- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Lương hưu của chủ tịch nước là bao nhiêu?
1. Lương hưu của chủ tịch nước là bao nhiêu?
Theo điểm b khoản 1 điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, cán bộ là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, chủ tịch nước là cán bộ sẽ có mức lương hưu được tính như quy định về hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội bắt buộc:
- Đối với nữ
Mức hưởng lương hưu hằng tháng |
= |
[45% + (A – 15)2%] |
X |
Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
(A là số năm đóng BHXH nhiều hơn 15 năm)
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức hưởng lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Ví dụ: Bà A đủ tuổi nghỉ hưu năm 2025 sau khi đóng 21 năm BHXH. Bình quân lương tháng đóng BHXH của bà là 5 triệu VNĐ.
=> Tỉ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của bà A = [45% + (21-15)2%] = 57%
=> Mức lương hưu của bà A hàng tháng: = 47% x 5.000.000 = 2.850.000 VNĐ
- Đối với nam
-
- Trường hợp nghỉ hưu khi đóng BHXH đủ 20 năm:
Mức hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động nam |
= |
[45% + (A – 20)2%] |
X |
Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
(A là số năm đóng BHXH nhiều hơn 20 năm)
-
- Trường hợp nghỉ hưu khi đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 năm:
Mức hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động nam |
= |
[40% + (A – 15)1%] |
X |
Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
(A là số năm đóng BHXH nhiều hơn 15 năm)
Ví dụ: Ông B đủ tuổi nghỉ hưu năm 2025 sau khi đóng 19 năm BHXH. Bình quân lương tháng đóng BHXH của bà là 5 triệu VNĐ.
=> Tỉ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông B = 40% + (19−15) × 1% = 44%
=> Mức lương hưu của ông B hàng tháng: = 44% x 5.000.000 = 2.200.000 VNĐ
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 mức lương hưu hằng tháng đối với lao động nam từ 01/7/2024 được tính như sau:
- Trường hợp nghỉ hưu khi đóng BHXH đủ 20 năm: Bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
- Trường hợp lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
2. Những chế độ dành cho cán bộ cấp cao về hưu
2.1. Được canh gác thường xuyên tại nơi ở
Theo Khoản 2 Điều 11 Luật Cảnh vệ 2017, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Chủ tịch Quốc hội thuộc đối tượng được cảnh vệ.
Cụ thể, các cán bộ cấp cao vẫn sẽ được áp dụng chế độ cảnh vệ sau khi hết nhiệm kỳ Chủ tịch nước với các chế độ:
- Bảo vệ tiếp cận;
- Canh gác thường xuyên tại nơi ở.
2.2..Được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe đặc biệt
Theo Quyết định 121-QĐ/TW về Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì Nguyên Chủ tịch nước được:
- Chế độ, nội dung khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ
- Định kỳ 6 tháng/lần thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trường hợp có bệnh lý thì thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo chỉ định của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ.
- Bác sĩ tiếp cận, thăm khám sức khỏe hằng ngày.
- Khi đi công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn trong nước: bố trí 1 bác sĩ tiếp cận.
- Khi đi công tác tại các vùng còn lại trong nước: khi có yêu cầu của đồng chí trưởng đoàn, bố trí bác sĩ tiếp cận tháp tùng.
- Khi đi công tác nước ngoài: bố trí Tổ Y tế phục vụ gồm 1 đồng chí đại diện lãnh đạo Ban hoặc Hội đồng Chuyên môn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương và 1 bác sĩ tiếp cận.
- Chế độ điều trị bệnh, nghỉ dưỡng sức, điều dưỡng kết hợp với điều trị bệnh lý
- Nếu có bệnh lý cần điều trị, phải tuân thủ các quy định chuyên môn và hướng dẫn của bệnh viện và Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
- Hằng năm, thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức theo kế hoạch của Văn phòng Trung ương Đảng.
