Chươgn V Nghị định 44/2016/NĐ-CP: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 44/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 01/07/2016 | Số công báo: | Từ số 443 đến số 444 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động, người lao động và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
2. Hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
3. Hoạt động quan trắc môi trường lao động
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Nghị định này trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương; tổ chức tập huấn, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, đoàn thể liên quan trong triển khai thực hiện và thanh tra, kiểm tra thực hiện Nghị định này.
2. Quy định cụ thể hình thức, nội dung, chương trình và việc tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện của người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; việc tập huấn cập nhật thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động cho người huấn luyện, người đứng đầu tổ chức huấn luyện; biện pháp quản lý, triển khai hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
3. Xây dựng cơ sở dữ liệu về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
4. Thực hiện quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo thẩm quyền tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Quy định cụ thể hình thức, nội dung, chương trình và việc tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đối với đối tượng kiểm định thuộc thẩm quyền quản lý; biện pháp quản lý, triển khai hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
6. Cấp mới, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên thuộc thẩm quyền quản lý.
Công bố Tổ chức đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn lao động và Tổ chức đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; Tổ chức hoạt động kiểm định an toàn lao động và Tổ chức hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bị đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động.
7. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ huấn luyện cho người lao động ở khu vực không có hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
8. Chủ trì, phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra hằng năm và đột xuất đối với tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
9. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.
10. Hằng năm, hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí hỗ trợ huấn luyện cho người lao động theo quy định tại Điều 32 Nghị định này và tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền quyết định kinh phí hỗ trợ theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước; dự kiến phân bổ kinh phí hỗ trợ huấn luyện gửi cấp có thẩm quyền quyết định và hướng dẫn tổ chức thực hiện.
1. Chủ trì quản lý, kiểm tra về công tác cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc; công bố đơn vị y tế đủ điều kiện cấp chứng chỉ y tế lao động, đơn vị y tế thực hiện huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo thẩm quyền quản lý.
Chỉ đạo Sở Y tế thực hiện công tác quản lý, kiểm tra công bố đơn vị y tế đủ điều kiện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, đơn vị y tế thực hiện huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc trên địa bàn quản lý.
2. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Chương trình khung chi tiết huấn luyện về y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Quy định, tổ chức thực hiện, quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động quan trắc môi trường lao động; công bố Tổ chức quan trắc môi trường lao động đủ điều kiện hoạt động; Tổ chức quan trắc môi trường bị đình chỉ, bị xử lý hành vi vi phạm hành chính trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế.
5. Chỉ đạo quan trắc môi trường lao động tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp có nguy cơ cao gây bệnh nghề nghiệp.
6. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động quan trắc môi trường lao động, huấn luyện về vệ sinh lao động, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo thẩm quyền được giao.
7. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền, quy định chi tiết Nghị định này.
8. Hằng năm, tổng hợp kết quả hoạt động quan trắc môi trường lao động gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Chính phủ.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ huấn luyện nguồn ngân sách trung ương, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, trình cấp có thẩm quyền quyết định kinh phí hỗ trợ theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, phí thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
1. Quy định cụ thể hình thức, nội dung, chương trình và việc tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đối với đối tượng kiểm định thuộc thẩm quyền quản lý; biện pháp quản lý, triển khai hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền.
2. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Chương trình khung chi tiết huấn luyện chuyên ngành.
3. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, quan trắc môi trường lao động.
4. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên thuộc thẩm quyền quản lý.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, các Bộ thông báo bằng văn bản cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tổ chức được cấp, gia hạn, cấp lại, bị thu hồi.
6. Thực hiện quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo thẩm quyền tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Trước ngày 25 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất, tổng hợp báo cáo gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý.
1. Quản lý, tổ chức thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động trên địa bàn quản lý.
2. Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các ngành liên quan phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
3. Tổng hợp nhu cầu hỗ trợ huấn luyện cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
1. Bảo đảm về điều kiện trong quá trình hoạt động theo quy định của tại Nghị định này.
2. Trước 15 tháng 12 hằng năm, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động báo cáo bằng văn bản kết quả hoạt động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính và nơi có hoạt động và cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục Ic ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời gửi thư điện tử tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo địa chỉ antoanlaodong@molisa.gov.vn.
