representative of the victim to participate in the Team.
2. Provincial occupational accident investigation Team
a) When notified of occupational accident which causes death or seriously injures 02 employees or more under the investigation authority, the Inspectorate of Department of Labor – Invalids and Social Affairs shall appoint its inspector within 02 hours and notify the bodies to appoint their employees to participate in the provincial occupational accident investigation Team.
b) For accidents specified under Point b, Paragraph 3, Article 19 of this Decree, after fully receiving dossier and documents related to the accident, the Inspectorate of Department of Labor – Invalids and Social Affairs shall notify the bodies which appoint their employees to participate in the provincial occupational accident investigation Team to conduct their investigation and make a record to verify the occupational accident.
c) Director of Department of Labor – Invalids and Social Affairs shall decide on establishing the provincial occupational accident investigation Team at the request of the Chief Inspector of Department of Labor - Invalids and Social Affairs under the Form specified in Appendix VI issued with this Decree.
3. Central occupational accident investigation Team
The establishment of central occupational accident investigation Team is specified in Paragraph 3, Article 35 of the Law on occupational safety and sanitation as follows:
a) The Minister of Labor – Invalids and Social Affairs shall decide to establish a central occupational accident investigation Team, except for occupational accidents specified under Point c, Paragraph 1, Article 34 of the Law on occupational safety and sanitation;
b) The Head of competent authorities according to the specialized law or the Minister of the Ministries specified in Paragraph 1 and 2, Article 21 of this Decree shall establish the central occupational accident investigation Team to investigate the cases of occupational accident which occur in the areas specified under Point c, Paragraph 1, Article 34 of the Law on occupational safety and sanitation;
c) The decision on establishing the central occupational accident investigation Team is made under the Form specified in Appendix VII issued with this Decree.
Article 12. Duties of member of occupational accident investigation Team
1. The Head of occupational accident investigation Team is responsible for:
a) Deciding the immediate investigation, even in case of absence of one of the members of investigation Team;
b) Assigning specific duties to each member of the Team;
c) Discussing the result of investigation of occupational accident; deciding and taking responsibility for his decision on the result of investigation of occupational accident;
d) Holding meeting to announce the Record of occupational accident investigation;
2. The members of occupational accident investigation Team are responsible for:
a) Performing duties assigned by the Head of the Team and participating in the general activities of the investigation Team;
b) Having the right to give and reserve their comments; in case of disagreement with the decision of the Head of the Team, the member can report to the Leader of bodies appointing employees to participate in the investigation Team;
c) Not disclosing information and documents during the investigation when the Record of occupational accident investigation has not yet been announced;
Article 13. Procedures for occupational accident investigation of the grassroots occupational accident investigation Team
The grassroots occupational accident investigation Team shall perform the investigation by the following procedures:
1. Collects traces, evidence and documents related to occupational accident.
2. Obtains the victim’s testimony, the person knowing the facts or person involved in the occupational accident under Form specified in Appendix VIII issued with this Decree.
3. Requests the technical inspection or forensic examination (if needed).
4. Analyzes the conclusion about: development and cause of occupational accident; conclusion about occupational accident; seriousness of violation and recommends the form of handling to the person who is at fault in the occupational accident; takes measures to remedy and prevent the recurrence of similar occupational accidents.
5. Makes record of occupational accident investigation under the Form specified in Appendix IV issued with this Decree.
6. Holds meetings to announce the Record of occupational accident investigation under the Form specified in Appendix XI issued with this Decree.
7. Participants of meeting to announce the Record of occupational accident investigation:
a) Head of occupational accident investigation Team;
b) Employer and person authorized in writing by the employer;
c) Members of occupational accident investigation Team;
d) Victim or victim’s representative, person who knows the facts or person concerned;
dd) Representative of the grassroots trade union executive committee or the direct superior trade union executive committee in case there is no grassroots trade union executive committee at such units.
8. If the participant attending the meeting does not agree with the content of the Record of occupational accident investigation, he can write his comments and sign in the Record.
