Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động
Số hiệu: | 44/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 01/07/2016 | Số công báo: | Từ số 443 đến số 444 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động, người lao động và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
2. Hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
3. Hoạt động quan trắc môi trường lao động
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đối tượng kiểm định là máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
2. Người huấn luyện cơ hữu là người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn.
3. Nhóm huấn luyện là nhóm các đối tượng huấn luyện có cùng đặc điểm chung về công việc, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động và được phân loại theo quy định tại Nghị định này.
1. Tổ chức là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật, được phép cung ứng dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
b) Bảo đảm thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định cho từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định, theo yêu cầu tại quy trình kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.
c) Có đủ tài liệu kỹ thuật về từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định theo quy trình kiểm định.
d) Có ít nhất 02 kiểm định viên làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng trở lên thuộc tổ chức để thực hiện kiểm định đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.
đ) Người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định của tổ chức phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật và đã trực tiếp thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tối thiểu 03 năm.
2. Các thiết bị, tài liệu, nhân lực nêu tại các điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều này chỉ được sử dụng để làm điều kiện đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với một tổ chức.
1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đối với đơn vị sự nghiệp;
c) Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định;
d) Danh mục tài liệu kỹ thuật;
đ) Tài liệu về kiểm định viên bao gồm:
- Bản sao Chứng chỉ kiểm định viên;
- Bản sao hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
e) Tài liệu về người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định bao gồm:
- Bản sao bằng đại học;
- Văn bản chứng minh kinh nghiệm kiểm định.
2. Hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận;
b) Giấy chứng nhận đã được cấp;
c) Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e Khoản 1 Điều này trong trường hợp có sự thay đổi.
3. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:
a) Đối với trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận;
- Giấy chứng nhận đã được cấp;
- Tài liệu chứng minh thay đổi về điều kiện cấp Giấy chứng nhận.
b) Đối với Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
- Giấy chứng nhận đã được cấp trong trường hợp bị hỏng.
4. Mẫu các thành phần hồ sơ tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này được quy định tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:
a) Tổ chức có nhu cầu cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận; nộp phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính.
Đối với trường hợp gia hạn, ít nhất 30 ngày trước khi hết thời hạn trong Giấy chứng nhận, tổ chức gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định và cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận; trường hợp không cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định tại Phụ lục la ban hành kèm theo Nghị định này.
1. 05 năm đối với Giấy chứng nhận cấp mới hoặc gia hạn.
2. Trường hợp cấp lại là thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đã được cấp.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bị thu hồi một trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn đình chỉ hoạt động kiểm định mà không khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ.
2. Hoạt động kiểm định trong thời gian bị đình chỉ.
3. Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận.
1. Có trình độ đại học trở lên, thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định;
2. Có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc;
3. Có ít nhất 02 năm làm kỹ thuật kiểm định hoặc làm công việc thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì về đối tượng kiểm định;
4. Đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định hoặc có thời gian thực hiện kiểm định đối tượng kiểm định trên 10 năm tính đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực.
1. Chứng chỉ kiểm định viên được cấp cho cá nhân bảo đảm tiêu chuẩn của kiểm định viên theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Chứng chỉ kiểm định viên được cơ quan có thẩm quyền cấp lại trong trường hợp sau đây:
a) Bổ sung, sửa đổi nội dung chứng chỉ kiểm định viên;
b) Chứng chỉ kiểm định viên hết hạn;
c) Chứng chỉ kiểm định viên bị mất hoặc hỏng;
d) Cấp lại sau khi chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi. Chứng chỉ kiểm định viên chỉ được xem xét cấp lại sau thời hạn ít nhất 06 tháng, kể từ ngày bị thu hồi.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ kiểm định viên là cơ quan chuyên môn thuộc các bộ có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này; việc cấp chứng chỉ kiểm định viên được thực hiện theo đối tượng kiểm định thuộc phạm vi quản lý của từng bộ.
2. Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học của người đề nghị cấp chứng chỉ có chứng thực hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu;
3. Tài liệu chứng minh tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 9 Nghị định này;
4. Giấy chứng nhận sức khỏe trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị;
5. Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân;
6. 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.
1. Trường hợp bổ sung, sửa đổi nội dung chứng chỉ kiểm định viên, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
b) Bản gốc chứng chỉ đã được cấp;
c) Tài liệu chứng minh sự phù hợp của yêu cầu bổ sung, sửa đổi;
d) 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 6 tháng, kể từ ngày đề nghị.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên khi hết hạn bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
b) Bản gốc chứng chỉ đã được cấp;
c) Kết quả sát hạch trước khi cấp lại;
d) Giấy chứng nhận sức khỏe trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.
3. Trường hợp chứng chỉ kiểm định viên bị hỏng hoặc mất, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
b) Bản sao chứng chỉ kiểm định viên (nếu có) hoặc số hiệu kiểm định viên đã được cấp;
c) 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.
4. Chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi được xem xét để cấp lại, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
b) Báo cáo việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền về khắc phục sai phạm;
c) Văn bản chứng minh đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định tổ chức sau thời điểm quyết định thu hồi chứng chỉ có hiệu lực đối với trường hợp quy định tại các điểm c và đ Khoản 2 Điều 14 Nghị định này;
d) 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.
5. Mẫu các thành phần hồ sơ tại Điều 11, các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được quy định tại Phụ lục Ic ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Cá nhân có nhu cầu cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên lập 01 bộ hồ sơ, gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định này để đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên có thể gửi cùng với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ cho kiểm định viên; trường hợp không cấp, cấp lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Mẫu chứng chỉ kiểm định viên được quy định tại Phụ lục Ic ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Chứng chỉ kiểm định viên có thời hạn là 05 năm.
1. Kiểm định viên có trách nhiệm xuất trình chứng chỉ kiểm định viên theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và với tổ chức, cá nhân có đối tượng đề nghị được kiểm định; chỉ được kiểm định đối với đối tượng kiểm định trong phạm vi ghi trên chứng chỉ kiểm định viên.
2. Chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
b) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa nội dung chứng chỉ;
c) Không làm việc tại bất kỳ tổ chức kiểm định nào từ 12 tháng trở lên;
d) Kiểm định ngoài phạm vi ghi trên chứng chỉ kiểm định viên;
đ) Thực hiện kiểm định không đúng quy trình kiểm định.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi chứng chỉ kiểm định viên.
1. Công bố biên bản kiểm định với tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Dán tem kiểm định hoặc thể hiện thông tin kiểm định lên đối tượng kiểm định và cấp cho tổ chức, cá nhân sử dụng đối tượng kiểm định Giấy chứng nhận kết quả kiểm định (01 bản) chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu.
2. Trong trường hợp đối tượng kiểm định không đạt yêu cầu và phát hiện đối tượng có nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động thì không cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và thông báo cho cơ sở biết để có biện pháp khắc phục.
3. Hằng năm, từ ngày 01 đến ngày 10 tháng 12 báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
4. Đảm bảo độc lập, khách quan trong cung ứng dịch vụ kiểm định.
5. Cử kiểm định viên tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
6. Nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và các chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi về cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
7. Không cung ứng dịch vụ kiểm định trong thời gian bị đình chỉ hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; không sử dụng kiểm định viên đang bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên để thực hiện kiểm định.
8. Mẫu Giấy chứng nhận kết quả kiểm định; mẫu tem kiểm định; mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định được quy định tại Phụ lục Id ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Lựa chọn tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; chỉ được đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được kiểm định đạt yêu cầu.
2. Khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
3. Lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. Trong trường hợp chuyển nhượng (hoặc cho thuê lại) các đối tượng kiểm định, người bán (hoặc cho thuê lại) phải bàn giao đầy đủ hồ sơ kỹ thuật an toàn cho người mua (hoặc thuê lại).
4. Tạo điều kiện cho tổ chức kiểm định thực hiện kiểm định, chuẩn bị đầy đủ các tài liệu kỹ thuật liên quan đến các đối tượng kiểm định để cung cấp cho kiểm định viên và cử người đại diện chứng kiến quá trình kiểm định.
5. Thực hiện các kiến nghị của tổ chức kiểm định trong việc đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng các đối tượng kiểm định. Không được tiếp tục sử dụng các đối tượng kiểm định có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc quá thời hạn kiểm định.
6. Quản lý, sử dụng, loại bỏ đối tượng kiểm định theo đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
7. Mẫu công văn khai báo sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định tại Phụ lục Iđ ban hành kèm theo Nghị định này.
Đối tượng tại Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định thành các nhóm sau đây:
1. Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a) Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
1. Huấn luyện nhóm 1
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Huấn luyện nhóm 3
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.
4. Huấn luyện nhóm 4
a) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
b) Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
5. Huấn luyện nhóm 5:
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
c) Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động: Yếu tố có hại tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc; các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống; cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp; tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu; phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc; an toàn thực phẩm; quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động; nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc; kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động; phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
6. Huấn luyện nhóm 6:
Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.
Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
1. Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
2. Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
3. Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
4. Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 56 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động ít nhất là 40 giờ, nội dung huấn luyện cấp giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ.
5. Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành Chương trình khung chi tiết huấn luyện chuyên ngành, đặc thù theo Chương trình khung huấn luyện quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện căn cứ chương trình khung huấn luyện, xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện phù hợp với đặc điểm, điều kiện và yêu cầu thực tế huấn luyện.
1. Huấn luyện cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động
Ít nhất 02 năm một lần, kể từ ngày Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có hiệu lực, người được huấn luyện phải tham dự khóa huấn luyện để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện ít nhất bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu. Người làm công tác y tế thực hiện việc cập nhật kiến thức theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Huấn luyện định kỳ theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động
Người lao động thuộc nhóm 4 được huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện định kỳ bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
3. Huấn luyện khi có sự thay đổi về công việc; thay đổi về thiết bị, công nghệ và huấn luyện sau thời gian nghỉ làm việc
a) Thay đổi công việc hoặc thay đổi thiết bị, công nghệ: Trước khi giao việc phải được huấn luyện nội dung về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới hoặc thiết bị, công nghệ mới.
Trường hợp đối tượng đã được huấn luyện trong thời hạn dưới 12 tháng kể từ khi chuyển sang làm công việc mới hoặc kể từ khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ thì nội dung huấn luyện lại được miễn phần đã được huấn luyện.
b) Trở lại làm việc sau thời gian nghỉ làm việc
Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động được huấn luyện lại nội dung như đối với huấn luyện lần đầu. Thời gian huấn luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
Người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là người huấn luyện) phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
1. Huấn luyện nội dung hệ thống pháp luật an toàn, vệ sinh lao động
Người huấn luyện nội dung hệ thống pháp luật an toàn, vệ sinh lao động là người có trình độ đại học trở lên, ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
Người huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động là người có trình độ đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Có ít nhất 07 năm làm công việc về an toàn, vệ sinh lao động ở đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và phải tham gia khóa huấn luyện về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện.
3. Huấn luyện lý thuyết chuyên ngành
Người huấn luyện lý thuyết chuyên ngành là người có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Có ít nhất 05 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và tham gia khóa huấn luyện về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện.
4. Huấn luyện thực hành:
a) Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người huấn luyện có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;
b) Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người huấn luyện có trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 05 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;
c) Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người huấn luyện có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 05 năm;
d) Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người huấn luyện có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;
đ) Người huấn luyện thực hành bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản này, đồng thời phải tham gia khóa huấn luyện về nghiệp vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc có ít nhất 5 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
5. Huấn luyện nội dung chuyên môn về y tế lao động
Người huấn luyện phải có trình độ bác sĩ trở lên và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Có ít nhất 05 năm làm công việc trong lĩnh vực có liên quan đến bệnh nghề nghiệp, vệ sinh lao động, sơ cứu, cấp cứu, dinh dưỡng, phòng chống dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm.
6. Định kỳ 02 năm, người huấn luyện phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động ít nhất một lần; trừ người huấn luyện chuyên môn vệ sinh lao động, y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1. Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện
a) Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cho người được huấn luyện thuộc các nhóm 1, 2, 5 và 6 sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu;
b) Giấy chứng nhận huấn luyện theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
a) Người sử dụng lao động cấp Thẻ an toàn cho người được huấn luyện thuộc nhóm 3 sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Tổ chức huấn luyện cấp Thẻ an toàn cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;
b) Thẻ an toàn theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
a) Tổ chức huấn luyện; doanh nghiệp tự huấn luyện; cơ sở y tế bao gồm cơ sở giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề y tế, các cơ sở giáo dục khác có đào tạo mã ngành thuộc khối ngành khoa học sức khỏe, viện nghiên cứu thuộc hệ y tế dự phòng ở cấp trung ương có chức năng đào tạo, trung tâm đào tạo nhân lực y tế cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động cho người được huấn luyện nội dung chuyên môn về y tế lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu;
b) Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động theo Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện
a) Người sử dụng lao động ghi kết quả huấn luyện của người được huấn luyện thuộc nhóm 4 vào Sổ theo dõi công tác huấn luyện tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
b) Sổ theo dõi công tác huấn luyện theo Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện và cơ sở sản xuất, kinh doanh lập sổ theo dõi cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động; Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện theo các mẫu số 09, 10 và 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có thời hạn 02 năm. Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động có thời hạn 05 năm.
2. Trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động hết hạn, người sử dụng lao động lập danh sách những người được cấp kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này gửi Tổ chức huấn luyện, cơ sở y tế hoặc doanh nghiệp tự huấn luyện theo quy định tại Điều 26 và Điều 29 Nghị định này. Nếu kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động mới theo quy định tại Nghị định này.
1. Tổ chức huấn luyện được phân loại theo đặc điểm, tính chất phức tạp của đối tượng huấn luyện như sau:
a) Hạng A huấn luyện nhóm 1, 4 và 6;
b) Hạng B huấn luyện nhóm 1, 3, 4 và 6;
c) Hạng C huấn luyện nhóm 1, 2, 3, 4 và 6;
2. Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Hạng A bảo đảm điều kiện sau đây:
a) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có trụ sở hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất:
- 02 phòng học lý thuyết; mỗi phòng có diện tích ít nhất từ 30m2 trở lên;
- 01 phòng thực hành được trang bị thiết bị cơ bản phục vụ công tác huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động.
c) Có ít nhất 05 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật, nội dung nghiệp vụ, trong đó có 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;
d) Có chương trình, tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này;
đ) Người phụ trách huấn luyện phải có trình độ đại học trở lên.
3. Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Hạng B bảo đảm điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, phòng, xưởng, khu thực hành bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện; trong đó phòng, xưởng thực hành có diện tích tối thiểu 40 m2, khu huấn luyện thực hành có diện tích tối thiểu 300 m2;
c) Có ít nhất 05 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành; trong đó có ít nhất 03 người huấn luyện chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện và 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động.
4. Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Hạng C bảo đảm điều kiện sau đây:
a) Điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Có máy, thiết bị tối thiểu phục vụ huấn luyện thực hành chuyên ngành cơ bản gồm: Thiết bị nâng, thiết bị chịu áp lực, thiết bị thực hành làm việc trong không gian hạn chế, làm việc trên cao, thiết bị gia công cơ khí, hàn, cắt kim loại, thiết bị thực hành an toàn điện, thực hành an toàn hóa chất. Máy, thiết bị, vật tư, hóa chất, nơi huấn luyện thực hành phải bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; khu huấn luyện thực hành bảo đảm diện tích ít nhất 500m2.
5. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện được huấn luyện đối với nhóm 5 khi bảo đảm điều kiện hoạt động Hạng A hoặc Hạng B hoặc Hạng C theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này và bảo đảm thêm điều kiện sau đây:
a) Ít nhất 5 người huấn luyện có trình độ bác sĩ trở lên và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan đến bệnh nghề nghiệp, vệ sinh lao động, sơ cứu, cấp cứu, dinh dưỡng, phòng chống dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm;
b) Đủ trang thiết bị và cơ sở vật chất để phục vụ cho việc huấn luyện lý thuyết, thực hành theo chương trình học; có trang thiết bị thực hành liên quan đến dinh dưỡng, lấy mẫu kiểm tra an toàn thực phẩm, sơ cứu, cấp cứu;
c) Có tài liệu huấn luyện về y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
6. Cơ sở y tế theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 24 Nghị định này bảo đảm điều kiện theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản 5 Điều này được huấn luyện về y tế lao động; cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên được huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho người lao động.
7. Hợp đồng thuê, liên kết quy định tại Điều này còn thời hạn ít nhất 05 năm, kể từ ngày nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động và có đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế.
8. Cơ sở vật chất và nhân lực theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này chỉ được sử dụng để làm điều kiện đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với một tổ chức.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của Tổ chức huấn luyện.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với các tổ chức huấn luyện sau đây:
a) Tổ chức huấn luyện do các bộ, ngành, cơ quan trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc bộ, ngành, cơ quan trung ương quyết định thành lập;
b) Tổ chức huấn luyện Hạng B và C;
c) Tổ chức huấn luyện nhóm 5 theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 Nghị định này.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với Tổ chức huấn luyện. Hạng A do cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập; doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp do địa phương quản lý.
1. Hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh về quy mô huấn luyện và các điều kiện, giải pháp thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015;
d) Bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ người đứng đầu, người phụ trách công tác huấn luyện;
đ) Danh mục về cơ sở vật chất; danh sách người quản lý, người huấn luyện kèm theo hồ sơ, tài liệu sau đây:
- Bản sao có chứng thực hồ sơ, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện huấn luyện của người huấn luyện;
- Bản sao có chứng thực hồ sơ, giấy tờ về cơ sở vật chất liên quan gồm quyết định giao cơ sở vật chất của cơ quan có thẩm quyền, hợp đồng, hóa đơn mua, giấy tờ cho, tặng, sang nhượng, mượn hợp pháp; hợp đồng thuê, hợp đồng liên kết huấn luyện trong trường hợp Tổ chức huấn luyện thuê hoặc liên kết với cơ sở khác để bảo đảm điều kiện về máy, thiết bị huấn luyện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này;
- Chương trình chi tiết, tài liệu huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bao gồm:
a) Trường hợp Giấy chứng nhận bị hỏng, mất:
- Văn bản giải trình lý do đề nghị cấp lại;
- Bản sao Giấy chứng nhận đã cấp (nếu có).
b) Trường hợp sửa đổi, bổ sung phạm vi hoạt động:
- Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung phạm vi hoạt động;
- Giấy chứng nhận đã cấp;
- Hồ sơ, giấy tờ chứng minh năng lực về người huấn luyện, chương trình huấn luyện, cơ sở vật chất tương ứng với nội dung phạm vi đề nghị bổ sung phạm vi hoạt động.
3. Hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bao gồm:
- Văn bản đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động;
- Hồ sơ, tài liệu quy định tại các điểm c, d và đ Khoản 1 Điều này.
4. Trình tự cấp mới, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
a) Tổ chức có nhu cầu cấp mới, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 27 Nghị định này để thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động; nộp phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính.
Đối với hồ sơ đề nghị gia hạn, Tổ chức huấn luyện gửi đến cơ quan có thẩm quyền chậm nhất 30 ngày trước khi hết thời hạn quy định trong Giấy chứng nhận.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị và nêu rõ lý do.
5. Trình tự công bố cơ sở y tế đủ điều kiện huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận về y tế lao động
a) Trước khi huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận về y tế lao động, người đứng đầu cơ sở y tế gửi Bộ Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của các Bộ, ngành) hoặc Sở Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi tổ chức đặt trụ sở chính hồ sơ đề nghị công bố đủ điều kiện huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận về y tế lao động;
Hồ sơ đề nghị gồm văn bản tương tự như Khoản 1 Điều này.
b) Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công bố đủ điều kiện huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận về y tế lao động trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế. Trường hợp không bảo đảm điều kiện thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
a) Tự tổ chức huấn luyện nếu bảo đảm điều kiện về người huấn luyện theo quy định tại Nghị định này;
b) Thuê tổ chức huấn luyện.
2. Trình tự xem xét, đánh giá điều kiện hoạt động của doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn; vệ sinh lao động được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp có nhu cầu tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động lập 01 bộ hồ sơ chứng minh đủ điều kiện hoạt động như đối với Tổ chức huấn luyện, trừ điều kiện quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 26 của Nghị định này, gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, thông báo cho doanh nghiệp về những điều kiện chưa bảo đảm theo quy định.
Hết thời hạn 30 ngày, cơ quan có thẩm quyền không có thông báo về việc doanh nghiệp không bảo đảm đủ điều kiện hoạt động huấn luyện thì doanh nghiệp được tự huấn luyện trong phạm vi đã đề nghị.
c) Sau thời hạn 05 năm, kể từ ngày được đánh giá đủ điều kiện hoạt động tự huấn luyện, doanh nghiệp gửi hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, đánh giá lại điều kiện hoạt động nếu có nhu cầu tiếp tục tự huấn luyện.
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp theo Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động là 05 năm đối với trường hợp cấp mới hoặc gia hạn. Trường hợp cấp lại thời hạn là thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đã được cấp.
1. Hết thời hạn đình chỉ hoạt động huấn luyện hoặc thời hạn tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động theo quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền mà không khắc phục vi phạm dẫn đến bị xử phạt.
2. Tiến hành hoạt động huấn luyện trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động.
1. Đối tượng được ưu tiên hỗ trợ chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng và thân nhân chủ yếu của người có công với cách mạng làm việc không theo hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nguyên tắc hỗ trợ
a) Hỗ trợ chi phí huấn luyện 01 lần đối với 01 công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Tham gia đầy đủ chương trình huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu, được cấp Thẻ an toàn;
c) Hỗ trợ trực tiếp cho người lao động hoặc thông qua Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
3. Mức hỗ trợ theo chi phí thực tế của khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng không quá 50% mức lương cơ sở/người/khóa huấn luyện theo quy định của Chính phủ tại thời điểm huấn luyện.
4. Nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
5. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp lập dự toán kinh phí hỗ trợ huấn luyện hằng năm, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí hỗ trợ huấn luyện cho đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này trong dự toán ngân sách nhà nước. Việc lập dự toán, phân bổ, giao dự toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ huấn luyện thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
6. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động trên cơ sở kinh phí được duyệt.
Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp cung ứng dịch vụ quan trắc môi trường lao động.
2. Có đủ nhân lực thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động như sau:
a) Người trực tiếp phụ trách quan trắc môi trường lao động có trình độ như sau:
- Trình độ từ đại học trở lên thuộc lĩnh vực y tế, môi trường, hóa sinh;
- Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường lao động hoặc 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y học dự phòng;
- Có chứng chỉ đào tạo về quan trắc môi trường lao động.
b) Có ít nhất 05 người làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn có trình độ như sau:
- Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên thuộc các lĩnh vực y tế, môi trường, hóa sinh; trong đó có ít nhất 60% số người có trình độ từ đại học trở lên;
- Có chứng chỉ đào tạo về quan trắc môi trường lao động.
3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất và năng lực bảo đảm yêu cầu tối thiểu như sau:
a) Quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động
- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm các yếu tố vi khí hậu, bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt;
- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm yếu tố vật lý, bao gồm: ánh sáng, tiếng ồn, rung theo dải tần, phóng xạ, điện từ trường, bức xạ tử ngoại;
- Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, bao gồm: yếu tố vi sinh vật, gây dị ứng, mẫn cảm, dung môi;
- Đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my: Đánh giá gánh nặng lao động thể lực; đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý; đánh giá Ec-gô-nô-my vị trí lao động.
- Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của 70% yếu tố sau đây:
+ Bụi hạt; phân tích hàm lượng silic trong bụi, bụi kim loại, bụi than, bụi talc, bụi bông và bụi amiăng;
+ Các yếu tố hóa học tối thiểu NOx, SOx, CO, CO2, dung môi hữu cơ (benzen và đồng đẳng - toluen, xylen), thủy ngân, asen, TNT, nicotin, hóa chất trừ sâu;
b) Có kế hoạch và quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất;
c) Có quy trình sử dụng, vận hành thiết bị lấy và bảo quản mẫu, đo, thử nghiệm và phân tích điều kiện lao động;
d) Có trụ sở làm việc, đủ diện tích để bảo đảm chất lượng công tác quan trắc môi trường lao động, điều kiện phòng thí nghiệm phải đạt yêu cầu về chất lượng trong bảo quản, xử lý, phân tích mẫu;
đ) Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;
e) Có biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy, chữa cháy, an toàn sinh học, an toàn hóa học và tuân thủ nghiêm ngặt việc thu gom, vận chuyển bảo quản và xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật.
1. Hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động được lập thành 01 bộ gồm các giấy tờ sau:
a) Văn bản đề nghị công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động của tổ chức theo mẫu quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục số III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hồ sơ công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động theo hướng dẫn quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thủ tục công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động:
a) Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, người đứng đầu tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động gửi Bộ Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của các Bộ, ngành) hoặc Sở Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi tổ chức đặt trụ sở hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế. Trường hợp không bảo đảm điều kiện thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Hồ sơ công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trực tuyến được quy định như sau:
- Bảo đảm hồ sơ và nội dung giấy tờ như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy;
- Thông tin văn bản đề nghị công bố, hồ sơ công bố phải đầy đủ và chính xác theo thông tin văn bản điện tử;
- Tổ chức đề nghị công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trực tuyến phải thực hiện lưu giữ hồ sơ bằng bản giấy.
3. Trong quá trình hoạt động, tổ chức quan trắc môi trường lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện đã công bố quy định tại Điều 33 Nghị định này.
4. Tổ chức chỉ được thực hiện quan trắc môi trường lao động sau khi đã được công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này.
1. Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.
Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định này.
2. Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.
3. Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:
a) Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;
c) Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.
4. Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:
a) Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;
b) Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;
c) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
5. Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.
1. Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.
2. Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.
3. Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.
1. Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.
3. Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.
4. Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:
a) Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;
b) Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;
c) Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
1. Kết quả quan trắc môi trường lao động lập theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và được lập thành 02 bản: 01 bản gửi cơ sở lao động đã ký hợp đồng thực hiện quan trắc môi trường lao động và 01 bản lưu tại tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động.
2. Thời gian lưu giữ kết quả quan trắc môi trường lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Nghị định này trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương; tổ chức tập huấn, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, đoàn thể liên quan trong triển khai thực hiện và thanh tra, kiểm tra thực hiện Nghị định này.
2. Quy định cụ thể hình thức, nội dung, chương trình và việc tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện của người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; việc tập huấn cập nhật thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động cho người huấn luyện, người đứng đầu tổ chức huấn luyện; biện pháp quản lý, triển khai hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
3. Xây dựng cơ sở dữ liệu về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
4. Thực hiện quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo thẩm quyền tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Quy định cụ thể hình thức, nội dung, chương trình và việc tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đối với đối tượng kiểm định thuộc thẩm quyền quản lý; biện pháp quản lý, triển khai hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
6. Cấp mới, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên thuộc thẩm quyền quản lý.
Công bố Tổ chức đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn lao động và Tổ chức đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; Tổ chức hoạt động kiểm định an toàn lao động và Tổ chức hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bị đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động.
7. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ huấn luyện cho người lao động ở khu vực không có hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
8. Chủ trì, phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra hằng năm và đột xuất đối với tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
9. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.
10. Hằng năm, hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí hỗ trợ huấn luyện cho người lao động theo quy định tại Điều 32 Nghị định này và tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền quyết định kinh phí hỗ trợ theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước; dự kiến phân bổ kinh phí hỗ trợ huấn luyện gửi cấp có thẩm quyền quyết định và hướng dẫn tổ chức thực hiện.
1. Chủ trì quản lý, kiểm tra về công tác cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc; công bố đơn vị y tế đủ điều kiện cấp chứng chỉ y tế lao động, đơn vị y tế thực hiện huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo thẩm quyền quản lý.
Chỉ đạo Sở Y tế thực hiện công tác quản lý, kiểm tra công bố đơn vị y tế đủ điều kiện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, đơn vị y tế thực hiện huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc trên địa bàn quản lý.
2. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Chương trình khung chi tiết huấn luyện về y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Quy định, tổ chức thực hiện, quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động quan trắc môi trường lao động; công bố Tổ chức quan trắc môi trường lao động đủ điều kiện hoạt động; Tổ chức quan trắc môi trường bị đình chỉ, bị xử lý hành vi vi phạm hành chính trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế.
5. Chỉ đạo quan trắc môi trường lao động tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp có nguy cơ cao gây bệnh nghề nghiệp.
6. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động quan trắc môi trường lao động, huấn luyện về vệ sinh lao động, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo thẩm quyền được giao.
7. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền, quy định chi tiết Nghị định này.
8. Hằng năm, tổng hợp kết quả hoạt động quan trắc môi trường lao động gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Chính phủ.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ huấn luyện nguồn ngân sách trung ương, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, trình cấp có thẩm quyền quyết định kinh phí hỗ trợ theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, phí thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
1. Quy định cụ thể hình thức, nội dung, chương trình và việc tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đối với đối tượng kiểm định thuộc thẩm quyền quản lý; biện pháp quản lý, triển khai hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền.
2. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Chương trình khung chi tiết huấn luyện chuyên ngành.
3. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, quan trắc môi trường lao động.
4. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên thuộc thẩm quyền quản lý.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, các Bộ thông báo bằng văn bản cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tổ chức được cấp, gia hạn, cấp lại, bị thu hồi.
6. Thực hiện quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo thẩm quyền tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Trước ngày 25 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất, tổng hợp báo cáo gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý.
1. Quản lý, tổ chức thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động trên địa bàn quản lý.
2. Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các ngành liên quan phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
3. Tổng hợp nhu cầu hỗ trợ huấn luyện cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
1. Bảo đảm về điều kiện trong quá trình hoạt động theo quy định của tại Nghị định này.
2. Trước 15 tháng 12 hằng năm, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động báo cáo bằng văn bản kết quả hoạt động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính và nơi có hoạt động và cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục Ic ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời gửi thư điện tử tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo địa chỉ antoanlaodong@molisa.gov.vn.
3. Trước 15 tháng 12 hằng năm, Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động báo cáo bằng văn bản kết quả hoạt động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời gửi thư điện tử tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo địa chỉ antoanlaodong@molisa.gov.vn.
4. Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động báo cáo bằng văn bản kết quả hoạt động về Bộ Y tế hoặc Sở Y tế nơi công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, đồng thời gửi thư điện tử tới Bộ Y tế theo địa chỉ baocaoytld@moh.gov.vn.
Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố nguy hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, đồng thời đề xuất bổ sung Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động.
5. Khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động ít nhất 07 ngày làm việc trước khi thực hiện thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh.
6. Khi có nhu cầu thay đổi đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc quan trắc môi trường lao động, tổ chức có trách nhiệm đề nghị về việc sửa đổi, bổ sung. Khi chấm dứt hoạt động, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động phải gửi thông báo tới cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc công bố đủ điều kiện hoạt động biết.
7. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ pháp lý, tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
8. Định kỳ 02 năm, người đứng đầu Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động phải tham dự khóa tập huấn để cập nhật kiến thức về chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức.
9. Định kỳ 02 năm, người đứng đầu Tổ chức quan trắc môi trường lao động phải tham dự khóa tập huấn để cập nhật kiến thức về chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ có liên quan do Bộ Y tế tổ chức.
1. Tổ chức rà soát, phân nhóm đối tượng cần huấn luyện, Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và Danh mục những nơi làm việc có nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động; lập kế hoạch và tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật. Cập nhật Hồ sơ vệ sinh lao động về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực hiện quan trắc môi trường lao động khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.
2. Xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện chi tiết trên cơ sở chương trình khung huấn luyện nhóm 4 và tổ chức huấn luyện cho người lao động. Trường hợp cơ sở không trực tiếp huấn luyện mà thuê tổ chức huấn luyện thì tổ chức huấn luyện có trách nhiệm xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện, trong đó bắt buộc phải có nội dung huấn luyện phù hợp với yêu cầu đặc thù của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
3. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc như sau:
a) Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở;
b) Báo cáo Sở Y tế về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.
4. Chi trả đầy đủ tiền lương và bảo đảm quyền lợi khác cho đối tượng thuộc quyền quản lý trong thời gian tham dự huấn luyện theo quy định của pháp luật.
5. Thanh toán chi phí kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, đánh giá điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
6. Trường hợp sử dụng người lao động theo hình thức khoán việc, thông qua nhà thầu, thuê lại lao động, người sử dụng lao động (trong trường hợp cho thuê lại lao động là người sử dụng lao động của bên thuê lại lao động) phải chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định tại Nghị định này.
7. Lưu giữ hồ sơ, tài liệu gồm: Hồ sơ, kết quả kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; chương trình huấn luyện chi tiết, tài liệu huấn luyện, danh sách người được huấn luyện, kết quả kiểm tra, sát hạch, bản sao giấy tờ chứng minh đủ điều kiện của người huấn luyện; hồ sơ, kết quả quan trắc môi trường lao động.
1. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc công nhận đủ điều kiện hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực tiếp tục hoạt động cho đến hết thời hạn hoạt động đã được công nhận. Khi thực hiện kiểm định, huấn luyện phải bảo đảm điều kiện quy định tại Nghị định này.
2. Chứng chỉ Kiểm định viên, Giấy chứng nhận giảng viên huấn luyện, Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện đã cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực có giá trị đến khi hết hạn.
3. Hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thuộc chương trình, dự án của Nhà nước hoặc của tổ chức quốc tế tại Việt Nam bảo đảm điều kiện tổ chức huấn luyện theo quy định tại Nghị định này, người tham dự huấn luyện được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn hoặc công nhận kết quả huấn luyện theo quy định tại Nghị định này.
4. Tổ chức, đơn vị đã hoạt động đo, kiểm tra môi trường lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động nhưng phải hoàn thành việc công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trước ngày 01 tháng 7 năm 2017.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Nội dung quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 và 24 mục 3; hoạt động huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
3. Hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng được áp dụng quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực này có quy định khác.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC I
BIỂU MẪU VỀ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Phụ lục la
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày …… tháng …… năm 20…..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
Kính gửi: …………………………………….
1. Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………………….
2. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………… Fax: ………………………. E-mail: …………………………………...
3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số……………………………..
Cơ quan cấp: …………………… cấp ngày ………… tại ……………………….
4. Người đại diện theo pháp luật:
Họ tên: …………………………………………..Giới tính: …………………………………………….
Chức vụ: …………………………………………..………………………………………………………
Quốc tịch ………………………………………..Sinh ngày: …………………………………………..
Số CMND/hộ chiếu/căn cước công dân ………………… Cấp ngày .................. tại……………..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………………..………………………….
Điện thoại: …………………………………..E-mail:……………………………………………………
5. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các đối tượng kiểm định trong phạm vi sau đây:
STT |
Tên đối tượng kiểm định (theo Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành) |
Giới hạn đặc tính kỹ thuật (Giới hạn đặc tính kỹ thuật của máy, thiết bị, vật tư mà tổ chức có khả năng thực hiện) |
1 |
……………………………………………. |
|
2 |
……………………………………………. |
|
Đề nghị quý Cơ quan xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho ... (tên tổ chức) theo phạm vi nêu trên.
6. Tài liệu gửi kèm theo gồm có:
……………………………………………………………………
7. …………………. (Tên tổ chức, doanh nghiệp) xin cam kết:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của nội dung trong đơn đề nghị này và các hồ sơ, tài liệu kèm theo.
- Thực hiện đúng các quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC.... |
MẪU DANH MỤC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH
(TÊN TỔ CHỨC) …………………..
DANH MỤC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH
TT |
TÊN PHƯƠNG TIỆN |
THÔNG SỐ KỸ THUẬT |
TÌNH TRẠNG HIỆU CHUẨN/ KIỂM ĐỊNH |
THỜI HẠN HIỆU CHUẨN |
MÃ SỐ CHẾ TẠO THIẾT BỊ |
TÌNH TRẠNG THIẾT BỊ |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
……., ngày ….. tháng ….. năm….. |
MẪU DANH MỤC TÀI LIỆU PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
(TÊN TỔ CHỨC) ………………….
DANH MỤC TÀI LIỆU PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
STT |
Tên tài liệu |
Ký hiệu văn bản |
Tình trạng hiệu lực |
Cơ quan ban hành |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
……., ngày ….. tháng ….. năm….. |
MẪU DANH SÁCH PHÂN CÔNG KIỂM ĐỊNH VIÊN
(TÊN TỔ CHỨC) ………….
DANH SÁCH PHÂN CÔNG KIỂM ĐỊNH VIÊN
STT |
Họ và tên |
Phạm vi kiểm định |
Số hiệu kiểm định viên (nếu có) |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
4 |
|
|
|
….. |
|
|
|
|
……., ngày ….. tháng ….. năm….. |
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI (GIA HẠN) GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
……………, ngày …… tháng ……năm 20……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI (GIA HẠN) GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
Kính gửi: ………………………………….
1. Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………………
2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………………………………
3. Điện thoại: ………………………….Fax: ………………… E-mail: ………………………………..
3. Được thành lập theo Quyết định /Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ……………….. Cơ quan cấp: …………………cấp ngày ………………… tại ………………………………………..
4. Người đại diện theo pháp luật:
Họ tên: ………………………………………..Giới tính: ……………………………………………….
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………….
Quốc tịch …………………………………….Sinh ngày: ………………………………………………
Số CMND/hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân …………… Cấp ngày …………….tại …………….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………………………E-mail: …………………………………………………
5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đã được cấp số: ………………………………………………; Ngày hết hiệu lực: ………………………………………
6. Đề nghị quý Cơ quan xem xét và cấp lại (gia hạn) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo phạm vi sau đây:
STT |
Tên đối tượng kiểm định (theo Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành) |
Giới hạn đặc tính kỹ thuật (giới hạn đặc tính kỹ thuật của máy, thiết bị, vật tư mà tổ chức có khả năng thực hiện) |
1 |
……………………………………………. |
|
2 |
……………………………………………. |
|
- Lý do (trong trường hợp đề nghị gia hạn, không cần điền thông tin ở mục này) ………………….
7. Tài liệu kèm theo gồm có:
- ………………………………
8. (Tên tổ chức, doanh nghiệp) xin cam kết:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của nội dung trong đơn đề nghị này và các hồ sơ, tài liệu kèm theo;
- Thực hiện đúng các quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC..... |
MẪU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
……………, ngày …… tháng ……năm 20……
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TỪ NĂM 20... ĐẾN NĂM 20...
Kính gửi: ……………………………………………
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TỔ CHỨC
1. Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………………
2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………………………………
3. Điện thoại: ………………………….Fax: ………………… E-mail: ………………………………..
3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ...Cơ quan cấp: ………….. cấp ngày ……………………………………………….
4. Người đại diện theo pháp luật:
Họ tên: .....................………………………………………..Giới tính: ………………………...…….
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………….
Quốc tịch …………………………………….Sinh ngày: ………………………………………………
Số CMND/hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân …………… Cấp ngày …………….tại …………….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………………………E-mail: …………………………………………………
5. Giấy chứng nhận đã được cấp số: …………………………………………………….. Ngày cấp: …………………………… Ngày hết hiệu lực: ………………….
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH TỪ NĂM 20... ĐẾN NĂM 20...
1. Tình hình thực hiện quy định pháp luật về trách nhiệm của tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động: ……………………………
2. Số lượng thiết bị thực hiện kiểm định:
STT |
Địa phương |
Số lượng đối tượng đã kiểm định đạt yêu cầu |
Thiết bị nâng |
Thiết bị áp lực |
Công trình vui chơi công cộng |
Thiết bị không đạt yêu cầu về an toàn |
||||
|
|
Lần đầu |
Định kỳ |
Lần đầu |
Định kỳ |
Lần đầu |
Định kỳ |
Lần đầu |
Định kỳ |
|
I |
NĂM 20... |
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……. |
NĂM 20... |
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
… |
... |
|
|
|
|
|
|
|
3. Những thay đổi về năng lực kiểm định của tổ chức:
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
4. Việc thực hiện đề nghị, kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
5. Các hình thức xử lý kỷ luật, khen thưởng (nếu có):
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
III. KIẾN NGHỊ (NẾU CÓ)
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC..... |
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
TÊN CƠ QUAN CẤP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN
TÊN TỔ CHỨC: …………………………………
Địa chỉ:……………………………………………………
Mã số đăng ký chứng nhận: ……………………………………………….
ĐƯỢC CHỨNG NHẬN CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
PHẠM VI KIỂM ĐỊNH ĐƯỢC CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN: Chi tiết tại Quyết định số ...)
Ngày cấp: ………………….
Ngày hết hiệu lực: ……………………
Cấp lần thứ: …………………..
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP |
Phụ lục Ib
PHÂN CÔNG THẨM QUYỀN CẤP, GIA HẠN, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
STT |
PHẠM VI THẨM QUYỀN ĐƯỢC PHÂN CÔNG |
I |
Thẩm quyền của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ máy, thiết bị, vật tư thuộc thẩm quyền của các bộ quy định tại mục II đến mục IX) |
1 |
Nồi hơi; Nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115 °C; Nồi gia nhiệt dầu. |
2 |
Hệ thống đường ống áp lực. |
3 |
Các bình, bồn, bể chịu áp lực (bao gồm chai chứa khí hóa lỏng). |
4 |
Hệ thống lạnh; Hệ thống điều chế, nạp khí, khí hóa lỏng, khí hòa tan. |
5 |
Thiết bị nâng, gồm: cần trục, cầu trục, cổng trục, máy nâng (bàn nâng, sàn nâng, cầu nâng, Pa lăng điện, pa lăng kéo tay, tời điện, tời tay), xe nâng hàng, xe nâng người và các loại bộ phận mang tải. |
6 |
Máy vận thăng. |
7 |
Thang máy, thang cuốn, băng tải chở người. |
8 |
Máy, thiết bị phục vụ mục đích vui chơi, giải trí; hệ thống cáp treo chở người. |
9 |
Thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân. |
10 |
Thiết bị an toàn, thiết bị cảnh báo an toàn cho người lao động; thiết bị phục vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; thiết bị dạy nghề. |
II |
Thẩm quyền của Bộ Công Thương |
1 |
Nồi hơi có áp suất trên 16bar, bình chịu áp lực, hệ thống đường ống áp lực (có kết cấu không lắp trên các phương tiện giao thông vận tải và phương tiện thăm dò khai thác dầu khí trên biển) trong lĩnh vực: công nghiệp cơ khí, luyện kim; sản xuất, truyền tải, phân phối điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo; khai thác, chế biến, vận chuyển, phân phối, tồn chứa dầu khí và sản phẩm dầu khí; hóa chất nguy hiểm; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác than. |
2 |
Hệ thống điều chế, tồn chứa, nạp, cấp, bình, bồn, bể chứa, chai chứa sản phẩm dầu khí và khí dầu mỏ hóa lỏng. |
3 |
Đường ống vận chuyển, phân phối khí đốt cố định bằng kim loại và đường ống khí đốt công nghệ trong các công trình dầu khí trên đất liền. |
4 |
Cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành cấu tạo từ các cột chống thủy lực đơn sử dụng trong việc chống giữ lò trong khai thác hầm lò. |
5 |
Tời, trục tải có tải trọng từ 10.000 N trở lên sử dụng trong khai thác hầm lò. |
6 |
Máy biến áp phòng nổ |
7 |
Động cơ điện phòng nổ. |
8 |
Thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ (khởi động từ, khởi động mềm, Aptomat, máy cắt điện tự động, biến tần, rơ le dòng điện rò). |
9 |
Thiết bị điều khiển phòng nổ (bảng điều khiển, hộp nút nhấn). |
10 |
Máy phát điện phòng nổ. |
11 |
Cáp điện phòng nổ. |
12 |
Đèn chiếu sang phòng nổ. |
13 |
Máy nổ mìn điện. |
III |
Thẩm quyền của Bộ Xây dựng |
1 |
Hệ thống cốp pha trượt. |
2 |
Hệ thống cốp pha leo. |
3 |
Hệ giàn thép ván khuôn trượt. |
4 |
Máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc chuyên dùng có hệ thống tời nâng. |
5 |
Máy bơm bê tông. |
8 |
Máy thi công công trình hầm, ngầm: Máy và thiết bị trong các công nghệ đào hở; Máy và thiết bị trong các công nghệ đào kín; Máy thi công tuyến ngầm bằng công nghệ khiên và tổ hợp khiên; Máy sản xuất bê tông công trình ngầm. |
9 |
Hệ giàn giáo thép; thanh, cột chống tổ hợp. |
IV |
Thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp PTNT |
1 |
Máy kéo dùng trong nông lâm nghiệp. |
2 |
Thiết bị làm đất dẫn động cơ giới. |
3 |
Máy gieo hạt. |
4 |
Máy cấy. |
5 |
Bơm phun thuốc trừ sâu đeo vai. |
6 |
Máy phun thuốc sâu và phân phối phân bón lỏng. |
7 |
Máy cắt bụi cây và xén cỏ cầm tay. |
8 |
Máy cắt cỏ. |
9 |
Máy liên hợp thu hoạch lúa, mía, ngô; máy thu hoạch cây thức ăn gia súc và máy thu hoạch bông. |
10 |
Máy đóng kiện rơm, cỏ. |
11 |
Máy lâm nghiệp. |
12 |
Tàu, thuyền, ngư cụ và thiết bị nghề cá. |
V |
Thẩm quyền của Bộ Thông tin truyền thông |
1 |
Đài phát thanh có công suất phát cực đại từ 150W trở lên. |
2 |
Đài truyền hình có công suất phát cực đại từ 150W trở lên. |
VI |
Thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ |
1 |
Lò phản ứng hạt nhân, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, chất phóng xạ, thiết bị bức xạ. |
VII |
Thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải |
1 |
Các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được lắp đặt, sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải: tàu biển, phương tiện thủy nội địa, đường bộ, đường sắt, hàng không. |
2 |
Các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động lắp đặt, sử dụng trên các công trình trên biển phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí; hệ thống đường ống dẫn dầu, khí đốt trên biển. |
3 |
Các phương tiện, thiết bị xếp dỡ có yêu có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chuyên dùng trong cảng hàng không, cảng thủy, cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, phương tiện đường sắt (trừ phương tiện, thiết bị phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh, tàu cá). |
VIII |
Thẩm quyền của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an |
|
Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phục vụ quốc phòng, an ninh. |
IX |
Thẩm quyền của Bộ Y tế Máy, thiết bị, vật tư thuộc ngành y tế. |
Phụ lục Ic
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM ĐỊNH VIÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
……………, ngày ... tháng .... năm 20 ………….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP (HOẶC CẤP LẠI) CHỨNG CHỈ KIỂM ĐỊNH VIÊN
Kính gửi: …………………………………..
Họ và tên: …………………………………..Ngày sinh ……………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân...ngày cấp …………...nơi cấp....
Trình độ học vấn: …………………điện thoại ……………….E-mail: …………….
Đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên với phạm vi sau đây:
TT |
Phạm vi đề nghị |
|
Tên đối tượng kiểm định |
Giới hạn đặc tính kỹ thuật |
|
|
|
|
|
|
|
hoặc
Đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên số hiệu ……
Lý do/Nội dung đề nghị cấp lại:
Hồ sơ kèm theo gồm có:
Nơi nhận: |
CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ |
TÊN CƠ QUAN CẤP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Ảnh 3x4 (đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi) |
CHỨNG CHỈ KIỂM ĐỊNH VIÊN Số hiệu: ……………………… Họ và tên: ……………………….Ngày sinh: ……………………………………… Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân: …………………………………… Ngày cấp ……………..…..Nơi cấp ……………………………………………….. |
Phạm vi kiểm định:
STT |
Tên đối tượng kiểm định (theo Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành) |
Ghi chú |
1 |
………………………………………………………. |
|
2 |
………………………………………………………. |
|
Ngày hết hạn: …………………………….
Cấp lần thứ: ………………………………
|
………., ngày ….. tháng …… năm …….. |
Phụ lục Id
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
(MẶT TRƯỚC)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
No: (Số seri) ..............
|
(MẶT SAU)
TÊN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH Địa chỉ: ……………… Điện thoại: ……………….. Số đăng ký chứng nhận:...(1)... I. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SỬ DỤNG Tên tổ chức, cá nhân sử dụng: ………………………………………………………………………. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………. II. ĐỐI TƯỢNG KIỂM ĐỊNH Tên đối tượng kiểm định: ……………………………………………………………………………. Mã hiệu: ………………………………………Số chế tạo: …………………………………………. Nhà sản xuất/nước sản xuất: ………………………………………………….Năm chế tạo: ...... Đặc tính, thông số kỹ thuật: …………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. Địa điểm lắp đặt: ………………………………………………………………………………………. Đã được kiểm định ………………… (lần đầu, định kỳ, bất thường) đạt yêu cầu theo biên bản kiểm định số …... ngày ….. tháng ... năm …..(*) Tem kiểm định số: ………………………………………. Giấy chứng nhận kết quả kiểm định có hiệu lực đến ngày: ………………………………………..
