Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 31/2018/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Lê Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/12/2018 | Ngày hiệu lực: | 11/02/2019 |
Ngày công báo: | 02/02/2019 | Số công báo: | Từ số 123 đến số 124 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều chỉnh thời gian huấn luyện ATVSLĐ cho người huấn luyện
Ngày 26/12/2018, Bộ LĐ-TB&XH ban hành Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Theo đó, quy định tổng thời gian huấn luyện ATVSLĐ cho người huấn luyện là 48 giờ, không bao gồm thời gian sát hạch thay vì tách làm 02 trường hợp như quy định hiện hành tại Thông tư 19/2017/TT-BLĐTBXH ngày 03/7:
- Đối với người huấn luyện thực hiện huấn luyện cho Tổ chức huấn luyện đủ điều kiện hoạt động hoặc DN đủ điều kiện tự huấn luyện: 80 giờ.
- Đối với người huấn luyện chỉ thực hiện huấn luyện đối tượng nhóm 4 tại doanh nghiệp hoặc người huấn luyện thực hành: 40 giờ.
Về nội dung huấn luyện lần đầu đối với người huấn luyện, gồm 2 nội dung sau: Nội dung huấn luyện như đối với người làm công tác ATVSLĐ (nhóm 2) theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP và nội dung kỹ năng huấn luyện.
Đối với người huấn luyện đã qua các khóa huấn luyện ATVSLĐ thì được miễn giảm những nội dung đã học.
Kể từ ngày 11/02/2019, Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH bắt đầu có hiệu lực và Thông tư 19/2017/TT-BLĐTBXH chính thức hết hiệu lực.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2018/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2018 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
Căn cứ Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Thông tư này quy định chi tiết về biện pháp quản lý, triển khai hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; trách nhiệm quản lý, xác nhận thời gian người lao động đã làm việc hoặc làm công việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; chương trình khung huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học, việc tổ chức sát hạch và cấp giấy chứng nhận; tập huấn cập nhật thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động cho người huấn luyện, người đứng đầu tổ chức huấn luyện.
1. Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
2. Người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là người huấn luyện).
3. Doanh nghiệp tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 7 Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là tổ chức huấn luyện).
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 3. Quản lý và kiểm tra, sát hạch trong huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Người tham gia học các khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo chương trình huấn luyện khung bắt buộc đã được quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động (sau đây viết tắt là Nghị định số 44/2016/NĐ-CP), Mục IV Phụ lục I Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là Nghị định số 140/2018/NĐ-CP), Phụ lục I Thông tư này phải tham dự đủ ít nhất 80% thời gian khóa học mới được tham dự kiểm tra, sát hạch.
Đối với những nội dung học bắt buộc mà người học đã tham dự học ở chương trình khác thì được miễn học lại.
2. Kết quả kiểm tra, sát hạch mỗi phần lý thuyết, thực hành tối đa 100 điểm. Học viên được đánh giá đạt yêu cầu kiểm tra, sát hạch phải có số điểm mỗi phần thi lý thuyết, thực hành ít nhất từ 50 điểm trở lên. Trường hợp chương trình chỉ quy định kiểm tra, sát hạch lý thuyết thì phần thi lý thuyết phải từ 50 điểm trở lên.
3. Hồ sơ khóa huấn luyện, tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động phải được tổ chức huấn luyện lưu giữ bao gồm chương trình huấn luyện (nội dung, thời gian, địa điểm huấn luyện), danh sách người học.
Điều 4. Quản lý người huấn luyện
1. Người đứng đầu tổ chức huấn luyện chịu trách nhiệm đảm bảo người huấn luyện của tổ chức huấn luyện, người huấn luyện trong các khóa huấn luyện do tổ chức huấn luyện triển khai đạt tiêu chuẩn về người huấn luyện theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP.
2. Khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tổ chức huấn luyện xuất trình tài liệu (như bằng cấp, lý lịch, quyết định giao việc hoặc tuyển dụng và các giấy tờ liên quan khác) chứng minh người huấn luyện đáp ứng tiêu chuẩn (trình độ chuyên môn, kinh nghiệm hoặc thời gian làm việc) theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP.
3. Cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng người lao động có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, giấy tờ xác nhận thể hiện thời gian đã sử dụng người lao động làm việc, làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 5. Nội dung, thời gian huấn luyện cho người huấn luyện
1. Nội dung huấn luyện lần đầu đối với người huấn luyện bao gồm:
a) Nội dung huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2) quy định tại khoản 2 Điều 18 và Chương trình khung huấn luyện nhóm 2 tại Phụ lục IV Nghị định số 44/2016/NĐ-CP;
b) Nội dung kỹ năng huấn luyện: Kỹ năng biên soạn bài giảng; phương pháp huấn luyện; kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ huấn luyện; kỹ năng tổ chức khóa huấn luyện.
2. Thời gian huấn luyện: Tổng thời gian huấn luyện là 48 giờ đối với nội dung huấn luyện theo quy định tại khoản này, không bao gồm thời gian sát hạch.
3. Chương trình huấn luyện thực hiện theo Chương trình khung huấn luyện tại Phụ lục I Thông tư này.
4. Đối với người huấn luyện đã qua các khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khác theo quy định của pháp luật thì được miễn giảm những nội dung đã học.
