- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Phương tiện giao thông (56)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Sổ đỏ (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Mẫu đơn (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Mức đóng BHXH (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Xử phạt hành chính (33)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Lương Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng bí thư, Chủ tịch quốc hội ai cao hơn?
1. Lương Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng bí thư, Chủ tịch quốc hội ai cao hơn?
Hiện nay, Chủ tịch nước và Tổng bí thư có mức lương bằng nhau là 30.420.000 VNĐ. Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội có mức lương thấp hơn và bằng 29.250.000 VNĐ.
Hiện nay hệ số lương của lãnh đạo cấp cao được quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 973/2015/UBTVQH13. Căn cứ theo hệ số lương và mức lương cơ sở mới nhất, mức lương của 1 số vị trí lãnh đạo cấp cao như sau:
STT |
Chức danh |
Hệ số lương |
Mức lương từ 01/07/2024 đến nay (VNĐ) |
Mức lương trước 01/07/2024 (VNĐ) |
1 |
Tổng Bí thư |
13,00 |
30.420.000 |
23.400.000 |
2 |
Chủ tịch nước |
13,00 |
30.420.000 |
23.400.000 |
3 |
Thủ tướng Chính phủ |
12,50 |
29.250.000 |
22.500.000 |
4 |
Chủ tịch Quốc hội |
12,50 |
29.250.000 |
22.500.000 |
5 |
Phó Chủ tịch nước |
11,1 |
25.974.000 |
19.980.000 |
11,7 |
27.378.000 |
21.060.000 |
||
6 |
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ |
9,70 |
22.698.000 |
17.460.000 |
10,30 |
24.102.000 |
18.540.000 |
2. Chủ tịch nước ngoài lương được hưởng những chế độ gì?
2.1. Nơi ở của Chủ tịch nước
Trong quy định tại Quyết định 11/2024/QĐ-TTg, Chủ tịch nước được bố trí nhà ở công vụ đảm bảo điều kiện công tác và yêu cầu an ninh, bảo vệ theo quy định.
Theo đó, yêu cầu đối với nhà công vụ của Chủ tịch nước theo Điều 3 Quyết định như sau:
1. Nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng đồng bộ với các công trình hạ tầng, đảm bảo các tiêu chí về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và các tiêu chí khác theo quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng quy định, bao gồm:
a) Biệt thự cao không quá 04 tầng, có diện tích đất xây dựng từ 300 m2 đến 500 m2 (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quyết định này), có khuôn viên sân, vườn, có hàng rào và lối ra vào riêng biệt, đảm bảo hệ thống an ninh, bảo vệ theo quy định;
b) Nhà ở liền kề cao không quá 04 tầng, có diện tích đất xây dựng từ 60 m2 đến 250 m2, được thiết kế theo kiểu nhà ở liền kề có sân vườn hoặc nhà phố, xây dựng liền nhau, các tầng cùng sử dụng chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật;
c) Căn hộ chung cư có diện tích sử dụng từ 45 m2 đến 160 m2, được thiết kế không gian ở khép kín, có một hay nhiều không gian chức năng khác nhau như: Phòng khách, các phòng ngủ, phòng ăn, bếp, khu vệ sinh, ban công hoặc lô gia;
d) Nhà ở liền kề cấp IV có diện tích sử dụng từ 24 m2 đến 60 m2, được xây dựng theo kiểu nhà 01 tầng có nhiều căn nhà sát nhau, từng căn nhà có công trình phụ khép kín. Diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2/căn nhà.
2. Việc bảo hành, bảo trì, quản lý vận hành nhà ở công vụ và các trang thiết bị nội thất được thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở và các pháp luật khác có liên quan.
2.2. Chế độ chăm sóc sức khỏe của Chủ tịch nước
Theo Quyết định 121-QĐ/TW về Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì Chủ tịch nước được:
- Chế độ, nội dung khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ
- Định kỳ 6 tháng/lần thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trường hợp có bệnh lý thì thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo chỉ định của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ.
- Bác sĩ tiếp cận, thăm khám sức khỏe hằng ngày.
- Khi đi công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn trong nước: bố trí 1 bác sĩ tiếp cận.
- Khi đi công tác tại các vùng còn lại trong nước: khi có yêu cầu của đồng chí trưởng đoàn, bố trí bác sĩ tiếp cận tháp tùng.
- Khi đi công tác nước ngoài: bố trí Tổ Y tế phục vụ gồm 1 đồng chí đại diện lãnh đạo Ban hoặc Hội đồng Chuyên môn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương và 1 bác sĩ tiếp cận.
- Chế độ điều trị bệnh, nghỉ dưỡng sức, điều dưỡng kết hợp với điều trị bệnh lý
- Nếu có bệnh lý cần điều trị, phải tuân thủ các quy định chuyên môn và hướng dẫn của bệnh viện và Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
- Hằng năm, thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức theo kế hoạch của Văn phòng Trung ương Đảng.
