Chương IV Nghị định 44/2016/NĐ-CP: Hoạt động quan trắc môi trường lao động
Số hiệu: | 44/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 01/07/2016 | Số công báo: | Từ số 443 đến số 444 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động, người lao động và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
2. Hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
3. Hoạt động quan trắc môi trường lao động
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp cung ứng dịch vụ quan trắc môi trường lao động.
2. Có đủ nhân lực thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động như sau:
a) Người trực tiếp phụ trách quan trắc môi trường lao động có trình độ như sau:
- Trình độ từ đại học trở lên thuộc lĩnh vực y tế, môi trường, hóa sinh;
- Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường lao động hoặc 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y học dự phòng;
- Có chứng chỉ đào tạo về quan trắc môi trường lao động.
b) Có ít nhất 05 người làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn có trình độ như sau:
- Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên thuộc các lĩnh vực y tế, môi trường, hóa sinh; trong đó có ít nhất 60% số người có trình độ từ đại học trở lên;
- Có chứng chỉ đào tạo về quan trắc môi trường lao động.
3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất và năng lực bảo đảm yêu cầu tối thiểu như sau:
a) Quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động
- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm các yếu tố vi khí hậu, bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt;
- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm yếu tố vật lý, bao gồm: ánh sáng, tiếng ồn, rung theo dải tần, phóng xạ, điện từ trường, bức xạ tử ngoại;
- Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, bao gồm: yếu tố vi sinh vật, gây dị ứng, mẫn cảm, dung môi;
- Đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my: Đánh giá gánh nặng lao động thể lực; đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý; đánh giá Ec-gô-nô-my vị trí lao động.
- Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của 70% yếu tố sau đây:
+ Bụi hạt; phân tích hàm lượng silic trong bụi, bụi kim loại, bụi than, bụi talc, bụi bông và bụi amiăng;
+ Các yếu tố hóa học tối thiểu NOx, SOx, CO, CO2, dung môi hữu cơ (benzen và đồng đẳng - toluen, xylen), thủy ngân, asen, TNT, nicotin, hóa chất trừ sâu;
b) Có kế hoạch và quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất;
c) Có quy trình sử dụng, vận hành thiết bị lấy và bảo quản mẫu, đo, thử nghiệm và phân tích điều kiện lao động;
d) Có trụ sở làm việc, đủ diện tích để bảo đảm chất lượng công tác quan trắc môi trường lao động, điều kiện phòng thí nghiệm phải đạt yêu cầu về chất lượng trong bảo quản, xử lý, phân tích mẫu;
đ) Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;
e) Có biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy, chữa cháy, an toàn sinh học, an toàn hóa học và tuân thủ nghiêm ngặt việc thu gom, vận chuyển bảo quản và xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật.
1. Hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động được lập thành 01 bộ gồm các giấy tờ sau:
a) Văn bản đề nghị công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động của tổ chức theo mẫu quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục số III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hồ sơ công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động theo hướng dẫn quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thủ tục công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động:
a) Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, người đứng đầu tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động gửi Bộ Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của các Bộ, ngành) hoặc Sở Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi tổ chức đặt trụ sở hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế. Trường hợp không bảo đảm điều kiện thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Hồ sơ công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trực tuyến được quy định như sau:
- Bảo đảm hồ sơ và nội dung giấy tờ như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy;
- Thông tin văn bản đề nghị công bố, hồ sơ công bố phải đầy đủ và chính xác theo thông tin văn bản điện tử;
- Tổ chức đề nghị công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trực tuyến phải thực hiện lưu giữ hồ sơ bằng bản giấy.
3. Trong quá trình hoạt động, tổ chức quan trắc môi trường lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện đã công bố quy định tại Điều 33 Nghị định này.
4. Tổ chức chỉ được thực hiện quan trắc môi trường lao động sau khi đã được công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này.
1. Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.
Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định này.
2. Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.
3. Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:
a) Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;
c) Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.
4. Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:
a) Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;
b) Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;
c) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
5. Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.
1. Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.
2. Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.
3. Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.
1. Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.
3. Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.
4. Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:
a) Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;
b) Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;
c) Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
1. Kết quả quan trắc môi trường lao động lập theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và được lập thành 02 bản: 01 bản gửi cơ sở lao động đã ký hợp đồng thực hiện quan trắc môi trường lao động và 01 bản lưu tại tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động.
2. Thời gian lưu giữ kết quả quan trắc môi trường lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.
OBSERVATION OF WORKING ENVIRONMENT
Section 1. WORKING ENVIRONMENT OBSERVATION ORGANIZATION
Article 33. Conditions of working environment observation organization
The working environment observation organization must ensure the following conditions:
1. Is the non-business unit or enterprise providing the services of working environment observation.
2. Has personnel to carry out the working environment observation as follows:
a) The person directly in charge of working environment observation must have educational background as follows:
- University degree or higher educational level in the field of health, environment and biochemistry;
- Has at least 02 years of experiences in the field of working environment observation or 05 years of experience in the field of preventive medicine;
- Has certificate of working environment observation training.
b) Has at least 05 persons working under contract with term from 12 months or more or contract without term with educational level as follows:
- Have professional level from intermediate level or higher in the field of health, environment, biochemistry among of them at least 60% having university degree or higher educational level;
- Have certificate of working environment observation training.
3. Has facilities, equipment, instruments, chemicals and capacity to ensure the following minimum requirements:
a) Observing the harmful factors in the occupational environment
- Measuring, testing and analyzing at the site and in the laboratory the microclimate factors, including temperature, humidity, wind speed and thermal radiation;
- Measuring, testing and analyzing at the site and in the laboratory the physical factors, including: light, noise, vibration frequency, radiation, electromagnetic field, ultraviolet radiation;
- Assessing the factors of occupational exposure, including the factors of microorganism, allergy, sensitivity and solvent;
- Assessing the occupational burden and some ergonomic psychophysiological indicators: assessing the physical occupational burden, psychological stress; ergonomic occupational position.
- Taking sample, preserving, measuring and testing at the site and analyzing in laboratory of 70% of the following factors:
+ Dust particles; analysis of the silicon content in the dust, metal dust, coal dust, talc dust,, cotton dust and asbestos dust;
+ The minimum chemical elements SOx, NOx, CO, CO2, organic solvents (benzene and homologues - toluene, xylene), mercury, arsenic, TNT, nicotine and pesticide.
b) Having plan and procedures for preservation, safe use, maintenance, inspection and calibration of equipment according to the regulations of the competent authorities or the manufacturer;
c) Having the procedures for use and operation of sample taking and preserving devices, measurement, testing and analysis of occupational conditions.
d) Having head office with enough area to ensure the quality of working environment observation; the conditions of laboratory must meet the quality requirements in sample preservation, processing and analysis.
dd) Having sufficient personal protective equipment upon carrying out the working environment observation;
e) Taking measures to ensure the industrial hygiene, fire prevention and safety, biological and chemical safety and strict compliance with the collection, transport, storage and treatment of waste in accordance with regulations of law.
Article 34. Dossier and procedures for announcement of eligibility for working environment observation
1. The dossier for announcement of eligibility for working environment observation is made into 01 set including the following documents:
a) The written request for announcement of eligibility for working environment observation of organization is done Form No.1, Appendix III issued with this Decree.
b) Dossier for announcement of eligibility for working environment observation is done according to the instructions specified in Form No.2, Appendix III issued with this Decree.
2. The procedures for announcement of eligibility for working environment observation:
a) Before carrying out the working environment observation, the head of working environment observation organization shall send the dossier for announcement of eligibility for working environment observation specified in Paragraph 1 of this Article to the Ministry of Health (for organizations under the management of the Ministries and sectors) or the Department of Health (for organizations under the management of the provinces and centrally-run cities) where the head office of the organization is located.
b) Within 30 days, after receiving dossier, the Ministry of Health or Department of Department shall announce the eligibility for working environment observation on their website or shall reply in writing and state the reasons in case no condition guaranteed.
c) The online dossier for announcement of eligibility for working environment observation is provided for as follows:
- The documents and content of papers must be like the documents in paper and converted into electronic text. The name of electronic document must be corresponding to the name of papers in the documents in papers.