9. Within 03 working days after the date of meeting to announce the Record of occupational accident investigation, the grassroots occupational accident investigation Team shall send the Record of occupational accident investigation and the Minutes of meeting to announce the Record of occupational accident investigation to the victim’s relative; Inspectorate of Department of Labor – Invalids and Social Affairs of employer’s head office; Inspectorate of Department of Labor – Invalids and Social Affairs at the place of accident occurrence.
Article 14. Procedures for occupational accident investigation of the provincial occupational accident investigation Team
The provincial occupational accident investigation Team performs its investigation by the following procedures:
1. Performs the contents specified in Paragraphs 1, 2, 3 and 4, Article 13 of this Decree.
2. Makes Record of occupational accident investigation under the Form specified in Appendix X issued with this Decree.
3. Holds meeting and prepares the Minutes of meeting to announce the Record of occupational accident investigation under the Form specified in Appendix XI issued with this Decree at the unit or the communal People’s Committee at the place of accident occurrence.
4. Participants of meeting to announce the Record of occupational accident investigation:
a) Head of occupational accident investigation Team;
b) Member of occupational accident investigation Team;
c) Employer and person authorized in writing by the employer in case the employee having accident works under labor contract; representative of communal People’s Committee at the place of accident occurrence in case the employee having accident does not work under labor contract;
d) Victim or victim’s representative, person who knows the facts or person concerned;
Representative of the grassroots trade union executive committee or the direct superior trade union executive committee at the place having no grassroots trade union executive committee in case the victim works under labor contract;
e) Invites the representatives of police agency and People's Procuracy which have joined the investigation in the event of fatal occupational accident.
5. If any participant of meeting does not agree with the content of the Record of occupational accident investigation, he can write comments and signs in the Minutes of meeting to announce the Record of occupational accident investigation; the employer or person authorized in writing by the employer shall sign and seal (if any) in the Minutes of meeting to announce the Record of occupational accident investigation.
6. Within 03 working days after the date of meeting to announce the Record of occupational accident investigation, the occupational accident Team shall send the Record of occupational accident investigation and the Minutes of meeting to announce the Record of occupational accident investigation to the bodies having members in the occupational accident investigation Team, the Ministry of Labor – Invalid and Social Affairs, the employers, victim or victim’s relative.
Article 15. Procedures for occupational accident investigation of the central occupational accident investigation Team
The central occupational accident investigation Team performs its investigation by the following procedures:
1. After the decision on establishing the occupational accident investigation Team, the Head of occupational accident investigation Team must notify immediately the bodies whose employees are members of occupational accident investigation Team.
2. The occupational accident investigation Team shall come to the place of accident occurrence and require the employer and the competent authorities to provide documents and means related to the accident and coordinate with the district or provincial Police to conduct the on-the-spot investigation to make a record of scene examination, injury examination, collection of trace, evidence and documents related to the accident.
3. Performs the contents specified in Paragraph 2, 3 and 4, Article 14 of this Decree.
4. If any participant of meeting does not agree with the content of the Record of occupational accident investigation, he can write comments and signs in the Minutes of meeting to announce the Record of occupational accident investigation; the employer or person authorized in writing by the employer shall sign and seal (if any) in the Minutes of meeting to announce the Record of occupational accident investigation.
5. Within 03 working days after the date of meeting to announce the Record of occupational accident investigation, the central occupational accident Team shall send the Record of occupational accident investigation and the Minutes of meeting to announce the Record of occupational accident investigation to the bodies having members in the occupational accident investigation Team, the employer, the victim or the victim’s relative or the Ministry of Labor – Invalid and Social Affairs where the occupational accident is investigated under the provisions of Paragraph 1 and 2 of Article 21 of this Decree.