(*) Với điều kiện tổ chức, cá nhân sử dụng phải tuân thủ các quy định về sử dụng và bảo quản tại quy chuẩn kỹ thuật và quy định của nhà sản xuất |
(Giấy chứng nhận có kích thước khổ A5)
(1) Số đăng ký chứng nhận của Tổ chức kiểm định do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Chú thích:
1. Ngày kiểm định: ghi ngày, tháng, năm kiểm định (ví dụ: ngày 01 tháng 05 năm 2014). 2. Có hiệu lực đến ngày: ghi ngày, tháng, năm hết hiệu lực của tem kiểm định (ví dụ: ngày 01 tháng 05 năm 2016). 3. Số seri: là các số tự nhiên kế tiếp nhau để quản lý và theo dõi, số màu đỏ. |
4. Nền tem màu vàng, viền màu xanh, có chi tiết, hoa văn có thể do đơn vị kiểm định tự chọn). 5. Màu chữ: “Tên đơn vị kiểm định”: màu đỏ; các chữ còn lại: màu đen. 6. Kích thước của tem: - B = 5/6 A; - C = 1/5 B. |
MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
TÊN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………………. |
……….., ngày.... tháng ... năm ….. |
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH NĂM...
(Từ ngày .../.../20... đến ngày .../.../20...)
Kính gửi: ……………………………………
Thực hiện quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, ...(tên đơn vị kiểm định)... báo cáo tình hình hoạt động kiểm định như sau:
BẢNG 1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH MÁY, THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
STT |
Tên địa phương |
Số lượng đối tượng đã kiểm định đạt yêu cầu |
|
Lần đầu |
Định kỳ |
||
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
…… |
|
|
|
|
Tổng số |
... |
... |
BẢNG 2. PHÂN LOẠI THIẾT BỊ ĐÃ ĐƯỢC KIỂM ĐỊNH
Đối tượng kiểm định (ghi tên đối tượng kiểm định theo Danh mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành) |
Đơn vị tính |
Kiểm định Lần đầu/ Định kỳ |
Số lượng đối tượng đã kiểm định đạt yêu cầu |
1 |
|
Lần đầu ……………. |
|
Định kỳ …………….. |
|
||
2 |
|
Lần đầu ……………. |
|
Định kỳ …………….. |
|
||
………………….. |
|
Lần đầu ……………. |
|
|
|
Định kỳ …………….. |
|
Tổng số |
|
Lần đầu ……………. |
|
Định kỳ …………….. |
|
Đánh giá, kiến nghị, đề xuất:
a) Đánh giá công tác kiểm định.
b) Những vấn đề nảy sinh trong quá trình kiểm định.
c) Đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nâng cao hoạt động kiểm định./.
|
GIÁM ĐỐC |
Phụ lục Iđ
MẪU PHIẾU KHAI BÁO SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG KIỂM ĐỊNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
PHIẾU KHAI BÁO SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG KIỂM ĐỊNH
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội....
(Ghi tên địa phương nơi sử dụng)
I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO
1. Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………………
2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….
3. Điện thoại: …………….………..4. Fax: …………………………………5. E-mail: ..................
II. NỘI DUNG KHAI BÁO
TT |
Tên đối tượng kiểm định |
Số lượng |
Nơi lắp đặt sử dụng đối tượng kiểm định |
|
|
|
|
(Kèm theo bản phô tô Giấy chứng nhận kết quả kiểm định số: .... do Tổ chức kiểm định.... cấp)
|
….., ngày.... tháng.... năm.... |
PHỤ LỤC II
BIỂU MẪU VỀ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Mẫu 01: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày ….. tháng ….. năm ……… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Kính gửi:……………………………………………..
1. Tên tổ chức/doanh nghiệp đăng ký: …………………………………………………………………
2. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………Fax: ……………………..Email: …………………………………….
Địa chỉ chi nhánh/ cơ sở huấn luyện khác (nếu có): ………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
3. Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh (kèm bản sao có chứng thực):
Số: ………………………………………..Ngày tháng năm cấp: …………………………………….
Cơ quan cấp: …………………………………………………………………………………………….
4. Họ và tên người đứng đầu tổ chức/doanh nghiệp: ……………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….
Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu: …………………………………………….
5. Đăng ký hoạt động huấn luyện/tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực, công việc chủ yếu sau (có bản thuyết minh điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động kèm theo): …………………………………………
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng quy định pháp luật về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quy định của pháp luật có liên quan./.
|
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU |
Mẫu 02: Bản thuyết minh về quy mô huấn luyện và các điều kiện, giải pháp thực hiện
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày ….. tháng ….. năm 20………. |
BẢN THUYẾT MINH
Về quy mô huấn luyện và các điều kiện, giải pháp thực hiện
I. Cơ sở vật chất và thiết bị chung của tổ chức/doanh nghiệp
1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của tổ chức/doanh nghiệp
- Công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình của trụ sở chính:
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
- Công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình của chi nhánh/cơ sở huấn luyện khác (nếu có):
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
(kèm theo bản sao các giấy phép xây dựng có chứng thực)
2. Công trình, phòng học sử dụng chung:
- Phòng học được sử dụng chung:
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm, xưởng thực hành:
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
- Công trình phụ trợ (hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá...):
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
3. Các thiết bị huấn luyện sử dụng chung
TT |
Tên thiết bị |
Số lượng |
Năm sản xuất |
1 |
|
|
|
2 …
|
|
|
|
II. Cán bộ quản lý, người huấn luyện cơ hữu
STT |
Họ tên |
Năm sinh |
Trình độ chuyên môn |
Số năm làm công việc về an toàn, vệ sinh lao động |
II.1 |
Cán bộ quản lý |
- |
- |
- |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
II.2 |
Người huấn luyện cơ hữu |
- |
- |
- |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU |
Ghi chú:
Thực hiện báo cáo chi tiết theo các nội dung ở từng mục.
Mẫu 03: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
(Mặt trước)
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………../(2) ………../GCN |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Chứng nhận: …………………………………(3) ……………………………………………………..
Tên giao dịch: …………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………..Fax: ……………………Email: ………………………………………..
Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015:
Số: …………………………… Ngày tháng năm cấp: …………………………….
Cơ quan cấp: …………………………………………………………………………………………..
Đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Phạm vi được phép hoạt động huấn luyện bao gồm:
………………………………………………………………………………………………………….
Giấy chứng nhận có thời hạn đến ngày ….. tháng ….. năm …..…..
|
…….. , ngày …... tháng …... năm ………
|
(Mặt sau)
GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN
1. Gia hạn lần 1
Số Quyết định gia hạn ………………………………………..
Thời gian gia hạn từ ngày ….. tháng ….. năm …..…..
Đến ngày ….. tháng ….. năm …..…..
7 |
Hà Nội, ngày tháng năm ……… |
2. Gia hạn lần 2
Số Quyết định gia hạn ………………………………………..
Thời gian gia hạn từ ngày ….. tháng ….. năm …..…..
Đến ngày ….. tháng ….. năm …..…..
|
Hà Nội, ngày tháng năm ……… |
_______________
(1) Cơ quan được giao quản lý nhà nước về ATVSLĐ thuộc Bộ (nếu được giao)
(2) Năm cấp giấy chứng nhận.
(3) Tên Tổ chức huấn luyện.
Mẫu 04: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
(Mặt trước)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/(1)……./GCN |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Chứng nhận: …………………………………(2) ……………………………………………………..
Tên giao dịch: …………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………..Fax: ……………………Email: ………………………………………..
Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015:
Số: …………………………… Ngày tháng năm cấp: …………………………….
Cơ quan cấp: …………………………………………………………………………………………..
Đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Phạm vi được phép hoạt động huấn luyện gồm:
………………………………………………………………………………………………………….
Giấy chứng nhận có thời hạn đến ngày ….. tháng ….. năm …..…..
|
…….., ngày …... tháng …... năm ………
|
(Mặt sau)
GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN
1. Gia hạn lần 1
Số Quyết định gia hạn ………………………………………..
Thời gian gia hạn từ ngày ….. tháng ….. năm …..…..
Đến ngày ….. tháng ….. năm …..…..
7 |
………….. , ngày tháng năm ……… |
2. Gia hạn lần 2
Số Quyết định gia hạn ………………………………………..
Thời gian gia hạn từ ngày ….. tháng ….. năm …..…..
Đến ngày ….. tháng ….. năm …..…..
|
……….. , ngày tháng năm ……… |
_______________
(1) Năm cấp giấy chứng nhận.
(2) Tên Tổ chức hoạt động huấn luyện.
Mẫu 05: Báo cáo định kỳ của Tổ chức huấn luyện/doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……….., ngày ….. tháng ….. năm ………….. |
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ NĂM …………….. HOẠT ĐỘNG
HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Kính gửi: ……………………………………………..
1. Tên tổ chức/doanh nghiệp: ………………………………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: . ……………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………… Fax: ………………………Email: …………………………….
Địa chỉ chi nhánh/ cơ sở huấn luyện khác (nếu có): …………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
3. Kết quả hoạt động huấn luyện:
TT |
Đối tượng huấn luyện |
Số người được huấn luyện |
Số người được cấp Giấy chứng nhận |
Số người được cấp Thẻ an toàn |
1 |
Nhóm 1 |
|
|
|
2 |
Nhóm 2 |
|
|
|
3 |
Nhóm 3 |
|
|
|
4 |
Nhóm 4 |
|
|
|
5 |
Nhóm 5 |
|
|
|
6 |
Nhóm 6 |
|
|
|
7 |
Tổng cộng |
|
|
|
4. Việc duy trì điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ người huấn luyện đáp ứng yêu cầu hoạt động huấn luyện:
……………………………………………………………………………………………………………….
5. Đề xuất, kiến nghị:
……………………………………………………………………………………………………………….
|
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU |
Mẫu 06: Thẻ an toàn lao động
Kích thước thẻ: 60mm x 90mm
Mặt trước |
Mặt sau |
|
(1) ……………………………………………. (2) ……………………………………………. THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG
Số:…………/(3) ………./TATLĐ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG Họ và tên: ……………………………………… Sinh ngày: ………/ ………/ ……… Công việc: ……………………………… Đã hoàn thành khóa huấn luyện: …………….. ......................................................................... Từ ngày ..../..../20 .... đến ngày ./.../20 ...
……….., ngày ..../ …./………….
Thẻ có giá trị đến ngày .../ …./……... |
(1) Tên cơ quan chủ quản cơ sở cấp thẻ (chữ in hoa, cỡ 10)
(2) Tên cơ sở cấp thẻ (chữ in hoa đậm, cỡ 10).
(3) Năm cấp thẻ an toàn.
Mẫu 07: Mẫu Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
………. (1) ………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../ |
|
CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN
CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
Chứng nhận: ông/bà ………………………………………………………………………………….
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………………
Số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu:
Đã hoàn thành khóa huấn luyện chuyên môn về y tế lao động cho người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh(2):
……………………………………………………………………………………………………….
Tổng số: …………….. giờ huấn luyện (bằng chữ ……………………………………….)
Từ ngày …… tháng ……năm 20 ……, đến ngày ……tháng …… năm 20 ……
|
Nơi cấp, ngày …… tháng …… năm 20…… |
Ghi chú:
Kích thước Chứng chỉ chứng nhận: 19x27 cm - khổ ngang
(1) Ghi theo đơn vị chủ quản
(2) Ghi tên khóa học
Mẫu 08: Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Mặt ngoài: In màu xanh da trời; kích thước 13x19cm
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
1- Xuất trình giấy khi được người có thẩm quyền yêu cầu. 2- Không được tẩy xóa, sửa chữa, tự ghi vào Giấy chứng nhận. 3- Không được cho người khác mượn. 4- Khi thất lạc phải báo ngay cho Tổ chức huấn luyện nơi cấp Giấy chứng nhận. 5- Trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện hết hạn trong vòng 30 ngày, người được cấp phải tham dự huấn luyện định kỳ để được cấp Giấy chứng nhận mới. |
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
|
Trang 4 |
|
Trang 1 |
Mặt Trong:
1. Họ và tên: …………………………………............................... 2. Nam Nữ: …………………………………................................. 3. Ngày, tháng, năm sinh: ………………................................... 4. Quốc tịch: ... Số CMND/Căn cước công dân/hộ chiếu ……… 5. Chức vụ: ………………….. Đối tượng huấn luyện ............... 6. Đơn vị công tác …………………………................................ 7. Đã hoàn thành khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được tổ chức từ ngày … tháng … năm ….. đến ngày … tháng …. năm ……. 8. Kết quả đạt loại: ................................................. 9. Giấy chứng nhận có giá trị 2 năm. Từ ngày ...tháng ...năm ….. đến ngày ...tháng ... năm ………
……. ngày ….. tháng ….. năm …. |
|
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN
|
||
Trang 27 |
|
Trang 3 |
Mẫu 09: Sổ theo dõi cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
SỔ THEO DÕI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN, CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
Năm 20………………
I - NHÓM 1
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Công việc |
Nơi làm việc |
H/ luyện từ ngày … |
Kết quả |
Số GCN |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
II - NHÓM 2
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Công việc |
Nơi làm việc |
H/ luyện từ ngày … |
Kết quả |
Số GCN |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
III - NHÓM 5
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Công việc |
Nơi làm việc |
H/ luyện từ ngày … |
Kết quả |
Số GCN/CCCN |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV - NHÓM 6
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Công việc |
Nơi làm việc |
H/ luyện từ ngày … |
Kết quả |
Số GCN |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Thủ trưởng |
Người vào sổ |
Mẫu 10: Sổ theo dõi việc cấp Thẻ an toàn của doanh nghiệp hoặc Tổ chức huấn luyện cấp cho người ở khu vực không có HĐLĐ
SỔ THEO DÕI CẤP THẺ AN TOÀN
Năm 20 ………..
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Chức vụ |
Ngày cấp Thẻ an toàn |
Số Thẻ an toàn |
Huấn luyện định kỳ ngày ... |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
Thủ trưởng |
Người vào sổ |
Mẫu 11: Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
SỔ THEO DÕI NGƯỜI THUỘC NHÓM 4 ĐƯỢC HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Năm 20…………….
TT |
Họ tên |
Năm sinh |
Công việc |
Nơi làm việc |
H/ luyện từ ngày ... đến ngày ... |
Kết quả huấn luyện |
Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Thủ trưởng |
Người lập danh sách |
PHỤ LỤC III
BIỂU MẪU PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
(Kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Mẫu 01: Mẫu Đơn đề nghị công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động
TÊN TỔ CHỨC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /……….. |
………., ngày tháng năm 20….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động
Kính gửi:………………………………………………………………..
Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động,
1. Tên tổ chức: …………………………………. (GHI CHỮ IN ĐẬM) ………………………………
2. Người đại diện: ……………………………………….. Chức vụ: ………………………………….
3. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………
4. Số điện thoại: ……………………………………… Số fax: ………………………………………..
Địa chỉ E_mail: ……………………………………………….. Web-site: ……………………………..
5. Lĩnh vực đề nghị được công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động:
5.1. Yếu tố vi khí hậu:
- Nhiệt độ:
- Độ ẩm:
- Tốc độ gió:
- Bức xạ nhiệt:
5.2. Yếu tố vật lý:
- Ánh sáng:
- Tiếng ồn theo dải tần
- Rung chuyển theo dải tần
- Vận tốc rung đứng hoặc ngang
- Phóng xạ
- Điện từ trường tần số công nghiệp
- Điện từ trường tần số cao
- Bức xạ tử ngoại
- Các yếu tố vật lý khác (ghi rõ)
………………………………………………………………………………………………………..
5.3. Yếu tố bụi các loại:
- Bụi toàn phần:
- Bụi hô hấp:
- Bụi thông thường:
- Bụi silic: phân tích hàm lượng silic tự do
- Bụi amiăng:
- Bụi kim loại (chì, mangan, cadimi,... đề nghị ghi rõ)
- Bụi than:
- Bụi talc:
- Bụi bông:
- Các loại bụi khác (ghi rõ)
…………………………………………………………………………………………………………….
5.4. Yếu tố hơi khí độc (Liệt kê ghi rõ theo các yếu tố có giới hạn cho phép theo quy chuẩn vệ sinh lao động) như:
- Thủy ngân:
- Asen:
- Oxit cac bon:
- Benzen và các hợp chất (Toluene, Xylene):
- TNT:
- Nicotin:
- Hóa chất trừ sâu:
- Các hóa chất khác (Ghi rõ)
……………………………………………………………………………………………………………….
5.5. Yếu tố tâm sinh lý và ec-gô-nô-my
Đánh giá gánh nặng thần kinh tâm lý:
Đánh giá ec-gô-nô-my:
5.6. Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp
- Yếu tố vi sinh vật
- Yếu tố gây dị ứng, mẫn cảm
- Dung môi
- Yếu tố gây ung thư
5.7. Các yếu tố khác (Liệt kê rõ)
- …………………………………………………………………………………
- …………………………………………………………………………………
- …………………………………………………………………………………
Hồ sơ công bố năng lực theo quy định được gửi kèm theo.
Tổ chức …………………. cam kết toàn bộ các nội dung đã công bố đủ điều kiện trên đây là hoàn toàn đúng sự thật.
Nơi nhận: |
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ |
Mẫu 02: Mẫu Hồ sơ công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động
TÊN TỔ CHỨC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………… |
…….., ngày tháng năm 20….. |
HỒ SƠ CÔNG BỐ ĐỦ ĐIỀU KIỆN
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
A. THÔNG TIN CHUNG
I. Tên tổ chức đề nghị công bố:……………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………………………………….. Số Fax: …………………………………
Địa chỉ Email ………………………………………………….. Website ……………………………
II. Cơ quan chủ quản: ………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………………………………….. Số Fax: …………………………………
Địa chỉ Email ………………………………………………….. Website ……………………………
III. Lãnh đạo tổ chức: ………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………………………………….. Số Fax: …………………………………
Địa chỉ Email: ……………………………………………………………………………………………
IV. Người liên lạc: …………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………………………………….. Số Fax: …………………………………
Địa chỉ Email: ……………………………………………………………………………………………
(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Quyết định của cấp có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài phải có Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam gửi kèm theo).
B. THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC
1. Điều kiện về trụ sở, cơ sở vật chất, diện tích làm việc
- Trụ sở làm việc: Có □ Không □
- Tổng diện tích: …………….m2;
+ Khu vực hành chính và tiếp nhận mẫu …………….m2;
+ Phòng xét nghiệm bụi và các yếu tố vật lý …………….m2;
+ Phòng xét nghiệm hóa học và sinh hóa …………….m2;
+ Phòng xét nghiệm các yếu tố vi sinh: …………….m2;
+ Phòng thí nghiệm tâm sinh lý và ec-gô-nô-my …………….m2;
+ Phòng bảo quản thiết bị quan trắc môi trường lao động …………….m2;
(Kèm theo sơ đồ vị trí địa lý và sơ đồ bố trí trang thiết bị của phòng xét nghiệm).
2. Cán bộ thực hiện quan trắc môi trường lao động
- Danh sách cán bộ thực hiện quan trắc môi trường lao động:
Họ và tên |
Năm sinh |
Giới tính |
Chức vụ (trong tổ chức) |
Trình độ chuyên ngành |
Số năm công tác trong ngành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo).
3. Danh mục thiết bị (hiện có)
TT |
Tên thiết bị |
Đặc tính kỹ thuật chính |
Mã hiệu |
Hãng/nước sản xuất |
Ngày nhận |
Ngày sử dụng |
Tần suất hiệu chuẩn |
Nơi hiệu chuẩn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Điều kiện phòng bảo quản thiết bị:
+ Nhiệt độ: °C ± °C
+ Độ ẩm: % ± %
+ Điều kiện khác:
4. Thông số và các phương pháp đo, phân tích tại hiện trường
TT |
Tên thông số |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
Dải đo |
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Thông số và các phương pháp phân tích trong phòng xét nghiệm
TT |
Tên thông số |
Loại mẫu |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
Giới hạn phát hiện/Phạm vi đo |
Độ không đảm bảo đo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Các tài liệu kèm theo
- Sổ tay chất lượng
- Phương pháp quan trắc, phân tích tại hiện trường/hiệu chuẩn □
- Các tài liệu liên quan khác: (đề nghị liệt kê) □
- Hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật với đơn vị, tổ chức đã thực hiện công bố đủ năng lực thực hiện quan trắc môi trường lao động. □
(Trường hợp cơ sở chỉ thực hiện được việc lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của 70% các yếu tố quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 33 Nghị định này phải có thêm Hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật với đơn vị, tổ chức đã thực hiện công bố đủ năng lực thực hiện quan trắc môi trường lao động để đảm bảo thực hiện được đầy đủ và có chất lượng các yếu tố cần quan trắc trong môi trường lao động).
7. Phòng xét nghiệm đã được chứng nhận/công nhận trước đây
Có □ Chưa □
(Nếu có, đề nghị photo bản sao có chứng thực các chứng nhận kèm theo)
|
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ |
Mẫu 03: Mẫu Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./………… |
……….., ngày … tháng … năm 20………. |
PHIẾU TIẾP NHẬN
Hồ sơ công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động
1. Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………….
2. Địa chỉ trụ sở: …………………………………………………………………………………………
3. Số văn bản đề nghị của tổ chức: ……………………………………………………………………
4. Thành phần hồ sơ:
1 |
Văn bản đề nghị công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động |
|
2 |
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Quyết định của cấp có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài phải có Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam gửi kèm theo |
|
3 |
Sơ đồ vị trí địa lý và sơ đồ bố trí trang thiết bị của phòng xét nghiệm |
|
4 |
Danh sách cán bộ thực hiện quan trắc môi trường lao động (có kèm theo bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo) |
|
5 |
Danh mục trang thiết bị hiện có |
|
6 |
Danh sách thông số và các phương pháp đo, phân tích tại hiện trường |
|
7 |
Danh sách thông số và các phương pháp phân tích trong phòng xét nghiệm |
|
8 |
Các tài liệu kèm theo |
|
8.1 |
Sổ tay chất lượng |
|
8.2 |
Phương pháp quan trắc, phân tích tại hiện trường/hiệu chuẩn |
|
8.3 |
Các tài liệu liên quan khác (liệt kê) |
|
|
- ……………………………………………………………………………………….. |
|
|
- ……………………………………………………………………………………….. |
|
9 |
Chứng thực, chứng nhận phòng xét nghiệm đã được công nhận (nếu có) |
|
|
- ……………………………………………………………………………………….. |
|
|
- ……………………………………………………………………………………….. |
|
|
NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ |
Mẫu 04: Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
(Được lưu giữ cùng với Hồ sơ vệ sinh lao động)
Ngày tháng năm
Tại: …………………………………………………………………………….
Năm……………
TỈNH, THÀNH PHỐ... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/MTLĐ |
…, ngày … tháng … năm … |
Thực hiện Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
(Tên cơ sở tiến hành quan trắc môi trường lao động): ……………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………
Do ông/bà: ………………………………. làm đại diện.
đã tiến hành quan trắc môi trường lao động tại: …………………………………………………….
Ngày ... tháng...năm 20...
Phương pháp:
Đo các chỉ số vi khí hậu, bụi, ánh sáng, hơi độc, phóng xạ, điện từ trường tại các vị trí kỹ thuật theo phương pháp …………………………………………………………………………………….
Thiết bị đo:
+ Đo vi khí hậu bằng máy: …………………………………………………………………………..
+ Đo ánh sáng bằng máy: …………………………………………………………………………..
+ Đo tiếng ồn bằng máy: ……………………………………………………………………………
+ Đo bụi bằng máy: ………………………………………………………………………………….
+ Đo phóng xạ bằng máy: …………………………………………………………………………..
+ Đo điện từ trường bằng …………………………………………………………………………..