- Nếu bị mắc các bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo thực hiện chế độ Điều dưỡng kết hợp với Điều trị bệnh lý theo kế hoạch của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
Ngoài ra, còn phải thực hiện tốt một số chế độ sau:
-
- Chế độ ăn, uống khoa học, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế uống rượu, bia; đặc biệt không dùng thực phẩm, rượu, bia không rõ nguồn gốc.
- Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, có thời gian tập luyện thể dục, thể thao, an dưỡng, nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe.
- Chỉ dùng thuốc, các sản phẩm thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng khi có chỉ định, tư vấn của bệnh viện và Hội đồng Chuyên môn.
2.3. Chế độ cảnh vệ với Chủ tịch nước
Chế độ cảnh vệ theo khoản 1 Điều 11 của Luật Cảnh vệ 2017 được áp dụng các biện pháp sau đây:
- Bảo vệ tiếp cận.
- Tuần tra, canh gác thường xuyên tại nơi làm việc và nơi ở của Chủ tịch nước.
- Kiểm tra an ninh, an toàn đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại để phát hiện chất nổ, chất cháy, chất độc sinh học, chất độc hóa học, chất phóng xạ và vật nguy hiểm khác.
- Kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng.
- Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định.
Chế độ cảnh vệ đối với khu vực làm việc theo khoản 1 Điều 13 của Luật Cảnh vệ 2017 được áp dụng các biện pháp sau đây:
- Tuần tra, canh gác thường xuyên.
- Kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật và phương tiện ra, vào khu vực.
- Kiểm tra an ninh, an toàn trong trường hợp cần thiết.
- Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
2.4. Phương tiện đi lại của Chủ tịch nước
Tại quy định Điều 4 Nghị định 72/2023/NĐ-CP theo đó Chủ tịch nước là chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô, kể cả khi đã nghỉ công tác, không quy định mức giá.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật Cảnh vệ 2017, chế độ cảnh vệ còn quy định đối với phương tiện di chuyển khi đi công tác như sau:
- Đi bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường;
- Đi công tác bằng tàu hỏa được bố trí toa riêng,
- Đi bằng tàu bay được sử dụng chuyên khoang hoặc chuyên cơ;
- Đi bằng tàu thủy được sử dụng tàu, thuyền riêng có phương tiện dẫn đường, hộ tống bảo vệ;
- Được bố trí lực lượng đi trước nắm tình hình, khảo sát để xây dựng, triển khai phương án bảo vệ.
3. Các câu hỏi thường gặp
3.1. Mức lương của phó chủ tịch nước là bao nhiêu?
Lương của phó chủ tịch nước gồm 2 bậc hệ số là 11,10 và 11,7 với mức lương lần lượt là 25.974.000 VNĐ và 27.378.000 VNĐ.
3.2. Mức lương 18 bộ trưởng Việt Nam là bao nhiêu?
Lương của bộ trưởng gồm có 2 bậc hệ số 9,7 và 10,3 với mức lương lần lượt là 17.460.000 VNĐ và 18.540.000 VNĐ.
3.3. Lương Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bao nhiêu?
Lương của thủ trưởng cơ quan ngang bộ gồm có 2 bậc hệ số 9,7 và 10,3 với mức lương lần lượt là 17.460.000 VNĐ và 18.540.000 VNĐ.
3.4. Lương của Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng Bí thư, và Chủ tịch Quốc hội được tính như thế nào?
Lương của các chức danh này được tính theo hệ số lương áp dụng cho từng chức danh cụ thể, nhân với mức lương cơ sở hiện hành. Ngoài lương cơ bản, họ còn được hưởng các phụ cấp và chế độ khác theo quy định.
3.5. Lương của các lãnh đạo này có tăng theo thời gian không?
Có. Lương của các chức danh lãnh đạo tăng theo mức lương cơ sở, hoặc khi hệ số lương tăng, được điều chỉnh định kỳ theo tình hình kinh tế và chính sách của Nhà nước.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Mức lương Chủ tịch nước mới nhất 2025 bao nhiêu?
- Mức lương Tổng bí thư mới nhất 2025 bao nhiêu?
- Mức lương Thủ tướng mới nhất 2025 bao nhiêu?
- Mức lương Chủ tịch Quốc hội mới nhất 2025 bao nhiêu?
- Mức lương của phó chủ tịch nước mới nhất 2025 là bao nhiêu?
- Mức lương 18 bộ trưởng Việt Nam mới nhất 2025
- Lương Thủ trưởng cơ quan ngang bộ mới nhất 2025 bao nhiêu?
- Bảng lương lãnh đạo Đảng, nhà nước Việt Nam chi tiết mới nhất 2025
- Lương hưu của chủ tịch nước là bao nhiêu?