Article 16. Dossier of occupational accident
1. The employer must prepare the occupational accident. The dossier comprises of the original or copy of the following documents:
a) Record of scene examination (if any);
b) Scene outline;
c) Photos of scene and victim;
d) Record of autopsy or injury examination, except for missing case as declared by the Court;
dd) Record of technical inspection, forensic examination and conclusion of judicial expertise (if any);
e) Record of testimony of the victim, the person who knows the facts or person concerned;
g) Record of occupational accident investigation;
h) Minutes of meeting to announce the Record of occupational accident investigation;
i) Certificate of injury of the medical facility which has treated the victim’s injury (if any);
k) Certificate of discharge of the medical facility which has treated the victim’s injury (if any);
2. In a case of occupational accident, if there are many persons having occupational accident, each person shall have a separate dossier.
3. Retention of dossiers of occupational accident;
a) The employer shall retain the dossiers of occupational accident in accordance with the provisions in Paragraph 8, Article 18 of this Decree.
b) The body establishing the provincial or central occupational accident investigation Team shall retain the dossiers of occupational accident in accordance with regulations of law on retention.
Article 17. Occupational accident re-investigation upon complaint or denunciation
1. Within 90 days after announcement of Record of occupational accident investigation, if there is any complaint or denunciation in accordance with regulations of law, the occupational accident re-investigation is done as follows:
a) Within 10 working days after receiving the complaint or denunciation, the body establishing the occupational accident investigation Team must review and handle such complaint or denunciation in accordance with the order, procedure and authority specified in the Law on Complaint and the Law on Denunciation;
b) Where the person making complaint or denunciation does not agree with the answer of the body or organization in charge of settlement specified under Point a of this Paragraph and continues making complaint or denunciation, the body having the authority to investigate in accordance with the provisions in Paragraph 2 and 3, Article 35 of the Law on occupational safety and sanitation shall establish the occupational accident investigation Team to conduct the occupational accident re-investigation while informing in writing the result of re-investigation to the complainant or denouncer or stating the reasons in case of failure to conduct the re-investigation.
c) The establishment where the accident occurs and the grassroots occupational accident investigation Team must provide all documents, objects and means related to the occupational accident to the provincial occupational accident investigation Team;
d) The occupational accident investigation Team must provide all documents, objects and means related to the occupational accident to the central occupational accident investigation Team;
dd) Conclusion of the central occupational accident investigation Team is occupational accident final conclusion.
2. The previous Record of occupational accident investigation shall be invalidated when the Record of occupational accident re-investigation is announced.
Article 18. Responsibility of employer of facility where the occupational accident occurs
1. Promptly provides first-aid and emergency to the victim.
2. Notifies the occupational accident under the provisions of Article 10 of this Decree.
3. Keeps intact the scene of fatal occupational accident or serious occupational accident by the following principles:
a) In case of required emergency to the victim and preventing risks and damages potentially occurring to other people which disturbs the scene, the employer of the facility where the occupational accident occurs must draw the scene outline, make a record, take photos or film the scene (if possible)
b) Only removes the scene and bury the corpse (if any) after finishing the investigation steps in accordance with regulations of this Decree with the written consent of the provincial occupational accident investigation Team or police agency.
4. Immediately provides documents, objects and means related to the accident as required by the superior occupational accident investigation Team and takes responsibility before law for such documents, objects and means.
5. Creates the conditions for the employee related to the accident to provide information for the occupational accident investigation Team as required.
6. Establishes the grassroots occupational accident investigation Team to investigate the occupational accidents under the authority specified in Paragraph 1, Article 35 of the Law on occupational safety and sanitation and Paragraph 1, Article 11 of this Decree.
7. Provides all relevant information on occupational accident for all employees of his facility.
8. Completes and retain dossier of occupational accident for the employee during the period of time as follows:
a) 15 years for fatal occupational accidents;
b) Until the employee’s retirement for other occupational accidents.
9. Makes payment of expenses for occupational accident investigation including the re-investigation as stipulated under Point a, Paragraph 1, Article 27 of this Decree, except for case of occupational accident re-investigation as required by the social insurance body.