- The information of document for announcement; the dossier for announcement must be full and correct according to the information of electronic text;
- The organization which requests the online announcement of eligibility for working environment observation must keep the dossier in paper.
3. During the course of operation, the working environment observation organization must ensure the announced conditions specified in Article 33 of this Decree.
4. The organization is only permitted to carry out the working environment observation after it is announced to be eligible for carrying out the working environment observation specified under Point b, Paragraph 2 of this Article.
Section 2. PROVISIONS ON WORKING ENVIRONMENT OBSERVATION
Article 35. Principles to carry out the working environment observation
1. Carrying out the observation of all harmful factors listed in the occupational sanitation dossier prepared by the labor establishment.
For heavy and dangerous and particularly heavy and dangerous jobs, upon working environment observation, it is required to assess the occupational burden and some ergonomic psychophysiological indicators specified in Paragraph 3, Article 33 of this Decree.
2. The working environment observation is done in line with the plan made between the labor establishment and the organization eligible for carrying out the working environment observation.
3. The working environment observation must ensure:
a) Implementation during the time the labor establishment is conducting its business and production;
b) Sampling by the method of personal sampling and the site of sampling is located at the area potentially affecting the employees;
c) For working environment observation by the method of quick detection when the result is not sure, the working environment observation shall take sample and analyze it by the appropriate method in the standard laboratory.
4. The harmful factors need to be observed and assessed and updated in the occupational sanitation dossier in the following cases:
a) There is a change of technological procedure, production procedure or upon renovation or upgrading of labor establishment but with potential risks of new harmful factors for the employee’s health.
b) The working environment observation organization makes additional recommendations when carrying out the working environment observation;
c) As required by the competent state management bodies.
5. The working environment observation organization shall receive the payment of cost of working environment observation; assess the occupational exposure, make report and the management fees shall be paid by the employer as stipulated by law.
6. The working environment observation organization shall report to the Ministry of Health or Department of Health on the harmful factors newly detected or generated at the labor establishment without regulation on permitted limit.
Article 36. Grounds for developing the working environment observation plan
1. The occupational sanitation dossier of the labor establishment, business and production procedures and a number of employee working at the Department with harmful factors to determine the amount of harmful factors to be observed, a number of samples to be taken and site of sampling for each harmful factor.
2. A number of employees performing heavy and dangerous and particularly heavy and dangerous job at the labor establishment.
3. Microorganic, heterotopic, allergic and cancer factors and other harmful factors that potentially affect the employees’ health but have not yet determined in the occupational sanitation dossier.
Article 37. Procedures for carrying out the working environment observation
1. Before carrying out the working environment observation, the working environment observation organization must ensure all machine and equipment used for working environment observation are calibrated in accordance with regulations of law.
2. Following the procedures for working environment observation properly and fully as committed.
3. Truthfully informing the result of working environment observation to the employer.
4. Where the result of working environment observation is not sure, the labor establishment shall:
a) Take measures to improve the working conditions and minimize the harmful factors and prevention of occupational diseases;
b) Organizes health checkup to early detect occupational diseases and occupation-related diseases for employees in the position of the unsafe working environment.
c) Provides gratuity in kind for employees in accordance with regulations of law on labor.
Article 38. Management and keeping of result of working environment observation
1. The result of working environment observation is made under the Form No.04, Appendix III issued with this Decree and is made into 02 copies: 01 copy is sent to the labor establishment signing contract for working environment observation and 01 copy is kept at the working environment observation organization.
2. The time to keep the result of working environment observation shall comply with the regulations of law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực