Chương III Nghị định 44/2016/NĐ-CP: Hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Số hiệu: | 44/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 01/07/2016 | Số công báo: | Từ số 443 đến số 444 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động, người lao động và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
2. Hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
3. Hoạt động quan trắc môi trường lao động
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Đối tượng tại Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định thành các nhóm sau đây:
1. Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a) Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
1. Huấn luyện nhóm 1
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Huấn luyện nhóm 3
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.
4. Huấn luyện nhóm 4
a) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
b) Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
5. Huấn luyện nhóm 5:
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
c) Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động: Yếu tố có hại tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc; các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống; cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp; tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu; phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc; an toàn thực phẩm; quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động; nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc; kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động; phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
6. Huấn luyện nhóm 6:
Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.
Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
1. Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
2. Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
3. Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
4. Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 56 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động ít nhất là 40 giờ, nội dung huấn luyện cấp giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ.
5. Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành Chương trình khung chi tiết huấn luyện chuyên ngành, đặc thù theo Chương trình khung huấn luyện quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện căn cứ chương trình khung huấn luyện, xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện phù hợp với đặc điểm, điều kiện và yêu cầu thực tế huấn luyện.
1. Huấn luyện cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động
Ít nhất 02 năm một lần, kể từ ngày Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có hiệu lực, người được huấn luyện phải tham dự khóa huấn luyện để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện ít nhất bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu. Người làm công tác y tế thực hiện việc cập nhật kiến thức theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Huấn luyện định kỳ theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động
Người lao động thuộc nhóm 4 được huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện định kỳ bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
3. Huấn luyện khi có sự thay đổi về công việc; thay đổi về thiết bị, công nghệ và huấn luyện sau thời gian nghỉ làm việc
a) Thay đổi công việc hoặc thay đổi thiết bị, công nghệ: Trước khi giao việc phải được huấn luyện nội dung về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới hoặc thiết bị, công nghệ mới.
Trường hợp đối tượng đã được huấn luyện trong thời hạn dưới 12 tháng kể từ khi chuyển sang làm công việc mới hoặc kể từ khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ thì nội dung huấn luyện lại được miễn phần đã được huấn luyện.
b) Trở lại làm việc sau thời gian nghỉ làm việc
Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động được huấn luyện lại nội dung như đối với huấn luyện lần đầu. Thời gian huấn luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
Người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là người huấn luyện) phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
1. Huấn luyện nội dung hệ thống pháp luật an toàn, vệ sinh lao động
Người huấn luyện nội dung hệ thống pháp luật an toàn, vệ sinh lao động là người có trình độ đại học trở lên, ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
Người huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động là người có trình độ đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Có ít nhất 07 năm làm công việc về an toàn, vệ sinh lao động ở đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và phải tham gia khóa huấn luyện về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện.
3. Huấn luyện lý thuyết chuyên ngành
Người huấn luyện lý thuyết chuyên ngành là người có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Có ít nhất 05 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và tham gia khóa huấn luyện về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện.
4. Huấn luyện thực hành:
a) Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người huấn luyện có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;
b) Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người huấn luyện có trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 05 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;
c) Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người huấn luyện có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 05 năm;
d) Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người huấn luyện có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;
đ) Người huấn luyện thực hành bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản này, đồng thời phải tham gia khóa huấn luyện về nghiệp vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc có ít nhất 5 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
5. Huấn luyện nội dung chuyên môn về y tế lao động
Người huấn luyện phải có trình độ bác sĩ trở lên và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Có ít nhất 05 năm làm công việc trong lĩnh vực có liên quan đến bệnh nghề nghiệp, vệ sinh lao động, sơ cứu, cấp cứu, dinh dưỡng, phòng chống dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm.
6. Định kỳ 02 năm, người huấn luyện phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động ít nhất một lần; trừ người huấn luyện chuyên môn vệ sinh lao động, y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1. Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện
a) Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cho người được huấn luyện thuộc các nhóm 1, 2, 5 và 6 sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu;
b) Giấy chứng nhận huấn luyện theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
a) Người sử dụng lao động cấp Thẻ an toàn cho người được huấn luyện thuộc nhóm 3 sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Tổ chức huấn luyện cấp Thẻ an toàn cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;
b) Thẻ an toàn theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
a) Tổ chức huấn luyện; doanh nghiệp tự huấn luyện; cơ sở y tế bao gồm cơ sở giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề y tế, các cơ sở giáo dục khác có đào tạo mã ngành thuộc khối ngành khoa học sức khỏe, viện nghiên cứu thuộc hệ y tế dự phòng ở cấp trung ương có chức năng đào tạo, trung tâm đào tạo nhân lực y tế cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động cho người được huấn luyện nội dung chuyên môn về y tế lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu;
b) Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động theo Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện
a) Người sử dụng lao động ghi kết quả huấn luyện của người được huấn luyện thuộc nhóm 4 vào Sổ theo dõi công tác huấn luyện tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
b) Sổ theo dõi công tác huấn luyện theo Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện và cơ sở sản xuất, kinh doanh lập sổ theo dõi cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động; Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện theo các mẫu số 09, 10 và 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có thời hạn 02 năm. Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động có thời hạn 05 năm.
2. Trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động hết hạn, người sử dụng lao động lập danh sách những người được cấp kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này gửi Tổ chức huấn luyện, cơ sở y tế hoặc doanh nghiệp tự huấn luyện theo quy định tại Điều 26 và Điều 29 Nghị định này. Nếu kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động mới theo quy định tại Nghị định này.
1. Tổ chức huấn luyện được phân loại theo đặc điểm, tính chất phức tạp của đối tượng huấn luyện như sau:
a) Hạng A huấn luyện nhóm 1, 4 và 6;
b) Hạng B huấn luyện nhóm 1, 3, 4 và 6;
c) Hạng C huấn luyện nhóm 1, 2, 3, 4 và 6;
2. Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Hạng A bảo đảm điều kiện sau đây:
a) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có trụ sở hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất:
- 02 phòng học lý thuyết; mỗi phòng có diện tích ít nhất từ 30m2 trở lên;
- 01 phòng thực hành được trang bị thiết bị cơ bản phục vụ công tác huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động.
c) Có ít nhất 05 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật, nội dung nghiệp vụ, trong đó có 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;
d) Có chương trình, tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này;
đ) Người phụ trách huấn luyện phải có trình độ đại học trở lên.
3. Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Hạng B bảo đảm điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, phòng, xưởng, khu thực hành bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện; trong đó phòng, xưởng thực hành có diện tích tối thiểu 40 m2, khu huấn luyện thực hành có diện tích tối thiểu 300 m2;
c) Có ít nhất 05 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành; trong đó có ít nhất 03 người huấn luyện chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện và 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động.
4. Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Hạng C bảo đảm điều kiện sau đây:
a) Điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Có máy, thiết bị tối thiểu phục vụ huấn luyện thực hành chuyên ngành cơ bản gồm: Thiết bị nâng, thiết bị chịu áp lực, thiết bị thực hành làm việc trong không gian hạn chế, làm việc trên cao, thiết bị gia công cơ khí, hàn, cắt kim loại, thiết bị thực hành an toàn điện, thực hành an toàn hóa chất. Máy, thiết bị, vật tư, hóa chất, nơi huấn luyện thực hành phải bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; khu huấn luyện thực hành bảo đảm diện tích ít nhất 500m2.
5. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện được huấn luyện đối với nhóm 5 khi bảo đảm điều kiện hoạt động Hạng A hoặc Hạng B hoặc Hạng C theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này và bảo đảm thêm điều kiện sau đây:
a) Ít nhất 5 người huấn luyện có trình độ bác sĩ trở lên và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan đến bệnh nghề nghiệp, vệ sinh lao động, sơ cứu, cấp cứu, dinh dưỡng, phòng chống dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm;
b) Đủ trang thiết bị và cơ sở vật chất để phục vụ cho việc huấn luyện lý thuyết, thực hành theo chương trình học; có trang thiết bị thực hành liên quan đến dinh dưỡng, lấy mẫu kiểm tra an toàn thực phẩm, sơ cứu, cấp cứu;
c) Có tài liệu huấn luyện về y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
6. Cơ sở y tế theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 24 Nghị định này bảo đảm điều kiện theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản 5 Điều này được huấn luyện về y tế lao động; cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên được huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho người lao động.
7. Hợp đồng thuê, liên kết quy định tại Điều này còn thời hạn ít nhất 05 năm, kể từ ngày nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động và có đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế.
8. Cơ sở vật chất và nhân lực theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này chỉ được sử dụng để làm điều kiện đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với một tổ chức.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của Tổ chức huấn luyện.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với các tổ chức huấn luyện sau đây:
a) Tổ chức huấn luyện do các bộ, ngành, cơ quan trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc bộ, ngành, cơ quan trung ương quyết định thành lập;
b) Tổ chức huấn luyện Hạng B và C;
c) Tổ chức huấn luyện nhóm 5 theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 Nghị định này.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với Tổ chức huấn luyện. Hạng A do cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập; doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp do địa phương quản lý.
1. Hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh về quy mô huấn luyện và các điều kiện, giải pháp thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015;
d) Bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ người đứng đầu, người phụ trách công tác huấn luyện;
đ) Danh mục về cơ sở vật chất; danh sách người quản lý, người huấn luyện kèm theo hồ sơ, tài liệu sau đây:
- Bản sao có chứng thực hồ sơ, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện huấn luyện của người huấn luyện;
- Bản sao có chứng thực hồ sơ, giấy tờ về cơ sở vật chất liên quan gồm quyết định giao cơ sở vật chất của cơ quan có thẩm quyền, hợp đồng, hóa đơn mua, giấy tờ cho, tặng, sang nhượng, mượn hợp pháp; hợp đồng thuê, hợp đồng liên kết huấn luyện trong trường hợp Tổ chức huấn luyện thuê hoặc liên kết với cơ sở khác để bảo đảm điều kiện về máy, thiết bị huấn luyện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này;
- Chương trình chi tiết, tài liệu huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bao gồm:
a) Trường hợp Giấy chứng nhận bị hỏng, mất:
- Văn bản giải trình lý do đề nghị cấp lại;
- Bản sao Giấy chứng nhận đã cấp (nếu có).
b) Trường hợp sửa đổi, bổ sung phạm vi hoạt động:
- Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung phạm vi hoạt động;
- Giấy chứng nhận đã cấp;
- Hồ sơ, giấy tờ chứng minh năng lực về người huấn luyện, chương trình huấn luyện, cơ sở vật chất tương ứng với nội dung phạm vi đề nghị bổ sung phạm vi hoạt động.
3. Hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bao gồm:
- Văn bản đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động;
- Hồ sơ, tài liệu quy định tại các điểm c, d và đ Khoản 1 Điều này.
4. Trình tự cấp mới, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
a) Tổ chức có nhu cầu cấp mới, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 27 Nghị định này để thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động; nộp phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính.
Đối với hồ sơ đề nghị gia hạn, Tổ chức huấn luyện gửi đến cơ quan có thẩm quyền chậm nhất 30 ngày trước khi hết thời hạn quy định trong Giấy chứng nhận.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị và nêu rõ lý do.
5. Trình tự công bố cơ sở y tế đủ điều kiện huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận về y tế lao động
a) Trước khi huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận về y tế lao động, người đứng đầu cơ sở y tế gửi Bộ Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của các Bộ, ngành) hoặc Sở Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi tổ chức đặt trụ sở chính hồ sơ đề nghị công bố đủ điều kiện huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận về y tế lao động;
Hồ sơ đề nghị gồm văn bản tương tự như Khoản 1 Điều này.
b) Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công bố đủ điều kiện huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận về y tế lao động trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế. Trường hợp không bảo đảm điều kiện thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
a) Tự tổ chức huấn luyện nếu bảo đảm điều kiện về người huấn luyện theo quy định tại Nghị định này;
b) Thuê tổ chức huấn luyện.
2. Trình tự xem xét, đánh giá điều kiện hoạt động của doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn; vệ sinh lao động được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp có nhu cầu tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động lập 01 bộ hồ sơ chứng minh đủ điều kiện hoạt động như đối với Tổ chức huấn luyện, trừ điều kiện quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 26 của Nghị định này, gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, thông báo cho doanh nghiệp về những điều kiện chưa bảo đảm theo quy định.
Hết thời hạn 30 ngày, cơ quan có thẩm quyền không có thông báo về việc doanh nghiệp không bảo đảm đủ điều kiện hoạt động huấn luyện thì doanh nghiệp được tự huấn luyện trong phạm vi đã đề nghị.
c) Sau thời hạn 05 năm, kể từ ngày được đánh giá đủ điều kiện hoạt động tự huấn luyện, doanh nghiệp gửi hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, đánh giá lại điều kiện hoạt động nếu có nhu cầu tiếp tục tự huấn luyện.
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp theo Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động là 05 năm đối với trường hợp cấp mới hoặc gia hạn. Trường hợp cấp lại thời hạn là thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đã được cấp.
1. Hết thời hạn đình chỉ hoạt động huấn luyện hoặc thời hạn tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động theo quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền mà không khắc phục vi phạm dẫn đến bị xử phạt.
2. Tiến hành hoạt động huấn luyện trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động.
1. Đối tượng được ưu tiên hỗ trợ chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng và thân nhân chủ yếu của người có công với cách mạng làm việc không theo hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nguyên tắc hỗ trợ
a) Hỗ trợ chi phí huấn luyện 01 lần đối với 01 công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Tham gia đầy đủ chương trình huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu, được cấp Thẻ an toàn;
c) Hỗ trợ trực tiếp cho người lao động hoặc thông qua Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
3. Mức hỗ trợ theo chi phí thực tế của khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng không quá 50% mức lương cơ sở/người/khóa huấn luyện theo quy định của Chính phủ tại thời điểm huấn luyện.
4. Nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
5. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp lập dự toán kinh phí hỗ trợ huấn luyện hằng năm, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí hỗ trợ huấn luyện cho đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này trong dự toán ngân sách nhà nước. Việc lập dự toán, phân bổ, giao dự toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ huấn luyện thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
6. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động trên cơ sở kinh phí được duyệt.
TRAINING OF OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Section 1. SUBJECTS, CONTENTS AND GENERAL REQUIREMENTS IN TRAINING
Article 17. Subjects participating in the training course of occupational safety and sanitation
The subjects specified in Article 14 of the Law on occupational safety and sanitation are defined as the following groups:
1. Group 1: The person who manages and is in charge of the occupational safety and sanitation include:
a) The heads of business and production units and establishments, departments and subordinate branches; the persons in charge of production, business and techniques; foremen of workshops and the equivalent;
b) The deputy of the heads specified under Point a, Paragraph 1 of this Article are assigned to be in charge of occupational safety and sanitation.