10. Takes remedial measures and settle the consequences due to occupational accident; learns from experience; implements and reports the result of implementation of recommendations specified in the record of occupational accident investigation; handles under authority the persons at fault for occupational accident.
Article 19. Notification, investigation and report on occupational accident towards Vietnamese employees working abroad
1. In addition to compliance with the law of the host country, the employers and employees working abroad still have to follow the notification, investigation and report as stipulated in this Article upon occurrence of occupational accident towards the employees in the following cases:
a) The employees going to work abroad under the contract of sending the employee to work abroad with the winning and contracting enterprises or organizations or individuals making investment abroad and sending employees to work abroad according to the Law on Vietnamese employees working abroad under labor contract;
b) The employees going to work abroad under the contract to send employees abroad to work in the form of internship for skill improvement with the enterprises sending employees abroad to work in the form of internship for skill improvement according to the Law on Vietnamese employees working abroad under labor contract;
c) The Vietnamese employees who perform duties abroad as assigned by the employers in accordance with the laws of Vietnam for the following duties: seminar or conference attendance, short-term study, reality study abroad.
2. The notification in cases specified in Paragraph 1 of this Article is specified as follows:
a) When the occupational accident occurs, the victim or the Vietnamese employee working abroad with the victim knowing the facts must notify the employer.
b) In case of occupational accident which cause death or seriously injure 02 or more Vietnamese employees working abroad, within 05 working days after receiving the notification of accident, the employer must notify by the fastest way (directly, phone, fax, telegram, email) the Inspectorate of Labor- Invalids and Social Affairs at the place of employer’s head office; the content of notification is under the Form specified in Appendix III issued with this Decree.
3. The investigation and verification for cases specified in Paragraph 1 of this Article are defined as follows:
a) The Vietnamese employee having accident while performing duties assigned by the employer at the rational location and time shall be entitled to the compensation and allowances as stipulated in Article 38 and 39 of the Law on occupational safety and sanitation.
b) In case of occupational accident which cause death or seriously injure 02 or more Vietnamese employees working abroad, within 05 working days after finishing the investigation, the employer must provide dossier and documents related to the occupational accident as stipulated in Paragraph 4 of this Article for the Inspectorate of Labor- Invalids and Social Affairs in Vietnam at the place of employer’s head office for reviewing and making record of verification of occupational accident under the Form specified in Appendix X issued with this Decree.
4. The employer must prepare and retain dossier and documents related to the occupational accident, including:
a) Decision of the facility sending the employee to work abroad;
b) Certified translation copy and copy of record of scene examination of foreign competent authorities;
c) Translation copy of copy of scene outline of the foreign competent authorities; scene photo; victim’s photo;
d) Certified translation copy and copy of record of autopsy or injury examination;
Certified translation copy of record of testimony of the victim, person knowing the facts or person concerned (if any);
e) Certified translation copy and copy of accident certificate of foreign competent authorities.