5. Người huấn luyện theo quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP được quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP không phải tham gia khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
6. Thời gian khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động cho người huấn luyện ít nhất là 8 giờ.
Điều 6. Sát hạch về chuyên môn, nghiệp vụ huấn luyện và cấp giấy chứng nhận đối với người huấn luyện
1. Tổ chức huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tổ chức kiểm tra, sát hạch, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; không tổ chức sát hạch đối với khóa tập huấn cập nhật kiến thức định kỳ cho người huấn luyện theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP.
2. Tổ chức huấn luyện thành lập Hội đồng sát hạch có ít nhất 03 thành viên, là những người đảm bảo tiêu chuẩn về người huấn luyện, am hiểu về pháp luật, nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; trong đó phải có ít nhất 01 đại diện của Cục An toàn lao động tham gia.
3. Nội dung sát hạch gồm 02 phần như sau:
a) Sát hạch phần lý thuyết: Học viên làm bài tập trung trong thời gian 90 phút;
b) Sát hạch phần kỹ năng: Học viên lựa chọn 01 chuyên đề, tự chuẩn bị bài giảng theo chương trình khung quy định và trình bày trước hội đồng sát hạch trong thời gian không quá 20 phút/học viên;
c) Người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đã qua khóa huấn luyện người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu thì chỉ phải tham gia sát hạch theo quy định tại điểm b khoản này.
4. Đánh giá kết quả sát hạch: Kết quả sát hạch là tổng số điểm phần sát hạch lý thuyết và phần sát hạch kỹ năng. Kết quả tối đa mỗi phần sát hạch là 100 điểm. Điểm sát hạch kỹ năng là điểm trung bình của nhiều thành viên hội đồng chấm nếu nhiều thành viên cùng chấm. Học viên được đánh giá đạt yêu cầu phải có số điểm mỗi phần sát hạch đạt từ 50 điểm trở lên. Học viên theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này đạt yêu cầu khi sát hạch kỹ năng đạt từ 50 điểm trở lên.
5. Người tham gia khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 4 Điều này được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư này. Người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tham gia khóa tập huấn cập nhật thông tin định kỳ được cấp giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư này.
Điều 7. Hướng dẫn giải quyết cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Hướng dẫn giải quyết cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện trong trường hợp thay đổi, bổ sung, sửa đổi phạm vi hoạt động huấn luyện như sau:
a) Trường hợp tổ chức huấn luyện nộp hồ sơ đề nghị cấp thay đổi, sửa đổi, bổ sung phạm vi huấn luyện nhưng không thay đổi hạng theo phân loại tổ chức huấn luyện thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện cấp Giấy chứng nhận sửa đổi, bổ sung hoạt động theo hạng huấn luyện đã được cấp; thời hạn cấp Giấy chứng nhận được tính theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp chứng nhận huấn luyện, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp chứng chỉ huấn luyện đã được cấp trước đó) đang còn thời hạn hoạt động có yêu cầu bổ sung.
Ví dụ 1: Tổ chức huấn luyện đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng B có thời hạn đến hết ngày 18 tháng 8 năm 2022 (chưa có nhóm 5); ngày 05 tháng 01 năm 2020 tổ chức huấn luyện có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bổ sung nhóm 5; cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bổ sung nhóm 5 cho tổ chức huấn luyện có đề nghị nếu đủ điều kiện; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện bổ sung nhóm 5 có thời hạn đến hết ngày 18 tháng 8 năm 2022.
Ví dụ 2: Tổ chức huấn luyện đã được Cục An toàn lao động cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp chứng chỉ huấn luyện có thời hạn đến ngày 05 tháng 05 năm 2020 theo quy định tại Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH); ngày 05 tháng 5 năm 2019 tổ chức huấn luyện có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bổ sung nhóm 3 đối với các công việc trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất; cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thực hiện cấp bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhóm 3 đối với các công việc trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất theo thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đã được Cục An toàn lao động cấp có thời hạn đến ngày 05 tháng 5 năm 2020.
b) Trường hợp tổ chức huấn luyện nộp hồ sơ đề xuất thay đổi, sửa đổi, bổ sung phạm vi huấn luyện nhưng thay đổi hạng theo phân loại tổ chức huấn luyện thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện như cấp mới; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện mới thay thế cho giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện đã được cấp trước đó; thời hạn Giấy chứng nhận huấn luyện được tính kể từ ngày cấp mới.
Ví dụ: Tổ chức huấn luyện có đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động Hạng C, bổ sung phạm vi hoạt động nhóm 2 sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện hạng B do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương cấp thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện hạng C như đối với trường hợp đề nghị cấp mới nếu đủ điều kiện; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện Hạng C thay thế cho Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động động hạng B đã được cấp trước đó.
c) Trường hợp tổ chức huấn luyện nộp hồ sơ đề xuất gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và có thay đổi thông tin sửa đổi, bổ sung phạm vi huấn luyện hoặc đổi tên, địa chỉ tổ chức thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như cấp mới, không cấp gia hạn vào Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đã được cấp.
d) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp chứng chỉ huấn luyện theo quy định tại Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH tương đương với Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện hạng C theo quy định tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp chứng nhận huấn luyện theo quy định tại Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH tương đương với Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện hạng B theo quy định tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP.