3. Trước 15 tháng 12 hằng năm, Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động báo cáo bằng văn bản kết quả hoạt động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời gửi thư điện tử tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo địa chỉ antoanlaodong@molisa.gov.vn.
4. Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động báo cáo bằng văn bản kết quả hoạt động về Bộ Y tế hoặc Sở Y tế nơi công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, đồng thời gửi thư điện tử tới Bộ Y tế theo địa chỉ baocaoytld@moh.gov.vn.
Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố nguy hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, đồng thời đề xuất bổ sung Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động.
5. Khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động ít nhất 07 ngày làm việc trước khi thực hiện thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh.
6. Khi có nhu cầu thay đổi đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc quan trắc môi trường lao động, tổ chức có trách nhiệm đề nghị về việc sửa đổi, bổ sung. Khi chấm dứt hoạt động, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động phải gửi thông báo tới cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc công bố đủ điều kiện hoạt động biết.
7. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ pháp lý, tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
8. Định kỳ 02 năm, người đứng đầu Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động phải tham dự khóa tập huấn để cập nhật kiến thức về chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức.
9. Định kỳ 02 năm, người đứng đầu Tổ chức quan trắc môi trường lao động phải tham dự khóa tập huấn để cập nhật kiến thức về chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ có liên quan do Bộ Y tế tổ chức.
1. Tổ chức rà soát, phân nhóm đối tượng cần huấn luyện, Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và Danh mục những nơi làm việc có nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động; lập kế hoạch và tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật. Cập nhật Hồ sơ vệ sinh lao động về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực hiện quan trắc môi trường lao động khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.
2. Xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện chi tiết trên cơ sở chương trình khung huấn luyện nhóm 4 và tổ chức huấn luyện cho người lao động. Trường hợp cơ sở không trực tiếp huấn luyện mà thuê tổ chức huấn luyện thì tổ chức huấn luyện có trách nhiệm xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện, trong đó bắt buộc phải có nội dung huấn luyện phù hợp với yêu cầu đặc thù của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
3. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc như sau:
a) Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở;
b) Báo cáo Sở Y tế về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.
4. Chi trả đầy đủ tiền lương và bảo đảm quyền lợi khác cho đối tượng thuộc quyền quản lý trong thời gian tham dự huấn luyện theo quy định của pháp luật.
5. Thanh toán chi phí kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, đánh giá điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
6. Trường hợp sử dụng người lao động theo hình thức khoán việc, thông qua nhà thầu, thuê lại lao động, người sử dụng lao động (trong trường hợp cho thuê lại lao động là người sử dụng lao động của bên thuê lại lao động) phải chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định tại Nghị định này.
7. Lưu giữ hồ sơ, tài liệu gồm: Hồ sơ, kết quả kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; chương trình huấn luyện chi tiết, tài liệu huấn luyện, danh sách người được huấn luyện, kết quả kiểm tra, sát hạch, bản sao giấy tờ chứng minh đủ điều kiện của người huấn luyện; hồ sơ, kết quả quan trắc môi trường lao động.
Article 39. Responsibility of the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs
1. Provides information, propagates and guides the implementation of this Decree on mass media in the central; organizes training and guides the relevant ministries, sectors, localities, organizations in implementation and inspection of implementation of this Decree.
2. Specifies the form, content, program and organizes training, retraining and testing of professional skills of training of the trainer on occupational safety and sanitation; the training, updating of information, policies, law, science and techniques on occupational safety and sanitation for the trainer and the head of training organization; measures to manage and implement the training of occupational safety and sanitation.
3. Develops the database of technical inspection of occupational safety and training of occupational safety and sanitation.
4. Performs the state management over the machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation under its authority specified in Appendix Ib issued with this Decree.
5. Specifies the form, content, program and organizes training, retraining and testing of professional skills of inspection over machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation for the subjects under its management authority; measures to manage and implement the technical inspection of occupational safety and sanitation.
6. Issues, renews and re-issues the Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety and the Certificate of eligibility for training of occupational safety and sanitation and issues and re-issues the certificate of inspector under its management authority.
Announces the Organizations eligible for performing the inspection of occupational safety and sanitation and the Organizations eligible for training of occupational safety and sanitation; the Organizations performing the inspection of occupational safety and sanitation and the Organizations performing the training of occupational safety and sanitation whose activities are suspended or whose Certificate of eligibility for operation is revoked.
