Việt Nam được chia thành bảy vùng kinh tế trọng điểm, mỗi vùng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của cả nước. Mỗi vùng kinh tế không chỉ có những đặc thù riêng về tài nguyên, lao động và cơ sở hạ tầng, mà còn có những quy định về mức lương tối thiểu vùng nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Hiểu rõ về bảy vùng kinh tế trọng điểm và mức lương tối thiểu vùng không chỉ giúp các doanh nghiệp và người lao động có cái nhìn toàn diện hơn về sự phân bổ và phát triển kinh tế, mà còn giúp họ nắm bắt được các chính sách lao động phù hợp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm của bảy vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, cùng với mức lương tối thiểu vùng được áp dụng, qua đó cung cấp cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về bức tranh kinh tế và chính sách lao động của đất nước.

7 vùng kinh tế Việt Nam là gì? Lương tối thiểu tại 7 vùng kinh tế Việt Nam là bao nhiêu?

1. 7 vùng kinh tế ở Việt Nam là gì ?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Quốc hội ban hành, quy định về phân vùng kinh tế - xã hội Việt Nam như sau:

Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.

- Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.

- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.

- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.

- Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

- Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau;

Như vậy, hiện nay Việt Nam đang có 6 vùng kinh tế trọng điểm mặc dù trước đó đã có nhiều đề xuất chia cả nước thành 7 vùng kinh tế trọng điểm chứ không phải là 6 vùng kinh tế trọng điểm như hiện nay.

7 vùng kinh tế Việt Nam là gì? Lương tối thiểu tại 7 vùng kinh tế Việt Nam là bao nhiêu?

2. Mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024 được quy định thế nào ?

Năm 2024, mức lương tối thiểu vùng đã có sự thay đổi so với năm trước. Đây là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương trong năm 2024. Theo thông tin từ Hội đồng Tiền lương Quốc gia, mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh tăng 6% so với mức điều chỉnh mới năm 2023. Sự thay đổi của lương tối thiểu vùng nhằm phản ánh tình hình kinh tế và mức sống hiện tại, đồng thời đảm bảo rằng người lao động có mức thu nhập cơ bản phù hợp với chi phí sinh hoạt. Mức lương mới này sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng trong năm 2024 sẽ có 2 giai đoạn:

(1) Từ ngày 01/1/2024 đến 30/6/2024: Mức lương tối thiểu vùng áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

(2) Từ ngày 01/7/2024 đến 31/12/2024: Mức lương tối thiểu vùng mới tăng 6% so với 6 tháng đầu năm 2024, áp dụng theo Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 thay thế cho Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Mức lương tối thiểu vùng năm 2024 đã được quy định và sẽ áp dụng từ ngày 01/7/2024. Dựa vào thông tin từ Hội đồng Tiền lương Quốc gia, mức tăng lương tối thiểu vùng là 6% so với năm trước. Cụ thể, lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh như sau:

- Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng

- Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng

- Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng

- Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng

Bên cạnh đó, mức lương tối thiểu giờ năm 2024 cũng tăng tương ứng 6% từ ngày 01/7/2024.

- Vùng I: 23.800 đồng/giờ

- Vùng II: 21.200 đồng/giờ

- Vùng III: 18.600 đồng/giờ

- Vùng IV: 16.600 đồng/giờ

Mức lương tối thiểu vùng sẽ được Chính phủ xem xét và điều chỉnh hàng năm căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội thực tiễn của nước ta.

Bảng mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/1/2024 - 30/6/2024

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 sau khi có sự điều chỉnh tăng 6% như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

Sự điều chỉnh của mức lương tối thiểu vùng mới từ 01/7/2024 như sau:

- Mức tăng thấp nhất là 200.000 đồng/tháng tương ứng với mức tăng ở vùng IV.

- Mức tăng cao nhất là 280.000 đồng/tháng tương ứng với mức tăng ở vùng I.

- Mức tăng lương tối thiểu tại vùng II là 250.000 đồng/tháng.

- Mức tăng ở vùng III là 220.000 đồng/tháng.

Những lưu ý khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới năm 2024

- Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.

- Cập nhật danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định mới (trước ngày 01/7/2024 danh mục địa bàn áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022).

- Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm hoặc làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không được xóa bỏ chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

- Những đối tượng chịu ảnh hưởng khi mức lương tối thiểu vùng năm 2024 thay đổi gồm có:

+ Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

+ Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Trên đây là cập nhật mức lương tối thiểu vùng năm 2024, người lao động và người sử dụng lao động cần đặc biệt lưu ý để có những điều chỉnh phù hợp làm căn cứ trong đàm phán lương hoặc đóng các khoản bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên lưu ý mức lương tối thiểu vùng chỉ là mức lương tối thiểu thấp nhất mà người lao động được hưởng. Doanh nghiệp có thể trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng tùy theo năng lực, trình độ và nhu cầu của người lao động.

7 vùng kinh tế Việt Nam là gì? Lương tối thiểu tại 7 vùng kinh tế Việt Nam là bao nhiêu?