đ) Trường hợp tổ chức huấn luyện đề nghị thay đổi, bổ sung, sửa đổi phạm vi đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng các thông tin về điều kiện hoạt động huấn luyện không thay đổi so với hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đã được cấp giấy chứng nhận thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động không phải thẩm định thực tế tại tổ chức huấn luyện.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy chứng nhận bổ sung, sửa đổi đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động Hạng B cho tổ chức huấn luyện do Bộ, ngành, cơ quan trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc Bộ, ngành, cơ quan Trung ương quyết định thành lập; tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động Hạng C cho những tổ chức huấn luyện đề nghị thay đổi, bổ sung, sửa đổi đủ điều kiện hoạt động huấn luyện nâng hạng từ B lên C; tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy chứng nhận bổ sung, sửa đổi phạm vi đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động Hạng C.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận thay đổi, bổ sung, sửa đổi đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động Hạng B cho tổ chức huấn luyện do cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập có trụ sở chính tại địa phương thuộc quyền quản lý.
4. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động có thẩm quyền ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP.
Điều 8. Trách nhiệm của Tổ chức huấn luyện
1. Bố trí người có đủ tiêu chuẩn người huấn luyện tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Thực hiện đầy đủ chương trình huấn luyện khung quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, mục IV Phụ lục I Nghị định số 140/2018/NĐ-CP. Thực hiện đầy đủ chương trình huấn luyện khung cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này.
2. Thông báo bằng văn bản hoặc bằng thư điện tử trước 03 ngày kể từ ngày tổ chức khóa huấn luyện theo chương trình khung quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 44/2016/NĐ-CP về thời gian, địa điểm tổ chức các khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2), người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (nhóm 3) cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi tổ chức khóa huấn luyện. Thông báo bằng văn bản hoặc thư điện tử trước 03 ngày kể từ ngày tổ chức khóa huấn luyện theo chương trình khung quy định tại Phụ lục I Thông tư này cho Cục An toàn lao động về thời gian, địa điểm tổ chức các khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
3. Tổ chức kiểm tra, sát hạch cuối các khóa huấn luyện theo chương trình quy định; chi trả các chi phí phục vụ kiểm tra, sát hạch cuối các khóa huấn luyện.
4. Cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo mẫu tại Phụ lục II, giấy chứng nhận tham gia khóa tập huấn cập nhật kiến thức định kỳ an toàn, vệ sinh lao động cho người huấn luyện theo mẫu tại Phụ lục III Thông tư này.
5. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động huấn luyện, tập huấn an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này trong thời hạn đủ 10 năm kể từ khi kết thúc hoạt động huấn luyện; xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
6. Ban hành quy chế quản lý và kiểm tra, sát hạch đối với các khóa huấn luyện, tập huấn an toàn, vệ sinh lao động và không được trái quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Tổ chức tập huấn, thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này tại địa phương; tổ chức giám sát đối với hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương.
2. Thông báo cho Cục An toàn lao động việc xử lý vi phạm hành chính và các hình thức xử lý, đề nghị xử lý khác theo quy định của pháp luật về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động để thông tin kịp thời trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn lao động.
3. Hướng dẫn, tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ huấn luyện cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 32 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, khoản 16 Điều 1 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP.
4. Thông tin về tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ trên trang thông tin điện tử của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Xây dựng, ban hành quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính cấp mới, cấp gia hạn, cấp bổ sung, cấp lại, cấp đổi và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện hạng B thuộc thẩm quyền Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (thông qua Cục An toàn lao động) về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn theo định kỳ và khi được yêu cầu.
Điều 10. Trách nhiệm của Cục An toàn lao động
1. Tổ chức tập huấn, thông tin, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cử người tham gia hội đồng sát hạch và giám sát hoạt động sát hạch đối với các khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Thanh tra, kiểm tra, giám sát các địa phương về hoạt động hỗ trợ huấn luyện cho người lao động ở khu vực không có hợp đồng lao động.
3. Thông tin về tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động do Cục An toàn lao động tiếp nhận hồ sơ trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn lao động. Xây dựng trình Bộ ban hành quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính cấp mới, cấp gia hạn, cấp bổ sung, cấp lại, cấp đổi và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện hạng C và Hạng B thuộc thẩm quyền Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ban hành quy trình nội bộ Cục An toàn lao động giải quyết thủ tục hành chính cấp mới, cấp gia hạn, cấp bổ sung, cấp lại, cấp đổi và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện hạng C và Hạng B khi được thừa ủy quyền.
4. Thông tin kịp thời về tình hình thực hiện pháp luật, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn lao động.
Người đã tham gia các khóa huấn luyện giảng viên, người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo các quy định của pháp luật trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì không phải tham gia khóa huấn luyện để cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 5 và 6 Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 02 năm 2019.