7. Guides and implements the training support policies for the employees in the areas without labor contract when they perform work with strict requirements on occupational safety and sanitation.
8. Coordinate to organize the annual and irregular inspection over the organizations performing the technical inspection of occupational safety and sanitation, training of occupational safety and sanitation and technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation and working environment observation at the business and production establishments.
9. Coordinates with the competent authorities to settle complaints and denunciation related to the technical inspection of occupational safety and sanitation, training of occupational safety and sanitation and working environment observation according to regulations of law.
10. On the annual basis, guides the localities to make plan and estimate of support funding for training the employees as stipulated in Article 32 of this Decree and summarize the need of funding and send it to the Ministry of Finance for submission to the competent authorities for decision as stipulated by law on state budget; makes estimated allocation of support funding for training and sends it to the competent authorities for decision and instructions on implementation.
Article 40. Responsibility of Ministry of Health
1. Is in charge of management and inspection of issue of Certificate of specialized occupational health, training of first aid and emergency at workplace; announces the healthcare units eligible for being issued with certificate of occupational health, the healthcare units performing the training of first aid and emergency at workplace under the management authority.
Directs the Department of Health to carry out the management, inspection and announce the healthcare units eligible for being issued with certificate of occupational health, the healthcare units performing the training of first aid and emergency at workplace in the management areas.
2. Coordinates with the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to develop the detailed frame program of training of occupational health, first aid and emergency at workplace, occupational sanitation and occupational diseases.
3. Stipulates, implements and manages the working environment observation at the labor establishments.
4. Develops the database on working environment observation; announces the working environment observation Organizations eligible for operation, the working environment observation Organizations whose operation is suspended or handled for administrative violation on the website of the Ministry of Health.
5. Directs the working environment observation in industrial parks and industrial clusters with high risk of occupational diseases.
6. Coordinates with the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and localities to carry out the inspection of working environment observation, training of occupational sanitation, first aid and emergency at workplace, inspection of machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety under its assigned authority.
7. Coordinates with the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and localities to provide information, propagate and stipulate in detail this Decree.
8. On the annual basis, summarizes the result of working environment observation and sends it to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs for summary and report to the Government.
Article 41. Responsibility of the Ministry of Finance
1. Coordinates with the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to summarize the need of support funding for training from the central budget based on the budget balancing capacity and submit it to the competent authorities to decide on the support finding in accordance with regulations of law on state budget.
2. Coordinates with the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and the line ministries to provide for the rate and regulation on collection, transfer, management and use of fees for inspection of conditions for business of technical inspection services of occupational safety and the fees for inspection of conditions for training services of occupational safety and sanitation.
Article 42. Responsibility of the line ministries
1. Specify the form, content, program and organization of training, retraining and testing of inspection skills of machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation for the subjects under their management; measures to manage and carry out the technical inspection occupational safety and sanitation occupational safety and sanitation under their authority.
2. Coordinate with the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to develop the detailed frame program of specialized training.
3. Coordinate with the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health to carry out the inspection of technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation, first aid and emergency at workplace and working environment observation.
4. Issue, renew, re-issue and revoke the Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety and issue and re-issue the certificate of inspector under their management authority.
5. Within 15 days after the issue, renewal, re-issue and revocation of Certificate of eligibility for technical inspection of occupational safety, the Ministries should inform in writing the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs of the organizations subject to issue, re-issue, renewal or revocation.
6. Perform the state management over the machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation under their authority specified in Appendix Ib issued with this Decree.
7. Before 25/12 of each year or on the irregular basis, send report to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs on the reality of inspection of machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety under their management authority.
Article 43. Responsibility of People’s Committee of provinces and centrally-run cities
1. Perform the management and organize the technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation and working environment observation in the management areas.
2. Direct the Departments of Labour - Invalids and Social Affairs and the Departments of Health and the relevant sectors to coordinate with the social-political in localities to carry out the inspection and provide instructions on implementation of technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation and working environment observation.
3. Summarize the need of training support for the employees who are not working under labor contract when they perform the work with strict requirements on occupational safety and sanitation at localities and submit it to the People’s Council for decision.