2. Group 2: The person performing the occupational safety and sanitation includes:
a) Persons working full time or part time on occupational safety and sanitation of their establishments;
b) Persons directly monitoring the occupational safety and sanitation at their workplace.
3. Group 3: Employees performing work with strict requirements on occupational safety and sanitation are the persons who perform work included in the List of work with strict requirements on occupational safety and sanitation issued by the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs
4. Group 4: Employees who do not belong to the groups specified in Paragraphs 1, 2, 3 and 5 of this Article, including the apprentices, probationary employees who shall work for the employers.
5. Group 5: Persons who perform health work.
6. Group 6: Safety and sanitation employees specified in Article 74 of the Law on occupational safety and sanitation.
Article 18. Content of training of occupational safety and sanitation
1. Group 1 training
a) System of law and policies on occupational safety and sanitation;
b) Professional activities of occupational safety and sanitation include: Organizing the apparatus, management and compliance with regulations on occupational safety and sanitation at the establishments; defining responsibility and assigning power on occupational safety and sanitation; basic knowledge about harmful and dangerous factors, preventive measures, improvement of working conditions and safety culture in production and business.
2. Group 2 training
a) System of policies and laws on occupational safety and sanitation;
b) Professional activities of occupational safety and sanitation: Organizing the apparatus, management and compliance with regulations on occupational safety and sanitation at the establishments; developing the rules, regulations, procedures and measures to ensure the occupational safety and sanitation; defining responsibility and assigning power on occupational safety and sanitation; safety culture in production and business; basic knowledge about harmful and dangerous factors, preventive measures, improvement of working conditions; developing and urging the implementation of annual plan for occupational safety and sanitation; analyzing and evaluating risks and developing the urgent response plan; developing the management system of occupational safety and sanitation; self-inspection and investigation of occupational accidents; requirements for inspection, training and observation of working environment; management of machine, equipment, materials with strict requirements on occupational safety and sanitation, information, propagation and training of occupational safety and sanitation; first aid and emergency of occupational accident, prevention of occupational disease for employees; emulation and commendation, discipline, statistics and report on occupational safety and sanitation.
c) Specialized training content: General knowledge about machine, equipment, materials and substances generating dangerous and harmful factors; procedures for safe work with machine, equipment, materials and substances with strict requirements on occupational safety and sanitation.
3. Group 3 training
a) System of policies and law on occupational safety and sanitation;
b) Basic knowledge about occupational safety and sanitation: Policies and regulations on occupational safety and sanitation for the employees; basic knowledge about dangerous and harmful factors at workplace and method for improvement of working conditions; functions and duties of the safety network, sanitation employees; safety culture in production and business; rules of occupational safety and sanitation, signs and signposts of occupational safety and sanitation and use of safety equipment, means of personal protection; techniques and skills of first aid of occupational accidents and prevention of occupational diseases;
c) Content of specialized training: General knowledge about machine, equipment, materials and substances generating dangerous and harmful factors and the method for analysis, evaluation and management of risks related to the work with strict requirements on occupational safety and sanitation which the trainees are performing; procedures for safe work, occupational sanitation; safety techniques and occupational sanitation related to the work of employees;
4. Group 4 training
a) Basic knowledge about occupational safety and sanitation: Rights and obligations of the employers, the employees, regulations on occupational safety and sanitation for the employees; basic knowledge about dangerous and harmful factors at workplace and method for improvement of working conditions; functions and duties of the safety network, sanitation employees; safety culture in production and business; rules of occupational safety and sanitation, signs and signposts of occupational safety and sanitation and use of safety equipment, means of personal protection; techniques and skills of first aid of occupational accidents and prevention of occupational diseases;
b) On-the-spot training: Working procedures and specific requirements on occupational safety and sanitation at workplace.
5. Group 5 training:
a) System of policies and law on occupational safety and sanitation;
b) The professional work of occupational safety and sanitation includes: Organizing the apparatus, management and compliance with regulations on occupational safety and sanitation at the establishments; defining responsibility and assigning power on occupational safety and sanitation; basic knowledge about dangerous and harmful factors, measures to prevent and improve the working conditions; safety culture in production and business;
c) Training for issue of Certificate of professional occupational health: Harmful factors at workplace; observing the working environment to evaluate the harmful factors; preparation of dossier of occupational sanitation at workplace; common occupational diseases and prevention measures; ways to organize the examination of occupational diseases, examination for work placement, preparation of dossier for inspection of occupational disease; organization and skills of first aid and emergency; prevention of disease at workplace; food safety; procedure for taking and storing food sample; supply of objects and nutrition to employees; health improvement at workplace; prevention of non-infectious disease at workplace; knowledge, skills and methods of making plan, scheme, equipment and necessary conditions to carry out work of occupational sanitation; method of educational communication on occupational sanitation, prevention of occupational diseases; setup and management of information on occupational sanitation and occupational diseases at workplace; setup and management of health dossier of employees and persons with occupational diseases; coordination with the persons performing work of occupational safety and sanitation or management department of occupational safety and sanitation for implementation of relevant duties in accordance with the provisions in Article 72 of the Law on occupational safety and sanitation.
6. Group 6 training:
The employees participating in the safety network and sanitation employees, in addition to the prescribed contents of training of occupational safety and sanitation, they are also provided with additional skills and methods of safety and sanitation employees.
The first minimum training time is provided for as follows:
1. Group 1 and Group 4: The total training time is at least 16 hours, including the testing time.
2. Group 2: The total training time is at least 48 hours, including the training time of theory, practice and testing time.
3. Group 3: The total training time is at least 24 hours, including the testing time.
4. Group 5: The total training time is at least 56 hours, including the testing time in which the training time for issue of Certificate of professional occupational health of at least 40 hours; the content of training for issue of Certificate of occupational safety and sanitation is at least 16 hours.
5. Group 6: The total training time is at least 4 hours in addition to the training time of occupational safety and sanitation.
Article 20. Frame program and training programs and materials
1. The Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs shall coordinate with the relevant ministries and sectors to issue the frame Program of specialized and specific training details according to the training frame Program specified in the Appendix IV issued with this Decree.
2. The training organization and the self-trained enterprises shall, based on the training frame program, set up the training programs and materials in accordance with the characteristics, conditions and requirements for training.
Article 21. Training, retraining and updating of knowledge and skills of occupational safety and sanitation and periodical training
1. The training and updating of knowledge and skills of occupational safety and sanitation in accordance with the provisions in Paragraph 1, Article 14 of the Law on occupational safety and sanitation.
At least once for every 02 years from the effective date of the training Certificate and safety Card, the trainees must participate in the training course to review the knowledge they have been trained and update new knowledge and skills of occupational safety and sanitation. The training time is equal to at least 50% of the first training time. The healthcare workers must update the knowledge as stipulated under Point c, Paragraph 3, Article 73 of the Law on occupational safety and sanitation.
2. Periodical training is done in accordance with the provisions in Paragraph 4, Article 14 of the Law on occupational safety and sanitation;
The employees of the group 4 are provided with periodical training at least once a year to review the trained knowledge and update new knowledge and skills about occupational safety and sanitation. The periodical training time is equal to 50% of the first training time.
3. The training is provided upon change of job, equipment, technology and after the time of job leave.
a) Change of work or equipment or technology: Before work assignment, the employee must be trained about the occupational safety and sanitation in line with the new job or new equipment or technology.
Where subjects have been trained in less than 12 months from the time of performing the new job or upon change of equipment and technology, the content of retraining is exempted from the contents which ware trained.
b) Return to work after the time of job leave.
The establishment stops operating or the employee leaves his work more than 06 months and when returning to work, the employee shall be trained with the contents like the first training. The re-training time is equal to 50% of the first training time.
Section 2. TRAINER OF OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Article 22. Standards of the trainer of occupational safety and sanitation
The trainer of occupational safety and sanitation (hereafter referred to as trainer) must meet the following standards:
1. Training of content of system of law on occupational safety and sanitation
The trainer of content of system of law on occupational safety and sanitation must have university degree or higher educational level and have at least 5 years working as the developer of policies, laws, management and inspection over occupational safety and sanitation at the bodies having functions and duties directly related to the occupational safety and sanitation.
2. Training of professional content of occupational safety and sanitation and content of basic knowledge about occupational safety and sanitation
The trainer of professional content of occupational safety and sanitation and content of basic knowledge about occupational safety and sanitation must have university degree or higher educational level of engineering specialty and must meet one of the following standards:
a) Have at least 5 years working as the developer of policies, laws, management and inspection over occupational safety and sanitation at the bodies having functions and duties directly related to the occupational safety and sanitation.
b) Have at least 07 years performing work of occupational safety and sanitation at the non-business units and enterprises and must participate in the course of profession and techniques of training.
3. Specialized theory training
The trainer of specialized theory must have university degree or higher educational level in line with the training specialty and meet one of the following standards:
a) Have at least 5 years working as the developer of policies, laws, management and inspection over occupational safety and sanitation at the bodies having functions and duties directly related to the occupational safety and sanitation.
b) Have at least 5 years performing work with strict requirements on occupational safety and sanitation and must participate in the course of profession and techniques of training.
4. Practice training:
a) Group 2 practice training: The trainer must have college degree or higher educational level in line with the training specialty and have proficiency with machine, equipment, chemical and work with practice application based on the training frame program;
b) Group 3 practice training: The trainer must have intermediate level or higher educational level in line with the training specialty; have at least 05 years performing work with strict requirements on occupational safety and sanitation or work related to the occupational safety and sanitation at the establishments in line with the training work.
c) Group 4 practice training: The trainer must have technical intermediate level or higher educational level in line with the training specialty or have the time of actual working time of at least 05 years
d) Practice training of occupational first aid and emergency: The trainer must have college degree of medicine specialty or higher educational level and have at least 03 years of experience directly participating in first aid and emergency or have doctor level;
dd) The practice trainer must ensure the standards specified under Points a, b and c of this Paragraph and must participate in the course of training techniques of occupational safety and sanitation or have at least 5 years working as the developer of policies, laws, management and inspection over occupational safety and sanitation at the bodies having functions and duties directly related to the occupational safety and sanitation.