2. Thông tư số 19/2017/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 7 năm 2017 Quy định chi tiết và hướng thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG HUẤN LUYỆN NGƯỜI HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Ban hành theo Thông tư số 31/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018)
T |
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN |
Thời gian huấn luyện (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động |
8 |
8 |
0 |
0 |
1 |
Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. |
6 |
6 |
0 |
0 |
2 |
Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động. |
1 |
1 |
0 |
0 |
3 |
Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. |
1 |
1 |
0 |
0 |
II |
Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động |
28 |
23 |
4 |
1 |
1 |
Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động. |
1 |
1 |
0 |
0 |
2 |
Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa. |
4 |
4 |
0 |
0 |
3 |
Phương pháp cải thiện điều kiện lao động. |
1 |
1 |
0 |
0 |
4 |
Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. |
1 |
1 |
0 |
0 |
5 |
Nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động. |
2 |
2 |
0 |
0 |
6 |
Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động. |
8 |
4 |
3 |
1 |
7 |
Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hàng năm; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động. |
4 |
4 |
0 |
0 |
8 |
Công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động. |
4 |
4 |
0 |
0 |
9 |
Công tác sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động. |
3 |
2 |
1 |
0 |
III |
Nội dung huấn luyện chuyên ngành |
8 |
6 |
2 |
0 |
|
Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. |
8 |
6 |
2 |
0 |
IV |
Kỹ năng huấn luyện |
4 |
4 |
0 |
0 |
1 |
Kỹ năng biên soạn bài giảng. |
1 |
1 |
0 |
0 |
2 |
Phương pháp huấn luyện. |
1 |
1 |
0 |
0 |
3 |
Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động. |
1 |
1 |
0 |
0 |
4 |
Kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ huấn luyện. |
0,5 |
0,5 |
0 |
0 |
5 |
Kỹ năng tổ chức khóa huấn luyện. |
0,5 |
0,5 |
0 |
0 |
Tổng cộng |
48 |
41 |
6 |
1 |
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HUẤN LUYỆN NGƯỜI HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Ban hành theo Thông tư số /2018/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2018)
- Kích thước: 21 x 29,7cm;
- Mặt ngoài in nội dung như sau:
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý 1- Xuất trình giấy khi được người có thẩm quyền yêu cầu. 2- Không được tẩy xóa, sửa chữa, tự ghi vào Giấy chứng nhận. 3- Không được cho người khác mượn. 4- Khi thất lạc phải báo ngay cho Tổ chức huấn luyện nơi cấp Giấy chứng nhận. 5- Định kỳ 5 năm một lần, người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động phải tham gia khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động.. |
(1) …………………………. (2) ………………………….
GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HUẤN LUYỆN NGƯỜI HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG |
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên của tổ chức, doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận, chữ in hoa thường;
(2) Tên tổ chức, doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận, chữ in hoa đậm.
Mặt trong in nội dung như sau:
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HUẤN LUYỆN NGƯỜI 1. Họ và tên: ................................................ 2. Giới tính (nam/ nữ): .................................. 3. Ngày, tháng, năm sinh: ............................. 4. Quốc tịch: ................................................ 5. Số CMND/Căn cước /hộ chiếu .................. ngày cấp: ………….Nơi cấp:……………….. 6. Chức vụ: ................................................. 7. Trình độ chuyên môn: ............................... 8. Đơn vị công tác ....................................... 9. Đã hoàn thành khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được tổ chức từ ngày ... tháng…..năm ……..đến ngày……. tháng ……..năm ………. ………, ngày …..tháng .... năm……. |
(1) Đánh số giấy chứng nhận theo số thứ tự trong năm cấp giấy chứng nhận.
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN THAM GIA KHÓA TẬP HUẤN CẬP NHẬT KIẾN THỨC ĐỊNH KỲ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Ban hành theo Thông tư số /2018/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2018)
- Kích thước: 21x29,7cm;
- Mặt ngoài in nội dung như sau:
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý 1- Xuất trình giấy khi được người có thẩm quyền yêu cầu. 2- Không được tẩy xóa, sửa chữa, tự ghi vào Giấy chứng nhận. 3- Không được cho người khác mượn. 4- Khi thất lạc phải báo ngay cho Tổ chức huấn luyện nơi cấp Giấy chứng nhận. 5- Định kỳ 5 năm một lần, người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động phải tham gia khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động.. |
(1) …………………………. (2) ………………………….
GIẤY CHỨNG NHẬN THAM GIA KHÓA TẬP HUẤN CẬP NHẬT KIẾN THỨC ĐỊNH KỲ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG |
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên (nếu có) của tổ chức, doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận, chữ in hoa thường;
(2) Tên tổ chức, doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận, chữ in hoa đậm.
Mặt trong in nội dung như sau:
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
GIẤY CHỨNG NHẬN THAM GIA KHÓA TẬP HUẤN CẬP NHẬT KIẾN THỨC ĐỊNH KỲ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG 1. Họ và tên: ................................................ 2. Giới tính (nam/ nữ): .................................. 3. Ngày, tháng, năm sinh: ............................. 4. Quốc tịch: ................................................ 5. Số CMND/Căn cước /hộ chiếu .................. ngày cấp: ………….Nơi cấp:………………...... 6. Chức vụ: ................................................. 7. Trình độ chuyên môn: ............................... 8. Đơn vị công tác ....................................... 9. Đã tham gia khóa tập huấn cập nhật kiến thức định kỳ an toàn, vệ sinh lao động cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được tổ chức từ ngày ... tháng ... năm….. đến ngày ... tháng ... năm…. ………, ngày …..tháng .... năm…….
|
(1) Đánh số giấy chứng nhận theo số thứ tự trong năm cấp giấy chứng nhận.