g) Certified translation copy and copy of injury certificate of foreign medical facility or injury certificate of Vietnam medical facility;
h) Certified translation copy and copy of certificate of discharge of foreign medical facility or injury certificate of Vietnam medical facility in case of treatment in Vietnam;
Article 20. Coordinated investigation of fatal occupational accident and other occupational accidents with criminal signs
1. The coordinated investigation of fatal occupational accident is done as follows:
a) When detecting or receiving information on fatal occupational accident, the provincial occupational accident Team shall coordinate with the investigation police agency having the authority for the initial investigation to carry out the following: scene examination, autopsy, testimony obtaining, collection of relevant dossier and documents while informing the People’s Procuracy at the same level to control the scene examination and autopsy;
b) The body which come to the place of occupational accident occurrence in advance shall notify the body coming later (the investigation police agency shall inform the provincial occupational accident investigation Team through the Inspectorate of Labor- Invalids and Social Affairs). After informing, if the provincial occupational accident investigation Team, the investigation police agency still conducts the scene examination, autopsy, testimony obtaining, collection of relevant dossier and documents as prescribed by law and notifies the provincial occupational accident investigation Team of the activities which the investigation police agency has done within the range of coordinated relation specified under Point a of this Paragraph;
c) As required by the investigation police agency and the People’s Procuracy, the provincial occupational accident investigation Team must provide the specialized information and documents on occupational safety and sanitation and information and documents for the purpose of investigation and settlement of occupational accident;
d) After finishing the making of record of scene examination and autopsy, the investigation police agency shall provide the copy of record of scene examination and copy of record of autopsy for the provincial occupational accident investigation Team;
dd) Within 10 working days after finishing the coordinated initial investigation, the provincial occupational accident investigation Team shall send the official letter to the investigation police agency and the People’s Procuracy with coordinate participation, specifying the viewpoint of cause and fault of persons concerned and if such accident is an occupational accident or not;
e) Within 10 working days after receiving the official letter from the provincial occupational accident investigation Team, the investigation police agency shall reply in writing if such accident is an occupational accident or not or not yet defined;
g) Where the investigation police agency defined it as occupational accident, the provincial occupational accident investigation Team shall conduct the investigation and draw conclusion as stipulated in Article 14 of this Decree and inform the result to the investigation police agency and the People’s Procuracy at the same level;
h) Where the investigation police agency has not defined it as occupational accident, the provincial occupational accident investigation Team shall suspend the occupational accident investigation until the conclusion of the investigation police agency.
2. The coordinated occupational accident investigation with criminal sign is done as follows:
a) During the occupational accident investigation under the authority specified in Paragraphs 1, 2 and 3, Article 35 of the Law on occupational safety and sanitation and the Articles 13, 14, 15, 17, 19, 21 and 22 of this Decree, if detecting the circumstances with criminal signs, the occupational accident investigation Team shall send document to recommend the prosecution, enclosed with the original documents, transfer of relevant objects and means (if any) to the investigation police agency for review and prosecution of criminal case as prescribed by law while sending document to the People’s Procuracy at the same level;
b) The investigation police agency must settle the recommendations of prosecution and inform the settlement result as prescribed by law.
3. Responsibility of investigation police agency in case of deciding not to prosecute the criminal case to the occupational accident is as follows:
a) Within 24 hours after issuing the decision on non-prosecution of criminal case to the occupational accident, the investigation police agency shall send this decision and relevant documents to the People’s Procuracy at the same level;
b) Within 03 days, after receiving the written consent to no prosecution of the People’s Procuracy, the investigation police agency shall send this decision on non-prosecution of criminal case and hand over the objects and means related to the case to the occupational accident investigation Team for case which is recommended under Point a, Paragraph 2 of this Article, or to the body having the authority to establish the occupational accident investigation Team corresponding to the occupational accident as stipulated in Paragraphs 1, 2 and 3 of the Law on occupational safety and sanitation and Article 21 of this Decree.
4. Responsibility of investigation police agency in case of deciding to prosecute the criminal case to the occupational accident is as follows:
a) Within 24 hours after issuing the decision on prosecution of criminal case, the investigation police agency shall send this decision and relevant documents to the People’s Procuracy at the same level while sending the copy of this decision to the Department of Labor – Invalids and Social Affairs;
b) Within 02 days after the conclusion of investigation, the investigation police agency shall send the investigation conclusion to the People’s Procuracy at the same level and the Department of Labor – Invalids and Social Affairs;
c) Within 03 days after receiving the written consent to suspension of investigation from the People’s Procuracy, the investigation police agency shall hand over the documents, objects and means related to the case to the occupational accident investigation Team for case which is recommended under Point a, Paragraph 2 of this Article, or to the body having the authority to establish the occupational accident investigation Team corresponding to the occupational accident as stipulated in Paragraphs 1, 2 and 3 of the Law on occupational safety and sanitation and Article 21 of this Decree.
