- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Thông tư ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động có gì nổi bật?
1. Phân loại các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động
Căn cứ theo Danh mục các loại máy thiết bị vật tư chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động được ban hành kèm theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH quy định các loại máy, thiết bị, vật tư, chất này được phân loại thành 03 nhóm như sau:
- Các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
- Các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù quân sự
- Các loại máy, thiết bị vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù ngành công an.
Theo quy định tại Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH; có 45 loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Có thể kể đến một số loại máy móc, thiết bị như:
- Nồi hơi, nồi gia nhiệt dầu, các thiết bị chịu áp lực;
- Các loại cần trục, thiết bị nâng – chuyển;
- Hệ thống điều khiển, hệ thống phát điện;
- Hệ thống đường ống vận chuyển hóa chất….
2. Mục đích và ý nghĩa của thông tư
2.1. Đảm bảo an toàn cho người lao động
Thông tư ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động. Việc xác định rõ các loại máy móc và thiết bị có nguy cơ cao giúp các doanh nghiệp có biện pháp phòng ngừa, từ đó giảm thiểu tai nạn lao động.
2.2. Tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp
Thông tư cũng đặt ra yêu cầu về trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc đảm bảo an toàn lao động. Các công ty phải có kế hoạch bảo trì, kiểm tra định kỳ và thực hiện các biện pháp an toàn khi sử dụng máy móc, thiết bị thuộc danh mục này. Điều này không chỉ giúp bảo vệ người lao động mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
2.3. Cơ sở pháp lý cho các hoạt động quản lý
Thông tư cung cấp cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm liên quan đến an toàn lao động. Điều này sẽ giúp tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm trong quản lý an toàn lao động tại các doanh nghiệp.
3. Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động là gì?
Điều 28 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 đã định nghĩa như sau:
“1. Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là máy, thiết bị, vật tư, chất trong điều kiện lưu giữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng hợp lý, đúng mục đích và đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhưng trong quá trình lao động, sản xuất vẫn tiềm ẩn khả năng xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người.”
Theo đó, đây là những loại máy móc, thiết bị, vật tư có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động hoặc các hậu quả nghiêm trọng khác; kể cả khi được sử dụng đúng cách và bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Vì vậy, nhà nước có những quy định chặt chẽ để kiểm soát việc sử dụng các loại máy móc, thiết bị, vật tư này.
4. Các loại máy thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù ngành công an
Căn cứ theo Mục 3 Danh mục các loại máy thiết bị vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động được ban hành kèm theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH quy định có 15 loại máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù ngành công an, cụ thể:
- Các loại chất cay (hơi cay)
- Gậy điện
- Súng bắn đạn cao su
- Quả nổ, quả khói
- Thiết bị xử lý bom thư
- Máy dò thuốc nổ
- Máy soi chiếu tia X
- Máy phá sóng di động
- Súng phá hủy cơ cấu nổ
- Chất chữa cháy - Bột chữa cháy
- Chất chữa cháy - Chất tạo bọt chữa cháy
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy - hệ thống sprinkler tự động
- Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình
- Hệ thống chữa cháy bằng khí
- Bình chữa cháy xách tay.
5. Trách nhiệm của đơn vị sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 44/2016/NĐ-CP; đơn vị sử dụng có trách nhiệm:
- Thực hiện kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trước khi sử dụng; chỉ sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư đạt yêu cầu; thực hiện kiểm định định kỳ; lựa chọn tổ chức hoạt động kiểm định có uy tín;
- Khai báo việc sử dụng với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương;
- Lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định. Trường hợp chuyển nhượng hoặc cho thuê lại đối tượng kiểm định; phải bàn giao đầy đủ hồ sơ kỹ thuật an toàn.
- Tạo điều kiện cho tổ chức kiểm định thực hiện kiểm định; cử người đại diện chứng kiến quá trình kiểm định;
- Thực hiện các kiến nghị của tổ chức kiểm định trong quá trình sử dụng; không sử dụng các đối tượng có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc quá thời hạn kiểm định;
- Quản lý, sử dụng, loại bỏ đối tượng kiểm định theo đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Xem thêm các bài viết liên quan:
7 vùng kinh tế Việt Nam là gì? Lương tối thiểu tại 7 vùng kinh tế Việt Nam là bao nhiêu?