MINISTRY OF LABOUR-WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.31/2018/TT-BLDTBXH |
Hanoi, December 26, 2018 |
ELABORATING TRAINING IN OCCUPATIONAL SAEFTY AND HEALTH
Pursuant to Decree No.14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government on functions, duties, rights and organizational of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
Pursuant to Decree No.44/2016/ND-CP dated May 15, 2016 of the Government providing for elaborations of a number articles of the Law on Occupational Safety and Health regarding occupational safety inspection, occupational safety and health training and occupational environment monitoring;
Pursuant to Decree No.14/2018/ND-CP dated October 08, 2018 of the Government on amendments to Decrees relating to conditions for business investment and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
At the request of the Director of Occupational Safety Department,
The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates a Circular elaborating training in occupational safety and health.
This Circular elaborates measures to manage and organize training in occupational safety and health; responsibilities for managing and confirming the time performing work or providing training in occupational safety and health by employees; training frame program designed for occupational safety and health trainers, remission of training courses which are taken previously, organization of examination and grant of certificates; training in update on information, policies, laws, science and techniques about occupational safety and health offered to trainers and heads of training institutions.
1. Employers and employees as prescribed in Article 2 of the Law on Occupational Safety and Health.
2. Occupational safety and health trainers (hereinafter referred to as “trainers")
3. Enterprises providing training in occupational safety and health and institutions providing training in occupational safety and health specified in Clause 7 Article 14 of the Law on Occupational Safety and Health (hereinafter referred to as “training institutions”).
4. Organizations and individuals related to training in occupational safety and health.
Article 3. Management and examination for training in occupational safety and health
1. Persons enrolling on training courses in occupational safety and health conformable to the compulsory training frame program specified in Appendix IV issued together with Decree No.44/2016/ND-CP dated May 15, 2016 of the Government on elaboration of a number articles of the Law on Occupational Safety and Health regarding technical inspection of occupational safety, training in occupational safety and health and occupational environment monitoring (hereinafter referred to as “Decree No.44/2016/ND-CP”), Section IV of Appendix I issued together with Decree No.140/2018/ND-CP dated October 08, 2018 of the Government on amendments to Decrees relating to conditions for business investment and administrative procedures under state management of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (hereinafter referred to as “Decree No.140/2018/ND-CP”), Appendix I issued thereto shall attend the class for at least 80% of the course duration to be eligible to sit the exam.
Students may be exempt from compulsory subjects which are taken in other training programs.
2. Theory and practical examinations shall be marked on the scale of 100. Students shall be considered to pass the exam if gaining a mark of 50 points and higher for the theory and practical exam each. In case the training program only requires theory examination, a mark of 50 points and higher is accepted.
3. The dossier of the training course in occupational safety and health, including the training program (training contents, duration and location) and the list of students shall be retained by the training institution.
Article 4. Management of trainers
1. The head of the training institution shall ensure that trainers of such training institution and trainers in courses offered by such training institution meet the standards applied to trainers specified in Clause 7 Article 1 of Decree No.140/2018/ND-CP.
2. The training institution shall present documents such as degrees, curriculum vitae, appointment decisions or recruitment decisions and other relevant papers to prove that its trainers satisfy standards (professional skills, experience or time working as a trainer) as prescribed in Clause 7 Article 1 of Decree No.140/2018/ND-CP if required by competent regulatory agencies.
3. Enterprises, service providers and organizations using employees shall provide documents and confirmations proving the period of time using employees, performing occupational safety and health activities and providing training in occupational safety and health.
Article 5. Contents and duration of training courses offered to trainers
1. The training program firstly offered to trainers shall include:
a) Contents of training in occupational safety and health like those given to persons performing occupational safety and health (group 2) specified in Clause 2 Article 18 and group 2 training frame program provided in Appendix IV issued together with Decree No.44/2016/ND-CP;
b) Teaching skills such as skills in compiling lesson plans; teaching methods; skills in providing advice, guidance, information and disseminating occupational safety and health or using teaching instruments and skills in arranging the training course.
2. Training time: 48 hours in total for training content specified in this clause, excluding examination time.
3. The training program shall conform to the training frame program specified in Appendix I issued thereto.
4. Trainers who have taken other courses in occupational safety and health as regulated by laws may be exempt from the subjects taken.
5. Trainers meeting standards specified in Point a Clause 1, Point a Clause 2 and Point a Clause 3 Article 22 of Decree No.44/2016/ND-CP and Clause 7 Article 1 of Decree No.140/2018/ND-CP may not join the training course offered to trainers in occupational safety and health.
6. The training course that provides knowledge, information, policies, science and techniques about occupational safety and health shall last for at least 8 hours.
Article 6. Examination in professional knowledge and skills and grant of certificates to trainers
1. The institution providing training for trainers shall organize examination and grant certificates of completion of training course provided for trainers in occupational safety and health and shall not organize examination for periodic courses for improvement of knowledge of trainers specified in Clause 7 Article 1 of Decree No.140/2018/ND-CP.
2. The training institution shall establish an examination council consisting of at least 3 members who guarantee standard conformity of the trainers and master laws, professional skills and knowledge as well as techniques of occupational safety and health, including at least one representative of the Occupational Safety Department.
3. The examination shall include the 2 following parts:
a) Theory examination: Students will be given 90 minutes to finish the exam.
b) Practical examination: Students may select 1 topic and prepare the lesson plan conformable to the frame program regulated then give presentation in the presence of the examination council within 20 minutes/student;
c) Trainers who have taken the training course offered to persons performing occupational safety and health and have passed the required examination may sit examination under regulations in Point b this Clause.