Article 44. Responsibility of the technical inspecting organization of occupational safety, training Organization of occupational safety and sanitation and the working environment observation Organization
1. Ensure the conditions during their operation as stipulated in this Decree.
2. Before 15/12 of each year, the technical inspecting organization of occupational safety shall report in writing the operational result to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and the Department of Labour - Invalids and Social Affairs where its head office is located and its main operation and the bodies with authority to issue the Certificate of eligibility for inspection under the form specified in the Appendix Ic issued with this Decree while sending email to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to the address: antoanlaodong@molisa.gov.vn.
3. Before 15/12 of each year, the training Organization of occupational safety and sanitation and the enterprise performing the self-training of occupational safety and sanitation shall report in writing the result of operation to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and the Department of Labour - Invalids and Social Affairs where its head office is located under the Form 05 of the Appendix II issued with this Decree while sending email to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to the address: antoanlaodong@molisa.gov.vn.
4. Before 15/12 of each year, the working environment observation Organization shall report in writing the result of operation to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs or the Department of Labour - Invalids and Social Affairs where the eligibility for working environment observation is announced while sending email to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to the address: antoanlaodong@molisa.gov.vn.
Report to the Ministry of Health or the Department of Heath on the harmful factors newly detected or generated at the labor establishment upon carrying out the working environment observation while requesting the addition of occupational sanitation dossier of the labor establishment.
5. When changing the address of the head office, the technical inspecting organization of occupational safety, training Organization of occupational safety and sanitation and the working environment observation Organization shall inform in writing the body with authority to issue the Certificate of eligibility for operation at least 07 days in advance before change of address of head office or branch.
6. When wishing to change the subject of technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation or working environment observation, such Organizations must request the modification or addition. When terminating operation, such Organizations must send notice to the bodies with authority to issue the Certificate or announcement of eligibility for operation for information.
7. Keep all legal dossier and documents related to the technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation or working environment observation.
8. On the basis of 02 years, the head of training Organization of occupational safety and sanitation must attend the training course to update knowledge about the policies, laws, science and technologies organized by the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs.
9. On the basis of 02 years, the head of working environment observation Organization must attend the training course to update the knowledge about the relevant policies, laws, science and technologies organized by the Ministry of Health.
Article 45. Responsibility of the business and production establishments
1. Review and group the subjects in need of training, list of machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety and sanitation and the list of workplace with risks of loss of occupational safety and sanitation; make plan and carry out the technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation and working environment observation according to regulations of law; update the occupational sanitation dossier on the contents related to harmful factors in need of working environment observation upon change of technological procedures, production procedures upon renovation or upgrading of labor establishment with risk of generating new harmful factors for the employees’ health.
2. Develop the detailed training programs and materials based on the training frame program of group 4 and carry out the training for the employees. If the establishment does not organize the training by itself but hires a training organization, such training organization shall develop the training programs and materials and there must be the training contents in line with the specific requirements of the business and production establishment.
3. Before 31/12 of each year, send report on technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation and working environment observation to the local state management bodies where the head office of the business and production is located and where the employees are working as follows:
a) Report to the Department of Labour - Invalids and Social Affairs on technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation in the report on the reality of implementation of occupational safety and sanitation at the establishment.
b) Report to the Department of Health on working environment observation at the establishment.
4. Pay all salary and ensure other benefits for the subjects under their management during the time they participate in the training as stipulated by law.
5. Pay all fees of technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation and working environment observation; assess the conditions for self-training of occupational safety and sanitation and can record the payment in the costs of production and business.
6. Where the employees are employed in the form of work package, through contractor, labor outsourcing, the employer (in case of labor outsourcing, he is the employer of the labor outsourcing receiving party) must provide the training of occupational safety and sanitation to the employees as stipulated in this Decree.
7. Keep dossiers and materials, including: Dossier and result of inspection of machine, equipment with strict requirements on occupational safety and sanitation; the detailed training programs and training materials, list of trainees, result of inspection, testing, copy of papers evidencing the eligibility of the trainer; dossier and result of working environment observation.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Điều 8. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Điều 9. Tiêu chuẩn kiểm định viên
Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên
Điều 12. Hồ sơ cấp lại chứng chỉ kiểm định viên
Điều 15. Trách nhiệm của Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Điều 17. Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 18. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 22. Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Mục 3. GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN, THẺ AN TOÀN VÀ CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
Điều 26. Phân loại tổ chức huấn luyện và điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
Điều 29. Doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 31. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
Điều 33. Điều kiện của tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động