+ Đo hơi khí độc bằng: ………………………………………………………………………………
Thực hiện quan trắc các yếu tố có hại đã được người sử dụng lao động ghi trong Hồ sơ vệ sinh lao động bao gồm:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Qua rà soát quy trình công nghệ, nguyên vật liệu và các chất được sử dụng trong quá trình sản xuất, cung cung cấp dịch vụ, đề nghị bổ sung việc quan trắc các yếu tố có hại sau (các yếu tố có hại này đề nghị bổ sung vào Hồ sơ vệ sinh lao động):
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Lý do đề xuất:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Tiêu chuẩn tham chiếu theo các quy định hiện hành và có kết quả đo như sau:
I. CÁC YẾU TỐ VI KHÍ HẬU (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)
Mùa tại thời điểm quan trắc:
Giới hạn cho phép |
Nhiệt độ (°C) |
Độ ẩm (%) |
Tốc độ gió (m/s) |
Bức xạ nhiệt |
|||||
|
|
|
|
||||||
Số TT |
Vị trí quan trắc |
Số mẫu đạt |
Số mẫu không đạt |
Số mẫu đạt |
Số mẫu không đạt |
Số mẫu đạt |
Số mẫu không đạt |
Số mẫu đạt |
Số mẫu không đạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
II. CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)
1. Ánh sáng (Lux)
Giới hạn cho phép |
|
||
|
|||
Số TT |
Vị trí quan trắc |
Số mẫu đạt |
Số mẫu không đạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
2. Tiếng ồn (dBA) (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)
Giới hạn cho phép |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vị trí lao động |
Mức âm hoặc mức âm tương đương không quá dBA |
Mức âm dB ở các dải ôc-ta với tần số trung bình nhân (Hz) không vượt quá dB |
|||||||
63 |
125 |
250 |
500 |
1000 |
2000 |
4000 |
8000 |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng hợp kết quả quan trắc: Tổng số mẫu ồn: _______________________________
Tổng số mẫu vượt giới hạn cho phép: ______________
3. Rung chuyển (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)
Giới hạn cho phép |
|
|
|
|
TT |
Vị trí lao động |
Dải tần rung |
Vận tốc rung |
|
Rung đứng |
Rung ngang |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng hợp kết quả quan trắc: Tổng số mẫu rung:__________________________
Tổng số mẫu vượt giới hạn cho phép: __________
III. BỤI CÁC LOẠI (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)
1. Bụi có chứa silic
Giới hạn cho phép |
|
|
|
|
|
|
TT |
Vị trí lao động |
Hàm lượng silic tự do |
Nồng độ bụi toàn phần |
Nồng độ bụi hô hấp |
||
Lấy theo ca |
Lấy theo thời điểm |
Lấy theo ca |
Lấy theo thời điểm |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng hợp kết quả quan trắc: Tổng số mẫu bụi: ______________________________
Tổng số mẫu vượt giới hạn cho phép: _____________
2. Bụi khác (ghi giá trị thực của mẫu đo được)
Giới hạn cho phép |
|
|
|
|
|
|
TT |
Vị trí lao động |
Hàm lượng bụi |
Nồng độ bụi toàn phần |
Nồng độ bụi hô hấp |
||
Lấy theo ca |
Lấy theo thời điểm |
Lấy theo ca |
Lấy theo thời điểm |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng hợp kết quả quan trắc: Tổng số mẫu bụi: ______________________________
Tổng số mẫu vượt giới hạn cho phép: _____________
IV. HƠI KHÍ ĐỘC (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)
Tên hóa chất |
|
|
|
||||
|
|
|
|||||
Giới hạn cho phép |
|
|
|
||||
Số TT |
Vị trí quan trắc |
Số mẫu đạt |
Số mẫu không đạt |
Số mẫu đạt |
Số mẫu không đạt |
Số mẫu đạt |
Số mẫu không đạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
V. YẾU TỐ PHÓNG XẠ, ĐIỆN TỪ TRƯỜNG
Giới hạn cho phép |
|
|
|||
TT |
Vị trí lao động |
Yếu tố phóng xạ |
Yếu tố từ trường |
||
Số mẫu đạt |
Số mẫu không đạt |
Số mẫu đạt |
Số mẫu không đạt |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
VI. ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP
TT |
Vị trí làm việc |
Mô tả nội dung công việc |
Số lượng người tiếp xúc |
Yếu tố tiếp xúc |
Bệnh nghề nghiệp có thể phát sinh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VII. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ TÂM SINH LÝ VÀ ÉC-GÔ-NÔ-MY
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
VIII. CÁC YẾU TỐ KHÁC (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)
Tên yếu tố |
|
|
|
||||
Giới hạn cho phép |
|
|
|
||||
Số TT |
Vị trí quan trắc |
Số mẫu đạt |
Số mẫu không đạt |
Số mẫu đạt |
Số mẫu không đạt |
Số mẫu đạt TC |
Số mẫu không đạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
TỔNG HỢP KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
TT |
Yếu tố quan trắc |
Tổng số mẫu |
Số mẫu đạt |
Số mẫu không đạt |
|||
1 |
Nhiệt độ |
|
|
|
|||
2 |
Độ ẩm |
|
|
|
|||
3 |
Tốc độ gió |
|
|
|
|||
4 |
Bức xạ nhiệt |
|
|
|
|||
5 |
Ánh sáng |
|
|
|
|||
6 |
Bụi |
Silic |
Khác |
Silic |
Khác |
Silic |
Khác |
|
- Bụi toàn phần |
|
|
|
|
|
|
|
- Bụi hô hấp |
|
|
|
|
|
|
|
- Các loại bụi khác |
|
|
|
|||
7 |
Ồn |
|
|
|
|||
8 |
Rung |
|
|
|
|||
9 |
Hơi khí độc |
|
|
|
|||
|
- ___________ |
|
|
|
|||
|
- ___________ |
|
|
|
|||
|
… |
|
|
|
|||
10 |
Phóng xạ |
|
|
|
|||
11 |
Điện từ trường |
|
|
|
|||
12 |
Yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp |
|
|
|
|||
|
- ___________ |
|
|
|
|||
|
- ___________ |
|
|
|
|||
|
… |
|
|
|
|||
13 |
Đánh giá yếu tố tâm sinh lý và ec-gô-nô-my |
|
|
|
|||
|
- ___________ |
|
|
|
|||
|
- ___________ |
|
|
|
|||
|
… |
|
|
|
|||
14 |
Các yếu tố khác |
|
|
|
|||
|
- ___________ |
|
|
|
|||
|
- ___________ |
|
|
|
|||
|
… |
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|||
|
Tổng cộng |
|
|
|
KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Giải pháp về biện pháp kỹ thuật
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
2. Giải pháp về biện pháp tổ chức lao động
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
3. Giải pháp về giám sát y tế và sức khỏe
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
4. Các giải pháp về phương tiện bảo hộ lao động cá nhân
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
5. Các giải pháp khác
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
Tại các vị trí quan trắc các yếu tố có hại không đạt giới hạn cho phép (đã được nêu ở trên) đề nghị đơn vị có trách nhiệm xem xét các khuyến nghị để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và giải quyết các chế độ theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn |
Lãnh đạo tổ chức quan trắc MTLĐ |
PHỤ LỤC IV
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG HUẤN LUYỆN
(Kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Chương trình khung huấn luyện được xây dựng cho các lớp huấn luyện có quy mô không quá 120 người/lớp huấn luyện phần lý thuyết, không quá 40 người/lớp huấn luyện phần thực hành. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện có quyền tổ chức lớp huấn luyện riêng theo từng nhóm hoặc tổ chức lớp huấn luyện ghép các nhóm có cùng nội dung huấn luyện chung về lý thuyết.
1. Chương trình khung huấn luyện nhóm 1
STT |
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN |
Thời gian huấn luyện (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động |
8 |
8 |
0 |
0 |
1 |
Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. |
6 |
6 |
|
|
2 |
Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động. |
1 |
1 |
|
|
3 |
Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. |
1 |
1 |
|
|
II |
Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động |
7 |
7 |
0 |
0 |
1 |
Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động. |
1 |
1 |
|
|
2 |
Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa. |
4 |
4 |
|
|
3 |
Phương pháp cải thiện điều kiện lao động. |
1 |
1 |
|
|
4 |
Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. |
1 |
1 |
|
|
III |
Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện |
1 |
1 |
0 |
|
Tổng cộng |
16 |
14 |
|
|
2. Chương trình khung huấn luyện nhóm 2
STT |
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN |
Thời gian huấn luyện (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động |
8 |
8 |
0 |
0 |
1 |
Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. |
6 |
6 |
|
|
2 |
Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động. |
1 |
1 |
|
|
3 |
Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. |
1 |
1 |
|
|
II |
Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động |
28 |
23 |
4 |
1 |
1 |
Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động. |
1 |
1 |
|
|
2 |
Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa. |
4 |
4 |
|
|
3 |
Phương pháp cải thiện điều kiện lao động. |
1 |
1 |
|
|
4 |
Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. |
1 |
1 |
|
|
5 |
Nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động. |
2 |
2 |
0 |
|
6 |
Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động. |
8 |
4 |
3 |
1 |
7 |
Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hàng năm; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động. |
4 |
4 |
|
|
8 |
Công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động. |
4 |
4 |
|
|
9 |
Công tác sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động. |
3 |
2 |
1 |
|
III |
Nội dung huấn luyện chuyên ngành |
8 |
6 |
2 |
|
|
Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. |
8 |
6 |
2 |
|
IV |
Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện |
4 |
2 |
2 |
|
Tổng cộng |
48 |
40 |
1 |
1 |
3. Chương trình khung huấn luyện nhóm 3
STT |
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN |
Thời gian huấn luyện (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động |
8 |
8 |
0 |
0 |
1 |
Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. |
6 |
6 |
|
|
2 |
Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động. |
1 |
1 |
|
|
3 |
Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. |
1 |
1 |
|
|
II |
Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động |
8 |
8 |
|
|
1 |
Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc. |
4 |
4 |
|
|
2 |
Phương pháp cải thiện điều kiện lao động. |
1 |
1 |
|
|
3 |
Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. |
1 |
1 |
|
|
4 |
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên. |
1 |
1 |
|
|
5 |
Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. |
1 |
1 |
|
|
III |
Nội dung huấn luyện chuyên ngành |
6 |
4 |
2 |
|
|
Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. |
6 |
4 |
2 |
|
IV |
Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện |
2 |
2 |
|
|
Tổng cộng |
24 |
22 |
2 |
|
4. Chương trình khung huấn luyện nhóm 4
STT |
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN |
Thời gian huấn luyện (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động |
8 |
8 |
|
|
1 |
Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc. |
4 |
4 |
|
|
2 |
Phương pháp cải thiện điều kiện lao động. |
1 |
1 |
|
|
3 |
Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. |
1 |
1 |
|
|
4 |
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên. |
1 |
1 |
|
|
5 |
Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. |
1 |
1 |
|
|
II |
Nội dung huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc |
6 |
0 |
6 |
|
1 |
Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, có hại, nội quy, biển báo, biển chỉ dẫn tại nơi làm việc. |
2 |
|
2 |
|
2 |
Thực hành quy trình làm việc an toàn; quy trình xử lý sự cố liên quan đến nhiệm vụ, công việc được giao; quy trình thoát hiểm trong các trường hợp khẩn cấp. |
2 |
|
2 |
|
3 |
Thực hành các phương pháp sơ cứu đơn giản. |
2 |
|
6 |
|
III |
Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện |
2 |
2 |
|
|
Tổng cộng |
16 |
10 |
6 |
|
5. Chương trình khung huấn luyện nhóm 5
STT |
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN |
Thời gian huấn luyện (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động |
8 |
8 |
0 |
0 |
1 |
Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. |
6 |
6 |
|
|
2 |
Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động. |
1 |
1 |
|
|
3 |
Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. |
1 |
1 |
|
|
II |
Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động |
7 |
7 |
0 |
0 |
1 |
Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động. |
1 |
1 |
|
|
2 |
Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa. |
4 |
4 |
|
|
3 |
Phương pháp cải thiện điều kiện lao động. |
1 |
1 |
|
|
4 |
Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. |
1 |
1 |
|
|
III |
Nội dung huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động |
29 |
25 |
4 |
|
1 |
Các yếu tố có hại tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc. |
4 |
4 |
|
|
2 |
Các bệnh nghề nghiệp thường gặp và các biện pháp phòng chống; cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp. |
4 |
4 |
|
|
3 |
Tổ chức và kỹ năng sơ cấp cứu; phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc. |
8 |
4 |
4 |
|
4 |
An toàn thực phẩm; quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động; nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc. |
4 |
4 |
|
|
5 |
Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động. |
2 |
2 |
|
|
6 |
Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. |
4 |
4 |
|
|
7 |
Lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. |
2 |
2 |
|
|
8 |
Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện các nhiệm vụ liên quan. |
1 |
1 |
|
|
IV |
Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện |
4 |
2 |
2 |
|
Tổng cộng |
48 |
42 |
6 |
|
6. Chương trình khung huấn luyện nhóm 6
STT |
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN |
Thời gian huấn luyện (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên |
3 |
3 |
|
|
II |
Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện |
1 |
1 |
|
|
Tổng cộng |
4 |
4 |
|
|
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 44/2016/ND-CP |
Hanoi, 15 May 2016 |
DETAILS SOME ARTICLES OF THE LAW ON OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION, TECHNICAL INSPECTION OF OCCUPATIONAL SAFETY, TRAINING OF OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION AND MONITORING OF OCCUPATIONAL ENVIRONMENT
Pursuant to the Law on organization of Government dated 19/6/2015;
Pursuant to the Law on occupational safety and sanitation dated 25/6/2015;
At the request of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs;
The Government details some articles of the Law on occupational safety and sanitation, technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation and monitoring of occupational environment.
Article 1. Scope of regulation
This Decree details some articles of the Law on occupational safety and sanitation, technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation and monitoring of occupational environment.
Article 2. Objects of application
1. The employers and the employees who are specified in Article 2 of the Law on occupational safety and sanitation.
2. The non-business units, enterprises and other organizations and individuals related to the technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation and monitoring of occupational environment.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the following terms are construed as follows:
1. Inspected objects are machine, equipment and materials with strict requirements for occupational safety included in the list issued by the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs;
2. Regular trainer is the person who provides the occupational safety and sanitation and works under contract with term from 12 months or more or without term.
3. Training group is the group of training objects with the same general characteristics of work, requirements for occupational safety and sanitation and is classified in accordance with the provisions in this Decree.
TECHNICAL INSPECTION OF OCCUPATIONAL SAFETY
Article 4. Conditions for issue of Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety
1. The organizations as non-business units and enterprises that are issued with Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety must meet the following conditions:
a) Are established by laws and permitted to provide the services of technical inspection of occupational safety.
b) Ensure the equipment and instruments for inspection for each object within the inspection as required in the inspection procedures and national technical regulations on occupational safety and sanitation.
c) Have all technical materials about each object within the inspection of the inspection procedures.
d) Have at least 02 inspectors working under contract from 12 months or more of the organization to carry out the inspection for each object within the range to request the issue of Certificate of eligibility for inspection.
dd) The person in charge of techniques of inspection of the organization must graduate from university of technical specialty and have carried out the technical inspection of occupational safety for at least 03 years.
2. The equipment, materials and personnel specified under Points b, c, d and dd, Paragraph 1 of this Article are only used as the conditions to request the issue of Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety for an organization.
Article 5. Dossier and procedures for issue, renewal and re-issue of Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety
1. The dossier for issue of Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety comprises of:
a) Application for issue of Certificate;
b) Copy of Certificate of enterprise registration for enterprises or establishment decision for the non-business enterprises;
c) List of equipment and instruments for inspection;
d) List of technical materials;
dd) Documents of inspector comprise of:
- Copy of Certificate of inspector;
- Copy of labor contract;
e) Documents of the person in charge of inspection techniques comprise of:
- University degree;
- Documents evidencing inspection experience.
2. Dossier to renew the Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety includes:
a) Application for renewal of Certificate;
b) Issued Certificate;
c) Documents specified under Points b, c, d, dd and e, Paragraph 1 of this Article in case of change;
3. The dossier for re-issue of Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety is stipulated as follows:
a) For case of addition or modification Certificate, the dossier includes:
- Application for addition or modification Certificate;
- Issued Certificate;
- Documents evidencing the change of condition for issue of Certificate.
b) For the lost and damaged Certificate, the dossier includes:
- Application for re-issue of Certificate;
- Issued Certificate in case of damage.
4. The forms of dossier components specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Paragraph are specified in Appendix Ia issued with this Decree.
5. The order and procedures for issue, renewal and re-issue of Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety is stipulated as follows:
a) Organizations wishing the issue, renewal and re-issue of Certificate should send a dossier for issue, renewal and re-issue of Certificate as specified in Clause 1, Article 6 of this Decree and pay the inspection fees as provided for by the Ministry of Finance
For case of renewal, at least 30 days before the expiration of duration indicated in the Certificate, the organizations should send their dossiers to the competent authorities as stipulated in Paragraph 1, Article 6 of this Decree.
b) Within 30 days, after fully receiving the prescribed dossier, the competent authorities shall verify, issue, renew or re-issue the Certificate or reply in writing and state the reasons in case of disapproval.
Article 6. Authority to issue, renew, re-issue or revoke the Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety
1. The authority to issue, renew, re-issue or revoke the Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety is provided for in the Appendix Ib issued with this Decree.
2. The form of Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety is provided for in the Appendix Ib issued with this Decree.
Article 7. Duration of Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety
1. 05 years for new or renewed Certificate.
2. Case of re-issue is the remaining time of the issued Certificate.
Article 8. Revocation of Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety
The Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety shall be revoked in the following cases:
1. The duration of suspended inspection is over without remedy of suspended causes.
2. Performing the inspection during the time of suspension.
3. Forging or perjuring documents in dossier for issue, renewal and re-issue of Certificate.
Article 9. Standards of inspectors
1. Have university level or higher of engineering specialty in line with the inspected objects;
2. Are fit for meeting job requirements;
3. Have at least 02 years working as inspector or perform work of design, production, installation, repair, operation and maintenance of inspected objects;
4. Have completed the training and testing course and successfully passed the requirements for inspection techniques of occupational safety to the inspected objects or have the time of carry out the inspection over the inspected objects more than 10 years by the time of effect of this Decree.
Article 10. Certificate of inspector
1. The Certificate of inspector is issued to the individuals who ensure the standards of inspectors specified in Article 9 of this Decree.
2. The Certificate of inspector is re-issued by the competent authorities in the following cases:
a) Addition or modification of content of Certificate of inspector;
b) Certificate of inspector is expired;
c) Certificate of inspector is lost or damaged;
d) Re-issue after revocation. The Certificate of inspector is only considered for re-issue after at least 06 months from the date of revocation.
3. The body with authority to issue the Certificate of inspector is the professional body of the ministries with authorities to issue the Certificate of eligibility for inspection specified in Appendix Ib issued with this Decree; the issue of Certificate of inspector is done according to the inspected objects under the management of each ministry.
Article 11. Dossier for issue of Certificate of inspector
1. Application for issue of Certificate of inspector;
2. Certified copy or original for comparison of university degree of the requester of issue of Certificate;
3. Documents evidencing the standards specified in Paragraphs 3 and 4, Article 9 of this Decree;
4. Health Certificate in the past 06 months from the date of request;
5. Copy of ID card or Passport or Citizen card.
6. Two color photos 3x4 cm of the issue requester taken in the past 06 months from the date of request;
Article 12. Dossier for re-issue of Certificate of inspector
1. In case of addition or modification of content of Certificate of inspector, the dossier includes:
a) Application for re-issue of Certificate of inspector;
b) Original of issued Certificate;
c) Documents evidencing the consistency of request for addition or modification;
d) Two color photos 3x4 cm of the re-issue requester taken in the past 06 months from the date of request;
2. Dossier for re-issue of Certificate of inspector upon its expiration includes:
a) Application for re-issue of Certificate of inspector;
b) Original of issued Certificate;
c) Result of testing before re-issue;
d) Health Certificate in the past 06 months from the date of request;
3. Where the Certificate of inspector is lost or damaged, the dossier includes:
a) Application for re-issue of Certificate of inspector;
b) Copy of Certificate of inspector (if any) or sign number of Certificate of inspector issued;
c) Two color photos 3x4 cm of the re-issue requester taken in the past 06 months from the date of request;
4. For the revoked Certificate of inspector is considered for re-issue, the dossier includes:
a) Application for re-issue of Certificate of inspector;
b) Report on compliance with the requirements and recommendation of the competent authorities about remedy of violation;
c) Documents evidencing the completion of course of training and testing and successful pass over the requirements for inspection techniques of occupational safety to the inspected objects after the time the decision on revocation of Certificate is effective for cases specified under Points c and dd, Paragraph 2, Article 14 of this Decree;
d) Two color photos 3x4 cm of the re-issue requester taken in the past 06 months from the date of request;
5. The forms of dossier components specified in Article 11, Paragraphs 1, 2, 3 and 4 of this Article are specified in Appendix Ic issued with this Decree.
Article 13. Order for issue, re-issue and duration of Certificate of inspector
1. The individuals who need the issue, re-issue and duration of Certificate of inspector should prepare a dossier and send it to the competent authorities specified in Paragraph 3, Article 10 of this Decree for issue or re-issue of Certificate of inspector. The dossier for issue of Certificate of inspector can be sent together with the dossier for issue of Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety.
2. Within 06 working days after fully receiving the prescribed dossier, the competent authorities shall issue the Certificate to the inspector; in case of disapproval for issue or re-issue, it must reply in writing and state the reasons.
3. The form of Certificate of inspector is specified in the Appendix Ic issued with this Decree.
4. The Certificate of inspector is valid for 05 years.
Article 14. Management and use of Certificate of inspector
1. The inspectors must present their Certificate of inspector as required by the state competent authorities and with organizations and individuals having the objects for inspection; only conduct the inspection to the inspected objects within the range specified on the Certificate of inspector.
2. The Certificate of inspector shall be revoked in the following cases:
a) Forging or perjuring documents in dossier for issue and re-issue of Certificate of inspector.
b) Arbitrarily erase or modify the content of Certificate;
c) Not having worked for any inspecting organization for 12 months or more;
d) Conducting the inspection beyond the range specified in the Certificate of inspector;
dd) Having conduction the inspection not in line with the inspection procedures.
3. The body with issue authority is the body with authority to issue the decision on revocation of Certificate of inspector.
Article 15. Responsibility of Organization of technical inspection of occupational safety
1. Releases the inspection record to the organizations and individuals using the machine, equipment and materials with strict requirement for occupational safety; affixes inspection stamp or indicates the inspection information on the inspected objects and issues the organization and individual using the inspected objects with the Certificate of inspection result (01 copy) within 05 working days from the date of release of record if the inspection result meets the requirements.
2. Where the inspected objects do not meet the requirements and are detected to possibly cause the occupational incidents or accidents, it shall not issue the Certificate of inspection result and notify the establishment for remedial actions.
3. Annually, from the 1st date to the 10th date of December, it shall make report on the reality of technical inspection of occupational safety to the body with authority to issue the Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety.
4. Ensures the independence and objectiveness in supply of inspection services.
5. Sends its inspectors to attend the classes of inspection technique training of occupational safety.
6. Sends the Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety and the Certificate of inspector revoked to the body with authority to issue the Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety.
7. Must not provide the inspection services during the time of being suspended or its Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety is revoked; must not employ the inspectors whose Certificate of inspector is revoked for inspection.
8. The form of Certificate of inspection result; form of inspection stamp and form of report on reality of inspection are specified in the Appendix Id issued with this Decree.
Article 16. Responsibility of organizations and individuals using machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety
1. Select the technical inspecting organization of occupational safety to conduct the first inspection before using them or periodical inspection during the course of using the machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety; only put into use the machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety that are inspected and meet the requirements.
2. Notifies the Department of Labor - Invalids and Social Affairs in locality within 30 days before or after using the machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety, unless otherwise specified by the specialized law.
3. Keeps the dossier of technical safety of the inspected objects as stipulated in the national regulations on occupational safety and sanitation. In case of re-assignment (or sub-lease) of the inspected objects, the seller (or sub-lessor) must hand over all dossier of technical safety to the buyer (or sub-lessee).
4. Creates conditions for the inspecting organization to conduct the inspection and prepares all technical materials related to the inspected objects to provide for the inspector and appoints the representative to witness the inspection.