4. Assessment of examination results: The examination result is the total mark of the theory and practical examination. The maximum mark given to each examination is 100 points. The mark of the practical examination is the average mark given by members of the examination council if there is more than one marker. Students shall be considered to pass the exam if gaining at least 50 points for each examination. Students specified in Point c Clause 3 this Article shall be considered to meet the required standards if gaining at least 50 points for the practical examination.
5. Persons participating in the training course provided for trainers that meet the required standards specified in Clause 4 this Article shall be granted a certificate of completion of training course for trainers in occupational safety and health according to the specimen provided in Appendix II issued thereto. Trainers who join periodic courses for knowledge improvement may be granted a certificate according to the specimen provided in Appendix III issued thereto.
Article 7. Guidance on issuance of certificates of eligibility for training services and revocation of certificates of eligibility for training in occupational safety and health
1. Guidance on issuance of certificates of eligibility for training in case of changes or amendments to scope of training shall be provided as follows:
a) In case the training institution submits an application for changes or amendments to scope of training without change of its training level, the receiving agency shall issue a certificate of changes or amendments to training scope according to the training level of such institution; the effective period of such certificate shall be determined depending on the certificate of eligibility for training in occupational safety and health (or certificate of eligibility for providing training services which is entitled to grant the training certificate, certificate of eligibility for providing training services which is entitled to grant the training diploma that is granted previously) that remains unexpired.
Example 1: An institution granted a certificate of eligibility for level B training in occupational safety and health which expires after August 18, 2022 (excluding training program of group 5) applies for certificate of eligibility for training in occupational safety and health including training provided for group 5 on January 05, 2020. The competent authority receiving the application shall grant a certificate of eligibility for training in occupational safety and health, including training provided for group 5 to the aforesaid institution if it meets the required standards; And the new certificate will expire after August 18, 2022.
Example 2: An institution granted a certificate of eligibility for training service which is entitled to grant the training diploma that expires on May 05, 2020 by the Occupational Safety Department under regulations in Circular No.27/2013/TT-BLDTBXH dated October 18, 2013 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on training in occupational safety and health (hereinafter referred to as “Circular No.27/2013/TT-BLDTBXH”) submits an application for certificate of eligibility for training in occupational safety and health, including training program of group 3 regarding production, use, maintenance and transport of dangerous and toxic chemicals conformable to Globally Harmonizied System of Classification and Labeling of Chemicals on May 05, 2019. The competent authority receiving such application shall grant the certificate requested that will expire on May 05, 2020 (the expiration date of the certificate granted by the Occupational Safety Department).
b) In case the training institution submits an application for changes or amendments to the training scope with change in training level of such institution, the competent authority shall grant a new certificate of eligibility for training which replaces the certificate of eligibility for training previously issued; the new certificate shall take effect from the day on which it is granted.
For example: If the training institution applies for a certificate of eligibility for level C training in occupational safety and health (including training program of group 2) after granted a certificate of eligibility for level B training service by the local Department of Labor-War Invalids and Social Affairs, the competent authority receiving the application shall, as authorized, grant the requested certificate in the same way of issuance of new certificate if such institution is eligible to receive such certificate; The certificate of eligibility for level C training service will replace the certificate of eligibility for level B training service issued previously.
c) In case the institution applies for renewal of the certificate of eligibility for training in occupational safety and health and makes changes or amendments to the training scope or changes its name or address, the competent authority receiving the application shall grant a new certificate of eligibility for training in occupational safety and health instead of renewing the granted certificate.
d) The certificate of eligibility for the training service which is entitled to grant the training diploma as prescribed in Circular No.27/2013/TT-BLDTBXH shall have validity equal to that of the certificate of eligibility for level C training service specified in Decree No.140/2018/ND-CP; the certificate of eligibility for the training service which is entitled to grant the training certificate specified in Circular No.27/2013/TT-BLDTBXH shall have the same quality as that of the certificate of eligibility for level B training service prescribed in Decree No.140/2018/ND-CP.
dd) In case the training institution applies for changes or amendments to the training scope without changes in conditions for training in occupational safety and health provided in the dossier on the granted certificate of eligibility for training in occupational safety and health, the competent authority shall grant the certificate of eligibility for training in occupational safety and health without inspection visit to the training institution.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall receive applications and grant amended certificates of eligibility for level B training in occupational safety and health to training institutions founded under decisions by ministries, central government authorities, corporations and state-owned corporations affiliated to ministries and central government authorities; receive applications and grant certificates of eligibility for level C training in occupational safety and health to institutions applying for changes or amendments to the training level (from B to C); receive applications and grant certificates of eligibility for level C training in occupational safety and health.
3. The Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall grant amended certificates of eligibility for level B training in occupational safety and health to training institutions founded under decisions issued by competent authorities of provinces and centrally-affiliated cities of which headquarters is located in the area under its management.
4. Authorities competent to grant the certificate of eligibility for training in occupational safety and health may hold the power to revoke such certificate as prescribed in Article 31 of Decree No.44/2016/ND-CP which is amended in Clause 15 Article 1 of Decree No.140/2018/ND-CP.
