- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Quy định về lối thoát hiểm trong PCCC theo tiêu chuẩn mới nhất
1. Lối thoát hiểm là gì?
Lối thoát hiểm là đường thoát nạn dùng để thoát người khi có sự cố nguy hiểm xảy ra.
Mỗi đường vào lối thoát hiểm đều có một cánh cửa đặc biệt để tránh trường hợp khói do cháy nổ bay vào, gọi là cửa thoát hiểm. Theo quy định của nhà nước thì các công trình nhà xưởng, nhà cao tầng như chung cư, khách sạn để phải có lối thoát hiểm.
2. Tại sao cần tuân thủ quy định về lối thoát hiểm?
- Bảo vệ tính mạng và tài sản: Lối thoát hiểm là đường sống trong trường hợp xảy ra cháy nổ. Việc tuân thủ quy định giúp giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
- Đảm bảo an toàn cho cộng đồng: Các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại... có mật độ người lớn, việc đảm bảo an toàn cho cộng đồng là vô cùng quan trọng.
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật: Việc không tuân thủ quy định về PCCC sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng.
3. Số lượng và vị trí lối thoát hiểm:
Mỗi tầng của công trình phải có ít nhất hai lối thoát hiểm riêng biệt để đảm bảo khả năng di tản an toàn trong trường hợp hỏa hoạn.
Lối thoát hiểm phải được bố trí sao cho người dân có thể dễ dàng tiếp cận và không bị cản trở. Các lối này thường dẫn ra cầu thang thoát hiểm, hành lang an toàn hoặc ra ngoài trời.
4. Quy định về lối thoát hiểm trong PCCC
4.1 Quy định về cửa thoát hiểm trong PCCC
- Cửa từ phòng tầng trệt trực tiếp ra ngoài nhà hoặc qua tiền sảnh rồi thông ra ngoài nhà.
- Mọi cửa phòng của các tầng đến cầu thang có lối ra ngoài trực tiếp hoặc qua tiền sảnh thông ra ngoài.
- Từ cửa phòng có thể qua hành lang vào cầu thang và đi ra ngoài.
- Cửa của 2 phong cạnh nhau ở cùng tầng có bậc chịu lửa lớn hơn cấp III. Bên cạnh đó, không chứa các nghề sản xuất mang tính nguy hiểm hạng A, B, C. Bắt buộc phải có lối ra ngoài trực tiếp hoặc vào cầu thang để đi ra.
4.2 Số lượng và vị trí lối thoát hiểm:
- Mỗi tầng của công trình phải có ít nhất hai lối thoát hiểm riêng biệt để đảm bảo khả năng di tản an toàn trong trường hợp hỏa hoạn.
- Lối thoát hiểm phải được bố trí sao cho người dân có thể dễ dàng tiếp cận và không bị cản trở. Các lối này thường dẫn ra cầu thang thoát hiểm, hành lang an toàn hoặc ra ngoài trời.
4.3 Chiều rộng lối thoát hiểm
- Chiều rộng tối thiểu của một lối thoát hiểm phải đạt 1,2 mét đối với các công trình lớn như trung tâm thương mại, văn phòng, nhà cao tầng.
- Với các công trình nhỏ hơn, chiều rộng tối thiểu là 0,8 - 1 mét, tùy thuộc vào quy mô công trình và số lượng người sử dụng.
4.4 Chiều cao cửa thoát hiểm
Chiều cao của cửa thoát hiểm phải tối thiểu là 2 mét và không có vật cản bên dưới để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển khi có sự cố.
4.5 Bố trí biển báo thoát hiểm
- Biển báo thoát hiểm phải được lắp đặt tại tất cả các vị trí quan trọng, dễ nhìn và phải có đèn chiếu sáng liên tục để có thể dễ dàng nhận diện ngay cả trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc mất điện.
- Ký hiệu lối thoát hiểm phải tuân theo tiêu chuẩn quốc tế với biểu tượng mũi tên và hình người chạy.
