- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm thì công ty có trách nhiệm như thế nào?
1. Tai nạn lao động là gì?
Tai nạn lao động là một khái niệm được quy định trong pháp luật lao động của Việt Nam. Theo quy định tại khoản 8, Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, “tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể, hoặc thậm chí có thể gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với công việc, nhiệm vụ lao động”.
Tai nạn lao động có thể xảy ra tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, hoặc ngoài nơi làm việc và ngoài giờ làm việc khi người lao động thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại.
Tai nạn lao động có thể được phân thành 03 loại theo mức độ thiệt hại cho người lao động theo Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:
(1) Tai nạn lao động làm chết người: Là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau:
- Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
- Chết trên đường đi cấp cứu, hoặc trong thời gian cấp cứu;
- Chết trong thời gian điều trị, chết do tái phát vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận của biên bản giám định pháp y;
- Người lao động bị mất tích, và được tuyên bố đã chết theo kết luận của Tòa án.
(2) Tai nạn lao động nặng khiến người lao động bị thương nặng: Là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương theo quy định tại Phụ lục II, ban hành kèm Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
(3) Tai nạn lao động nhẹ khiến người lao động bị thương nhẹ: Là tai nạn lao động không thuộc 02 trường hợp trên.
Như vậy, trường hợp người lao động bị tai nạn trên đường đi làm thì được coi là tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
(i) Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
(ii) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn;
(iii) Không thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 gồm:
+ Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
+ Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
+ Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, người lao động gặp tai nạn giao thông trên đường đi làm về có được hưởng chế độ tai nạn lao động hay không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gặp tai nạn và việc người lao động có gặp tai nạn giao thông trên tuyến đường từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý hay không, cụ thể:
- Nếu người lao động không bị tai nạn giao thông trên tuyến đường từ nơi làm việc về nơi ở hoặc bị tai nạn giao thông trên tuyến đường từ nơi làm việc về nơi ở nhưng không ở khoảng thời gian hợp lý thì không được xem là bị tai nạn lao động và không được hưởng chế độ tai nạn lao động.
- Nếu người lao động bị tai nạn giao thông trên tuyến đường từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì người lao động được xem là bị tai nạn lao động và được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
3. Trách nhiệm của công ty khi người lao động gặp tai nạn trên đường đi làm về
Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
“Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;
10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này”.
Như vậy, trường hợp người lao động bị tai nạn trên đường đi làm thì được coi là tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
- Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
- Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động như sau:
+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
+ Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Ngoài ra, theo Điều 54 Luật An toàn vệ sinh, lao động 2015 quy định người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên; tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%; tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động bằng 30% mức lương cơ sở.
4. Người lao động bị tai nạn chết người trên đường đi làm được hưởng quyền lợi gì?
Theo quy định của pháp luật, người lao động bị tai nạn lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động từ người sử dụng lao động (phía công ty) và từ cơ quan bảo hiểm (người lao động tham gia bảo hiểm xã hội).
Theo đó, trường hợp người lao động bị tai nạn chết người trên đường đi làm thì sẽ được hưởng những quyền lợi từ chế độ tai nạn lao động như sau:
- Về phía công ty:
Theo quy định của pháp luật người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị chết do tai nạn lao động.
- Về phía cơ quan bảo hiểm:
Theo quy định của pháp luật, thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của pháp luật.
+ Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết, trong đó mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng. Vì vậy, nhân thân của người lao động sẽ được nhận 64.800.000 đồng từ cơ quan bảo hiểm.
Ngoài ra, gia đình người lao động sẽ được nhận một lần trợ cấp mai táng. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết do tai nạn lao động. Như vậy, gia đình người lao động sẽ được nhận trợ cấp mai táng 1 lần là 18.000.000 đồng.
+ Những người sau đây sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:
* Con chưa đủ 18 tuổi;
* Con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
5. Điều tra tai nạn lao động
Khoản 1 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về điều tra tai nạn lao động như sau:
“1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, trừ trường hợp đã được điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này hoặc tai nạn lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành…”
“Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm có người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác...”
Như vậy trong trường hợp người lao động đi từ nơi ở tới nơi làm việc hoặc ngược lại và bị tai nạn giao thông thì cần báo ngay cho cơ quan công an địa phương (để làm biên bản hiện trường) và Công ty nơi đang công tác biết. Công ty có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra để điều tra, kết luận vụ việc. Nếu người lao động bị tai nạn trên tuyến đường hợp lý và trong khoảng thời gian hợp lý thì được hưởng chế độ như tai nạn lao động.
Hồ sơ đề nghị giám định:
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT hồ sơ giám định thương tật lần đầu do bị tai nạn lao động bao gồm:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản điều tra TNLĐ;
- Giấy ra viện và một trong các giấy tờ như: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực.
Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ BHXH
Căn cứ Điều 14 Quyết định số 636/2016/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hồ sơ bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ do NSDLĐ lập.
- Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo quy định.
- Giấy ra viện sau khi đã Điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính).
- Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông hoặc Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Người sử dụng lao động trả lương 18k/giờ có vi phạm pháp luật không?
Thời gian thử việc tối đa của người lao động là bao lâu?
Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng, người lao động được bồi thường như thế nào?
Trường hợp nào người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?