Article 8. Responsibilities of training institutions
1. Assign trainers meeting the required standards applied to trainers to participate in the training course in occupational safety and health. Offer training courses conformable to the training frame program specified in Appendix IV issued together with Decree No.44/2016/ND, section IV Appendix I issued together with Decree No.140/2018/ND-CP. Provide training conformable to the training frame program provided for trainers in occupational safety and health specified in Appendix I issued thereto.
2. Notify in writing or via email the time and place of training courses in occupational safety and health to the persons performing occupational safety and health (group 2), employees performing work with strict requirements for occupational safety and health (group 3) and the Department of Labor-War Invalids and Social Affairs of the place in which the training course is provided 3 days before the day on which the training course is held. Notify the Occupational Safety Department, in writing or via email, of the time and place of training courses in occupational safety and health 3 days before the day on which the training course is provided in conformity with the training frame program specified in Appendix I issued thereto.
3. Organize exams at the end of the training course and pay expenses incurred on such final exams.
4. Grant the certificate of completion of training course provided for trainers in occupational safety and health according to the specimen specified in Appendix II, certificate of participation in periodic courses for improvement of knowledge about occupational safety and health offered to trainers according to the specimen specified in Appendix III issued thereto.
5. Retain all documents and papers related to training in occupational safety and health as prescribed in Clause 3 Article 3 hereof for 10 years from the end of the training course and present such documents and papers to competent state management agencies if required.
6. Issue internal rules on management and examination for training courses in occupational safety and health that are not against law provisions.
Article 9. Responsibilities of Department of Labor – War Invalids and Social Affairs
1. Provide training, information, dissemination, guidelines and conduct inspection and supervision of implementation of this Circular in local authorities and supervise local training in occupational safety and health.
2. Notify the Occupational Safety Department of handling of administrative violations and forms of handling and proposal of other sanction measures under law provisions on training in occupational safety and health to promptly update information on the portal of the Occupational Safety Department.
3. Provide guidelines for and perform activities to support training given to employees not under labor contracts as specified in Clause 3 Article 2 of the Law on Occupational Safety and Health, Article 32 of Decree No.44/2016/ND-CP and Clause 16 Article 1 of Decree No.140/2018/N-CP.
4. Upload information about training institutions whose applications are received by the Department of Labor - War Invalids and Social Affairs on its portal. Establish and issue internal procedures for granting, renewing, re-issuing, changing and revoking the certificate of eligibility for level B training service as authorized.
5. Send a consolidated report on training in occupational safety and health provided in the area under management to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (through the Occupational Safety Department) on a periodic basis or if required.
Article 10. Responsibilities of Occupational Safety Departments
1. Provide training and information and conduct inspection and supervisions of training in occupational safety and health; assign members to participate in the examination council and supervise examination for training courses provided for trainers in occupational safety and health.
2. Carry out inspection and supervision of local activities supporting training services provided for employees not under labor contracts.
3. Upload information on training institutions whose applications are received by the Occupational Safety and Health on its portal. Send proposals of internal procedures for granting, renewing, re-issuing, changing and revoking the certificate of eligibility for level B and C training service under authority of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to such Ministry for issuance purpose. Issue internal rules on issuance, renewal, amendment, re-issuance, change and revocation of certificate of eligibility for level B and C training service as authorized.
4. Promptly update information about compliance with laws, inspection and handling of violations against law provisions on training in occupational safety and health on its portal.
Article 11. Transfer provisions
Persons participating in training courses provided for trainers as regulated by laws before the effective date of this Circular are not required to join trainings courses to obtain a certificate of completion of training course provided for trainers in occupational safety and health as prescribed in Article 5 and 6 hereof.
1. This Circular comes into force from February 11, 2019.
2. Circular No.19/2017/TT-BLDTBXH dated July 03, 2017 providing for guidelines on training in occupational safety and health will expire from the effective date of this Circular.
3. Should any question arise during implementation, entities concerned shall inform the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for further instructions./.