5. When handing over the documents, objects and means related to the occupational accident as specified under Point a, Paragraph 2, Point b, Paragraph 3, Point c, Paragraph 4 of this Article, there must be a document of handover. The documents, objects and means handed over comprise of:
a) Decision on non-prosecution of criminal case in case specified under Point b, Paragraph 3 of this Article;
b) Record of scene examination;
c) Scene outline;
d) Photos of scene and victim (if any);
dd) Record of examination of traces on the body; record of autopsy (if any);
e) Record of testimony of the victim (if any), the witness and the persons having interests and obligations related to the occupational accident;
g) Result of judicial expertise (if any);
h) Objects and means related to the occupational accident (if any) subject to be handed over as prescribed by law and the record of seizure.
6. On the basis of each year, the provincial police agency shall inform the Department of Labor – Invalids and Social Affairs of the reality of occupational accident with criminal signs with prosecution, non-prosecution, investigation suspension and prosecution.
7. The Department of Labor – Invalids and Social Affairs, the provincial police agency and the provincial People’s Procuracy shall develop the regulation on coordinated investigation of fatal occupational accident and other occupational accidents with criminal signs.
Article 21. Occupational accident investigation in particular fields
Where the occupational accidents occur in the fields of radioactivity, exploration and oil and gas extraction, the means of transportation of railway, waterway, roadway, airway and units of the people’s armed forces, the occupational accident investigation is done as follows:
1. Accident investigation according to regulations of specialized law.
2. For fatal occupational accidents and occupational accidents which seriously injure two employees or more but the specialized law does not define the occupational accident, the investigation bodies shall conduct the investigation under their authority as follows:
a) The Ministry of Science and Technology shall set up an occupational accident investigation Team to investigate the occupational accidents which have occurred in the field of radioactivity;
b) The Ministry of Transport shall set up an occupational accident investigation Team to investigate the occupational accidents which have occurred on the means of transportation of railway, waterway, roadway, airway; means and equipment of oil and gas exploration and extraction at sea;
c) The Ministry of Industry and Trade shall set up an occupational accident investigation Team to investigate the occupational accidents which have occurred in the field of oil and gas exploration and extraction; except for case of occurrence on means and equipment of oil and gas exploration and extraction at sea;
d) The Ministry of Defense and the Ministry of Public Security shall set up the occupational accident investigation Team to investigate the occupational accidents occurring in the units of the people’s armed force under their management.
dd) The occupational accident investigation Team specified under Points a, b, c and d of this Paragraph shall coordinate with the Inspectorate of Labor – Invalids and Social Affairs to investigate; the procedures for investigation shall comply with the provisions in Article 15 of this Decree.
3. For mild occupational accidents or the ones which seriously injure one employee but the specialized law does not define the occupational accident investigation, the employer shall conduct the occupational accident investigation as stipulated in Paragraph 1, Article 11 and 13 of this Decree.
4. The Record of occupational accident investigation under the Form specified in Appendix IX and X issued with this Decree.
Article 22. Investigate occupational accidents which injure one employee and turn into fatal occupational accident
For occupational accidents which injure the employee under the employer’s investigation authority, but after that, the employee died during the treatment or due to the recurrence of injury caused by the occupational accident, the coordinated investigation is stipulated as follows:
1. The grassroots occupational accident investigation Team must hand over all documents related to the occupational accident under investigation to the provincial occupational accident investigation Team;
2. Where the grassroots occupational accident investigation Team has not yet conducted its investigation, the provincial occupational accident investigation Team shall continue its investigation by the procedures for fatal occupational accident specified in Article 14 of this Decree;
3. Where the grassroots occupational accident investigation Team has finished its investigation of occupational accident, the provincial occupational accident investigation Team shall review the dossier of occupational accident which it receives and assess the result of investigation of the grassroots occupational accident investigation Team; in case of necessity, it shall conduct the re-investigation and make a record of investigation for this occupational accident as stipulated in Article 17 of this Decree.