5. Training of specialized content of occupation health
The trainer must have doctor degree or higher educational level and meet one of the following standards:
a) Have at least 05 years working as the developer of policies, laws, management and inspection over occupational safety and sanitation at the bodies having functions and duties directly related to the occupational safety and sanitation.
b) Have at least 05 years working in the field related to the occupational disease, occupational sanitation, first aid and emergency, nutrition, disease prevention and food safety and sanitation.
6. On the basis of 02 years, the trainer must participate at least one time in the training course to update knowledge, information, policies, laws, science and technologies on occupational safety and sanitation except for trainers of occupational sanitation, occupational health, first aid and emergency of occupational accident and diseases.
Article 23. Determining the working time or the time to have performed the work of occupational safety and sanitation
1. The other bodies, non-business units, enterprises and organizations shall certify the time the employees have worked or the time the employees have performed the work of occupational safety and sanitation at their units.
2. The Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs shall detail Paragraph 1 of this Article.
Section 3. TRAINING CERTIFICATE, SAFETY CARD AND CERTIFICATE OF PROFESSIONAL OCCUPATIONAL HEALTH
Article 24. Managing the issue of training Certificate, safety Card and Certificate of professional occupational health
1. Issue of training Certificate
a) Training organization and the enterprises eligible for organizing the self-training shall issue the training Certificate to the trainees of the groups 1, 2, 5 and 6 after they pass the examination and testing.
b) The training Certificate is under the Form No.08 of Appendix II issued with this Decree.
2. Issue of safety Card
a) The employer shall issue the safety Card to the trainees of group 3 when they pass the examination. The training organization shall issue the safety Card to the employees who do not work under labor contract.
b) The safety Card is under the Form No.08 of Appendix II issued with this Decree.
3. Issue of Certificate of professional occupational health
a) Training organization, self-trained enterprises, healthcare facilities including the professional educational institutions of medical training, other educational facilities with industry code of health science industry, research institute of preventive medicine system at central level with training function, health personnel training center issuing Certificate of professional occupational health to the persons who are provided with training of professional occupational health after satisfactory examination;
b) The Certificate of professional occupational health is under the Form No.07, Appendix II issued with this Decree.
4. Monitoring book for trained persons of group 4
a) The employers record the trainee’s training result of group 4 in the book at their business and production establishments.
b) The training monitoring book is the Form 11 specified in Appendix II issued with this Decree.
5. The training organization and enterprises eligible for self training and the business and production establishments shall prepare the book to monitor the training Certificate, safety Certificate, Certificate of professional occupational health; the monitoring book for persons of group 4 is the Forms 09, 10, 11 of Appendix II issued with this Decree.
Article 25. Validity for issue and re-issue of training Certificate, safety Certificate, Certificate of professional occupational health
1. The training Certificate and safety Certificate have validity of 02 years and the Certificate of professional occupational health has validity of 05 years.
2. Within 30 days before the expiration of training Certificate, safety Certificate and Certificate of professional occupational health, the employers shall make a list of persons to be issued with the training result or papers evidencing the updating of knowledge and skills of occupational safety and sanitation as stipulated in Paragraph 1, Article 22 of this Decree and send this list to the training organization, healthcare facilities or self-trained enterprises as stipulated in Article 26 and 29 of this Decree. If the training result is satisfactory, the trainees shall be issued with the new safety Certificate and Certificate of professional occupational health in accordance with the provisions in this Decree.
Section 4. TRAINING ORGANIZATION AND SELF-TRAINED ENTERPRISES FOR OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Article 26. Classification of training organization and conditions for issue of Certificate of eligibility for operation
1. The training organizations is classified according to the characteristics and complexity of the trained subjects as follows:
a) Class A shall train group 1, 4 and 6;
b) Class B shall train group 1, 3, 4 and 6;
c) Class C shall train group 1, 2, 3, 4 and 6;
2. The organization issued with Certificate of eligibility for operation Class A must ensure the following conditions:
a) Have the lease or association contract to have legal head office according to regulations of law;
b) Have the lease or association contract to have at least:
- 02 rooms for theory, each room is at least 30m2 or more;
- 01 practice room equipped with basic devices for training of first aid and emergency of occupational accidents.
c) Have at least 05 regular trainers to provide training of legal and operational contents, one of whom is in charge of training the first aid and emergency of occupational accidents.
d) Have the training programs and materials in line with the trained subject and training frame programs specified in this Decree.
dd) The persons in charge of the training must have university degree level or higher;
3. The organization which is issued with Certificate of eligibility for operation of Class B must ensure the following conditions:
a) Ensures the conditions specified in Paragraph 2 of this Article;
b) Have the lease or association contract to have machine, equipment, chemical, room, workshop and area for practice to ensure the requirements on occupational safety and sanitation in line with the specialty registered for training, particularly the room and workshop for practice has an area of at least 40 m2 and the area for practice training has an area of at least 300 m2;
c) Has at least 05 regular trainers who provide the specialized contents and practice particularly 03 trainers providing the specialized training in line with the specialty registered for training and 01 trainer of first aid and emergency of occupational accident.