5. Carries out the recommendations of the inspecting organization in ensuring the safety during the use of inspected objects; must not continue using the inspected objects which do not meet the requirements or their inspection duration is expired.
6. Manages, uses and removes the inspected objects in accordance with the provisions in the national technical regulations on occupational safety and sanitation and as guided by the manufacturer.
7. The form of notification document of use of machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety is specified in the Appendix Idd issued with this Decree.
TRAINING OF OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Section 1. SUBJECTS, CONTENTS AND GENERAL REQUIREMENTS IN TRAINING
Article 17. Subjects participating in the training course of occupational safety and sanitation
The subjects specified in Article 14 of the Law on occupational safety and sanitation are defined as the following groups:
1. Group 1: The person who manages and is in charge of the occupational safety and sanitation include:
a) The heads of business and production units and establishments, departments and subordinate branches; the persons in charge of production, business and techniques; foremen of workshops and the equivalent;
b) The deputy of the heads specified under Point a, Paragraph 1 of this Article are assigned to be in charge of occupational safety and sanitation.
2. Group 2: The person performing the occupational safety and sanitation includes:
a) Persons working full time or part time on occupational safety and sanitation of their establishments;
b) Persons directly monitoring the occupational safety and sanitation at their workplace.
3. Group 3: Employees performing work with strict requirements on occupational safety and sanitation are the persons who perform work included in the List of work with strict requirements on occupational safety and sanitation issued by the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs
4. Group 4: Employees who do not belong to the groups specified in Paragraphs 1, 2, 3 and 5 of this Article, including the apprentices, probationary employees who shall work for the employers.
5. Group 5: Persons who perform health work.
6. Group 6: Safety and sanitation employees specified in Article 74 of the Law on occupational safety and sanitation.
Article 18. Content of training of occupational safety and sanitation
1. Group 1 training
a) System of law and policies on occupational safety and sanitation;
b) Professional activities of occupational safety and sanitation include: Organizing the apparatus, management and compliance with regulations on occupational safety and sanitation at the establishments; defining responsibility and assigning power on occupational safety and sanitation; basic knowledge about harmful and dangerous factors, preventive measures, improvement of working conditions and safety culture in production and business.
2. Group 2 training
a) System of policies and laws on occupational safety and sanitation;
b) Professional activities of occupational safety and sanitation: Organizing the apparatus, management and compliance with regulations on occupational safety and sanitation at the establishments; developing the rules, regulations, procedures and measures to ensure the occupational safety and sanitation; defining responsibility and assigning power on occupational safety and sanitation; safety culture in production and business; basic knowledge about harmful and dangerous factors, preventive measures, improvement of working conditions; developing and urging the implementation of annual plan for occupational safety and sanitation; analyzing and evaluating risks and developing the urgent response plan; developing the management system of occupational safety and sanitation; self-inspection and investigation of occupational accidents; requirements for inspection, training and observation of working environment; management of machine, equipment, materials with strict requirements on occupational safety and sanitation, information, propagation and training of occupational safety and sanitation; first aid and emergency of occupational accident, prevention of occupational disease for employees; emulation and commendation, discipline, statistics and report on occupational safety and sanitation.
c) Specialized training content: General knowledge about machine, equipment, materials and substances generating dangerous and harmful factors; procedures for safe work with machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation.
3. Group 3 training
a) System of policies and law on occupational safety and sanitation;
b) Basic knowledge about occupational safety and sanitation: Policies and regulations on occupational safety and sanitation for the employees; basic knowledge about dangerous and harmful factors at workplace and method for improvement of working conditions; functions and duties of the safety network, sanitation employees; safety culture in production and business; rules of occupational safety and sanitation, signs and signposts of occupational safety and sanitation and use of safety equipment, means of personal protection; techniques and skills of first aid of occupational accidents and prevention of occupational diseases;
c) Content of specialized training: General knowledge about machine, equipment, materials and substances generating dangerous and harmful factors and the method for analysis, evaluation and management of risks related to the work with strict requirements on occupational safety and sanitation which the trainees are performing; procedures for safe work, occupational sanitation; safety techniques and occupational sanitation related to the work of employees;
4. Group 4 training
a) Basic knowledge about occupational safety and sanitation: Rights and obligations of the employers, the employees, regulations on occupational safety and sanitation for the employees; basic knowledge about dangerous and harmful factors at workplace and method for improvement of working conditions; functions and duties of the safety network, sanitation employees; safety culture in production and business; rules of occupational safety and sanitation, signs and signposts of occupational safety and sanitation and use of safety equipment, means of personal protection; techniques and skills of first aid of occupational accidents and prevention of occupational diseases;
b) On-the-spot training: Working procedures and specific requirements on occupational safety and sanitation at workplace.
5. Group 5 training:
a) System of policies and law on occupational safety and sanitation;
b) The professional work of occupational safety and sanitation includes: Organizing the apparatus, management and compliance with regulations on occupational safety and sanitation at the establishments; defining responsibility and assigning power on occupational safety and sanitation; basic knowledge about dangerous and harmful factors, measures to prevent and improve the working conditions; safety culture in production and business;
c) Training for issue of Certificate of professional occupational health: Harmful factors at workplace; observing the working environment to evaluate the harmful factors; preparation of dossier of occupational sanitation at workplace; common occupational diseases and prevention measures; ways to organize the examination of occupational diseases, examination for work placement, preparation of dossier for inspection of occupational disease; organization and skills of first aid and emergency; prevention of disease at workplace; food safety; procedure for taking and storing food sample; supply of objects and nutrition to employees; health improvement at workplace; prevention of non-infectious disease at workplace; knowledge, skills and methods of making plan, scheme, equipment and necessary conditions to carry out work of occupational sanitation; method of educational communication on occupational sanitation, prevention of occupational diseases; setup and management of information on occupational sanitation and occupational diseases at workplace; setup and management of health dossier of employees and persons with occupational diseases; coordination with the persons performing work of occupational safety and sanitation or management department of occupational safety and sanitation for implementation of relevant duties in accordance with the provisions in Article 72 of the Law on occupational safety and sanitation.
6. Group 6 training:
The employees participating in the safety network and sanitation employees, in addition to the prescribed contents of training of occupational safety and sanitation, they are also provided with additional skills and methods of safety and sanitation employees.
The first minimum training time is provided for as follows:
1. Group 1 and Group 4: The total training time is at least 16 hours, including the testing time.
2. Group 2: The total training time is at least 48 hours, including the training time of theory, practice and testing time.
3. Group 3: The total training time is at least 24 hours, including the testing time.
4. Group 5: The total training time is at least 56 hours, including the testing time in which the training time for issue of Certificate of professional occupational health of at least 40 hours; the content of training for issue of Certificate of occupational safety and sanitation is at least 16 hours.
5. Group 6: The total training time is at least 4 hours in addition to the training time of occupational safety and sanitation.
Article 20. Frame program and training programs and materials
1. The Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs shall coordinate with the relevant ministries and sectors to issue the frame Program of specialized and specific training details according to the training frame Program specified in the Appendix IV issued with this Decree.
2. The training organization and the self-trained enterprises shall, based on the training frame program, set up the training programs and materials in accordance with the characteristics, conditions and requirements for training.
Article 21. Training, retraining and updating of knowledge and skills of occupational safety and sanitation and periodical training
1. The training and updating of knowledge and skills of occupational safety and sanitation in accordance with the provisions in Paragraph 1, Article 14 of the Law on occupational safety and sanitation.
At least once for every 02 years from the effective date of the training Certificate and safety Card, the trainees must participate in the training course to review the knowledge they have been trained and update new knowledge and skills of occupational safety and sanitation. The training time is equal to at least 50% of the first training time. The healthcare workers must update the knowledge as stipulated under Point c, Paragraph 3, Article 73 of the Law on occupational safety and sanitation.
2. Periodical training is done in accordance with the provisions in Paragraph 4, Article 14 of the Law on occupational safety and sanitation;
The employees of the group 4 are provided with periodical training at least once a year to review the trained knowledge and update new knowledge and skills about occupational safety and sanitation. The periodical training time is equal to 50% of the first training time.
3. The training is provided upon change of job, equipment, technology and after the time of job leave.
a) Change of work or equipment or technology: Before work assignment, the employee must be trained about the occupational safety and sanitation in line with the new job or new equipment or technology.
Where subjects have been trained in less than 12 months from the time of performing the new job or upon change of equipment and technology, the content of retraining is exempted from the contents which ware trained.
b) Return to work after the time of job leave.
The establishment stops operating or the employee leaves his work more than 06 months and when returning to work, the employee shall be trained with the contents like the first training. The re-training time is equal to 50% of the first training time.
Section 2. TRAINER OF OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Article 22. Standards of the trainer of occupational safety and sanitation
The trainer of occupational safety and sanitation (hereafter referred to as trainer) must meet the following standards:
1. Training of content of system of law on occupational safety and sanitation
The trainer of content of system of law on occupational safety and sanitation must have university degree or higher educational level and have at least 5 years working as the developer of policies, laws, management and inspection over occupational safety and sanitation at the bodies having functions and duties directly related to the occupational safety and sanitation.
2. Training of professional content of occupational safety and sanitation and content of basic knowledge about occupational safety and sanitation
The trainer of professional content of occupational safety and sanitation and content of basic knowledge about occupational safety and sanitation must have university degree or higher educational level of engineering specialty and must meet one of the following standards:
a) Have at least 5 years working as the developer of policies, laws, management and inspection over occupational safety and sanitation at the bodies having functions and duties directly related to the occupational safety and sanitation.
b) Have at least 07 years performing work of occupational safety and sanitation at the non-business units and enterprises and must participate in the course of profession and techniques of training.
3. Specialized theory training
The trainer of specialized theory must have university degree or higher educational level in line with the training specialty and meet one of the following standards:
a) Have at least 5 years working as the developer of policies, laws, management and inspection over occupational safety and sanitation at the bodies having functions and duties directly related to the occupational safety and sanitation.
b) Have at least 5 years performing work with strict requirements on occupational safety and sanitation and must participate in the course of profession and techniques of training.
4. Practice training:
a) Group 2 practice training: The trainer must have college degree or higher educational level in line with the training specialty and have proficiency with machine, equipment, chemical and work with practice application based on the training frame program;
b) Group 3 practice training: The trainer must have intermediate level or higher educational level in line with the training specialty; have at least 05 years performing work with strict requirements on occupational safety and sanitation or work related to the occupational safety and sanitation at the establishments in line with the training work.
c) Group 4 practice training: The trainer must have technical intermediate level or higher educational level in line with the training specialty or have the time of actual working time of at least 05 years
d) Practice training of occupational first aid and emergency: The trainer must have college degree of medicine specialty or higher educational level and have at least 03 years of experience directly participating in first aid and emergency or have doctor level;
dd) The practice trainer must ensure the standards specified under Points a, b and c of this Paragraph and must participate in the course of training techniques of occupational safety and sanitation or have at least 5 years working as the developer of policies, laws, management and inspection over occupational safety and sanitation at the bodies having functions and duties directly related to the occupational safety and sanitation.
5. Training of specialized content of occupation health
The trainer must have doctor degree or higher educational level and meet one of the following standards:
a) Have at least 05 years working as the developer of policies, laws, management and inspection over occupational safety and sanitation at the bodies having functions and duties directly related to the occupational safety and sanitation.
b) Have at least 05 years working in the field related to the occupational disease, occupational sanitation, first aid and emergency, nutrition, disease prevention and food safety and sanitation.
6. On the basis of 02 years, the trainer must participate at least one time in the training course to update knowledge, information, policies, laws, science and technologies on occupational safety and sanitation except for trainers of occupational sanitation, occupational health, first aid and emergency of occupational accident and diseases.
Article 23. Determining the working time or the time to have performed the work of occupational safety and sanitation
1. The other bodies, non-business units, enterprises and organizations shall certify the time the employees have worked or the time the employees have performed the work of occupational safety and sanitation at their units.
2. The Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs shall detail Paragraph 1 of this Article.
Section 3. TRAINING CERTIFICATE, SAFETY CARD AND CERTIFICATE OF PROFESSIONAL OCCUPATIONAL HEALTH
Article 24. Managing the issue of training Certificate, safety Card and Certificate of professional occupational health
1. Issue of training Certificate
a) Training organization and the enterprises eligible for organizing the self-training shall issue the training Certificate to the trainees of the groups 1, 2, 5 and 6 after they pass the examination and testing.
b) The training Certificate is under the Form No.08 of Appendix II issued with this Decree.
2. Issue of safety Card
a) The employer shall issue the safety Card to the trainees of group 3 when they pass the examination. The training organization shall issue the safety Card to the employees who do not work under labor contract.
b) The safety Card is under the Form No.08 of Appendix II issued with this Decree.
3. Issue of Certificate of professional occupational health
a) Training organization, self-trained enterprises, healthcare facilities including the professional educational institutions of medical training, other educational facilities with industry code of health science industry, research institute of preventive medicine system at central level with training function, health personnel training center issuing Certificate of professional occupational health to the persons who are provided with training of professional occupational health after satisfactory examination;
b) The Certificate of professional occupational health is under the Form No.07, Appendix II issued with this Decree.
4. Monitoring book for trained persons of group 4
a) The employers record the trainee’s training result of group 4 in the book at their business and production establishments.
b) The training monitoring book is the Form 11 specified in Appendix II issued with this Decree.
5. The training organization and enterprises eligible for self training and the business and production establishments shall prepare the book to monitor the training Certificate, safety Certificate, Certificate of professional occupational health; the monitoring book for persons of group 4 is the Forms 09, 10, 11 of Appendix II issued with this Decree.
Article 25. Validity for issue and re-issue of training Certificate, safety Certificate, Certificate of professional occupational health
1. The training Certificate and safety Certificate have validity of 02 years and the Certificate of professional occupational health has validity of 05 years.
2. Within 30 days before the expiration of training Certificate, safety Certificate and Certificate of professional occupational health, the employers shall make a list of persons to be issued with the training result or papers evidencing the updating of knowledge and skills of occupational safety and sanitation as stipulated in Paragraph 1, Article 22 of this Decree and send this list to the training organization, healthcare facilities or self-trained enterprises as stipulated in Article 26 and 29 of this Decree. If the training result is satisfactory, the trainees shall be issued with the new safety Certificate and Certificate of professional occupational health in accordance with the provisions in this Decree.
Section 4. TRAINING ORGANIZATION AND SELF-TRAINED ENTERPRISES FOR OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Article 26. Classification of training organization and conditions for issue of Certificate of eligibility for operation
1. The training organizations is classified according to the characteristics and complexity of the trained subjects as follows:
a) Class A shall train group 1, 4 and 6;
b) Class B shall train group 1, 3, 4 and 6;
c) Class C shall train group 1, 2, 3, 4 and 6;
2. The organization issued with Certificate of eligibility for operation Class A must ensure the following conditions:
a) Have the lease or association contract to have legal head office according to regulations of law;
b) Have the lease or association contract to have at least:
- 02 rooms for theory, each room is at least 30m2 or more;
- 01 practice room equipped with basic devices for training of first aid and emergency of occupational accidents.
c) Have at least 05 regular trainers to provide training of legal and operational contents, one of whom is in charge of training the first aid and emergency of occupational accidents.
d) Have the training programs and materials in line with the trained subject and training frame programs specified in this Decree.
dd) The persons in charge of the training must have university degree level or higher;
3. The organization which is issued with Certificate of eligibility for operation of Class B must ensure the following conditions:
a) Ensures the conditions specified in Paragraph 2 of this Article;
b) Have the lease or association contract to have machine, equipment, chemical, room, workshop and area for practice to ensure the requirements on occupational safety and sanitation in line with the specialty registered for training, particularly the room and workshop for practice has an area of at least 40 m2 and the area for practice training has an area of at least 300 m2;
c) Has at least 05 regular trainers who provide the specialized contents and practice particularly 03 trainers providing the specialized training in line with the specialty registered for training and 01 trainer of first aid and emergency of occupational accident.
4. The organization which is issued with Certificate of eligibility for operation of Class C must ensure the following conditions:
a) Conditions specified in Paragraph 3 of this Article;
b) Has machine and equipment for training of basic specialized practice, including: Lifting equipment, pressure bearing equipment, practice equipment working in restricted space, working at height, mechanical processing equipment, metal cutting and welding equipment, electrical and chemical safety practice equipment. The machine, equipment, materials and place of practice training must ensure the requirements on occupational safety and sanitation as stipulated by law; the practice training must have an area of at least 500m2.
5. The training organization and the self-trained enterprises are permitted to provide the training to group 5 when meeting the operational conditions of Class A or Class B or Class C in accordance with the provisions in Paragraphs 2, 3 and 4 of this Article and ensure the following additional conditions:
a) There are at least 05 trainers having doctor degree or higher educational level and at least 05 years of experience in the areas related to the occupational safety and sanitation, first aid, emergency, nutrition, epidemic prevention and food safety and hygiene.
b) Has sufficient equipment and facilities for practice and theoretical training under the curriculum; has practice equipment areas related to the occupational safety and sanitation, first aid and emergency;
c) Has the training materials on occupational health, first aid and emergency as stipulated by the Ministry of Health.
6. The healthcare facilities specified under Point a, Paragraph 3, Article 24 of this Decree must ensure the conditions specified under Points a, b and c, Paragraph 5 of this Article to provide the training of occupational health; the healthcare facilities from district level or higher are permitted to provide the training of first aid and emergency for their employees.
7. The lease or association contract specified in this Article is still valid for at least 05 years after submitting application for issue of Certificate of eligibility for operation and registration for tax payment with the tax bodies.
8. The facilities and personnel specified in Paragraphs 2, 3, 4 and 5 of this Article are only used as a condition for issue of Certificate of eligibility for training of occupational safety and sanitation to an organization.
Article 27. Authority to issue, re-issue, renew and revoke the Certificate of eligibility for operation of the training Organization
1. The Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and Department of Labour - Invalids and Social Affairs have the authority to issue, re-issue, renew and revoke the Certificate of eligibility for operation of the training Organization.
2. The Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs has the authority to issue, re-issue, renew and revoke the Certificate of eligibility for operation for the following training organizations:
a) The training organizations which are established by the ministries, sectors, central bodies, state groups and corporations of the ministries, sectors and central bodies;
b) The training organizations of Class B and C;
c) The training organizations of group 5 specified in Paragraph 5, Article 26 of this Decree.
3. The Department of Labour - Invalids and Social Affairs of provinces and centrally-run cities has authority to issue, re-issue, renew and revoke the Certificate of eligibility for operation of the training organizations of Class A established by the competent bodies of provinces and centrally-run cities; the enterprises and non-business units under management of local government.
Article 28. Dossier and procedures for issue, re-issue and renewal of Certificate of eligibility for operation of the training organization and recognizing the healthcare facilities eligible for training and issue of certificate of occupational health
1. The dossier for issue of Certificate of eligibility for operation consists of:
a) An application for issue of Certificate of eligibility for operation is under the Form 01 of Appendix II issued with this Decree;
b) An explanation about the training scale, conditions and implementation solutions is under the Form 02 of Appendix II issued with this Decree;
c) A copy of establishment Decision or investment Certificate or investment Certificate cum the enterprise Certificate for the enterprises established before -1/07/2017;
d) A copy of decision on appointment or duty assignment to the head or the person in charge of the training activities.
dd) A list of facilities, managers or trainers with the following documents:
- A certified copy of documents and papers evidencing the eligibility for training of the trainer;
- A certified copy of documents and papers of facilities including the decision on handover of facilities from the competent authorities, legal contract, purchase invoice, papers of donation, offer, transfer or borrowing; lease contract, association contract for training where the training organization leases or is associated with other establishments to ensure the conditions for training machine and equipment as stipulated in Article 26 of this Decree;
- Detailed programs and training materials of occupational safety and sanitation.
2. Dossier for re-issue of Certificate of eligibility for operation includes:
a) In case of damage or loss of Certificate:
- Document explaining reasons for re-issue;
- Copy of issued Certificate (if any);
b) In case of modification or addition of operational scope:
- Written request for modification or addition of operational scope:
- Issued Certificate;
- Documents and papers evidencing the trainer’s capacity, training program and facilities corresponding to the content of operational scope requested for addition.
- Dossier for renewal of Certificate of eligibility for operation includes:
- Written request for renewal of Certificate of eligibility for operation;
- Documents and materials specified under Points c, d and dd, Paragraph 1 of this Article.
4. Order to issue, re-issue and renew the Certificate of eligibility for operation
a) The organizations need the issue, re-issue and renewal of Certificate of eligibility for operation should prepare a dossier and send it to the competent authorities as stipulated in Article 27 of this Decree for verification and issue of Certificate of eligibility for operation and pay the fees of verification as stipulated by the Ministry of Finance.
For dossier to request the renewal, the training Organization should send it to the competent authorities within 30 days before the end of the time limit specified in the Certificate.
b) Within 30 days after receiving all valid documents, the competent authorities shall verify and issue the Certificate of eligibility for operation or reply in writing to the requesting organization and state the reason in case of disapproval for issue.
5. Order to announce the healthcare facilities are eligible for training and issue of Certificate of occupational health.
a) Before training and issue of Certificate of occupational health, the head of health facilities shall send the Ministry of Health (for organizations managed by the ministries and sectors) or the Department of Health (for organizations managed by the provinces and centrally-run cities) where their head office is located the dossier to request the announcement of eligibility for training and issue of Certificate of occupational health.
The dossier includes the documents similar to those stipulated in Paragraph 1 of this Article.
b) Within 30 days after fully receiving dossier, the Ministry of Health or Department of Health shall announce the eligibility for training and issue of Certificate of occupational health on its website or reply in writing and state the reasons where the conditions are not satisfactory.
Article 29. Enterprises organizing the training of occupational safety and sanitation by themselves
1. The employers must organize the training and take responsibility for the training quality for their employees of group 4 according to one of the following forms:
a) Organize the training themselves if ensuring the conditions about the trainer as stipulated by this Decree.
b) Hire the training organization.
2. Order to review and assess the operational conditions of enterprises which organize by themselves the training of occupational safety and sanitation as follows:
a) The enterprises wishing to organize by themselves the training of occupational safety and sanitation should prepare a dossier to evidence their eligibility for operation as like the training Organization, except for the conditions specified under Point a, Clause 2, Article 36 of this Decree and send it to the competent authorities specified in Article 27 of this Decree.
b) Within 30 days after receiving all valid dossier, the competent authorities shall review and inform the enterprises of unsatisfactory conditions according to regulations.
If the time limit of 30 days is over but the competent authorities do not have any announcement of enterprise’s ineligibility for training activities, the enterprise is permitted to carry out the training within the requested scope.
c) After 5 years from the date of assessment of eligibility for self-training, the enterprise shall send dossier to the competent authorities for review and assessment again of operational conditions if it needs further self-training
Article 30. Form, validity for issue, re-issue and renewal of Certificate of eligibility for operation
1. Certificate of eligibility for operation
a) The Certificate of eligibility for operation is issued by the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs under the Form 03 in the Appendix II issued with this Decree;
b) The Certificate of eligibility for operation is issued by the Department of Labor - Invalids and Social Affairs under the Form 04 in the Appendix II issued with this Decree;
2. The validity of Certificate of eligibility for operation is 05 years for issue or renewal; in case of re-issue, the validity is the remaining time of the issued Certificate of eligibility for operation.
Article 31. Revocation of Certificate of eligibility for operation
The Certificate of eligibility for operation shall be revoked in the following cases:
1. When the time limit for suspending the training activities or the time limit for depriving the right use of Certificate of eligibility for operation under the sanctioning decision of the competent authorities is over but there is no remedy resulted in sanction.
2. Conducting the training activities during the time of suspended operation or deprivation of right use of Certificate of eligibility for operation.
Section 5. PROVIDING THE TRAINING FOR EMPLOYEES NOT WORKING UNDER LABOR CONTRACT
Article 32. Supporting the training to the employees performing work with strict requirements on occupational safety and sanitation
1. The subjects who are given priority to receive the training cost of occupational safety and sanitation are the employees of poor households, nearly-poor households, households newly escaping poverty, households of ethnic minorities, contributors to the revolution and their relatives not working under labor contract if they perform work with strict requirements on occupational safety and sanitation.