Article 23. Traffic accident investigation related to labor
Where the employee has traffic accident while performing the occupational work or duties or while going from his residence to workplace or vice versa, the occupational accident investigation Team having the authority specified in Paragraphs 1, 2, 3 and 4, Article 35 of the Law on occupational safety and sanitation, Article 11 and 21 of this Decree shall conduct its verification and make record of occupational accident investigation based on one of the following documents:
1. Dossier for settlement of traffic accident of the traffic police agency;
2. Written certification of the accident of the communal police agency where the accident occurs.
3. Written certification of accident of local government where the accident occurs.
Article 24. Time and form of occupational accident report
The occupational accident report as stipulated in Article 36 of the Law on occupational safety and sanitation is made as follows:
1. The employer shall send the general report on the reality of occupational accident to the Department of Labor – Invalids and Social Affairs where the employer’s head office is situated; the report must be sent before the 5th of July annually for the first 06 months and before the 10th of January of the subsequent year of the annual report under the Form specified in Appendix XII issued with this Decree. The report is sent by one of the following forms: directly, fax, post, email.
2. The communal People’s Committee shall report the occupational accident and technical incident which causes serious occupational accident unsafety and insanitation related to the employee who does not work under labor contract and occurs in the area specified in Paragraph 2, Article 36 of the Law on occupational safety and sanitation to the district People’s Committee under the Form specified in the Appendix XVI issued with this Decree before the 5th of July for the first 06 month report and before the 5th of January of subsequent year for the annual report.
3. The district People’s Committee shall summarize the occupational accidents and technical incidents causing serious occupational accident unsafety and insanitation related to the employee who does not work under labor contract and occurs in the area and report to the Department of Labor – Invalids and Social Affairs under the Form specified in Appendix XVI issued with this Decree before the 10th of July for the first 06 month report and before the 10th of January of subsequent year for the annual report.
4. Reporting responsibility of the Department of Labor – Invalids and Social Affairs:
a) Rapidly reports the fatal occupational accidents and serious occupational accidents which injure 02 employees or more to the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs under the Form specified in the Appendix XIII issued with this Decree.
b) Summarizes the reality of occupational accidents in the first 06 months and 01 year in the provincial areas; sends the general report on reality of occupational accident under the Form specified in Appendix XIV and Appendix XV issued with this Decree to the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs (Bureau for safe work) and the provincial Department of Statistics before the 15th of July for the first 06 month report and before the 25h of January of subsequent year for the annual report.
5. The bodies in charge of occupational accident investigation in the particular fields as stipulated in Paragraph 4, Article 35 of the Law on occupational safety and sanitation and Article 21 of this Decree must report the reality of occupational accident under their investigation authority and send it to the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs before the 15th of July for the first 06 month report and before the 25h of January of subsequent year for the annual report under the Form specified in Appendix XVII issued with this Decree.
Article 25. Provision of information about the case where the victim of occupational accident is examined and treated at the medical facility
1. The medical facility shall make statistics of cases of occupational accident which are examined and treated at the facility and sends it to the Department of Health before the 5th of July for the first 06 month report and before the 10th of January of subsequent year for the annual report under the Form specified in Appendix XVIII issued with this Decree.
2. The Department of Health shall make a summary of victims of occupational accident who are examined and treated at the medical facility in the areas under the Form specified in Appendix XIX issued with this Decree and send it to the Ministry of Health before the 15th of July for the first 06 month report and before the 25th of January of subsequent year for the annual report.
3. The Ministry of Health shall send the summary of victims of occupational accident who are examined and treated at the medical facility to the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs before the 31st of July for data of the first 06 month and before the 15th of February of the subsequent year for the annual data under the Form specified in Appendix XX issued with this Decree.
Article 26. Notification, investigation and report on technical incidents causing occupational unsafety and insanitation and technical incident causing serious occupational unsafety and insanitation
1. Upon occurrence of incident which causes death or serious injury to 02 persons or more but the victims are not the employees under the employer’s management or when the employee is in distress but the casualty is unknown, the employer of the facility where the incident occurs must notify it by the fastest way to the Inspectorate of Department of Labor – Invalids and Social Affairs where the incident occurs and to the district Police if the victim is dead under the Form specified in Appendix III issued with this Decree.