4. The organization which is issued with Certificate of eligibility for operation of Class C must ensure the following conditions:
a) Conditions specified in Paragraph 3 of this Article;
b) Has machine and equipment for training of basic specialized practice, including: Lifting equipment, pressure bearing equipment, practice equipment working in restricted space, working at height, mechanical processing equipment, metal cutting and welding equipment, electrical and chemical safety practice equipment. The machine, equipment, materials and place of practice training must ensure the requirements on occupational safety and sanitation as stipulated by law; the practice training must have an area of at least 500m2.
5. The training organization and the self-trained enterprises are permitted to provide the training to group 5 when meeting the operational conditions of Class A or Class B or Class C in accordance with the provisions in Paragraphs 2, 3 and 4 of this Article and ensure the following additional conditions:
a) There are at least 05 trainers having doctor degree or higher educational level and at least 05 years of experience in the areas related to the occupational safety and sanitation, first aid, emergency, nutrition, epidemic prevention and food safety and hygiene.
b) Has sufficient equipment and facilities for practice and theoretical training under the curriculum; has practice equipment areas related to the occupational safety and sanitation, first aid and emergency;
c) Has the training materials on occupational health, first aid and emergency as stipulated by the Ministry of Health.
6. The healthcare facilities specified under Point a, Paragraph 3, Article 24 of this Decree must ensure the conditions specified under Points a, b and c, Paragraph 5 of this Article to provide the training of occupational health; the healthcare facilities from district level or higher are permitted to provide the training of first aid and emergency for their employees.
7. The lease or association contract specified in this Article is still valid for at least 05 years after submitting application for issue of Certificate of eligibility for operation and registration for tax payment with the tax bodies.
8. The facilities and personnel specified in Paragraphs 2, 3, 4 and 5 of this Article are only used as a condition for issue of Certificate of eligibility for training of occupational safety and sanitation to an organization.
Article 27. Authority to issue, re-issue, renew and revoke the Certificate of eligibility for operation of the training Organization
1. The Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and Department of Labour - Invalids and Social Affairs have the authority to issue, re-issue, renew and revoke the Certificate of eligibility for operation of the training Organization.
2. The Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs has the authority to issue, re-issue, renew and revoke the Certificate of eligibility for operation for the following training organizations:
a) The training organizations which are established by the ministries, sectors, central bodies, state groups and corporations of the ministries, sectors and central bodies;
b) The training organizations of Class B and C;
c) The training organizations of group 5 specified in Paragraph 5, Article 26 of this Decree.
3. The Department of Labour - Invalids and Social Affairs of provinces and centrally-run cities has authority to issue, re-issue, renew and revoke the Certificate of eligibility for operation of the training organizations of Class A established by the competent bodies of provinces and centrally-run cities; the enterprises and non-business units under management of local government.
Article 28. Dossier and procedures for issue, re-issue and renewal of Certificate of eligibility for operation of the training organization and recognizing the healthcare facilities eligible for training and issue of certificate of occupational health
1. The dossier for issue of Certificate of eligibility for operation consists of:
a) An application for issue of Certificate of eligibility for operation is under the Form 01 of Appendix II issued with this Decree;
b) An explanation about the training scale, conditions and implementation solutions is under the Form 02 of Appendix II issued with this Decree;
c) A copy of establishment Decision or investment Certificate or investment Certificate cum the enterprise Certificate for the enterprises established before -1/07/2017;
d) A copy of decision on appointment or duty assignment to the head or the person in charge of the training activities.
dd) A list of facilities, managers or trainers with the following documents:
- A certified copy of documents and papers evidencing the eligibility for training of the trainer;
- A certified copy of documents and papers of facilities including the decision on handover of facilities from the competent authorities, legal contract, purchase invoice, papers of donation, offer, transfer or borrowing; lease contract, association contract for training where the training organization leases or is associated with other establishments to ensure the conditions for training machine and equipment as stipulated in Article 26 of this Decree;
- Detailed programs and training materials of occupational safety and sanitation.
2. Dossier for re-issue of Certificate of eligibility for operation includes:
a) In case of damage or loss of Certificate:
- Document explaining reasons for re-issue;
- Copy of issued Certificate (if any);
b) In case of modification or addition of operational scope:
- Written request for modification or addition of operational scope:
- Issued Certificate;
- Documents and papers evidencing the trainer’s capacity, training program and facilities corresponding to the content of operational scope requested for addition.
- Dossier for renewal of Certificate of eligibility for operation includes:
- Written request for renewal of Certificate of eligibility for operation;
- Documents and materials specified under Points c, d and dd, Paragraph 1 of this Article.
4. Order to issue, re-issue and renew the Certificate of eligibility for operation
a) The organizations need the issue, re-issue and renewal of Certificate of eligibility for operation should prepare a dossier and send it to the competent authorities as stipulated in Article 27 of this Decree for verification and issue of Certificate of eligibility for operation and pay the fees of verification as stipulated by the Ministry of Finance.