- Nếu bị mắc các bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo thực hiện chế độ Điều dưỡng kết hợp với Điều trị bệnh lý theo kế hoạch của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
Ngoài ra, còn phải thực hiện tốt một số chế độ sau:
-
- Chế độ ăn, uống khoa học, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế uống rượu, bia; đặc biệt không dùng thực phẩm, rượu, bia không rõ nguồn gốc.
- Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, có thời gian tập luyện thể dục, thể thao, an dưỡng, nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe.
- Chỉ dùng thuốc, các sản phẩm thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng khi có chỉ định, tư vấn của bệnh viện và Hội đồng Chuyên môn.
2.3. Được tổ chức tang lễ theo nghi thức Quốc tang
Theo Điều 5 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định, nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng và nguyên Chủ tịch Quốc hội cũng là những chức danh sẽ được tổ chức tang lễ theo nghi thức Quốc tang khi từ trần.
Ghi chú:
- Lễ Quốc tang được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh).
- Trong 02 ngày Quốc tang, cả nước không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng. Các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang.
3. Mức lương Chủ tịch nước mới nhất 2025 bao nhiêu?
Mức lương chủ tịch nước mới nhất là 30.420.000 VNĐ.
Lương cơ bản của chủ tịch nước (chưa kể các khoản phụ cấp) được tính theo công thức sau:
Lương cơ bản = lương cơ sở x hệ số lương |
Căn cứ Mục I Bảng lương chức danh lãnh đạo ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, Chức danh Chủ tịch nước đang có hệ số lương 13,00. Hiện nay, mức lương cơ sở là 2.340.000 VNĐ/ tháng theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Do đó, mức lương chủ tịch nước được tính theo công thức:
2.340.000 x 13 = 30.420.000 (VNĐ)
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Lương Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng bí thư, Chủ tịch quốc hội ai cao hơn?
Hiện nay, Chủ tịch nước và Tổng bí thư có mức lương bằng nhau là 30.420.000 VNĐ. Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội có mức lương thấp hơn và bằng 29.250.000 VNĐ.
4.2. Mức lương Tổng bí thư bao nhiêu?
Tổng bí thư có mức lương là 30.420.000 VNĐ.
4.3. Mức lương Thủ tướng bao nhiêu?
Thủ tướng có mức lương bằng 29.250.000 VNĐ.
4.4. Mức lương Chủ tịch Quốc hội bao nhiêu?
Chủ tịch Quốc hội có mức lương bằng 29.250.000 VNĐ.
4.5. Mức lương của phó chủ tịch nước là bao nhiêu?
Lương của phó chủ tịch nước gồm 2 bậc hệ số là 11,10 và 11,7 với mức lương lần lượt là 25.974.000 VNĐ và 27.378.000 VNĐ.
4.6. Mức lương 18 bộ trưởng Việt Nam là bao nhiêu?
Lương của bộ trưởng gồm có 2 bậc hệ số 9,7 và 10,3 với mức lương lần lượt là 17.460.000 VNĐ và 18.540.000 VNĐ.
4.7. Lương Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bao nhiêu?
Lương của thủ trưởng cơ quan ngang bộ gồm có 2 bậc hệ số 9,7 và 10,3 với mức lương lần lượt là 17.460.000 VNĐ và 18.540.000 VNĐ.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Mức lương Chủ tịch nước mới nhất 2025 bao nhiêu?
- Lương Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng bí thư, Chủ tịch quốc hội ai cao hơn?
- Mức lương Tổng bí thư mới nhất 2025 bao nhiêu?
- Mức lương Thủ tướng mới nhất 2025 bao nhiêu?
- Mức lương Chủ tịch Quốc hội mới nhất 2025 bao nhiêu?
- Mức lương của phó chủ tịch nước mới nhất 2025 là bao nhiêu?
- Mức lương 18 bộ trưởng Việt Nam mới nhất 2025
- Lương Thủ trưởng cơ quan ngang bộ mới nhất 2025 bao nhiêu?
- Bảng lương lãnh đạo Đảng, nhà nước Việt Nam chi tiết mới nhất 2025