2. In addition to the notification specified in Paragraph 1 of this Article, the technical incidents causing occupational unsafety and insanitation and technical incident causing serious occupational unsafety and insanitation must be notified, investigated, counted and reported in accordance with the specialized laws.
3. For the technical incident causing serious occupational unsafety and insanitation but the specialized laws have not yet defined the notification, the following provisions must be observed:
a) The person who detects or receives the notification of technical incident causing serious occupational unsafety and insanitation must notify immediately the employer of the facility where the incident has occurred or to the communal People’s Committee where the incident has occurred. The employer or the communal People’s Committee must notify immediately the district People’s Committee where the incident has occurred;
b) For technical incident causing serious occupational unsafety and insanitation pertaining to the many business and production establishments and localities, the employer and locality where the incident has occurred must notify immediately the district and provincial People’s Committee.
4. After conducting the investigation of technical incident causing serious occupational unsafety and insanitation in accordance with the specialized laws, the competent state authorities shall take responsibility for investigation and send the result, conclusion and investigation record to the provincial Department of Labor – Invalids and Social Affairs where the incident has occurred, the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs and the relevant bodies.
Article 27. Expenses of occupational accident investigation
1. The expenses of occupational accident investigation for the employees working under labor contract are stipulated as follows:
a) The employer is responsible for paying all expenses, including: scene reconstruction, shooting, printing, photo enlargement of scene and victim; technical inspection solicitation and forensic examination (in case of necessity); autopsy, printing of documents related to the occupational accident; vehicles at the place of occupational accident occurrence for the investigation of occupational accident; meeting to announce the record of occupational accident investigation;
b) The body having the authority to investigate the occupational accident and the body appointing its employee to participate in occupational accident investigation shall pay the traveling expenses to the participants under the current laws.
c) The expenses of occupational accident investigation from the employer shall be accounted in the costs of business and production and are the rational expenses to calculate and pay the corporate income tax in accordance with the provisions of the Law on corporate income tax; where the employer is a non-business enterprise, these expenses shall be accounted in the expenses and price of non-business services and are the rational expenses to calculate and pay tax according to regulation; where the employer is an administrative body, these expenses shall be allocated in its regular operational costs of the units and bodies.
2. The rational expenses pertaining to the occupational accident investigation of the employee who does not work under labor contract shall be paid by the communal People’s Committee and the state body having the authority to investigate the occupational accident in the regular operational costs of the units and bodies.
Article 28. Settlement of occupational accident benefits for the employee in case the occupational accident has decision on criminal case prosecution
The settlement of occupational accident benefits for the employee in case the occupational accident has decision on criminal case prosecution as stipulated in Paragraph 11, Article 35 of the Law on occupational safety and sanitation is specified as follows:
1. Where the time limit for investigation is over but the investigation police agency cannot identify the person who causes the accident or the criminal case is suspended, the employer and the social insurance body must fully implement the responsibility to the affected person as stipulated in the Law on occupational safety and sanitation like the case where the occupational accident occurs not due to entirely the employee’s fault.
2. Where the investigation police agency issues a decision on prosecuting the accused but the affected employee is not the accused, the employer and the social insurance body still have to fully implement the responsibilities to the affected employee as prescribed in the Law on occupational safety and sanitation like the case where the occupational accident occurs not due to entirely the employee’s fault.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
Điều 10. Thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động
Điều 11. Quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động
Điều 17. Điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo
Điều 18. Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
Điều 20. Phối hợp Điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm
Điều 23. Điều tra tai nạn giao thông liên quan đến lao động
Điều 24. Thời Điểm, mẫu báo cáo tai nạn lao động
Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại
Điều 36. Tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động
Điều 38. Tổ chức hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở
Điều 39. Trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động