For dossier to request the renewal, the training Organization should send it to the competent authorities within 30 days before the end of the time limit specified in the Certificate.
b) Within 30 days after receiving all valid documents, the competent authorities shall verify and issue the Certificate of eligibility for operation or reply in writing to the requesting organization and state the reason in case of disapproval for issue.
5. Order to announce the healthcare facilities are eligible for training and issue of Certificate of occupational health.
a) Before training and issue of Certificate of occupational health, the head of health facilities shall send the Ministry of Health (for organizations managed by the ministries and sectors) or the Department of Health (for organizations managed by the provinces and centrally-run cities) where their head office is located the dossier to request the announcement of eligibility for training and issue of Certificate of occupational health.
The dossier includes the documents similar to those stipulated in Paragraph 1 of this Article.
b) Within 30 days after fully receiving dossier, the Ministry of Health or Department of Health shall announce the eligibility for training and issue of Certificate of occupational health on its website or reply in writing and state the reasons where the conditions are not satisfactory.
Article 29. Enterprises organizing the training of occupational safety and sanitation by themselves
1. The employers must organize the training and take responsibility for the training quality for their employees of group 4 according to one of the following forms:
a) Organize the training themselves if ensuring the conditions about the trainer as stipulated by this Decree.
b) Hire the training organization.
2. Order to review and assess the operational conditions of enterprises which organize by themselves the training of occupational safety and sanitation as follows:
a) The enterprises wishing to organize by themselves the training of occupational safety and sanitation should prepare a dossier to evidence their eligibility for operation as like the training Organization, except for the conditions specified under Point a, Clause 2, Article 36 of this Decree and send it to the competent authorities specified in Article 27 of this Decree.
b) Within 30 days after receiving all valid dossier, the competent authorities shall review and inform the enterprises of unsatisfactory conditions according to regulations.
If the time limit of 30 days is over but the competent authorities do not have any announcement of enterprise’s ineligibility for training activities, the enterprise is permitted to carry out the training within the requested scope.
c) After 5 years from the date of assessment of eligibility for self-training, the enterprise shall send dossier to the competent authorities for review and assessment again of operational conditions if it needs further self-training
Article 30. Form, validity for issue, re-issue and renewal of Certificate of eligibility for operation
1. Certificate of eligibility for operation
a) The Certificate of eligibility for operation is issued by the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs under the Form 03 in the Appendix II issued with this Decree;
b) The Certificate of eligibility for operation is issued by the Department of Labor - Invalids and Social Affairs under the Form 04 in the Appendix II issued with this Decree;
2. The validity of Certificate of eligibility for operation is 05 years for issue or renewal; in case of re-issue, the validity is the remaining time of the issued Certificate of eligibility for operation.
Article 31. Revocation of Certificate of eligibility for operation
The Certificate of eligibility for operation shall be revoked in the following cases:
1. When the time limit for suspending the training activities or the time limit for depriving the right use of Certificate of eligibility for operation under the sanctioning decision of the competent authorities is over but there is no remedy resulted in sanction.
2. Conducting the training activities during the time of suspended operation or deprivation of right use of Certificate of eligibility for operation.
Section 5. PROVIDING THE TRAINING FOR EMPLOYEES NOT WORKING UNDER LABOR CONTRACT
Article 32. Supporting the training to the employees performing work with strict requirements on occupational safety and sanitation
1. The subjects who are given priority to receive the training cost of occupational safety and sanitation are the employees of poor households, nearly-poor households, households newly escaping poverty, households of ethnic minorities, contributors to the revolution and their relatives not working under labor contract if they perform work with strict requirements on occupational safety and sanitation.
2. Principles of support
a) Support for one-time training costs to work with strict requirements on occupational safety and sanitation.
b) Fully participating in the training program and testing with satisfactory result and issued with safety Card.
c) Providing support for the employees directly or through the training Organization of occupational safety and sanitation.
3. The rate of support is based on the actual cost of the training course of occupational safety and sanitation but must not exceed 50% of the base salary/person/training course as stipulated by the Government at the time of training.
4. The support funding is allocated in the regular expenditure estimate of the Labour - Invalids and Social Affairs bodies according to the current decentralized state budget.
5. The Labour - Invalids and Social Affairs bodies and the other levels shall prepare the yearly estimate of training support funding and send it to the financial body at the same level for submission to the competent authorities to allocate the training support funding to the subjects specified in Paragraph 1 of this Article within the state budget estimate. The estimate preparation, allocation, estimate assignment and finalization of training support funding shall comply with the regulations of law on state budget.
6. The Labour - Invalids and Social Affairs bodies shall organize the training of occupational safety and sanitation to the employees based on the approved funding.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Điều 8. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Điều 9. Tiêu chuẩn kiểm định viên
Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên
Điều 12. Hồ sơ cấp lại chứng chỉ kiểm định viên
Điều 15. Trách nhiệm của Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Điều 17. Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 18. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 22. Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Mục 3. GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN, THẺ AN TOÀN VÀ CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
Điều 26. Phân loại tổ chức huấn luyện và điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
Điều 29. Doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 31. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
Điều 33. Điều kiện của tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động