4.6 Cửa thoát hiểm
- Cửa thoát hiểm phải có cơ chế mở đơn giản từ bên trong mà không cần dùng chìa khóa, khóa điện tử, hoặc bất kỳ công cụ nào khác.
- Cửa không được phép tự động khóa hoặc có vật cản khi đang sử dụng.
4.7 Hành lang và cầu thang thoát hiểm
- Hành lang dẫn đến lối thoát hiểm và các cầu thang thoát hiểm phải luôn được thông thoáng, không có vật cản. Cầu thang thoát hiểm phải được thiết kế với vật liệu chống cháy và có lan can bảo vệ chắc chắn.
- Cầu thang thoát hiểm bên ngoài công trình phải có thiết kế chịu nhiệt và có biện pháp bảo vệ khỏi khói và lửa.
4.8 Thời gian thoát hiểm
Thời gian thoát hiểm cho phép được tính toán dựa trên số lượng người và quy mô công trình. Mục tiêu là mọi người có thể rời khỏi khu vực nguy hiểm trong khoảng 2-3 phút từ khi xảy ra cháy.
4.9 Hệ thống thông gió và hút khói
Các lối thoát hiểm cần có hệ thống thông gió và hút khói để đảm bảo không khí sạch trong quá trình di tản. Điều này giúp hạn chế nguy cơ ngạt khói hoặc bị ảnh hưởng bởi hơi độc.
5. Điều kiện để có đường thoát hiểm an toàn
- Đường thoát hiểm là đường dẫn đến các lối thoát và đảm bảo sự di chuyển an toàn trong
khoảng thời gian nhất định. Đường thoát hiểm phổ biến nhất là tiền sảnh, cầu thang và lối đi qua hành lang.
- Những đường lưu thông có liên quan đến bộ phận truyền động cơ khí không được coi là đường thoát hiểm. Ví dụ như thang máy, băng truyền,… vì khi cháy và sự cố chúng có thể không hoạt động được.
- Lối thoát hiểm phải đảm bảo để mọi người trong toà nhà thoát ra an toàn. Họ không bị khói bụi che phủ trong khoảng thời gian cần thiết để sơ tán.
- Lối thoát hiểm theo quy định về lối thoát hiểm trong pccc cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
+ Dẫn từ các phòng của tầng trệt ra ngoài trực tiếp hoặc qua hành lang, cầu thang, tiền sảnh.
+ Dẫn từ các phòng của các tầng, trừ tầng 1, đến hành lang dẫn đến cầu thang, kể cả đi qua ngăn đệm. Khi đó các cầu thang phải có lối ra ngoài trực tiếp hoặc qua tiền sảnh có vách ngăn cửa với các hành lang.
+ Dẫn đến các phòng bên cạnh cùng một tầng có lối ra như ở trên. Khi đặt các lối ra thoát hiểm từ hai cầu thang qua tiền sảnh chung thì một trong hai phải có lối ra ngoài trực tiếp ngoài lối tiền sảnh.
+ Các lối thoát ra ngoài cho phép đặt thông qua ngăn cửa đệm. Các lối từ tầng hầm, tầng chân cột phải có lối trực tiếp ra ngoài.
+ Lối thoát có thể là cửa đi, hành lang hoặc lối dẫn tới cầu thang trong – ngoài ra hiên dẫn ra khu vực an toàn. Lối ra còn bao gồm cả lối đi ngang dẫn sang công trình liền kề ở cùng độ cao.
+ Thang máy và các phương tiện chuyển người khác không phải lối thoát người.
+ Các lối thoát phải dễ nhận biết. Đồng thời, đường dẫn tới lối ra phải được đánh dấu bằng ký hiệu hướng dẫn rõ ràng.
+ Tuyệt đối không lắp gương ở gần lối thoát hiểm.
+ Theo quy định về lối thoát hiểm trong PCCC số lối thoát hiểm ra khỏi ngôi nhà phải lớn hơn hai và bố trí phân tán đều.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Chứng chỉ Phòng cháy, chữa cháy có thời hạn bao lâu, ai là người cấp [Mới nhất năm 2023]
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD An toàn trong thi công xây dựng