|
PP. MINISTER |
TRAINING FRAME PROGRAM PROVIDED FOR TRAINERS IN OCCUPATIONAL SAFETY AND HEALTH
(Issued together with Circular No.31/2018/TT-BLDTBXH dated December 26, 2018)
No. |
TRAINING CONTENT |
Training time (hours) |
|||
Total |
In which |
||||
Theory |
Practice |
Examination |
|||
I |
System of policies, laws on occupational safety and health |
8 |
8 |
0 |
0 |
1 |
Overview of system of legal normative documents on occupational safety and health |
6 |
6 |
0 |
0 |
2 |
Overview of system of legal normative documents on occupational safety and health |
1 |
1 |
0 |
0 |
3 |
Specific regulations of state management bodies on occupational safety and health when newly building, expanding or renovating the works and establishments for production, use, storage and inspection of machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and health |
1 |
1 |
0 |
0 |
II. |
Techniques of occupational safety and health |
28 |
23 |
4 |
1 |
1 |
Organizing the apparatus, managing and realizing the regulations on occupational safety and health at the establishments; defining responsibility and assigning power of occupational safety and health. |
1 |
1 |
0 |
0 |
2 |
Basic knowledge about dangerous and harmful factors and preventive measures. |
4 |
4 |
0 |
0 |
3 |
Method for improvement of working conditions. |
1 |
1 |
0 |
0 |
4 |
Safety culture in production and business |
1 |
1 |
0 |
0 |
5 |
Techniques of self-inspection, survey, statistics and occupational accident report |
2 |
2 |
0 |
0 |
6 |
Analyzing and evaluating risks and preparing plans for urgent response; developing the management system of occupational safety and health. |
8 |
4 |
3 |
1 |
7 |
Developing rules, regulations, procedures, measures to ensure the occupational safety and health, fire prevention in labor establishment; developing, urging the implementation of plan for occupational safety and health each year; emulation, award, discipline, statistics and report on occupational safety and health. |
4 |
4 |
0 |
0 |
8 |
Inspection, training and working environment observation; management of machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and health; information and propagation on occupational safety and health. |
4 |
4 |
0 |
0 |
9 |
First aid of occupational accidents and prevention of occupational diseases. |
3 |
2 |
1 |
0 |
III. |
Content of specialized training |
8 |
6 |
2 |
0 |
|
General knowledge about machine, equipment and substances generating harmful and dangerous factors; safe working procedures with machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and health. |
8 |
6 |
2 |
0 |
IV |
Training skills |
4 |
4 |
0 |
0 |
1 |
Skills in compiling lesson plans. |
1 |
1 |
0 |
0 |
2 |
Teaching methods. |
1 |
1 |
0 |
0 |
3 |
Skills in providing advice, guidance, information and disseminating occupational safety and health |
1 |
1 |
0 |
0 |
4 |
Skills in using teaching instruments. |
0,5 |
0,5 |
0 |
0 |
5 |
Skills in arranging the training course. |
0,5 |
0,5 |
0 |
0 |
Total |
48 |
41 |
6 |
1 |
SPECIMEN OF CERTIFICATE OF COMPLETION OF TRAINING COURSE PROVIDED FOR TRAINERS IN OCCUPATIONAL SAFETY AND HEALTH
(Issued together with Circular No. /2018/TT-BLDTBXH dated …. , 2018)
- Size: 21 x 29.7 cm;
- The outside of the certificate includes the following information:
NOTES 1- Present the certificate as required by the competent person. 2- Do not erase, modify and write anything in the Certificate. 3- Do not lend this Certificate to other persons. 4- Inform the training Organization of the issuing place in case of loss. 5- The trainer in occupational safety and health must join the training course for update on knowledge, information, policies, law, science and technologies about occupational safety and health once every 5 years. |
(1) …………………………. (2) ………………………….
CERTIFICATE OF COMPLETION OF TRAINING COURSE PROVIDED FOR TRAINERS IN OCCUPATIONAL SAFETY AND HEALTH
|
(1) Name of the supervisory authority of the issuer of the certificate in capitals and lower case;
(2) Name of the issuer of the certificate in capitals and bold;
The inside of the certificate includes the following information:
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
CERTIFICATE OF COMPLETION OF TRAINING COURSE PROVIDED FOR TRAINERS IN OCCUPATIONAL SAFETY AND HEALTH 1. Full name: ………………………………. 2. Gender (Male/Female): …………………. 3. Date of birth: …………………………. 4. Nationality: …………………………. 5. ID card No./Passport No.: ………….. Issuance date: ……………Issuer: …………. 6. Position: ……………………. 7. Qualifications: …………………….. 8. Workplace: ……………………….. 9. Has completed the training course provided for trainers in occupational safety and health held from ….(date/month/year) to…… (date/month/year). (Location and date)
|
(1) The certificate shall be numbered according to the issuance year.
SPECIMEN OF CERTIFICATE OF PARTICIPATION IN TRAINING COURSE FOR IMPROVEMENT OF KNOWLEDGE OF OCCUPATIONAL SAFETY AND HEALTH
(Issued together with Circular No. /2018/TT-BLDTBXH dated …. , 2018)
- Size: 21x29.7 cm;
- The outside of the certificate includes the following information:
NOTES 1- Present the certificate as required by the competent person. 2- Do not erase, modify and write anything in the Certificate. 3- Do not lend this Certificate to other persons. 4- Inform the training Organization of the issuing place in case of loss. 5- The trainer in occupational safety and health must join the training course for update on knowledge, information, policies, law, science and technologies about occupational safety and health once every 5 years. |
(1) …………………………. (2) ………………………….
CERTIFICATE OF PARTICIPATION IN TRAINING COURSE FOR IMPROVEMENT OF KNOWLEGDE OF OCCUPATIONAL SAFETY AND HEALTH |
(1) Name of the supervisory authority (if any) of the issuer of the certificate in capitals and lower case;
(2) Name of the issuer of the certificate in capitals and bold;
The inside of the certificate includes the following information:
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
CERTIFICATE OF PARTICIPATION IN TRAINING COURSE FOR IMPROVEMENT OF KNOWLEDGE ABOUT OCCUPATIONAL SAFETY AND HEALTH 1. Full name: ………………………………. 2. Gender (Male/Female): …………………. 3. Date of birth: …………………………. 4. Nationality: …………………………. 5. ID card No./Passport No.: ………….. Issuance date: ……………Issuer: …………. 6. Position: …………………………. 7. Qualifications: ………………………… 8. Workplace: …………………………… 9. Has participated in the periodic training course for improvement of occupational safety and health knowledge provided for trainers in occupational safety and health held from ....(date/month/year) to ....... (date/month/year). (Location and date)
|
(1) The certificate shall be numbered according to the issuance year.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực