- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Tra cứu mã số thuế (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Kinh doanh (14)
- Thường trú (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Ly hôn (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Y tế (12)
- Quyền sử dụng đất (12)
Giá trị và ý nghĩa của chứng nhận phòng cháy chữa cháy? Điều kiện và thủ tục để được cấp chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
1. Giá trị của chứng nhận PCCC là gì?
Chứng nhận phòng cháy chữa cháy (PCCC) không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn mang đến nhiều giá trị và ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng.
Chứng nhận PCCC đảm bảo rằng các cơ sở đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro cháy nổ theo tiêu chuẩn quy định. Điều này bảo vệ tính mạng của nhân viên, khách hàng và cộng đồng xung quanh khỏi nguy cơ cháy nổ. Các hệ thống phòng cháy chữa cháy được chứng nhận giúp giảm thiểu thiệt hại về tài sản do cháy nổ, bao gồm cả các trang thiết bị, hàng hóa và cơ sở hạ tầng.
Chứng nhận PCCC giúp các tổ chức tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn pháp luật về phòng cháy chữa cháy. Đây là một yếu tố quan trọng để tránh các hình phạt và xử lý pháp lý có thể xảy ra do vi phạm các quy định về an toàn cháy nổ. Bên cạnh đó, việc có được chứng nhận PCCC không chỉ là dấu hiệu cho thấy sự tuân thủ pháp luật mà còn là minh chứng cho sự cam kết của công ty đối với trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường làm việc an toàn.
Giúp nâng cao uy tín của tổ chức trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng. Điều này có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng và tăng cường lòng tin vào sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Các nhà đầu tư và đối tác thường đánh giá cao các doanh nghiệp có chứng nhận PCCC vì điều này cho thấy tổ chức có sự chuẩn bị và quản lý rủi ro tốt.
2. Đối tượng được cấp chứng nhận PCCC.
Theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, thì các đối tượng sau đây phải xin cấp phép phòng cháy chữa cháy:
- Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;
- Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
- Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Việc xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đảm bảo an toàn về các hoạt động liên quan đến phòng cháy, chữa cháy, hạn chế tối đa các nguy cơ về cháy nổ, tăng khả năng xử lý các vấn đề bất ngờ, dập tắt đám cháy nhanh chóng, từ đó giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản.
3. Hồ sơ cần chuẩn bị để được cấp chứng nhận PCCC.
Căn cứ vào khoản 4 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, thì hồ sơ xin cấp phép phòng cháy chữa cháy tùy từng trường hợp cũng sẽ khác nhau bởi loại đối tượng xin cấp phép và cơ quan có thẩm quyền cấp phép như sau:
3.1. Đối với đồ án quy hoạch xây dựng:
- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp PCCC của cơ quan, tổ chức lập quy hoạch (Mẫu số PC06);
- Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha, tỷ lệ 1/500 đối với các trường hợp còn lại thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp PCCC quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 10 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
3.2. Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi tiến hành thiết kế các công trình độc lập có nguy hiểm cháy, nổ:
- Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về PCCC của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình;
- Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến PCCC
3.3. Đối với thiết kế cơ sở của dự án, công trình:
- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp PCCC của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công;
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc GCN đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc GCNQSDĐ hoặc văn bản chứng minh QSDĐ hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn thiết kế về PCCC;
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
3.4. Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình:
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; văn bản góp ý thiết kế cơ sở về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC (nếu có);
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công;
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc GCN đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc GCNQSDĐ hoặc văn bản chứng minh QSDĐ hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn thiết kế về PCCC;
- Dự toán xây dựng công trình; bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về PCCC quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
- Bản sao GCN thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt về PCCC (đối với hồ sơ thiết kế cải tạo, điều chỉnh);
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có);
3.5. Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy:
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy PCCC của chủ đầu tư, chủ phương tiện (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư, chủ phương tiện ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy PCCC của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy PCCC
- Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện;
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện những nội dung yêu cầu về PCCC quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, điểm b, c, d và điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
Lưu ý:
Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và chủ đầu tư, chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.
4. Thủ tục cấp chứng nhận PCCC.
Bước 1:
Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Tùy vào đối tượng xin cấp giấy thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có thể là Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (quy định tại khoản 12 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP)
Người đến nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ CCCD/CMND hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng
Bước 2:
Nếu hồ sơ hợp lệ, đủ thành phần thì tiếp nhận hồ sơ: viết phiếu biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, thiếu thành phần thì trả lại: viết phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh.
Bước 3:
Cá nhân, tổ chức tiến hành nộp phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy theo thông báo nộp phí của cơ quan cấp phép.
Bước 4:
Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, các cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
Thời hạn giải quyết: Trong vòng 07-15 ngày làm việc tùy từng loại hồ sơ.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Quy định về phòng cháy đối với cơ sở mới nhất 2023
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD An toàn trong thi công xây dựng