2. Principles of support
a) Support for one-time training costs to work with strict requirements on occupational safety and sanitation.
b) Fully participating in the training program and testing with satisfactory result and issued with safety Card.
c) Providing support for the employees directly or through the training Organization of occupational safety and sanitation.
3. The rate of support is based on the actual cost of the training course of occupational safety and sanitation but must not exceed 50% of the base salary/person/training course as stipulated by the Government at the time of training.
4. The support funding is allocated in the regular expenditure estimate of the Labour - Invalids and Social Affairs bodies according to the current decentralized state budget.
5. The Labour - Invalids and Social Affairs bodies and the other levels shall prepare the yearly estimate of training support funding and send it to the financial body at the same level for submission to the competent authorities to allocate the training support funding to the subjects specified in Paragraph 1 of this Article within the state budget estimate. The estimate preparation, allocation, estimate assignment and finalization of training support funding shall comply with the regulations of law on state budget.
6. The Labour - Invalids and Social Affairs bodies shall organize the training of occupational safety and sanitation to the employees based on the approved funding.
OBSERVATION OF WORKING ENVIRONMENT
Section 1. WORKING ENVIRONMENT OBSERVATION ORGANIZATION
Article 33. Conditions of working environment observation organization
The working environment observation organization must ensure the following conditions:
1. Is the non-business unit or enterprise providing the services of working environment observation.
2. Has personnel to carry out the working environment observation as follows:
a) The person directly in charge of working environment observation must have educational background as follows:
- University degree or higher educational level in the field of health, environment and biochemistry;
- Has at least 02 years of experiences in the field of working environment observation or 05 years of experience in the field of preventive medicine;
- Has certificate of working environment observation training.
b) Has at least 05 persons working under contract with term from 12 months or more or contract without term with educational level as follows:
- Have professional level from intermediate level or higher in the field of health, environment, biochemistry among of them at least 60% having university degree or higher educational level;
- Have certificate of working environment observation training.
3. Has facilities, equipment, instruments, chemicals and capacity to ensure the following minimum requirements:
a) Observing the harmful factors in the occupational environment
- Measuring, testing and analyzing at the site and in the laboratory the microclimate factors, including temperature, humidity, wind speed and thermal radiation;
- Measuring, testing and analyzing at the site and in the laboratory the physical factors, including: light, noise, vibration frequency, radiation, electromagnetic field, ultraviolet radiation;
- Assessing the factors of occupational exposure, including the factors of microorganism, allergy, sensitivity and solvent;
- Assessing the occupational burden and some ergonomic psychophysiological indicators: assessing the physical occupational burden, psychological stress; ergonomic occupational position.
- Taking sample, preserving, measuring and testing at the site and analyzing in laboratory of 70% of the following factors:
+ Dust particles; analysis of the silicon content in the dust, metal dust, coal dust, talc dust,, cotton dust and asbestos dust;
+ The minimum chemical elements SOx, NOx, CO, CO2, organic solvents (benzene and homologues - toluene, xylene), mercury, arsenic, TNT, nicotine and pesticide.
b) Having plan and procedures for preservation, safe use, maintenance, inspection and calibration of equipment according to the regulations of the competent authorities or the manufacturer;
c) Having the procedures for use and operation of sample taking and preserving devices, measurement, testing and analysis of occupational conditions.
d) Having head office with enough area to ensure the quality of working environment observation; the conditions of laboratory must meet the quality requirements in sample preservation, processing and analysis.
dd) Having sufficient personal protective equipment upon carrying out the working environment observation;
e) Taking measures to ensure the industrial hygiene, fire prevention and safety, biological and chemical safety and strict compliance with the collection, transport, storage and treatment of waste in accordance with regulations of law.
Article 34. Dossier and procedures for announcement of eligibility for working environment observation
1. The dossier for announcement of eligibility for working environment observation is made into 01 set including the following documents:
a) The written request for announcement of eligibility for working environment observation of organization is done Form No.1, Appendix III issued with this Decree.
b) Dossier for announcement of eligibility for working environment observation is done according to the instructions specified in Form No.2, Appendix III issued with this Decree.
2. The procedures for announcement of eligibility for working environment observation:
a) Before carrying out the working environment observation, the head of working environment observation organization shall send the dossier for announcement of eligibility for working environment observation specified in Paragraph 1 of this Article to the Ministry of Health (for organizations under the management of the Ministries and sectors) or the Department of Health (for organizations under the management of the provinces and centrally-run cities) where the head office of the organization is located.
b) Within 30 days, after receiving dossier, the Ministry of Health or Department of Department shall announce the eligibility for working environment observation on their website or shall reply in writing and state the reasons in case no condition guaranteed.
c) The online dossier for announcement of eligibility for working environment observation is provided for as follows:
- The documents and content of papers must be like the documents in paper and converted into electronic text. The name of electronic document must be corresponding to the name of papers in the documents in papers.
- The information of document for announcement; the dossier for announcement must be full and correct according to the information of electronic text;
- The organization which requests the online announcement of eligibility for working environment observation must keep the dossier in paper.
3. During the course of operation, the working environment observation organization must ensure the announced conditions specified in Article 33 of this Decree.
4. The organization is only permitted to carry out the working environment observation after it is announced to be eligible for carrying out the working environment observation specified under Point b, Paragraph 2 of this Article.
Section 2. PROVISIONS ON WORKING ENVIRONMENT OBSERVATION
Article 35. Principles to carry out the working environment observation
1. Carrying out the observation of all harmful factors listed in the occupational sanitation dossier prepared by the labor establishment.
For heavy and dangerous and particularly heavy and dangerous jobs, upon working environment observation, it is required to assess the occupational burden and some ergonomic psychophysiological indicators specified in Paragraph 3, Article 33 of this Decree.
2. The working environment observation is done in line with the plan made between the labor establishment and the organization eligible for carrying out the working environment observation.
3. The working environment observation must ensure:
a) Implementation during the time the labor establishment is conducting its business and production;
b) Sampling by the method of personal sampling and the site of sampling is located at the area potentially affecting the employees;
c) For working environment observation by the method of quick detection when the result is not sure, the working environment observation shall take sample and analyze it by the appropriate method in the standard laboratory.
4. The harmful factors need to be observed and assessed and updated in the occupational sanitation dossier in the following cases:
a) There is a change of technological procedure, production procedure or upon renovation or upgrading of labor establishment but with potential risks of new harmful factors for the employee’s health.
b) The working environment observation organization makes additional recommendations when carrying out the working environment observation;
c) As required by the competent state management bodies.
5. The working environment observation organization shall receive the payment of cost of working environment observation; assess the occupational exposure, make report and the management fees shall be paid by the employer as stipulated by law.
6. The working environment observation organization shall report to the Ministry of Health or Department of Health on the harmful factors newly detected or generated at the labor establishment without regulation on permitted limit.
Article 36. Grounds for developing the working environment observation plan
1. The occupational sanitation dossier of the labor establishment, business and production procedures and a number of employee working at the Department with harmful factors to determine the amount of harmful factors to be observed, a number of samples to be taken and site of sampling for each harmful factor.
2. A number of employees performing heavy and dangerous and particularly heavy and dangerous job at the labor establishment.
3. Microorganic, heterotopic, allergic and cancer factors and other harmful factors that potentially affect the employees’ health but have not yet determined in the occupational sanitation dossier.
Article 37. Procedures for carrying out the working environment observation
1. Before carrying out the working environment observation, the working environment observation organization must ensure all machine and equipment used for working environment observation are calibrated in accordance with regulations of law.
2. Following the procedures for working environment observation properly and fully as committed.
3. Truthfully informing the result of working environment observation to the employer.
4. Where the result of working environment observation is not sure, the labor establishment shall:
a) Take measures to improve the working conditions and minimize the harmful factors and prevention of occupational diseases;
b) Organizes health checkup to early detect occupational diseases and occupation-related diseases for employees in the position of the unsafe working environment.
c) Provides gratuity in kind for employees in accordance with regulations of law on labor.
Article 38. Management and keeping of result of working environment observation
1. The result of working environment observation is made under the Form No.04, Appendix III issued with this Decree and is made into 02 copies: 01 copy is sent to the labor establishment signing contract for working environment observation and 01 copy is kept at the working environment observation organization.
2. The time to keep the result of working environment observation shall comply with the regulations of law.
Article 39. Responsibility of the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs
1. Provides information, propagates and guides the implementation of this Decree on mass media in the central; organizes training and guides the relevant ministries, sectors, localities, organizations in implementation and inspection of implementation of this Decree.
2. Specifies the form, content, program and organizes training, retraining and testing of professional skills of training of the trainer on occupational safety and sanitation; the training, updating of information, policies, law, science and techniques on occupational safety and sanitation for the trainer and the head of training organization; measures to manage and implement the training of occupational safety and sanitation.
3. Develops the database of technical inspection of occupational safety and training of occupational safety and sanitation.
4. Performs the state management over the machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation under its authority specified in Appendix Ib issued with this Decree.
5. Specifies the form, content, program and organizes training, retraining and testing of professional skills of inspection over machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation for the subjects under its management authority; measures to manage and implement the technical inspection of occupational safety and sanitation.
6. Issues, renews and re-issues the Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety and the Certificate of eligibility for training of occupational safety and sanitation and issues and re-issues the certificate of inspector under its management authority.
Announces the Organizations eligible for performing the inspection of occupational safety and sanitation and the Organizations eligible for training of occupational safety and sanitation; the Organizations performing the inspection of occupational safety and sanitation and the Organizations performing the training of occupational safety and sanitation whose activities are suspended or whose Certificate of eligibility for operation is revoked.
7. Guides and implements the training support policies for the employees in the areas without labor contract when they perform work with strict requirements on occupational safety and sanitation.
8. Coordinate to organize the annual and irregular inspection over the organizations performing the technical inspection of occupational safety and sanitation, training of occupational safety and sanitation and technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation and working environment observation at the business and production establishments.
9. Coordinates with the competent authorities to settle complaints and denunciation related to the technical inspection of occupational safety and sanitation, training of occupational safety and sanitation and working environment observation according to regulations of law.
10. On the annual basis, guides the localities to make plan and estimate of support funding for training the employees as stipulated in Article 32 of this Decree and summarize the need of funding and send it to the Ministry of Finance for submission to the competent authorities for decision as stipulated by law on state budget; makes estimated allocation of support funding for training and sends it to the competent authorities for decision and instructions on implementation.
Article 40. Responsibility of Ministry of Health
1. Is in charge of management and inspection of issue of Certificate of specialized occupational health, training of first aid and emergency at workplace; announces the healthcare units eligible for being issued with certificate of occupational health, the healthcare units performing the training of first aid and emergency at workplace under the management authority.
Directs the Department of Health to carry out the management, inspection and announce the healthcare units eligible for being issued with certificate of occupational health, the healthcare units performing the training of first aid and emergency at workplace in the management areas.
2. Coordinates with the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to develop the detailed frame program of training of occupational health, first aid and emergency at workplace, occupational sanitation and occupational diseases.
3. Stipulates, implements and manages the working environment observation at the labor establishments.
4. Develops the database on working environment observation; announces the working environment observation Organizations eligible for operation, the working environment observation Organizations whose operation is suspended or handled for administrative violation on the website of the Ministry of Health.
5. Directs the working environment observation in industrial parks and industrial clusters with high risk of occupational diseases.
6. Coordinates with the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and localities to carry out the inspection of working environment observation, training of occupational sanitation, first aid and emergency at workplace, inspection of machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety under its assigned authority.
7. Coordinates with the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and localities to provide information, propagate and stipulate in detail this Decree.
8. On the annual basis, summarizes the result of working environment observation and sends it to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs for summary and report to the Government.
Article 41. Responsibility of the Ministry of Finance
1. Coordinates with the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to summarize the need of support funding for training from the central budget based on the budget balancing capacity and submit it to the competent authorities to decide on the support finding in accordance with regulations of law on state budget.
2. Coordinates with the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and the line ministries to provide for the rate and regulation on collection, transfer, management and use of fees for inspection of conditions for business of technical inspection services of occupational safety and the fees for inspection of conditions for training services of occupational safety and sanitation.
Article 42. Responsibility of the line ministries
1. Specify the form, content, program and organization of training, retraining and testing of inspection skills of machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation for the subjects under their management; measures to manage and carry out the technical inspection occupational safety and sanitation occupational safety and sanitation under their authority.
2. Coordinate with the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to develop the detailed frame program of specialized training.
3. Coordinate with the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health to carry out the inspection of technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation, first aid and emergency at workplace and working environment observation.
4. Issue, renew, re-issue and revoke the Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety and issue and re-issue the certificate of inspector under their management authority.
5. Within 15 days after the issue, renewal, re-issue and revocation of Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety, the Ministries should inform in writing the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs of the organizations subject to issue, re-issue, renewal or revocation.
6. Perform the state management over the machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation under their authority specified in Appendix Ib issued with this Decree.
7. Before 25/12 of each year or on the irregular basis, send report to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs on the reality of inspection of machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety under their management authority.
Article 43. Responsibility of People’s Committee of provinces and centrally-run cities
1. Perform the management and organize the technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation and working environment observation in the management areas.
2. Direct the Departments of Labour - Invalids and Social Affairs and the Departments of Health and the relevant sectors to coordinate with the social-political in localities to carry out the inspection and provide instructions on implementation of technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation and working environment observation.
3. Summarize the need of training support for the employees who are not working under labor contract when they perform the work with strict requirements on occupational safety and sanitation at localities and submit it to the People’s Council for decision.
Article 44. Responsibility of the technical inspecting organization of occupational safety, training Organization of occupational safety and sanitation and the working environment observation Organization
1. Ensure the conditions during their operation as stipulated in this Decree.
2. Before 15/12 of each year, the technical inspecting organization of occupational safety shall report in writing the operational result to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and the Department of Labour - Invalids and Social Affairs where its head office is located and its main operation and the bodies with authority to issue the Certificate of eligibility for inspection under the form specified in the Appendix Ic issued with this Decree while sending email to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to the address: antoanlaodong@molisa.gov.vn.
3. Before 15/12 of each year, the training Organization of occupational safety and sanitation and the enterprise performing the self-training of occupational safety and sanitation shall report in writing the result of operation to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and the Department of Labour - Invalids and Social Affairs where its head office is located under the Form 05 of the Appendix II issued with this Decree while sending email to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to the address: antoanlaodong@molisa.gov.vn.
4. Before 15/12 of each year, the working environment observation Organization shall report in writing the result of operation to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs or the Department of Labour - Invalids and Social Affairs where the eligibility for working environment observation is announced while sending email to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to the address: antoanlaodong@molisa.gov.vn.
Report to the Ministry of Health or the Department of Heath on the harmful factors newly detected or generated at the labor establishment upon carrying out the working environment observation while requesting the addition of occupational sanitation dossier of the labor establishment.
5. When changing the address of the head office, the technical inspecting organization of occupational safety, training Organization of occupational safety and sanitation and the working environment observation Organization shall inform in writing the body with authority to issue the Certificate of eligibility for operation at least 07 days in advance before change of address of head office or branch.
6. When wishing to change the subject of technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation or working environment observation, such Organizations must request the modification or addition. When terminating operation, such Organizations must send notice to the bodies with authority to issue the Certificate or announcement of eligibility for operation for information.
7. Keep all legal dossier and documents related to the technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation or working environment observation.
8. On the basis of 02 years, the head of training Organization of occupational safety and sanitation must attend the training course to update knowledge about the policies, laws, science and technologies organized by the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs.
9. On the basis of 02 years, the head of working environment observation Organization must attend the training course to update the knowledge about the relevant policies, laws, science and technologies organized by the Ministry of Health.
Article 45. Responsibility of the business and production establishments
1. Review and group the subjects in need of training, list of machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety and sanitation and the list of workplace with risks of loss of occupational safety and sanitation; make plan and carry out the technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation and working environment observation according to regulations of law; update the occupational sanitation dossier on the contents related to harmful factors in need of working environment observation upon change of technological procedures, production procedures upon renovation or upgrading of labor establishment with risk of generating new harmful factors for the employees’ health.
2. Develop the detailed training programs and materials based on the training frame program of group 4 and carry out the training for the employees. If the establishment does not organize the training by itself but hires a training organization, such training organization shall develop the training programs and materials and there must be the training contents in line with the specific requirements of the business and production establishment.
3. Before 31/12 of each year, send report on technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation and working environment observation to the local state management bodies where the head office of the business and production is located and where the employees are working as follows:
a) Report to the Department of Labour - Invalids and Social Affairs on technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation in the report on the reality of implementation of occupational safety and sanitation at the establishment.
b) Report to the Department of Health on working environment observation at the establishment.
4. Pay all salary and ensure other benefits for the subjects under their management during the time they participate in the training as stipulated by law.
5. Pay all fees of technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation and working environment observation; assess the conditions for self-training of occupational safety and sanitation and can record the payment in the costs of production and business.
6. Where the employees are employed in the form of work package, through contractor, labor outsourcing, the employer (in case of labor outsourcing, he is the employer of the labor outsourcing receiving party) must provide the training of occupational safety and sanitation to the employees as stipulated in this Decree.
7. Keep dossiers and materials, including: Dossier and result of inspection of machine, equipment with strict requirements on occupational safety and sanitation; the detailed training programs and training materials, list of trainees, result of inspection, testing, copy of papers evidencing the eligibility of the trainer; dossier and result of working environment observation.
Article 46. Transitional provision
1. The technical inspecting organization of occupational safety, training Organization of occupational safety and sanitation that have been issued with Certificate of eligibility for operation before the effective date of this Decree shall continue operating until the end of recognized term of operation and must ensure to comply with the conditions in this Decree when carrying out the inspection and training.
2. The Certificate of inspector, Certificate of training lecturer and Certificate of training which are issued before the effective date of this Decree shall be valid until expiration.
3. The training of occupational safety and sanitation under the state program or project or the international organization in Vietnam must ensure the conditions for training organization in accordance with the provisions in this Decree. The participants of training are issued with Certificate of training, safety card or their training result is recognized in accordance with the provisions in this Decree.
4. The organizations and units which have performed the measurement or inspection of working environment before the effective date of this Decree are permitted to operate but must finish the announcement of eligibility for working environment observation before 01/07/2017.
1. This Decree takes effect from 01/07/2016.
2. The contents stipulating the technical inspection of occupational safety in Articles 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 and 24, Section 3; the training of occupational safety and sanitation specified under Point d, Paragraph 1, Article 25 of the Decree No. 45/2013/ND-CP dated 10/5/2013 of the Government detailing and guiding the implementation some articles of the Labor Code on working time and break time and occupational safety and sanitation shall be invalidated from the effective date of this Decree.
3. The technical inspection of occupational safety and sanitation, training of occupational safety and sanitation and working environment observation in the field of security and national defense can apply the provisions in this Decree, unless otherwise specified by the legal normative documents in this field.
4. The Ministers, Heads of ministerial bodies, Heads of governmental bodies, Chairmen of People’s Committee of provinces and centrally-run cities are liable to execute this Decree based on their assigned functions and duties./.
|
FOR THE GOVERNMENT |
FORM OF TECHNICAL INSPECTION OF OCCUPATIONAL SAFETY
(Issued with Decree No. 44/2016/ND-CP dated 15/5/2016 of the Government)
FORM OF APPLICATION FOR ISSUE OF CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR TECHNICAL INSPECTION OF OCCUPATIONAL SAFETY
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------
……….., Date …… month …… year 20…..
APPLICATION FOR ISSUE OF CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR TECHNICAL INSPECTION OF OCCUPATIONAL SAFETY
To: …………………………………….
1. Name of organization: ……………………………………………………………………….
2. Contact address: ……………………………………………………………………………..
Tel: ………………… Fax: ………………………. E-mail: …………………………………...
3. Establishment decision/Certificate of enterprise registration No Establishment decision/Certificate of enterprise registration No.……………………………..
Issued by: …………………… Issued on ………… at: ……………………….
4. Legal representative:
Full name: …………………………………………..Sex: ………………………………………
Position: …………………………………………..………………………………………………
Nationality ………………………………………..Date of birth: ………………………………
ID card/Passport/Citizen card ………………… Issued on .................. at…………..
Permanent residence: …………………………………………..………………………….
Tel: …………………………………..E-mail:……………………………
5. After studying the provisions in Decree No. 44/2016/ND-CP dated 15/5/2016 of the Government, we think we can meet all conditions for technical inspection of occupational safety for the inspected subjects within the following range:
NO. |
Name of inspected subject Name of inspected subjects (According to the list of machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety issued by the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs) |
Limit of technical features (Limit of technical features of machine, equipment and materials which the organization can carry out)
|
1 |
……………………………………………. |
|
2 |
……………………………………………. |
|
We kindly request you to consider and issue the certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety to... (Name of organization) based on the above range.
6. Attached documents are:
……………………………………………………………………
7. …………………. (Name of organization, enterprise) undertakes
- To take responsibility before law for the accuracy and legality of the content in this application and the attached documents.
- Comply with the regulations on technical inspection of occupational safety and other regulations of the relevant law./.
|
REPRESENTATIVE OF ORGANIZATION.... |
FORM OF LIST OF EQUIPMENT AND EQUIPMENT FOR INSPECTION
(NAME OF ORGANIZATION) …………………..
LIST OF EQUIPMENT AND EQUIPMENT FOR INSPECTION
NO. |
NAME OF MEANS |
TECHNICAL PARAMETER |
CALIBRATION/INSPECTION CONDITION |
CALIBRATION DURATION |
CODE OF EQUIPMENT FABRICATION |
EQUIPMENT STATUS |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
……., date ….. month ….. year….. |
FORM OF LIST OF DOCUMENTS FOR INSPECTION
(NAME OF ORGANIZATION) ………………….
LIST OF DOCUMENTS FOR INSPECTION
NO. |
Name of document |
Document symbol |
Validity status |
Issuing body |
Note |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
……., date ….. month ….. year….. |
FORM OF LIST OF INSPECTORS
(NAME OF ORGANIZATION) ………….
LIST OF INSPECTORS
NO. |
Full name |
Range of inspection Inspection range |
Inspector number (if any) |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
4 |
|
|
|
….. |
|
|
|
|
……., date ….. month ….. year….. |
FORM OF APPLICATION FOR RE-ISSUE (RENEWAL) OF CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR TECHNICAL INSPECTION OF OCCUPATIONAL SAFETY
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------
……………, date …… month ……year 20……
APPLICATION FOR RE-ISSUE (RENEWAL) OF CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR TECHNICAL INSPECTION OF OCCUPATIONAL SAFETY
To: ………………………………….
1. Name of organization: ………………………………………………………………………
2. Contact address: …………………………………………………………………………….
3. Tel: ………………………….Fax: ………………… E-mail: ………………………………
3. Established under Decision/Certificate of enterprise registration No.……………….. Issued by: …………………Issued on ………………… at ………………………………………..
4. Legal representative:
Full name: ………………………………………..Sex: ……………………………………….
Position: …………………………………………………………………………………………
Nationality …………………………………….Date of birth: …………………………………
ID card/Passport/Citizen card …………… Issued on …………….tại …………….
Permanent residence: ……………………………………………………………………..
Tel: ……………………………………E-mail: …………………………………………………
5. Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety No.: ………………………………………………; Date of expiration: ……………………………..
6. We kindly request you to consider and re-issue (renew) the Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety under the following range:
NO. |
Name of inspected subject (According to the list of machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety issued by the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs) |
Limit of technical features (Limit of technical features of machine, equipment and materials which the organization can carry out)
|
1 |
……………………………………………. |
|
2 |
……………………………………………. |
|
- Reason (in case of renewal, no information required in this item)………………….
7. Attached documents:
- ………………………………
8. (Name of organization, enterprise) undertakes:
- To take responsibility before law for the accuracy and legality of the content in this application and the attached documents.
- Comply with the regulations on technical inspection of occupational safety and other regulations of the relevant law./.
|
REPRESENTATIVE OF ORGANIZATION..... |
FORM OF REPORT ON TECHNICAL INSPECTION OF OCCUPATIONAL SAFETY
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------
……………, date …… month ……year 20……
REPORT ON REALITY OF TECHNICAL INSPECTION OF OCCUPATIONAL SAFETY FROM YEAR 20... TO YEAR 20...
To: ……………………………………………
I. GENERAL INFORMATION ON ORGANIZATION
1. Name of organization: ………………………………………………………………………
2. Contact address: …………………………………………………………………………….
3. Tel: ………………………….Fax: ………………… E-mail: ………………………………
3. Establishment decision/Certificate of enterprise registration No ...Issued by: ………….. Issued on ……………………………………………….
4. Legal representative:
Full name: .....................………………………………………..Sex: ………………………..
Position: ………………………………………………………………………………………….
Nationality …………………………………….Date of birth: …………………………………
ID card/Passport/Citizen card …………… Issued on …………….tại …………….
Permanent residence: ……………………………………………………………………..
Tel: ……………………………………E-mail: …………………………………………………
5. Issued Certificate No.: …………………………………………………….. Issued on: …………………………… Date of expiration: ………………….
II. REALITY OF TECHNICAL INSPECTION OF OCCUPATIONAL SAFETY FROM YEAR 20... TO YEAR 20...
1. Reality of compliance with regulations of law on responsibility of the technical inspecting organization of occupational safety: ……………………………
2. Amount of equipment to be inspected:
NO. |
Locality |
Number of inspected subjects with satisfactory result |
Lifting equipment |
Pressure Equipment |
Public recreation facilities |
Equipment with unsatisfactory safety |
||||
|
|
First time |
Periodical |
First time |
Periodical |
First time |
Periodical |
First time |
Periodical |
|
I |
YEAR 20... |
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……. |
YEAR 20... |
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Total |
… |
... |
|
|
|
|
|
|
|
3. Changes of inspection capacity of organization:
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
4. Compliance with inspection team’s recommendations
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
5. Forms of discipline and commendation (if any):
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
III. RECOMMENDATIONS (IF ANY)
|
REPRESENTATIVE OF ORGANIZATION..... |
FORM OF CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR TECHNICAL INSPECTION OF OCCUPATIONAL SAFETY
ISSUING BODY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
CERTIFICATE
NAME OF ORGANIZATION: …………………………………
Address:……………………………………………………
Certification registration code: ……………………………………………….
CERTIFIED TO BE ELIGIBLE FOR TECHNICAL INSPECTION OF OCCUPATIONAL SAFETY
RANGE OF INSPECTION CERTIFIED TO MEET THE CONDITIONS: Details in Decision No…
Issued on: ………………….
Date of expiration: ……………………
Time of issue: …………………..
|
HEAD OF ISSUING BODY |
ASSIGNED AUTHORITY TO ISSUE, RENEW, RE-ISSUE AND REVOKE THE CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR TECHNICAL INSPECTION OF OCCUPATIONAL SAFETY
NO. |
RANGE OF ASSIGNED AUTHORITY |
I |
Authority of the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs (except for machine, equipment and materials under the authority of the ministries specified in Section II to Section IX) |
1 |
Boiler; Water heaters with solvent temperature over 115°C; thermal oil heater |
2 |
Penstock system |
3 |
Pressure cylinders, tanks (including liquefied gas cylinders). |
4 |
Refrigeration system, modulation system, air intake system, liquefied gas, dissolved gas. |
5 |
Lifting equipment including crane, overhead crane, gantry crane, elevators (elevating table, lifting platform, electric hoist, hand hoist, electric winder, hand winder), fork-lift truck, boom lift and all kinds of load-bearing parts. |
6 |
Building hoist |
7 |
Elevator, escalator, passenger conveyor |
8 |
Machines and equipment for amusement and entertainment purposes; cable car system. |
9 |
Equipment and means of personal protection. |
10 |
Safety equipment, safety warning equipment for employees; equipment for safety training, occupational health; vocational training equipment. |
II |
Authority of the Ministry of Industry and Trade |
1 |
Boiler with pressure over 16bar, pressure vessel, pressure piping system (with structure not installed on means of transportation and means of oil and gas exploring means) in the field: mechanical industry, metallurgy; production, transmission and distribution of electricity, new energy and renewable energy; mining, processing, transportation, distribution and storage of petroleum and petroleum products; dangerous chemicals; industry explosive materials; coal mining industry. |
2 |
Modulation, storing, containing, filling system, container, tank, bottle containing petroleum products and liquefied petroleum gas. |
3 |
Pipeline transporting and distributing gas fixed by metal and technological gas pipeline technology in the oil and gas projects on the mainland. |
4 |
Single hydraulic prop, mobile frame and self-propelled crib structured from single hydraulic props used in supporting mine in underground mining. |
5 |
Winder and hoist with load from 10,000 N or more used in underground mining. |
6 |
Explosion-proof transformer |
7 |
Explosion-proof motor |
8 |
Explosion-proof distribution equipment, switchgear (magnetic start, soft start, circuit breaker, automatic circuit breaker, inverter, leakage relay). |
9 |
Explosion-proof control device (panel, control button) |
10 |
Explosion-proof generator |
11 |
Explosion-proof cable |
12 |
Explosion-proof light |
13 |
Electric blasting machine |
III |
Authority of the Ministry of Construction |
1 |
Sliding formwork system |
2 |
Climbing formwork system |
3 |
Gantry slipform |
4 |
Specialized drilling machine, pile driving machine and pile pressing machine with hoisting system. |
5 |
Concrete pump |
6 |
Crane tower |
7 |
Building hoist |
8 |
Tunnel and underground building machine: Machine and equipment in open and cover excavation technology; underground construction machine with shield and combined shield technology, concrete making machine for underground works. |
9 |
Steel scaffolding system; combined bars and poles |
10 |
Suspended platform in construction |
IV |
Authority of the Ministry of Agriculture and Rural Development |
1 |
Tractors for agriculture and forestry. |
2 |
Motor-driven tillage equipment |
3 |
Seeding machine |
4 |
Cultivator |
5 |
Pesticide backpack sprayer |
6 |
Pesticide spraying and liquid fertilizer distributing machine |
7 |
Portable bush cutting machine and lawnmower |
8 |
Lawnmower |
9 |
Combined harvester of rice, sugar cane, corn; fodder harvester and cotton picker |
10 |
Straw and grass packer |
11 |
Forestry machine |
12 |
Ships, boats, fishing tackle and fishing equipment. |
V |
Authority of the Ministry of Information and Communications |
1 |
Radio station with maximum power output of 150W or more. |
2 |
Television station with maximum power output of 150W or more. |
VI |
Authority of the Ministry of Science and Technology |
1 |
Nuclear reactor, nuclear materials, nuclear material sources, radioactive substances, radiation equipment. |
VII |
Authority of the Ministry of Transport |
1 |
Machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety installed and used on means of transportation: ship, inland waterway, roadway, railway and airway vehicles |
2 |
Machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety installed and used on offshore works for exploration, and extraction of oil and gas; offshore oil and gas pipeline system. |
3 |
Loading and unloading means and equipment with strict requirements on occupational safety specially used in airport, water port, building and repair facilities of ship and railway vehicles (except for means and equipment for national defense, security and fishing boat). |
VIII |
Authority of the Ministry of Defense and Ministry of Public Security |
|
Machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety for national defense and security. |
IX |
Authority of the Ministry of Health Machine, equipment and materials of the health sector. |
FORM OF APPLICATION FOR ISSUE OF CERTIFICATE OF INSPECTOR
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------
……………, date ... month .... year 20 ………….
APPLICATION FOR ISSUE (OR RE-ISSUE) OF CERTIFICATE OF INSPECTOR
To: …………………………………..
Full name: …………………………………….. ……………………………..
Address: …………………………………………………………………………………
ID card/Passport/Citizen card……....Issued on …………...Place of issue....
Educational level: …………………Tel ……………….E-mail: …………….
Request the issue of Certificate of inspector with the following range:
NO. |
Requested range |
|
Name of inspected subject |
Limit of technical features |
|
|
|
|
|
|
|
or
Request the re-issue of certificate of inspector No.……
Reasons for re-issue:
Attached documents::
|
APPLICANT |
FORM OF CERTIFICATE OF INSPECTOR
ISSUING BODY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Photo 3x4 (sealed) |
CERTIFICATE OF INSPECTOR No. ……………………… Full name: ……………………….Date of birth: ………………………………… ID card/Passport/Citizen card: …………………………………… Issued on ……………..…..Place of issue …………………………… |
Range of inspection:
NO. |
Name of inspected subject (According to the list of machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety issued by the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs) |
Note |
1 |
………………………………………………………. |
|
2 |
………………………………………………………. |
|
Date of expiration: …………………………….
Time of issue: ………………………………
|
………., date ….. month …… year …….. |
FORM OF CERTIFICATE OF INSPECTION RESULT
(FRONT SIDE)
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
CERTIFICATE OF INSPECTION RESULT
No.: (Serial No.) ..............
|
(BACK SIDE)
NAME OF INSPECTING ORGANIZATION Address: ……………… Tel: ……………….. Certification registration No. :...(1)... I. USED BY ORGANIZATION OR INDIVIDUAL Name of organization or individual: ……………………………………………………………………. Address: …………………………………………………………………………………………………. II. INSPECTED SUBJECT Name of inspected subject: ……………………………………………………………………………. Code: ……………………………………… Fabrication No.: …………………………………………. Manufacturer/country of manufacture: …………………………………………………. Year of manufacture: ...... Technical features and parameter: ……………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. Installation location: …………………………………………………………………………………… Was inspected ………………… (First time, Periodical, Irregular) with satisfactory result according to the inspection record No. …... date ….. month ... year …..(*) Inspection stamp No.: ………………………………………. The certificate of inspection result is valid until date: ………………………………………..
(*) Provided that the organization or individual must follow the regulations on use and storage specified in the manufacturer’s technical regulations. |
(Certificate with A5 size)
(1) The certification registration number of the inspecting organization is issued by the competent authorities.
FORM OF INSPECTION STAMP
Note:
1. Date of inspection: specify date, month, year of inspection (ex: date 01 month 05 year 2014). 2. Valid until date: specify date, month, year of expiration of inspection stamp (ex: date 01 month 05 year 2016). 3. Serial No.: is the red consecutive natural numbers for management and monitor |
4. Background of stamp is yellow, with blue border and pattern chosen by the inspecting unit). 5. Word color: “Name of inspecting unit”: red; remaining words: black 6. Stamp size: - B = 5/6 A; - C = 1/5 B. |
FORM OF PERIODICAL REPORT ON INSPECTION OF INSPECTING ORGANIZATION
NAME OF INSPECTING ORGANIZATION |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: …………………. |
……….., date.... month ... year ….. |
PERIODICAL REPORT ON INSPECTION OF THE YEAR….
(From date .../.../20... to date .../.../20...)
To: ……………………………………
To comply with the provisions in Decree No. 44/2016/ND-CP, ...(name of inspecting unit)...reports the inspection activities as follows:
TABLE 1: INSPECTION OF MACHINE AND EQUIPMENT WITH STRICT REQUIREMENTS ON OCCUPATIONAL SAFETY
NO. |
Name of locality |
Number of inspected subject with satisfactory result |
|
First time |
Periodical |
||
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
…… |
|
|
|
|
Total |
... |
... |
TABLE 2: CLASSIFICATION OF INSPECTED EQUIPMENT
Inspected subject (Specify the name of inspected subject according to the List of machine, equipment or materials with strict requirements on occupational safety issued by the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs) |
Unit |
First time/ Periodical inspection |
Number of inspected subject with satisfactory result |
1 |
|
First time ……………. |
|
Periodical …………….. |
|
||
2 |
|
First time ……………. |
|
Periodical …………….. |
|
||
………………….. |
|
First time ……………. |
|
|
|
Periodical …………….. |
|
Total |
|
First time ……………. |
|
Periodical …………….. |
|
Evaluation and recommendations:
a) Evaluation of inspection.
b) Problems arising during inspection
c) Recommendations to the competent state authorities to improve the inspection activities./.
|
DIRECTOR |
FORM OF NOTIFICATION OF USE OF INSPECTED SUBJECT
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------
NOTIFICATION OF USE OF INSPECTED SUBJECT
To: Department of Labor - Invalids and Social Affairs....
(Specify the name of using locality)
I. INFORMATION ON NOTIFYING ORGANIZATON OR INDIVIDUAL
1. Name of organization or individual: ……………………………………………………….
2. Address: ……………………………………………………………………………………..
3. Tel: …………….………..4. Fax: …………………………………5. E-mail: ..................
II. NOTIFICATION CONTENT
NO. |
Name of inspected subject |
Amount |
Place of installation and use of inspected subject |
|
|
|
|
(Attached to the copy of Certificate of inspection result No…… issued by the inspecting Organization………….
|
….., date.... month.... year.... |
FORM OF TRAINING OF OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
(Attached to the Decree No. 44/2016/ND-CP dated 15/5/2016 of the Government)
Form 01: Application for issue of Certificate of eligibility for training of occupational safety and sanitation
LINE BODY (if any) |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
|
………., date ….. month ….. year ……… |
REQUEST
For issue of Certificate of eligibility for training of occupational safety and sanitation
To:……………………………………………..
1. Name of registering organization/enterprise: …………………………………………………………………
2. Address of head office: ………………………………………………………………………
Tel: ………………………Fax: ……………………..Email: ……………………………………
Address of other branches/ training establishments (if any): ……………………………….
………………………………………………………………………………………………………
3. Establishment decision, investment Certificate or business Permit (with certified copy):
No.: ……………………………………….. issued on: …………………………………….
Issued by: …………………………………………………………………………………………
4. Full name of the head of organization/enterprise organization/enterprise: ……………………………………………….
Address: ……………………………………………………………………………………………
ID card/Citizen card/Passport: …………………………………………….
5. Registering the training and self-training of occupational safety and sanitation in the following main areas and activities as follows (with explanation about conditions for training of occupational safety and sanitation attached to):…………………..
We undertake to follow the laws on training of occupational safety and sanitation and the relevant laws./.
|
HEAD |
Form 02: Explanation about scale of training and conditions and solutions for implementation
LINE BODY (if any) |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
|
………., date ….. month ….. year 20………. |
EXPLANATION
About scale of training and conditions and solutions for implementation
I. General facilities and equipment of organization/enterprise
1. Overview of general facilities of organization/enterprise
- Works and total usable area of each works of the head office:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
- Works and total usable area of each works of other training branches/facilities (if any):
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
(attached to certified copy of construction permit)
2. Works and classrooms commonly used:
- Classrooms commonly used:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
- Laboratory / Experiment, workshop:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
- Ancillary works (hall; library; sports complex; dormitory...):
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
3. Training equipment commonly used
NO. |
Name of equipment |
Amount |
Year of manufacture |
1 |
|
|
|
2 …
|
|
|
|
II. Manager and regular trainer
NO. |
Full name |
Year of birth |
Professional background |
Years of experience in occupational safety and sanitation |
II.1 |
Manager |
- |
- |
- |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
II.2 |
Regular trainer |
- |
- |
- |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
HEAD |
Note:
Make detailed report on content of each item
Form 03: Certificate of eligibility for training of occupational safety and sanitation
(Front side)
Minister of Labor - Invalids and Social Affairs ………..(1)…………. |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: ………../(2) ………../GCN |
|
CERTIFICATE
of eligibility for training of occupational safety and sanitation
This is to certify: …………………………………(3) ……………………………………………
Transaction name: ……………………………………………………………………………….
Address of head office: ………………………………………………………………………….
Tel: …………………..Fax: ……………………Email: …………………………………………
Establishment Decision/enterprise registration Certificate/investment Certificate/ investment Certificate cum the enterprise Certificate for the enterprises established before 01/07/2015:
No.: …………………………… Issued on: …………………………….
Issued by: …………………………………………………………………………………………..
Is eligible for training of occupational safety and sanitation
Permitted range of training includes:
………………………………………………………………………………………………………….
This Certificate is valid until date ….. month ….. year …..…..
|
…….. , date …... month …... year ………
|
(Back side)
RENEWAL OF CERTIFICATE
1. First renewal
Renewal decision No.………………………………………..
Renewal time from date ….. month ….. year …..…..
to date ….. month ….. year …..…..
|
Hanoi, date month year ……… |
2. Second renewal
Renewal decision No.………………………………………..
Renewal time from date ….. month ….. year …..…..
to date ….. month ….. year …..…..
|
Hanoi, date month year ……… |
_______________
(1) Body assigned to mange the occupational safety and sanitation under the management of Ministry (if assigned)
(2) Year of issue of Certificate
(3) Name of training organization
(4) Position of the head
Form 04: Certificate of eligibility for training of occupational safety and sanitation (Front side)
PEOPLE’S COMMITTEE OF PROVINCE/CITY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: ………/(1)……./GCN |
|
CERTIFICATE
of eligibility for training of occupational safety and sanitation
This is to certify: …………………………………(3) ……………………………………………
Transaction name: ………………………………………………………………………………..
Address of head office: …………………………………………………………………………..
Tel: …………………..Fax: ……………………Email: ………………………………………..
Establishment Decision/enterprise registration Certificate/investment Certificate/ investment Certificate cum the enterprise Certificate for the enterprises established before 01/07/2015:
No.: …………………………… Issued on: …………………………….
Issued by: …………………………………………………………………………………………
Is eligible for training of occupational safety and sanitation
Permitted range of training includes:
………………………………………………………………………………………………………
This Certificate is valid until date ….. month ….. year …..…..
|
…….., date …... month …... year ………
|
(Back side)
RENEWAL OF CERTIFICATE
1. First renewal
Renewal decision No.………………………………………..
Renewal time from date ….. month ….. year …..…..
to date ….. month ….. year …..…..
|
………….. , date month year ……… |
2. Second renewal
Renewal decision No.………………………………………..
Renewal time from date ….. month ….. year …..…..
to date ….. month ….. year …..…..
|
……….. , date month year ……… |
_______________
(1) Year of issue of certificate
(2) Name of training organization
Form 05: Periodical report of training organization/ enterprise performing the self-training of occupational safety and sanitation
LINE BODY (if any) |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
|
……….., date ….. month ….. year ………….. |
PERIODICAL REPORT OF THE YEAR….ON TRAINING OF OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
To: ……………………………………………..
1. Name of organization/enterprise: ……………………………………………………………
2. Address of head office: .………………………………………………………………………
Tel: ………………………… Fax: ………………………Email: …………………………….
Address of other training branches/facilities (if any): …………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
3. Result of training activities:
NO. |
Trained subject |
Number of trained persons |
Number of persons issued with Certificate |
Number of persons issued with safety card |
1 |
Group 1 |
|
|
|
2 |
Group 2 |
|
|
|
3 |
Group 3 |
|
|
|
4 |
Group 4 |
|
|
|
5 |
Group 5 |
|
|
|
6 |
Group 6 |
|
|
|
7 |
Total |
|
|
|
4. Maintaining the conditions on facilities and contingent of trainers to meet the training requirements
………………………………………………………………………………………………………
5. Recommendations:
………………………………………………………………………………………………………
|
HEAD |
Form 06: Occupational safety card
Card size: 60mm x 90mm
Front side |
Back side |
|
(1) ……………………………………………. (2) …………………………………………….
No.:…………/(3) ………./TATLĐ |
Socialist Republic of Vietnam Independence - Freedom - Happiness …… OCCUPATIONAL SAFETY CARD Full name: ……………………………………… Date of birth: ………/ ………/ ……… Work: ……………………………… Completed the training course: …………….. ......................................................................... From date ..../..../20 .... to date ./.../20 ...
……….., date ..../ …./………….
The card is valid until date .../ …./……... |
(1) Name of line body issuing card (capital letter, font size10)
(2) Name of facility issuing card (bold capital letter, font size10)
(3) Year of issue of safety card
Form 07: Form of Certificate of professional occupational health
………. (1) ………. |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: ……../ |
|
CERTIFICATE OF PROFESSIONAL OCCUPATIONAL HEALTH
This is to certify Mr./Ms…………………………………
Date of birth: ………………………………………………………………………………………
ID card/Citizen card/Passport:
Has completed the training course of professional occupational health for the heathcare workers at the production and business establishments(2):
……………………………………………………………………………………………………….
Total: …………….. training time (in words ……………………………………….)
From date …… month ……year 20 ……, to date ……month …… year 20 ……
|
Place of issue, date … month … year 20…… |
Note:
Size of Certificate: 19x27 cm - landscape
(1) Write the line unit
(2) Write the name of the course
Form 08: Certificate of training of occupational safety and sanitation
Outside side: Blue color, size 13x19cm
NOTES
1- Present the certificate as required by the competent person 2- Do not erase, modify and write anything in the Certificate 3- Do not lend this Certificate to other persons. 4- Inform the training Organization of the issuing place in case of loss 5- Before the expiration of the Certificate, within 30 days, the issued person must participate in periodical course to be issued with new Certificate |
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
CERTIFICATE OF TRAINING OF OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
|
Page 4 |
|
Page 1 |
Inside side:
1. Full name: …………………………………............................... 2. Male/Female: …………………………………................................. 3. Date, month, Year of birth: ………………................................... 4. Nationality: ... ID card/Citizen card/Passport ……… 5. Position: ………………….. Trained subject ............... 6. Working place…………………… 7. Completed the training course of occupational safety and sanitation held from date … month … year ….. to date … month …. year ……. 8. Obtained result: ................................................. 9. This certificate is valid for 2 years. From date ...month ...year ….. to date ...month ... year ………
……. date ….. month ….. year …. |
|
CONTENT OF TRAINING
|
||
Page 2 |
|
Page 3 |
Form 09: Book monitoring the issue of training Certificate and Certificate of professional occupational health
BOOK MONITORING THE ISSUE OF TRAINING CERTIFICATE
Year 20………………
I - GROUP 1
NO. |
Full name |
Year of birth |
Work |
Workplace |
Training done from date … |
Result |
Certificate No. |
Signature |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
II - GROUP 2
NO. |
Full name |
Year of birth |
work |
Workplace |
Training done from date … |
Result |
Certificate/personal Certificate No. |
Signature |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
III - GROUP 5
NO. |
Full name |
Year of birth |
Work |
Workplace |
Training done from date … |
Result |
Certificate/personal Certificate No. |
Signature |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV - GROUP 6
NO. |
Full name |
Year of birth |
Work |
Workplace |
Training done from date … |
Result |
Certificate/personal Certificate No. |
Signature |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Head |
Book recorder Recorder |
Form 10: Book monitoring the issue of safety Card of the training enterprise or organization issued to people working in areas without labor contract
BOOK MONITORING THE ISSUE OF SAFETY CARD
Year 20 ………..
NO. |
Full name |
Year of birth |
Position |
Date of issue of safety Card |
Safety Card No. |
Date of periodical training ... |
Signature |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
Head |
Book recorder |
Form 11: Book monitoring person of Group 4 who received the training of occupational safety and sanitation
BOOK MONITORING PERSONS OF GROUP 4 WHO RECEIVED THE TRAINING OF OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Year 20…………….
NO. |
Full name |
Year of birth |
Job |
Workplace |
Training done from date ... to date ... |
Training result |
Signature |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Head |
List maker |
FORM FOR WORKING ENVIRONMENT OBSERVATION
(Issued with Decree No. 44/2016/ND-CP dated 15/5/2016 of the Government)
Form 01: Form of Request for announcement of eligibility for working environment observation
NAME OF ORGANIZATION |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: /……….. |
………., date month year 20….. |
Request for announcement of eligibility for working environment observation
To:………………………………………………………………..
Based on the Decree No. 44/2016/ND-CP dated 15/5/2016 of the Government of the Government stipulating the technical inspection of occupational safety and training of occupational safety and sanitation and working environment observation,
1. Name of organization: …………………………………. (BOLD CAPITAL LETTER) ………………………………
2. Representative: ……………………………………….. Position: …………………………
3. Address: ………………………………………………………………………………………
4. Tel: ……………………………………… Fax: ………………………………………..
E_mail: ……………………………………………….. Website: ……………………………..
5. Areas requested for announcement of eligibility for working environment observation
5.1. Microclimate factors:
- Temperature:
- Humidity:
- Wind speed:
- Thermal radiation:
5.2. Physical factors:
- Light:
- Band noise
- Band vibration
- Vertical or horizontal vibration velocity
- Radioactivity
- Electromagnetic field of industrial frequency
- Electromagnetic field of high frequency
- Ultraviolet radiation
- Other physical factors
………………………………………………………………………………………………………..
5.3. Dust factor of various types
- Whole dust:
- Respirable dust:
- General dust:
- Silica dust: analysis of content of free silicon
- Asbestos dust:
- Metal dust (lead, manganese, cadmium, ... specify)
- Coal dust:
- Talc dust:
- Cotton dust:
- Other dusts (specify)
………………………………………………………………………………………………………
5.4. Toxic gas factors (List and specify the permitted limit factors under the occupational sanitation regulations) as:
- Mercury:
- Arsenic:
- Carbon oxides:
- Benzene and compounds (Toluene, Xylene):
- TNT:
- Nicotine:
- Pesticide chemical:
- Other chemicals (Specify)
………………………………………………………………………………………………………
5.5. Psychophysiological and ergonomic factors
Evaluation of neuropsychological burden
Ergonomic evaluation:
5.6. Evaluation of occupational exposure
- Microorganic factors
- Factors causing allergy and sensitivity
- Solvent
- Carcinogenic factors
5.7. Other factors (specify)
- …………………………………………………………………………………
- …………………………………………………………………………………
- …………………………………………………………………………………
The prescribed dossier for announcement of capacity is sent with
The organization………..undertakes all above contents of announcement of eligibility are totally true.
|
HEAD OF ORGANIZATION REQUESTING THE ANNOUNCEMENT (Signature and full name, seal) |
Form 02: Form of Dossier for announcement of eligibility for working environment observation
NAME OF ORGANIZATION |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: …………… |
…….., date month year 20….. |
DOSSIER FOR ANNOUNCEMENT OF ELIGIBILITY FOR WORKING ENVIRONMENT OBSERVATION
A. GENERAL INFORMATION
I. Name of organization requesting the announcement:…………………………
Address: …………………………………………………………………………………………
Tel: …………………………………………….. Fax: …………………………………
Email ………………………………………………….. Website ……………………………
II. Line body: ………………………………………………………………………………..
Address: …………………………………………………………………………………………
Tel: …………………………………………….. Fax: …………………………………
Email ………………………………………………….. Website ……………………………
III. Head of organization: ……………………………………………………………………
Address: …………………………………………………………………………………………
Tel: …………………………………………….. Fax: …………………………………
Email: ……………………………………………………………………………………………
IV. Contact person: ……………………………………………………………………………
Address: …………………………………………………………………………………………
Tel: …………………………………………….. Fax: …………………………………
Email: ……………………………………………………………………………………………
(The original or certified copy of Decision of the competent authorities defining functions and duties of the organization or the business registration Certificate; in case of foreign enterprise, there must be the Decision on establishment of representative office and branch in Vietnam)
B. CAPACITY INFORMATION
1. Conditions of head office, facility and working area
- Head office: Yes □ No □
- Total area: …………….m2;
+ Administrative and sample receiving area …………….m2;
+ Laboratory of dust and physical factors …………….m2;
+ Chemical and biochemical laboratory …………….m2;
+ Laboratory of microorganic factors: …………….m2;
+ Psychophysiological and ergonomic laboratory …………….m2;
+ Storage room of working environment observation equipment…………….m2;
(Attached to the geographical location outline and laboratory’s equipment arrangement outline)
2. Officers performing the working environment observation
- The list of officers performing the working environment observation:
Full name |
Year of birth |
Sex |
Position (in organization) |
Professional level |
Years of experience in industry |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Certified copy of degree, certificate and labor contract or recruitment decision)
3. List of equipment (available)
NO. |
Name of equipment |
Main technical features |
Code |
Firm/country of manufacture |
Date of receipt |
Date of use |
Calibration frequency |
Place of calibration |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Conditions of equipment storage room:
+ Temperature: °C ± °C
+ Humidity: % ± %
+ Other conditions:
4. Parameters and methods for measurement and analysis at the site
NO. |
Name of parameter |
Name/number of used method |
Measurement range |
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Parameters and methods for analysis in laboratory
NO. |
Name of parameter |
Type of sample |
Name/number of used method |
Limited detection/Range of measurement |
Measurement uncertainty |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Attached documents
- Quality handbook
- Methods of observation and analysis at the site/calibration □
- Other relevant documents: (specify) □
- Technical support contract with unit/organization which has carried out the working environment observation □
(Where the facility only takes sample, stores, measures and tests at the site and analyses in laboratory of 70% of factors specified under Point d, Paragraph 3 of Article 33 of this Decree, it must have the technical support contract with the organization/unit which has carried out the announcement of eligibility for working environment observation to ensure full implementation with quality of factors to be observed in the working environment).
7. Laboratory previous certified/accredited
Yes □ No □
(If any, prepare the certified copy of attached certificates)
|
HEAD OF ORGANIZATION REQUESTING THE ANNOUNCEMENT |
Form 03: Form of Receipt of dossier for announcement of eligibility for working environment observation
LINE BODY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: ……./………… |
……….., date … month … year 20………. |
Receipt of dossier for announcement of eligibility for working environment observation
1. Name of unit: ………………………………………………………………………………….
2. Address of head office: ………………………………………………………………………
3. Number of requesting documents of the organization: ……………………………..……
4. Dossier components:
1 |
Written request for announcement of eligibility for working environment observation |
|
2 |
Original or certified copy of Decision of the competent authorities on defining the functions and duties of the organization or the business registration Certificate; in case of foreign enterprise, there must be the Decision on establishment of representative office and branch in Vietnam. |
|
3 |
Geographical location outline and laboratory’s equipment arrangement outline |
|
4 |
List of officers performing the working environment observation (with certified copy of degree, certificate and labor contract or recruitment decision). |
|
5 |
List of available equipment |
|
6 |
List of parameters and methods of measurement and analysis at the site |
|
7 |
List of parameters and methods of analysis in the laboratory |
|
8 |
Attached documents |
|
8.1 |
Quality handbook |
|
8.2 |
Methods of observation and analysis at the site/calibration |
|
8.3 |
Other relevant documents (specify) |
|
|
- ……………………………………………………………………………………….. |
|
|
- ……………………………………………………………………………………….. |
|
9 |
Certification of accredited laboratory (if any) |
|
|
- ……………………………………………………………………………………….. |
|
|
- ……………………………………………………………………………………….. |
|
|
DOSSIER RECEIVER |
Form 04: Form of report on result of working environment observation
REPORT ON RESULT OF WORKING ENVIRONMENT OBSERVATION
(To be kept with the dossier of occupational sanitation)
Date month year
At: …………………………………………………………………………….
Year……………
PROVINCE/CITY... |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: …/MTLD |
…, date … month … year … |
In implementation of Decree No. 44/2016/ND-CP dated 15/5/2016 of the Government
(Name of the facility carrying out the working environment observation): ……………………………………………
Address: …………………………………………………………………………………………
Tel: ………………………………………………………………………………………………
Represented by Mr./Ms :…………….
Has conducted the working environment observation at: …………………………………
Date ... month...year 20...
Method:
Measuring the indicators of microclimate, dust, light, toxic gas, radiation, electromagnetic field at technical positions in accordance with the method…………………………………………………………………………………….
Measurement equipment:
+ Measuring the microclimate with machine: …………………………………………………………………………..
+ Measuring the light with machine: …………………………………………………………
+ Measuring the noise with machine: ……………………………………………………………………………
+ Measuring the dust with machine: ………………………………………………………………………………….
+ Measuring the radioactivity with machine …………………………………………………………………………..
+ Measuring the electromagnetic field with …………………………………………………………………………..
+ Measuring the toxic gas with: …………………………………………………………………
Observation of harmful factors is recorded by the employer in the dossier of occupational sanitation including:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Through reviewing the technological procedure, raw materials and substances used in production process, services supply, the observation of following harmful factors should be added (these harmful factors should be added to the occupational sanitation dossier
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Reasons for recommendation::
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Reference standards according to the current regulations and measurement results as follows:
I. MICROCLIMATE FACTORS (specify the real value of observed sample)
Season at the time of observation
Permitted limit Permitted limit |
Temperature (°C) |
Humidity (%) |
Wind speed (m/s) |
Thermal radiation |
|||||
|
|
|
|
||||||
NO. |
Observation position Observation position |
Number of samples with satisfactory result |
Number of samples with unsatisfactory result |
Number of samples with satisfactory result |
Number of samples with unsatisfactory result |
Number of samples with satisfactory result |
Number of samples with unsatisfactory result |
Number of samples with satisfactory result |
Number of samples with unsatisfactory result |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
|
|
|
|
|
II. PHYSICAL FACTORS (specify the real value of observed sample)
1. Light (Lux)
Permitted limit |
|
||
|
|||
NO. |
Observation position |
Number of samples with satisfactory result |
Number of samples with unsatisfactory result |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Total |
|
|
2. Noise (dBA) (specify the real value of observed sample)
Permitted limit |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Occupational position |
Sound level or equivalent sound level not exceeding dBA
|
DB sound level in octa range with the geometrical average frequency (Hz) not exceeding dB |
|||||||
63 |
125 |
250 |
500 |
1000 |
2000 |
4000 |
8000 |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Summarize the observation result: Total samples of noise: _______________________
Total samples exceeding the permitted limit: ___________
3. Vibration (specify the real value of observed sample)
Permitted limit |
|
|
|
|
NO. |
Occupational position |
Vibration frequency range |
Vibration velocity |
|
Vertical vibration |
Horizontal vibration |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Summarize the observation result: Total samples of vibration:____________________
Total samples exceeding the permitted limit: __________
III. DUST OF VARIOUS TYPES (specify the real value of observed sample)
1. Dust containing silica
Permitted limit |
|
|
|
|
|
|
NO. |
Occupational position |
Free silicon content |
Whole dust concentration |
Respirable dust concentration |
||
Taken by shift |
Taken by time |
Taken by shift |
Taken by time |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Summarize the observation result: Total dust samples: __________________________
Total samples exceeding the permitted limit: ___________
2. Other dusts (specify the real value of observed sample)
Permitted limit |
|
|
|
|
|
|
NO. |
Occupational position |
Dust content |
Whole dust concentration |
Respirable dust concentration |
||
Taken by shift |
Taken by time |
Taken by shift |
Taken by time |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Summarize the observation result: Total dust samples: ___________________________
Total samples exceeding the permitted limit:__________
IV. TOXIC GAS (specify the real value of observed sample)
Name of chemical |
|
|
|
||||
|
|
|
|||||
Permitted limit |
|
|
|
||||
NO. |
Observation position |
Number of samples with satisfactory result |
Number of samples with unsatisfactory result |
Number of samples with satisfactory result |
Number of samples with unsatisfactory result |
Number of samples with satisfactory result |
Number of samples with unsatisfactory result |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
|
|
|
V. RADIOACTIVITY AND ELECTROMAGNETIC FIELD
Permitted limit |
|
|
|||
NO. |
Occupational position |
Radioactive factors |
Magnetic factors |
||
Number of samples with satisfactory result |
Number of samples with unsatisfactory result |
Number of samples with satisfactory result |
Number of samples with unsatisfactory result |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
|
VI. EVALUATION OF OCCUPATIONAL EXPOSURE
NO. |
Occupational position |
Description of work content |
Number of exposed persons |
Exposure factors |
Occupational diseases like generated |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VII. RESULT OF EVALUATION OF NEUROPSYCHOLOGICAL AND ERGONOMIC FACTORS
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
VIII. OTHER FACTORS (specify the real value of observed sample)
Name of factor |
|
|
|
||||
Permitted limit |
|
|
|
||||
No. |
Observation position |
Number of samples with satisfactory result |
Number of samples with unsatisfactory result |
Number of samples with satisfactory result |
Number of samples with unsatisfactory result |
Number of samples with satisfactory result |
Number of samples with unsatisfactory result |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
|
|
|
SUMMARY OF RESULT OF WORKING ENVIRONMENT OBSERVATION
NO. |
Observation factors |
Total samples |
Number of samples with satisfactory result |
Number of samples with unsatisfactory result |
|||
1 |
Temperature |
|
|
|
|||
2 |
Humidity |
|
|
|
|||
3 |
Wind speed |
|
|
|
|||
4 |
Thermal radiation |
|
|
|
|||
5 |
Light |
|
|
|
|||
6 |
Dust |
Silica |
Other |
Silica |
Other |
Silica |
Other |
|
- Whole dust |
|
|
|
|
|
|
|
- Respirable dust |
|
|
|
|
|
|
|
- Other dusts |
|
|
|
|||
7 |
Noise |
|
|
|
|||
8 |
Vibration |
|
|
|
|||
9 |
Toxic gas |
|
|
|
|||
|
- ___________ |
|
|
|
|||
|
- ___________ |
|
|
|
|||
|
… |
|
|
|
|||
10 |
Radioactivity |
|
|
|
|||
11 |
Electromagnetic field |
|
|
|
|||
12 |
Occupational exposure factors |
|
|
|
|||
|
- ___________ |
|
|
|
|||
|
- ___________ |
|
|
|
|||
|
… |
|
|
|
|||
13 |
Evaluation of neuropsychological and ergonomic factors |
|
|
|
|||
|
- ___________ |
|
|
|
|||
|
- ___________ |
|
|
|
|||
|
… |
|
|
|
|||
14 |
Other factors |
|
|
|
|||
|
- ___________ |
|
|
|
|||
|
- ___________ |
|
|
|
|||
|
… |
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|||
|
Total |
|
|
|
RECOMMENDATIONS OF REMEDIAL MEASURES
1. Solutions to technical measures
- _____________________________________________________________________
- _____________________________________________________________________
- _____________________________________________________________________
- _____________________________________________________________________
2. Solutions to occupational organization measures
- _____________________________________________________________________
- _____________________________________________________________________
- _____________________________________________________________________
- _____________________________________________________________________
3. Solutions to health monitoring
- _____________________________________________________________________
- _____________________________________________________________________
- _____________________________________________________________________
- _____________________________________________________________________
4. Solutions to personal protective equipment
- _____________________________________________________________________
- _____________________________________________________________________
- _____________________________________________________________________
- _____________________________________________________________________
5. Other solutions
- _____________________________________________________________________
- _____________________________________________________________________
- _____________________________________________________________________
- _____________________________________________________________________
In the observation positions, the harmful factors do not meet the permitted limit (mentioned above), the units must review the recommendations to improve working conditions for employees and settle the benefits in accordance with the Law on occupational safety and sanitation.
Person in charge of profession |
Head of working environment observation organization |
TRAINING FRAME PROGRAM
(Issued with Decree No. 44/2016/ND-CP dated 15/5/2016 of the Government)
The training frame program is developed for training classes with scale of less than 120 persons/class of theory and less than 40 persons/class of practice. The training organizations and self-trained enterprises can organize classes of each group or combine groups with the same training content of theory.
1. Training frame program of group 1
NO. |
TRAINING CONTENT |
Training time (hour) |
|||
Total |
In which |
||||
Theory |
Practice |
Test |
|||
I |
System of policies, laws on occupational safety and sanitation |
8 |
8 |
0 |
0 |
1 |
Overview of system of legal normative documents on occupational safety and sanitation |
6 |
6 |
|
|
2 |
System of technical regulations and standards on occupational safety and sanitation |
1 |
1 |
|
|
3 |
Specific regulations of state management bodies on occupational safety and sanitation when newly building, expanding or renovating the works and establishments for production, use, storage and inspection of machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation |
1 |
1 |
|
|
II |
Techniques of occupational safety and sanitation |
7 |
7 |
0 |
0 |
1 |
Organizing the apparatus, managing and realizing the regulations on occupational safety and sanitation at the establishments; defining responsibility and assigning power of occupational safety and sanitation. |
1 |
1 |
|
|
2 |
Basic knowledge about dangerous and harmful factors and preventive measures. |
4 |
4 |
|
|
3 |
Method for improvement of working conditions. |
1 |
1 |
|
|
4 |
Safety culture in production and business |
1 |
1 |
|
|
III |
Testing at the end of training course |
1 |
1 |
0 |
|
Total |
16 |
14 |
|
|
2. Training frame program of group 2
NO. |
TRAINING CONTENT |
Training time (hour) |
|||
Total |
In which |
||||
Theory |
Practice |
Test |
|||
I |
System of policies, laws on occupational safety and sanitation |
8 |
8 |
0 |
0 |
1 |
Overview of system of legal normative documents on occupational safety and sanitation |
6 |
6 |
|
|
2 |
System of technical regulations and standards on occupational safety and sanitation |
1 |
1 |
|
|
3 |
Specific regulations of state management bodies on occupational safety and sanitation when newly building, expanding or renovating the works and establishments for production, use, storage and inspection of machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation |
1 |
1 |
|
|
II |
Techniques of occupational safety and sanitation |
28 |
23 |
4 |
1 |
1 |
Organizing the apparatus, managing and realizing the regulations on occupational safety and sanitation at the establishments; defining responsibility and assigning power of occupational safety and sanitation. |
1 |
1 |
|
|
2 |
Basic knowledge about dangerous and harmful factors and preventive measures. |
4 |
4 |
|
|
3 |
Method for improvement of working conditions. |
1 |
1 |
|
|
4 |
Safety culture in production and business |
1 |
1 |
|
|
5 |
Techniques of self-inspection, survey, statistics and occupational accident report |
2 |
2 |
0 |
|
6 |
Analyzing and evaluating risks and preparing plans for urgent response; developing the management system of occupational safety and sanitation |
8 |
4 |
3 |
1 |
7 |
Developing rules, regulations, procedures, measures to ensure the occupational safety and sanitation, fire prevention in labor establishment; developing, urging the implementation of plan for occupational safety and sanitation each year; emulation, award, discipline, statistics and report on occupational safety and sanitation. |
4 |
4 |
|
|
8 |
Inspection, training and working environment observation; management of machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation; information and propagation on occupational safety and sanitation |
4 |
4 |
|
|
9 |
First aid of occupational accidents and prevention of occupational diseases. |
3 |
2 |
1 |
|
III |
Content of specialized training |
8 |
6 |
2 |
|
|
General knowledge about machine, equipment and substances generating harmful and dangerous factors; safe working procedures with machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation. |
8 |
6 |
2 |
|
IV |
Testing at the end of training course |
4 |
2 |
2 |
|
Total |
48 |
40 |
1 |
1 |
3. Training frame program of group 3
NO. |
TRAINING CONTENT |
Training time (hour) |
|||
Total |
In which |
||||
Theory |
Practice |
Test |
|||
I |
System of policies, laws on occupational safety and sanitation |
8 |
8 |
0 |
0 |
1 |
Overview of system of legal normative documents on occupational safety and sanitation |
6 |
6 |
|
|
2 |
System of technical regulations and standards on occupational safety and sanitation |
1 |
1 |
|
|
3 |
Specific regulations of state management bodies on occupational safety and sanitation when newly building, expanding or renovating the works and establishments for production, use, storage and inspection of machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation |
1 |
1 |
|
|
II |
Basic knowledge about occupational safety and sanitation |
8 |
8 |
|
|
1 |
Basic knowledge about harmful and dangerous factors at workplace |
4 |
4 |
|
|
2 |
Method for improvement of working conditions. |
1 |
1 |
|
|
3 |
Safety culture in production and business |
1 |
1 |
|
|
4 |
Rights and obligations of employers, employees; policies and regulations on occupational safety and sanitation for employees; functions and duties of safety network and sanitation employees. |
1 |
1 |
|
|
5 |
Rules and signboard of occupational safety and sanitation and use of safety equipment, personal protective equipment; techniques and skills of first aid of occupational accidents and prevention occupational diseases. |
1 |
1 |
|
|
III |
Content of specialized training |
6 |
4 |
2 |
|
|
General knowledge about machine, equipment and substances generating harmful and dangerous factors; safe working procedures with machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation. |
6 |
4 |
2 |
|
IV |
Testing at the end of training course |
2 |
2 |
|
|
Total |
24 |
22 |
2 |
|
4. Training frame program of group 4
NO. |
TRAINING CONTENT |
Training time (hour) |
|||
Total |
In which |
||||
Theory |
Practice |
Test |
|||
I |
Basic knowledge about occupational safety and sanitation |
8 |
8 |
|
|
1 |
Basic knowledge about harmful and dangerous factors at workplace |
4 |
4 |
|
|
2 |
Method for improvement of working conditions. |
1 |
1 |
|
|
3 |
Safety culture in production and business |
1 |
1 |
|
|
4 |
Rights and obligations of employers, employees; policies and regulations on occupational safety and sanitation for employees; functions and duties of safety network and sanitation employees. |
1 |
1 |
|
|
5 |
Rules and signboard of occupational safety and sanitation and use of safety equipment, personal protective equipment; techniques and skills of first aid of occupational accidents and prevention occupational diseases. |
1 |
1 |
|
|
II |
Content of direct training at workplace |
6 |
0 |
6 |
|
1 |
Recognizing harmful and dangerous factors, rules and signboards at workplace |
2 |
|
2 |
|
2 |
Practice of safe working procedures; incident settlement procedures related to the duties and assigned work and exit procedures in cases of emergency. |
2 |
|
2 |
|
3 |
Practice of simple first aid methods |
2 |
|
6 |
|
III |
Testing at the end of training course |
2 |
2 |
|
|
Total |
16 |
10 |
6 |
|
5. Training frame program of group 5
NO. |
TRAINING CONTENT |
Training time (hour) |
|||
Total |
In which |
||||
Theory |
Practice |
Test |
|||
I |
System of policies, laws on occupational safety and sanitation |
8 |
8 |
0 |
0 |
1 |
Overview of system of legal normative documents on occupational safety and sanitation |
6 |
6 |
|
|
2 |
System of technical regulations and standards on occupational safety and sanitation |
1 |
1 |
|
|
3 |
Specific regulations of state management bodies on occupational safety and sanitation when newly building, expanding or renovating the works and establishments for production, use, storage and inspection of machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation |
1 |
1 |
|
|
II |
of occupational safety and sanitation |
7 |
7 |
0 |
0 |
1 |
Organizing the apparatus, managing and realizing the regulations on occupational safety and sanitation at the establishments; defining responsibility and assigning power of occupational safety and sanitation. |
1 |
1 |
|
|
2 |
Basic knowledge about dangerous and harmful factors and preventive measures. |
4 |
4 |
|
|
3 |
Method for improvement of working conditions. |
1 |
1 |
|
|
4 |
Safety culture in production and business |
1 |
1 |
|
|
III |
Content of training for issue of Certificate of professional occupational health |
29 |
25 |
4 |
|
1 |
Harmful factors at workplace; organization of working environment observation to evaluate harmful factors and preparation for occupational sanitation dossier |
4 |
4 |
|
|
2 |
Occupational diseases regularly met and preventive measures; ways to organize the occupational disease examination, job placement examination and prepare dossier for inspection of occupational disease. |
4 |
4 |
|
|
3 |
Organization of skills of first aid and prevention of epidemic at workplace |
8 |
4 |
4 |
|
4 |
Food safety, procedures to take and store food sample; provide gratuity in kind and nutrition for the employees, improve health at workplace and prevent non-infectious diseases at workplace |
4 |
4 |
|
|
5 |
Knowledge and skills and methods to make plan and provide equipment and necessary conditions for occupational safety and sanitation |
2 |
2 |
|
|
6 |
Method for communication and education on occupational sanitation and prevention of occupational disease |
4 |
4 |
|
|
7 |
Preparing and manage information on occupational sanitation and occupational disease at workplace; preparing and managing health documents of the employees and of persons with occupational diseases. |
2 |
2 |
|
|
8 |
Coordinating with the person performing the occupational safety and sanitation or department of occupational safety and sanitation management to carry out the relevant duties. |
1 |
1 |
|
|
IV |
Testing at the end of training course |
4 |
2 |
2 |
|
Total |
48 |
42 |
6 |
|
6. Training frame program of group 6
NO. |
TRAINING CONTENT |
Training time (hour) |
|||
Total |
In which |
||||
Theory |
Practice |
Test |
|||
I |
Skills and methods of activities of safety sanitation employees |
3 |
3 |
|
|
II |
Testing at the end of training course |
1 |
1 |
|
|
Total |
4 |
4 |
|
|
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Điều 8. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Điều 9. Tiêu chuẩn kiểm định viên
Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên
Điều 12. Hồ sơ cấp lại chứng chỉ kiểm định viên
Điều 15. Trách nhiệm của Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Điều 17. Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 18. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 22. Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Mục 3. GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN, THẺ AN TOÀN VÀ CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
Điều 26. Phân loại tổ chức huấn luyện và điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
Điều 29. Doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 31. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
Điều 33. Điều kiện của tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động